Lời mở đầu 1
Chương i. rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại. 3
1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại 3
1.1.2. Nguyên tắc tín dụng ngân hàng 5
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng 6
1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng 7
1.2.1. Khái niệm 7
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng 8
1.2.3. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 9
1.2.4. Một số mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng 9
1.2.4.1. Mô hình điểm số Z 9
1.2.4.2. Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng 9
1.2.5 . Tác động của rủi ro tín dụng 9
1.2.5.1. Tác động của rủi ro tín dụng tới hoạt động của ngân hàng 9
1.2.5.2. Tác động của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế 9
1.2.6. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 9
1.2.6.1. Nguyên nhân thuộc về ngân hàng 9
1.2.6.2. Nguyên nhân thuộc về người vay 9
1.2.6.3. Nguyên nhân khác 9
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro tín dụng 9
1.3.1. Chính sách và quy trình tín dụng 9
1.3.2. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng 9
1.3.3. Tổ chức quản lý tín dụng và rủi ro tín dụng 9
1.3.4. Nhân tố công nghệ 9
Chương ii 9
Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 9
2.1. Đặc điểm ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 9
2.1.1. Lịch sử phát triển 9
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng nông nghiệp Hà Nội 9
2.1.3. Cơ cấu tổ chức ngân hàng nông nghiệp Hà Nội 9
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội năm 2005 9
2.1.4.1. Nguồn vốn 9
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng 9
2.1.4.3. Hoạt động kinh doanh đối ngoại 9
2.1.4.4. Hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng 9
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 9
2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong những năm qua 9
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp Hà Nội 9
2.3. Đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp Hà Nội 9
2.3.1. Những kết quả đạt được 9
2.3.2. Những điểm yếu và nguyên nhân 9
2.3.2.1. Những điểm yếu 9
2.3.2.2. Nguyên nhân 9
Chương iii 9
Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 9
3.1. Định hướng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong năm tới 9
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp Hà Nội 9
3.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 9
3.2.2. Thực hiện đầy đủ quy trình cho vay 9
3.2.3. Xây dựng hệ thống phân loại và xếp hạng khách hàng tự động 9
3.2.4. Coi trọng nhưng không quá ỷ lại vào tài sản đảm bảo 9
3.2.5. Định kỳ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định mới 9
3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập 9
3.2.7. Đa dạng hoá danh mục cho vay 9
3.2.8. Thiết lập bộ phận nghiên cứu, phân tích, dự báo diễn biến nền kinh tế 9
3.3. Một số kiến nghị 9
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 9
3.2.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 9
3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước 9
Kết Luận 9
Danh mục tài liệu tham khảo 9
72 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy động vốn trong năm 2005
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng trưởng so với 04
Tuyệt đối
Tương đối
Tổng nguồn vốn
11.601
100
2.325
20,04
1. Theo đối tượng
- Tiền gửi dân cư
2.965
26
437
14,73
- Tiền gửi TCKT
4.915
42,36
954
13,4
- Tiền gửi TCTD
403
3,5
257
63,77
- Tiền gửi kho bạc
3.234
27,9
1.106
34,19
- Tiền ký quỹ
84
2. Theo thời gian
- Tiền gửi không kỳ hạn
4.661
40,2
1012
21,6
- Tiền gửi < 12 tháng
3.457
29,8
728
21,05
- Tiền gửi > 12 tháng
1.920
16,6
463
24,11
- Tiền gửi > 24 tháng
959
8,3
87
9,07
- Tiền gửi khác
604
5,1
35
5,79
3. Theo loại tiền
- VND
10.485
90,4
2.128
20,29
- Ngoại tệ quy VND
1.116
9,6
197
17,65
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội)
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng
Năm 2005, tổng dư nợ của ngân hàng đạt 2.690 tỷ, đạt 99,6% chỉ tiêu kế hoạch ngân hàng nông nghiệp Việt Nam giao. Kết quả này đạt được là do trong năm, ngân hàng đã tập trung đầu tư chủ yếu cho các phương án, dự án thực sự có hiệu quả, không phân biệt thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá và sản phẩm của mình trong cơ chế thị trường và chuẩn bị hội nhập AFTA. Ngoài ra, ngân hàng đã mở rộng phương thức cho vay đồng tài trợ với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn đối với những dự án lớn có hiệu quả.
Không những mở rộng tín dụng mà ngân hàng nông nghiệp Hà Nội còn chú ý đến chất lượng tín dụng. Cụ thể là chi nhánh đã quan tâm chỉ đạo sát sao ngay từ đầu năm công tác thẩm định món vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đươc thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ. Đặc biệt ngân hàng đã thực hiện quy định 493 về việc cơ cấu và phân loại nợ theo nhóm, đồng thời rà soát, đánh giá lại toàn bộ dư nợ hiện tại theo thời điểm, từ đó đưa ra những giải pháp xử lý nghiêm túc nhằm đảm bảo xác định đúng chất lượng tín dụng đang lưu hành. Đến nay, chất lượng tín dụng đã được nâng lên rõ rệt nhờ sự phát triển của các doanh nghiệp, sự chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túccủa ban giám đốc và tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Do vậy, tỷ lệ thu lãi bình quân đạt trên 97% lãi phải thu; tỷ lệ nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 chiếm 3,5% tổng dư nợ lưu hành.
2.1.4.3. Hoạt động kinh doanh đối ngoại
Ngân hàng nông nghiệp Hà Nội tiếp tục mở rộng quan hệ đại lý và thanh toán với trên 800 ngân hàng nước ngoài nên doanh số hoạt động tăng trưởng tương đối cao. Vì kinh doanh đối ngoại là một mặt nghiệp vụ rất quan trọng, có liên quan đến phát triển kinh tế của đất nước cũng như của từng doanh nghiệp có liên quan đến xuất khẩu nên năm 2005, ngân hàng chú trọng mở rộng quan hệ với ngân hàng nước ngoài nên kết quả đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể là trong năm 2005, lãi kinh doanh ngoại tệ đạt 2.028.000 triệu VND và thu phí dịch vụ đạt 335.000 USD.
Tuy nhiên, trong năm 2005, ngân hàng cũng còn gặp một số khó khăn về ngoại tệ nhưng đã tìm mọi giải pháp đáp ứng cơ bản các nhu cầu thanh toán quốc tế. Để có nguồn ngoại tệ cung ứng kịp thời cho các thành phần kinh tế, ngân hàng đã mua trên 170 triệu USD (quy đổi); bán trên 169 triệu USD (quy đổi); mua 335 triệu JPY, mua gần 9 triệu, bán gần 8,5 triệu EUR .
2.1.4.4. Hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng
Trong năm 2005, việc tiếp tục triển khai các loại hình dịch vụ được ban giám đốc đặc biệt quan tâm chỉ đạo ngay từ đầu năm. Đến nay, ngân hàng đã triển khai nhiều hình thức dịch vụ: chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, FONE-BANKING, WESTERN UNION, dịch vụ thanh toán biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, ATM, thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, Master card, Visa card, American express, thanh toán séc du lịch...Mặt khác, trong năm, ngân hàng đã thu đổi 13,5 triệu USD, tương đương với 210 tỷ VNĐ và gần 900 ngàn EUR tương đương với 2 tỷ VNĐ; ngoài ra ngân hàng còn thực hiện thu đổi nhiều loại ngoại tệ khác như GBP, CHF, CAD, JPY, AUD…với số lượng còn hạn chế.
Hơn nữa, ngân hàng cũng đa dạng hoá các kênh chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam thông qua dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union. Đến nay, đã chi trả được trên 1,5 triệu USD, dịch vụ chi trả kiều hối thông qua tài khoản đạt 1,3 triệu USD. Thanh toán séc du lịch 150 ngàn USD, thanh toán thẻ quốc tế 100 ngàn USD…phát hành thẻ Success, ATM đạt 28000 thẻ với số dư bình quân trên 45 tỷ đồng, tăng 18000 thẻ so với năm 2004. Ngoài ra, ngân hàng cũng đã triển khai ký hợp đồng chi trả lương qua tài khoản cho 27 đơn vị và mở rộng đại lý thu đổi ngoại tệ tại các nhà hàng, khách sạn…
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong những năm qua
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội chịu tác động của nhiều nhân tố nh sự tăng trởng và phát triển của nền kinh tế, những thay đổi trong chính sách kinh tế, sự cạnh tranh của các ngân hàng khác…Những nhân tố này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng phát triển nhng cũng mang lại không ít khó khăn cho ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng nông nghiệp Hà Nội đã biết phát huy thế mạnh của mình và khắc phục khó khăn.
Bảng 2: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp Hà Nội từ 2003 – 2005
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
So với 2003
Số tiền
Tỷ trọng
So với 2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ
2.797
100
3.139
100
342
12.2
2.690
100
-449
-14,3
1. Theo thời hạn
- Ngắn hạn
1.793
64,1
2.062
65,7
269
15
1.631
60,6
-430
-20,9
- Trung hạn
582
20,8
552
26,8
-30
-5,2
383
14,2
-169
-30,6
- Dài hạn
422
15,1
525
7,5
103
24,4
676
25,2
152
28,8
2. Theo thành phần KT
- KT quốc doanh
1.563
55,9
1.615
51,4
52
3,3
971
36,1
-644
-39,9
- KT ngoài quốc doanh
1.234
44,1
1.524
48,6
290
23,5
1.719
63,9
195
12,8
3.Theo loại tiền
- VNĐ
2.241
80,2
2.196
69,9
-45
-2
1.960
72,9
-236
-10,8
- Ngoại tệ quy VNĐ
556
19,8
943
30,1
387
69,6
730
27,1
-212
-22,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội )
Qua số liệu, một cách tổng thể ta có thể nhận thấy rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nột tương đối biến động trong ba năm qua (2003 – 2005), từ mức dư nợ 2797 tỷ đồng năm 2003 tăng lên 3139 tỷ năm 2004 và giảm xuống còn 2690 năm 2005. Tốc độ tăng dư nợ năm 2004 so với năm 2003 tăng 12,2 % ; tương đương với 342 tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ năm 2005 giảm 14,3% so với năm 2004, tương đương với 449 tỷ. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là do chính sách của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam chỉ đạo trong năm 2005 tích cực thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ có vấn đề, nợ quá hạn để không tăng dư nợ.
Để có thể thấy rõ hơn về tình hình tín dụng tại ngân hàng, ta xem xét qua một số khía cạnh sau:
Xét theo thời hạn cho vay
Dư nợ ngắn hạn tại ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, thường trên 60% tổng dư nợ. Trong 3 năm 2003 – 2005, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn năm 2004 là lớn nhất 65,7%, tương ứng với 2062 tỷ. Tuy nhiên năm 2005, tỷ trọng này có xu hướng giảm, chỉ còn 60,6% tổng dư nợ. Đó là do định hướng phát triển của ngân hàng muốn đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn đối với các dự án, các chương trình kinh tế lớn có tính khả thi.Trong ba năm qua, dư nợ trung và dài hạn thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ, luôn ở mức 35 – 37%, riêng năm 2005 tỷ trọng này có tăng nhẹ và đạt mức 37,4%, tương đương với 1059 tỷ đồng.
Xét theo thành phần kinh tế
Trước đây, ngân hàng nông nghiệp Hà Nội chủ yếu tập trung cho vay với thành phần kinh tế quốc doanh. Nhưng từ khi chính phủ có các chính sách về kinh tế, luật pháp không phân biệt các thành phần kinh tế, cộng với việc kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng đã có những chuyển hướng rõ rệt. Năm 2003 dư nợ các thành phần kinh tế quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng 55,9 % thì đến năm 2004 tỷ trọng này là 51,4% và đạt 36,1% năm 2005, tương đương 971 tỷ, giảm 644 tỷ so với năm 2004. Mặc dù tỷ trọng này vẫn còn cao nhưng khách hàng chủ yếu là tổng công ty lớn, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp xây lắp – đây là những đơn vị làm ăn có hiệu quả, trả nợ đúng hạn. Tuy vậy, định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới vẫn tiếp tục giảm tỷ trọng cho vay thành phần kinh tế quốc doanh trong tổng dư nợ.
Trong khi đó, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh – gồm doanh nghiệp khu vực tư nhân, hộ sản xuất, cá nhân thì ngày càng chiếm được lòng tin của ngân hàng. Cụ thể là dư nợ của khu vực này năm 2003 chiếm 44,1% tổng dư nợ thì năm 2004 đạt 48,6%,tương đương với 1524 tỷ, tăng 290 tỷ so với năm 2003. Mặc dù tổng dư nợ năm 2005 giảm so với năm 2004, nhưng tỷ trọng dư nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh lại tăng lên đến 63,9%, tương đương với 1719 tỷ, tăng 195 tỷ so với năm 2004. Như vậy, năm 2005 là năm có sự thay đổi nhanh trong cơ cấu tín dụng giữa thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Theo ngân hàng thì đây là khu vực kinh tế tăng trưởng nhanh, phần lớn các doanh nghiệp, hộ sản xuất có quan hệ vay vốn với ngân hàng đều năng động trong những lĩnh vực kinh doanh mới, làm ăn có hiệu quả, trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, ngân hàng còn chưa cung cấp đủ vốn xứng với tiềm năng của khu vực này do còn gặp nhiều “rào cản”.
Xét theo loại tiền
Thông thường, dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, thường trên 70%. Tuy nhiên, trong 3 năm qua, tỷ trọng này có xu hướng giảm. Năm 2003, dư nợ bằng VNĐ chiếm 80,2% tổng dư nợ thì năm 2004, con số này chỉ còn 69,9% và năm 2005 tăng lên 72,9% nhưng số tuyệt đối lại giảm 236 tỷ. Còn về cho vay bằng ngoại tệ, ngân hàng đã cố gắng trong việc cung cấp đủ ngoại tệ cho khách hàng thanh toán hàng nhập khẩu.
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp Hà Nội
Để xem xét về thực trạng rủi ro tín dụng tại một ngân hàng, nếu chỉ xem xét về dư nợ, về cơ cấu thành phần thì hoàn toàn chưa đủ, chúng ta cần xem xét về chất lượng của các khoản vay đó, bao nhiêu khoản ngân hàng thu hồi được, bao nhiêu khoản ngân hàng chịu mất vốn…Thông thường, để đo lường về rủi ro tín dụng tại ngân hàng, người ta thường xem xét đến chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Trong đó, nợ quá hạn được hiểu là khoản nợ mà khách hàng không trả được một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi khi đã đến hạn ghi trên hợp đồng tín dụng.
Tuy nhiên ở Việt Nam, do sự thay đổi của các văn bản tín dụng, nên ở mỗi thời kỳ, lại có những chỉ tiêu khác nhau đo lường thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Do vậy, trong luận văn này, thực trạng rủi ro tín dụng được xem xét trên cơ sở các văn bản:
Năm 2003 – 2004: việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện theo quyết định số 488/2000/QĐ - NHNN.
Từ năm 2005: việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN.
Dựa vào số liệu ở bảng trên, ta có thể thấy một số điểm về thực trạng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp Hà Nội như sau:
Bảng 3: Thực trạng chất lượng tín dụng từ năm 2003 – 2004
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm chỉ tiêu
2003
2004
Tăng giảm so với 2003
2005
Tuyệt đối
Tương đối
Tổng dư nợ
2.797
3.139
342
12,2
2.690
1.Nợ đủ tiêu chuẩn
2.760,6
3.111,7
351,1
12,7
1952
2.Nợ quá hạn
36,4
27,3
-9,1
-25
738
3.Nợ khoanh
295
71,8
-223.2
-75,6
0
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội )
Nợ đủ tiêu chuẩn và nợ quá hạn
Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng như một người bạn đường, chỉ có thể hạn chế mà không thể loại trừ. Vậy mà, trong môi trường nền kinh tế luôn tiềm ẩn rủi ro như Việt Nam, chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp Hà Nội trong 3 năm qua tương đối tốt. Nếu như nợ đủ tiêu chuẩn năm 2003 là 2.760,6 tỷ thì năm 2004 đạt 3.111,7 tỷ, tăng 12,7% so với năm 2003, tương đương với 351,1 tỷ. Trong khi đó, nợ quá hạn lại có xu hướng giảm dần. Mặc dù tổng dư nợ năm 2004 tăng 342 tỷ so với năm2003 nhưng số nợ quá hạn lại giảm từ 36,4 tỷ xuống còn 27,3 tỷ, giảm 9,1% so với năm 2003. Trong năm 2005, dư nợ đủ tiêu chuẩn giảm và nợ quá hạn tăng so với hai năm trước. Nhưng điều này không có nghĩa là chất lượng tín dụng năm 2005 thấp hơn. Đó là do ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo quy định mới của ngân hàng nhà nước, trong đó nợ quá hạn còn bao gồm cả những khoản nợ cơ cấu lại kỳ hạn và nợ tiềm ẩn rủi ro. Vậy nên, nợ quá hạn là 738 tỷ, cao hơn các năm trước là tất yếu. Tuy nhiên, nợ quá hạn tính theo quy định mới này phản ánh chính xác rủi ro tín dụng hơn là tính theo các quy định cũ. Theo như ngân hàng, con số 738 tỷ nợ quá hạn năm 2005 cũng chưa phải là đáng lo ngại.
Nợ khoanh
Trong số các khoản nợ quá hạn, có những khoản không có khả năng thu hồi và một phần của chúng được chuyển thành nợ khoanh tiến tới thực hiện xoá nợ. Nhìn vào biểu trên, ta thấy rõ dư nợ khoanh năm 2003 là quá lớn, 295 tỷ nhưng con số này đã giảm nhanh chóng xuống còn 71,8 tỷ năm 2004. Phần lớn nợ khoanh năm 2003 là các khoản nợ phát sinh từ năm trước mà chưa được thu nợ, xử lý. Tuy nhiên, trong năm 2004, ngân hàng đã đôn đốc công tác thu hồi nợ, xử lý rủi ro nên dư nợ khoanh đến cuối năm 2004 chỉ còn 71,8 tỷ của tổng công ty vật tư nông nghiệp. Và khoản này đến quý 4 năm 2005 cũng đã được ngân hàng xử lý.
Trên đây là diễn biến chung về chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp Hà Nội trong 3 năm qua. Để hiểu rõ hơn về thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng, ta xem xét qua biểu phân loại nợ theo thời gian và chỉ tiêu phản ánh thực trạng này.
Năm 2003, dư nợ quá hạn là 36,4 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng nợ quá hạn dưới 6 tháng chiếm 48%, tỷ trọng nợ quá hạn từ 6 đến 12 tháng chiếm 47,8% còn lại là nợ quá hạn trên 12 tháng. Tỷ trọng nợ quá hạn dưới 6 tháng chiếm chủ yếu vì phần lớn loại này là do đối tác của khách hàng chậm thanh toán. Nhưng tỷ trọng nợ quá hạn từ 6 đến 12 tháng trong tổng nợ quá hạn năm 2003 là hơi cao bởi loại này thường chứa đựng nhiều nguy cơ mất vốn hơn. Tuy nhiên, năm 2004, mặc dù tổng dư nợ cao hơn nhưng nợ quá hạn lại giảm xuống còn 27,3 tỷ. Trong đó, nợ quá hạn dưới 6 tháng chiếm 55,6%, tương đương với 15,2 tỷ; giảm 2,3 tỷ so với năm 2003. Nợ quá hạn từ 6 đến 12 tháng cũng chỉ còn 10 tỷ, chiếm 36,6% tổng nợ quá hạn, giảm 7,4 tỷ so với năm 2003. Nhưng nợ quá hạn trên 12 tháng lại tăng 0,6 tỷ, tương ứng với 2,1 tỷ năm 2004. Điều này có thể giải thích là do khoản nợ quá hạn từ 6 đến 12 tháng của năm trước tiếp tục quá hạn và bị chuyển sang nhóm này. Để đo lường thực trạng rủi ro tín dụng một cách tổng thể, các ngân hàng sử dụng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Theo đó, tỷ lệ này năm 2003 là 1,3% và năm 2004 là 0,87%. Đối với các ngân hàng khác cùng thời kỳ, tỷ lệ này ở mức 3 đến 5% là tốt. Như vậy, dựa vào đó có thể kết luận rằng mức độ rủi ro tín dụng xảy ra tại ngân hàng nông nghiệp Hà Nội như vậy là thấp.
Bảng 4: Phân loại nợ quá hạn năm 2003 - 2004
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
2003
2004
04 so với 03
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng nợ quá hạn
36,4
100
27,3
100
-9,1
25
Nợ quá hạn dưới 6 tháng
17,5
48
15,2
55,6
-2,3
-13,1
Nợ quá hạn từ 6 đến 12 tháng
17,4
47,8
10
36,6
-7,4
-42,5
Nợ quá hạn trên 12 tháng
1,5
4,2
2,1
7,8
0,6
40
Nợ quá hạn/Dư nợ
1,3%
0,87%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội)
Bảng 5: Phân loại nợ quá hạn năm 2005
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng nợ quá hạn
738
100
Nợ cần chú ý (nhóm 2)
644,5
87,3
Nợ dưới tiêu chuẩn(nhóm 3)
46,1
6,3
Nợ nghi ngờ(nhóm 4)
10,5
1,4
Nợ có khả năng mất vốn ( nhóm 5)
36,9
5
Nợ xấu(nhóm 3- nhóm 5)/ Dư nợ
3,48%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội)
Tuy nhiên, cách phân loại nợ như năm 2003-2004 chưa cho thấy được mức độ rủi ro của các khoản vay còn trong hạn. Bởi vì nếu khách hàng xin gia hạn nợ hoặc đảo nợ thì tổng dư nợ của ngân hàng vẫn tăng lên dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm đi, ngân hàng sẽ không kịp có những biện pháp hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng. Năm 2005, ngân hàng phân loại nợ theo quy định 493/2005/QĐ - NHNN nên những vấn đề trên đã được giải quyết. Theo quy định này, nợ quá hạn được phân thành 4 nhóm ( nhóm 2 đến nhóm 5) và trong mỗi nhóm không chỉ bao gồm nợ quá hạn mà còn có những khoản nợ cơ cấu lại kỳ hạn hay trong hạn nhưng bị đánh giá là tiềm ẩn rủi ro. Nhìn vào bảng, ta thấy rằng nợ quá hạn và nợ cơ cấu lại năm 2005 là 738 tỷ nhưng chiếm chủ yếu trong đó là nợ cần chú ý 644,5 tỷ, chiếm tỷ trọng 87,3%. Loại nợ này chiếm tỷ trọng lớn nhưng chưa đáng lo ngại vì phần lớn là do khách hàng chậm nhận tiền hàng. Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng lần lượt là 6,3%, 1,4% và 5%. Trong đó, ta thấy nợ có khả năng mất vốnlà 36,9 tỷ – không quá cao so với quy mô dư nợ của ngân hàng. Ba nhóm nợ này được gọi là nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được dùng để đo lường mức độ rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Năm 2005, tỷ lệ này tại ngân hàng nông nghiệp Hà Nội là 3,48%. Ngân hàng có thể dựa vào tỷ lệ này để có những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng.
Để quản lý những khoản nợ có vấn đề và biện pháp hiệu quả hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng còn phân loại nợ quá hạn theo thời hạn cho vay và theo thành phần kinh tế.
- Theo thời hạn cho vay: nợ quá hạn được phân thành ngắn, trung và dài hạn. Riêng năm 2005, ngân hàng thường theo dõi những khoản nợ xấu để tránh nguy cơ xảy ra rủi ro.
Bảng 6: Phân loại nợ quá hạn 2003 – 2004 và nợ xấu 2005 theo thời hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Nợ quá hạn
36,4
100
27,3
100
93,5
100
Nợ xấu(NX)
NQH ngắn hạn
33,5
92
16,3
59,7
67,1
71,4
NX ngắn hạn
NQH trung hạn
2,9
8
5,8
21,2
14,2
15,3
NX trung hạn
NQH dài hạn
0
0
5,2
19,1
12,2
13,3
NX dài hạn
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội)
Từ biểu trên, ta có thể thấy rằng nợ quá hạn năm 2004 giảm so với 2003 nhưng cơ cấu của từng loại theo thời hạn lại biến động khác nhau. Năm 2003, nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn 92%, tương đương với 33,5 tỷ. Sang năm 2004, con số này giảm chỉ còn 16,3 tỷ, chiếm tỷ trọng 59,7% mặc dù dư nợ tăng. Trong khi đó, nợ quá hạn trung hạn năm 2004 lại ở mức 5,8 tỷ; tăng gấp đôi so với năm 2003 và chiếm tỷ trọng 21,2% so với tổng nợ quá hạn. Cũng như vậy, nợ quá hạn dài hạn năm 2003 không có nhưng đến năm 2004 đã tăng lên đến 5,2 tỷ, tương đương với 19,1% tổng nợ quá hạn. Phần lớn các khách hàng có dư nợ trung và dài hạn tại ngân hàng đều là những công ty lớn, tổng công ty làm ăn hiệu quả. Do đó việc phát sinh nợ quá hạn trung và dài hạn thường là không cao nên việc tăng nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2004 cũng là một điểm đáng lưu ý. Riêng năm 2005, nợ xấu là 93,5 tỷ. Trong đó, nợ xấu ngắn hạn chiếm đến 71,4%, tương đương với 67,1 tỷ. Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn như vậy là rất cao, ngân hàng cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để giảm bớt tỷ lệ này trong thời gian tới. Nợ xấu trung và dài hạn lần lượt ở mức 14,2 và 12,2 tỷ.
- Theo thành phần kinh tế: nợ quá hạn và nợ xấu được chia theo thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh.
Bảng 7: Phân loại nợ quá hạn 2003 – 2004 và nợ xấu 2005 theo TPKT
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Nợ quá hạn
36,4
100
27,3
100
93,5
100
Nợ xấu
NQH quốc doanh
19,9
54,7
19,1
69,9
44,9
48,2
NX quốc doanh
NQH ngoài quốc doanh
16,5
45,4
8,2
30,1
48,6
51,8
NX ngoài quốc doanh
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội)
Như đã phân tích trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, năm 2003 dư nợ thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng 55,9%. Qua bảng trên, ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn của thành phần kinh tế này là 19,9 tỷ, chiếm 54,7% tổng nợ quá hạn – như vậy là tương đối cân bằng với dư nợ. Đến năm 2004, nợ quá hạn của thành phần kinh tế quốc doanh đã giảm xuống còn 19,1 tỷ nhưng vẫn chiếm 69,9% tổng nợ quá hạn trong khi dư nợ lại tăng so với năm 2003. Đó là do trước đây nhiều doanh nghiệp nhà nước kém về năng lực, trình độ kinh doanh nhưng vẫn được tạo điều kiện được vay vốn và không có khả năng trả nợ ngân hàng. Để giảm tình trạng này, năm 2005, ngân hàng đã tiến hành thắt chặt tín dụng với các thành phần kinh tế quốc doanh nên dư nợ chỉ còn 36,1%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của thành phần kinh tế này chiếm 48,2%, tương ứng với 44,9 tỷ. Nợ xấu của thành phần kinh tế quốc doanh tăng cao là do các khoản nợ được xếp loại theo quy định mới, phản ánh đúng rủi ro .
Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nợ quá hạn lại diễn biến ngược lại so với thành phần kinh tế quốc doanh. Trong khi ngân hàng mở rộng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh dẫn đến dư nợ tăng thì tỷ trọng nợ quá hạn lại giảm. Năm 2003, nợ quá hạn của thành phần này chiếm 45,4% ; tương ứng với 16,5 tỷ thì năm 2004 chỉ còn 8,2 tỷ nợ quá hạn, tương ứng với 30,1%. Mặc dù năm 2005, nợ xấu của kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 51,8%, tương ứng với 48,6 tỷ nhưng so sánh với 63,9% tổng dư nợ thì chất lượng tín dụng của khu vực này vẫn được đánh giá cao hơn khu vực quốc doanh. Nhưng số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng trưởng ngày một nhanh, quy mô nhỏ, vốn lại ít, không có các tài sản thế chấp nên tiềm ẩn rủi ro cao. Do vậy, ngân hàng cũng nên thận trọng khi ra quyết định cho vay.
2.3. Đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp Hà Nội
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong công tác tín dụng. Do vậy, chất lượng tín dụng đã được cải thiện rõ rệt theo mỗi năm. Năm 2003, nợ đủ tiêu chuẩn tại ngân hàng là 2760,6 tỷ thì năm 2004 đạt 3111,7 tỷ. Trong khi đó, nợ quá hạn lại giảm từ 36,5 tỷ xuống còn 27,3 tỷ. Cũng như vậy, nợ khoanh năm 2003 là 295 tỷ thì năm 2004 chỉ còn lại 71,8 tỷ. Chính vì vậy mà tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2004 chỉ là 0,87% so với 1,3% năm 2003. Như vậy, chất lượng tín dụng năm 2004 rõ ràng là được cải thiện hơn so với năm 2003.
Riêng năm 2005, thực hiện theo quy định 493/2005 – NHNN và QĐ 1627/2005 - NHNN, ngân hàng đã triển khai thực hiện nghiêm túc việc rà soát toàn bộ dư nợ hiện tại theo thời điểm hàng tháng để từ đó xác định đúng chất lượng đang lưu hành. Nợ khoanh trong năm chỉ có 71.8 tỷ của tổng công ty vật tư nông nghiệp đã được xử lý vào quí 4 của năm nên tại thời điểm 31/12/2005 ngân hàng không còn nợ khoanh. Việc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, thu lãi cho vay, thu nợ rủi ro cũng được đôn đốc. Do vậy, tỷ lệ thu lãi bình quân đạt trên 97% lãi phải thu, thu nợ quá hạn đã xử lý rủi ro trong năm là 16,3 tỷ.
Cơ cấu cho vay của ngân hàng cũng hợp lý hơn qua các năm. Tỷ trọng cho vay thành phần kinh tế quốc doanh ngày càng giảm, tránh tình trạng cho vay những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tài sản đảm bảo không điều kiện… Trong khi đó, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng dư nợ ngày càng lớn hơn. Mặc dù là ngân hàng quốc doanh nhưng ngân hàng nông nghiệp Hà Nội đã thấy được tiềm năng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Cụ thể là tỷ trọng cho vay của thành phần kinh tế này ngày càng tăng, đặc biệt là năm 2005 đã chiếm tới 63,9% tổng dư nợ. Trong khi đó, nợ xấu của thành phần này chiếm 51,8% tổng nợ xấu. Như vậy, việc cơ cấu cho vay hợp lý hơn cũng góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
Kết quả như trên đạt được là do ngân hàng đã kịp thời triển khai các văn bản của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành liên quan và các văn bản của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đến từng cán bộ tín dụng. Đặc biệt, đứng trước thực trạng nợ xấu đã xử lý rủi ro là rất lớn, phòng tín dụng đã thành lập riêng tổ thu nợ. Ngoài ra, trong quá trình tự kiểm tra, phát hiện được những sai sót đã yêu cầu cán bộ chỉnh sửa ngay.
2.3.2. Những điểm yếu và nguyên nhân
2.3.2.1. Những điểm yếu
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, ngân hàng nông nghiệp Hà Nội vẫn còn tồn tại một số điểm yếu sau:
Thứ nhất, hoạt động tín dụng vẫn tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn. Cụ thể là năm 2003 và năm 2004, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ rất thấp nhưng lại không phản ánh hết được rủi ro tín dụng. Do vậy, nhiều khoản nợ được ngân hàng đánh giá là nợ đủ tiêu chuẩn và không phải trích lập dự phòng rủi ro thì sang năm 2005 lại thành nợ xấu. Năm 2005 khi phân loại lại nợ theo quy định mới thì nợ cơ cấu lại thời hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nợ không đủ tiêu chuẩn. Cũng trong năm này, tuy ngân hàng đã tiến hành thắt chặt tín dụng với một số doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả nhưng tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ vẫn cao, chiếm 3,49% tổng dư nợ. Theo ngân hàng thì tỷ lệ này nên ở mức dưới 3% thì tốt.
Thứ hai, công tác phân loại và xử lý nợ quá hạn còn chưa tốt. Năm 2005, tất cả các nhóm nợ được phân loại theo quy định mới 493 nên có xuất hiện một số sai sót như cuối năm có sự chênh lệch giữa các nhóm. Hơn nữa, nợ có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36450.doc