Đề tài Giải pháp huy động vốn đầu tư cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2004 - 2010

Tiếp tục sắp xếp lại DNNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Cần xác định chủ sở hữu đích thực đối với những tài sản thuộc DNNN, để việc sử dụng chúng có hiệu quả và tránh lãng phí. Cần tích cực chuyển đổi một số DNNN không thiết yếu sang hình thức đa sở hữu hoặc sang các hình thức kinh tế khác như công ty TNHH, công ty cổ phần Thành phố cần có những cơ chế thuận lợi tạo điều kiện cho cổ phần hóa DNNN và coi đây là một trong những giải pháp cơ bản để tạo vốn trong các doanh nghiệp.

+ Thực hiện liên doanh liên kết giữa DNN với các thành phần kinh tế khác. Nhờ đó có thể thu hút nguồn vốn, trình độ quản trị, công nghệ của những đối tác này. Song thành phố cần quan tâm đến quyền lợi của DNNN trong liên doanh. Hiện tại, hình thức liên doanh mới được triển khai với các đối tác nước ngoài, nhưng quyền lợi phía bên Việt Nam vẫn còn nhỏ, luôn bị đối tác liên doanh chèn ép. Hình thức liên doanh, liên kết giữa DNNN với các thành phần kinh tế khác trong nước chưa phát triển. Đây là vấn đề cần được chú trọng trong thời gian tới.

 

doc49 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp huy động vốn đầu tư cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2004 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tư trong nước là 5954 tỷ đồng đến năm 2000 tăng lên 13625 tỷ đồng thì vốn đầu tư nước ngoài giảm tương ứng từ 8824 tỷ đồng năm 1997 xuống còn 1802 tỷ đồng năm 2000. Trong hai năm 1996 và 1997 rong cơ cấu vốn đầu tư của thành phố cho thấy ưu thế vượt trội của vốn đầu tư nước ngoài với tỷ trọng là 54,0% và 57,2% thì cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu năm 1997 đã làm hco lượng vốn này giảm hẳn, đến năm 2000 tỷ trọng của nó chỉ còn 11,4%. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là vốn FDI đã cho thấy sự phụ thuộc rất lớn vào thị trường, nó giống như một luồng gió mới thổi vào nền kinh tế nhưng ở nơi nó vẫn còn có không ít những chất độc mà ta không thể kiểm soát nổi. Cùng với những chính sách của Đảng và Nhà nước trong tình hình khủng hoảng tiền tệ thế giới, lãnh đạo thành phố đã có sự lãnh đạo cụ thể để vực dậy tình hình đầu tư của thành phố và kết quả đạt được ở đây đã đưa nguồn vốn trong nước lên nắm vai trò chủ đạo của mình. Năm 1996 trong cơ cấu vốn trong nước chỉ chiếm tỷ trọng 46% thậm chí là 42,8% vào năm 1997 nhưng đến năm 2000 tỷ trọng của nó là 88,3%. Dĩ nhiên để có được điều này thì nó có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính là vịêc giảm một lượng nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhưng ở đây có thể cho chúng ta thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của nguồn vốn ở trong nước, nó là nguồn vốn mà ta có thể chủ động trong việc huy động và sử dụng mà ít phụ thuộc vào bên ngoài, cần phải được coi là nguồn vốn trọng tâm cần khai thác còn nguồn vốn nước ngoài là quan trọng cần tận dụng Vốn trong nước trong giai đoạn này nổi lên vai trò của vốn nhà nước. Nguồn vốn nhà nước là nguồn thuộc sở hữu của nhà nước hoặc nhà nước huy động và trực tiếp quản lý vốn. Vốn ddaauf tư của nhà nước thông qua vốn ngân sách và vốn tín dụng trong giai đoạn này tăng một cách đều đặn đã góp phần quan trọng trong vốn đầu tư của thành phố chiếm tỷ trọng 19,6% tổng vốn đầu tư xã hội của thành phố năm 2000. Nguồn quan trọng nấht trong vốn nhà nước ở giai đoạn này là vốn doanh nghiệp nhà nước đầu tư, năm 2000 nó chiếm tỷ trọng 46,3% tổng vốn đầu tư xã hội, dĩ nhiên là thành phố hải có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ thì mới được như thế nhưng đã đóng góp lớn vào sự hoàn thành về đầu tư cho tăng trưởng của thành phố. Vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước dần dần được nâng lên và đạt hiệu quả kinh tế cao do thành phố có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư cũng như mở rộng các lĩnh vực đầu tư cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và được đánh giá là nguồn vốn đầu tư có vị trí chiến lược đối với sự tăng trưởng bền vững kinh tế của thành phố, là nguồn vốn mà có thể chủ động hơn trong việc huy động và nó mới chính là nội lực của nền kinh tế trong nước. Nhìn chung trong giai đoạn này tổng lượng vốn đầu tư xã hội của thành phố Hà Nội là ít thay đổi do tác động của khủng hoảng tài chính nhưng có sự thay đổi rất lớn về cơ cấu của vốn đầu tư và nổi lên vai trò của nguồn vốn trong nước, đó là kết quả của những cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư của lãnh đạo thành phố nhưng trong đó tỷ trọng vốn đầu tư của nhà nước là rất lớn và hạn chế. ở đây là sự thiếu hiệu quả trong nguồn vốnd dầu tư do có nhiều ưu đãi cũng như sức ỳ của nguồn vốn. Giai đoạn tiếp theo thành phố cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phục vụ cho mục itêu tăng trưởng của nguồn vốn. II. tình hình huy động vốn đầu tư của thành phố Hà Nội những năm từ 2001-2003 Trong ba năm 2001-2003 thành phố Hà Nội đã thu hút được 65205 tỷ đồng vốn đầu tư xã hội đạt mức 21735 tỷ đồng/năm, so với thời kỳ 1996-2000 mỗi năm thành phố thu hút được hơn 8071 tỷ đồng so với thời kỳ trước. Trong 3 năm vừa qua nền kinh tế thế giới đã qua giai đoạn khủng hoảng của thời kỳ trước dể bước vào thời kỳ phục hồi và tăng trưởng hứa hẹn một giai đoạn mới đối với đầu tư của thành phố. Năm 2003 vốn đầu tư vào thành phố Hà Nội là 24.900 tỷ đồng, là năm có lượng vốn đầu tư lớn nhất trong thời gian qua tăng 2715 tỷ đồng so với năm 2002 thể hiện một bước đột phát về vốn đầu tư của thành phố do những chính sách về đầu tư của thành phố đã đem lại hiệu quả và hứa hẹn tốt trong thời gian sắp đến. Tổng vốn đầu tư xã hội thực hiện chia theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 Tổng vốn đầu tư xã hội 18120 22185 24900 I- Vốn trong nước 15870 19010 21400 Vốn đầu tư của nhà nước 3270 4661 510 a) Vốn ngân sách 2820 4017 4500 + Vốn NS trung ương 1396 2330 2346 + Vốn NS địa phương 1424 1687 2154 b. Vốn tín dụng đầu tư 450 624 600 2. Vốn DNNN 8180 8469 9200 3. Vốn của các TPKT ngoài NN 4420 4862 7050 a. Các DN ngoài nhà nước 3120 3432 5500 b. Dân tự đầu tư 1300 1430 1550 II. Vốn nước ngoài 2250 3175 3500 1. Vốn FDI 1925 2556 2800 2. Vốn ODA 325 619 700 3. Vốn NGO - - - Cơ cấu đầu tư xã hội (%) 100 100 100 I. Vốn trong nước 87,6 85,7 85,9 1. Vốn đầu tư của nhà nước 18,0 21,0 20,5 a. Vốn ngân sách 15,6 18,1 18,1 b. Vốn tín dụng đầu tư 2,5 2,9 2,4 2. Vốn DNNN 45,1 38,2 36,9 3. Vốn của các TPKT ngoài nhà nước 24,4 26,5 28,3 a. Các DN ngoài nhà nước 17,2 20,1 22,1 b. Dân tự đầu tư 7,2 6,4 6,2 II. Vốn nước ngoài 12,4 14,3 14,1 Trong ba năm vừa qua, trong cơ cấu tổng vốn đầu tư xã hội thực hiện thì vốn trong nước có giảm xuống so với năm 2000 do vốn đầu tư từ nước ngoài vào thành phố đang dần được phục hồi nhưng vốn trong nước vẫn nắm vai trò chủ đạo và chiếm tỷ trọng khoảng 86% trong cơ cấu tổng vốn đầu tư xã hội. Trong ba năm tổng vốn đầu tư trong nước đạt 56.280 tỷ đồng bình quân là 18.790 tỷ đồng/năm. Trong nguồn vốn đầu tư trogn nước thì vốn đầu tư của nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, năm 2001 là 20,5 nhưng là nguồn vốn có vait rò rất quan trọng và không thể thiếu trong cơ cấu của vốn đầu tư. Thời gian qua thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc giải phóng mặt bằng xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh cũng như cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần vào thu hút vốn đầu tư, trong ba năm thành phố đã chi ra 13031 tỷ đồng cho đầu tư của thành phố và đây là sự chuẩn bị cần thiết trong thời gian sắp đến. Các doanh nghiệp nhà nước lâu nay vẫn nhận được sự ưu ái lớn của nhà nước và đã thể hiện được vai trò của mình khi tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước trong ba năm qua là 25.849 tỷ đồng, bình quân 816 tỷ đồng/năm chiếm tỷ trọng khoảng 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước ít đem lại hiệu quả trong đầu tư so với vốn đầu tư của các khu vực khác, điều này thể hiện rất rõ khi năm 2001 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 45,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố trong khi tỷ trọng này chỉ còn 36,9% vào năm 2003. Điều này là tất yếu khi các doanh nghiệp nhà nước nhận được rất nhiều ưu đãi chính sách làm hạn chế sự năng động, chủ động trong công việc và gây ra tình trạng ỷ lại vào trên. Thời gian sắp đến thành phố cần có những chính sách cũng như những cơ chế để tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần kinh tế kể cả trong nước và ngoài nước cũng như doanh nghiệp nhà nước và ngoài quốc doanh. Bởi vì vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã chứng tỏ được khả năng của mình khi đạt mức tăng trưởng lên đến hơn 24%, nếu có được một môi trường đầu tư thuận lợi và công bằng thì với hiệu quả vượt trội như thế thì đây có thể coi là nguồn vốn đầu tư có tính chất chiến lược phục vụ cho tăng trưởng của thành phố trong thời gian sắp đến. Trong ba năm tổng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước là 16332 tỷ đồng, bình quân 5444 tỷ đồng/năm chiếm tỷ trọng hơn 26% trong đó nổi bật lên vai trò của các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm đến gần 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đang là thành phần kinh tế hoạt động rất có hiệu quả, ngày càng đóng góp lớn vào vốn đầu tư của thành phố với những đồng vốn năng dộng và hiệu quả. Cần coi đây là nguồn vốn có tính chất chiến lược cho tăng trưởng của thành phố. Cùng với công cuộc hiện đại hóa của thành phố, nguồn vốn đàu tư nước ngoài có thể coi là một đóng góp quan trọng không thể thiếu và để óc thể tận dụng được nguồn vốn này thành phố đã có những chính sách rất cụ thể trong ưu đãi đầu tư đối với người nước ngoài và dần dần nguồn vốn này đang cho thấy những dấu hiệu khả quan về sự phục hồi khi ngỳa càng có nhiều nhà đầu tư muốn bỏ vốn vào thành phố. Trong ba năm tổng vốn đầu tư từ nước ngoài vào thành phố là 8925 tỷ đồng, một con số vẫn chưa phải là nhiều khi nó chỉ chiếm tỷ trọng gần 13,5% trong cơ cấu về vốn đầu tư xã hội nhưng nếu như năm 2001 nguồn vốn này là 2250 tỷ đồng thì năm 2003 tăng lên 3500 tỷ đồng gấp hơn 1,5 lần có thể cho thấy thành phố đang là điểm quan tâm của các nhà đầu tư ngoài nước, cần tận dụng những lợi thế có được của thành phố để thu hút nguồn vốn này. Tổng vốn đầu tư xã hội chia theo ngành kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 Tổng vốn đầu tư 18120 22185 24900 1. Nông lâm nghiệp 245 387 450 2. Công nghiệp - xây dựng 6837 8385 9750 3. Dịch vụ 11038 13413 14700 Tỷ trọng (%) 100 100 100 1. Nông lâm nghiệp 1,4 1,7 1,8 2. Công nghiệp - xây dựng 37,7 38,8 39,2 3. Dịch vụ 60,9 59,5 59 Trong ba năm tổng vốn đầu tư vào ngành nông lâm nghiệp là 1082 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao hơn trong cơ cấu đầu tư, năm 2001 chiếm tỷ trọng 1,2%, năm 2002 là 1,7% và năm 2003 là 1,8%. Đúng ra thì theo xu thế chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế phát triển thì cơ cấu ngành nông lâm nghiệp phải giảm xuống nhưng hiện nay đất nước đang bước qua thời kỳ quá độ mà điểm xuất phát của nền kinh tế là nông nghiệp, thành phố cần đầu tư vào cơ giới hóa, hiện địa hóa trong nông nghiệp tạo nền móng vững chắc cho nền kinh tế thành phố và do đó mà nguồn vốn đầu tư vào ngành nông lâm nghiệp có phần tăng lên về tỷ trọng trong cơ cấu do nhu cầu cơ giới hóa trong nông nghiệp của thành phố. Trong cơ cấu ngành kinh tế còn có ngành công nghiệp- xây dựng tăng lên trong những năm vừa qua và chiếm tỷ trọng đến gần 39%, riêng năm 2003 là 39,2% thể hiện công nghiệp - xây dựng của thành phố đang giai đoạn tăng trưởng mạnh. Tổng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp-xây dựng là 24972 tỷ đồng, bình quân là 8324 tỷ đồng/năm. Thành phố đã và đang hình thành cho mình những ngành công nghiệp mũi nhọn làm đầu tầu tăng trưởng của thành phố kéo tốc độ tăng trưởng của thành phố đi lên và có sức lan tỏa sang các vùng khác góp phần vào tăng trưởng kinh tế của cả vùng. Những ngành công nghiệp mũi nhọn của thành phố đã được xác định và cần có sự chuẩn bị đầu tư lớn do yêu cầu về công nghệ hiện đại cần có sự tham gia rộng lớn của các thành phần kinh tế và cũng cần có những thành phần chính sách hợp lý của thành phố. Ngành dịch vụ của thành phố trong thời gian qua là ngành có tỷ trọng giảm dần theo thời gian đó là bởi vì thành phố chưa có đầu tư đúng mức cho những ngành dịch vụ chất lượng cao trong khi những ngành dịch vụ khác đang ở giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của mình cần phải có sự chuẩn bị tốt hơn nữa khi nền kinh tế đang dần chuyển dịch sang cơ cấu dịch vụ công nghiệp - nông nghiệp. Nền kinh tế thành phố đang được đầu tư theo hướng cấu trúc lại nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xu hướng đầu tư trong lĩnh vực nông lâm nghiệp giai đoạn 2001-2003 chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ từ 1,4-1,9% tổng số vốn đầu tư xã hội còn phần lớn được tập tủng ở hai lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xã hội (hệ số ICOR) theo ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000-2003 như sau: Nội dung TH 2000 TH 2001 TH 2002 TH 2003 Tổng vốn đầu tư (tỷ) 154,27 245 387 450 1. Nông lâm - thủy sản 195 6832 8387 9750 2. Công nghiệp - xây dựng 5388 11038 13413 14700 3. Dịch vụ 9852 14120 22185 24900 Hệ số ICOR (lần) 3,75 4,31 4,46 3,86 1. Nông lâm - thủy sản 4,64 2,49 7,04 7,76 2. Công nghiệp - xây dựng 3,99 4,57 3,17 2,42 3. Dịch vụ 3,18 4,09 5,91 6,23 Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do thời gian qua khu vực nông nghiệp mất dần đất để mở mang các khu đô thị cho sản xuất công nghiệp từ 300-400 ha/năm, nguồn tăng trưởng dựa trên tiềm năng đất đai của ngành trồng trọt giảm dần chủ yếu chuyển sang tập tủng đầu tư phát triển các loại cây trồng có giá trị cao (hoa, quả, rau sạch, cây thực phẩm có giá trị cao), phát triển chăn nuôi, ngành nghề và dịch vụ trong nông nghiệp. Trong khu vực công nghiệp và dịch vụ cũng chủ yếu đầu tư có sự lựa chọn theo chủ đầu tư tập trung cho các công trình có chất lượng cao, dịch vụ cao, công nghệ cao có khả năng cạnh tranh: chuyển dần những ngành, lĩnh vực gây ô nhiễm, độc hại, cần sử dụng nhiều lao động ra khỏi nội thành hoặc chuyển sang tỉnh khác. Xu hướng đầu tư đồng bộ, theo mục tiêu đem lại hiệu quả lâu dài nhưng bước đầu tư ban đầu khá cao, thời gian thu hồi vốn chậm. Chương III Giải pháp huy động vốn đầu tư cho thành phố Hà Nội đến năm 2010. I.Những thuận lợi và khó khăn của thành phố Hà Nội trong việc huy động vốn đầu tư Cùng với cả nước thành phố Hà Nội đang từng bước chuẩn bị một cách chủ động cho tiến trình hôị nhập khu vực và thế giới .Đầu tư được đánh giá là khâu chuẩn bị quan trọng trong tiến hành hội nhập .Để cho việc huy động vốn đầu tư vào thành phố đạt hiệu quả chúng ta cần có một cái nhìn đúng đắn về những thuận lợi và khó khăn của thành phố . 1. Thuận lợi - Tình hình chính trị của thành phố ổn định ,thời gian qua nền kinh tế thủ đô tiếp tục vượt qua khủng hoảng bước đầu phát triển với nhịp độ khá ,bình quân khoảng 9,7%/năm cao khoảng 1,5 lần so với cả nước ,đầu tư nước ngoài và trong cả nước dần dần dược hồi phục và phát triẻn . - Các chính sách của nhà nước ,các biện pháp của thành phố tạo điều kiện đẩy mạnh việc hoạt động và sử dụng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế .Thực hiện nghị quyết 15NA/Tw của bộ chính trị và pháp lệnh thủ đô đã và đang tạo điều kiện thuận lợi trong việc bổ sung ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển thủ đô. - Là nơi tập trung của các cơ quan trung ương như bộ tài chính ,bộ kế hoạch đầu tư ,ngân hàng nhà nước ,quỹ đầu tư phát triển .Nên thành phố thường xuyên được chỉ đạo và đáp ứng những nhu cầu cấp thiết để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội ,đảm bảo trật tự an ninh quốc phòng . - Hiện nay hệ thống kế hoạch và đầu tư của thành phố đã được tăng cường và củng cố để đảm đương nhiệm vụ được giao. Với những thuận lợi trên thời gian sắp tới hứa hẹn thành phố sẽ là điểm đến của các chủ đầu tư cả trong và ngoài nước, thành phố cần chuẩn bị cho tốt về quy hoạch đầu tư cũng như thấm định đầu tư để tận dụng những thuận lợicủa thành phố . 2. Khó khăn - Bên cạnh những thuận lợi mà thành phố có được thì cũng có không ít những khó khăn thách thức mà thành phố gặp phải ,những khó khăn có thể kể đến như: -Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố tuy tăng khá nhưng chưa ổn định nên ảnh hưởng đến khả năng tạo nguồn thu nhập nhằm tập trung cho đầu tư phát triển . -Yêu cầu của việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho phù hợp với chuyển dịchcơ cấu kinh tế được thực hiện nhanh và chưa có hiệu quả rõ rệt ,đặc biệt trong lĩnh vực phát triển sản xuất và dịch vụ.-Một số cơ chế chính sách, văn bản phục vụ công tác quản lý đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu bổ sung và sửa đổi. ở đâu cũng vậy ,trong mọi lĩnh vực đều xuất hiện những thuận lợi và khó khăn của riêng nó. Vấn đề là thành phố phải làm thế nào đó để phát huy những thuận lợi và hạn chế những khó khăn để đạt kết quả tốt nhất. II. Quan điểm và phương hướng huy động và sử dụng vốn đầu tư. Để có thể phát huy hiệu quả những thuận lợi và hạn chế những khó khăn thành phố cần phải có những quan điểm và phương hướng cế đầu tư .việc huy động vốn là để đưa vào đầu tư và kết quả của việc huy động là lượng vốn dược đua vào đầu tư.Sẽ là thiếu sốt khi chỉ đưa ra quan điểm và phương hướng huy động vốn đầu tư trong đề tài này và em xin được trình bẩyc về quan điểm và phương hướng sử dụng vốn đầu tư. 1. Quan điểm huy động và sử dụng vốn đầu tư 1.1. Quan điểm phát huy nội lực là chính, huy động các nguồn vốn bên ngoài là quan trọng Trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng ,cỉa tiến công nghệ ,giải quyết việc làm cho người lao động , thu hút ngoại tệ.Nhưng càng về sau nó càng xuất hiện nhiều bất cập và vai trò của nó khôn còn được như trước nưã . Nguồn vốn trong nước của ta đang được tích lũy ngày càng nhiều do thu nhập của người dân ngày càng tăng và lượng ngoại tệ ở nước ngoài chuyển về. Hoạt động đầu tư của khu vực ngoài nhà nước đang ngày càng hiệu quả và dần khẳng định được vị trí của mình , đây là nguồn vốn mà chúng ta có thể chủ động được trong việc huy động và sử dụng .Phát huy nội lực là để hạn chế những tác động xấu do vốn đầu tư nước ngoài mang lại và chủ động hơn trong đầu tư nhưng chúng ta vẫn đánh gía cao vai trò của vốn đầu tư nước ngoài. 1.2. Quan điểm đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư. Quan điểm đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư đã được lãnh đạo thành phố quán triệt từ lâu và thực tế cho thấy đã đem lại kết quả rất lớn cho đầu tư của thành phố.Với những mục tiêu của thành phố về tăng trưởng kinh tế ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,xây dựng cơ sở hạ tầng ,giải quyết các vấn đề xã hội.Thành phố cần có sự tham gia đầu tư của mọi thành phần kinh tế cả trong nước và ngoài nước.Quan điểm này vẫn dựa trên quan điểm phát huy nội lực là chính. 1.3. Quan điểm đầu tư tập trung có trọng điểm. Trước kia đã có thời kỳ nước ta đầu tư một cách giàn trải không tập trung và đã không đạt hiệu quả .Khi bước chân vào nền kinh tế thị trường ,để có thể cạnh tranh được để tồn tại và phát triển thì cần phải phát huy tối đa các lợi thế của mình. Quan điểm đầu tư tập trung ,có trọng điểm của thành phố là để phát huy các nghành ,các lĩnh vực ,các mặt hàng lợi thế của thành phố cũng như để hỗ trợ phát triển ,phát triển những nghành chủ chốt có tốc độ tăng trưởng cao để kéo theo sự tăng trưởng của các nghành lĩnh vực khác . 2. Phương hướng huy động và sử dụng vốn đầu tư . Hà Nội là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật lớn của cả nước. Vị thế ấy tạo ra thế mạnh rất lớn trong việc thu hút mọi tiềm năng từ bên trong và bên ngoài nhằm phát triển nhanh kinh tế - xã hội thành phố. Việc thu hút vốn đầu tư và đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội thủ đô. Sử dụng đồng vốn với hiệu suất cao thì huy động vốn sẽ không còn là vấn đề nan giải. Chính vì vậy mỗi nguồn vốn huy động được đầu tư vào đâu, với hình thức nào cho phù hợp nhằm bảo đảm vừa phát huy được hiệu quả vốn đầu tư, vừa tạo ra sức hấp dẫn mới để nguồn vốn tiếp tục tăng lên là yêu cầu hàng đầu của Hà Nội. xác định đúng đắn phương hướng đầu tư là một trong những đòi hỏi nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH thủ đô Hà Nội cần khai thác nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp thoát nước, hạ tầng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; đầu tư vào một số lĩnh vực xã hội quan trọng như giáo dục, đào tạo nghề, y tế... nhưng cũng tập trung chủ yếu cho trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh (lĩnh vực này dành cho các nguồn vốn đầu tư khác), khi thấy thật cần thiết mới đầu tư như với hình thức liên doanh, cổ phần là chủ yếu. Công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách thành phố tiếp tục được tập trung theo hướng: - Thực hiện đầu có trọng điểm, tập trung bao gồm cả về nguồn vốn và phương thức chỉ đạo. Đặc biệt chú ý tiếp tục tập trung vào 9 cụm công trình trọng điểm và 10 chương trình công tác của thành ủy đề ra, tập trung kêu gọi ODA để phát triển hạ tầng đô thị. - Hỗ trợ một phần để phát triển các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả đầu tư có chiều sâu, nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, tập trung vào những sản phẩm mũi nhọn, các ngành dịch vụ chất lượng cao. - Tiếp tục khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát huy các tiềm năng, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế xã hội thủ đô ưu tiên phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hạ tầng đô thị và nhằm mục đích mở rộng hợp tác, liên kết phát triển kinh tế với các tỉnh thành phố lân cận. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách thông qua sử dụng đúc mục tiêu, đảm bảo các nguyên tắc và cơ cấu đầu tư theo kế hoạch, tránh lãng phí, thực hiện tiết kiệm, các nguồn lực tập trung cho đầu tư có hiệu quả. Nguồn vốn tư nhân, các doanh nghiệp và vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu là nguồn FDI) nên dành chủ yếu cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và một số lĩnh vực sự nghiệp có thu. Biện pháp để vừa hướng dẫn, vừa tạo lực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư là xây dựng cơ sở hạ tầng tốt và có các chính sách quản lý vĩ mô thông thoáng và nhất quán. Ngoài ra, cần tạo các điều kiện có liên quan đến kinh doanh như: tạo được đội ngũ lao động có tri thức, tay nghề và văn hóa, các dịch vụ tư vấn, khoa học kỹ thuật mạnh... Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc cho thấy chỉ sau hai mươi năm thực hiện đường lối phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, thì số doanh nghiệp tăng từ 0,5 triệu lên 7 triệu doanh nghiệp và chiếm gần 40% công nghiệp cả nước, nhưng nhà nước không cần có đầu tư trực tiếp mà chỉ bằng chính sách quản lý vĩ mô có sức hấp dẫn, có hệ thống tư vấn về thị trường, khoa học công nghệ tốt và đào tạo đội ngũ lao động kịp thời. Đối với Hà Nội, để huy động được các nguồn vốn đầu tư từ tư nhân và vốn nước ngoài, việc xây dựng chính sách và kết cấu hạ tầng kỹ thuật là hai vấn đề phải quan tâm nhiều hơn. Nhất là các chính sách về đất đai, về thủ tục đăng ký kinh doanh, tổ chức thực thi pháp luật. Định hướng các ngành nghề tự do hóa kinh doanh, những ngành nghề hạn chế và những ngành nghề không được phép kinh doanh, đồng thời cũng cần có quy hoạch phát triển cụ thể trước hết là các khu công nghiệp, có vậy người đầu tư mới yên tâm và có kế hoạhc kinh doanh lâu dài. Cần có nhận thức đầy đủ và cố gắng nhiều trên hướng này bởi vì vấn đề này có liên quan đến nhiều yếu tố khác như cơ chế, chính sách, đường lối của cả nước. Vấn đề sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, suy cho cùng cũng là biện pháp tăng vốn đầu tư. Thực tế Hà Nội trong những năm gần đây, mức đầu tư hàng năm chưa cao. Chỉ tính riêng ngành công nghiệp, năm 1997 đầu tư cho khu vực doanh nghiệp troang nước gần 605 tỷ đồng, năm 1998 khoảng 600 tỷ đồng, trong đó vón từ ngân sách chiếm 14%, từ các chủ sở hữu 17,5% vốn vay trên 60%, từ các nguồn vốn khác trên 8%. Mức đầu tư này chỉ bằng 1/3 ở thành phố Hồ Chí Minh và cho thấy nguồn vốn từ sở hữu của các chủ doanh nghiệp còn thấp, chủ yếu dựa vào vốn vay trong khi hiệu suất sử dụng vốn chưa cao dẫn đến tình trạng hoạt động đầu tư không lâu bền. Biện pháp sử dụng vốn đầu tư đảm bảo có tính hiệu quả và vững chắc, trước hết phải đảm bảo đầu tư đúng mục đích và đầu tư phát triển nhanh cho cơ sở hạ tầng tập trung cho đổi mới thiết bị công nghệ và đồng bộ dây chuyền sản xuất nhằm khai thác triệt để nguồn vốn hiện có. Đầu tư mở rộng năng lực sản xuất mới cần thận trọng, tránh khuynh hướng coi trọng phát triển bề rộng, ngành nào cũng phải có và phải lớn. Hà nội trong những năm gần đây đã có bước chuyển biến tích cực trong cơ cấu đầu tư, riêng khu vực doanh nghiệp công nghiệp trong nước giai đoạn 1997-1999 tỷ lệ đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ đạt tới 38% cho đồng bộ dây chuyền sản xuất gồm 21% song cho mở rộng năng lực sản xuất gần 40% vẫn là một tỷ lệ hơi cao. Để có được nguồn vốn mạnh cho đầu tư đổi với Hà Nội không thể chỉ dựa vào một nguồn vốn nào mà phải huy động tất cả các nguồn thuộc tất cả các thành phần kinh tế trong và ngòai Hà Nội. Trước mắt cần coi trọng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để phát triển các cơ sở dịch vụ có tầm cỡ quốc tế, phát triển các ngành có công nghệ kỹ thuật cao và công nghệ chế biến phục vụ tiêu dùng trong cả nước và xuất khẩu. Hiện tại Hà Nội có tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài cao (công nghiệp 46%, thương mại, khách sạn, nhà hàng 22%) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với thành phố Hồ Chí Minh và so với tiềm năng của Hà Nội. Nguồn quan trọng có ý nghĩa chiến lược là từ các thành phần kinh tế dân doanh trong nước (kể cả các tỉnh và thành phố khác), cần coi đây là nguồn quan trọng lâu dài đối với Hà Nội. Hiện tại thì nguồn vốn này mới chiếm 7% trong ngành công nghiệp (thấp so với tỷ trọng chung của cả nước là 8%). Tuy nhiên đây là nguồn có nhiều tiềm năng, nhưng để huy động được nó thì cần có chính sách phù hợp, bảo đảm và khuyến khích về lợi ích kinh doanh đối với chủ đầu tư. * Đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng lấy từ các nguồn: + Trích từ nguồn ngân sách. + Vốn đầu tư trung ương. + Huy động ld công ích, một phần vốn của dân. + Nguồn vốn ODA Tỷ lệ dành cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đến 2010 nên vào khoảng 30-35% tổng nguồn vốn. * Đầu tư cho phát triển sản xuất cần được tăng cường và sử dụng các nguồn vốn sau: + Trích từ GDP (phần chủ yếu là nguồn tích lũy của dân và doanh nghiệp). + Từ nguồn vốn tích lũy có từ trước của dân. + Từ vốn vay tín dụng + Vốn của các doanh nghiệp trung ương và ngoài Hà Nội. + Nguồn vốn FDI và một phần vốn ODA. Cho cả thời kỳ quy hoạch nên dành tỷ lệ khoảng 65-70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT439.doc
Tài liệu liên quan