Đề tài Giải pháp hoàn thiện mạng lưới y tế tỉnh Sơn La

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI 4

Y TẾ TỈNH SƠN LA 4

1.1. Mạng lưới y tế. 4

1.1.1. Khái niệm mạng lưới y tế. 4

1.1.2. Phân cấp mạng lưới y tế 4

1.1.2.1. Y tế tuyến trên 5

1.1.2.2. Y tế tuyến dưới 5

1.1.3. Mạng lưới y tế địa phương. 6

1.1.3.1. Mạng lưới y tế tuyến tỉnh. 7

1.1.3.2. Mạng lưới y tế tuyến huyện. 7

1.1.3.3. Mạng lưới y tế xã, phường, thị trấn 8

1.1.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của mạng lưới y tế tỉnh. 9

1.1.4.1. Năng lực mạng lưới 9

1.1.4.2. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân 16

1.1.4.3. Kết quả thực hiện hoạt động khám chữa bệnh 16

1.1.5. Vai trò của mạng lưới y tế trong phát triển KT-XH tỉnh. 17

1.2. Tỉnh Sơn La và sự cần thiết phải hoàn thiện mạng lưới y tế tỉnh Sơn La đến năm 2020. 18

1.2.1. Tỉnh Sơn La và những đặc điểm có liên quan đến phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 18

1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 18

1.2.1.2. Đặc điểm kinh tế. 19

1.2.1.3. Đặc điểm xã hội. 20

1.2.1.4. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội đối với sự phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 20

1.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện mạng lưới y tế Sơn La đến 2020. 22

1.2.2.1. Mục tiêu về chăm sóc sức khỏe của tỉnh đến 2020. 22

1.2.2.2. Sự gia tăng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. 25

1.2.2.3. Những khó khăn trong tiếp cận dịch vụ KCB ở tỉnh Sơn La. 28

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2008 30

2.1. Các bộ phận cấu thành mạng lưới y tế tỉnh Sơn La hiện nay. 30

2.1.1. Mạng lưới y tế tuyến tỉnh 32

2.1.2. Mạng lưới y tế tuyến huyện. 33

2.1.3. Mạng lưới y tế tuyến xã. 34

2.2. Thực trạng phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 35

2.2.1. Về năng lực mạng lưới. 35

2.2.1.1. Năng lực mạng lưới y tế tuyến tỉnh. 35

2.2.1.2. Năng lực mạng lưới y tế tuyến huyện. 39

2.2.1.3. Năng lực mạng lưới y tế tuyến xã. 42

2.2.1.4. Năng lực mạng lưới y tế tư nhân. 45

2.2.2. Kết quả thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 46

2.2.2.1. Công tác khám chữa bệnh và phục hồi chức năng 46

2.2.2.2. Công tác y tế dự phòng 49

2.2.3. Về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân 54

2.2.3.1. Những mặt đã đạt được 54

2.2.3.2. Những yếu kém, tồn tại 55

2.3. Kết luận về thực trạng mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 56

2.3.1. Đánh giá thực trạng mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 56

2.3.1.1. Những thành tựu đã đạt được 56

2.3.1.2. Những bất cập, yếu kém 57

2.3.2. Nguyên nhân của những bất cập, yếu kém 58

2.3.2.1. Mô hình bệnh tật thay đổi. 58

2.3.2.2. Ngân sách đầu tư cho y tế còn nhỏ. 59

2.3.2.3. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ còn hạn chế. 59

2.3.2.4. Trình độ đội ngũ CBYT còn hạn chế. 60

2.3.2.5. Yếu tố tâm lý xã hội. 60

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020. 61

3.1. Quan điểm phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 61

3.2. Mục tiêu phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La đến năm 2020. 62

3.2.1. Mục tiêu tổng quát. 62

3.2.2. Mục tiêu cụ thể. 63

3.2.2.1. Đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng 63

3.2.2.2. Đầu tư, sắp xếp mạng lưới khám chữa bệnh 63

3.2.2.3. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở 64

3.3. Một số giải pháp phát triển mạng lưới y tế Sơn La đến năm 2020. 65

3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới y tế. 65

3.3.1.1. Sự cần thiết của giải pháp. 65

3.3.1.2. Nội dung giải pháp 66

3.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực mạng lưới y tế. 67

3.3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế. 67

a. Giải pháp nâng cao chất lượng đầu vào nguồn nhân lực y tế. 67

b. Các giải pháp sử dụng nguồn nhân lực y tế hiện có 69

c. Giải pháp tác động vào đầu ra nguồn nhân lực y tế 71

3.3.2.2 Các giải pháp tăng cường năng lực trang thiết bị. 71

a. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về TTBYT. 72

b. Đầu tư trang thiết bị y tế 72

c. Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành TTBYT 73

d. Khuyến khích nghiên cứu khoa học TTBY. 73

3.3.3. Giải pháp huy động vốn đầu tư cho hoạt động y tế. 73

3.3.3.1. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển y tế 73

3.3.3.2. Áp dụng các hình thức thu hút đầu tư của khu vực tư nhân. 78

3.3.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong đầu tư phát triển y tế. 79

3.3.3.4. Nâng cao sự phối hợp các cấp, các ngành trong quản lý hoạt động đầu tư. 80

3.3.4. Giải pháp phát triển mạng lưới y tế tư nhân. 81

3.3.4.1. Tính cần thiết của giải pháp. 81

3.3.4.2. Nội dung giải pháp 82

a. Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động dịch vụ y tế tư nhân. 82

b. Kết hợp y tế công cộng với y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh. 83

c. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động y tế tư. 83

d. Một số giải pháp khác 84

3.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế. 84

3.4. Một số kiến nghị 86

3.4.1. Đối với Chính phủ/Nhà nước/Bộ y tế 86

3.4.2. Đối với tỉnh Sơn La 86

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện mạng lưới y tế tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TTBYT hiện đại. Thêm vào đó, các trang thiết bị văn phòng cũng thiếu thốn do vậy rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KCB. Các CSYT tuyến huyện chưa có cán bộ chuyên môn theo dõi công tác vật tư TTBYT nên các TTBYT bị xuống cấp, hư hỏng rất nhanh. Thêm vào đó, trình độ vận hành các TTBYT của các y bác sĩ còn yếu kém nên thông thường không phát huy được hết tác dụng của TTBYT trong khám, chữa bệnh đồng thời việc vận hành các TTBYT cũng thường mất nhiều thời gian, người bệnh phải chờ đợi rất lâu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải thường xuyên ở các CSYT. 2.2.1.3. Năng lực mạng lưới y tế tuyến xã. a. Về cơ sở vật chất Tính đến năm 2008 toàn tỉnh có 204 TYT xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là TYT xã). Trong đó, 16 TYT được xây dựng từ năm 1994-1995 thuộc nguồn vốn xóa xã trắng của Bộ y tế ; 176 TYT được xây dựng trong giai đoạn 1998 - 2003 do dự án hỗ trợ y tế quốc gia đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn 12 TYT chưa được đầu tư xây dựng (gồm 5 TYT phường, thị trấn và 7 TYT xã, trong đó có 02 xã mới thành lập). Các TYT xã cơ bản đáp ứng được việc triển khai CSBVSKND tại xã, song chưa đủ diện tích và cơ cấu phòng chức năng theo quy định chuẩn Quốc gia về y tế xã: chưa có khối nhà chính, nhà lưu bệnh nhân, các khối phụ trợ như: công trình vệ sinh, kho, nhà để xe... Mặt khác qua thời gian một số TYT xã đã xuống cấp, có 01 TYT xã bị sạt lở đã không còn hoạt động được mà phải sử dụng nhà tạm để hoạt động (TYT xã Nam phong huyện Phù yên). b. Về trang thiết bị y tế: TTBYT cho TYT cơ sở vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, mới chỉ đảm bảo các TTBYT thiết yếu do Dự án Hỗ trợ Y tế quốc gia, do nguồn ngân sách địa phương cung cấp, một số TYT xã được cung cấp kính hiển vi do dự án phòng chống sốt rét Việt Nam- EC cung cấp. 204/206 TYT xã đã được trang bị bộ dụng cụ y tế xã thông thường, bộ dụng cụ KHHGĐ. 80 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh được trang bị túi thuốc y tế với trị giá 500.000đ/ túi. Tỷ lệ TYT xã có tủ lạnh/dây truyền lạnh tương đương 60%; 55 % trạm có thiết bị khám chuyên khoa như: Bảng thị lực, bộ khám tai mũi họng... c. Về đội ngũ cán bộ y tế Số lượng CBYT tuyến xã tăng lên theo thời gian nhưng tăng không nhiều. Đến năm 2008, 100% TYT xã đã bố trí đủ CBYT theo Quyết định số 58/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ: xã có 3.000 dân có 4 cán bộ; xã có từ 4000 – 5000 dân có 5 cán bộ; xã có từ 6000 dân trở lên có 6 cán bộ. 100% TYT xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi. Bảng 2.5: TỔNG HỢP NHÂN LỰC TOÀN NGÀNH Y TẾ 2006, 2007 Nội dung Tuyến tỉnh Tuyến huyện Tuyến xã 2006 2007 2006 2007 2006 2007 Tổng số bác sỹ 191 203 199 206 43 49 - Thạc sỹ 20 21 1 1 0 - BSCK I 62 62 47 51 0 1 - BSCK II 1 2 0 0 - Bác sỹ 108 118 151 154 43 48 Tổng số dược 189 194 93 101 11 12 - Thạc sỹ 1 1 0 0 - - DSCK I 23 22 3 4 0 - - Dược sỹ ĐH 16 16 9 9 0 - - Dược sỹ TH 127 131 69 76 5 8 Tổng số y sỹ 164 169 246 292 433 438 Tổng số KTV y 59 59 52 53 1 1 - Đại học 6 6 1 1 0 - Trung học 53 53 51 52 1 1 Tổng số y tá 186 270 274 - Đại học 34 8 - Trung học 141 199 84 - Sơ học 11 63 190 Tổng số NHS 31 25 98 108 198 200 - Đại học 6 4 0 33 0 - Trung học 25 21 86 69 84 95 - Sơ học 0 12 6 114 105 Cán bộ khác 240 247 149 167 0 1 (Nguồn số liệu: Sở Y tế tỉnh Sơn La) Nhìn vào bảng tổng hợp nguồn nhân lực toàn ngành y tế sau đây ta thấy rõ cơ cấu đội ngũ CBYT chưa hợp lý giữa các tuyến, đặc biệt là ở tuyến xã. Hầu hết các xã còn thiếu bác sỹ, cán bộ dược và kỹ thuật viên y. CBYT tuyến xã đa số là trình độ trung học, sơ học; cán bộ có trình độ đại học quá ít, không có cán bộ có trình độ trên đại học. Đến cuối năm 2008 mới có 81/204 TYT xã có Bác sỹ đạt 39,70%; Y tế thôn bản và cộng tác viên: Đội ngũ nhân viên y tế bản được hình thành từ năm 1999. Đến nay trên 91% số thôn bản có nhân viên y tế thường xuyên hoạt động, đội ngũ y tế thôn, bản đã có những đóng góp rất đáng kể trong công tác CSSKBĐ cho cộng đồng, là những người ở gần dân nhất, hiệu quả nhất trong việc phát hiện những bất thường về sức khoẻ người dân. Tuy nhiên, trình độ của đa số nhân viên y tế bản còn hạn chế do được đào tạo ngắn hạn và ít được cập nhật kiến thức về sức khoẻ thông thường, chưa đáp ứng được nhu cầu CSBVSKND. Tổng số thôn bản trong toàn tỉnh: 3.145 Tổng số nhân viên y tế thôn bản: 2.895 d. Tình hình TYT xã đạt chuẩn quốc gia: Tính đến 31/3/2008 đã có 33/203 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 16,25%. 2.2.1.4. Năng lực mạng lưới y tế tư nhân. Hệ thống y tế tư nhân phát triển mạnh cả về số và chất lượng. Số cơ sở KCB tư nhân trong toàn tỉnh tăng nhanh qua các năm. Tính đến 31/12/2007, tổng số cơ sở hành nghề y tư nhân là 207 cơ sở. Trong đó tập trung nhiều nhất ở thành phố (có 82 cơ sở), Mộc Châu ( có 49 cơ sở), Mai Sơn (có 23 cơ sở), Sông Mã (có 20 cơ sở)…Hình thức chủ yếu là là phòng khám nội (92 cơ sở), phụ sản (22 cơ sở), răng hàm mặt (14 cơ sở)…, có 4 phòng khám đa khoa và chưa có bệnh viện tư nhân. Nhiều phòng khám đã đầu tư TTBYT hiện đại như máy siêu âm màu, máy X quang, máy nội soi... và phát triển đa dạng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Biểu đồ 2.1: SỐ CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH TƯ NHÂN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2003 - 2007 133 173 190 217 207 0 50 100 150 200 250 2003 2004 2005 2006 2007 Số cơ sở KCB tư nhân (Nguồn số liệu: Sở Y tế tỉnh Sơn La) Tuy nhiên, quy mô các cơ sở KCB ngoài công lập còn nhỏ lẻ, chưa có cơ sở KCB tư nhân đăng ký giường bệnh. Những năm gần đây việc các loại hình kinh tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ tại các cơ sở KCB như: Dịch vụ ăn uống, trông giữ xe, vận chuyển bệnh nhân… đã được thực hiện ở một số đơn vị, nhưng chưa có mô hình cụ thể và chưa có cơ chế, chính sách thu hút, tạo điều kiện để người dân tham gia. 2.2.2. Kết quả thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 2.2.2.1. Công tác khám chữa bệnh và phục hồi chức năng a. Những mặt đã đạt được Với năng lực mạng lưới của các tuyến y tế, công tác khám chữa bệnh trong những năm qua đã đạt được những kết quả như sau: Các hoạt động trong các cơ sở điều trị hầu hết đều có những chuyển biến tích cực. Nhiều cơ sở đã thực hiện được những ca phẫu thuật khó, cứu chữa được nhiều ca bệnh hiểm nghèo... Các chỉ số dịch vụ đa số năm sau đều cao hơn năm trước. Bảng 2.6: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH NĂM 2008 Nội dung Thực hiện năm 2008 % so với năm 2007 Tổng số lần khám bệnh 1.238.513 Tăng 1,75% Số bệnh nhân điều trị nội trú 100.658 Tăng 22,34% Tổng số ngày điều trị nội trú 716.909 Tăng 2,06% Ngày điều trị trung bình Tuyến tỉnh 8,6 ngày Tuyến huyện 6,3 ngày Số lần khám bệnh một người/năm 1,2 lần Tăng 0,01 lần Công suất sử dụng giường bệnh trung bình 101,57% Tuyến tỉnh 104,45% Tuyến huyện 98,69% (Nguồn: Sở Y tế tỉnh Sơn La) Cho đến nay 100% các Trạm y tế xã đã triển khai thực hiện nhiệm vụ CSSKBĐ cho nhân dân, KCB Bảo hiểm y tế, KCB cho trẻ em dưới 06 tuổi. Số lần khám bệnh bình quân tại TYT xã đạt 0,9 lần/người/năm góp phần giảm áp lực quá tải tại các bệnh viện. Tỉnh có BV điều dưỡng - phục hồi chức năng với 100 giường bệnh. Trong những năm gần đây đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang bị thêm một số máy móc như: siêu âm, điện từ trường, sóng ngắn, máy tập PHCN, máy điện trị liệu,...nên chất lượng KCB từng bước được nâng lên. Lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện hàng năm đạt từ 750 đến 1.050 lượt. Công suất sử dụng giường bệnh luôn vượt kế hoạch. BV Y học cổ truyền tỉnh với 100 giường bệnh, hàng năm đã khám cho gần 5000 lượt người, điều trị nội trú và ngoại trú cho >1800 bệnh nhân. Công tác nghiên cứu kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại được đẩy mạnh, nhiều bài thuốc nam điều trị cho người bệnh rất có hiệu quả. Mạng lưới y học cổ truyền tiếp tục được củng cố và phát triển. Ngành y tế tỉnh cũng đã tổ chức khám sức khỏe, bảo vệ sức khỏe chu đáo cho cán bộ trong các kỳ họp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; chỉ đạo tốt công tác bảo vệ sức khỏe cán bộ đến tuyến huyện. b. Những hạn chế, tồn tại. Bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác khám chữa bệnh vẫn còn tồn tại những hạn chế chủ yếu sau đây: Tỷ lệ bệnh nhân tử vong tăng, số bệnh nhân chuyển tuyến vẫn còn cao. Bảng 2.7: MỘT SỐ CHỈ TIÊU CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH NĂM 2008 Nội dung Thực hiện năm 2008 % so với năm 2007 Tổng số bệnh nhân tử vong 715 người Tăng 244% Tổng số bệnh nhân chuyển viện 109.255 lượt Tăng 20,92% Chuyển về trung ương 4.105 lượt Giảm 5,39% Chuyển lên tỉnh 13.391 lượt Tăng 12,07% Chuyển lên huyện 91.759 lượt Tăng 23,89% (Nguồn: Sở Y tế tỉnh Sơn La) Việc quản lý và phục hồi chức năng cho người tàn tật chưa được triển khai ở các xã, thôn, bản. Công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đã được quan tâm nhưng chưa thường xuyên, liên tục. Ở tuyến xã, đến năm 2008 mới có 45% số xã có vườn thuốc nam, hầu hết chưa đủ 40 cây thuốc thiết yếu theo danh mục Bộ Y tế quy định. Số bệnh nhân được KCB bằng Y học cổ truyền ở các xã còn thấp mới đạt khoảng 7,5% số bệnh nhân đến khám và điều trị. Số TYT xã có cán bộ y học cổ truyền mới đạt 30%. 2.2.2.2. Công tác y tế dự phòng a. Những thành tựu đã đạt được Thực hiện chủ trương y học dự phòng chủ động và tích cực, trong những năm qua, ngành y tế đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, nhờ đó đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống 1 số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS. - Phòng chống lao: Công tác phòng chống lao được triển khai có hiệu quả. Số người mắc bệnh lao giảm qua các năm: năm 2003 số người mắc bệnh lao là 393 người thì đến năm 2007 chỉ có 262 người mắc bệnh lao. - Phòng chống phong: Công tác khám phát hiện, điều trị cho bệnh nhân phong đạt kết quả cao. Bệnh nhân phong được cấp đầy đủ giầy, dép, kính bảo vệ mắt và làm sạch lỗ đáo. 80% bệnh nhân tàn tật chi được cắt cụt chi và lắp chi giả. Duy trì và giữ vững kết quả loại trừ bệnh phong trong toàn tỉnh theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới, tiêu chuẩn của Việt Nam (tỷ lệ phong lưu hành năm 2007 và 2008 là 0,09/10.000dân). - Phòng chống sốt rét: trong 6 năm (2003-2008) công tác phòng chống sốt rét luôn đạt và vượt so với chỉ tiêu KH, không có bệnh nhân tử vong do sốt rét, số bệnh nhân mắc sốt rét hàng năm giảm trung bình 15%/năm. Tỷ lệ dân số mắc sốt rét năm 2003 là 2,3‰ ; năm 2008 giảm còn 0,4‰. - Phòng chống HIV/AIDS: Công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS được tăng cường với nhiều nội dung và hình thức phong phú. Đảm bảo 90% nhân dân khu vực thành thị và 75% nhân dân vùng sâu, vùng xa hiểu về HIV/AIDS. Hàng năm giám sát trên 3.000 mẫu và phát hiện hàng trăm mẫu HIV(+). 100% các trường hợp truyền máu được xét nghiệm sàng lọc. - Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: các nội dung hoạt động của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được triển khai đầy đủ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm giảm từ 1,1 – 1,3%/năm. Năm 2003 tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi là 32,9% đến năm 2007 là 27%, năm 2008 giảm xuống còn 25%. - Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng: đến nay đã kiện toàn Ban chỉ đạo triển khai dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng từ tỉnh đến các huyện, thị và các tổ chức chuyên trách, đội ngũ cộng tác viên. Tổng số bệnh nhân được quản lý năm 2008 là 223 bệnh nhân. - Chăm sóc sức khỏe sinh sản: Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Phụ nữ có thai được khám thai định kỳ bình quân đạt 1,9 lần/thai kỳ năm 2006, năm 2008 đạt 2 lần/thai kỳ; tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm ³ 2 mũi phòng uốn ván năm 2006 đạt 70,8%, năm 2008 đạt 76,7%; tỷ lệ phụ nữ khi sinh được nhân viên y tế đỡ đẻ năm 2006 đạt 66,4%, năm 2008 đạt 72,3%. Công tác thực hiện dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, tăng tỷ lệ các đối tượng chấp nhận các biện pháp tránh thai (tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai năm 2006 đạt 67,7%, năm 2008 đạt 74,3%), thực hiện đa dạng hóa các biện pháp tránh thai: đặt vòng, tiêm hoặc cấy thuốc tránh thai,... - Tiêm chủng mở rộng (TCMR): hàng năm các hoạt động TCMR được triển khai đúng tiến độ, công tác tuyên truyền về TCMR trên các phương tiện thông tin đại chúng được duy trì và đẩy mạnh. Năm 2003, tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ là 85,4%; đến năm 2008 đạt 93,7%. Năm 2008, Số trẻ từ 1–5 tuổi được tiêm phòng viêm não đạt > 90%, số trẻ 3-5 tuổi được tiêm phòng thương hàn đạt 95%; tỷ lệ tiêm văcxin sởi đạt 98,6% so với kế hoạch; kết quả thanh toán bệnh bại liệt trẻ em và loại trừ uốn ván sơ sinh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới được duy trì. - Kết hợp quân- dân y: ngành y tế đã chủ động phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng và Viện quân y 6 xây dựng, triển khai các nội dung chương trình quân- dân y kết hợp về củng cố YTCS, KCB cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai và thực hiện các chương trình y tế. Ngoài ra, chương trình dân quân y kết hợp cũng đã làm tốt công tác quốc phòng ngành y tế như: tuyển quân, xây dựng kế hoạch đảm bảo y tế cho khu vực phòng thủ, xây dựng các lực lượng y tế động viên và huy động. Lực lượng dự bị động viên, đội điều trị dã chiến luôn sẵn sàng thực hiện tốt công tác CSBVSKND trong thời bình cũng như thời chiến. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: được triển khai đồng bộ, hàng năm đã phối hợp với các ngành thành viên tổ chức tốt “tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”. Các hoạt động khác: - Phòng chống bệnh bướu cổ: Mục tiêu phòng chống bướu cổ đã triển khai đúng kế hoạch: Tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng muối Iốt năm 2007 đạt 99,1%; tỷ lệ bướu cổ đơn thuần năm 2007: 7,0% (năm 2003: 15%); tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi năm 2008 là 3,0% giảm so với năm 2007 (năm 2007: 3,65%, năm 2003 là 13%). - Phòng chống bệnh da liễu và bệnh lây truyền qua đường tình dục: năm 2008 đã có 6.025 bệnh nhân được khám chữa bệnh da liễu; 525 bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục được điều trị. - Y tế lao động và y tế học đường: năm 2008 đã có 7.711 người là công nhân các doanh nghiệp, cán bộ, giáo viên và học sinh ở các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở được khám sức khoẻ định kỳ. - Phòng chống sốt xuất huyết: Đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo triển khai dự án Phòng chống sốt xuất huyết của Tỉnh. Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách trung tâm YTDP huyện, thành phố và các TYT xã, phường của huyện Mường La và thành phố. Tổ chức giám sát tại xã Ít Ong, Mường Bú huyện Mường La và phường Chiềng Lề thành phố Sơn La. Đã phát 16500 tờ rơi tại các xã triển khai dự án. - Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa: đã triển khai chương trình đến các huyện, thành phố trong toàn tỉnh. Bảng 2.8: KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHĂM SÓC MẮT VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA NĂM 2008 Nội dung Năm 2008 KH 2008 % so với KH So với 2007 Số người được khám 25.233 25.000 Đạt 100,9% Giảm 5,49% Số người được điều trị 20.848 21.000 Tổng số ca được phẫu thuật 619 Trong đó mổ đục thuỷ tinh thể 489 500 Đạt 98% Tăng 3% (Nguồn số liệu: Sở y tế tỉnh Sơn La) b. Những hạn chế, yếu kém Tuy đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng công tác YTDP trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế, yếu kém nhất định. Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống 1 số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS. - Phòng chống lao: tình hình bệnh lao còn khá nghiêm trọng, tỷ suất lao phổi AFB(+) còn cao; bệnh lao kèm HIV/AIDS ngày càng gia tăng; vi khuẩn lao kháng thuốc cao. Năm 2008, tỷ lệ khỏi bệnh là 85,5% đã giảm 13,9% so với năm 2007. - Phòng chống HIV/AIDS: Thống kê số liệu cho thấy, trong những năm gần đây, số người nhiễm HIV/AIDS ngày càng gia tăng, chưa có dấu hiệu dừng và giảm. Cụ thể: Năm 2003: có 1135 người nhiễm HIV/AIDS, 24 bệnh nhân AIDS, 17 người tử vong do AIDS. Đến 20/11/ 2008, lũy tích số người nhiễm HIV(+) là 6271 người, số bệnh nhân AIDS là 1095, số tử vong do AIDS là 655 người. Tốc độ lây nhiễm HIV giai đoạn 2002-2008 tăng nhanh hơn so với giai đoạn 1996-2000, đặc biệt là năm 2006 phát hiện 3098 người có HIV/AIDS. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện, tư vấn, quản lý còn thấp - khoảng 60%. Thuốc điều trị bệnh nhân AIDS còn rất hạn chế. - Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao so với các tỉnh trong khu vực. - Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng: số bệnh nhân tâm thần được quản lý còn rất thấp. Năm 2008, So với tổng số bệnh nhân tâm thần phân liệt, số được quản lý mới chỉ đạt khoảng 9% . - Chăm sóc sức khỏe sinh sản: chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh vẫn còn cao và hầu hết đều có xu hướng tăng. Bảng 2.9: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CSSKSS GIAI ĐOẠN 2003-2007 Các chỉ tiêu ĐV 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ‰ 5,00 3,74 4,50 5,00 4,02 Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi ‰ 8,50 6,47 6,47 8,97 12,14 Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi ‰ 19,08 14,57 12,63 13,21 12,80 Tỷ lệ chết mẹ liên quan đến thai sản % 0,21 0,46 0,677 0,566 0,38 (Nguồn số liệu: Sở Y tế tỉnh Sơn La) - Tiêm chủng mở rộng (TCMR): ở một số nơi chất lượng dịch vụ và tiêm chủng còn chưa cao, chưa có hệ thống giám sát phản ứng phụ sau tiêm. Các hoạt động khác: - Y tế lao động và y tế học đường: chất lượng khám sức khỏe định kỳ cho công nhân các doanh nghiệp, cán bộ, giáo viên và học sinh ở các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở chưa được cao. - Y tế môi trường: việc xử lý rác thải, phân gia súc và sử dụng các công trình vệ sinh tại các xã còn nhiều hạn chế. Năm 2008 có 137.126/201.968 hộ đạt 68% số hộ gia đình có hố xí, trong đó 15,2% số hố sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Nhiều hộ gia đình vùng nông thôn còn thiếu nước sinh hoạt. - Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm vẫn đang là mối lo ngại của cộng đồng. Hàng năm vẫn xảy ra các vụ ngộ độc lẻ tại các địa phương trong đó nhiều vụ có số người mắc lên đến hàng trăm người, có nhiều trường hợp bị tử vong. Bảng 2.10:TÌNH HÌNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN2003- 2008 TT Huyện,thị Số mắc/chết theo năm Tổng cộng 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Toàn tỉnh 194/3 338/3 398/1 722/1 600/1 746/7 2998/16 1 Thuận Châu 14/0 19/0 10/0 52/1 125/0 20/4 240/5 2 Thành phố 26/0 36/0 99/0 71/0 52/0 12/0 296/0 3 Mai Sơn 34/0 67/0 68/0 87/0 120/0 138/0 504/0 4 Yên Châu 16/0 56/0 44/0 35/0 32/0 83/0 266/0 5 Mộc Châu 21/0 32/0 49/0 99/0 99/0 122/0 422/0 6 Phù Yên 52/0 91/0 58/1 85/0 77/1 101/0 464/2 7 Bắc Yên 14/0 12/0 23/0 7/0 30/0 3/2 89/2 8 Quỳnh Nhai 4/0 4/0 10/0 7/0 17/0 5/0 47/0 9 Mường La 12/3 18/3 17/0 254/0 27/0 141/1 469/7 10 Sông Mã 1/0 3/0 17/0 22/0 15/0 3/0 61/0 11 Sốp Cộp 3/0 3/0 6/0 118/0 130/0 (Nguồn số liệu: Sở y tế tỉnh Sơn La) 2.2.3. Về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân 2.2.3.1. Những mặt đã đạt được - Hệ thống các CSYT bao phủ rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, hệ thống y tế tư nhân phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, góp phần đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ y tế, giảm tải cho BV công ở tuyến huyện và tuyến tỉnh đồng thời tạo nên sự thuận tiện cho nhân dân khi tiếp cận các dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh. - Mức giá viện phí hiện nay được ngành y tế tỉnh quy định rõ ràng theo từng loại hình dịch vụ cũng như theo từng loại hình bệnh viện. Mức giá viện phí này chưa thực sự tính đúng, tính đủ tất cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp. Đây vẫn là mức viện phí mà hầu hết người dân có thể trang trải được. - Hiện nay một số BV tuyến tỉnh như: BVĐK tỉnh, BV Đông y tỉnh đã ứng dụng phần mềm tin học Medisoft T.H.I.S trong quản lý bệnh viện. Các BV đã ứng dụng phần mềm này để thực hiện các công việc văn phòng, thống kê, báo cáo, quản lý nhân sự, quản lý bệnh nhân, quản lý viện phí, quản lý xét nghiệm…Nhờ đó người dân đã có thể tiếp cận với dịch vụ y tế tại các bệnh viện này dễ dàng và nhanh chóng hơn. 2.2.3.2. Những yếu kém, tồn tại - Nhiều CSYT xây dựng quá xa địa bàn dân cư do đó không thuận tiện cho sinh hoạt của bệnh nhân và cả người nhà bệnh nhân. Như trường hợp Phòng khám ĐKKV Nà ớt - huyện Mai Sơn. Phòng khám này được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực khá đồng bộ, song hiện hầu như không có bệnh nhân đến khám chữa bệnh. - Hệ thống y tế tư nhân tuy phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố và các nơi dân cư đông đúc; tại các vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng gần biên giới người dân vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế. - Đa số các cơ sở KCB luôn trong tình trạng quá tải. Đặc biệt là từ khi thực hiện chính sách KCB cho người nghèo theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng tăng. Như trường hợp BVĐK II khu vực Phù Yên công suất sử dụng giường bệnh luôn duy trì trong các năm qua từ 126 – 141%... - Còn tồn tại nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho nhân dân khi tiếp cận với các dịch vụ y tế (nhất là đối với KCB bảo hiểm y tế, cấp thẻ KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi). - Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất hạn chế: mới chỉ được ứng dụng ở một số BV tuyến tỉnh, các BV tuyến cơ sở chưa triển khai thực hiện. Ở các BV hệ thống máy vi tính được trang bị không đồng bộ do mua ở nhiều thời gian khác nhau với nhiều cấu hình khác nhau đã hạn chế việc sử dụng internet. Phần mềm quản lý BV do đó mới chỉ được dùng để phục vụ cho nội bộ, người bệnh chưa thể tiếp cận được các thông tin bệnh án của mình theo đúng như các chức năng đầy đủ mà phần mềm Medisoft T.H.I.S cung cấp. Bên cạnh đó, kiến thức về tin học của đại đa số cán bộ trong BV còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghệ thông tin trong BV. 2.3. Kết luận về thực trạng mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 2.3.1. Đánh giá thực trạng mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 2.3.1.1. Những thành tựu đã đạt được Trong những năm qua, mạng lưới y tế tỉnh Sơn La đã có những cải thiện đáng kể và đã đạt được những thành tựu nhất định. - Cơ cấu tổ chức mạng lưới y tế tỉnh (theo quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 14/11/2008 của UBND tỉnh Sơn La về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Sở Y tế Sơn La) bao gồm đủ các bộ phận cấu thành theo như quy định trong thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Đồng thời, về cơ bản cơ cấu tổ chức này đảm bảo cho bộ máy tuyến tỉnh và huyện hoạt động trơn tru, có chất lượng. - Hệ thống các cơ sở y tế bao phủ rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh từ tuyến tỉnh tới tuyến huyện, tuyến xã. Năm 2007 toàn tỉnh Sơn La có 273 cơ sở KCB, đứng thứ 10 trong 64 tỉnh, thành của cả nước và cao nhất trong các tỉnh khu vực Tây Bắc. Tỉnh Sơn La cũng là tỉnh duy nhất trong 4 tỉnh Tây Bắc có bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng - Cơ sở vật chất, TTBYT đang từng bước được củng cố qua các dự án. Số giường bệnh năm 2007 của tỉnh Sơn La là 2855 giường, đứng thứ 22 trong số 64 tỉnh, thành của cả nước và cao nhất trong 4 tỉnh khu vực Tây Bắc (chiếm 38,8% tổng số giường bệnh khu vực Tây Bắc). - Đội ngũ CBYT được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Số cán bộ ngành y, dược năm 2007 của tỉnh Sơn La cao hơn hẳn 4 tỉnh trong khu vực Tây Bắc: toàn tỉnh có 464 cán bộ ngành y, 53 cán bộ dược chiếm 38,6% số cán bộ ngành y; 50% số cán bộ dược toàn khu vực Tây Bắc. - Chất lượng KCB tại các CSYT đã dần được nâng lên. Chất lượng công tác YTDP cũng dần được cải thiện. - Người dân ở các khu vực trung tâm, các địa bàn đông dân cư đã có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế dễ dàng, nhanh chóng hơn. 2.3.1.2. Những bất cập, yếu kém Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình phát triển, mạng lưới y tế tỉnh Sơn La vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém như sau: - Tại hầu hết các CSYT, cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, nhiều công trình qua thời gian đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều CSYT đang phải mượn phòng làm việc. - Hầu hết các CSYT trên địa bàn tỉnh thiếu TTBYT đặc biệt là các TTBYT hiện đại. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm chuẩn TTBYT còn hạn chế. - Cơ cấu đội ngũ CBYT giữa các tuyến chưa hợp lý. Trình độ đội ngũ cán bộ chưa cao. Tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ đại học trên 10.000 dân còn ở mức thấp so với tỷ lệ trung bình toàn quốc. Tính đến 31/12/2006, Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân của Sơn La là 4,4 (toàn quốc là 5,88); Tỷ lệ dược sĩ đại học/10.000 dân của Sơn La là 0,4 (toàn quốc là 0,77). - Công tác đào tạo CBYT nói chung còn hạn chế. Chưa có chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao làm việc trong các CSYT. - Chất lượng KCB tuy đã dần được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. - Người dân ở các khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa vẫn gặp những khó k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp hoàn thiện mạng lưới y tế tỉnh Sơn La.doc
Tài liệu liên quan