Đề tài Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng

LỜI NÓI ĐẦU. 3

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.

 5

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 5

1.1.Bản chất của thanh toán quốc tế 5

1.2.Vai trò của ngân hàng thương mại trong thanh toán quốc tế 6

1.3 Các phương thức chủ yếu trong thanh toán quốc tế 7

1.3.1. Phương thức ghi sổ (open account) 7

1.3.2. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 8

1.3.3 Phương thức nhờ thu (collection of payment) 8

1.3.4.Phương thức tín dụng chứng từ (letter credit) 10

2. phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.10

2.1.Khái niệm của tín dụng chứng từ 10

2.2.Các bên tham gia thanh toán 11

2.3.Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. 13

2.4.Các loại thư tín dụng thương mại 15

2.5 Ưu nhược điểm của thanh toán thư tín dụng 18

3. Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 20

3.1 Khái niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 20

3.2.Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 22

3.3.Các loại rủi ro chủ yếu trong thanh toán tín dụng chứng từ. 23

3.4.Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh toán thư tín dụng 29

3.5. Các biểu hiện nhận biết rủi ro thanh toán thư tín dụng 32

3.6.Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán thư tín dụng của ngân hàng thương mại 34

4. ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro tín dụng chứng từ 36

Chương II:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.

 37

1.MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG 37

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 37

1.2.Cơ cấu tổ chức 41

1.3.Đặc điểm kinh tế xã hội tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng 42

1.4.Một số kết quả kinh doanh chủ yếu 44

2.THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG. 48

2.1 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng trong thời gian qua. 48

3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG 69

3.1.Nguyên nhân khách quan 70

3.2 Nguyên nhân chủ quan 71

4. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RỦI RO MÀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG ĐÃ THỰC HIỆN 73

5. ĐÁNH GIÁ VỀ RỦI RO VÀ KIỂM SOÁT RỦI RO Ở NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG 74

chương III : GIẢI PHÁP HẠN RỦI RO TRONG THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG.

 78

1.ĐỊNH HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG 78

1.1.Định hướng chung 78

1.2.Định hướng phát triển thanh toán L/C tại ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 79

2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG 2.1.GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG 80

2.2.Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu 82

2.3 Tăng cường mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài 85

2.4.Đổi mới công nghệ ngân hàng 86

2.5. Đa dạng hoá các loại hình L/C được mở 87

2.6. Công tác tổ chức và đào tạo cán bộ 88

3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 89

3.1.Kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các nghành có liên quan 89

 3.2. Kiến nghị với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 94

 KẾT LUẬN.95

 

 

 

 

doc98 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đa thành phần với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp đã tạo nên bước phát triển không ngừng trong những năm gần đây. Luật Doanh nghiệp ra đời có thể coi là thành công thúc đẩy sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp ở nước ta. Ngân hàng là người bạn trung thành của doanh nghiệp. Vậy đứng trước sự phát triển về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp kéo theo nhu cầu về vốn tác động không nhỏ tới hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì không ít doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do tình trạng khó khăn chung cung lớn hơn cầu, thị trường tiêu thụ hạn hẹp, thiếu vốn kinh doanh, thiếu kinh nghiệm quản lý... Các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng nói riêng đã từng bước nắm bắt kịp thời đặc điểm của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ để có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc nên hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động. Nhu cầu thanh toán quốc tế cũng như tín dụng tài trợ ngoại thương là rất lớn. Nhu cầu vay ngoại tệ trong thanh toán ngày càng tăng nên có những lúc ngân hàng phải đi vay để phục vụ khách hàng. Ngoài ra sự ra đời của khối lượng lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đòi hỏi ngân hàng phải mở rộng hoạt động tín dụng. Sự giao lưu quốc tế ngày càng tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế nước ta và hoạt động của ngân hàng. Việt Nam tham gia vào AFTA, ký hiệp định thương mại Viêt - Mỹ, nộp đơn xin gia nhập WTO. Bên cạnh những thuận lợi thì Việt Nam đang đứng trước một thách thức lớn. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển quan hệ thương mại. Trong những năm qua cùng với sự tham gia của Việt Nam váo các tổ chức quốc tế, người ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng cũng đã mở rộng quan hệ với các ngân hàng trên thế giới, không ngừng đưa ra các loại hình dịch vụ mới và phương tiện thanh toán quốc tế đáp ứng nhu cầu thanh toán. Ngân hàng là một tổ chức kinh tế chịu quản lý vĩ mô của nhà nước trong hành lang hẹp. Vì vậy bất cứ sự thay đổi nào trong chính sách quản lý của nhà nước, của ngân hàng nhà nước đều ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước như chính sách về lãi suất dự trữ bắt buộc, cơ chế cho vay, thế chấp, bảo lãnh cũng tác động hoạt động mạnh mẽ của ngân hàng. Ngoài ra sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn thành phố cũng gây cho ngân hàng không ít khó khăn. Vì vậy vị thế độc quyền trong thanh toán quốc tế không còn nữa. Để thu hút khách hàng ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng từng bước đổi mới công nghệ để cạnh tranh với các ngân hàng liên doanh trong thành phố. Ngân hàng không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ. Cũng từ năm 1990,cùng với việc cải tổ hệ thống ngân hàng trong cả nước ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng cũng sắp xếp tổ chức lại bộ máy hoạt động cũng như loại hình nghiệp vụ cho phù hợp với tính chất và chức năng của ngân hàng thương mại quốc doanh trong thời kỳ mới. Có thể nói các đặc điểm kinh tế xã hội trên đây tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng. 1.4.MỘT SỐ KẾT QUẢ KINH DOANH CHỦ YẾU 1.4.1 - Huy động vốn: Từ đầu năm đến nay mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm, nhất là lãi suất ngoại tệ nhưng vốn huy động vẫn tăng, đến cuối năm chi nhánh huy động được 1321,8 tỷ quy VND, tăng 13%so với cùng kỳ năm trước. Trong đó đồng VN là 214,7 tỷ đồng, tăng 5%; ngoại tệ là 73,5 triệu USD tăng 10,4%.Trong tổng vốn huy động, tiền gửi các tổ chức kinh tế là 275,4 tỷ quy VNĐ, tăng 3%; huy động tiết kiệm là 970 tỷ quy VNĐ, tăng 20% (ngoại tệ 59,6 triệu USD, tăng 17%; VNĐ 71,4 tỷ tăng 2%) so với cùng kỳ năm trước; kỳ phiếu và trái phiếu là 2,8 triệu USD, giảm 33 % do từ đầu năm đến nay ngân hàng ngoại thương không phát hành kì phiếu nên khách hàng chuyển sang hình thức tiết kiệm khi đến hạn thanh toán kỳ phiếu; trái phiếu mới phát hành từ 23 /9/2001 huy động được 1,2 triệu USD. 1.4.2 Tín dụng - Tổng doanh số cho vay đạt 1.074,2 tỷ quy VND, tăng 19% so năm 2000; trong đó, doanh số cho vay bằng VND là 513,5 tỷ, bằng 92%; doanh số cho vay ngoại tệ là 37,2 triệu USD, tăng 58% doanh số cho vay VND giảm chủ yếu do đầu tư mặt hàng gạo và xe máy giảm. Cho vay ngoại tệ tăng chủ yếu phục vụ nhu cầu vốn lưu động tăng lên về phôi thép, thép tấm, thuỷ sản. - Tổng dư nợ cho vay đạt 276 tỷ quy VND, bằng 100% so cùng kì năm trước. Trong đó, dư nợ ngoại tệ là 10,6 triệu USD, tăng 68%; dư nợ VND là 115,9 tỷ bằng 63 % so với cùng kì năm 2000. Trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ trung dài hạn tăng 16 % do trong quý 4/2001, chi nhánh đầu tư mở rộng dây chuyền thiết bị số 3 sản xuất bao bì pp cho nhà máy bao bì PP Hải phòng với số tiền vay là 13,5 tỷ đồng. Xét về cơ cấu vốn vay, cho vay trung dài hạn hiện nay chiếm 26,5% so với tổng dư nợ cho vay. Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chủ yếu là doanh nghiệp liên doanh) chiếm khoảng 35,8% trên tổng dư nợ. Một số khó khăn, hạn chế trong công tác tín dụng: - Cho vay ngắn hạn: còn hạn chế về số lượng khách hàng vay vốn và mặt hàng cho vay. - Cho vay trung dài hạn: trong năm chỉ đầu tư thêm 1 dự toán mới - dây truyền thứ ba, mở rộng sản xuất bao bì cho nhà máy bao bì PP Hải phòng. Một số dự án cũ thu hồi nợ khó khăn như dự án xây dựng khách sạn & văn phòng cho công ty liên doanh HARBOUR VIEW; hai dự án đầu tư chính phủ chỉ dịnh - khó khăn thu lãi như vậy. - Nợ quá hạn: từ đầu năm đến nay, nợ quá hạn phát sinh 10,6 tỷ đồng (chủ yếu từ công ty Sông Hồng). Chi nhánh đã tích cực thu hồi nợ quá hạn và thu được 23,5 tỷ đồng nợ quá hạn, xử lý giãn nợ cho công ty thảm len và XN chế biến súc sản XK được hơn 10 tỷ đồng và sử lý nợ từ quỹ dự phòng rủi ro được hơn 2,3 tỷ đồng. Do vậy dư nợ quá hạn cuối năm còn hơn 10 tỷ đồng, chiếm 3,9 % trên tổng dư nợ. - Ngoài những khoản nợ trên, chi nhánh cũng khó khăn thu hồi các khoản nợ được khoanh, giãn nợ và những khoản lãi treo từ trước đến nay. 1.4.3 - Thanh toán XNK: - Thanh toán hàng XK 27,9 triệu USD giảm 8%. Trong đó, thanh toán bằng phương thức L/C là 8,9 triệuUSD, bằng89%; thanh toán chuyển tiền đến với hàng hoá gần 19triệu USD, bằng 93%. Kim ngạch XK qua chi nhánh giảm so với năm trước do một số doanh nghiệp XK các mặt hàng giảm như lợn sữa, hàng may mặc, giày dép. - Thanh toán NK đạt 79,7 triệu USD, tăng 35% so với cùng kì năm trước.Trong đó, thanh toán bằng L/C đạt 54 triệu USD, tăng 52%; thanh toán chuyển tiền đi về hàng hoá là 9,4 triệu USD, tăng 5%; nhờ thu bằng chứng từ đạt 16,3 triệu USD, tăng 12%. Giá trị thanh toán hàng NK tăng chủ yếu về mặt hàng thép tấm, phôi thép, nguyên liệu thuốc lá, hoá chất. 1.4.4 Kinh doanh ngoại tệ: Từ khi thực hiện quy chế điều hoà mua bán ngoại tệ trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương, doanh số mua và bán ngoại tệ của chi nhánh đều tăng đáng kể. Doanh số mua vào đạt 73,1 triệu USD tăng 35% trong đó, mua từ Ngân hàng Ngoại thương Trung ương là 40,7 triệu USD,tăng 112%; mua từ các TCKT là 21,3 triệu USD, bằng 76%, mua từ tiền kiều hối là 6,3 triệu USD, tăng 42%. Doanh sồ bán ngoại tệ 73,1 triệu USD tăng 35%, trong đó bán cho các TCKT là 68,5 triệu USD, tăng 34% Với lượng ngoại tệ mua được từ trung ương tăng lên đã giúp cho Chi nhánh giám bớt tình trạng căng thẳng về ngoại tệ, tạo điều kiện cho chi nhánh giữ được các khách hàng và tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, trước nhu cầu về ngoại tệ ngay càng tăng của các doanh nghiệp NK, có những thời điểm chi nhánh chư đáp ứng đày đủ, kịp thời ngoại tệ cho khách hàng. Ngân quỹ - Tổng thu tiền mặt VND đạt 1.261 tỷ, tăng23%. Tổng chi tiền mặt 1.113 tỷ đồng, tăng 28 %so với năm 2000. - Tổng tiền mặt ngoại tệ đạt 62,3triệu qui USD, giảm 28 %. Tổng chi tiền mặt ngoại tệ quy USD là 62,4 triệu, giảm 28%. Công tác ngân quĩ luôn đảm bảo đúng chế độ, an toàn kho quỹ. Đảm bảo bí mật và an toàn khi lĩnh, nộp tiền từ trung ương và tại ngân hàng nhà nước HP. - Phát hiện tiền thừa VND trả cho khách hàng:19 món giá trị 97 triệu đồng. - Phát hiện tiềnVND giả: 2,2 triệu đồng. 1.4.5 Kế toán không dùng tiền mặt và công nghệ: - Đề án công nghệ bán lẻ “VCB Vision 2010” của ngân hàng ngoại thương TW triển khai tại chi nhánh từ tháng 2/2001 đã đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực đổi mới công nghệ ngân hàng, giúp cho chi nhánh có thế mạnh cạnh tranh với các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài và ngân hàng khác trên địa bàn. Đến nay nhìn chung công nghệ mới đã ổn định và đem lại nhiều thuận tiện cho khách hàng. - Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt năm 2001 đạt 8.180 ngàn tỷ đồng, tăng 26%so với năm 2000. Số lượng khách hàng giao dịch lên đến 10.072 khách hàng, tăng từ 10-20% so với năm trước. Trong đó DNNN là 222 khách hàng, tăng 16%; cá nhân là 9.604 khách hàng, tăng 20%. 2.THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG. 2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN QUA. Với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, nhằm nhanh chóng đưa nước ta hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam không ngừng tăng lên cả về chất và lượng. Kết quả đó phải kể đến những đóng góp không nhỏ của ngân hàng Việt Nam trong vai trò là trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nước và đối tác nước ngoài. Trong sự phát triển chung của cả nước, thành phố cảng Hải Phòng cũng không nằm ngoài guồng quay ấy. Và ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng đã đóng góp vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại của thành phố. Trong thanh toán quốc tế chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ là các phương thức thanh toán được các nhà xuất nhập khẩu sử dụng phổ biến. Trước năm 1990, thanh toán xuất nhập khẩu với các nước XHCN là chủ yếu theo phương thức ghi sổ và thanh toán đa biên qua ngân hàng hợp tác kinh tế quốc tế (MBES) Moscow còn hình thức thanh toán tín dụng chứng từ là không đáng kể. Bước sang kinh tế thị trường từ năm 1990 các phương thức thanh toán kiểu này không còn tồn tại, phương thức thanh toán hàng đổi hàng và nhờ thu không còn nhiều. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã trở thành một phương thức chiến ưu thế, giá trị thanh toán hàng năm không ngừng tăng. Có thể nói phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán phổ biến và thuận tiện nhất hiện nay. Chất lượng phục vụ nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank Hải Phòng ngày càng tốt hơn khi ngân hàng chính thức tham gia vào mạng lưới thanh toán quốc tế SWIFT (từ ngày 6/3/1995) để hoà nhập với hệ thống thanh toán tiền tệ và tài chính quốc tế. Nó đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng: an toàn, hiệu quả, nhanh chóng và chính xác. Với công nghệ cao, mạng SWIFT hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ vững vàng và vi tính hoá giao dịch thanh toán đạt chất lượng cao. Kết quả hoạt động thanh toán L/C đựơc thống kê một vài năm gần đây như sau: Bảng 1: Doanh số mở và thanh toán L/C hàng nhập khẩu Đơn vị:nghìn USD Năm Mở L/C Thanh toán L/C Số lượng Trị giá Tăng giảm % Số lượng Trị giá Tăng giảm % 1999 368 28.342 360 29.551 2000 422 35.010 6.668 23,5 400 35.462 5.911 20 2001 486 53.448 18.438 52,7 474 53.998 18.536 52 Bảng 2: Doanh số mở và thanh toán L/C hàng xuất khẩu Đơn vị:nghìn USD Năm L/C mở L/C thanh toán Số lượng Giá trị Tăng giảm % Số lượng Giá trị Tăng giảm % 1999 140 12.716 131 7.733 2000 130 15.600 2.884 23 288 1.053 2.320 30 2001 135 11.732 -3.868 -25 286 8.941 -1.112 -11 Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu tại Vietcombank Hải Phòng Để cụ thể ta có biểu đồ thể hiện doanh số thanh toán L/C xuất nhập khẩu tại Vietcombank Hải Phòng Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu qua Vietcombank Hải Phòng năm 2001 đạt 53.998 nghìn USD tăng 52% so với năm 2000. Doanh số thanh toán nhập khẩu một số mặt hàng chính trong năm 2001 của Vietcombank Hải Phòng là sắt, thép, nhựa đường do nhu cầu xây dựng tăng. Các đơn vị nhập khẩu qua Vietcombank Hải Phòng gồm 25 đơn vị trong đó một số đơn vị có kim ngạch nhập khẩu lớn như công ty da giày, lecolex, công ty cổ phần giấy, công ty dịch vụ tàu biển... Doanh số thanh toán xuất khẩu qua Vietcombank Hải Phòng năm 2001 đạt 8.941 nghìn USD. Số mở tăng 3,8% tổng giá trị mở giảm 2,75%, số bộ chứng từ giảm thanh toán giảm 0,69%, tổng giá trị thanh toán giảm 11%. Nguyên nhân là một số doanh nghiệp không ký được hợp đồng xuất khẩu. Ngoài ra một số đơn vị quan hệ lâu năm cũng giảm giá trị thanh toán. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là lợn sữa, hải sản, quần áo, giấy, đồ hộp... Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu Nhật, Hồng Kông, Trung Quốc...trong đó thị trường Nhật chiếm 51% tổng giá trị xuất khẩu, thị trường Hồng Kông 33%. Doanh nghiệp có giao dịch lớn nhất là Hạ Long Simexco chiếm 32,35%. Năm 2001 có 17 đơn vị giao dịch thanh toán. Nhìn chung tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Vietcombank Hải Phòng năm 2001 tăng so với năm 2000 là 38% mặc dù giá trị xuất khẩu có giảm. Ngân hàng cần phát huy hơn nữa nâng cao giá trị xuất nhập khẩu và thu hút được nhiều khách hàng mới đến giao dịch. 2.2 Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 2.2.1 Thực trạng rủi ro trong thanh toán hàng xuất khẩu phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Trong nghiệp vụ này Vietcombank Hải Phòng đóng vai trò là ngân hàng thông báo L/C (Advising bank) ngân hàng chiết khấu (Negotiging bank). Ÿ Rủi ro kỹ thuật Theo lý thuyết, các rủi ro xảy ra đối với ngân hàng mở thường có mức độ thiệt hại vất chất là nhỏ. Trên thực tế cũng gần đúng như vậy. Nguyên nhân xảy ra rủi ro cho các ngân hàng thông báo thường là các nguyên nhân mang tính chất kỹ thuật nghiệp vụ. Khi các rủi ro thuộc loại này xảy ra hậu quả của nó làm cho quá trình phục vụ thanh toán cho khách hàng của ngân hàng bị chậm trễ. Sau khi khắc phục được những sự cố này, quá trình thanh toán có thể được tiếp tục nhưng do chậm trễ về mặt thời gian, uy tín của ngân hàng sẽ bị giảm sút. Tuy mức độ thiệt hại về mặt vật chất không lớn nhưng hậu quả gián tiếp của nó thì rất nghiêm trọng. Đó là mất đi một lượng khách hàng do họ chuyển giao dịch thanh toán sang ngân hàng khá. Trong thời gian vừa qua mặc dù có nhiều cố gắng nhưng một số rủi ro kiểu này vẫn thường xảy ra đối với Vietcombank Hải Phòng. Rủi ro kỹ thuật xảy ra ở từng khâu, từng công đoạn trong quá trình thanh toán. Với vai trò là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, Vietcombank Hải Phòng có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:nhận L/C và tư vấn cho khách hàng. + Nhận L/C từ ngân hàng nước ngoài gửi đến và thông báo cho ngưòi hưởng lợi Việt Nam. Tất cả các L/C và các sửa đổi bổ xung liên quan nhận được từ ngân hàng đại lý phải thông báo đầy đủ kịp thời cho người hưởng lợi. Trước khi thông báo cho khách hàng, ngân hàng thông báo phải kiểm tra tính chân thức của L/C bằng việc xem L/C đã được xác nhận mã hay chưa (đối với L/C mở bằng telex). Nếu L/C mở bằng SWIFT thì nó có được sử dụng đúng mẫu hay không (các mẫu điện MT700, MT701, MT707). Nếu L/C mở bằng thư thì đối chiếu mẫu chữ ký được uỷ quyền của ngân hàng đại lý. Sau khi đã kiểm tra tính chân thực của L/C, Vietcombank tiến hành lập hồ sơ L/C, ghi chép vào sổ theo dõi, lưu số liệu vào máy vi tính như qui định, đồng thời lập chứng từ thu thủ tục phí theo biểu phí hiện hành (20 USD một L/C) và gửi thư thông báo cho khách hàng. Thư thông báo L/C làm thành 2 bản, một bản giao cho khách hàng một bản lưu tại hồ sơ L/C. Trên thông báo L/C phải lưu ý khách hàng nghiên cứu kỹ L/C có điều khoản nào không đúng theo hợp đồng đã ký hoặc cần phải thay đổi thì liên hệ trực tiếp với người mua để sửa đổi L/C. Trường hợp những L/C mà ngân hàng không thể xác nhận được tính chân thực (như chữ kí không đúng, hoặc không có trong mẫu chữ ký, mã khoá sai, không đúng mẫu điện SWIFT...) thì phải thông báo ngay cho ngân hàng mở L/C biết mà không thông báo cho khách hàng. Trường hợp khách hàng có yêu cầu thông tin thì chỉ giao cho khách hàng bản sao L/C mà ngân hàng không chịu trách nhiệm gì về việc cung cấp thông tin ấy hoặc ngân hàng có thể từ chối thông báo L/C. Việc từ chối phải được thông báo ngay cho ngân hàng mở L/C biết. Việc thông báo L/C cho khách hàng là các nhà xuất khẩu Việt Nam phải đảm bảo yêu cầu chính xác, rõ ràng, kịp thời và phải gưỉ bản gốc L/C và kèm theo bản thông báo cùng với phiếu thu thủ tục phí. + Nghiên cứu L/C để tư vấn cho khách hàng tại Việt Nam Khi nhận được L/C từ ngân hàng nước ngoài gửi tới, với chức năng là ngân hàng thông báo, Vietcombank có thể giúp đỡ xem xét các điều khoản, điều kiện trong L/C có đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu không. - Hiện nay Vietcombank có hơn 1300 ngân hàng đại lý ở hơn 85 quốc gia trên thế giới nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán XNK. Hiện nay có nhiều ngân hàng Vietcombank có quan hệ thanh toán mà không có quan hệ đại lý nên khó khăn trong việc xác định tính chân thực của L/C cũng như việc đòi tiền các ngân hàng này. - L/C mở bằng thư hoặc xác nhận bằng thư có tới 90% là sai mẫu chữ ký hoặc không có mẫu chữ ký đăng ký nên phải điện yêu cầu xác nhận bằng Telex có mã. Với những ngân hàng có quan hệ đại lý thì việc xác định không khó khăn lắm nhưng với những ngân hàng không có quan hệ đại lý thì phải xác nhận qua ngân hàng thứ ba, có trường hợp ngân hàng này không đồng ý xác nhận nên phải nhờ một ngân hàng khác. Có một số ngân hàng đại lý chưa có thiện chí trong việc hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngân hàng mà họ thiên về bảo vệ quyền lợi khách hàng trong nước cũng như cố tình bắt lỗi bộ chứng từ để tránh rủi ro. Điển hình là các ngân hàng Hàn Quốc, Hongkong thường thanh toán chậm, các L/C mở ở các thị trường này thường có điều khoản thanh toán bất lợi cho nhà xuất khẩu như đòi tiền từ ngân hàng thứ 3 là chi nhánh của họ ở nước thứ 3 bằng hối phiếu. Điều này làm mất thời gian và chi phí của khách hàng. - Việc sửa đổi L/C cũng là vấn đề cần quan tâm. Theo điều 11 và 13 của UCP500 qui định trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng thông báo khi nhận được những chỉ thị về sửa đổi L/C. Khi nhận được sửa đổi của ngân hàng mở L/C cho khách hàng sau khi đã kiểm tra tính chân thực của sửa đổi L/C. Vietcombank không thông báo sửa đổi L/C nếu Vietcombank không phải là ngân hàng thông báo L/C gốc, đồng thời báo ngay cho ngân hàng mở L/C về việc không thông báo đó. - Trên thực tế có những L/C hoặc sửa đổi L/C phải sau hàng tháng mới thông báo được. Khách hàng trong nước cần L/C để giao hàng nhưng không có nên lỡ chuyến hàng của họ. Thậm chí có L/C không thông báo được phải gửi trả lại cho ngân hàng mở, tốn kém điện phí mà không thu được của bên mở cũng như bên hưởng. - Điện nhiều khi bị chập, telex bị ngắt quãng, thậm chí có điện nhận sai số. - Việc đòi tiền ngân hàng ngân hàng hoàn trả khác ngân hàng mở L/C cũng gặp nhiều khó khăn. Nếu chứng từ phù hợp thì việc đòi tiền thuận lợi song trên thực tế các chứng từ hàng xuất có tới 80% là sai sót. Nên khi gửi chứng từ đi đòi tiền phải chờ ngân hàng mở chấp nhận thanh toán mới được đòi tiền ngân hàng hoàn trả. Vì vậy có những bộ chứng từ có giá trị ít khi thanh toán xong không đủ tiền trả các chi phí. - Việc nhận chứng từ do khách hàng gửi đến và kiểm tra bộ chứng từ cũng còn nhiều bất cập. Nhận được thông báo L/C, người xuất khẩu thực hiện giao hàng và lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C. Tuỳ thuộc vào qui định của L/C mà người xuất khẩu xuất trình chứng từ tại đâu. Đối với trường hợp L/C qui định L/C có hiệu lực thanh toán tại Vietcombank thì bộ chứng từ đó phải được xuất trình tại Vietcombank. Hoặc L/C cho phép chiết khấu tự do thì bộ chứng từ theo L/C đó được xuất trình tại Vietcombank hay bất cứ ngân hàng nào theo sự lựa chọn của người xuất khẩu. Lúc này Vietcombank có thể vừa là ngân hàng thông báo vừa là ngân hàng thanh toán cho người hưởng lợi và đòi tiền ngân hàng mở L/C Một bộ chứng từ thanh toán thường gồm các chứng từ sau -Hoá đơn thương mại -Vận đơn -Bảng kê đóng gói chi tiết -Hoá đơn bảo hiểm -Giấy chứng nhận trọng lượng,chất lượng,đóng gói,xuất xứ, khử trùng.... Việc kiểm tra chứng từ bảo đảm phù hợp, chặt chẽ các mặt sau -Loại, số lượng chứng từ xuất trình -Thời hạn xuất trình -Nội dung, yếu tố của chứng từ phù hợp với qui định của L/C Một bộ chứng từ hoàn hảo phải phù hợp với các điều kiện trên hai phương diện -Mỗi chứng từ phải phù hợp với qui định củaL/C và theo qui định của UCP 500. -Các chứng từ phải phù hợp với nhau. Việc kiểm tra bộ chứng từ hiện nay có thực trạng như sau: có khách hàng muốn ngân hàng không được bắt lỗi họ vì như vậy gây khó dễ cho họ, có khách hàng lại cho rằng ngân hàng phải kiểm tra và phát hiện mọi sai sót, phát hiện tất cả các bất hợp lệ trước khi gửi đi nước ngoài. Điều này gây khó khăn cho cán bộ ngân hàng trong việc kiểm tra bộ chứng từ vì trong UCP500 chỉ qui định ngân hàng phải kiểm tra một cách hợp lý bộ chứng từ chứ không chỉ ra thế nào là hợp lý. Nếu xảy ra tranh chấp giữa các bên thì cán bộ ngân hàng gặp rất nhiều. Trên thực tế có tới 80% chứng từ có sai sót. Các sai sót thường xảy ra từ bộ chứng từ. + Các bất hợp lệ thường gặp trong hối phiếu: - Người xuất khẩu không thể giao hàng đúng như quy định trong L/C nhưng không xin sửa đổi gia hạn L/C và ký phát hối phiếu đòi tiền, người ký phát hối phiếu đã quá hạn hiệu lực của L/C. - Sai tên và địa chỉ các bên liên hệ do lỗi chính tả khi đánh máy. - Số tiền ghi trên hối bằng số và bằng chữ không khớp nhau hoặc khác với giá trị L/C do lỗi chính tả hoặc sơ sót khi nhập bộ chứng từ + Các bất hợp lệ thường gặp trong hoá đơn thương mại: - Tên, địa chỉ người mua hoặc người bán khác với L/C hoặc các chứng từ khác - Số bản hoá đơn phát hành không đầy đủ so voái yêu cẩu của L/C hoặc ngày lập hóa đơn không hợp lý. Ví dụ như ngày lập hoá đơn sau ngày lập vận đơn hoặc sau ngày hết hiệu lực của L/C. - Số lượng đơn gía mô tả hàng hoá và tổng giá trị hàng hoá trên hoá đơn không đầy đủ hoặc không phù hợp với những nội dung quy định trên L/C. + Các bất hợp lệ thường gặp trong phiếu đóng gói trọng lượng: - Người xuất khẩu không xuất trình đầy đủ các bản phiếu đóng gói/trọng lượng đầy đủ như L/C quy định - Ngày lập phiếu sau ngày ký vận đơn - Phần mô tả hàng hoá không ghi đầy đủ và ký mã hiệu cần có được nêu trong L/C - Trên phiếu ghi sai tên người gửi hoặc người nhận - Đôi khi có sự không đồng nhất giữa phiếu đóng gói với L/C và một số chứng từ khác như: Phương thức thanh toán số L/C, ngày phát hành L/C, cảng bốc cảng dỡ. + Các bất hợp lệ thường gặp trong vận đơn: - Tên, địa chỉ của người gửi hàng, người nhận hàng, người thông báo không trùng với quy định của L/C - Cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng trên vận đơn không khớp với quy định của L/C + Các bất hợp lệ thường gặp trong chừng từ bảo hiểm: - Lỗi do sơ suất do chính tả khi đánh máy tên và địa chỉ của các bên liên quan đến chứng từ bảo hiểm. - Trên chứng từ bảo hiểm người bán quên không ký hậu để chuyển quyền sơ hữu bảo hiểm cho người mau mua. - Những mô tả hàng hoá và số tiền trên chứng từ bảo hiểm không khớp với L/C hoặc các chứng từ khác. Ÿ Rủi ro tín dụng Vietcombank Hải Phòng với vai trò là ngân hàng của người hưởng lợi thực hiện việc thanh toán theo yêu cầu chiết khấu của khách hàng hay chờ thông báo hoàn trả của ngân hàng nước ngoài. Rủi ro loại tín dụng thường xảy ra trong nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ. Vietcombank Hải Phòng chiết khấu chứng từ dưới 2 hình thức: chiết khấu truy đòi, chiết khấu miễn truy đòi. Các điều kiện để ngân hàng thực hiện chiết khấu miễn truy đòi: L/C trả tiền ngay và cho phép đòi tiền bằng điện. L/C quy định vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và toàn bộ vận đơn gốc được xuất trình cho Vietcombank Hải Phòng. Chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. Ngân hàng phát hàng L/C phải là ngân hàng có uy tín trên thi trường quốc tế và có quan hệ thanh toán sòng phẳng với ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng. Cán bộ ngân hàng phải kiểm tra các thông tin về mặt hàng, giá cả, thị trường tiêu thụ của lô hàng nhập vào thời điểm chiết khấu. Thường Vietcombank Hải Phòng thực hiện chiết khấu truy đòi vì ngân hàng có quyền truy đòi khách hàng khi bên nước ngoài từ chối thanh toán. Chiết khấu truy đòi được áp dụng cho cả L/C trả ngay và L/C trả chậm. Đối với L/C trả chậm việc chiết khấu chỉ được thực hiện khi nhận được điện chấp nhận thanh toán hoặc hối phiếu được ký hậu chấp nhậnthanh toán vào ngày đáo hạn bởi ngân hàng phat hành (ngân hàng xác nhận). Số tiền chiết khấu tuỳ từng trường hợp cụ thể mà áp dụng linh hoạt nhưng không vượt quá 90% trị gía bộ chứng từ được chiết khấu. Doanh số cho vay chiết khấu của Vietcombank Hải Phòng tăng qua các năm do nhu cầu vay vốn sản xuất hàng xuất khẩu. Năm 2001 doanh số chiết khấu đạt 10.245.376USD trong đó chủ yếu chiết khấu đối với các doanh nghiệp nhà nước chiếm70% sau đó là các công ty trách nhiệm hữu hạn. Thực chất đây là một khoản cho vay được thế chấp bởi bộ chứng từ hàng xuất theo L/C. Theo quy định nếu quá 60 ngày kể từ ngày chiết khấu mà Vietcombank Hải Phòng không nhận được thông báo trả tiền của ngân hàng nước ngoài thì ngân hàng có quyền tự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0085.doc
Tài liệu liên quan