LỜI MỞ ĐẦU .5
1/ Tính cấp thiết của đề tài .5
2/ Mục đích nghiên cứu .6
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6
4/ Phương pháp nghiên cứu .7
5/ Những đóng góp của khoá luận .7
6/ Kết cấu của khoá luận .7
CHƯƠNG I: VỐN VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HÀ GIANG . 9
I. Vốn huy động và vai trò của vốn huy động đối với hoạt động của Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang.9
1/ Quỹ HTPT và vốn huy động của Quỹ HTPT .9
1.1. Quỹ HTPT và khái quát hoạt động của Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang.9
1.2. Nguồn vốn huy động và hình thức huy động vốn của Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang.10
1.2.1. Khái niệm nguồn vốn huy động .10
1.2.2. Nguồn vốn Chi nhánh được huy động .10
1.2.3. Các hình thức huy động vốn của Chi nhánh Quỹ .11
2/ Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang.20
2.1. Môi trường kinh doanh .20
2.2. Chính sách lãi suất .20
2.3. Nhân tố khách hàng . 22
2.4. Nhân tố về tổ chức kỹ thuật . 23
2.5. Nhân tố về tâm lý xã hội . 24
2.6. Các hình thức huy động vốn, chất lượng phục vụ và mạng lưới hoạt động của Quỹ . 24
2.7. Chất lượng hoạt động tín dụng . 24
2.8. Hoạt động Maketing của Quỹ . 24
3/ Vai trò của vốn huy động đối với hoạt động của Quỹ HTPT . 25
3.1. Vốn huy động là một trong những cơ sở để Chi nhánh Quỹ tổ chức hoạt động cho vay . 25
3.2. Vốn huy động quyết định quy mô hoạt động tín dụng ĐTPT và các hoạt động khác . 25
3.3. Vốn huy động quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của Quỹ HTPT . 26
3.4. Vốn huy động quyết định năng lực cạnh tranh của Quỹ với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn
II. Công tác huy động vốn tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang .26
1/ Vài nét về Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang . 26
1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 26
1.2. Chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn của Quỹ HTPT . 27
1.3. Công tác tổ chức & nhiệm vụ của từng bộ phận . 29
1.4. Đánh giá khái quát về kết quả hoạt động . 31
2/ Thực trạng huy động vốn . 40
2.1. Diễn biến quy mô vốn huy động. 40
2.2. Cơ cấu vốn huy động. 41
2.3. Quan hệ cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn huy động. 42
3/ Đánh giá tình hình huy động vốn .43
3.1. Cơ sở để đánh giá.43
3.2. Những kết quả đạt được. 43
3.3. Những tồn tại và nguyên nhân. 44
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH VỐN TẠI CHI NHÁNH QUỸ HTPT HÀ GIANG.46
I. Kế hoạch phát triển trong năm 2004.46
II. Các giải pháp trong công tác huy động vốn .46
1/ Đề xuất với UBND Tỉnh hỗ trợ trong công tác huy động vốn.47
2/ Cơ cấu lại nguồn vốn huy động.49
3/ Tiếp tục đẩy mạnh chính sách khách hàng.49
4/ Tăng cường các hoạt động dịch vụ liên quan đến huy động vốn.50
5/ Nâng cao tỷ trọng hợp đồng tiền gửi, tiền gửi thanh toán trong nguồn vốn huy động.50
6/ Nâng cao uy tín của Quỹ HTPT.50
7/ Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ .51
8/ Một số giải pháp khác trong công tác huy động vốn .51
III. Giải pháp quản lý và điều hành nguồnvốn .53
IV. Kiến nghị với Quỹ TW . .56
1/ Kiến nghị đối với Quỹ TW về chính sách, giải pháp huy động vốn. .56
2/ Kiến nghị về giải pháp điều hành vốn . .57
3/ Kiến nghị về công tác tổ chức và đào tạo cán bộ.58
KẾT LUẬN . .62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO : .64
66 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp huy động và quản lý điều hành vốn tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Quỹ đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tiền gửi vào hệ thống Quỹ. Nếu như nghiệp vụ huy động vốn làm nhiệm vụ khơi tăng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và của các doanh nghiệp các đơn vị thì nghiệp vụ sử dụng vốn mà chủ yếu là tín dụng đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và đem lại thu nhập cho Quỹ. Do vậy nếu hoạt động tín dụng không có hiệu quả, tất yếu sẽ dẫn đến giảm lòng tin của bên gửi tiền vào Quỹ, điều này chắc chắn sẽ gây cho Quỹ nhiều bất lợi trong công tác huy động vốn.
Mặt khác, chất lượng tín dụng tốt chứng tỏ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động có hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, tăng thu nhập xã hội ...
2.8. Hoạt động Maketting của Quỹ
Công tác tuyên truyền, thông tin quảng cáo là vấn đề hết sức quan trọng giúp cho đơn vị, tổ chức có tiền nhàn rỗi hiểu về Quỹ để đưa ra quyết định nên gửi tiền và gửi như thế nào có lợi nhất, với Quỹ đơn vị mới ra đời và đi vào hoạt động công tác này cần được chú trọng và tăng cường mạnh mẽ để đưa được những thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời đến với khách hàng. Để giúp cho khách hàng hiểu và lựa chọn những hình thức đầu tư hợp lý khi lựa chọn gửi tiền nhàn rỗi vào Quỹ .
3- Vai trò của vốn huy động đối với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển
3.1. Vốn huy động là một trong những cơ sở để Quỹ Hỗ trợ phát triển tổ chức hoạt động cho vay tín dụng đầu tư phát triển
Đối với bất kỳ một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh nào, hoặc muốn thực hiện được một dự án nào đó muốn hoạt động được thì phải có vốn, đặc biệt phải huy động được một lượng vốn mới, bởi vì vốn huy động phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Quỹ là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Điều đó có nghĩa là : Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà là kinh doanh chủ yếu của Quỹ, nếu không có vốn thì Quỹ không thể thực hiện các nghiệp vụ của mình.
Chính vì vậy, có thể nói vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ hoạt động của Quỹ, là cơ sở để Quỹ thực hiện nhiệm vụ.
3.2. Vốn huy động quyết định quy mô hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và các hoạt động khác của Quỹ Hỗ trợ phát triển
Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ mang tính chất đặc thù của Quỹ. ở các nước phát triển hoạt động tín dụng hàng năm mang lại 40 % - 50 % lợi nhuận. Trong khi đó hoạt động tín dụng đầu tư cần có một khối lượng vốn lớn, ổn định và có chi phí vốn thấp. Chỉ có huy động vốn mới đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó. Vốn được Chính phủ cấp có tính chất ổn định cao song không phải lúc nào cũng được Chính phủ cấp.
3.3. Vốn huy động quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của quỹ Hỗ trợ phát triển trên thị trường
Khi nhắc tới độ an toàn của Quỹ người ta sẽ nghĩ ngay đến khả năng thanh toán. Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển, đòi hỏi Quỹ phải đặc biệt coi trọng uy tín . Uy tín được thể hiện trước hết ở khả năng thanh toán, sẵn sàng chi trả cho khách hàng khi có nhu cầu đòi hỏi Quỹ phải có tính chủ động cao đối với nguồn vốn của mình.
Với tiềm lực vốn lớn, Quỹ có thể hoạt động với quy mô ngày càng mở rộng , tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả nhằm vừa giữ được chữ tín vừa nâng cao thanh thế của Quỹ trên thị trường.
3.4. Vốn huy động quyết định năng lực cạnh tranh của Quỹ với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn
Để nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi Quỹ phải tiến hành nhiều giải pháp mang tính đồng bộ như : không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, hiện đại hoá công nghệ của Quỹ , đa dạng hoá các loại hình dịch vụ... Song để làm được điều đó thì đương nhiên Quỹ cần phải có một số lượng vốn đủ lớn. Mặt khác khả năng huy động vốn là điều kiện thuận lợi đối với Quỹ trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về số lượng khách hàng lẫn khối lượng tín dụng, Quỹ có thể chủ động về thời hạn cho vay. Chính điều này sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của Quỹ sẽ tăng nhanh chóng và Quỹ sẽ có điều kiện bổ sung thêm nguồn vốn, từ đó mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Vì vậy, để tạo nguồn vốn từ tài khoản thanh toán của khách hàng Quỹ phải không ngừng nâng cao uy tín hoạt động , hiện đại hoá và mở rộng cung ứng dịch vụ, mở rộng phạm vi hoạt động, rút ngắn thời gian thanh toán , giảm chi phí thanh toán.
II/ thực trạng công tác huy động vốn tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang.
Vài nét về Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư.
Vì vậy Chính phủ thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách Hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.
Căn cứ vào Nghị định số 43/1999/NĐ - CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Thực hiện Nghị định 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển và Nghị định 145/1999/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về việc tổ chức lại Tổng cục Đầu tư phát triển trực thụôc Bộ Tài chính , Cục Đầu tư phát triển Hà giang đã tiến hành bàn giao dứt điểm về nhân sự, hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan sang Kho bạc Nhà nước, Sở Tài chính vật giá. Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển, đảm bảo công tác thanh toán vốn đầu tư đi vào hoạt động bình thường từ ngày 01 tháng 01 năm 2000. Biên bản đã được các bên ký kết xong vào ngày 31 tháng 12 năm 1999. Và căn cứ vào quyết định số 231/1999/QĐ - TTg ngày 17 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển. Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển đã ký quyết định số 01/QĐ - QHTPT ngày 20 tháng 12 năm 1999 thành lập 61 Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển tại các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
Sự ra đời và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 đánh dấu bước phát triển mới trong lĩnh vực đầu tư phát triển của Việt nam.
1.2 .Chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn của Quỹ HTPT
* Chức năng :
Là tổ chức Tài chính của Nhà nước trực thuộc Chính phủ nên Quỹ có chức năng huy động vốn trung hạn, dài hạn và ngắn hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.
Với mục đích hoạt động không vì lợi nhuận, bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí, Quỹ huy động vốn và cho vay theo quy định của Chính phủ và được cấp bù chênh lệch lãi suất huy động vốn và cho vay , Quỹ được miễn nộp thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước để giảm lãi suất cho vay và phí bảo lãnh.
* Nhiệm vụ :
- Huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận các nguồn vốn của Nhà nước (bao gồm vốn trong và ngoài nước) để thực hiện chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước;
- Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn của Quỹ;
- Cho vay đầu tư và thu hồi nợ;
- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;
- Cho vay hỗ trợ xuất khẩu;
- Thực hiện việc bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn đầu tư, tái bảo lãnh
và nhận tái bảo lãnh cho các Quỹ đầu tư;
- Quỹ có thể uỷ thác, nhận uỷ thác vay vốn đầu tư;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao;
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ;
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan theo quy định.
* Quyền hạn :
- Kiểm tra và yêu cầu các chủ đầu tư cung cấp tài liệu và giải trình những vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ của dự án đầu tư.
- Từ chối và kiến nghị với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư về việc cho vay, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án không đúng đối tượng được hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước, không có hiệu quả, không đảm bảo điều kiện theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Đình chỉ việc hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước khi phát hiện chủ đầu tư vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng hỗ trợ lãi suất, hợp đồng bảo lãnh.
- Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các cơ chế có liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng và hoạt động của Quỹ.
- Thực hiện việc xử lý rủi ro, xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Chính phủ về TD ĐTPT của Nhà nước.
- Khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo pháp luật hoặc khiếu nại theo quy định cuả pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng, cam kết với Quỹ.
1.3. Công tác tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Sơ đồ tổ chức
Ban giám đốc
Phòng
TC - HC
Phòng
TC - KT
Phòng
TD - BL - HTLS
Phòng
KH - NV - TĐ
Ban giám đốc :
- 1 giám đốc phụ trách Phòng Tổ chức - Hành chính và Phòng Tín dụng - Bảo lãnh - Hỗ trợ lãi suất, điều hành công việc chung
- 1 Phó giám đốc phụ trách Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn - Thẩm định và Phòng Tài chính - Kế toán.
Các Phòng Nghiệp vụ :
* Phòng Tổ chức - Hành chính : 6 người
- Thực hiện các công việc về công tác tổ chức;
- Tham mưu cho lãnh đạo về công tác tuyển dụng cán bộ, đào tạo cán bộ. Thực hiện hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội ...
- Thực hiện các công việc về hành chính : Xây dựng kế hoạch mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, vật tư , sửa chữa tài sản của đơn vị.
- Tổ chức thực hiện công tác văn phòng, văn thư lưu trữ...
* Phòng Tín dụng - Bảo lãnh - Hỗ trợ lãi suất : 5 người
- Thực hiện công tác cho vay, thu hồi nợ vay.
- Thực hiện công tác bảo lãnh tín dụng đầu tư, cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
- Phối kết hợp cùng Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn – Thẩm định trong công tác xây dựng kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, các kế hoạch tác nghiệp, công tác thẩm định.
- Thực hiện báo cáo nghiệp vụ theo quy định.
* Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn - Thẩm định : 2 người
- Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác trong công tác thẩm định.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng khác trong công tác xây dựng kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, các kế hoạch tác nghiệp khác hàng năm.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng khác trong công tác huy động vốn, quản lý và điều hành nguồn vốn.
- Thực hiện công tác kiểm tra giám sát trong đơn vị và công tác thống kê.
* Phòng Tài chính - Kế toán : 4 người
- Thực hiện kế toán các nghiệp vụ Quỹ HTPT như : cho vay, thu nợ, bảo lãnh, hỗ trợ lãi suất, huy động vốn, tiếp nhận nguồn vốn ...
- Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ : Chi lương, Chi quản lý ...
- Thực hiện kế toán các nghiệp vụ uỷ thác : Cấp phát uỷ thác, cho vay uỷ thác, uỷ thác cho vay, thu hộ, chi hộ...
- Thực hiện công tác quản lý tài chính : Quản lý chi tiêu, kế hoạch tài chính, quản hệ với NSNN, BHXH, công đoàn ..., cấp phát thanh toán vốn đầu tư, XDCB nội ngành ...
- Thực hiện các báo cáo nghiệp vụ theo quy định.
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ trong đơn vị và báo cáo số liệu thường xuyên cho Lãnh đạo, cho cấp trên trong công việc theo quy định và theo yêu cầu.
- Phối hợp với Phòng Tổ chức – Hành chính trong việc quản lý tài sản, vật tư của cơ quan, mua sắm trang thiết bị , vật tư văn phòng.
1.4. Đánh giá khái quát về kết quả hoạt động của Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang
Mặc dù là tổ chức mới ra đời và đi vào hoạt động, lại nằm trên địa bàn một Tỉnh miền núi, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, xuất phát điểm thấp so với các địa phương khác, là nơi xa các vùng kinh tế động lực của đất nước, các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh đang bước đầu chuyển từ lĩnh vực xây dựng cơ bản sang đầu tư vào các hoạt động sản xuất, chế biến. Các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu vay vốn đầu tư, vay vốn ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu nhưng để tìm được dự án đầu tư thực sự có hiệu quả kinh tế – xã hội và có khả năng hoàn trả vốn và đúng đối tượng cho vay của Quỹ HTPT TW là việc khó khăn. Mặt khác cơ chế chính sách của Nhà nước về công tác tín dụng đầu tư phát triển chưa ổn định đã ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ của Quỹ, việc triển khai hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư gặp nhiều khó khăn.
Nhưng được sự quan tâm sâu sắc của Tỉnh uỷ, HĐNH, UBND Tỉnh đối với công tác tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Sự chỉ đạo kịp thời sát sao về tổ chức, chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất của Quỹ HTPT TW. Ban lãnh đạo Chi nhánh cùng tập thể cán bộ viên chức trong Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang đã cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Qua 4 năm hoạt động (từ 01/01/2000 đến nay) Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang đã nhanh chóng ổn định cơ sở vật chất và tổ chức, hoàn thiện và đi vào hoạt động. Với sự nỗ lực của tập thể Chi nhánh và được sự quan tâm của các cấp các ngành từ TW đến địa phương, sự kết hợp trong công việc của các cơ quan liên quan đã tạo điều kiện cho Quỹ hoạt động tốt, những dự án Chi nhánh thẩm định, huy động vốn và quyết định cho vay, hỗ trợ lãi suất ... đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho tỉnh nhà với những kết quả cụ thể như sau:
Biểu 1 : Công tác thẩm định
Năm
Nội dung
Kế hoạch
Thực hiện
% hoàn thành
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Thẩm định
Thẩm định
Thẩm định
Thẩm định
17
08
03
02
20
08
03
02
118 %
100 %
100 %
100 %
Việc thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, quyết định cho vay đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển đóng vai trò hết sức quan trọng trong nhiệm vụ của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang. Bởi vì việc thẩm định sẽ đảm bảo việc vay vốn các dự án được nhanh gọn, tránh phiền hà, chặt chẽ, đúng chính sách chế độ hiện hành. Vì vậy Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang đã phối hợp cùng với các ngành chức năng thẩm định các dự án . Việc đó được thực hiện qua các năm cụ thể như sau :
(hình 1)
+ Năm 2000:
- Thẩm định và quyết định cho vay 17 dự án
Tổng mức đầu tư là 48.893 triệu đồng
- Thẩm định được 3 dự án của kế hoạch 2001
Tổng mức đầu tư là 12.325 triệu đồng.
+ Năm 2001 :
- Thẩm định đựơc 8 dự án
Tổng mức đầu tư là 52.420 triệu đồng
Vốn đề nghị vay Quỹ Hỗ trợ phát triển là 34.834 triệu đồng. Chấp thuận cho vay 6 dự án có Tổng mức đầu tư là 47.747 triệu đồng với số vốn chấp nhận cho vay sau thẩm định là 25.339 triệu đồng (Trong đó có ý kiến chấp thuận cho vay 04 dự án theo phân cấp, 02 dự án trình Quỹ Hỗ trợ phát triển quyết định), từ chối 2 dự án với Tổng mức đầu tư là 4.673 triệu đồng vì dự án không đảm bảo khả năng trả nợ, tình hình tài chính của đơn vị yếu kém.
+ Năm 2002 :
- Thẩm định đựơc 3 dự án
Tổng mức đầu tư là 22.782 triệu đồng
Vốn đề nghị vay Quỹ Hỗ trợ phát triển là 11.100 triệu đồng. Chấp thuận cho vay 3 dự án có Tổng mức đầu tư là 22.782 triệu đồng với số vốn chấp nhận cho vay sau thẩm định là 11.100 triệu đồng (Trong đó có ý kiến chấp thuận cho vay 02 dự án theo phân cấp, 01 dự án trình Quỹ Hỗ trợ phát triển quyết định).
+ Năm 2003 :
Thẩm định 02 dự án với Tổng vốn đầu tư là 5.271 triệu đồng, vốn đồng ý cho vay là 4.744 triệu đồng ( trình Quỹ Hỗ trợ phát triển theo phân cấp). Công tác thẩm định còn tập trung vào thẩm tra phiếu giá thanh toán khối lượng, thẩm định giá trị tài sản đảm bảo tiền vay và thẩm định hồ sơ vay vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu.
Việc thẩm định, quyết định cho vay qua các năm được Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang tiến hành chặt chẽ theo đúng trình tự quy định.
Tuy nhiên công tác thẩm định trong các năm qua chất lượng được thẩm định, quyết định cho vay cũng chưa được cao, do đó số nợ quá hạn và lãi đến hạn trả chưa trả được của các dự án Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang quyết định cho vay năm sau cao hơn năm trước.
Biểu 2 : Công tác huy động vốn
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm
Nội dung
Kế hoạch
Thực hiện
%hoàn thành
2000
2001
2002
2003
- Huy động không kỳ hạn
- Huy động có kỳ hạn
- Huy động không kỳ hạn
- Huy động có kỳ hạn
- Huy động không kỳ hạn
- Huy động có kỳ hạn
- Huy động không kỳ hạn
- Huy động có kỳ hạn
0
10.000
0
15.000
0
16.000
0
19.000
5.000
0
12.000
0
13.000
625
16.000
50 %
80 %
81 %
84 %
Nhận xét qua các số liệu về huy động vốn : Huy động vốn năm sau cao hơn năm trước. Nhưng thực tế so với kế hoạch giao tỷ lệ huy động vốn chưa cao (năm 2003 đạt 84 %). Hà giang là một Tỉnh miền núi, ngân sách khó khăn, nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản còn nhiều, tình hình tài chính các doanh nghiệp còn rất yếu kém nên các nguồn vốn Chi nhánh có thể huy động được rất hạn chế.
(hình 2)
Biểu 3 : Công tác cho vay
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm
Nội dung
Kế hoạch
Thực hiện
% hoàn thành
2000
2001
2002
2003
- C/vay tín dụng Trung ương
- C/vay tín dụng địa phương
- C/vay kiên cố hoá kênh mương
- C/vay tín dụng Trung ương
- C/vay tín dụng địa phương
- C/vay kiên cố hoá kênh mương – C/vay tín dụng Trung ương
- C/vay tín dụng địa phương
- C/vay kiên cố hoá kênh mương – C/vay tín dụng Trung ương
- C/vay tín dụng địa phương
- C/vay kiên cố hoá kênh mương
24.890
58.530
15.000
61.904
31.690
28.000
66.853
18.651
23.000
51.102
25.600
35.000
10.630
55.440
15.000
46.652
22.600
20.000
55.953
9.940
23.000
50.855
25.600
35.000
42 %
94,7 %
100 %
75 %
71,3 %
71,4 %
83,7 %
53,3 %
100 %
99,5%
100 %
100 %
Nhận xét về kết quả cho vay : Cho vay kiên cố hoá kênh mương luôn luôn hoàn thành kế hoạch bởi đây là nguồn vốn ưu đãi, không lãi suất, nguồn cho vay được Nhà nước cấp hoàn toàn. Cho vay các dự án Trung ương cũng có nhiều thuận lợi, các dự án này luôn được đảm bảo nguồn vốn đầy đủ, kịp thời. Bên cạnh đó thì các dự án địa phương quá trình giải ngân gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, Chi nhánh phải tự cân đối nguồn vốn trên cơ sở vốn được cấp và vốn Chi nhánh tự huy động. Cụ thể qua các năm như sau :
* Năm 2000 :
+ Công tác tín dụng trung ương :
- Kế hoạch cho vay 24.890 triệu đồng.
- Thực hiện 10.630 triệu đồng . Do năm 2000 là năm đầu tiên thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nên việc thực hiện nhiệm vụ này còn nhiều hạn chế. Dự án đủ điều kiện và có khả năng hoàn vốn thấp, nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay còn thiếu. Do đó giải ngân (cho vay) chỉ đạt 42 % so với kế hoạch được giao.
+ Công tác tín dụng địa phương : Kế hoạch giao 58.530 triệu đồng, thực hiện 55.440 triệu đồng - đạt 94,7 %.
+ Vay kiên cố hoá kênh mương : Đạt 100 % kế hoạch .
* Năm 2001 :
+ Công tác tín dụng trung ương : Cho vay đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy cho 3 Lâm trường của Công ty Nguyên liệu giấy Vĩnh phú và thanh toán khối lượng hoàn thành các công trình giao thông, kế hoạch 2001 là 61.904 triệu đồng thực hiện 46.652 triệu đồng - đạt 75 % kế hoạch. Cũng như năm 2001 việc giải ngân các dự án tín dụng trung ương gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, tiến độ thi công, nghiệm thu khối lượng hoàn thành chậm chưa kịp tiến độ đã ảnh hưởng tới việc giải ngân các dự án trung ương.
+ Công tác tín dụng địa phương : Kế hoạch giao 31.690 triệu đồng thực hiện 22.600 triệu đồng - đạt 71,3 % kế hoạch.
* Năm 2002 :
+ Công tác tín dụng trung ương : Kế hoạch giao cho vay các dự án trung ương năm 2002 là 66.853 triệu đồng, thực hiện 55.953 triệu đồng. Năm 2002 việc cho vay các dự án tín dụng trung ương đã cao hơn so với 2 năm trước đó, nhưng so với kế hoạch cũng chỉ đạt 83,7 %. Nguồn vốn đã cân đối đủ nhưng do tiến độ thi công công trình của các đơn vị thi công chậm nên Quỹ không giải ngân theo đúng kế hoạch.
+ Công tác tín dụng địa phương : Kế hoạch giao 18.651 triệu đồng, thực hiện 9.940 triệu đồng - đạt 53,3 %. Kết quả thực hiện công tác giải ngân dự án địa phương năm 2003 không cao do các dự án đăng ký kế hoạch vay vốn từ đầu năm, khi thẩm định không đủ điều kiện để giải ngân nên Chi nhánh không cho vay. Vì vậy đã ảnh hưởng nhiều tới công tác giải ngân.
* Năm 2003 :
+ Công tác tín dụng trung ương : Kế hoạch giao cho vay các dự án trung ương là 51.102 triệu đồng, giải ngân 50.855 triệu đồng - đạt 99,5 %. Năm 2003 kết quả đạt được cao do nguồn vốn khó khăn nên các đơn vị thi công đã thanh quyết toán nhanh khối lượng hoàn thành, số vốn còn lại là 5 % giữ chờ quyết toán.
+ Công tác tín dụng địa phương : Cũng như công tác tín dụng trung ương Chi nhánh đã chủ động trong việc thẩm định, tìm những dự án có đủ điều kiện, có khả năng sinh lời và hoàn trả vốn đúng quy định, kế hoạch giải ngân được xem xét điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp nên kế hoạch giao 25.600 triệu, thực hiện 25.600 triệu - đạt 100 %.
Biểu 4 : Công tác thu nợ gốc
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm
Nội dung
Kế hoạch
Thực hiện
% hoàn thành
2000
2001
2002
2003
- C/vay tín dụng Trung ương
- C/vay tín dụng địa phương
- C/vay kiên cố hoá kênh mương
- C/vay tín dụng Trung ương
- Tín dụng địa phương
- Kiên cố hoá kênh mương
- Tín dụng Trung ương
- Tín dụng địa phương
- Kiên cố hoá kênh mương
- Tín dụng Trung ương
- Tín dụng địa phương
- Kiên cố hoá kênh mương
154
5.817
0
871
19.140
0
1.124
23.485
7.500
35.000
40.000
15.000
154
6.058
0
963
17.913
0
1.176
23.156
7.500
34.622
35.000
15.000
100 %
104 %
110,5 %
93,6 %
104,6 %
98,6 %
100 %
98,9 %
87,5 %
100 %
Nhận xét về công tác thu nợ : Do ngay từ đầu các dự án vay vốn được thẩm định kỹ lưỡng và việc quyết định cho vay tiến hành theo đúng trình tự quy định về các điều kiện đảm bảo vay vốn nên việc cho vay đã thu được nhiều kết quả khả quan, mặc dù nợ quá hạn vẫn còn nhưng rất nhỏ so với tổng dư nợ. Đó là do kế hoạch thu nợ được giao luôn được Chi nhánh dùng mọi biện pháp đốc thu để đạt được kết quả như trên.
Công tác thu nợ đối với các khoản cho vay kiên cố hoá kênh mương luôn đạt 100 % nhờ sự quan tâm có trách nhiệm của Tỉnh đối với các dự án này.
Biểu 5 : Công tác thu nợ lãi
đơn vị tính : Triệu đồng
Năm
Nội dung
Kế hoạch
Thực hiện
% hoàn thành
2000
2001
2002
2003
- Thu lãi dự án Trung ương
- Thu lãi dự án địa phương
- Thu lãi, phí ODA
- Thu lãi dự án Trung ương
- Thu lãi dự án địa phương
- Thu lãi, phí ODA
- Thu lãi dự án Trung ương
- Thu lãi dự án địa phương
- Thu lãi, phí ODA
- Thu lãi dự án Trung ương
- Thu lãi dự án địa phương
- Thu lãi, phí ODA
9
1.357
0
257
4.487
26,693
221
4.049
103
2.000
3.024
28
12
2.371
0
155
4.481
26,693
211
3.925
103
1.995
2.810
28
133 %
175 %
60,3 %
99,8 %
100 %
95,5 %
97 %
100 %
99,8 %
92.9 %
100 %
Nhận xét qua số liệu thu lãi : Chỉ tiêu thu nợ lãi đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của Chi nhánh Quỹ, nó ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập và các khoản chi phí phục vụ nhiệm vụ của Chi nhánh. Do đó Chi nhánh đã tìm mọi biện pháp, tăng cường cho công tác thu lãi, kết quả thu lãi qua các năm đều đạt trên 90 %.
Biểu 6 : Kết quả thu - chi qua các năm
Đơn vị tính : đồng
Năm
Thu
Chi
Chênh lệch thu - chi
2000
2001
2002
2003
3.065.826.532
5.970.106.545
4.802.607.303
5.268.852.998
863.795.462
1.221.557.418
1.293.249.810
1.714.263.431
2.202.031.070
4.748.549.127
3.509.357.493
3.554.589.567
+ Các khoản thu gồm :
Thu từ hoạt động nghiệp vụ : Thu lãi cho vay, lãi phạt quá hạn, lãi phạt
các dự án bản lãnh trả không đúng hạn, lãi tiền gửi của Quỹ tại các Ngân hàng thương mại, thu phí dịch vụ bảo lãnh, thu phí uỷ thác, thu cấp bù chênh lệch lãi suất, thu phí dịch vụ thanh toán, thông tin và ngân quỹ...
- Thu từ hoạt động tài chính : Thu lãi từ tín phiếu, trái phiếu Chính phủ, thu phí dịch vụ tư vấn đầu tư, thu từ hoạt động cho thuê tài sản...
- Thu từ hoạt động bất thường : Các khoản thu phạt, thu thanh lý nhượng bán tài sản, thu chênh lệch do đánh giá lại tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ (tài sản hình thành từ vốn vay của Quỹ), thu xoá nợ vay nay thu hồi được...
+ Các khoản chi gồm :
- Chi hoạt động nghiệp vụ : Trả lãi tiền vay, trả lãi tiền gửi, trả lãi trái phiếu, chi phí huy động vốn, chi phí dịch vụ thanh toán, chi phí uỷ thác đầu tư, chi phí dịch vụ đầu tư, chi phí dự phòng rủi ro về tỷ giá, trích quỹ dự phòng rủi ro...
- Chi phí quản lý : Chi cho cán bộ viên chức của Quỹ ( chi lương, BHXH, y tế, kinh phí công đoàn, chi ăn giữa ca, trợ cấp khó khăn theo quy định của pháp luật, trang phục làm việc, phương tiện bảo hộ lao động theo quy định); Chi khấu hao tài sản cố định; Chi cho hoạt động quản lý và công vụ (mua sắm vật tư văn phòng, cước phí về bưu điện, truyền tin, báo chí, tài liệu, điện nước, yê tế, xăng dầu, công tác phí, tuyên truyền hội họp, bảo dưỡng sửa chữa tài sản, thanh tra kiểm tra, đào tạo huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ, chi tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng vi tính, ngoại ngữ ngắn hạn cho cán bộ viên chức của Quỹ , bốc dỡ, vận chuyển kho quỹ...).
- Chi bất thường khác : Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, chi phí để thu các khoản phạt theo quy định, chi bảo hiểm tài sản và các loại bảo hiểm khác theo quy định, Chi chênh lệch do đánh giá lại tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả nợ được (tài sản hình thành từ vốn vay của Quỹ), chi hỗ trợ các hoạt động đoàn thể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0458.doc