Thẩm định dự án vay vốn
(1) Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án:
- Mục tiêu đầu tư của dự án; Sự cần thiết đầu tư dự án.
- Qui mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm.
- Qui mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí; vốn cố định và vốn lưu động); Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.
(2) Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án. Vì vậy, Cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung chính cần xem xét, đánh giá gồm:
a. Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án
- Phân tích quan hệ Cung- Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án:
- Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng.
Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện như:
+ Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay.
+ Sự hợp lý của qui mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm.
+ Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế).
b. Đánh giá về cung sản phẩm
- Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.
- Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.
- Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới.
- Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước khu vực và quốc tế (AFTA, WTO, APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.) đến thị trường sản phẩm của dự án.
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung hạn tại BIDV chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án.
Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, Cán bộ thẩm định phải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán.
Ngoài ra, Cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.
b. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án
Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước.
Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả.
c. Nguồn vốn đầu tư
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, Cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án.
(6). Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.
Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau:
- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả.
- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.
Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, Cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.
Thông thường, việc tính toán sẽ sử dụng phần mềm Excel để thực hiện.
Trong quá trình tính toán, cần liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo tính liên tục khi chỉnh sửa số liệu. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo Báo cáo thẩm định gồm:
• Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ).
• Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.
Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính,
gồm có:
- Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50-70%).
- Khấu hao cơ bản.
- Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án.
Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:
* Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án:NPV; IRR; ROE (đối với những dự án có vốn tự có tham gia).
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ.
- Nguồn trả nợ hàng năm.
- Thời gian hoàn trả vốn vay.
- DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án).
Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, v.v. ... sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ thể.
1.3. Thực tế công tác thẩm định đối với dự án đầu tư khai thác - chế biến quặng mỏ sắt, cụ thể: “Dự án đầu tư khai thác - chế biến quặng mỏ sắt Bản Cuôn 1 của Công ty cổ phần Vật tư và thiết bị toàn bộ ( MATEXIM ) ”.
1.3.1.Thẩm định về công ty MATEXIM
1.3.1.1.Giới thiệu chung về công ty MATEXIM
a. Giới thiệu chung
Công ty Cổ phần Vật tư và thiết bị Toàn bộ ( Matexim) tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước thuộc tổng công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp ( VEAM ) – Bộ Công nghiệp. Công ty đuợc thành lập vào 17/09/1969 và được sắp xếp thành lập lại theo Quyết định số 214/QĐ/TCNĐT ngày 05/05/1993 của Bộ Công nghiệp, được cổ phần hóa theo quyết định số 3065/QĐ – BCN ngày 30/09/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch đầu tư Hà nội cấp ngày 6/6/2007.
Địa chỉ công ty : 36 Phạm Văn Đồng – Hà Nội
Điện thoại : ( 04 ) 7564.716 – ( 04 ) 8362.310 Fax : ( 04 ) 7.564.416
E-mail : matexim @ hn.vnn.vn
Website : matexim.com.vn
Gần 40 năm hoạt động MATEXIM đã không ngừng củng cố và phát triển, đến nay đã có 10 thành viên đơn vị trực thuộc Công ty, có trụ sở ở Thành phố Hà Nội và các Thành phố lớn khác của khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam và Tây Nguyên. Tổng doanh thu hàng năm của công ty đã lên tới hàng ngàn tỷ đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 40 - 50 triệu USD/năm, đã được Bộ thương mại và UBND Thành phố Hà Nội thưởng khuyến khích xuất khẩu hàng tỷ đồng/năm. Từ 01/7/2007 đã chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần. Vốn điều lệ của Công ty hiện nay là 74.000.000.000 đồng.
b.Tư cách pháp nhân
- Quyết định số 3065/QĐ-BCN ngày 30/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt phương án và chuyển công ty Vật tư và thiết bị toàn bộ thành công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ.
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế ngày 30/5/1998 mã số : 0100100336-1
- Giấy chứng nhận đăng lý xuất khẩu ngày14/10/1998 mã số : 0100100336-1
-Biên bản bầu ông Trần Quốc Hùng làm chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ ngày 24 tháng 11 năm 2006.
- Đăng ký kinh doanh số 0103017766 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 06/06/2007.
- Người đại diện theo pháp luật : ông Trần Quốc Hùng, Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty .
c. Ngành nghề sản xuất kinh doanh
* Các mặt hàng Xuất nhập khẩu và kinh doanh chủ yếu:
- Các loại vật tư, máy móc thiết bị và dây chuyền thiết bị toàn bộ, phục vụ cho sản xuất của tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, như công nghiệp , xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, đóng tầu, khai thác chế biến khoáng sản... trang trí nội thất, thiết bị văn phòng, hàng tiêu dùng, kim loại đen ( các loại thép phôi, gang ...), các loại thép hợp kim cao cấp, thép dụng cụ , thép chế tạo, thép tấm , thép lá, thép dây và các loại thép chuyên dùng đặc biệt khác, các loại Fe-ro, kim loại màu, khoáng sản, than cốc, than đá, thiết bị lạnh, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre; Sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy hải sản, phân bón, hóa chất, bột giấy , hạt nhựa, vật tư nông nghiệp, thiết bị dụng cụ y tế...
- Các loại lò công nghiệp và thiết bị sản xuất thép: Như các loại lò trung tần, lò tạo khí than, lò nhiệt luyện, lò tôi cao tần, lò thấm các bon, nitơ, lò nung điện trở...Máy đúc phôi liên tục...
- Các loại ôtô du lịch, ôtô chuyên dùng cho công an, quân sự, xe cứu thương.và các loại xe máy .
- Bán và bảo hành các sản phẩm của Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp (VEAM) để phục vụ cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp..
- Có hệ thống cửa hàng bán và bảo hành xe máy do Công ty Hoda uỷ nhiệm ( HEAD).
- Thu mua tất cả các loại thứ, phế liệu sắt, thép, kim loại màu, để tái sinh, tái chế phục vụ cho sản xuất và kinh doanh.
*Sản xuất và dịch vụ:
- Tổ chức khoan thăm dò và đầu tư dây chuyền công nghệ để khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt là quặng sắt ở Bản Cuôn - Chợ Đồn - Bắc Kạn để phục vụ cho sản xuất gang, thép và kinh doanh xuất nhập khẩu...
- Sản xuất gang đúc, gang luyện thép,thép cán, các loại kim loại mầu như: Thiếc, đồng, chì nhôm kẽm...
- Sản xuất gia công chế biến các sản phẩm tiêu dùng và bao bì bằng nhựa, bao bì bằng giấy, các sản phẩm đồ gỗ dân dụng và mỹ nghệ ... cho tiêu dùng và để xuất khẩu; Dây cáp điện, phân vi sinh, chế biến thức ăn gia súc, nuôi trồng thủy sản, sản xuất kinh doanh điện, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng, thi công lắp đặt các công trình điện từ 110KV trở xuống;
- Matexim có đội xe vận tải chuyên nghiệp, đội ngũ lái xe lành nghề, với gần 100 đầu xe các loại, có tải trọng từ 5 tấn đến 12 tấn thùng kín , chuyên vận tải các loại xe ôtô Civic , xe máy Honda, cùng các loại vật tư, hàng hoá khác đi khắp 64 tỉnh , thành trong cả nước. doanh thu về vận tải hàng năm đã đạt trên 50 tỉ đồng.
- Matexim có dồi dào tiềm năng về nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, nhà văn phòng ...cho thuê, tạo lên lợi thế để nhận đại lý vận chuyển, giao nhận hàng hóa cho tất cả các đối tác. Nhất là có nhiều tiềm năng về mặt bằng phục vụ cho việc xây dựng các dự án đầu tư lớn, như dự án xây dựng nhà văn phòng, chung cư cao cấp và biệt thự...để mở rộng, phát triển kinh doanh bất động sản.
d. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức của công ty : Cơ cấu Cty được tổ chức thống nhất từ trên xuông dưới. Bắt đầu từ Ban giám đốc đến các phòng ban, sau đó là các chi nhánh:
Công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ ( Matexim ) là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp được cổ phần hóa, có 389 cán bộ công nhân viên , trong đó hơn 200 cán bộ trình độ đại học và trên đại học. Công ty được đánh giá là đơn vị có uy tín trong thương trường, bộ máy quản lý công ty là những người có năng lực và trình độ. Hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả, doanh thu, lợi nhuận cũng như thu nhập của cán bộ nhân viên luôn tăng trưởng qua các năm.
Công ty cổ phần matexim có 9 đơn vị thành viên trực thuộc đóng trên các tỉnh và thành phố khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam :
Chi nhánh Vật tư Nam Hà nội : Quốc lộ 1 – Phú Xuyên – Hà Tây
Xn sản xuất và kinh doanh dịch vụ - Cầu Diễn – Từ liêm – Hà Nội
Xn Thương mại dịch vụ : tòa nhà matexim 36 Phạm Văn Đồng – Hà Nội.
CN Vật tư Thái Nguyên : QL3 – Thanh Xuyên – Thái Nguyên.
Xn kinh doanh xe và phục tùng : km 7- Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
và là cổ đông lớn trong các đơn vị như Công ty cổ phần Matexim Thăng Long, Công ty Liên doanh Cơ khí Việt Nhật, Công ty bảo hiểm PJICO, Công ty cổ phần Matexim Hải Phòng.
Cn Vật tư Tây Nguyên km5 Quốc lộ 14 Tân An – TP Buôn Mê Thuột.
Cn Vật tư Miền Nam : 127 Lý Chính Thắng – Q3 – TP Hồ Chí Minh.
Cn Vật tư Đà Nẵng : 57 Phan Chu Trinh – TP Đà Nẵng.
Chi nhánh Matexim Bắc Kạn : xã Ngọc Phái – huyện chợ Đồn – Bắc kạn.
Ngoài ra, Công ty Matexim còn là cổ đông chính , sáng lập trong các đơn vị sau :
Công ty cổ phần matexim Thăng Long : thị trấn Yên Viên- Hà Nội.
Công ty cổ phần Matexim Hải Phòng : số 1 Lê Lai – Hải Phòng.
Công ty Liên doanh Cơ khí Việt Nhật ( VJE ) Vật Cách – P.Quán Toan- Hải Phòng.
Công ty Bảo hiểm PJICO – đường Láng – Đống Đa – Hà Nội.
1.3.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
a.Tình hình sản xuất kinh doanh
Bảng 3 : Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị : triệu đồng
TT
Tên chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu thuần
640.996
703.209
1.062.242
2
Giá vốn hàng bán
618.701
672.943
1.026.143
3
Lợi nhuận gộp
22.285
30.226
36.081
4
Chi phí bán hàng và quản lý
15.018
17.785
25.004
5
Doanh thu từ hoạt động tài chính
4.064
2.618
2.813
6
Chi phí hoạt động tài chính
10.213
13.168
10.571
7
Lợi nhuận trước thuế
2.224
2.297
4.389
8
Thuế TNDN
281
416
965
9
LN sau thuế
1.943
1.881
3.424
10
Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu
0.3 %
0.27%
0.32%
Nguồn : Phòng kinh doanh Cty Matexim
Hoạt động kinh doanh của công ty hiện tại tốt. Công ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực thương mại gồm kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh hàng nội địa. Tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đạt hiệu quả cụ thể :
Doanh thu năm 2006 là 703.210 triệu, tăng so với năm 2005 là 62.214 triệu đồng, tốc độ tăng doanh thu là 9,7 %;
Tốc độ tăng doanh thu = - 1 = 9,7 %
Doanh thu năm 2007 tăng cao, so với năm 2006 tăng 359.033 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu = ( 1.062.242 : 703.209 ) – 1 = 51%.
Lợi nhuận năm 2007 là 3.424 triệu đồng tăng 1.543 triệu so với năm 2006; tốc độ tăng trưởng lợi nhuận = - 1 = 82%.
Như vậy, doanh thu và lợi nhuận của năm 2007 tăng cao, gần gấp đôi so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty quản lý tốt chi phí bán hàng và giá vốn hàng bán. Công ty có mạng lưới khách hàng rộng trong cả nước. Sản phẩm tiêu thụ tốt và có uy tín trên thị trường.
b.Tình hình tài chính của Matexim
Bảng 4 : Bảng cân đối kế toán :
TT
Tên chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
I
Tài sản LĐ và đầu tư ngắn hạn
270.183
235.412
266.861
1
Tiền
10.657
25.213
7.107
2
Các khoản phải thu
230.797
174.070
178.355
3
Hàng tồn kho
23.829
25.638
66.269
4
Tài sản lưu động khác
4.900
10.491
15.130
II
Tài sản CĐ và đầu tư dài hạn
40.614
45.550
52.417
5
TSCĐ
16.293
27.615
33.939
6
Đầu tư dài hạn
24.321
17.935
18.478
Tổng tài sản
310.797
280.962
319.278
I
Nợ phải trả
270.455
238.474
273.598
1
Nợ ngắn hạn
263.144
231.855
269.934
2
Nợ dài hạn
7.311
6.619
3.663
II
Nguồn vốn chủ sở hữu
40.342
42.488
45.681
1
Nguồn vốn , quỹ
40.087
41.882
42.948
2
Nguồn kinh phí
255
606
2.733
Tổng nguồn vốn
310.797
280.962
319.278
Nguồn : Phòng kinh doanh Cty Matexim
Dựa vào bảng cân đối kế toán :
- Phân tích tài sản : tổng tài sản năm 2006 là 280.962 triệu giảm so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 lại tăng và đạt 319.278 triệu đồng. Trong năm 2007, tài sản chủ yếu là các khoản phải thu- đây là các khoản phải thu từ hoạt động kinh doanh hàng hóa của doanh nghiệp, cụ thể : các khoản phải thu chiếm 55%; tiền chiếm 2,2%; hàng tồn kho chiếm 20,7%; tài sản lưu động khác chiếm 4,7 % và tài sản cố định chiếm 17,4%.
- Nguồn vốn : nợ phải trả là 273.598 triệu đồng. chiếm 85,7% tổng nguồn vốn. Nợ phải trả chủ yếu là các khoản người mua trả tiền trước, đây là khoản tiền ứng góp vốn theo tiến độ thi công dự án.
- Phân tích các chỉ số :
Bảng 5 : các chỉ số phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh
TT
Tên chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Hệ số tự tài trợ
0,13
0,15
0.14
2
Hệ số thanh toán ngắn hạn
1,03
1,02
1,0
3
Hệ số thanh toán nhanh
0,92
0,86
0,69
4
Vòng quay HTK( vòng )
26
26,25
15.48
5
Vòng quay vốn lưu động ( vòng )
2,37
2,98
3,98
Nguồn : Phòng kinh doanh Cty Matexim
Trong đó :
Hệ số tự tài trợ =
Nhận xét :
Hệ số thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh tương đối ổn định ở cả 3 năm.Hệ số thanh toán ngắn hạn đều > 1, còn hệ số thanh toán nhanh > 0,5 cho thấy mức bảo đảm khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
Các chỉ tỉêu hoạt động của doanh nghiệp năm 2006 và năm 2007 đạt ở mức cao. Vòng quay vốn lưu động tương đối cao, năm 2006 là 2,98 vòng và năm 2007 là 3,98 vòng, phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp tương đối tốt, tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn đồng thời tăng khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp.
Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty khá tốt, các khoản nợ có đủ tài sản làm đảm bảo; tình hình và khả năng thanh toán tốt, vốn lưu động luân chuyển tương đối nhanh. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Doanh thu đủ bù chi phí và có tích lũy; Do đặc thù kinh doanh là thương mại thuần túy nên vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản.
c. Công nợ các loại
Công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ Matexim hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nên thường xuyên có một lượng vốn lớn nằm tại khâu dự trữ, lưu thong do vậy số công nợ mà đơn vị đang chiếm dụng của bạn hàng là rất lớn. Các khoản công nợ này phát sinh và luận chuyển thường xuyên đối với từng khách hang cũng như toàn đơn vị cụ thể :
Bảng 6 :Các khoản nợ của Matexim
Nợ phải thu
Nợ phải trả
Khách hàng
52.046
Người bán
98.696
Thuế GTGT được khấu trừ
3.085
phải trả công nhân viên
3.128
Trả trước khách hàng
41.083
Khách hàng trước
11.458
Khác
37.666
Khác
17.312
Nguồn : Phòng kinh doanh Cty Matexim
Đối với các khoản phải thu của khách hang : 52.046 triệu đồng
Do các khách hàng của đơn vị thường xuyên có quan hệ mua bán hàng hoá như máymóc thiết bị , lương thực, thực phẩm, sắt thép, xi măng… với các bạn hàng trong nước cũng như nước ngoài trong quan hệ xuất nhập khẩu nên luôn có nợ gối đầu hoặc bạn hàng ứng trước cho đơn vị , tại mỗi thời điểm số lượng khách hàng là khác nhau và số công nợ với mỗi khách hàng cũng khác nhau do quá trình kinh doanh phát sinh và luân chuyển thường xuyên. Tất cả các khoản nợ của công ty không có khoản nợ nào tồn đọng và khó có khả năng thu hồi bởi đơn vị có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, có năng lực chính sách bán hàng rất tốt và thẩm định khách hàng chặt chẽ. Điều này được chứng minh bởi quan hệ vay trả của đơn vị với Chi nhánh lành mạnh, sòng phẳng cả vốn và lãi đối từng phương án vay vốn.
Đối với khoản nợ phải trả cho người bán : 89.696 triệu đồng.
Đối với khoản nợ phải trả cho người bán, đơn vị có đủ nguồn thu, đủ năng lực tài chính để thanh toán hết công nợ.
1.3.1.3.Quan hệ tín dụng với các ngân hàng
Thời điểm 31/12/2006 :
Đơn vị : triệu đồng
TT
Tên Ngân hàng
Tổng số
Trong đó
Ngắn hạn
Trung - DH
1
NH BIDV Chi nhánh Thăng Long
58.497
48.534
9.963
2
Sở GD1 NHCT Việt Nam
6.400
6.400
0
3
NHNT Thăng Long
26.200
26.200
0
Tổng
91.097
81.134
9.963
Thời điểm 31/12/2007
Đơn vị : triệu đồng
TT
Tên Ngân hàng
Tổng số
Trong đó
Ngắn hạn
Trung - DH
1
NH BIDV Chi nhánh Thăng Long
28.737
25.403
3.334
2
Sở GD1 NHCT Việt Nam
19.278
19.278
0
3
NHNT Thăng Long
18.017
18.017
0
Tổng
66.032
62.698
3.334
MATEXIM là khách hàng vay vốn thường xuyên , vay trả song phằng cả nợ gốc, lãi đúng hạn.
Sử dụng tiền vay đúng mục đích, không có phát sinh nợ quá hạn. Các khoản nợ có đủ tài sảnl àm đảm bảo.
Công ty sử dụng đầy đủ các dịch vụ Ngân hàng như phát hành bảo lãnh, thanh toán L/C, mua bán ngoại tệ….
Trong những năm qua Công ty vay trả gốc sòng phẳng, không phát sinh nợ quá hạn và lãi treo với Chi nhánh Thăng Long và các tổ chức tín dụng khác.
1.3.2. Thẩm định chi tiết dự án
1.3.2.1. Xem xét, đánh giá các nội dung chính của dự án
a.Mô tả dự án và đặc điểm dự án
Đây là dự án Đầu tư khai thác - chế biến quặng mỏ sắt ở thôn Bản Cuôn – xã Ngọc Phái- huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn của công ty Cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ.
Quy mô dự án : diện tích khai thác là 30 ha với công suất của dự án là 200.000 tấn quặng tinh /năm. Theo kết quả khảo sát thì trữ lượng mỏ vào khoảng 1,8 triệu tấn .Thời gian tiến hành dự án được chia làm 2 giai đoạn : giai đoạn 1 : 2007 -2011; giai đoạn 2 : 2011 – 2016
Dự án được thực hiện nhằm mục đích khai thác chế biến quặng sắt Ma nhê tít ( Fe3O4 ) phục vụ sản xuất gang của lò cao trên địa bàn và xuất khẩu đổi lưu than cốc.
Tổng vốn đầu tư cố định : 56.650.000.000 đ
Tổng mức đầu tư : 71.650.000.000 đ
b. Sự cần thiết phải đầu tư dự án
Kinh tế nước ta đang phát triển ổn định với mức tăng trưởng 8-9 %/năm, trong đó công nghiệp tăng trưởng trên 15%/năm. Đặc biệt là ngành công nghiệp xây dựng, giao thông,cơ khí…với tốc độ tăng trưởng hơn 20%/năm, vì vậy nhu cầu về sắt thép ngày càng nhiều. Do thiếu hụt nên hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu hàng triệu tấn sắt thép và hơn 50% lượng phôi cho sản xuất trong nước. Ngành công nghiệp sắt thép vừa phải cân đối sản xuất và tiêu dùng vừa phải cơ cấu, quy hoạch, cải tổ lại từ việc khai thác khoáng sản, chế biến quặng sắt nhằm hợp lý hoá nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Mặt khác, do Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp đã đưa vào hoạt động nhà máy luyện gang Cẩm Giàng tại huyện Bạch Thông, thị xã Bắc Kạn với công suất giai đoạn 1 : 20.000 tấn gang/năm tương ứng với lò cao25m³ . Dự kiến trong thời gian tới Matexim sẽ tiếp nhận lại Nhà máy gang Cẩm Giàng từ Tổng công ty và thực hiện đầu tưu giai đoạn 2 thêm 01 lò cao 120m³ ( năm 2009) giai đoạn 3 đầu tư mở rộng them 01 lò cao 120m³ ( năm 2010) nên nhu cầu về quặng là rất cấp bách.
Do nhu cầu về quặng ở nước ta rất lớn nên việc thực hiện dự án là cần thiết.
c.Hồ sơ pháp lý của dự án
Hồ sơ vay vốn đầy đủ đảm bảo tính pháp lý và phù hợp quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Hồ sơ bao gồm ;
- Quyết định số 01 /MĐL – NN/QĐ – ĐT của Tổng Giám đốc Tổng công ty máy Động lực và máy Nông nghiệp về việc giao nhiệm vụ cho công ty Cp Vật tư và thiết bị toàn bộ đầu tư, khai thác và kinh doanh quặng mở sắt tại khu vực Bản Cuôn, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn và mỏ sắt Sỹ Bình , huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn ngày 10/01/2006.
- Quyết định số 585/QĐ- UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn về việc thu hồi và giao đất cho công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ thuê để sử dụng vào mục đích khai thác quặng sắt tai thôn Bản Cuôn 1, xã Ngọc Phái, huyện chợ Đồn , tỉnh Bắc Kạn ngày 30/03/2006.
- Giấy phép số 685/Gp – UBND của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc cho phép Công ty Vật tư và thiết bị toàn bộ được khai thác quặng sắt tại mỏ Bản Cuôn 1 thuộc xã Ngọc Phái, huyện chợ Đồn , tỉnh Bắc Kạn.
- Giấy chứng nhận QSDĐ số AB 743959 do UBND tỉnh Bắc Kạn cấp ngày 06/06/2006 cho Công ty CP vật tư và thiết bị toàn bộ.
- Báo cáo thăm dò quặng sắt khu vực Bản Cuôn 1, xã Ngọc Phái, huyện chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn của Liên đoàn Intergeo 4 , Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam.
- Quyết định của HĐQT Công ty Cp Vật tư và thiết bị toàn bộ về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu Dự án đầu tư khai thác chế biến quặng mỏ sắt Bản Cuôn 1.
- Giấy đề nghị vay vốn.
1.3.2.2. Thẩm định khía cạnh thị trường
a. Nhu cầu sử dụng quặng sắt trong nền kinh tế:
Với tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp xây dựng giao thông, cơ khí, đóng tàu hơn 20%/năm, quặng sắt được sử dụng rộng rãi trong luyện gang, phôi thép, công nghiệp xi măng… theo số liệu thống kê hiện nay nhu cầu sử dụng thép xây dựng, thép chế tạo , các sản phẩm từ thép trong những năm qua như sau :
Năm 2004 : 2,5 triệu tấn
Năm 2005 : 3,9 triệu tấn
Năm 2006 : 5,5 triệu tấn
Dự báo nhu cầu thiết yếu ( theo quy hoạch của Thủ tướng CP số 145/2007/QĐ-TTg ).
Năm 2010 : 10-11 triệu tấn
Năm 2015 : 15-16 triệu tấn
Năm 2020 : 20-21 triệu tấn
Với lượng thép trên tương ứng phải cần một lượng quặng gấp 1,5 – 1,7 lần khối lượng thép thành phẩm để sản xuất.
Đứng trước tình hình đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, Việt Nam đang phải nhập phôi và thép phế ( khoảng 50-60 % ) từ một số thị trường như Trung Quốc, Nga , Ấn Độ, Hàn Quốc… Riêng 6 tháng đầu năm, theo số liệu thống kê từ Hiệp hội thép Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập 1.083.000 tấn phôi thép với giá 420-450 USD/tấn. Việc phải phụ thuộc vào lượng phôi thép trong nhập khẩu đã ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành công nghiệp có sử dụng thép và sản phẩm từ thép, giá cả lên xuống rất thấp thường gây nên ảnh những “ cơn sốt ‘ , tính từ năm 2005 đến nay giá thép đã tăng khoảng 35 %.
Để chủ động giải quyết sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu chính sản xuất thép, đồng thời đảm bảo chỉ tiêu về tăng trưởng Công nghiệp mà Nghị quyết đại hội Đảng đề ra, mới đây ngày 30/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 124/2006/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch thăm dò khai thác chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, theo đó phải nâng công suất khai thác để khai thác như sau :
Năm 2010 : 9 triệu tấn /năm
Năm 2011- 2015 : 14 triệu tấn/năm
Năm 2016- 2020 : 20 triệu tấn /năm
Tập trung tại một số tỉnh Lào Cai 6 mỏ, Yên Bái 4 mỏ, Hà Giang 2 mỏ, Tuyên Quang 2 mỏ, Thái Nguyên 2 mỏ, Bắc Kạn 4 mỏ, Thanh Hoá 2 mỏ và Hà Tĩnh 1 mỏ. Tuy nhiên, sản lượng trên có thể điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.
Riêng tại Bắc Kạn khai thác và chế biến quặng sắt các mỏ trên địa bàn của tỉnh với tổng công suất 350.000 tấn/năm để cung cấp cho 02 lò cao 25 m³ đang xây dựng tại Bắc Kạn và cung cấp cho Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Tại công ty Gang thép Thái Nguyên với dự án mở rộng nâng công suất them 500.000 tấn/năm nhu cầu về quặng đang thiếu hụt.
Quy hoạch chế biến như sau : Phần lớn quặng sắt của các mỏ đều có hàm lượng thấp, cần phải chế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung hạn tại BIDV chi nhánh Thăng long.docx