Tận dụng mối quan hệ truyền thống với các đơn vị có uy tín lớn, chi nhánh cần có kiến nghị NHNN & PTNT Việt Nam cần có quy chế ưu đãi về ngoại tệ đối với các doanh nghiệp trong định mức thuộc tổng công ty 90- 91.
Về hạn mức tín dụng: Đối với hạn mức tín dụng vượt quyền phán quyết của chi nhánh, đề nghị trung ương cho phép chi nhánh được thực hiện hạn mức tín dụng chung (cả dư nợ ngắn + trung dài hạn) vì nếu trình trung ương từng dự án riêng rẽ sẽ ảnh hưởng về mặt tiền gửi trong cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.
Trong Ngân hàng, với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, có năng lực nên để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì vấn đề đào tạo sau đại học là một trong những nhiệm vụ chiến lược, mang lại hiệu quả, có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, để nâng cao hiệu quả thực sự của hoạt động đào tạo sau đại học, xin có một số kiến nghị sau:
- Mỗi cá nhân học viên khi làm đề tài nghiên cứu nên gắn thực tiễn với Ngân hàng để có kiến nghị, giải pháp cụ thể thiết thực.
83 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về thừa vốn ngoại tệ của hệ thống. Đến nay, có lẽ Láng Hạ là một trong những đơn vị có dư nợ ngoại tệ lớn nhất trong hệ thống. Năm 1999, Chi nhánh cũng nhận được giấy khen của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về chuyên đề hoạt động kinh tế đối ngoại. Với khả năng và kinh nghiệm hiện nay Chi nhánh Láng Hạ có thể tiếp tục đảm bảo nhu cầu ngoại tệ cho các dự án lớn. Đi đôi với việc mở rộng, chất lượng tín dụng cũng là vấn đề thường xuyên được quan tâm. Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay thực hiện nghiêm túc theo Luật Ngân hàng và quy chế, thể chế của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Chính vì thế nợ quá hạn đã giảm mạnh, tính đến năm 2001, tỷ lệ này hầu như không có chiếm 0% tổng dư nợ, trong khi năm 2000, tỷ lệ này là 0,24% tổng dư nợ.
Sau 5 năm hoạt động, với những kết quả đạt được như trên phải kể đến:
Thứ nhất: Chi nhánh xác định đúng định hướng kinh doanh, nghiên cứu kĩ thị trường và có chiến lược khách hàng hợp lý, thường xuyên phối hợp với các khách hàng giải quyết kịp thời những vướng mắc về thủ tục, cơ chế, lãi suất nên tạo được uy tín bên vững, thu hút được các đơn vị kinh tế lớn. Chi nhánh chú trọng đổi mới phương thức hoạt động, nắm bắt chính xác thời điểm để phát triển các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại như đẩy mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế, tài khoản cá nhân... nhằm tận dụng nguồn thu và phát triển mạng lưới khách hàng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Thứ hai: những kinh nghiệm trong công tác quản trị điều hành. với đội ngũ lãnh đạo kết hợp được giữa trình độ và kinh nghiệm, Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc quy trình điều hành mang tính tập trung, dân chủ. Ban giám đốc luôn luôn đề cao việc học tập rèn luyện nhằm tu dưỡng đạo đức tác phong, năng lực chuyên môn phục vụ công tác quản trị kinh doanh Ngân hàng. Từ đó, các quyết định của Chi nhánh có tính quyết đoán, đúng đắn, sáng tạo, nâng cao được hiệu quả điều hành. Chi nhánh luôn luôn bám sát định hướng và sự chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Kịp thời báo cáo những vấn đề mới nảy sinh trong kinh doanh để giải quyết có hiệu quả những dự án vượt quyền phán quyết. Khoa học trong điều hành thể hiện ở việc phân công đúng người đúng việc, vạch rõ trách nhiệm trong ban giám đốc và đến từng phòng ban, từng cá nhân đã phát huy được năng lực, sở trường của từng người và sức mạnh tập thể. Sức mạnh của Chi nhánh là sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý giữa công tác chuyên môn, Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên để động viên thi đua khen thưởng và xử lý kịp thời, kiên quyết các sai sót, khuyết điểm. Thực hiện việc bình xét công khai, dân chủ kết quả lao động hàng tháng, quý, năm và thực hiện trả lương theo kết quả bình xét.
Thứ ba: sự đoàn kết nhất chí cao của tập thể người lao động. Từ ban giám đốc đến nhân viên đều có lập trường tư tưởng vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao, phong cách kinh doanh tốt, luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, bằng kinh nghiệm và quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên tin tưởng rằng Chi nhánh Láng Hạ sẽ tiếp tục có những bước tăng trưởng nhanh chóng, ổn định, vững chắc năm 2002 và những năm tiếp theo.
2.2 Thực trạng công tác kế toán cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ
Quá trình đổi mới từ cơ chế quản lí kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước bằng pháp luật trong những năm qua đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới hệ thống công cụ quản lí, trong đó kế toán là một công cụ quan trọng nó có vai trò tích cực đối với quản trị nguồn vốn, sử dụng vốn và việc điều hành hoạt động kinh doanh tiền tệ của từng Ngân hàng thương mại, là nguồn số liệu đáng tin cậy để Ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, việc đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán Ngân hàng để thích nghi yêu cầu và nội dung của quá trình đổi mới cơ chế quản trị Ngân hàng là một vấn đề thực sự bức xúc và cần thiết.
Việc áp dụng chính thức hệ thống kế toán mới trong tất cả các tổ chức tín dụng ở Việt Nam từ cuối năm 1998 là bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của công tác kế toán trong công tác quản trị Ngân hàng. Hệ thống kế toán Ngân hàng mới, về nội dung và yêu cầu, đã có những thay đổi căn bản so với hệ thống kế toán trước đay. Điều đó đã góp phần tích cực đáp ứng được nhu cầu của các nhà quản trị Ngân hàng dưới dạng thông tin kế toán tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Tuy nhiên, trong kế toán Ngân hàng thì kế toán cho vay là một mảng nghiệp vụ rất phức tạp mà để triển khai được một cách tốt nhất hoạt động với tín dụng thì không thể không tổ chức tốt thủ tục về kế toán cho vay, bởi đây là mảng hoạt động chính của Ngân hàng, là đầu mối quan trọng có thể cung cấp mảng thông tin kế toán quản trị cho nhà lãnh đạo Ngân hàng một cách tốt và hữu hiệu nhất.
Tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ, hiện nay đang áp dụng QĐ số 06/ GĐ - HĐQT về việc cho vay đối với khách hàng, theo đó Chi nhánh đã sử dụng vốn một cách linh hoạt theo thành phần kinh tế, theo từng đối tượng, theo cách phương thức cho vay phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trên địa bàn. Tại đây, bộ phận kế toán cho vay cũng phát huy hết những khả năng của mình góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng và khách hàng. Phản ánh chính xác kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong quá trình cho vay, đồng thời quản lí hồ sơ vay vốn của khách hàng một cách chặt chẽ. Để hiểu rõ hơn về công tác kế toán cho vay, ta sẽ đi sâu vào quá trình hạch toán kế toán cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ.
2.2.1. Thủ tục hồ sơ trong kế toán cho vay
Kể từ khi phát sinh nhu cầu một món vay đến khi nó được thực hiện thì phải trải qua một quá trình phức tạp. Tính chất phức tạp thể hiện ở các chứng từ và quyết định của các cán bộ Ngân hàng trong việc nhận, thẩm định và đồng ý trao quyền sử dụng vốn cho khách hàng nào đó. Nói cho cùng, một khoản vay phát ra có đảm bảo rằng nó được thu hồi sau một thời gian nhất định hay không, điều đó phụ thuộc rất lớn vào quyết định thẩm định của cán bộ tín dụng. Công việc tiếp theo mà kế toán cho vay tiếp nhận từ cán bộ tín dụng là quản lí hồ sơ, theo dõi phần thu nợ, thu lãi sau khi đã giải ngân... từ đó có thông tin phản hồi về tình trạng chấp hành kỉ luật tài chính của khách hàng đối với Ngân hàng, chuyển lại cho cán bộ tín dụng để cán bộ tín dụng tiến hành đôn đốc thu nợ, thu lãi hoặc có những quyết định quan trọng khác: gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn hoặc ngừng phát tiền vay. Vậy trong quá trình tiếp nhận hồ sơ kế toán cho vay phải làm gì?
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, sẽ tiến hành làm đơn xin vay vốn kèm theo các hợp đồng kinh tế liên quan đến món vay và phương án trả nợ cùng một số tài liệu khác như Báo cáo Kết quả kinh doanh... Cán bộ tín dụng sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm định tính chính xác và khả thi của hồ sơ xin vay, ghi rõ ý kiến vào tờ trình và trình lên cấp trên. Sau khi thấy điều kiện vay vốn của khách hàng là khả thi, trưởng phòng tín dụng và cán bộ tín dụng ghi rõ ý kiến thẩm định vào báo cáo trình giám đốc quyết định. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ căn cứ vào báo cáo thẩm định do phòng tín dụng trình sẽ quyết định hạn mức, lãi suất cho vay và giao cho phòng tín dụng làm hợp đồng tín dụng và thông báo cho khách hàng để ký hợp đồng... Sau khi hoàn thiện các thủ tục cho vay, cán bộ tín dụng chuyển cho cán bộ kế toán cho vay toàn bộ hồ sơ vay vốn bao gồm: hợp đồng tín dụng, tờ trình của cán bộ tín dụng, đơn xin vay vốn của khách hàng và các tài liệu liên quan.
Hồ sơ vay vốn gồm:
Hợp đồng tín dụng
Giấy đề nghị vay vốn
Dự án (phương án) sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống( nếu có)
Hồ sơ đảm bảo tiền vay (bao gồm cả hợp đông bảo đảm tiền vay) đối với khách hàng vay vốn phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay. ngoài ra việc cho vay hộ gia đình, cá nhân qua tổ vay vốn (hoặc qua doanh nghiệp), cho vay doanh nghiệp để chuyển tải vốn cho hộ gia đình.
+ Biên bản thành lập tổ vay, danh sách thành viên (hoặc danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị Ngân hàng cho vay).
+ Hợp đồng dịch vụ vay vốn
** Cho vay doanh nghiệp để chuyển tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân phải có thêm một số các giấy tờ sau:
+ Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị Ngân hàng cho vay.
+ Hợp đồng cung ứng vật tư, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán.
Khi cán bộ kế toán cho vay nhận được hồ sơ pháp lí và hồ sơ vay vốn (gọi chung là bộ hồ sơ cho vay) từ cán bộ tín dụng chuyển đến, kế toán cho vay phải chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát trước khi phát tiền vay. Quy trình này được thực hiện tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ như sau:
Kiểm nhận hồ sơ cho vay, đối chiếu đúng đủ theo danh mục hồ sơ cho vay, có ghi cụ thể từng loại giấy tờ (cái nào là bản gốc, cái nào là bản sao), kế toán cho vay có trách nhiệm kiểm soát và quản lí theo quy định cho vay hiện hành.
Kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ cho vay:
+ Phải theo đúng mẫu đã ban hành tại các quy định cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
+ Sự khớp đúng giữa các yếu tố trên hợp đồng tín dụng với các giấy tờ khác trong bộ hồ sơ cho vay như: tên khách hàng vay vốn, số tiền cho vay (bằng số, bằng chữ), thời gian cho vay, lãi suất, kì hạn trả nợ.
+ Hợp đồng tín dụng phải có đầy đủ chữ kí và dấu theo quy định, chữ kí và dấu của khách hàng vay vốn (chữ kí của giám đốc và kế toán trưởng nếu là doanh nghiệp, công ty), khách hàng có đăng ký mẫu dấu, chữ kí. Chữ kí và dấu của giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ (hoặc người uỷ quyền) đều phải khớp đúng với chữ kí và mẫu dấu đăng ký tại phòng kế toán, chữ kí của cán bộ tín dụng cho vay và của trưởng phòng tín dụng.
Sau khi kiểm nhận, kiểm tra bộ hồ sơ cho vay đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp kế toán cho vay kí nhận trên bảng kê giao nhận (hoặc sổ giao nhận) hồ sơ cho vay của cán bộ tín dụng chuyển đến.
Kiểm tra sự khớp đúng các thông tin và dữ liệu trên máy vi tính với bộ hồ sơ cho vay (trong trưòng hợp cán bộ tín dụng đã nhận dữ liệu của bộ hồ sơ cho vay) hoặc cán bộ kế toán cho vay vào các dự liệu hồ sơ cho vay theo quy trình giao nhận trực tiếp trên máy vi tính.
Ngoài hai bộ hồ sơ trên, nếu khách hàng vay có tài sản thế chấp, cầm cố thì kế toán cho vay phải tiến hành cả việc kế toán và quản lí hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng.
2.2.2. Hạch toán kế toán giai đoạn phát tiền vay (giải ngân)
Tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ, trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vốn vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay mà chi nhánh thoả thuận với khách hàng vay về lựa chọn phương thức vay phù hợp. Qua doanh số hoạt động của chi nhánh cho thấy khách hàng vay vốn của chi nhánh tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp quốc doanh, là các doanh nghiệp lớn, có uy tín cao trên thị trường, dư nợ doanh nghiệp nhà nước là 1.017 tỉ đồng chiếm 90% tổng dư nợ, dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh 9 tỉ đồng chiếm 0,8% tổng dư nợ, còn dư nợ cho vay tiêu dùng và cầm cố chứng chỉ có giá: 3,2 tỷ đồng chiếm 0,2% tổng dư nợ (khoảng 200 món). Do vậy, chi nhánh chủ yếu thực hiện phương pháp cho vay hạn mức tín dụng và phương thức cho vay từng lần. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng có ưu điểm là phục vụ khách hàng nhanh chóng và nắm bắt kịp thời thông tin, năng lực tài chính của khách hàng, những lợi ích này càng được phát huy tốt trong cơ chế thị trường, nên phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng càng chiếm ưu thế.
Các tài khoản kế toán cho vay:
NHN0 & PTNT Láng Hạ sử dụng hệ thống tài khoản của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 25-12-1998 trong đó là tài khoản loại 2 phản ánh hệ thống tài khoản nội bảng về hoạt động tín dụng:
TK 21: cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước
TK 22: chiết khấu, cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn
TK 23: tài khoản cho thuê tài chính
TK 24: bảo lãnh
Kết cấu tài khoản cho vay đối với khách hàng (TK 21-24)
Nợ: phản ánh số tiền Ngân hàng cho khách hàng vay
Có: số tiền thu nợ từ khách hàng
Chuyển sang tài khoản nợ quá hạn
Dư nợ: số tiền khách hàng nợ Ngân hàng tại một thời điểm
TK 217: tiền lãi cộng dồn dự thu
Kết cấu tài khoản 217:
Nợ: phản ánh số tiền lãi dự thu mà Ngân hàng tính theo định kỳ
Có: số tiền lãi khách hàng trả hoặc số tiền lãi không thu được phải thoái thu
Dư nợ: phản ánh số lãi dự thu mà chưa thu được chờ xử lý
TK 259: dự phòng phải thu khó đòi.
Kết cấu tài khoản 259
Nợ: số tiền dự phòng được sử dụng để xoá nợ
Số tiền dự phòng hoàn nhập nếu có
Có: số tiền dự phòng được trích lập hoặc tính vào chi phí
Dư có: số tiền dự phòng chưa sử dụng
TK ngoại bảng:
TK 291: cam kết bảo lãnh cho khách hàng
TK 941: lãi cho vay chưa thu được
TK 994: tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng
TK 996: giấy tờ có giá khách hàng đem cầm cố
Kết cấu TK ngoại bảng phản ánh bút toán đơn:
Nợ: phản ánh nghiệp vụ phát sinh hoặc nhập tài sản
Hoặc Có: các nghiệp vụ đã được xử lý và kết thúc hoặc xuất tài sản
Hạch toán kế toán phát tiền vay theo phương thức cho vay từng lần tại Chi nhánh thực hiện theo trình tự sau:
- Lập chứng từ kế toán giải ngân: Dựa trên cơ sở kế toán cho vay của khách hàng được xác lập đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp. Khi khách hàng nhận tiền vay khách hàng sẽ lập 3 liên giấy nhận nợ và hợp đồng tín dụng, kế toán tiến hành kiểm tra chứng từ và giấy nhận nợ.
Lập chứng từ giải ngân theo quy trình giao dịch trực tiếp trên máy tính (lập phiếu chi cho vay), hoặc hướng dẫn khách hàng lập chứng từ nhận tiền vay thích hợp (giấy lĩnh tiền mặt, uỷ nhiệm chi). Chữ kí, dấu (nếu có) trên chứng từ nhận tiền vay của khách hàng phải khớp đúng với chữ kí trên hợp đồng tín dụng hoặc chữ kí, mẫu dấu đã đăng kí tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ (nếu có).
Hạch toán trên sổ kế toán chi tiết. Căn cứ số tiền trên chứng từ kế toán giải ngân, hạch toán:
Nợ: Tài khoản cho vay cầm cố: 222102
Tài khoản cho vay dịch vụ đời sống ngắn hạn: 211109
Tài khoản cho vay ngắn hạn doanh nghiệp: 211101
Có: Tài khoản tiền mặt: 1011.01
Tài khoản ngân phiếu: 101201.01
Tài khoản thanh toán giữa các Ngân hàng (52)
Đồng thời nhập phiếu tài khoản ngoại bảng. Nhập tài khoản tài sản thế chấp cầm cố của khách hàng hạch toán theo giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố.
Căn cứ vàogiá trị tài sản dùng để đảm bảo tiền vay trên hợp đồng cầm cố, thế chấp và bảo lãnh, kế toán cho vay lập phiếu nhập kho tài khoản ngoại bảng ghi:
Nhập: Tài khoản tài sản thế chấp, cầm cố (TK 994)
Hoặc nhập: Tài khoản các giấy tờ có giá của khách hàng đưa cầm cố(TK 996001).
Nhập tài khoản các cam kết bảo lãnh nhận được (TK 93)
+ Hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay được sắp xếp thứ tự theo bảng kê giao nhận giữa khách hàng và bộ phận tín dụng, tất cả các giấy tờ liên quan đến bộ hồ sơ bảo đảm tiền vay được bỏ vào túi hồ sơ (hoặc bìa, tệp), ngoài bìa túi ghi rõ các yếu tố: tên khách hàng, mã số khách hàng, địa chỉ, tổng tài sản đảm bảo tiền vay, các món vay được đảm bảo bằng tài sản.
+ Thủ quỹ căn cứ vào phiếu nhập kho của kế toán chyển sang kiểm nhận bộ hồ sơ, kí nhận và vào sổ theo dõi hồ sơ đảm bảo tiền vay, lấy chữ kĩ khách hàng trên phiếu nhập.
Hồ sơ đảm bảo tiền vay để trong két sắt
Hồ sơ đảm bảo tiền vay được xếp thứ tự theo mã số khách hàng hoặc sắp xếp theo thứ tự A, B, C... tên của doanh nghiệp và tên của chủ hộ vay vốn.
+ Hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay đối với các món vay phải có tài sản đảm bảo. giá trị hạch toán theo giá trị định giá tài sản.
+ Định kì lập phiếu nhập tài khoản ngoại bảng bộ hồ sơ cho vay (trừ hồ sơ đảm bảo tiền vay).
Theo dõi và ghi chép trên hợp đồng tín dụng: kế toán cho vay phải ghi rõ ràng và đầy đủ các yếu tố trên phụ lục hợp đồng tín dụng (của NHNo và khách hành). Khi phát tiền vay (từng lần rút vốn vay) và kí tên vào nơi quy định trên hợp đồng tín dụng, lấy chữ kí nhận của khách hàng trên hợp đồng tín dụng.
+ Giao một liên hợp đồng tín dụng cho khách hàng.
+ Một liên hợp đồng tín dụng kèm giấy đề nghị vay vốn lưu cùng bộ hồ sơ vay vốn tại bộ phận kế toán cho vaylà căn cứ để theo dõi cho vay thu nợ.
Trường hợp khách hàng nhận tiền vay nhiều lần trên một hợp đồng tín dụng, kể từ lần giải ngân thứ 2 trở đi, trước khi lập chứng từ giải ngân (hoặc hướng dẫn khách hàng lập chứng từ nhận tiền vay) kế toán cho vay phải kiểm tra đối chiếu tổng số tiền đã giải ngân các đợt không vượt quá số tiền vay đã ghi trên hợp đồng tín dụng.
Đối với khách hàng vay vốn là hộ gia đình, cá nhân nếu người nhận tiền vay không phải là người đứng tên trên hợp đồng tín dụng, thì phải có giấy uỷ quyền hợp pháp của người đứng tên trên hợp đồng tín dụng.
Hạch toán kế toán phát tiền vay theo phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
Theo quy định số 324/1998/GĐ - NHNN1 ngày 30/9/1998 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước: phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Và chỉ dùng phương thức này đối với các doanh nghiệp có tín nhiệm cao và có vòng quay vốn nhanh. Tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ, khách hàng vay vốn thường là các doanh nghiệp lớn có quan hệ tin cậy với Ngân hàng và quan hệ vay trả giữa Ngân hàng với doanh nghiệp đều thông qua việc mở tài khoản tại Ngân hàng. Nên việc thanh toán (thu nợ, thu lãi cho vay) đều thực hiện dưới hình thức chuyển khoản.
Trên cơ sở hợp đồng tín dụng đã kí kết theo phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Người vay chỉ phải làm thủ tục vay một lần đầu. Còn từ lần giải ngân thứ 2 trở đi, khách hàng không phải làm đơn mà chỉ nộp chứng từ thanh toán hợp lệ, hợp pháp, nhiệm vụ của kế toán cho vay là phải kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ kế toán, đối chiếu với hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng và khách hàng thoả thuận dựa trên hợp đồng tín dụng. Khi đã đủ điều kiện thì căn cứ vào chứng từ để phát tiền vay, kế toán sẽ hạch toán:
Nợ: Tài khoản cho vay khách hàng (theo hạn mức)
Có: Tài khoản thích hợp
Mỗi lần ghi nợ tài khoản cho vay, kế toán cho vay phải đối chiếu với hạn mức tín dụng còn lại để tránh vượt hạn mức tín dụng và kiểm tra về thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng đã kí kết.
2.2.3. Hạch toán kế toán giai đoạn thu nợ, thu lãi.
Kế toán thu nợ (gốc)
Việc thu nợ của kế toán cho vay là hoạt động diễn ra thường xuyên, bởi việc cho vay đã được xác định kì hạn trả nợ, kì hạn đó được xác định trên khế ước hoặc giấy nhận nợ. Đến kì hạn trả nợ, người vay phải có trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng khi đến hạn và việc trả nợ có thể được thực hiện một hoặc nhiều lần. Nếu đơn vị không chủ động trích tài khoản tiền gửi., nộp tiền mặt... trả nợ cho Ngân hàng thì kế toán sẽ tự động trích tài khoản của đơn vị hoặc gửi giấy báo nhờ thu để trả nợ.
Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ, việc thu nợ được tiến hành với sự phối hợp chặt chẽ giữa kế toán cho vay và cán bộ tín dụng. Cụ thể: kế toán cho vay căn cứ vào kì hạn trả nợ trên hợp đồng tín dụng, lập giấy báo nợ đến hạn theo mẫu quy định gửi cho bộ phận tín dụng chuyên quản để đôn đốc thu nợ.
Giấy báo nợ phải được lập và gửi tới khách hàng trước kì hạn trả nợ tối thiểu 10 ngày (kì hạn trả nợ là các phân kì trả nợ hoặc ngày trả nợ cuối cùng ghi trong hợp đồng tín dụng).
Hạch toán trên tài khoản cho vay
+ Thu nợ trực tiếp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ: Cơ sở để hạch toán thu nợ (ghi có trên tài khoản cho vay) là các chứng từ hợp lệ, hợp pháp do khách hàng hoặc Ngân hàng lập, kèm theo hợp đồng tín dụng, chứng từ thu nợ phải gửi cho khách hàng 1 liên.
Căn cứ vào chứng từ như: giấy nộp tiền, uỷ nhiệm chi từ tài khoản tiền gửi hoặc giấy báo có liên hàng, kế toán hạch toán:
Nợ: Tài khoản tiền mặt 1011.01 (Nếu trả bằng tiền mặt)
Tài khoản ngân phiếu 1012.021 (Nếu trả bằng ngân phiếu)
Tài khoản thanh toán giữa các Ngân hàng (TK 52)
Có: Tài khoản cho vay thích hợp
+ Thu nợ thông qua tổ chức tín dụng lưu động: cơ sở hạch toán thu nợ là phiếu thu của khách hàng và bảng kê thu nợ kèm theo là phiếu thu tổng số tiền thu nợ của tổ chức tín dụng lưu động. Cũng căn cứ vào phiếu thu hợp lệ, hợp pháp của tổ chức tín dụng lưu động chuyển đến kèm phiếu thu của khách hàng. Kế toán hạch toán:
Nợ: Tài khoản thích hợp (1011.01; 1012.01; 52)
Có: Tài khoản cho vay thích hợp
Công việc theo dõi và quản lí trên hợp đồng tín dụng;
+ Trường hợp thu nợ trực tiếp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ: kế toán căn cứ chứng từ trả nợ của khách hàng, ghi đầy đủ các yếu tố ở mục theo dõi thu nợ trên phụ lục hợp đồng tín dụng của khách hàng và NHNo (số chứng từ, ngày trả nợ, số tiền trả nợ, số dư nợ) và kí tên vào nơi quy định, lấp chữ kí xác nhận của khách hàng.
+ Trường hợp thu nợ qua tổ chức tín dụng lưu động: kế toán căn cứ vào số tiền thu nợ (gốc) của từng khách hàng trên bảng kê thu nợ kèm phiếu thu do tổ chức tín dụng lưu động thanh toán để đối chiếu vơí hợp đồng tín dụng lưu tại Ngân hàng Láng Hạ, ghi đầy đủ các yếu tố ở mục theo dõi thu nợ trên phụ lục hợp đồng tín dụng (ngày trả nợ, chứng từ ghi sổ, số tiền trả nợ, số dư) và kí tên vào nơi quy định.
Đối với khách hàng vay vốn mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ có nợ quá hạn, hoặc nợ vay thu trước hạn (do vi phạm hợp đồng tín dụng), cán bộ kế toán cho vay phải thường xuyên theo dõi và phối hợp với bộ phận tín dụng để tiến hành thu nợ khi tài khoản tiền gửi có số dư.
Hiện nay, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ, với lượng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu, có nhu cầu về vốn ngoại tệ cũng như nội tệ là rất lớn, quan hệ của khách hàng này với Ngân hàng đều thực hiện thông qua chuyển khoản, tức là ngoài tài khoản tiền vay, khách hàng còn mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng. Do vậy, việc hạch toán khi các khoản nợ đến hạn có nhiều thuận lợi, giảm được chi phí, tiết kiệm thời gian, giúp Ngân hàng có khả năng kiểm soát tốt tình trạng tài chính của khách hàng.
Kế toán thu lãi.
Lãi cho vay là nguồn thu nhập lớn nhất của Ngân hàng, vừa để nuôi sống được bộ máy hoạt động Ngân hàng và hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, với khách hàng gửi vốn vào Ngân hàng. Do vậy việc tính và hạch toán thu lãi tiền vay một cách chính xác, đầy đủ, nhanh chóng sẽ giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thực hiện trôi chảy, đấp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, cá nhân một cách nhanh chóng giúp họ tận dụng được thời cơ trong kinh doanh.
Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ việc thực hiện thu lãi được tiến hành theo các kì hạn khác nhau (hàng tháng, hàng quý), lãi hàng tháng được thu vào một ngày nhất định (ngày 26 hàng tháng).
Có 2 phương thức tính lãi được áp dụng tại Ngân hàng:
Tính lãi theo món: áp dụng trong trường hợp thu lãi phù hợp với số tiền thu nợ gốc.
Tính lãi theo tích số: áp dụng trong trường hợp thu lãi theo theo tháng, hoặc theo định kì.
Xác định thời gian tính lãi:
Thời gian tính lãi được xác định theo ngày.
Thời gian tính lãi được tính từ ngày vay mà không tính ngày trả nợ.
Ngày lễ, ngày nghỉ số dư tính lãi là số dư của ngày làm việc hôm trước.
Trường hợp vay trả trong ngày thời gian tính lãi được xác định là 1 ngày.
Công thức tính lãi:
Tính theo món
Tiền lãi = Gốc x Lãi suất x Số ngày
Trong đó:
Gốc: Số tiền trả nợ của khách hàng
Lãi suất: lãi suất tháng / 30 ngày hoặc lãi suất năm /360 ngày
Số ngày: Được tính từ ngày vay mà không tính ngày trả nợ
+ Tính lãi theo phương pháp tích số
Tiền lãi = Tổng tích số x Lãi suất
Trong đó:
Tổng tích số: là tổng số dư của các ngày thực tế của kì tính lãi
Lãi suất: lãi suất tháng /30 ngày, lãi suất năm /360 ngày
Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ, do quan hệ với khách hàng chủ yếu là thông qua tài khoản. Sau khi kí hợp đồng tín dụng, khách hàng có thể rút tiền, trả tiền thường xuyên, liên tục nhiều lần (trong tháng thậm chí trong ngày có từ 2 lần trở lên vay vốn hoặc trả nợ). Do vậy, việc thu lãi Ngân hàng thực hiện hàng tháng theo phương pháp tích số.
Công thức tính:
M*i*n
L = ----------------
30
Trong đó: L: Lãi phải thu
i: lãi suất cho vay theo tháng
M: Mức dư nợ
n: số ngày
Căn cứ vào số lãi tính được, kế toán lập chứng từ và hạch toán
Nợ: Tài khoản thích hợp
Có: Tài khoản "thu lãi Ngân hàng”
Đồng thời kế toán cho vay ghi ngày thu lãi, số chứng từ, số tiền thu lãi (trong hạn, quá hạn) vào phụ lục hợp đồng tín dụng (số vay vốn) và cập nhật dữ liệu trên máy vi tính.
Các hợp đồng tín dụng trả hết nợ (gốc, lãi), kế toán cho vay kiểm tra số lãi đã thu trên phụ lục hợp đồng tín dụng trước khi tính và thu lãi còn lại trên hợp đồng tín dụng, đảm bảo tổng số lãi đã thu trên hợp đồng tín dụng p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0295.doc