Sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng nề chủ yếu do Công ty Vedan xả trực tiếp nước thải không qua xử lý vào sông Thị Vải.
Công ty Vedan Việt Nam xây dựng nhà máy vào năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nằm ở phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, tổng diện tích 120 hecta. Công ty Vedan được cấp giấy phép hoạt động từ năm 1994, lĩnh vực hoạt động của công ty chủ yếu là sản xuất bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axit (HCl), phân bón,
Theo báo cáo tổng hợp về tài chính của Công ty Vedan, tổng vốn đầu tư hiện nay của Công ty Vedan khoảng 460 triệu đô la Mỹ, doanh thu giai đoạn từ năm 1994 đến 2007 khoảng 151 triệu đô la Mỹ/năm, lợi nhuận trước thuế từ năm 1994 đến 2007 khoảng 11,3 triệu đô la Mỹ/năm. Công ty Vedan cho biết, trong năm 2007, tổng doanh thu của công ty đạt 270 triệu USD, (so với năm 2006 đạt mức tăng trưởng khoảng 12%). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 113 triệu USD (tăng so với năm 2006 koảng 19%), chiếm 42% tổng doanh thu. Cũng trong năm 2007, Vedan đã nộp ngân sách 10 triệu USD, tăng 20% so với năm 2006.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9084 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải-Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nuôi cá, tôm ở vùng ven sông Thị Vải, điêu đứng vì cá, tôm của họ chết hàng loạt, nổi và dạt trắng cả bờ. Nhiều người khẳng định hiện tượng cá, tôm chết như vậy là do nguồn nước ở sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng.
Cống nước ông Lượng đã mở để lấy nước từ sông Thị Vải vào đùng làm cá chết hàng loạt hôm 14/12/2005
Ví dụ: Đùng rộng 30 ha của ông Ngô Văn Lượng, Phạm Văn Lạng, Vũ Văn Quý, Vũ Văn Mộng,… do nước thủy triều lên ông Lượng mở cống cho nước từ sông Thị Vải vào đùng của mình. Sáng sớm hôm sau, ông Lượng phát hiện cá trong đùng chết hàng loạt (khoảng 1 tấn) thiệt hại gần 100 triệu đồng.
Hệ thống xử lý nước thải của ông Ngâm mỗi vụ tôm "ngốn" mất 20 triệu đồng.
Ông Ba Hùng nghề nuôi tôm trên đìa rộng 10.000 m2 ở sát rạch Bàu Riêu, ông phải bỏ ¼ diện tích để làm hồ chứa nước, lắng khoảng 10 ngày và dùng nhiều hóa chất khử độc mới bơm vào ao nuôi. Mỗi vụ tôm ông phải tốn khoảng 20 triệu đồng tiền bơm nước và hóa chất. Thế nhưng ông vẫn trắng tày 3 vụ tôm thiệt hại hơn 250 triệu đồng.
Những đầm tôm giờ chỉ còn là... kỷ niệm. Ảnh: Thái Ngọc
Nước ô nhiễm, vón cục chen vào các đùng tôm, cá vẫn còn trơ ra đó. Có khoảng 560 hộ dân ở 2 xã Phước An, Long Thọ huyện Nhơn Trạch phải bỏ nghề, đi nhiều nơi tìm kế mưu sinh.
Xã đảo Thạnh An huyện Cần Giờ - Tp.Hồ Chí Minh cũng bị ảnh hưởng gián tiếp từ dòng sông Thị Vải. Xã có khoảng 1.000 hộ với hơn 70% người dân sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản, làm muối và nuôi tôm sú. Nhưng 2-3 năm gần đây ít nhất 50% hộ dân lỗ từ 7-8 triệu đồng hoặc mất trắng khi lấy nước từ sông vào để nuôi tôm.
- Sông Thị Vải không chỉ ô nhiễm nước bề mặt, mà nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm. Do nước giếng người dân khoan dùng hàng ngày gần đây có mùi tanh, múc lên để qua đêm nước đổi màu đen.
- Tình trạng ô nhiễm trên sông Thị Vải cũng ảnh hưởng trì trệ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN Gò Dầu. Ông Shinya Kajita - Tổng giám đốc – Công ty phân bón Việt Nhật, ông Nguyễn Hữu Hiếu – Giám đốc Nhà máy Shell đều phản ánh nhiều hãng tàu Nhật Bản từ chối vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên vật liệu cho công ty qua cảng Gò Dầu, do nước sông ô nhiễm ăn mòn thân tàu. Các hãng tàu Singapore cũng từ chối vận chuyển qua sông Thị Vải. Theo báo cáo của Công ty cổ phần cảng Đồng Nai số lượt tàu Singapore cập cảng chiếm 34% (200/600 lượt).
Chất thải công nghiệp "phủ trắng" nhiều đoạn sông Thị Vải.
- Chi phí làm sạch dòng sông cao. Hơn 10 năm qua, số nước thải chưa qua xử lý khoảng hơn 10 triệu m3. Theo ông Nguyễn Tôn, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước VN, việc tính toán chi phí xử lý nguồn nước thải từ sản xuất công nghiệp được căn cứ vào chất lượng nước thải, nồng độ ô nhiễm và công nghệ xử lý. Với mức độ ô nhiễm trung bình, giá thành xử lý 1m3 nước thải sau khi làm sạch sẽ gần gấp đôi giá nước sạch đầu vào. Nếu giá nước sạch hiện nay là từ 4.000 - 5.000 đồng/m3 thì giá 1m3 nước sau khi xử lý sẽ ít nhất là 8.000 - 10.000 đồng/m3. Tức là để làm sạch lượng nước thải đó, phải tốn tới hàng trăm tỉ đồng
+ Thiệt hại về xã hội:
Hầu hết cán bộ công nhân viên của các công ty làm việc tại khu vực Gò Dầu đều mắc các bệnh viêm xoang, nhức đầu,.. đau ốm liên tục mà nguyên nhân là do nhiễm mùi hôi thối, mùi hóa chất thải ra hằng ngày của các công ty, xí nghiệp.
Váng vàng dày đặc mặt sông Thị Vải. (Ảnh: CTV)
Hơn 10 năm nay, số người mắc bệnh viêm xoang tại khu vực xung quanh Nhà máy Vedan và dọc theo sông Thị Vải tăng đột biến. Theo thống kê của cơ quan chức năng có đến 90% số người dân ở đây mắc các căn bệnh mãn tính như viêm xoang, nhức đầu, khó thở, nếu da tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm bị nổi mẫn ngứa rất khó chịu, gây đau nhức và còn biểu hiện một số triệu chứng khác.
Sông Thị Vải bị ô nhiễm dẫn đến rừng ngập mặn bị mất. Mất rừng ngập mặn sẽ dẫn tới suy giảm ngành thuỷ sản, đặt biệt là nghề nuôi tôm cá của nhân dân Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh.
2.2.2. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải:
- Các thông số oxy hoà tan (DO) và nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) đực sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước do các chất hữu cơ kém bền vững. Sông Thị Vải đang bị ô nhiễm hữu cơ với các mức độ khác nhau:
+ Khu vực Gò Dầu - Cảng Vedan về thượng lưu: ô nhiễm nghiêm trọng giá trị DO thường <2,0 mg/l và giá trị BOD là 10-20 mg/l, có thời điểm lên trên 50 mg/l.
+ Từ cảng Vedan về hạ lưu (Cái Mép) mức độ ô nhiễm giảm nhanh với giá trị DO tăng dần từ 3,0 mg/l đến 5,5 mg/l và giá trị BOD giảm rõ rệt từ 4-8 mg/l từ Phú Mỹ đến Gò Da.
Sông Thị Vải có lượng phù sa thấp: hàm lượng chất rắn lơ lửng ở Cái Mép chỉ khoảng 20-50 mg/l vào mùa khô và 100-150 mg/l vào mùa mưa. Tuy nhiên do ảnh hưởng của chất thải công nghiệp tại khu vực Gò Dầu –Vedan có nhiều thời điểm lượng chất thải lên đến 200 mg/l.
Hàm lượng tổng coliform sông Thị Vải vượt giá trị 10.000 MPN/100ml (Tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn loại B).
Nguyên nhân cơ bản việc ô nhiễm sông Thị Vải do việc xả thải của các khu dân cư, cơ sở sản xuất công nghiệp từ các khu công nghiệp:
* Tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành đã phát hiện DNTN Liêm Chính (hoạt động từ năm 2001) trong lĩnh vực luyện và kéo cán thép xây dựng với nguyên liệu là sắt, thép phế liệu nhưng không đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của khu công nghiệp. Lúc kiểm tra doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng các thùng phuy chứa dầu, giẻ lau nhiễm dầu, thùng đựng hoá chất (chất thải nguy hại) để bừa bãi, không có mái che theo quy định.
Dầu cặn tràn, chảy vào hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp. Lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất bị nhiễm dầu nặng được chia làm hai đường, trong đó có một đường dẫn vào hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp. Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu nước thải để phân tích nhưng kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy doanh nghiệp này không thực hiện báo cáo giám sát môi trường, không nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
* Tương tự, tại công ty gạch men Nhà Ý với lượng nước thải phát sinh trung bình khoảng 100m3/ngày. Công ty này đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải và hoạt động từ tháng 4/2007 nhưng đoàn kiểm tra phát hiện thấy bể thu gom nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý được đấu nối với cống thoát nước thải của khu công nghiệp. Ngoài ra, bùn cặn sau hệ thống xử lý được xả trực tiếp vào khu đất bên cạnh hệ thống xử lý nước thải.
* Công ty TNHH chế biến thuỷ sản Tiến Đạt ở ấp Láng Cát, xã Tân Hải, huyện Tân Thành hoạt động từ năm 2002 với lĩnh vực chính là gia công, chế biến các mặt hàng thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu... Trong quá trình hoạt đông công ty đã sử dụng hoá chất clorin, xà phòng để tẩy rửa và NaClO và thải ra chất thải nguy hại như dầu cặn, giẻ lau nhiễm dầu nhưng không đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với cơ quan quản lý nhà nước. Mỗi ngày, công ty xả thải khoảng 900m3 nước thải.
Đoàn kiểm tra đã phát hiện công ty Tiến Đạt xả trộm toàn bộ lượng nước thải chưa qua xử lý vào một đường ống ngầm, cắm thẳng vào lòng kênh Rạch Tre (một nhánh của sông Thị Vải). Theo báo cáo của công ty Tiến Đạt, đường ống ngầm này lắp đặt từ năm 2004. Ngoài ra, lượng khí thải phát sinh trong quá trình sấy bột cá, đốt dầu DO chưa được xử lý, thải thẳng vào môi trường qua ống khói. Đoàn đã yêu cầu công ty Tiến Đạt chấm chấm dứt ngay việc xả nước thải lén trên.
* Công ty TNHH một thành viên giấy Mỹ Xuân thải khoảng 2.000m3/ngày nước. Nước thải được thu gom về hệ thống xử lý nước thải. Nhà máy có hai hệ thống xử lý nước thải nhưng vẫn cho nước thải chưa qua xử lý chảy ra hệ thống cống chung của khu công nghiệp. Trong ngày đầu kiểm tra hiện trường, dù nghi ngờ nhưng đoàn vẫn không phát hiện đường đi của nước vì đã được nguỵ trang, che gạch bên trên. Cho đến ngày hôm sau đoàn mới phát hiện được.
Theo giải thích của đại diện công ty, việc xả thẳng ra hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp chỉ là tình huống sự cố (?!). Vụ việc đang được phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm rõ.
* Tương tự, công ty TNHH PAK Việt Nam không có hệ thống xử lý nước thải và số nước thải không qua xử lý được thải trực tiếp ra ngoài hệ thống cống thoát nước mưa. Ngoài ra, trên sân của doanh nghiệp này còn tồn đọng từ 15 – 20 tấn rác thải nguy hại.
Theo đoàn kiểm tra, lượng nước thải không qua xử lý của các doanh nghiệp trên được dẫn vào hệ thống thoát nước chung hoặc được dẫn trực tiếp ra sông. Lượng nước này chảy vào sông Thị Vải và tích tụ lâu ngày gây ra tình trạng ô nhiễm ngày càng cao cho sông Thị Vải.
Những nguồn chất thải lỏng ra sông Thị Vải tại khu vực Gò Dầu gây ô nhiễm đáng lưu ý gồm: Từ nhà máy của Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam (Công ty Vedan) và nhà máy Super Phosphat Long Thành và Taicera. Tuy nhiên, nhà máy Super Phosphat Long Thành và Taicera ô nhiễm bụi là chính...
Sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng nề chủ yếu do Công ty Vedan xả trực tiếp nước thải không qua xử lý vào sông Thị Vải.
Công ty Vedan Việt Nam xây dựng nhà máy vào năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nằm ở phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, tổng diện tích 120 hecta. Công ty Vedan được cấp giấy phép hoạt động từ năm 1994, lĩnh vực hoạt động của công ty chủ yếu là sản xuất bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axit (HCl), phân bón,…
Theo báo cáo tổng hợp về tài chính của Công ty Vedan, tổng vốn đầu tư hiện nay của Công ty Vedan khoảng 460 triệu đô la Mỹ, doanh thu giai đoạn từ năm 1994 đến 2007 khoảng 151 triệu đô la Mỹ/năm, lợi nhuận trước thuế từ năm 1994 đến 2007 khoảng 11,3 triệu đô la Mỹ/năm. Công ty Vedan cho biết, trong năm 2007, tổng doanh thu của công ty đạt 270 triệu USD, (so với năm 2006 đạt mức tăng trưởng khoảng 12%). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 113 triệu USD (tăng so với năm 2006 koảng 19%), chiếm 42% tổng doanh thu. Cũng trong năm 2007, Vedan đã nộp ngân sách 10 triệu USD, tăng 20% so với năm 2006.
Theo bản báo cáo khảo sát, Vedan sử dụng các nguyên liệu chính như: đường, mật, tinh bột, các loại Vitamin... Công suất của nhà máy theo thiết kế mỗi năm sản xuất được: 60.000 tấn bột, 63.000 tấn đường; 60.000 tấn bột ngọt; 100.000 tấn a xit citric; 100 tấn thuốc trừ sâu vi sinh, gần 6,6 triệu thùng giấy và thùng đóng lon; 7,2 triệu thùng thực phẩm ăn liền... Đặc biệt nhà máy Vedan còn có công suất sản xuất khoảng 40.000 tấn xút loại 100% và 34.800 tấn a xit Clo hidric... Nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào của Công ty Vedan năm 2008 dự kiến tiệu thụ 638.180 tấn mì (diện tích khoảng 31.909 ha) của hơn 20.000 nông dân ở Đồng Nai và các tỉnh Gia Lai, Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên, Hà Tĩnh,..
Hiện công ty có 2.700 công nhân đang làm việc. Lương trung bình của công nhân ở đây hiện nay là 3 triệu đồng/tháng. Đa phần công nhân là người Đồng Nai, ngoài ra có cả người đến từ các tỉnh miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long và miền Bắc.
Mặc dù Công ty đã có những đóng góp tich cực về mặt ngân sách cho Nhà nước, tạo việc làm cho hàng nghìn công nhân và nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, những thiệt hại mà Công ty Vedan đã gây ra cho môi trường Việt Nam thì không nhỏ.
Vedan thải gì ra sông Thị Vải? Trong quá trình sản xuất các sản phẩm bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axit (HCl), phân bón,… nước thải của công ty có chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường:
Cống của công ty Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải. Ảnh Người lao động
- Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN - MT), Vedan đã xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép như cyanure vượt từ 7,6 - 34 lần (trong khi tiêu chuẩn cho phép < 0,1mg/l); tổng coliform vượt đến 1.000 lần; COD vượt từ 1,2 - 4,1 lần; BOD5 vượt 6,4 lần. Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn phát hiện Vedan xả nước chưa qua xử lý có thông số ô nhiễm rất cao (COD vượt 44,7 lần; BOD5 vượt 17 lần...). Bên cạnh đó, Vedan còn thải một lượng dịch thải lớn sau lên men ra thẳng sông Thị Vải, trung bình 12 lần x 4 giờ/lần x 400 m3/giờ = 19.200 m3/tháng... Theo Thứ trưởng Bộ TN - MT Trần Hồng Hà, ngoài việc mỗi tháng Vedan xả 105.600 m3 nước chưa qua xử lý và dịch thải, mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải của Vedan còn đáng sợ hơn nữa khi có chất độc amiăng - một loại hóa chất rất nguy hại cho môi trường, có thể gây ung thư cho con người, đặc biệt là ung thư phổi và ung thư trung biểu mô.
Ảnh trên: Ông Lâm Mậu Phủ, nhân viên Công ty Vedan VN, đang mở các van để xả nước thải qua hệ thống xả lén. Ảnh dưới: Ống “hậu kiểm” nước thải xả lén của Vedan VN (ảnh do Cục Cảnh sát môi trường cung cấp)
- Về phía Công ty Vedan Việt Nam, ông K.H.Yang – Phó chủ tịch HĐQT thừa nhận 3 nội dung Vedan đã làm sai đó là:
+ Mẫu nước thải phân tích vượt tiêu chuẩn.
+ Thủ tục hành chính chưa thực hiện theo đúng pháp luật Việt Nam. + Vấn đề quản lý những chất rắn, chất lỏng vẫn chưa xong các thủ tục.
Vedan đã phải ký nhận vào một văn bản hành chính, theo đó thừa nhận 10 hành vi vi phạm của mình:
1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày đối với Nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của Công ty; vi phạm khoản 11, Điều 10, nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày đối với các Nhà máy sản xuất bột ngọt và Lysin của Công ty; vi phạm khoản 8 Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
3. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000/ngày đối với các nhà máy khác của Công ty; vi phạm khoản 8, Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
4. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; vi phạm khoản 4, Điều 27, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
5. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo; vi phạm khoản 3, Điều 8, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
6. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với Dự án đầu tư nâng công suất đối với phân xưởng sản xuất Xút- Axít từ 3.116 tấn/ tháng lên 6.600 tấn/ tháng; vi phạm khoản 3, Điều 9, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
Một đường ống xả chất thải không qua xử lý của Công ty Vedan VN. Ảnh:
7. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với Dự án đầu tư nâng công suất đối với các Nhà máy bột ngọt từ 5.000tấn/ tháng lên 15.000 tấn/tháng; tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/ tháng lên 4.000 tấn/tháng; Lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng; bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng; PGA 700 tấn/năm; phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn); 280.000 tấn/ năm (lỏng) về cảng 12.000 tấn; vi phạm khoản 3, Điều 9, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
8. Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi trường; vi phạm điểm b, khoản 1, Điều 11, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường, vi phạm khoản 3, Điều 15, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
Máy vận hành hệ thống xả nước thải lén của Công ty Vedan VN. Ảnh: DO CỤC CSMT CUNG CẤP
10. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép; vi phạm khoản 4, Điều 9, Nghị dịnh 34/2005/NĐ- CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong tài nguyên nước.
- Kết luận của đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên-Môi trường: Vedan thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật để bơm dịch thải lỏng của nhà máy sản xuất lysin, nhà máy bột ngọt, nhà máy sản xuất PGA từ bể bán âm dung tích 6.000 – 7.000 m3 và bồn chứa 15.000 m3 và một số bồn bể khác theo hệ thống đường ống (có đoạn chôn ngầm, có đoạn đi trên bề mặt đất), ra cầu cảng rồi cắm sâu xuống sông Thị Vải khoảng 7-8m để bơm và xả trực tiếp.
Đoàn cũng chỉ ra 2 hành vi vi phạm nghiêm trọng của Công ty Vedan và đề nghị làm rõ là:
+ Trốn nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
+ Gian trá thiết kế, lắp đặt hệ thống đường ống kỹ thuật rất tinh vi, được ngụy trang bằng các hệ thống bơm nước, đường ống chủ yếu chìm dưới đất để xả trực tiếp dịch thải lên men ra sông Thị Vải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Các chuyên gia đã tính toán mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp mà Công ty Vedan đã trốn nộp lên tới 127 tỷ đồng. Khối lượng nước thải không qua các hệ thống xử lý là trên 2.300 m3/ngày; khối lượng dịch thải sau lên men của Vedan xả trực tiếp ra sông Thị Vải là 105.600 m3/tháng. Muốn xử lý 5.880 m3/ngày dịch thải và nước thải có nồng độ ô nhiễm hữu cơ cao cần phải lắp đặt hệ thiết bị chuyên dụng có giá khoảng 143 tỷ đồng và chi phí vận hành cho hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn là khoảng 210 tỷ đồng/năm.
2.3. BIỆN PHÁP XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TẠI TỈNH ĐỒNG NAI:
Lấy mẫu nước sông Thị vải đi xét nghiệm. (Ảnh: CTV)
Sự thật cách đây 11 năm, các nhà khoa học sau khi khảo sát, nghiên cứu đã đưa ra lời cảnh báo về ô nhiễm môi trường ở sông Thị Vải. Nhưng các cơ quan chức năng ở Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Đồng Nai và Bộ Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) cho rằng ý kiến của các nhà khoa học rất hay nhưng phải cụ thể hóa bằng pháp lý.
Cuối năm 2004, ông Lê Viết Hưng - Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai gửi Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh đề nghị khen thưởng Công ty Vedan Việt Nam. Văn bản nêu rõ: “Trong những năm qua, với chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Sở TN-MT đã kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Vedan Việt Nam”. Có 3 lý do để Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai đề nghị khen thưởng là “từ một công ty mới đầu tư có gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nước khu vực sông Thị Vải những năm 1994 -1999, nay đã cố gắng khắc phục, xử lý cơ bản nước thải sản xuất, các mẫu nước thải qua kiểm tra gần đây đạt tiêu chuẩn môi trường loại B-tiêu chuẩn Việt Nam”.
Năm 2005-2006 Bộ TN-MT đã chỉ đạo kiểm tra liên tục đối với Vedan. Qua những lần kiểm tra phát hiện những vấn đề về môi trường, Bộ đã yêu cầu Công ty có lộ trình khắc phục.
Năm 2007 Sở Khoa học – Công nghệ, Sở TN-MT có đến lấy mẫu phát hiện Vedan vi phạm và đã bị phạt nhưng sau đó Công ty Vedan có khắc phục và có bổ sung hồ sinh học xử lý nước thải. Cơ quan chức năng khuyến cáo đến đâu thì Vedan khắc phục đến đó.
Ngày 29.03.2007 Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN-MT) nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải (đã qua xử lý) vào sông Thị Vải của Công ty Vedan. Tuy nhiên, Công ty còn thiếu nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản thiết kế hệ thống xử lý nước thải, sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Sau khi Vedan bổ sung hồ sơ, Cục đã nhiều lần yêu cầu xem xét vấn đề xả nước thải ra sông Thị Vải và rạch Nước Lớn vì công suất thải quá lớn 40.000 – 80.000 m3/ngày đêm; đồng thời yêu cầu Sở TN-MT đồng Nai có ý kiến về việc cấp phép cho Công ty này. Cục Quản lý tài nguyên nước nhận được công văn số 3802 của Sở TN-MT Đồng Nai trả lời nêu rõ Vedan đã làm tốt mọi công tác về bảo vệ môi trường. Cụ thể, Công ty đã thực hiện việc khắc phục và cải tạo hệ thống hồ xử lý sinh học (21 hồ), mở rộng và gia cố bờ bao để tạo sự liên thông giữa các hồ trước khi thải vào sông Thị Vải,…Sau khi có công văn của Sở TN-MT, Cục đã tổ chức thẩm định và thực hiện 19 bước kể từ khi tiếp nhận hồ sơ nhưng qua trình cấp phép cho Vedan tất cả đều thực hiện trên hồ sơ giấy tờ, cục không có lần nào tiến hành kiểm tra trực tiếp. Việc cấp phép xả thải cho Công ty Vedan Việt Nam, Cục quản lý tài nguyên nước (Bộ TN-MT) đã thành lập Hội đồng thẩm định (bao gồm Cục quản lý tài nguyên nước, các chuyên gia và Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai) báo cáo xin cấp phép xả nước của Công ty Vedan. Ngày 23.04.2008 Bộ TN_MT mới cấp giấy phép cho công ty Vedan với lưu lượng trung bình 40.228 m3, lớn nhất là 80.455 m3 một ngày đêm.
Đầu tháng 7.2008 trước phản ánh của các công ty về việc các tàu Nhật Bản từ chối cập cảng Gò Dầu, Sở Tài nguyên-Môi trường đã tổ chức một cuộc họp gồm nhiều ban ngành và kết luận: “Không đủ cơ sở khoa học và khách quan vỏ tàu bị ăn mòn do ô nhiễm sông Thị Vải”.
Nhưng ngày 06.08.2008 ông Hoàng Văn Thống – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (thuộc Sở Tài nguyên-Môi trường) khẳng định việc đánh giá ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải đã vượt khỏi tầm tay của địa phương. “Hiện UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị 4 bộ: Tài nguyên-Môi trường, Công thương, Giao thông vận tải và Khoa học-Công nghệ, vào tiến hành khảo sát để đưa kết luận cuối cùng”.
Tháng 8/2008 tại Hội đồng thẩm định báo cáo xin cấp phép xả thải được tổ chức tại Cục quản lý tài nguyên nước (Bộ TN-MT), Vedan cam kết xả nước thải đã qua hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn cho phép rồi mới được xả thải ra nguồn tiếp nhận. Nhưng tại thời điểm này, Vedan bị bắt quả tang xả nước thải không qua xử lý.
Ngày 18.09.2008 ông Ao Văn Thinh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai trả lời báo chí xung quanh vụ Vedan “giết” sông Thị Vải. Ông Thinh trả lời một cách qua loa không thể hiện trách nhiệm của một cơ quan chức năng tỉnh về bảo vệ môi trường. Ông thừa nhận để Vedan xảy ra vụ việc nghiêm trọng này do năng lực yếu kém của các cơ quan chức năng và hành vi của Vedan gian dối quá tinh vi. Khi Bộ TN-MT phát hiện Vedan sai phạm nhưng Tỉnh không xử lý do:
+ Về nguyên tắc, Bộ TN-MT chưa có báo cáo chính thức về vụ việc Vedan vi phạm môi trường thì Tỉnh cũng không có ý kiến gì về hành vi của Vedan.
+ Nếu đóng cửa Vedan mà môi trường vẫn tiếp tục ô nhiễm thì sao, bởi tôi biết nhiều đơn vị khác cũng vi phạm.
Tại thời điểm tháng 9 và tháng 10.2008, hàng ngàn hộ dân ở huyện Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện Công ty Vedan đến Sở Tài nguyên-Môi trường yêu cầu Công ty Vedan bồi thường thiệt hại. Sở trả lời không thuộc thẩm quyền, yêu cầu UBND xã hướng dẫn dân đến khiếu nại Vedan hoặc khởi kiện ra Toà án nhân dân huyện Long Thành.
Dân mang đơn lên UBND xã kiện để lấy lại phần nào thiệt hại. Nhưng khi hỏi chính quyền, đoàn thể có hướng dẫn hoặc làm đại diện để khởi kiện ra toà thì câu trả lời là “không”, người dân chỉ biết nộp, xã tiếp nhận mà không biết chừng nào đơn được giải quyết.
Đơn đến Toà án nhân dân huyện Long Thành, Toà trả lại đơn khởi kiện của dân vì cho rằng chưa nhận được kết luận nào về sai phạm của Công ty Vedan Việt Nam gây thiệt hại.
Phòng cảnh sát Môi trường (PC36) cho biết cũng tại thời điểm tháng 10/2008, phòng đã nhận được 2.600 đơn của nông dân 4 xã ở huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch (Phước Thái, Phước An, Long Thọ và Long Phước) khởi kiện Công ty Vedan Việt Nam phải bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm nguồn nước.
Ngày 21.10.2008 UBND tỉnh Đồng Nai ký quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành: Sở TN-MT, Sở NN&PTNT và Sở LĐTB-XH theo dõi khắc phục hậu quả của Vedan: nộp phạt, phí nước thải, tháo gỡ hệ thống “chui”, thu mua mì cho nông dân, bảo đảm quyền lợi người lao động.
Ngày 23.10.2008 Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai – ông Lê Viết Hưng ký văn bản gửi UBND tỉnh báo cáo hướng xử lý vi phạm Công ty Vedan. Thống nhất giữa Sở tư pháp và Thanh tra tỉnh, Sở TN-MT kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản đề nghị Bộ TN-MT thu hồi quyết định xử phạt hành chính số 131 và giao cho UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định mới, trong đó có biện pháp khắc phục hậu quả là: tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất của Công ty Vedan.
Ngày 29.10.2008 sau khi nhận được quyết định xử phạt hành chính của Thanh tra Bộ Tn-Mt, Công ty Vedan đã nộp phạt 267,5 triệu đồng, nhưng sản xuất đối với 2 nhà máy sản xuất lysine và tinh bột, lượng nước đưa vào sử dụng giảm gần 50% (từ 28.000 m3 xuống còn 15.000 m3). Tuy nhiên, qua kiểm tra, tổ công tác liên ngành tỉnh Đồng Nai pháp hiện Công ty vedan không chấp hành quyết định của Thanh tra Bộ TN-MT, vẫn tiếp tục xả nước thải ra sông Thị Vải dù đã bị rút giấy phép xả thải với thời hạn 6 tháng; chưa tháo gỡ hệ thống xả chui nên khó kiểm soát được việc xả thải của Vedan.
Ngày 06.11.2008 văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 314/TB-VPCP và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai với chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn chủ trì (phối hợp chặt chẽ với Bộ TN-MT và Bộ Công an) tổ chức thực hiện nghiêm 2 quyết định của Bộ TN-MT về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Vedan (Quyết định số 1999/QĐ-BTNMT ngày 6-10-2008 về việc đình chỉ hiệu lực giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của Vedan; Quyết định số 131/QĐ-XPHC ngày 6-10- 2008 xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Vedan). Theo Quyết định 131/QĐ-XPHC, Công ty Vedan phải nộp khoản tiền phạt là 267,5 triệu đồng và bị truy thu 127 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức giám sát chặt chẽ Vedan trong việc triển khai, thực hiện các nội dung của 2 quyết định xử lý nêu trên; chỉ cho phép công ty này thải ra môi trường nước thải, dịch thải lỏng đã xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và chỉ được vận hành sản xuất theo công suất tương ứng đó.
Trong trường hợp Vedan không chấp hành đầy đủ 2 quyết đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai phap khac phuc onnhiem trten song Thivai.doc