Đề tài Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần phương đông - Chi nhánh Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1 Lý luận chung về tín dụng Ngân hàng 2

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại 2

1.1.2 Tín dụng Ngân hàng 2

1.1.2.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng 3

1.1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng 3

1.2.2.1 Đối với khách hàng 3

1.1.2.2.2 Đối với ngân hàng 3

1.2.2.3 Đối với nền kinh tế 4

1.1.3 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh

 của Ngân hàng thương mại 4

1.1.3.1 Khái niệm rủi ro 4

1.3.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh

của Ngân hàng thương mại 4

1.1.4 Các hình thức của rủi ro tín dụng 7

 1.5 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 8

1.1.5.1 Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh 8

1.5.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng 9

1.1.5.3 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng 11

1.6 Tác động của rủi ro tín dụng 11

1.1.6.1 Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận Ngân hàng 11

1.1.6.2 Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của Ngân hàng 11

1.6.3 Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của Ngân hàng 11

1.1.6.4 Rủi ro tín dụng là nguy cơ dẫn đến phá sản Ngân hàng 12

1.1.7 Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng 12

1.1.7.1 Đánh giá và nhận định khách hàng 12

1.1.7.2 Xem xét tính khả thi của phương án kinh doanh trước khi quyết định cho vay 12

1.1.7.3 Thực hiện phân tán rủi ro 13

1.1.7.4 Thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay 14

1.1.7.5 Tham gia bảo hiểm tín dụng 14

1.1.7.6 Chỉ mở rộng khối lượng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng 14

CHƯƠNG 2:Thực trạng cho vay và rủi ro tín dụng ngân hàng tmcp Phương Đông – chinhánh Hà Nội 15

2.1 Sơ lược quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ

 chức của chi nhánh 15

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh 15

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức của OCB Hà Nội 15

2.2 Tình hình huy động vốn 17

2.3 Hoạt động cho vay 18

2.3.1 Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế 19

3.2 Tình hình nợ quá hạn của OCB Hà Nội 20

2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 21

2.5 Công tác xử lý rủi ro ở Ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Hà Nội 21

5.1 Đối với các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi 22

5.2 Đối với những món nợ không có khả năng thu hồi 22

6 Một số biện pháp OCB Hà Nội đã và đang thực hiện nhằm hạn chế rủi ro tín dụng 22

2.6.1 Bám sát khách hàng, tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng gặp khó khăn, tư vấn cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh 22

2.6.2 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro 23

6.3 Chú trọng công tác đánh giá lựa chọn khách hàng 23

6.4 Một số biện pháp khác 24

2.7 Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới 24

CHƯƠNG 3:Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội 26

3.1 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội 26

3.1.1 Công tác tổ chức, đào tạo cán bộ 26

3.1.2 Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin 26

3.1.3 Linh hoạt sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ 27

1.4 Các giải pháp phân tán rủi ro tín dụng 28

3.1.5 Các biện pháp xử lý nợ khó đòi 8

3.1.6 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 29

3.2 Một số kiến nghị 30

3.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Hà Nội 30

3.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước 31

3.2.2.1 Tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng 31

3.2.2.2 Hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong việc xử lý nợ 31

KẾT LUẬN 33

 

doc38 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần phương đông - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Trường hợp khác là rủi ro xuất phát từ chính sự yếu kém của bản thân doanh nghiệp. Sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường luôn đặt doanh nghiệp trong tình trạng phải có sự nỗ lực cao độ vì bất kì một sự sai sót nào trong phương thức quản lý kinh tế cũng như quản lý tài chính đều dẫn đến thua lỗ, phá sản doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. 1.1.5.3 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng Ngoài những nguyên nhân trên, rủi ro tín dụng còn xuất phát từ chính bản thân Ngân hàng. Đó là do Ngân hàng yếu kém về trình độ chuyên môn, trình độ nắm bắt các thông tin trên thị trường, trình độ dự đoán và hiểu biết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay vấn đề đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ tín dụng đã dẫn đến rủi ro tín dụng Ngân hàng. 1.1.6 Tác động của rủi ro tín dụng 1.1.6.1 Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận Ngân hàng Những khoản tín dụng gặp rủi ro gây cho ngân hàng những thiệt hại về mặt tài chính khi không thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm lợi nhuận Ngân hàng. Trong trường hợp Ngân hàng thu được lãi treo hay nợ quá hạn thì cũng làm Ngân hàng mất cơ hội đầu tư vào những dự án khả thi, có khả năng mang lại lợi nhuận 1.1.6.2 Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của Ngân hàng Rủi ro tín dụng đã khiến cho việc hoàn trả tiền gửi của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Các khoản đầu tư, cho vay bị thất thoát hoặc chậm thu hồi trong khi Ngân hàng vẫn phải đều đặn trả lãi vốn huy động theo đúng kỳ hạn. Chính điều này đã làm hạn chế khả năng thanh toán của Ngân hàng. 1.1.6.3 Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của Ngân hàng Rủi ro tín dụng đã làm giảm uy tín của Ngân hàng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. NHTM gặp nhiều rủi ro là Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Điều này đã làm cho uy ítn của ngân hàng bị giảm sút. Đây là một vấn đề rất tệ hại, khách hàng mất lòng tin ở Ngân hàng, họ sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng, thậm chí họ có thể còn rút lại những khoản tiền đã gửi. Điều đó đã gây khó khăn cho việc huy động vốn của Ngân hàng làm giảm quy mô hoạt động của Ngân hàng. NHTM gặp rủi ro cũng sẽ làm mất lòng tin đối với các Ngân hàng bạn, Ngân hàng nước ngoài nên rất khó có thể nhận được những khoản tín dụng từ phía họ khi cần thiết. Ngoài ra, Ngân hàng khó có thể có các quan hệ đại lý làm cầu nối trong thanh toán quốc tế , phát triển các dịch vụ của Ngân hàng. 1.1.6.4 Rủi ro tín dụng là nguy cơ dẫn đến phá sản Ngân hàng Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng đã làm giảm sút lòng tin đặc biệt là đối với dân chúng. Họ lo sợ bị mất những khoản tiền đã gửi và sẽ đến rút tiền để tìm cơ hội đầu tư có lợi hơn ở một Ngân hàng khác. Trường hợp nghiêm trọng xảy ra khi có quá nhiếu người đến rút tiền tại cùng một thời điểm và Ngân hàng sẽ không đủ tiền mặt để thanh toán, làm cho khách hàng tin rằng Ngân hàng có nguy cơ phá sản và sẽ đổ xô đến rút tiền về dẫn đến sự phá sản thực sự của Ngân hàng. Hậu quả của sự phá sản Ngân hàng không chỉ bản thân Ngân hàng phải gánh chịu mà nó còn liên quan đến các Ngân hàng bạn có quan hệ với Ngân hàng. Điều này sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ra sự phả sản hàng loạt của các ngân hàng khác ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực vừa qua bắt nguồn từ sự đổ vỡ của hệ thống các NHTM đã làm cho nền kinh tế của các nước trong khu vực bị điêu đứng. Chính điều này đã gây ra những rối loạn về an ninh, chính trị, xã hội... kéo theo hàng loạt những hậu quả khác như: Thất nghiệp, lạm phát, tệ nạn xã hội nảy sinh. Đây là những bài học thấm thía có nguồn gốc từ những rủi ro tín dụng của NHTM. 1.1.7 Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng 1.1.7.1 Đánh giá và nhận định khách hàng Mục đích của đánh giá và nhận định khách hàng để xác định và hiểu rõ người vay trên nhiều mặt. Một số ngân hàng xếp loại khách hàng căn cứ theo quan hệ tín dụng trước đây: người vay có trả đúng hạn gốc và lãi các lần vay trước hay không, ngoài ra còn nhìn nhận và đánh giá qua phẩm chất đạo đức trong kinh doanh, tính trung thực trong quan hệ kinh tế, tính nghiêm túc trong việc chấp hành các luật lệ của nhà nước. Thứ hai, đảm bảo nguyên tắc người vay vốn phải có đủ năng lực pháp lý và năng lực tài chính để sử dụng tiền vay và thực hiện các nghĩa vụ cam kết đối với các khoản vay. Ngoài ra , phải đảm bảo nguyên tắc xây dựng được các phương án dự phòng trả nợ vay ngân hàng của người vay. 1.1.7.2 Xem xét tính khả thi của phương án kinh doanh trước khi quyết định cho vay Đây là một trong các quy tắc tín dụng mà ngân hàng nào cũng phải đảm bảo thực hiện trước khi quyết định cho vay. Phương án khả thi là một trong những yếu tố đảm bảo rằng khách hàng sản xuất kinh doanh có thể có hiệu quả hay không, từ đó có khả năng hoàn trả vốn và lãi cho ngân hàng theo đúng thời hạn. Hạn chế rủi ro tín dụng cũng đồng nghĩa với hạn chế, giảm thiểu rủi ro tổn thất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Một khi người sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra không ai tiêu thụ được, kinh doanh không có lãi dẫn tới tình trạng mất vốn do thua lỗ sẽ là những nguyên nhân trực tiếp làm cho các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn. Đó là lý do vì sao ngân hàng phải xem xét kỹ lưỡng phương án sản xuất của người vay có hiệu quả hay không, mục đích là để giảm thiểu rủi ro tín dụng. 1.1.7.3 Thực hiện phân tán rủi ro Trong một số trường hợp, ngân hàng cần chủ động phân tán và hạn chế rủi ro khi xét thấy không đủ căn cứ để có một nhận xét hoàn hảo về khách hàng vay vốn, hoặc nhu cầu vốn của khách hàng quá lớn, hoặc lãi suất vay vốn tuy hấp dẫn nhưng ngân hàng không thể giải quyết hậu quả nếu rủi ro xảy ra.Việc phân tán rủi ro được thực hiện thông qua phân tán dư nợ và đồng tài trợ, nó được biểu hiện dưới hình thức mỗi ngân hàng không nên tập trung quá nhiều vốn cho một khách hàng vay. Những dự án lớn cần huy động nhiều ngân hàng tham gia đồng tài trợ và cùng quản lý vốn cho vay sẽ hạn chế và phân tán rủi ro, tránh rủi ro tập trung lớn vào một ngân hàng. Bởi nếu một ngân hàng đổ vỡ sẽ ảnh hưởng tới môi trường kinh tế. 1.1.7.4 Thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay Đây là giải pháp tối ưu trong đầu tư tín dụng, vì để có thể hạn chế rủi ro không trả được nợ của người vay, các ngân hàng quy định các điều kiện vay vốn. Đảm bảo tiền vay có nhiều loại : đảm bảo bằng cầm cố, thế chấp tài sản của người vay, đảm bảo bằng tài sản và bảo lãnh của bên thứ ba, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay và đảm bảo bằng chính sự tín nhiệm của người vay. Trong trường hợp xấu nhất khách hàng không có khả năng trả vốn và lãi thì những tài sản đảm bảo đó được bán hoặc thanh lý để hoàn trả cho ngân hàng. 1.1.7.5 Tham gia bảo hiểm tín dụng Tham gia bảo hiểm tín dụng là một trong những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đã được áp dụng từ lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam g ần đây mới được thực hiện, tuy nhiên các tổ chức tín dụng vẫn chưa áp dụng nhiều. Sở dĩ vì phát sinh thêm phí bảo hiểm và thêm vào đó mức đền bù còn chưa cao. 1.1.7.6 Chỉ mở rộng khối lượng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng Việc mở rộng khối lượng tín dụng là hoạt động cần thiết đối với mỗi ngân hàng nhằm tăng thu nhập thông qua lãi suất cho vay, song vấn đề chất lượng tín dụng mới có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển thực chất của ngân hàng. Nếu một ngân hàng gia tăng khối lượng tín dụng mà không chú ý đến chất lượng của nó thì chẳng khác nào “xây nhà trên cát”. Chất lượng tín dụng chính là kết quả của các khoản tín dụng được thực hiện trọn vẹn, người vay thực hiện đúng cam kết vay tiền, ngân hàng thu được gốc và lãi đúng hạn. Nâng cao chất lượng tín dụng được thực hiện thông qua phân tích và đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của người vay để xem xét hiệu quả vốn tín dụng là đặc biệt quan trọng để quyết định chất lượng vốn tín dụng. Chương 2 Thực trạng cho vay và rủi ro tín dụng ngân hàng tmcp Phương Đông – chi nhánh Hà Nội. 2.1 Sơ lược quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của chi nhánh. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội được thành lập theo quyết định thành lập số: 41/2002/QĐ/HĐQT, ngày 26/11/2002 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông và theo công văn chấp thuận số: 1319/NHNN-CNH ngày 29/11/2002 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội có tên tiếng viết tắt tiếng Anh: ORICOMBANK HANOI BRANCH (OCB Hà Nội), hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số: 0113001653 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 02/12/2002. OCB Hà Nội chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/12/2002, hoạt động theo luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp, OCB Hà Nội tiến hành các hoạt động nghiệp vụ huy động vốn trên các loại như: vốn ngắn, trung, dài hạn (tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm) bằng VND và ngoại tệ trong nước và ngoài nước đề đầu tư trực tiếp cho nền kinh tế. Đối với hoạt động sử dụng vốn OCB Hà Nội cho vay ngắn hạn với các tổ chức kinh tế và cá nhân được phép hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, thương mại và các nhu cầu hợp pháp khác, cho vay trung và dài hạn tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn mang lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận, hoàn vốn đúng hạn. OCB Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ khác như chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ khác, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế và các dịch vụ Ngân hàng khác và và được quản lý trực tiếp bởi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức của OCB Hà Nội. Mô hình tổ chức của OCB Hà Nội được xây dựng trên cơ sở mô hình chung trong toàn hệ thống OCB. Giám đốc chi nhánh là người đứng đầu chi nhánh chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động của chi nhánh theo đúng pháp luật, đúng quy định của ngân hàng nhà nước và của ngân hàng. Giúp giám đốc có Phó Giám đốc và các phòng, bộ phận nghiệp vụ chi nhánh hoạt động theo sự phân công của và uỷ quyền của giám đốc Chi nhánh. Tổ chức bộ máy Chi nhánh OCB Hà Nội gồm: Các Phòng, bộ phận hành chính quản trị Phòng kinh doanh gồm: bộ phận tín dụng, bộ phận thanh toán quốc tế và bộ phận giao dịch và tiền gửi Phòng quản lý tín dụng gồm: bộ phận kiểm soát tín dụng và bộ phận quản lý nợ Phòng kế toán và quỹ gồm: bộ phận tổng hợp và quỹ chính 2.2 Tình hình huy động vốn. Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế luôn là yêu cầu bức thiết. Là một chi nhánh mới mở tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch, đóng góp phần lớn vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống OCB. Tổng nguồn vốn huy động của OCB Hà Nội qua các năm như sau: Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại OCB Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04(%) So sánh 06/05(%) Tổng huy động vốn 324 654 1.112 102% 70% Theo nội tệ, ngoại tệ - VND 238 459 691 93% 50,5% - Ngoại tệ quy VND 86 195 421 127% 116% Theo đối tượng -Tiền gửi TCKT, TK dân cư 157 189 206 20,4% 9% -Tiền gửi của TCTD khác 167 465 906 178% 95% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2004- 2006 của Ngân hàng TMCP Phương Đông- CN Hà Nội) Nhìn vào bảng 1, ta có thể thấy rằng: Trong những năm vừa qua công tác huy động vốn tại OCB Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng nguồn vốn huy động tăng qua từng năm kể cả về nội tệ và ngoại tệ. Tổng nguồn vốn huy động quy ra VND của Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội năm 2004 đạt 324 tỷ đồng, năm 2005 đạt 654 tỷ đồng tăng 102% so với năm 2004, năm 2006 đạt 1.112 tỷ đồng tăng 70% so với năm 2005. Mặc dù, trong những năm gần đây diễn biến lãi suất trên thị trường có nhiều phức tạp, không thuận lợi cho việc huy động vốn, nhưng với cơ chế, chính sách huy động vốn linh hoạt OCB Hà Nội vẫn duy trì được tốc tộ tăng trưởng cao. Đặc biệt là loại huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm dân cư. Năm 2004, tổng nguồn vốn huy động tiền gửi TCKT, Tiết kiệm dân cư tại OCB Hà Nội đạt 157 tỷ đồng, năm 2005 đạt 189 tỷ đồng tăng 20,4% so với năm 2004, năm 2006 tổng nguồn vốn huy động được 206 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2005. Ngoài ra Ngân hàng còn huy động vốn tại các tổ chức tín dụng khác, nguồn vốn huy động được từ các tổ chức nàylà rất lớn. Qua bảng số liệu cho thấy, năm 2004 tổng nguồn vốn huy động được từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác đạt 167 tỷ đồng, năm 2005 đạt 465 tỷ đồng tăng 178% so với năm 2004, sang năm 2006 đạt 906 tỷ đồng tăng 95% so với năm 2005. Sau khi phân tích tình hình huy động vốn của chi nhánh ta nhận thấy rằng tổng nguồn vốn huy động tăng qua từng năm, điều này cho thấy chi nhánh ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng. 2.3 Hoạt động cho vay Mặc dù chức năng chủ yếu của OCB là hoạt động huy động vốn cho Hội sở nhưng công tác sử dụng vốn của chi nhánh trong những năm qua cũng đạt được những thành tích nhất định. Dưới đây là tình hình cho vay vốn của OCB Hà Nội. Bảng 2: Tình hình hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04 (%) So sánh 06/05 (%) 1. Cho vay ngắn hạn 88,9 127 123,7 43% -2,6% - Dư nợ VND 32,2 51,2 71,6 - Dư nợ ngoại tệ 56,7 75,8 52,1 2. Cho vay trung dài hạn 28,1 56 47,3 99,3% - 15,5% - Dư nợ VND 25,9 43,7 34,9 - Dư nợ ngoại tệ 2,2 12,3 12,4 Tổng cộng dư nợ (Quy VND) 117 183 171 56,4% - 6,5% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2004- 2006 của Ngân hàng TMCP Phương Đông- CN Hà Nội) Nhìn vào bảng 2 ta có thể thấy rằng hoạt động cho vay của OCB Hà Nội trong những năm vừa qua liên tục có sự tăng trưởng cả về cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn. Thực tế cho thấy năm 2005 dư nợ tín dụng đạt 183 tỷ đồng tăng 66 tỷ đồng hay 56,4% so với năm 2004; năm 2006 dư nợ tín dụng đạt 171 tỷ đồng giảm 12 tỷ đồng hay 6,5% so với năm 2005. Sau khi phân tích về tình hình huy động vốn, nhìn chung dư nợ tín dụng tăng, riêng năm 2006 có sự giảm sút nhỏ về tình hình dư nợ điều này chứng tỏ hiệu quả tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Hà Nội cần phải được hoàn thiện hơn nữa để tạo điều kiện cho chi nhánh tăng thêm thu nhập. 2.3.1 Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế Dựa vào tình hình dư nợ tín dụng của OCB Hà Nôị ta có bảng: Bảng 3: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị:Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 %05/04 %06/05 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) -Dư nợ DNNN 47,4 40,5 38,47 21 19,4 11,3 -8,93 -19 -19,07 -49,6 -Dư nợ DNNQD 54,5 46,6 123,5 67,5 125,9 73,6 69 127 24 1,94 -HộGĐ,cá nhân, HTX 15,1 12,9 21,03 11,5 25,7 15,1 5,93 39 4,4 20,7 Tổng dư nợ 117 100 183 100 171 100 66 56,4 12 -6,6 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2004- 2006 của Ngân hàng TMCP Phương Đông- CN Hà Nội) Theo bảng cơ cấu sư nợ ta thấy rằng có sự khập khiễng giữa hai bảng, huy động vốn lớn còn cho vay ít. Sở dĩ có sự khập khiễng đó là do vốn huy động của chi nhánh sử dụng không hết chuyển vào hội sở chính để đầu tư hoặc cho vay. Qua bảng cơ cấu dư nợ theo các thành phần kinh tế ta thấy đối tượng cho vay chủ yếu của OCB Hà Nội là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các DNNN và DNNQD. Theo đó ta thấy: Năm 2004 tỷ trọng dư dợ của doanh nghiệp nhà nước là 40,5%, sang năm 2005 chỉ còn 21% và đến năm 2006 thì tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp nhà nước còn 11,3%. Điều này cho thấy, dư nợ tín dụng trong các DNNN ngày càng giảm dần, tỷ trọng dư nợ trong các DNNQD tăng dần.Năm 2004 tỷ trọng dư nợ là 46,6%, sang năm 2005 là 67,5% và đến năm 2006 tỷ trọng này đã tăng lên 73,6% tổng dư nợ. Đối với hộ gia đình, cá nhân là 2,65 tỷ năm 2004, đến năm 2005 là 3,21 tỷ. Ta thấy tỷ trọng dư nợ đối với các hộ gia đình, cá nhân và hợp tác xã có một chút biến động, năm 2004 là 12,9%, năm 2005 giảm xuống còn 11,5% và đến năm 2006 tăng 15,1%. Tỷ trọng dư nợ năm 2005/2004 đối với các thành phần kinh tế cao hơn so với tỷ trọng dư nợ năm 2006/2005.Điều này chúng tỏ ngày càng có nhiều Ngân hàng đang cạnh tranh với chi nhánh. 2.3.2 Tình hình nợ quá hạn của OCB Hà Nội Bảng 4: Dư nợ quá hạn của OCB Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 I. Tổng dư nợ quá hạn theo thời gian 0,196 0,205 0,235 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 0,17% 0,11% 0,14% 1. Dưới 6 tháng 0,015 0,019 0,023 2. Từ 6 tháng đến 12 tháng 0,045 0,062 0,075 3. Trên 12 tháng 0,047 0,047 0,056 4. Đã khoanh 0,035 0,035 0,035 5. Nợ chờ xử lý 0,054 0,042 0,046 II. Theo khu vực kinh tế 1. Doanh nghiệp nhà nước 0,120 0,145 0,136 2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 0,076 0,060 0,099 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2004- 2006 của Ngân hàng TMCP Phương Đông- CN Hà Nội) Qua bảng trên ta thấy, Ngân hàng còn tồn đọng rất nhiều các khoản nợ xấu cần được xử lý. Tình trạng nợ quá hạn liên tục tăng từ các năm 2004 – 2006. Có thể thấy số nợ quá hạn của OCB Hà Nội phần lớn thuộc thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước, tỷ trọng nợ quá hạn của khu vực kinh tế quốc doanh luôn vào khoảng 60% tổng số nợ quá hạn. Tuy nhiên, nếu so tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thì có thấy thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với thành phần kinh tế quốc doanh, mặc dù tỷ trọng nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ khoảng 40%. Nợ quá hạn khu vực kinh tế quốc doanh năm 2004 là 120 trđ, năm 2005 tăng lên 145 trđ và năm 2006 lại giảm xuống 136 trđ. Nguyên nhân của tình hình NQH trên một mặt là do hoạt động kinh doanh của khách hàng thường gặp rủi ro, do khách hàng chây ỳ trong việc trả nợ Ngân hàng. 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Hà Nội bám sát chủ trương của chi nhánh cũng như của Ngân hàng TMCP Phương Đông, từng bước lấy hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu phấn đấu tăng doanh thu, giảm chi phí và đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên . Bảng 5: Kết quả kinh doanh của OCB Hà Nội. Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng thu nhập 25,60 38,87 83,82 Tổng chi phí 24,57 35,824 81,71 Lợi nhuận 1.03 3,046 2,11 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2004- 2006 của Ngân hàng TMCP Phương Đông- CN Hà Nội) Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy, năm 2004 có lợi nhuận đạt 1.03 tỷ đồng, năm 2005 lợi nhuận tăng thêm 2.016 tỷ đồng, tức tăng thêm 196%. Tuy nhiên, sang năm 2006, lợi nhuận của chi nhánh chỉ còn 2,11 tỷ đồng giảm 0,936 tỷ đồng tương đương giảm 30,73% so với năm 2005. Nhìn chung tình hình kinh doanh của ngân hàng có sự giảm sút, tuy nhiên nếu nhìn vào tổng thu nhập thi ta thấy khả quan hơn, từ chỗ năm 2004 tổng thu nhập mới chỉ là 25,60 tỷ đồng đến năm 2005 tăng lên 38,87 tỷ đồng tăng thêm 13,27 tỷ đồng và đến năm 2006 là 83,82 tăng thêm 44,95 tỷ đồng so với năm 2005. điều này cho thấy thu nhập của Chi nhánh ngày càng tăng, thị phần ngày càng được mở rộng. 2.5 Công tác xử lý rủi ro ở Ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Hà Nội Khi nợ quá hạn phát sinh, căn cứ vào khả năng thu hồi ngân hàng tiến hành phân chia các khoản nợ này thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý thích hợp. 2.5.1 Đối với các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi Ngân hàng đã thường xuyên chỉ đạo cán bộ tín dụng bám sát đơn vị để tìm hiểu nguyên nhân, kịp thời cùng đơn vị tháo gỡ khó khăn. Nếu nợ quá hạn phát sinh do bên mua chậm thanh toán thì hướng giải quyết có thể từ phía đối tác của khách hàng. Nếu do nguyên nhân sản phẩm hàng hoá ứ đọng, chậm tiêu thụ thì yêu cầu đơn vị nên hạ giá bán sản phẩm, phát triển mạng lưới tiêu thụ, tăng cường chiến dịch quảng cáo... Đồng thời phải nghiên cứu lại việc sản xuất để thay đổi mẫu mã, chất lượng, chủng loại hàng hóa, giảm giá thành sản phẩm. Nếu do công nợ chưa thu được thì ngân hàng cũng đôn đốc các đơn vị tìm biện pháp thu hồi nhanh chóng để trả nợ ngân hàng. Ngân hàng cũng chú trọng tìm các nguồn trả nợ khác của doanh nghiệp như tiền cho thuê nhà, tiền đền bù đất... để có thể hoàn trả nợ nhanh nhất. Nếu do doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích thì có biện pháp thu hồi ngay vốn cho vay. 2.5.2 Đối với những món nợ không có khả năng thu hồi Những món nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không có khả năng thu hồi Ngân hàng đã gửi hồ sơ sang cơ quan pháp luật nhờ xử lý, đồng thời phối hợp với các ngành, các cấp có thẩm quyền để thu hồi các món nợ có tài sản thế chấp. Đối với những món nợ không có tài sản thế chấp của các DNNN, Ngân hàng đưa vụ việc ra Toà án chờ xử lý. 2.6 Một số biện pháp OCB Hà Nội đã và đang thực hiện nhằm hạn chế rủi ro tín dụng 2.6.1 Bám sát khách hàng, tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng gặp khó khăn, tư vấn cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh: Bất kỳ một khoản vay được phát ra, Ngân hàng luôn theo dõi đến doanh nghiệp sử dụng khoản vay đó, không chỉ xem doanh nghiệp sử dụng nó có đúng mục đích hay không mà còn xem xét hiệu quả của khoản vay đó. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn như trong việc xâm nhập thị trường, chuyển giao công nghệ, điều hành sản xuất... hay bế tắc về các vấn đề thủ tục pháp lý hành chính, Ngân hàng luôn ở bên cạnh để tư vấn giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tiếp tục sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời hạn chế được việc khách hàng của ngân hàng bị lừa đảo trong kinh doanh dẫn đến thua lỗ. Ngân hàng luôn quan niệm rằng, rủi ro của doanh nghiệp chính là nguồn gốc rủi ro tín dụng của ngân hàng. Vì vậy để tránh cho khách hàng rơi vào khó khăn thua lỗ, gặp các rủi ro không trả được nợ. Ngân hàng luôn ở bên cạnh khách hàng ngay từ những bước đầu của hoạt động kinh doanh. 2.6.2 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro Trong lĩnh vực hoạt động tín dụng rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi, Ngân hàng đã đặt ra vấn đề là cần có một quỹ dự phòng để đảm bảo an toàn phòng ngừa rủi ro tránh cho ngân hàng khỏi rơi vào tình thế khó khăn khi rủi ro xảy ra. Quỹ dự phòng rủi ro ra đời trong hoàn cảnh đó. Từ khi có quyết định số 48/1999/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, OCB Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo cụ thể việc trích lập quỹ này đúng như quy định. Quỹ được trích từ lợi nhuận trước thuế, mức trích quỹ cần thiết tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro của tài sản có mà chủ yếu là các khoản cho vay (tức là tuỳ thuộc vào thời gian quá hạn của khoản vay và tuỳ thuộc vào việc khoản vay đó có bảo đảm hay không có bảo đảm ). Chẳng hạn như ngân hàng phải trích 20% dư nợ của khoản vay có bảo đảm đã quá hạn trả nợ dưới 6 tháng và cũng mức đó đối với khoản vay không có bảo đảm đã quá hạn dưới 3 tháng. Ngân hàng phải trích 50% dư nợ của khoản vay có bảo đảm quá hạn từ 6-12 tháng, và đối với khoản vay không có bảo đảm quá hạn từ 3-6 tháng. Đối với những khoản vay không có bảo đảm quá hạn từ 6 tháng trở lên Ngân hàng phải trích lập quỹ dự phòng 100%. Hình thức trích lập quỹ là một hình thức tự bảo hiểm cho OCB Hà Nội, đó là một việc làm thiết thực trong điều kiện hiện nay để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh nên được OCB Hà Nội thực hiện tốt. 2.6.3 Chú trọng công tác đánh giá lựa chọn khách hàng Ngân hàng không chỉ chú trọng tới phương hướng đầu tư tín dụng đã lựa chọn mà trong từng phương hướng, ngành nghề đó ngân hàng còn chú trọng đến công tác chọn lựa khách hàng. OCB Hà Nội đã chú trọng tới đối tượng cho vay, kiên quyết không cho vay đối với những khách hàng không đủ điều kiện về tư cách đạo đức, về tình hình tài chính, về tài sản thế chấp, về phương án kinh doanh. Ngân hàng đã nghiên cứu kỹ càng về khách hàng như: + Xem xét, phân tích khả năng điều hành và quản lý kinh doanh của khách hàng . + Phân tích tình hình tài chính của khách hàng. + Xem xét khả năng trả nợ của khách hàng. + Nghiên cứu, kiểm tra tính pháp lý của tài sản thế chấp kỹ càng... Chính nhờ các biện pháp trên mà hiện nay OCB Hà Nội đã giảm đáng kể tỷ lệ rủi ro, là một trong những Chi nhánh có mức độ rủi ro thấp nhất trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông. 2.6.4 Một số biện pháp khác Bên cạnh các biện pháp trên, Ngân hàng còn có một số biện pháp khác nhằm phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn nữa. Ngân hàng luôn tăng cường cán bộ có năng lực chuyên môn cao bổ sung cho phòng kiểm soát nhằm tăng cường việc kiểm tra và tự kiểm tra nội bộ nhất là về nghiệp vụ tín dụng. OCB Hà Nội rất chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả làm việc của họ và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đối với Ngân hàng. OCB Hà Nội luôn duy trì mối quan hệ hợp tác giúp đỡ của các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, UBND các địa phương nơi có tải sản thế chấp hoặc nơi khách hàng cư trú để quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng và có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra bất trắc. 2.7 Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới Với mục tiêu " ổn định - An toàn và phát triển " OCB Hà Nội đã đề ra định hướng chiến lược cho hoạt động tín dụng cho thời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0245.doc
Tài liệu liên quan