Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty Xi măng Lạng sơn

Lời Mở Đầu 1

Chương I- Lý luận cơ bản về quản lý nhân sự 2

I- Lý luận chung về quản lý nhân sự trong doanh nghiệp 2

1. Khái niệm và đặc trưng của quản lý nhân sự: 2

2. Mục tiêu của quản lý nhân sự 2

3. Vai trò, chức năng và cơ cấu bộ máy quản lý nhân sự trong doanh nghiệp: 3

II- Đặc trưng, vai trò và các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong xí nghiệp. 4

1. Đặc trưng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 4

2. Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 5

3. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân sự trong doanh nghiệp 5

III- Nội dung Quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 8

1. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 9

2. Ấn định mục tiêu cụ thể. 9

3. Lựa chọn các phương pháp thích hợp 10

4. Thực hiện chương trình đào tạo và phát triển 10

5. Đánh giá chung về chương trình đào tạo phát triển 10

 

Chương II- Phân tích tình hình quản trị nhân sự ở Công ty Xi măng Lạng sơn trong thời gian qua. 11

I. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy xi măng Lạng Sơn: 11

II- Mục tiêu, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của Công ty. 12

1. Mục tiêu: 12

2. Nhiệm vụ: 12

3 Quyền hạn và phạm vi hoạt động 12

III- Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý Nhà máy xi măng Lạng Sơn 12

IV. Tuyển chọn và bố trí lao động ở Công ty xi măng Lạng Sơn 14

V. Phân tích thực trạng công tác quản lý nhân sự Tại Công ty Xi măng Lạng Sơn. 16

1- Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm gần đây 16

2. Thực trạng lực lượng lao động của Công ty. 18

3. Quản lý và tổ chức lao động thông qua quỹ tiền lương. 21

VI. Đánh giá chung công tác quản lý nhân sự ở công ty xi măng lạng sơn 25

1. Những kết quả đạt được. 25

2. Một số mặt hạn chế. 25

 

Chương III- Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty Xi măng Lạng Sơn 26

I. Mục tiêu, phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 26

II. Một số biện pháp hoàn hiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty . 27

1. Phân tích công việc: 27

2. Công tác tuyển dụng nhân sự. 27

3. Bồi dưỡng đào tạo nhân sự. 28

4. Chế độ đãi ngộ người lao động. 28

 

Kết luận 29

 

doc31 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty Xi măng Lạng sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức và quản lý doanh nghiệp: Tổ chức là một khâu quan trọng trong doanh nghiệp hiện nay. Nếu công tác tổ chức tốt thì sự phối hợp giữa các khâu trong sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao. Một bộ máy quản lý có cơ cấu hợp lý được bố trí chặt chẽ, phân cấp rõ ràng thì sẽ thuận lợi cho công tác quản lý đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đơn vị thành viên, giữa doanh nghiệp với các phòng ban nghiệp vụ phải được thông suốt. Chức năng, quyền hạn của mỗi đơn vị trực thuộc làm đúng sẽ tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp có khả năng xây dựng đúng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Quản lý là sự cần thiết để thực hiện các mục tiêu bằng cách tác động, chỉ đạo và kết hợp nhằm đạt được kết quả như mong muốn. g. Về cơ sở vật chất - kỹ thuật: Để tiến hành các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, cần trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và con người phục vụ cho công tác đó. Cơ sở vật chất tốt tạo điều kiện cho giáo viên truyền đạt kiến thức cho học viên được tốt, học viên yên tâm trong quá trình học tập. III- nội dung Quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Bất kỳ kiểu cơ cấu tổ chức nào về tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tiêu chuẩn chính phải thỏa mãn là: Góp phần nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp càng phải xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thích hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có tiến trình đào tạo và phát triển năng động, linh hoạt, phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp đề ra thì sẽ dễ thành công. Sơ đồ 2: Tiến trình đào tạo và phát triển Môi trường bên ngoài Môi trường bên trong Định rõ nhu cầu đào tạo và phát triển ấn định các mục tiêu cụ thể vào xây dựng chương trình đào tạo và phát triển Lựa chọn các phương pháp thích hợp Định rõ nhu cầu đào tạo và phát triển Thực hiện chương trình đào tạo và phát triển Đánh giá chương trình đào tạo và phát triển 1. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trước hết phải xuất phát từ nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Nhu cầu đào tạo và phát triển được xác định bằng cách so sánh giữa nhu cầu phát triển của doanh nghiệp với năng lực hiện có của người lao động. Bất kỳ một khoảng trống nào cũng có thể trở thành mục tiêu của đào tạo và phát triển. Song trên thực tế thì kinh phí đào tạo và phát triển tương đối lớn. Do đó cần đào tạo một cách hợp lý đúng với nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp. Nếu đào tạo không hợp lý dẫn đến kinh phí bỏ ra lớn nhưng đem lại kết quả không được như mong muốn. Bên cạnh đó, nếu đào tạo không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với người lao động, sẽ không khuyến khích họ lao động tốt. 2. ấn định mục tiêu cụ thể. Đây là giai đọan quan trọng trong tiến trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. ấn định mục tiêu cụ thể giúp cho doanh nghiệp xác định rõ các khóa đào tạo kiến thức và kỹ năng cụ thể mà người cán bộ sẽ phải học, số người đi đào tạo, họ ở bộ phận nào và khóa học diễn ra vào thời điểm nào... 3. Lựa chọn các phương pháp thích hợp Thực tế có nhiều phương pháp đào tạo và phát triển. Các phương pháp này rất đa dạng và phù hợp với từng đối tượng từ công nhân sản xuất trực tiếp đến các cán bộ quản lý cấp cao. Có những phương pháp đào tạo tinh vi, tốn kém nhưng có những phương pháp sử dụng phương tiện đào tạo giản đơn, rẻ tiền mà đem lại hiệu quả cao. Nhà quản lý cần lựa chọn các phương pháp phù hợp với đối tượng được chọn và điều kiện, mục tiêu của doanh nghiệp. 4. Thực hiện chương trình đào tạo và phát triển Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển, việc tổ chức thực hiện các khóa học, lớp học là hết sức cần thiết. Công tác tổ chức là sự nhóm gộp các hoạt động cần thiết để đạt mục tiêu đã đặt ra, tạo điều kiện để có những mối quan hệ ngang dọc trong đơn vị để cùng thực hiện mục tiêu chung. Một cơ cấu được thiết kế đầy đủ phải chỉ ra được ai? Làm gì? việc gì? có trách nhiệm đến đâu? và kết quả thực hiện ra sao? Sự phân công không rõ ràng là nguyên nhân dẫn đến sự điều hành tùy tiện, thực thi các nhiệm vụ ngoài thẩm quyền của mình hoặc không làm đầy đủ trách nhiệm được giao. Quan hệ giữa các bộ phận trở nên thiếu nguyên tắc và cản trở lẫn nhau. Sự cố gắng của nhân viên không phải hướng về nâng cao chất lượng đào tạo mà tìm cách sao cho có lợi về mình. 5. Đánh giá chung về chương trình đào tạo phát triển Việc đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên trước và sau khi đào tạo đem lại hiệu quả kinh tế, kết hợp với các hoạt động bổ trợ như hoạt động tài chính, hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, phát hiện những sai sót cần được khắc phục, cải tiến các khóa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phục vụ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Chương II Phân tích tình hình quản trị nhân sự ở Công ty Xi măng Lạng sơn trong thời gian qua. I. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy xi măng Lạng Sơn: Tên giao dịch: Nhà máy xi măng Lạng Sơn Trụ sở: Thị xã Lạng Sơn Điện thoại: 025.870194 Nhà máy xi măng Lạng Sơn là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập vào tháng 10/1960 lấy tên là “Xí nghiệp Vôi Phai Duốc” trực thuộc Ty kiến trúc tỉnh Lạng Sơn (Sở xây dựng), Nhiệm vụ là sản xuất vôi với quy mô nhỏ, số cán bộ công nhân viên chỉ vài chục người. Đến năm 1972 Ty kiến trúc tỉnh Lạng Sơn quyết định sáp nhập Xí nghiệp vôi với đội cơ giới đá Hồng Phong lấy tên là Xí nghiệp “Vôi đá” lúc này còn có nhiệm vụ sản xuất đá các loại, số lượng công nhân trên 100 người. Năm 1974 Xí nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất xây dựng thêm 2 lò vôi liên hoàn và sản xuất một số sản phẩm khác như ngói, xi măng, gạch lát, cột bê tông... số lượng công nhân gần 200 người. Đến năm 1978 Tỉnh Uỷ, UBND Tỉnh Lạng Sơn có chủ trương mở rộng mặt bằng Xí nghiệp, lập dự án xây dựng một phân xưởng sản xuất xi măng lò đứng P300. Cuối năm 1978 “Xí nghiệp Vôi đá” được đổi tên thành “Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng”. Trong thời gian này, do chiến tranh biên giới xảy ra, dự án ngừng thi công. Đến năm 1985, Phân xưởng sản xuát xi măng mới chính thức bước vào sản xuất với công suất thiết kế 10.000 tấn/năm. Năm 1991 “Xí nghiệp vật liệu xây dựng” được đổi tên thành “Nhà máy xi măng Lạng Sơn”. Sản lượng sản xuất xi măng ngày một tăng và trở thành sản phẩm chính của đơn vị. Từ năm 1985 trở lại đây nhu cầu về khối lượng sản phẩm ngày càng lớn đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Nhà máy đã mở rộng quy mô sản xuất xi măng. Làm luận chứng kỹ thuật dự án xây dựng dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng với công suất 85.000 tấn/năm với thiết bị hiện đại đồng bộ của Trung Quốc. Luận chứng kỹ thuật này được UBND Tỉnh Lạng Sơn đồng ý phê chuẩn. Đến quý III năm 1997 dây chuyền sản xuất xi măng với công suất 85.000tấn/năm bắt đầu chính thức đi vào hoạt động. Hiện nay Nhà máy xi măng Lạng Sơn cung cấp cho thị trường một lượng xi măng tương đối lớn, giá thành hạ. Nhà máy trở thành đơn vị làm ăn có hiệu quả. II- Mục tiêu, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của Công ty. 1. Mục tiêu: Là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Sở xây dựng Lạng Sơn, sản phẩm chủ yếu của Nhà máy hiện nay là xi măng, vôi cục, bê tông, gạch bê tông. Mục tiêu kinh doanh của Công ty tiến hành tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh có lãi là mục tiêu cần phải cố gắng nâng cao, song phải đảm bảo quá trình sản xuất không gây ra ô nhiễm môi trường và đảm bảo tối đa an toàn lao động. Ngoài ra Công ty còn đang mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đẩy nhanh phát triển kinh tế của tỉnh. 2. Nhiệm vụ: Để hoà mình với nền kinh tế đất nước, xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường, theo hướng xã hội chủ nghĩa. Công ty đã đề ra một số nhiệm vụ sau: - Thực hiện phân phối lao động và công bằng xã hội, tổ chức tốt đời sống văn hoá tinh thần cho cán bộ công nhân viên. - Thực hiện các chỉ tiêu kinh tế và xã hội do UBND tỉnh giao cho, cụ thể là: + Nộp ngân sách đầy đủ + Đảm bảo việc làm ổn định và thu nhập hợp lý cho cán bộ công nhân viên. + Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Sử dụng mọi nguồn lực có hiệu quả, phát huy được tối đa sức mạnh của Công ty. 3 Quyền hạn và phạm vi hoạt động Được sự cho phép của UBND tỉnh, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở xây dựng, Nhà máy xi măng Lạng Sơn có quyền chọn và sử dụng nguồn lao động sao cho có hiệu quả. Các sản phẩm của nhà máy hiện nay chủ yếu là xi măng và gạch bê tông. Các mặt hàng này Công ty có quyền tự liên hệ và tiêu thụ theo nhu cầu của khách hàng. III- Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý Nhà máy xi măng Lạng Sơn Do đặc điểm của Nhà máy có quy mô vừa nên tổ chức quản lý của nhà máy theo mô hình trực tuyến - chức năng. Sơ đồ 3: Tổ chức một bộ máy quản lý của Nhà máy xi măng Lạng Sơn Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh PX nguyên vật liệu PX gạch bê tông PX cơ điện PX thành phẩm PX khai thác đá PX lò Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch Phòng tại vụ Phòng TCHC Phòng tiêu thụ - Giám đốc phụ trách chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. - Phó giám đốc kinh doanh: Trực tiếp chỉ đạo công tác kế toán, kế hoạch vật tư của nhà máy, quản lý các phòng ban. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Chỉ đạo sản xuất các bộ phận - Phòng tiêu thụ: Có nhiệm vụ mở rộng thị trường, đảm bảo vận chuyển hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng theo đúng số lượng, chất lượng, chế độ. - Phòng tổ chức hành chính: Quản lý, điều động, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, tổ chức phát động thi đua Nhà máy. - Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, điều hành sản xuất và tạo sự nhịp nhàng giữa các phân xưởng. - Phòng kỹ thuật KCS: Thực hiện công tác quản lý kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm. - Phòng tài vụ kế toán: Tổ chức thực hiện công tác hoạt động các loại và tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch thu chi tài chính. Hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm, cấp phát lương cho cán bộ công nhân Nhà máy. - Các bộ phận sản xuất chính: + Phân xưởng liệu + Phân xưởng lò + Phân xưởng khai thác đá + Phân xưởng thành phẩm + Phân xưởng cơ điện + Phân xưởng gạch bê tông. Ngoài ra Nhà máy còn có đội xe phục vụ kế hoạch vận chuyển hàng hoá vật tư theo yêu cầu sản xuất. Tổ bảo vệ làm nhiệm giữ gìn trật tự an toàn nội bộ Nhà máy, phát hiện ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực trong Nhà máy, kiểm soát hàng hoá qua cổng Nhà máy. IV. Tuyển chọn và bố trí lao động ở Công ty xi măng Lạng Sơn Tuyển dụng lao động là một công việc được tiến hành theo quá trình chặt chẽ xuất phát từ nhu cầu của các phòng ban trên xuống về nhân viên. Khi có nhu cầu nhân viên các đơn vị xin ý kiến của Giám đốc thông qua phòng Tổ chức lao động để tiến hành xét tuyển. Hiện nay, Công ty xi măng Lạng Sơn tuyển dụng theo quy trình như sau (sơ đồ 4): Quy trình tuyển chọn theo sơ đồ 4. Tuy nhiên hiện nay do nhiều lý do khác nhau mà các doanh nghiệp nói chung và Công ty xi măng Lạng Sơn nói riêng thường chưa thực hiện đầy đủ các bước tuyển chọn này. Chính vì vậy mà chất lượng tuyển chọn không được tốt, điều này đã hạn chế nhất định đến sự sự phát triển của Công ty, làm cho Công ty không phát huy được hết khả năng của mình. Sơ đồ 4: Quy trình tuyển chọn lao động Xét hồ sơ xin việc Trắc nghiệm Phỏng vấn sơ bộ Phỏng vấn kỹ Tham khảo và thẩm tra lý lịch Quyết định tuyển chọn Khám sức khỏe Tuyển dụng bổ nhiệm ứng viên bị loại Trên thực tế, Công ty thường tuyển chọn theo các bước sau đây: Bước 1: Xét chọn sơ bộ: - Khi có nhu cầu tuyển chọn lao động, Công ty thông báo nội dung trên bảng để CBCNV biết (ngành nghề, số lượng...). - Phòng Tổ chức lao động tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đầy đủ theo tiêu chuẩn quy định và trình Hội đồng tuyển dụng. - Hội đồng xét chọn sơ bộ để tiếp tục đánh giá, kiểm tra năng lực, trình độ. Công ty thành lập Hội đồng đánh giá số ứng viên đã chọn sơ bộ. - Sau khi có kết quả đánh giá (đã cộng điểm ưu tiên cho con em nhân viên trong Công ty) Hội đồng tuyển dụng lao động xét chọn trên nguyên tắc: ã Lấy những người có điểm đạt yêu cầu (điểm trung bình trở lên). ã Lấy những người có điểm cao từ trên xuống dưới. Kết quả được công khai cho cán bộ công nhân biết. Bước 2: Những người được Hội đồng tuyển dụng lao động xét chọn phải qua thời gian thử việc theo quy định của nhà nước. ã Đối với công nhân viên không quá 30 ngày. ã Đối với kỹ sư không quá 60 ngày. Sau thời gian thử việc, trưởng phòng hoặc quản đốc phân xưởng có người thử việc đánh giá kết quả ghi nhận xét và gửi cho phòng Tổ chức cán bộ để xem xét trình Giám đốc Công ty. ã Người đạt yêu cầu tuyển dụng sẽ được: Giám đốc Công ty ký hợp đồng lao động và quyết định tiếp nhận. ã Người không đạt yêu cầu tuyển dụng sẽ không được tiếp nhận. Quá trình tuyển dụng của Công ty đã được thực hiện và giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên việc đánh giá trình độ, năng lực và phong cách làm việc của người đến xin việc thường kỳ được chính xác nên chất lượng lao động có nhiều hạn chế. *. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên Ngày nay kinh nghiệm của các công ty thành đạt trên thế giới đều chứng tỏ rằng công ty nào có ban lãnh đạo chú trọng tới các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên thì công ty đó thành công trong kinh doanh. Việc định hướng và đào tạo này không những được thực hiện với mọi cấp lãnh đạo mà còn xuống tới công nhân có tay nghề thấp nhất, dĩ nhiên với hình thức huấn luyện hoàn toàn khác nhau với nội dung khác nhau. Phát triển tài nguyên nhân sự là các họat động nhằm hỗ trợ, giúp các thành viên, các bộ phận và toàn bộ tổ chức hoạt động hiệu quả hơn đồng thời nó còn cho phép tổ chức đáp ứng kịp thời những thay đổi của con người, công việc và môi trường. Quá trình phát triển đối với một nhân viên được tiến hành từ khi người đó bắt đầu làm việc trong doanh nghiệp cho đến khi nghỉ việc. Quá trình này thể hiện trong các hoạt động huấn luyện ban đầu để giúp cho nhân viên đó hòa nhập vào doanh nghiệp khi mới được tuyển và các khóa huấn luyện nâng cao tay nghề, hay kĩ năng trong suốt cuộc đời làm việc trong doanh nghiệp. Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Xi măng Lạng Sơn đã được Sở Xây dựng Lạng Sơn giao cho ngay từ những ngày đầu mới thành lập và được tổ chức huấn luyện theo các hình thức dưới đây (sơ đồ 5): Sơ đồ 5: Quy trình đào tạo ở Công ty Xi măng Lạng Sơn. Xác định rõ nhu cầu đào tạo -PT ấn định các mục tiêu cụ thể Lựa chọn phương pháp thích hợp Lựa chọn phương tiện thích hợp Thực hiện chương trình ĐT - PT Đánh giá chương trình ĐT - PT V. Phân tích thực trạng công tác quản lý nhân sự Tại Công ty Xi măng Lạng Sơn. 1- Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm gần đây Chuyển sang nền kinh tế thị trường, Công ty Xi măng Lạng sơn cũng như các doanh nghiệp khác phải tự hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình . Sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu Công ty Xi măng Lạng sơn có thể tự hào về những thành tưụ mà mình đạt được, thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2001/2000 2000 2001 Số tuyệt đối Tỷ lệ % 1. Doanh thu 54.248,413 62.326,000 8.077,587 14,8 2. Lợi nhuận 3.500,0 4.465,0 965 27,5 3. Nộp ngân sách 3.013,936 4.007,0 993 32,9 4. Tổng số lao động 400 450 50 12,5 5. Năng suất lao động 1 CNV 135,62 138,50 2,88 2,12 6. Chi phí tiền lương 6.193,085 8.200,000 2.006,915 32,1 7. Thu nhập bình quân 1,290.200 1,833.8 0,543.6 42,1 Qua số liệu trên ta thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty có xu hướng tăng lên, cụ thể là: - Doanh thu năm 2000 là 54.248,413 triệu đồng, năm 2001 là 62.326,000 triệu đồng, tăng 8.077,587 triệu đồng với tỷ lệ tăng 14,8%. Với đà tăng này Công ty đã đặt kế hoạch doanh thu cho năm 2002 là 71.000,000 triệu đồng. - Bên cạnh đó lợi nhuận năm 2001 tăng 965 triệu đồng so với năm 2000; tăng với tỷ lệ 27,5%.Đây là một điều đáng mừng cho Công ty, bởi lợi nhuận tăng sẽ giúp cho Công ty có tích luỹ để làm ăn ngày càng khá hơn. - Trong năm 2001 Công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, tăng 993 triệu đồng so với năm 2000 ; nghĩa là tăng với tỷ lệ 32,9%. - Tổng số lao động năm 2001 là 450 người tăng 50 người so với năm 2000, do tăng năng suất lao động nên tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên tăng, so với năm 2000 thì tiền lương của công nhân tăng 42,1% với mức tăng tuyệt đối là 0,543.6 triệu đồng người/tháng. Tuy nhiên, năng suất lao động năm 2001 chỉ tăng 2,12% so với năm 2000. Trên thực tế tiền lương bình quân đã tăng gấp 20 lần so với tốc độ tăng năng suất lao động. Công ty đã không bảo đảm nguyên tắc quan trọng là là tốc độ tăng năng suất lao động phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Dù sao qua một số chỉ tiêu trên ta có thể thấy trong những năm vừa qua Công ty đã có kết quả đáng khích lệ, làm cho thu nhập người lao động tăng lên, tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động, đời sống của cán bộ nhân viên trong Công ty ngày được nâng cao, bên cạnh đó Công ty cũng chấp hành đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước đó, là nộp ngân sách tăng nhiều. 2. Thực trạng lực lượng lao động của Công ty. 1.1. Cơ cấu lao động của Công ty. Đối với các Doanh nghiệp nói chung và Công ty Xi măng Lạng Sơn nói riêng, việc xác định số lượng lao động cần thiết ở từng bộ phận, phòng ban, phân xưởng, lao động gián tiếp và lao động trực tiếp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành cơ cấu lao động tối ưu, nếu thừa lao động sẽ gây khó khăn cho bộ máy quản lý và hoạt động kinh doanh, nếu thiếu thì không đáp ứng được nhu cầu hoạt động nói chung của Công ty. Vì vậy phải làm sao cho cơ cấu được hài hoà bộ máy hoạt động gọn nhẹ, hợp lý. Bảng 3: Cơ cấu lao động của Nhà máy Xi Măng Lạng Sơn Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Số lượng Tỷ trọng% Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Tổng số lao động 379 100 400 100 450 100 Nam 316 83,4 332 83,2 371 82,4 Nữ 63 16,6 68 16,8 79 17,6 Cán bộ quản lý 16 4 19 4 23 5,1 Cán bộ kỹ thuật 9 2 15 3,8 15 3,3 Nhân viên 26 6 31 7 35 7,9 Lao động trực tiếp 328 86 335 83 377 83,7 Hiện nay tổng số lao động của công ty là 450 người, trong đó biên chế chính thức 52 người chiếm 11%, số còn lại là làm theo hợp đồng. ở Công ty tỷ lệ lao động nam chiếm 82,3% (371 người) tỷ lệ lao động nữ chiếm 17,6% (79 người). Cán bộ quản lý 5,1% (23người), cán bộ kỹ thuật chiếm 3,3% (15 người). Tỷ lệ lao động trực tiếp 83,7% (377 người). Tuổi đời trung bình của lao động là 30, tuổi nghề là 6 năm. Bảng trên là cơ cấu lao động của Công ty trong một số năm gần đây. Nhìn chung số lượng lao động có tăng lên (từ năm 1999 - 2001 tăng 71 người). Một phần là do nhu cầu của công việc, song là do chính sách tuyển dụng của Công ty, đó là nếu bố mẹ làm việc, cống hiến sức lao động cho Công ty thì con họ sau khi học xong sẽ được ưu tiên xét tuyển vào làm tại Công ty. Đây là một chính sách được người lao động hết sức ủng hộ, nó tạo niềm tin cho người lao động vào Công ty. Từ đó họ tin tưởng và cống hiến sức lao động để góp phần vào sự phát triển của Công ty. Song đứng trên giác độ toàn cục mà xét thì chính sách này là không thoả đáng, không phù hợp với Luật Lao động và chính sách chung của Nhà nước về lao động. Việc làm này của Công ty mang tính chất cục bộ hạn chế việc tuyển chọn được lao động có năng lực cao. Ngoài trình độ chuyên môn ra người lao động khi làm việc phải có sự phù hợp giữa công việc được giao và sức khỏe qua tuổi đời cũng như tuổi nghề ta sẽ có sự đánh giá đúng đắn qua việc dùng người. Công việc đòi hỏi kinh nghiệm thì phải dùng người có tuổi nghề cao, công việc cần sức khỏe ta nên chọn lao động mới tham gia hoặc ở lứa tuổi sung sức. Ta có thể tìm hiểu vấn đề này qua bảng độ tuổi lao động của Công ty Xi măng dưới đây. Bảng 4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi Tuổi Độ tuổi lao động 2001 Số người Tỷ trọng % Từ 20-35 208 46 Từ 35-45 152 34 Từ 46-60 85 18 Mới về hưu 4 0,9 Tổng số 450 100 Bảng trên là cơ cấu tuổi lao động của Công ty tính đến đầu năm 2002 ta có thể chia làm 3 loại lao động: Lao động trẻ (20-35). Lao động trung niên (35-45) Lao động già (46-60). Qua bảng cơ cấu lao động ta thấy lực lượng lao động của công ty Xi măng Lạng sơn có đặc trưng là tuổi khá trẻ bởi Công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên đây là một yếu tố thuận lợi cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Số lao động trên 46->60 tuổi, năm 2001 chỉ chiếm 18% tổng số lao động của toàn công ty. Lực lượng lao động ở độ tuổi 20->35 chiếm 46% .Đây là đội ngũ nhân viên trể chủ lực của Công ty và cũng là điều đáng mừng cho những tài năng trẻ cho việc bồi dưỡng và đào tạo . Bên cạnh đó số cán bộ ở độ tuổi 35->45 chiếm 152 người (chiếm 34%) là những người dầy dạn kinh nghiệm. Đây là đội ngũ lao động chính cho Công ty, họ có tay nghề ,trình độ kỹ thuật và sức khoẻ, do vậy trong công việc họ là lực lượng chủ chốt . Tóm lại đan xen giữa các loại lao động trong công ty là cần thiết, luôn có sự bổ xung lẫn nhau giữa kinh nghiệm và sức khỏe của công nhân. 1.2. Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Việc xác định số lượng lao động trực tiếp và số lượng lao động gián tiếp trong các doanh nghiệp nói chung và Công ty xi măng Lạng Sơn nói riêng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc vận hành bộ máy sản xuất, cũng như một cái máy muốn cho nó vận hành bình thường thì các bộ phận của nó phải ăn khớp với nhau. Trong doanh nghiệp cũng vậy số lượng lao động gián tiếp phù hợp thì bộ máy sản xuất của doanh nghiệp mới họat động có hiệu quả. Ta xem xét tình hình bố trí lao động của Công ty xi măng Lạng Sơn qua bảng số liệu dưới đây (1/2002). Bảng 5: Tình hình bố trí lao động công ty Xi măng Lạng Sơn STT Đơn vị Số lao động 1 Lãnh đạo Công ty 3 2 Phòng kế hoạch 6 3 Phòng tài vụ 6 4 Phòng tổ chức lao động 8 5 Phòng tiêu thụ 12 6 Phòng kỹ thuật 9 7 Tổng số lao động gián tiếp 44 8 PX nguyên vật liệu 75 9 PX lò 69 10 PX khai thác đá 112 11 PX thành phẩm 58 12 PX cơ điện 10 13 PX gạch bê tông 82 Tổng số lao động 406 Tổng số lao động của Công ty là 450 người tỷ lệ lao động gián tiếp là 16,3% tỷ lệ này là hơi cao. Cho nên vừa qua Công ty có đề ra một số biện pháp hoàn thiện cơ cấu lao động tại Công ty. Đó là cắt giảm một số lao động gián tiếp không cần thiết chuyển sang lao động trực tiếp, tiến hành chuyển dịch và thay đổi lao động trong các phân xưởng sản xuất sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. 3. Quản lý và tổ chức lao động thông qua quỹ tiền lương. 3.1. Chế độ tiền lương ở Công ty Xi măng Lạng Sơn. Lương bổng là một vấn đề muôn thủa của nhân loại và là một vấn đề nhức nhối đối với hầu hết các Công ty tại Việt Nam. Đây là một vấn đề từng gây tranh luận sôi nổi trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam trong nhiều năm qua, và hiện nó vẫn là vấn đề nóng bỏng đối với nước ta. Nếu chính sách tuyển dụng lao động là một quá trình phức tạp nhằm lựa chọn những nhân viên có khả năng vào làm việc, thì chính sách lương bổng là đòn bẩy kinh tế kích thích họ làm việc hăng say và có hiệu quả hơn trong công việc. Chính sách về lương nhằm duy trì củng cố lực lượng lao động làm việc tại Công ty bởi vì đối với những người lao động sống chủ yếu dựa vào đồng lương thì tiền lương là mối quan tâm hàng ngày của họ. Nó là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao mức sống của người lao động và gia đình họ. Có thể nói ngày nay vấn đề mà các nhà quản lý quan tâm hàng đầu là chính sách tiền lương cho người lao động bởi dù doanh nghiệp có tuyển chọn được đội ngũ lao động có trình độ và tay nghề, được bố trí vào những vị trí thích hợp nhưng chính sách lương bổng không phù hợp làm cho người lao động lo lắng về cuộc sống của họ không được ổn định dẫn đến tinh thần sa sút và hiệu quả lao động sẽ không cao. Việc tuyển dụng được những người phù hợp vào làm việc tại doanh nghiệp đã rất khó, khi họ đã vào làm doanh nghiệp mà có thể giữ chân được họ lại là điều khó hơn. Để làm được điều này cần tạo ra các chính sách về lương bổng đãi ngộ, các chính sách ưu tiên và khuyến khích khác... Hiểu rõ vấn đề này Công ty Xi măng Lạng Sơn sử dụng tiền lương không chỉ với mục đích đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động mà còn thông qua việc trả lương để kiểm tra theo dõi, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của người lao động. Do Công ty có nhiều loại lao động cho nên có nhiều cách trả lương khác nhau sao cho phù hợp với từng loại lao động, điều đó khuyến khích lao động làm việc với năng suất cao và cho phép kiểm soát dễ ràng hơn. Công ty đã áp dụng các hình thức trả lương như sau: - Lương theo thời gian được áp dụng đối với tất cả các Công ty nhân viên trong Công ty. Để trả lương chính xác, kế toán căn cứ vào số ngày làm việc thực tế thể hiện trên bảng chấm công và hệ số lương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36977.doc
Tài liệu liên quan