Chương I: Các phương thức thanh toán quốc tế
I. Các phương thức thanh toán quốc tế.
1.1Khái niệm và các đặc trưng về thanh toán quốc ế.05
1.2Tính bức xứcvà cần thiết của hệ thống thanh toán quốc tế trong ngoại thương.05
1.3Các nhân tố ảnh hưởng đến phương thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương.06.
2. Các phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng trong ngoại thương:
2.1 Hối phiếu.08
2.2 Séc.09
2.3Kỳ phiếu.12
3. Các điều kiện thanh toán quốc tế quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương:
3.1 Điều kiện tiền tệ:.14
3.2 Điều kiện địa điểm thanh toán.16
3.3 Điều kiện thời gian thanh toán.16
3.4 Điều kiện phương thức thanh toán.16
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế.
4.1Tỷ giá hối đoái.17
4.2Vai trò của Ngân hàng trong thanh toán quốc tế.17
Chương II:
THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM .
I . TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM
1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Cổ phần PHƯƠNG NAM.19
1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu.20
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NHTMCP PHƯƠNG NAM.
2.1 Chính sách liên quan đến dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng.28
2.2 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP- Phương Nam.30
2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Hà Nội.32
2.3.1Phương thức thanh toán quốc tế L/C .34
2.3.2 áp dụng phương thức thanh toán quốc tế L/C vào hoạt động.37.
2.3.3 Tín dụng theo hình thức thanh toán bằng L/C.39
2.4 Ưu và nhược điểm về hoạt động kinh doanh của chi nhánh.42
2.4.1 Ưu điểm.42
2.4.2 Nhược điểm.44
Chương III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ DỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ HIỆN NAY.
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHTMCP- PHƯƠNG NAM.46.
II. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.
2.1 Đối với vấn đề thanh toán quốc tế.47
2.2 Giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tại chi nhánh Hà Nội .47
2.2.1 Tăng tổng dư nợ cho vay xuất nhập khẩu.48
2.2.2 Chủ động tìm bạn hàng.52
2.2.3 Hoạt động Marketing một cách có hiệu quả.53
2.2.4 Bảo đảm lượng ngoại tệ cho hoạt động cho vay xuất nhập khẩu.55
2.2.5 Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ cán bộ trong Ngân hàng.55
2.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Phương Nam.
2.3.1 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tạo thế cạnh tranh mới.56
2.3.2 Củng cố và mở rộng hệ thống chi nhánh.57
2.3.3 Nâng mức uỷ quyền phans quyết cho vay ngoại tệ.57
2.3.4 Nới lỏng hoạt động huy động vốn.58
2.4 Kiến nghị đối với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước.
2.4.1 Về hệ thống luật và văn bản dưới luật.58
2.4.2 Về chủ trương cơ cấu lại ngân hàng.59
2.4.3 Thành lập ngân hàng chi nhánh xuất nhập khẩu.60
2.4.4 Phát triển thị trường hối đoái hoàn hảo để mở rộng nguồn vốn bằng ngoại tệ, cung cấp cho hệ thống cho vay xuất nhập khẩu.62
Kết luận.63
63 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thánh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng cổ phần Phương Nam – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường niên năm 2001 của hội sở)
Hoạt động mua bán ngoại yệ tuy đạt được kết quả trên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, nhất là hoạt động chi trả kiều hối doanh số đạt còn thấp, một mặt do biến động sự kiện 11/09, lương kiều hối chuyển về có phần giảm, mặt khác người dân muốn giữ tiền mặt ngoại tệ sợ bị biến động về tỷ giá đã ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đăng ký ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng gặp khó khăn, không đáp ứng đủ yêu cầu của các ngân hàng. nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn chưa có biện pháp để tạo nguồn ngoại tệ và bộ phận làm công tác kiều hối hoạt động còn mang tính chất thụ động.
*Các hoạt động dịch vụ và nghiệp vụ khác.
-Công tác kho quỹ: năm 2001 khối lượng tiền mặt qua quỹ ngân hàng khá lớn, cụ thể:
Tổng thu : 4.187 tỷ đồng
+Tiền mặt đạt: 3.283 tỷ đồng, tăng 20%
+NPTT : 406 tỷ đồng, giảm 47%
+TM ngoại tệ : 498 tỷ đồng, tăng 72%
Tổng chi : 4.177 tỷ đồng
+Tiền mặt đạt: 3.273 tỷ đồng, tăng 20%
+NPTT : 408 tỷ đồng, giảm 47%
+TM ngoại tệ : 496 tỷ đồng, tăng 72%
Với khối lượng tiền mặt qua quỹ ngân hàng rất lớn nhưng đã thực hiện nghiêm ngặt chế độ thu chi, kiểm đếm, đóng gói niêm phong đầy đủ, chính xác,… thể hiện tinh thần trách nhiệm cao và đã trả được 68 món tiền thừa cho khách hàng.
-Công tácthanh toán – kế toán: trong năm 2001, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đạt 1.687 tỷ đồng (7.715 món), tăng 30% so với năm 2000, trong đó thanh toán bằng uỷ nhiệm chi chuyển tiền được khách hàng sử dụng lớn nhất.
Công tác kế toán được tăng cường và bố trí hợp lý được bổ sung trang thiết bị mới trong toàn hệ thống nên cập nhật số liệu kịp thời, chính xác, đầy đủ.
-Hoạt động mua bán chứng khoán: là một trong những hoạt động chính của ngân hàng hiện nay, doanh số mua vào trong năm 15 tỷ đồng, doanh số bán ra 22 tỷ đồng, cuối năm còn lại 26 tỷ đồng chưa đến hạn thanh toán, lãi thu về trên 2,2 tỷ đồng tăng 15%.
*Kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Các hoạt động kinh doanh chính như đã nêu phản ánh được phần lớn két quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể kết quả kinh doanh của Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM trong ba năm vừa qua như sau:
Bảng 4
Báo cáo thu nhập – Chi phí
Đơn vị: triệu đồng VN
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
tổng thu nhập
99,760
123,731
153,608
tổng chi phí
83,261
102,315
131,336
Lợi nhuận trước thuế
16,414
21,416
22,272
(Nguồn: báo cáo thường niên của Hội sở)
Cho thấy:
Năm 2001 Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM đạt lợi nhuận trước thuế 21.4 tỷ đồng tăng 31% so với năm 2000.
Năm 2002 mức lợi nhuận trước thuế đạt 22.3 tỷ đồng tăng 4,00% so với năm 2001.
Đặc biệt năm 2002, các chi phí tăng lên nhiều do việc tăng cơ sở hạ tầng cho các chi nhánh, tham gia trên thị trường tiền tệ. Mặc dù đồng USD bị sự cạnh tranh lớn của đồng UERO nên cũng gây xao động cho thị trường tài chính gây nên một số tổn thất cho ngân hàng trong kinh doanh ngoại tệ. Cụ thể trong năm 2002 hoạt động thu – chi của Hội Sở như sau:
Bảng 5:
Đơn vị: VND
Các khoản thu nhập
Trong kỳ
Luỹ kế năm
A- Thu nhập
16.240.732.337
153.608.685.043
I. Thu về hoạt động tín dụng
14.108.532.394
140.873.566.772
- Lãi cho vay
13.471.443.859
137.168.329.532
- Nghiệp vụ bảo lãnh
1.095.000
19.977.997
-Nghiệp vụ cho thuê tài chính
- Khác
433.992.533
4.485.959.243
II. Thu về DV TToán & Ngân quỹ
556.655.433
6.797.276.531
-Lãi tiền gửi
317.287.314
- Dịch vụ thanh toán
312.724.274
3.516.573.582
- Dịch vụ Ngân quỹ
36.643.346
105.326.865
III. Thu từ các hoạt động khác
905.626.048
3.983.694.990
-Lãi góp vốn, Mua cổ phần
143.000.000
- Tham gia thị trường tiền tệ
198.113.083
3.319.977.413
- Kinh doanh ngoại hối
635.573.670
390.471.337
- Nghiệp vụ Uỷ thác & Đại lý
527.981
8.606.357
- Dịch vụ tư vấn
- Kinh doanh & Dịch vụ Bao
- Các dịch vụ khác
71.411.314
621.639.331
IV. Khoản thu nhập bất thường
669.918.462
1.954.346.751
( Nguồn: báo cáo thu nhập- chi phí năm 2002 của hội sở )
II. thực trạng hoạt động các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng cổ phần phương nam-hà nội
2.1 Chính sách liên quan đến dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng
h Công văn số 2725/CV-NHCT5 Hướng dẫn thực hiện mở và thanh toán L/C at sight ngày 29/9/1999.
Theo công văn này ngân hàng sẽ mở L/C at sight cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu nhập khẩu vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị... mà trong hợp đồng ngoại thương quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ trả tiền ngay. Trong hướng dẫn, đề cập chủ yếu đến mức ký quỹ áp dụng cho các đối tượng là doanh nghiệp Nhà Nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mỗi đối tượng cụ thể đều có mức ký quỹ khác nhau phù hợp với mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp đó với ngân hàng.
h Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/5/2001 về việc mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm.
Theo quyết định này ngân hàng được phép mở thư tín dụng trả chậm cho khách hàng trong trường hợp khách hàng đề nghị theo như hợp đồng thương mại đã ký. Quyết định còn đưa ra quy định ngân hàng phải yêu cầu tài sản đảm bảo từ khách hàng, có thể bằng ký quỹ, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thanh toán.... quyết định này còn hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể cùng các yếu cầu cụ thể khác...
h Quyết định số 51/HĐQT của Hội Đồng Quản Trị về việc tổ chức triển khai hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng phương nam.
Đưa ra các điều kiện chiết khấu, hạn mức chiết khấu đối với các chi nhánh ngân hàng trong hệ thống công thương, số tiền chiết khấu ttối đa 95% giá trị bộ chứng từ, lãi suất chiết khấu đối với L/C mở bằng ngoại tệ tối thiểu là 4% năm, thời gian chiết khấu. Cùng các quy định cụ thể về quy trình nghiệp vụ chiết khấu, hạch toán nghiệp vụ và xử lý quá trình chiết khấu chứng từ....
Đặc điểm của các quyết định của Ngân hàng phương nam là luôn có kèm mẫu các giấy tờ để thống nhất trong toàn hệ thống.
Ngoài ra hoạt động xuất nhập khẩu còn liên quan đến nhiều bộ ngành khác nhau nên cũng cần biết thêm về các văn bản khác như :
hThông tư số 5/2000/TT-BTM hướng dẫn thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính Phủ số 242/199/QĐ-TTg ngày 30/12/1999 về điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá.
Trong đó quy định các mặt hàng cấm xuất khẩu cũng như cấm nhập khẩu. Thông tư quy định chi tiết đến từng mặt hàng. Đồng thời kèm theo mã số hàng hoá để quy chuẩn tạo điều kiện thuận lợi trong các giao dịch thương mại. Thông tư này có tính chất quy chiếu đối cới các ngân hàng, để từ đó đồng ý hay không đồng ý với những yêu cầu vay vốn để xuất nhập khẩu các loại hàng hoá cụ thể.
Liên quan đến xuất nhập khẩu trong thời gian gần đây, bộ thương mại đã bãi bỏ rất nhiều các loại giấy phép con và còn tiếp tục bãi bỏ trong thời gian tới. Những thông tin này ngân hàng cần cập nhật và nắm vững để tránh có những đòi hỏi vô lý về hồ sơ, thủ tục. Đồng thời, ngân hàng cũng cần chú ý đến hạn nghạch của từng mặt hàng xuất nhập khẩu đó. Bộ thương mại liên tục thông báo về số lượng cũng như các mặt hàng ưu đãi, để từ đó ngân hàng có những quyết định tín dụng chính xác, tránh tình trạng cho vay để xuất nhập khẩu những mặt hàng đã hết hạn nghạch hay không được ưu tiên.
2.2 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM .
Thông qua hơn 10 năm hoạt động của Ngân hàng PHƯƠNG NAM, vai trò của Ngân hàng trên thị trường ngày càng được khẳng định. So với các Ngân hnàg quốc doanh hay một số Ngân hàng thương mại khác thì tuổi đời của Ngân hàng còn rất trẻ, nhưng do nắm được thời cơ khi hoà nhập vào lúc nền kinh tế đang bước đầu đi vào đúng quỹ đạo phát triển của nền kinh tế thị trường. Chính vì thế các mặt dịch vụ của Ngân hàng về tín dụng, thanh toán có tiền đề tốt để phát triển. Hơn thế nữa, Ngân hàng có thể đứng vững sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997 càng làm cho uy tín của Ngân hàng được củng cố trên thị trường. Do đố, trong vài năm gần đây Ngân hàng đã mở thêm nhiều các chi nhánh, đại lý ở các miền của Tổ quốc và các nước trên thế giới như: Anh quốc, Hoa kỳ, các nước Đông Nam á ...
Hoạt động của Ngân hàng đang trong thời gian mở rộng về quy mô nên có sự giảm sút về lợi nhuận do chi phí tăng để phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp các chi nhánh trên cả nước và các đại lý ở nước ngoài.
Mặc dù vậy, thu nhập vẫn tăng một cách ổn định. Năm 2001 thu nhập đạt 123,731 tỷ đồng tăng 24,13% so với năm 2000 và năm 2002 thu nhập đạt 153, 608 tỷ đồng tăng 24,15% so với năm 2001. Ngân hàng PHƯƠNG NAM đã cho thấy mặc dù mở rộng các chi nhánh, đại lý nhưng các cơ sở cũ vẫn ổn định việc kinh doanh. Với việc mở rộng kinh doanh đó làm cho lợi nhuận trước thuế giảm đáng kể như:
Năm 2001 lợi nhuận trước thuế đạt 21,416 tỷ đồng tăng 30,47% so với năm 2000
Năm 2002 lợi nhuận trước thuế đạt 22,272 tỷ đồng chỉ tăng 4,00% so với năm 2001
Tuy tình hình kinh doanh năm 2002 có phần sút giảm, nhưng hoạt động thanh toán quốc tế của Hội sở ngày càng tạo được uy tín đối với khách hàng.Có thể thấy, uy tín của ngân hàng được thể hiện qua doanh số đạt được:
Bảng 6:
Đơn vị: triệu USD.
Chỉ tiêu
Năm 2000
năm 2001
năm 2002
Số lượng (món)
123
82
307
Doanh số thanh toán quốc tế
19.96
16.2
30.7
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh)
Dựa vào Báo cáo thực hiện kim ngạch thanh toán quốc tế của Hội sở có thể cho ta biết một cách chung nhất về dịch vụ thanh toán quốc tế trong toàn Ngân hàng PHƯƠNG NAM. Tổng doanh số thực hiện thanh toán quốc tế năm 2000 đạt 19,96 -triệu USD tăng 60,96% so với năm 1999 (12,4 triệu USD), năm 2001 đạt 16,2 triệu USD giảm 19% so với năm 2000. Tuy nhiên đến ngày 31/12/2003 doanh số này lại tăng lên đáng kể là 30,691 triệu USD tăng gần gấp hai lần so với năm 2001 (tăng 89,45%) nhưng chỉ đạt 61,38% so với chỉ tiêu năm 2002 là 50 triệu USD. Đặc biệt trong năm 2002 chỉ có Chi nhánh của Ngân hàng tại Hà Nội đạt 111,39% so với chỉ tiêu của Hội Sở đề ra, cho thấy hoạt động của cơ sở đạt hiệu quả tốt. Với các mục tiêu đã đạt được, công tác thanh toán quốc tế đã thu được một số kết quả nhất định:
Chất lương ngày càng được nâng cao, liên tục 5 năm liền chưa xảy ra trường hợp phát sinh sự cố đáng kể. Thể hiện được uy tín của Ngân hàng trong và ngoài nước.
Triển khai thực hiện Tín dụng Xuất –Nhập khẩu trực tiếp, kết quả giải quyết hồ sơ nhanh, góp phần thu hút và tăng thêm uy tín nơi khách hàng.
Đội ngũ cán bộ đã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, có sự kết hợp giữa người cũ và người mới nhằm nâng cao nghiệp vụ và bảo đảm tính an toàn trong kinh doanh.
Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho chi nhánh, kết quả đạt 100% khá giỏi.
-Thực hiện tốt chế độ báo cáo thống kê theo định kỳ và chất lượng đạt yêu cầu.
Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM mặc dù kế hoạch năm 2002 không đạt được như chỉ tiêu đề ra, nhưng có thể cho thấy được sự thâm nhập thị trường khá nhánh. Nắm bắt được thời cơ thuận lợi để mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế , tuy mới hoạt động mà năm 2002 doanh số kim nghạch đã tăng sấp xỉ 81% so với năm 2001. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã dần thu hút được sự chú ý của các nhà kinh doanh về uy tín, chất lượng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán một cách hiệu quả.
2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM được thành lập năm 2001 tính đến nay đã đi vào hoạt động được hai năm. Có thể nói với hai năm tham gia một thị trường mới thực sự là rất khó khăn đối với doanh nghiệp , nhưng điều đó không làm cho ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM lùi bước mà vẫn thâm nhập vào thị trường giàu tiềm năng này. Do có các chính sách ưu đãi hợp lý, các nghiiệp vụ giải quyết nhanh chóng không để dây rưa đã tạo cho ngân hàng tạo được uy tín khi mới thành lập với các khách hàng và các bạn hàng cũ của Hội sở cũng như ở các chi nhánh khác.
Với kế hoạch 5 năm (2001-2004) của Hội sở, chi nhánh Hà Nội cũng chú trọng phát triển các mặt về hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn, hoạt động thanh toán quốc tế … cho phù hợp với vị thế là chi nhánh thuộc trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá của cả nước. Trong đó hoạt động thanh toán quốc tế góp phần quan trọng.
Hai năm vừa qua, hoạt đông thanh toán quốc tế góp phần không nhỏ trong mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh với các chỉ tiêu vượt định mức mà Hội Sở giao. Cụ thể:
Bảng 7: Doanh số thanh toán quốc tế
Đơn vị: 1,000 USD
STT
Khoản mục
Năm 2001
Năm 2002
Thanh toán quốc tế.
2020.000
5569.500
1
Doanh số L/C nhập khẩu
622.350
1023.500
2
Doanh số thanh toán Tài trợ nhập khẩu
947.650
3046.000
3
Thu hộ Ngân hàng nước ngoài
200.000
400.000
4
Doanh số L/C xuất khẩu
250.000
750.000
5
Nhờ Ngân hàng nước ngoài thu hộ
-
150.000
6
Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam
-
200.000
(Nguồn báo cáo tình hình kinh doanh khác của chi nhánh)
Chi nhánh Hà Nội là một trong các chi nhánh mới đi vào hoạt động từ năm 2001, do đó dịch vụ thanh toán quốc tế cũng bước đầu thâm nhập vào thị trường nên hoạt động còn một số khó khăn, tuy nhiên qua bảng doanh số kim ngạch thanh toán quốc tế của chi nhánh cho thấy tình hình đáng mừng của bộ phận này. Chi nhánh mới hoạt động nhưng năm 2001 đã đạt được 2.020 triệu USD vượt kế hoạch 101% so với kế hoạch giao kể cả khi toàn bộ ngân hàng chỉ 30% kế hoạch năm. Đến năm 2002 doanh số thanh toán quốc tế tăng lên một cách đáng kể đạt 5.5695 triệu USD đạt 111,39% so với kế hoạch của năm và tăng hơn 2 lần doanh số năm 2001 đạt được.
Kết quả của dịch vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh đạt được là do:
-Chất lượng ngày càng được nâng cao, thể hiện được uy tín của Ngân hàng PHƯƠNG NAM với Ngân hàng trong và ngoài nước.
-Triển khai thực hiện Tín dụng Xuất – Nhập khẩu trực tiếp, kết quả giải quyết nhanh hồ sơ, góp phần thu hút và tăng thêm uy tín nơi khách hàng.
- Đội ngũ cán bộ được tăng cường cả về số lượng, chất lượng vàcó sự kết hợp giữa người cũ và người mới nhằm nâng cao nghiệp vụ và đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh.
2.3.1 Phương thức thanh toán quốc tế L/C
Về các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu, chi nhánh Ngân hàng PHƯƠNG NAM –Hà Nội nói riêng và các ngân hàng khác đều đặt ra rất nhiều hình thức tín dụng khác nhau. Tuy nhiên, vì tính chất của tín dụng xuất nhập khẩu, vì ưu nhược điểm của các hình thức tín dụng và quan trọng hơn cả là yêu cầu của thị trường nên chi nhánh Ngân hàng PHƯƠNG NAM áp dụng hình thức tín dụng thông qua L/C là chủ yếu.
Sơ đồ quy trình thực hiện thanh toán quốc tế qua thư tín dụng (L/C)
(3) gửi L/C
Ngân hàng
phục vụ
nhà nhập khẩu
Ngân hàng phục vụ
nhà xuất khẩu
Nhà nhập khẩu
Nhà xuấtkhẩu
(7) y/c thanh toán
(8) thanh toán
Y/c mở L/C (2) (9) báo nợ (4) báo có L/C (6) trình chứng từ
(1) ký hợp đồng
(5)giao hàng
Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương.
Nhà nhập khẩu làm thủ tục đề nghị ngân hàng phục vụ mình mở L/C theo yêu cầu đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương.
Ngân hàng xem xét đề nghị mở L/C, nếu chấp nhận mở và gửi L/C sang ngân hàng nước ngoài được chỉ định.
Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu thông báo cho người xuất khẩu đã có L/C.
Nhà xuất khẩu sau khi xem xét các ràng buộc trong L/C phù hợp với hợp đồng đã ký kết, tiến hành giao hàng.
Người xuất khẩu tập hợp chứng từ theo yêu cầu của L/C, xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng phục vụ mình.
Ngân hàng sau khi kiểm tra chứng từ lần nữa, sẽ gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, yêu cầu thanh toán theo chỉ định
Sau khi kiểm tra chứng từ, ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu tiến hành thanh toán.
Ngân hàng giao bộ chứng từ nhận hàng cho người nhập khẩu đổi lấy việc thanh toán hoặc cấp tín dụng.
Trong hình thức tín dụng bằng việc mở L/C thì cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu đều có lợi.
Nhà nhập khẩu ký hợp đồng với một nhà xuất khẩu là doanh nghiệp nước ngoài sẽ vấp phải nhiều vấn đề. Cả nhà nhập khẩu và xuất khẩu đều mong phía mình có lợi. Nghĩa là nhà nhập khẩu muồn biết chắc hàng hoá đã được giao phù hợp với các điều kiện của hợp đồng trước khi tiến hành thanh toán. Tương tự, nhà xuất khẩu cũng không muốn rời hàng thậm chí còn không muốn tiến hành sản xuất trước khi biết chắc là sẽ được thanh toán tốt đẹp. Do đó, nhà xuất khẩu sẽ muốn phòng ngừa trước những rủi ro không thanh toán trong tương lai của nhà nhập khẩu. Trong trường hợp này L/C sẽ đáp ứng nhu cầu của cả hai với tư cách là một phương tiện thanh toán. Nó đồng thời cũng có thể là công cụ tín dụng.
Thật vậy, với những đảm bảo mà nó mang lại cho mỗi bên, đảm bảo giao hàng đối với nhà nhập khẩu và đảm bảo thanh toán đối với nhà xuất khẩu, nên các bên có thể xin vay để phục vụ nhu cầu vốn của mình.
+ Đối với nhà nhập khẩu, mở L/C được xem là hình thức tài trợ của ngân hàng.Với mọi biến cố xẩy ra thì thương vụ vẫn được diễn ra. Mọi thư tín dụng đều được mở theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Khi ngân hàng đồng ý mở L/C, có nghĩa là ngân hàng cam kết thanh toán cho người hưởng lợi nếu bộ chứng từ hợp lý. Ngân hàng sẽ gánh hết rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không có khả năng thực hiện hợp đồng với nhà xuất khẩu. Khi đó ngân hàng mở L/C sẽ vẫn thanh toán cho phía nước ngoài rồi chấp nhận cấp tín dụng cho khách hàng. Dó đó, trước khi mở L/C ngân hàng cũng phải tiến hành những bước thẩm định khách hàng như khả năng thanh toán, tình hình tài chính, uy tín vay nợ, tỷ lệ vốn xin mở L/C so với tổng vốn cần thiết,..... và yêu cầu những khoản đảm bảo. ở đây, xin nói kỹ về các khoản ký quỹ là khoản mà ngân hàng thường yêu cầu khách hàng đối với hình thức này.
Mức độ ký quỹ sẽ tuỳ thuộc vào điểm tín dụng mà ngân hàng chấm cho khách hàng. ở Việt Nam mức ký quỹ có thể là 0% nhưng cũng có thể là 100%, tỷ lệ ký qũy càng lớn chứng tỏ mức rủi ro của L/C này càng cao. Đôi khi khoản tiền ký quỹ đã trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp, đặc biệt là các khoản ký quỹ 100%. Do đó để khắc phục, ngân hàng tiến hành cho khách hàng vay khoản ký quỹ đó. Như vậy mức độ rủi ro đã giảm xuống vì dư nợ đã phát sinh ngay từ khi thương vụ chưa diễn ra thay vì nó phát sinh một cách bị động đối với ngân hàng khi thương vụ đã xảy ra, và trong tình trạng đó khách hàng thường có tư tưởng trốn nợ. ý nghĩa của khoản ký quỹ này là một khoản đảm bảo cho ngân hàng khi rủi ro xẩy ra, khi đó ngân hàng sẽ dùng khoản ký qũy này để bù đắp. Và, một khi khách hàng đã đồng ý ký quỹ chứng tỏ khách hàng có năng lực về vốn và ràng buộc khách hàng làm tròn nghĩa vụ của người nhận bảo lãnh. Có những quy định như là nếu khách hàng vi phạm hợp đồng hay hợp đồng chấp dứt thì khoản ký qũy này sẽ mất, coi như một khoản phí trả cho ngân hàng vì đã cung cấp dịch vụ.
+ Đối với nhà xuất khẩu. Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở: khi đó L/C như một tài sản đảm bảo khách hàng sẽ có tiền trong tương lai và do đó những yêu cầu xin vay để thực hiện hợp đồng sẽ trở nên có đảm bảo hơn bao giờ hết, và vốn sẽ được cấp cho khách hàng để tiếp tục sản xuất. Rõ ràng, giữa khách hàng và ngân hàng có một đảm bảo tín dụng tốt nên ngân hàng sẽ không từ chối cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu, khi đó họ sẽ có đủ vốn để tiến hành gom hàng, sản xuất, đảm bảo cho việc giao hàng chắc chắn sẽ diễn ra.
Nhà xuất khẩu cũng có thể bán lại cho ngân hàng hợp đồng với nhà nhập khẩu để đổi lấy một khoản tiền. Chúng ta không nên hiểu là khi nhà xuất khẩu bán hợp đồng cho ngân hàng là vì họ không còn đủ khả năng thực hiện hợp đồng mà đơn giản vì việc bán đó đã mang lại lợi nhuận. Đồng thời việc ngân hàng mua hợp đồng không có nghĩa ngân hàng đứng ra gánh rủi ro cho khách hàng mà vì ngân hàng hi vọng sẽ thu được một khoản tiền cao hơn khi hợp đồng được thực hiện. Việc bán hợp đồng này là việc nhà xuất khẩu trao cho ngân hàng quyền truy đòi tiền thanh toán của nhà nhập khẩu, còn trách nhiệm của nhà xuất khẩu sẽ chỉ dừng lại ở bước giao hàng theo thoả thuận ba bên, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. Như vậy, ngân hàng đã giúp cho khách hàng của mình rảnh tay sản xuất mà không phải lo đến việc thu tiền, trong khi đó ngân hàng càng ngày càng chuyên nghiệp hơn trong nghiệp vụ này.
2.3.2 áp dụng phức thanh toán L/C vào hoạt động
Như chúng ta đã biết, trong thanh toán quốc tế, có rất nhiều hình thức thư tín dụng, song tại chi nhánh Ngân hàng PHƯƠNG NAM áp dụng hai hình thức thư tín dụng chủ yếu là L/C at sight và L/C trả chậm. Tuy nhiên, chỉ có L/C at sight được áp dụng phổ biến vì mức độ rủi ro của hai loại thư tín dụng này khác nhau rất nhiều.
Sự khác nhau này do tính thời điểm của L/C quy định: như chúng ta đã biết, thời hạn càng dài thì độ rủi ro càng cao do tư bản luôn luôn vận động từ hình thái này sang hình thái khác. Cả hai hình thức thư tín dụng này đều có giá trị thanh toán khi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu gửi về ngân hàng bộ chứng từ hoàn hảo. Và cả hai hình thức đều có thể mở bằng vốn của khách hàng hoặc vốn của ngân hàng (có quy định mức ký quỹ phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau).
+ Nhưng đối với L/C at sight việc thanh toán của ngân hàng với nước ngoài cũng đồng thời (hoặc gần như đồng thời) với việc thanh toán của khách hàng với ngân hàng. Như vậy, nếu trong trường hợp mở bằng vốn của khách hàng thì khách hàng chuyển tiền vào cho ngân hàng thanh toán. Còn nếu bằng vốn của ngân hàng, khách hàng sẽ phải nhận nợ ngay lập tức do đó tính bảo đảm sẽ cao hơn vì ngân hàng thường nắm chắc số hàng hoá của khách hàng để thu nợ và gốc trên số hàng hoá đó, mọi động thái của khách hàng ngân hàng đều biết để có thể xử lý kịp thời.
+ Trong khi đó L/C trả chậm nghĩa là việc ngân hàng thanh toán cho ngân hàng nước ngoài và việc khách hàng thanh toán cho ngân hàng diễn ra không đồng bộ. Khách hàng trả cho ngân hàng sau một thời gian như trong hợp đồng đã quy định. Khi đó ngân hàng thường khó kiểm soát được khách hàng do ngoài nguyên nhân kinh doanh không có lãi, không thu được tiền hàng thì còn có thể xẩy ra trường hợp khách hàng quay vòng vốn của ngân hàng, sử dụng vào mục đích khác khi chưa đến thời hạn thanh toán với ngân hàng. Đồng thời tính thời điểm còn ảnh hưởng đến rất nhiều loại rủi ro tín dụng khác nữa đặc biệt là rủi ro tỷ giá.
Ngân hàng thường đồng ý mở thư tín dụng cho các đối tượng có quan hệ tín dụng lành mạnh, uy tín, hoặc có bảo lãnh mở L/C, một hình thức đảm bảo cho loại tín dụng này.
Đối với các hình thức tín dụng này, khách hàng có thể nhận nợ bằng ngoại tệ nhưng cũng có thể nhận nợ bằng nội tệ với điều kiện trong hồ sơ vay nợ có hợp đồng mua bán ngoại tệ với ngân hàng. Tuy nhiên như chúng ta đã biết , với tình hình tỷ giá luôn biến động như trong 3 năm qua thì khách hàng luôn thay đổi thái độ của mình đối với các khoản nợ cho mục đích nhập khẩu. Khi giá ngoại tệ ổn định, khi đó tuỳ thuộc vào lãi suất trên thị trường của nội tệ và ngoại tệ, lãi suất nào nhỏ hơn sẽ là lãi suất được ưa thích. Nhưng khi tỷ giá biến động phức tạp thì họ thường thích nhận nợ bằng nội tệ hơn để tránh rủi ro tỷ giá bởi vì VNĐ là một đồng tiền yếu nên xu hướng chung là giảm giá so với ngoại tệ. Tuy nhiên khi đó còn phải tính đến sự tăng giảm tương đối giữa lãi suất với tỷ lệ tăng giảm ( chính là chỉ số giá) của đồng tiền đó để ra quyết định vay bằng đồng tiền nào thì có lợi. Như vậy, tình trạng nhận nợ bằng ngoại tệ thường thấy trong những năm trước năm 1999, còn những năm 2000, 2001 tỷ giá ngoại tệ tăng đáng kể, không ổn định nên các dư nợ phát sinh bằng nội tệ đã tăng, làm tổng dư nợ nhập khẩu tăng đáng kể như đã nói ở trên.
2.3.3 Tín dụng theo hình thức thanh toán bằng L/C là chủ yếu nên cân nhấn mạnh một số bước thực hiện như sau:
* Thẩm định khách hàng nhằm phân loại khách hàng, cho điểm tín dụng khách hàng để từ đó có thể ra quyết định. Quyết định thường ở loại đồng ý hay không, và đồng ý ở mức tín dụng như thế nào, bao nhiêu phần trăm nhu cầu của khách hàng....
* Tiến hành cho vay:
- Lập hợp đồng tín dụng ngoại tệ: trong hợp đồng này xác định số tiền khách hàng nhận nợ từ khách hàng, thời hạn, lãi suất cùng các yêu cầu kèm theo khác. Nhận nợ bằng ngoại tệ cũng tương tự như bằng nội tệ, nghĩa là cũng có các hình thức như hạn mức, từng lần....
-Ký quỹ: đây là một bước không thể thiếu vì nó đảm bảo cho món vay của khách hàng, giảm rủi ro cho ngân hàng như đã nói ở trên. Tuy nhiên không phải bất cứ một thư tín dụng nào cũng làm phát sinh dư nợ mà còn tuỳ thuộc vào khách hàng thanh toán bằng vốn của khách hàng hay bằng vốn của ngân hàng.
Đối với trường hợp thanh toán bằng vốn của khách hàng tỷ lệ ký quỹ như sau:
Bảng 8:
I. Thư tín dụng xuất khẩu
Thông báo thư tín dụng
( Nếu NHPN là NH thông báo thứ hai)
12 USD ( giảm 10 USD)
Miễn phí
1.2 Thông báo tu chỉnh tăng trị giá
5 USD
1.3 Thông báo tu chỉnh khác
3 USD
1.4 Chuyển tiếp L/C, tu chỉnh L/C qua NH khác
20 USD
Thanh toán L/C
Tối thiểu
Tối đa
0, 075%
10 USD
140 USD
II. Thư tín dụng nhập khẩu
2.1 Mở thư tín dụng
*Ký quỹ 100%
Tối thiểu
Tối đa
*Ký quỹ dưới 100%
Tối thiểu
Tối đa
*Miễn ký quỹ
Tối thiểu
Tối đa
0,075%
5 USD
200 USD
0,1%
10 USD
300 USD
0,1%
20 USD
300 USD
2.2 Tu chỉnh tăng tiền
Như mở thư tín dụng
2.3 Tu chỉnh khác
5 USD
2.4 Thanh toán ngay
Tối thiểu
Tối đa
0,2%
10 USD
200 USD
2.5 Chấp nhận hối phiếu trả chậm
Tối thiểu
0,25%/ quý ( trọn gói)
30 USD
2.6 Ký hậu vận đơn (B/L)
2 USD
2.7 Xác nhận thư tín dụng của NH khác mở
Tối thiểu
0,25%
25 USD
2.8 Huỷ thư tín dụng
5 USD và các chi phí phả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0026.doc