Đề tài Giải pháp khắc phục tình trạng mất cân đối trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Theo thống kế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng GDP của khu vực đồng bằng sông Cửu Long bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 10-12%, riêng 6 tháng đầu năm 2010 đạt 6,8%, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 17,8 triệu đồng /năm; tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt 6,2 tỷ USD. Hiện tại, đồng bằng sông Cửu Long đóng góp khoảng 18% GDP của cả nước, 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng trái cây, trên 50% sản lượng thủy sản; 90% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đó là những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của Việt Nam nói chúng. Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt việc liên giữa các địa phương trong vùng và với các vùng khác đồng bằng sông Cửu Long sẽ phát huy hơn nữa tiềm năng và lợi thế sẵn có của mình để phát triển.

Đẩy mạnh việc liên kết vùng miền, trong đó tập trung phát triển mạnh vào những ngành, lĩnh vực mà các tỉnh, thành có lợi thế để tạo động lực và tạo đà cho sự phát triển chung của toàn khu vực. Đây là giải pháp có tính chiến lược, khai thác được tiềm năng và lợi thế của từng địa phương, thu hút đầu tư, nguồn nhân lực và tiếp cận công nghệ mới, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 

docx155 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp khắc phục tình trạng mất cân đối trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự nhầm lẫn là ngày ký văn bản xác nhận giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan Hải quan. Ø       Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng sau đó được miễn thuế theo quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  · Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước Quy định tai Nghị định số 142/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước Đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất Ø       Dự án đầu tư thuộc Danh mục A tại địa bàn Vùng 1 Ø       Kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động,  thời gian miễn giảm tiền thuê đất được quy định cụ thể như sau: ĐỐI TƯỢNG THỜI GIAN MIỄN GIẢM Danh mục B và cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường. 03 năm Danh mục A hoặc Vùng 2 07 năm Vùng 1 hoặc Danh mục B thực hiện trên địa bàn Vùng 2 11 năm Danh mục B thực hiện trên địa bàn Vùng 1 15 năm Những ưu đãi áp dụng cho cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI THỜI GIAN MIỄN THUÊ GIẢM THUẾ Mức thuế giảm Thời gian Cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm ra khỏi đô thị theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt 02 năm 50% 02 năm Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc Danh mục B 02 năm 50% 3 năm Lập dự án mới và di chuyển địa điểm thuộc Vùng 2 02 năm 50% 06 năm Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục B và thực hiện tại địa bàn thuộc Vùng 2 03 năm 50% 07 năm Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục A hoặc thực hiện tại địa bàn thuộc Vùng 1 04 năm 50% 09 năm Đối với cơ sở kinh doanh đang hoạt động có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thì được miễn, giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại  ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI THỜI GIAN MIỄN THUÊ GIẢM THUẾ Mức thuế giảm Thời gian Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất 01 năm 50% 02 năm Dự án thuộc Danh mục A hoặc dự án thực hiện trên địa bàn Vùng 1 02 năm 50% 3 năm Dự án thuộc Danh mục B và thực hiện trên địa bàn Vùng 2 03 năm 50% 05 năm Dự án thuộc Danh mục A và thực hiện trên địa bàn Vùng 2 03 năm 50% 07 năm Danh mục B và thực hiện trên địa bàn Vùng 1 hoặc Danh mục A và thực hiện trên địa bàn Vùng 1 04 năm 50% 07 năm Với những sự ưu đãi như vậy, đầu tư FDI vào các vùng miền ngày một gia tăng tác động tích cực đến nền kinh tế của từng vùng miền. Tuy nhiên,bên cạnh những thành công do việc thu hút nguồn vốn đầu tư quốc tế thì còn khá nhiều những bất cập và hạn chế cụ thể là tình hình mất cân đối trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư theo địa bàn. Tham khảo bảng số liệu dưới đây: FDI THEO ĐỊA PHƯƠNG-10 tỉnh có vốn đầu tư đăng ký cao nhất (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/09/2010) TT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 TP Hồ Chí Minh 3.464 29.101.542.398 10.476.238.462 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 242 25.974.815.667 6.940.702.231 3 Hà Nội 1.895 20.134.891.205 7.792.938.037 4 Đồng Nai 1.076 16.935.498.723 7.314.618.476 5 Bình Dương 2.025 13.996.807.890 4.904.485.243 6 Ninh Thuận 25 10.088.726.566 854.728.678 7 Hà Tĩnh 20 8.251.079.000 2.780.547.630 8 Phú Yên 48 8.130.956.438 1.798.818.655 9 Thanh Hóa 39 7.063.828.144 497.641.987 10 Quảng Nam 75 5.057.637.621 526.958.440 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư BẢNG XẾP HẠNG VÀ TỶ TRỌNG FDI TẠI VN THEO ĐỊA PHƯƠNG (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/09/2010) STT Địa phương Về số dự án Về tổng vốn đầu tư đăng ký Tỷ trọng số dự án(%) Tỷ trọng vốn đăng ký(%) 1 TP Hồ Chí Minh 1 1 28,97 15,17 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 7 2 2,02 13,54 3 Hà Nội 3 3 15,85 10,50 4 Đồng Nai 4 4 9,00 8,83 5 Bình Dương 2 5 16,93 7,30 6 Ninh Thuận 33 6 0,21 5,26 7 Hà Tĩnh 41 7 0,17 4,30 8 Phú Yên 24 8 0,40 4,24 9 Thanh Hóa 27 9 0,33 3,68 10 Quảng Nam 19 10 0,63 2,64 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư Ta có thể minh họa cụ thể bằng các biểu đồ dưới đây: Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư Ta có thể dễ thấy cơ cấu FDI phân bố không đều ở các vùng miền qua bảng số liệu và những biểu đồ minh họa trên. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN) bao gồm TP. Hồ Chí Minh và 7 tỉnh: Đồng Nai; Bình Dương; Bà Rịa-Vũng Tàu; Bình Phước; Tây Ninh; Long An và Tiền Giang Với lợi thế và sự năng động vốn có, Vùng KTTĐPN sẽ có cơ hội rất lớn để thu hút nguồn vốn FDI và mở rộng xuất khẩu dựa vào quy chế thành viên WTO của nước ta. Thật vậy, ngay trong thời kỳ nước ta chưa phải là thành viên WTO, Vùng KTTĐPN đã đi đầu trong cả nước về thu hút vốn đầu tư và phát triển thị trường xuất khẩu. Trong 5 năm 2001-2005, tỷ trọng vốn đầu tư so với cả nước đã chiếm 31,4%. Nếu tính riêng nguồn vốn FDI, thì trong suốt thời kỳ 1988-2005 toàn vùng đã thu hút 4.650 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 37 tỷ USD; chiếm 65% tổng số dự án và 56% tổng vốn đăng ký của cả nước; trong đó nổi bật là các địa phương như TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng KTTĐPN cũng có kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người cao gấp 5,5 lần mức bình quân của cả nước (nếu không tính dầu khí thì cao gấp 3,8 lần) và đạt kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người là 1.633 USD/người (năm 2005). Với quy chế là thành viên WTO, cơ hội mở rộng xuất khẩu ra thị trường thế giới sẽ rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trên địa bàn Vùng KTTĐPN nói riêng. Năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta mới chỉ chiếm khoảng 0,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường thế giới. Điều này cho thấy, dư địa để mở rộng và tăng thị phần trong thị trường thương mại thế giới là rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cơ hội to lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu của Vùng KTTĐPN, với thế mạnh vốn có so với các địa bàn khác trong cả nước. Chúng tôi dự báo rằng, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của địa bàn này trong 15 năm tới sẽ đạt mức bình quân từ 12 - 13%/năm (giai đoạn 2001 - 2005 đạt mức bình quân 11,76%/năm); trong đó 2 địa phương là Bình Dương và Đồng Nai có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả vùng. Việc mở cửa thị trường tài chính nước ta theo lộ trình đã cam kết đối với WTO, thì dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài sẽ được khai thông dòng chảy mạnh mẽ hơn vào địa bàn Vùng KTTĐPN, đặc biệt là đối với TP.HCM - trung tâm tài chính của vùng. Mặt khác, chất lượng của nguồn vốn FDI cũng sẽ thay đổi theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Cùng với nguồn vốn FDI, theo lộ trình mở rộng quy mô cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn và cổ phiếu đối với các doanh nghiệp trên thị trường tài chính sẽ tạo động lực rất mạnh đối với dòng đầu tư tài chính của nước ngoài. Dòng đầu tư này sẽ gián tiếp kích thích việc mở rộng đầu tư trong nước và tăng quy mô đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam với tốc độ cao trong những năm tới. Hiệu ứng của đầu tư tài chính đối với thị trường vốn trung và dài hạn sẽ làm thay đổi theo hướng tích cực vai trò của thị trường vốn của nước ta nói chung và đối với Vùng KTTĐPN nói riêng. Cụ thể một số vùng miền: a1- TP Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong Vùng Phát triển Kinh Tế Trọng Điểm Phiá Nam, chiếm 0,6% diện tích và 6,6% dân số so với cả nước và được đánh giá là nơi có hoạt động kinh tế năng động nhất của cả nước, là nơi có nhiều cơ hội để các nhà doanh nghiệp đầu tư , hoạt động và phát triển,là một cực phát triển của nền kinh tế cả nước, có tác động lôi kéo cả khu vực phía Nam cùng phát triển. Thời gian qua Vùng Kinh tế Trọng điểm Phiá Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trên cơ sở dựa vào các lợi thế và nguồn lực sẵn có cộng với tác động tích cực của công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế trên phạm vi cả nước và trong giai đoạn 2001 – 2010, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong Vùng Kinh tế Trọng điểm Phía Nam.Thành phố Hồ Chí Minh tính đến 20/09/2010 là vùng đi đầu trong thu hút nguồn vốn đầu tư quốc tế, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI). Ta có thể nhận thấy các lợi thế khi đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh qua việc so sánh cơ bản những lợi thế so sánh với các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như so với cả nước như sau: Các lợi thế so sánh một số ngành của Thành phố Hồ Chí Minh so với các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như so với cả nước. Năm 2005 Năm 2010 1. Giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố so với VKTTĐPN 57,6% 52,5% 2. Dịch vụ của Thành phố so với VKTTĐPN 81% - 82% 80% Những ngành kinh tế chủ lực mà Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế so sánh với VKTTĐPN và cả nước (Theo tính toán của Viện Kinh tế năm 2001):         Bên cạnh việc Thành phố Hồ Chí Minh với lợi thế về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và thị trường, Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế vào các ngành:          +Các ngành công nghiệp: Chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may, da giày, nhựa và hoá chất, cơ khí, điện tử, xây dựng           + Các ngành dịch vụ: Thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch, tư vấn, phần mềm; tài chính – ngân hàng, khoa học – công nghệ; viễn thông, giáo dục và y tế.         Về Công nghiệp: Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 vẫn sẽ là một trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước và của VKTTĐPN. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chếtạo máy, chế tạo thiết bị công nghệ, điện tử và các ngành công nghệ cao khác vừa theo chiều rộng, vừa theo chiều sâu, tạo tốc độ tăng giá trị sản ượng cao nhưng đồng thời cũng nâng dần tỷ lệ giá trị gia tăng trong xuất khẩu.         Trong nội bộ ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh, sự tăng trưởng được đóng góp bởi công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, xây dựng, sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt, trong đó quan trọng nhất là công nghiệp chế biến với tỷ trọng chiếm đến 86,2% giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp.         Đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh sẽ hưởng được các lợi thế sẵn có như: nguồn lao động, cơ sở vật chất, dịch vụ phát triển và thị trường tiêu thụ rộng lớn, … Hơn thế nữa, Thành phố Hồ Chí Minh nằm  trong VKTTĐPN là nơi có nhiều lợi thế trên nhiều mặt so với các vùng khác của Việt nam. Trong VKTTĐPN, Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò trung tâm rất quan trọng về nhiều mặt. Các địa phương trong VKTTĐPN có vai trò hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau để phát triển.         Dịch vụ: Trong mối quan hệ kinh tế giữa Thành phố Hồ Chí Minh và VKTTĐPN từ nay đến 2010, hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng đặc biệt. Dịch vụ trên điạ bàn Thành phố Hồ Chí Minh không những chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh mà còn cho cả khu vực rộng lớn. Với việc hình thành mạng lưới tiêu thụ hàng hoá cùng với sức mạnh về tài chính, thương nghiệp Thành phố Hồ Chí minh chi phối hầu hết hoạt động sản xuất kinh doanh của VKTTĐPN.         Một Thành phố có số dân trên 7 triệu người vào năm 2010 và mức sống tương đối cao (thu nhập bình quân/ đầu người vào năm 2010 là trên 3.000USD), Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của cả nước.         Từ nay đến năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu lớn nhất của cả nước với hệ thống cảng biển khá phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thông quan trọng như tuyến đường Đông – Tây, đường Xuyên Á, cũng như việc mở rộng các tuyến đường trọng yếu trên địa bàn Thành phố, … đã mở ra cơ hội gia tăng hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, do tổng mức lưu chuyển hàng hoá gia tăng cũng như gia tăng khách du lịch bằng đường bộ.         Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và điều kiện sinh hoạt, vui chơi giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai vẫn là nơi hấp dẫn nhất các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các tầng lớp dân cư VKTTĐPN và cả nước đến sinh sống, mua sắm và vui chơi. TPHCM đặt mục tiêu thu hút 8,4 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho năm nay, nhưng trong bốn tháng qua thành phố chỉ thu hút được trên 526 triệu đô la Mỹ, giảm gần 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu mới nhất của Phòng Đầu tư nước ngoài thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, trong bốn tháng qua thành phố cấp phép cho 112 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký gần 444 triệu đô la Mỹ, giảm hơn 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong thời gian này, thành phố có 34 doanh nghiệp đang hoạt động tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm trên 82 triệu đô la Mỹ, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả trên, trong bốn tháng qua, thành phố chỉ thu hút được trên 526 triệu đô la Mỹ, giảm gần 17% so với cùng kỳ năm ngoái, và chỉ đạt khoảng 6,26% kế hoạch của cả năm nay. Điều đáng chú ý là khu đô thị Tây Bắc-Củ Chi, huyện Củ Chi… đang mời gọi nhà đầu tư nước ngoài nhưng không có dự án nào được cấp phép trong bốn tháng qua. 7 tháng đầu năm 2010, tổng vốn đầu tư nước ngoài của TP đạt 1,19 tỷ USD, tăng 14,88% so với cùng kỳ năm ngoái.Trong năm nay, TPHCM đặt mục tiêu thu hút khoảng 8,4 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài, cao hơn bốn lần so với kết quả của năm ngoái và bằng khoảng 1/3 mục tiêu thu hút vốn FDI của cả nước. Cở sở này của thành phố dựa trên một số dự án đầu tư lớn đang chờ cấp phép như dự án đầu tư vào khu đô thị Tây Bắc-Củ Chi của Tập đoàn Capital Group có vốn đầu tư 2-3 tỉ đô la Mỹ; dự án đầu tư của Tập đoàn Lotte Hàn Quốc… Tuy nhiên, đến nay những dự án này vẫn đang chờ xem xét. Ngoài ra, thành phố cũng đã chấp thuận chủ trương đưa năm khu “đất vàng” vào danh mục các dự án cần tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Năm khu “đất vàng” này phần lớn nằm ở trung tâm quận 1 và dự kiến có vốn huy động từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đô la Mỹ cho mỗi dự án. TPHCM chủ trương thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng như cơ khí – tự động hóa; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin và vật liệu mới; dịch vụ cao cấp. Thành phố đang đẩy mạnh các chương trình xúc tiến, trong đó sẽ tiếp cận các đối tượng sở hữu công nghệ và nguồn tài chính mạnh, chủ yếu tập trung vào các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia. Thành phố cũng tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng cho các khu trọng điểm như khu đô thị Tây Bắc-Củ Chi, khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu đô thị cảng Hiệp Phước... để làm chất xúc tác thu hút các nhà đầu tư. . a2- Bà Rịa – Vũng Tàu: Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất trong 9 tháng đầu 2010 với 2,23 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 2,15 tỷ USD, 1,25 tỷ USD và 1 tỷ USD. Trong số các dự án cấp mới trong 8 tháng năm 2010, đáng chú ý có các dự án lớn được cấp phép là: dự án Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệt điện Mông Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư là 2,1 tỷ USD; Dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ, mục tiêu XD, KD Khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, kd bất động sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Posco SS- Vina tại Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 360 triệu USD. Trong tháng 7 và tháng 8 có 2 dự án FDI được cấp mới với quy mô vốn lớn là Dự án đường ống dẫn khí Lô B- ô Môn (Block B-omon gas Pipeline) với tổng vốn đầu tư đăng ký 773 triệu USD của Hoa Kỳ tại Cà Mau; dự án Cty TNHH Đồi Bạch Dương (dự án đtư khu phức hợp Đồi Bạch Dương) với tổng vốn đầu tư đăng ký 475,8 triệu USD của British West Indies tại Bình Thuận. a3- Bình Dương: Trong 9 tháng đầu năm 2010 Bình Dương đã thu hút khoảng 700 triệu USD vốn đầu tư FDI, cộng dồn đến nay địa phương này đã thu hút được 1.966 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 13,5 tỷ USD và luôn là một trong những tỉnh thành dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 2011-2015 việc thu hút nguồn vốn FDI vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của điạ phương với mục tiêu thu hút 5 tỷ USD. Không chỉ tăng về lượng, thu hút FDI thời gian qua còn đa dạng về cơ cấu ngành nghề, ngày càng có nhiều dự án lớn trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ, bất động sản, ngành kỹ thuật cao điển hình như dự án sản xuất vỏ xe của Tập đoàn Kumho Asiana (Hàn Quốc) có tổng vốn đầu tư 360 triệu USD, dự án sản xuất bao bì cao cấp của Tập đoàn SCG Siam Cement (Thái Lan) đầu tư giai đoạn một 140 triệu USD, dự án Khu đô thị sinh thái Mỹ Phước do SP Setia Berhad (Malaysia) và Becamex IDC hợp tác đầu tư với số vốn 620 triệu USD… Bên cạnh đó, Bình Dương cũng là nơi thu hút mạnh các nhà đầu tư bất động sản và bán lẻ đầu tư xây dựng siêu thị và trung tâm thương mại. Đến thời điểm này, thành phố mới Bình Dương được khởi công xây dựng cùng với nhiều dự án như bệnh viện quốc tế, trường đại học quốc tế, khu công nghệ cao Mapletree, Guocoland, TTTM Metro… đang trong quá trình xây dựng đã tạo nên sự sôi động mạnh mẽ trong hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài tại Bình Dương. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài tại đây đã đánh giá rất cao tiềm năng và môi trường đầu ở Bình Dương. Môi trường đầu tư của Bình Dương thật sự tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Hàn Quốc nói riêng khi mà hạ tầng ở đây luôn được đầu tư, hoàn thiện, chính quyền và các ngành luôn đồng hành cùng nhà đầu tư. Hiệp hội sẽ tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối để các DN Hàn Quốc hiểu rõ hơn về Bình Dương cũng như nâng cao nguồn vốn đầu tư vào tỉnh. Các nhà đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của Bình Dương cũng như tạo ra giá trị công nghiệp cao. Điều này rất hợp với định hướng quy hoạch, phát triển công nghiệp bền vững của Bình Dương. Giá trị vốn không còn là yếu tố ưu tiên, mà điều quan trọng là vấn đề đảm bảo môi trường, ưu tiên thu hút công nghệ cao, tập trung đầu tư vào các KCN, chọn lựa dự án ít sử dụng lao động… Hiện Bình Dương đang thực hiện nhiều dự án đô thị, giao thông, bệnh viện, trường học, tất cả những việc này sẽ đáp ứng tối đa về dịch vụ đi kèm cho các nhà đầu tư. Ngoài ra một trong những mục tiêu quan trọng trong giai đoạn phát triển 2011-2015 mà Bình Dương đề ra đó là mở rộng đối ngoại thu hút đầu tư, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội huy động để bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010-2015 khoảng 240.000 tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư từ Nhà nước dự kiến chiếm 9,3%, vốn tín dụng chiếm 4,2%, vốn DN - tư nhân - nguồn vốn khác trong nước chiếm 36,3% và vốn đầu tư nước ngoài chiếm 49,9%. Tạo môi trường và điều kiện thông thoáng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước; tạo điều kiện thuận lợi để các DN, các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tiếp thị, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các tập đoàn kinh tế lớn, các DN nước ngoài có trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại; chú trọng kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, CN phụ trợ, các ngành công nghệ cao... Khuyến khích DN đầu tư vào các khu, cụm CN đã xây dựng kết cấu hạ tầng. Như vậy chiếm gần 50% tổng nguồn vốn đầu tư xã hội phục vụ cho phát triển kinh tế nguồn vốn đầu tư nước ngoài và sự đóng góp của các DN FDI tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và thu hút đầu tư tại Bình Dương trong giai đoạn phát triển mới./. a4- Đồng Nai: Vốn là địa phương nằm trong nhóm các tỉnh, thành dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong 5 năm qua (2006-2010), nguồn vốn FDI vào Đồng Nai tiếp tục tăng mạnh, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn phát triển nhanh. Theo thống kê, Đồng Nai hiện có hơn 1.000 dự án còn hiệu lực của các nhà đầu tư đến từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký trên 18,29 tỷ USD. Các dự án FDI đã tạo việc làm cho khoảng 350.000 lao động. Trong giai đoạn từ 2006 - 2010, dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế - tài chính kéo dài từ 2008 đến nay, Đồng Nai vẫn cấp mới 470 giấy chứng nhận FDI có tổng vốn đăng ký lên đến hàng tỷ USD, tăng bình quân hàng năm 32%. Hiện nay, Đồng Nai có 30 khu công nghiệp (KCN) được cấp phép hoạt động và đã cho thuê trên 60% diện tích đất dùng cho thuê. 6 tháng đầu năm 2010, các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có thêm 30 dự án đầu tư mới, trong đó có 18 dự án FDI tổng vốn cấp mới và tăng vốn đạt gần 500 triệu USD. Hiện tại, các DN có vốn FDI đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, chiếm 41% cơ cấu kinh tế, 60% giá trị sản lượng công nghiệp và 90% kim ngạch xuất khẩu. Thu hút vốn FDI đã bổ sung nguồn vốn và công nghệ rất quan trọng cho phát triển, tạo điều kiện tiếp cận thị trường thế giới, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, góp phần tăng trưởng GDP, tăng thu ngân sách nhà nước. Điều đặc biệt trong thu hút vốn FDI trong 5 năm vừa qua là sự dịch chuyển về ngành nghề và loại hình. Lãnh đạo tỉnh đã khẳng định rõ: Quan niệm thu hút đại trà vốn FDI, thiếu chọn lựa đã qua. Từ năm 2006 - 2010, tỉnh chủ trương nâng chất lượng thu hút các dự án FDI, tập trung thu hút những dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ, dự án có công nghệ cao và thân thiện với môi trường. Cụ thể, năm 2006, thu hút dự án nhà ở, dịch vụ, công nghệ cao chiếm 29% tổng vốn đăng ký mới; đến năm 2008 số dự án này chiếm 84% và năm 2009 chiếm 87,6%. Trong 5 năm qua, nhiều DN FDI cũng đánh giá cao sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh Đồng Nai trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là về các lĩnh vực: cấp phép đầu tư, hỗ trợ triển khai thực hiện dự án, hỗ trợ triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Với khẩu hiệu hành động: "Chính quyền đồng hành cùng DN" và "Chính quyền đối thoại với DN", tỉnh đã thể hiện ý chí trong thu hút và nuôi dưỡng sự phát triển các DN FDI trên địa bàn. Chủ trương "Chính quyền đồng hành cùng DN" thể hiện rõ qua việc rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, như việc cấp giấy phép đầu tư từ 15 ngày được rút ngắn chỉ còn 3 - 5 ngày, cá biệt có một số dự án được cấp phép trong 1 ngày; cấp giấy chứng chỉ C/O Form D trong 2 giờ... Theo ý kiến chung của các nhà đầu tư, phần lớn các DN FDI có kế hoạch kinh doanh lâu dài tại Đồng Nai, trong quá trình hoạt động có trên 90% DN tăng vốn. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư thật sự tin tưởng chính sách thu hút vốn FDI của Đồng Nai. Vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ: Mỗi tỉnh, thành phố nằm trong Vùng kinh tế duyên hải Bắc bộ (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình...) đều có những ưu thế nhất định trong phát triển kinh tế, cũng như trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Với lợi thế là thành phố cảng, công nghiệp phát triển, là địa phương được Trung ương triển khai nhiều công trình trọng điểm có quy mô lớn, Hải Phòng có điều kiện tốt để phát triển một ngành kinh tế tổng hợp. Địa phương này có 4 khu công nghiệp (KCN) tập trung là KCN Nomura, KCN Đồ Sơn, KCN Nam Cầu Kiền, KCN Tràng Duệ và KKT Đình Vũ - Cát Hải, cùng nhiều cụm công nghiệp (CCN) bố trí đều khắp Thành phố với cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh. Các KCN này sau khi hình thành đã nhanh chóng được đăng ký lấp đầy. đây được xem là những thế mạnh của Hải Phòng trong thu hút đầu tư. Với 1,6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thu hút được trong năm 2008, Hải Phòng đã chứng tỏ được sự bứt phá kỷ lục về thu hút vốn FDI. Năm ngoái, Hải Phòng thu hút được 200 triệu USD vốn cam kết mới, năm nay dự kiến thu hút khoảng 500 triệu USD. Năm nay, Hải Phòng hy vọng sẽ khởi động một số dự án lớn, đặc biệt là các dự án tại Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Bắc sông Cấm (VSIP Hải Phòng). VSIP Hải Phòng vừa được khởi công vào đầu tháng 1/2010, với vốn đầu tư giai đoạn I là 100 triệu USD, nhưng chúng tôi hy vọng, trong năm nay, sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư triển khai dự án tại đây. Tương tự, Quảng Ninh cũng có những điều kiện tốt để phát triển một ngành kinh tế đa dạng, tổng hợp. Nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, đặc biệt trữ lượng than tại Quảng Ninh lớn nhất cả nước (3,6 tỷ tấn), rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp nặng, sản xuất vật liệu xây dựng. Toàn tỉnh có 410 km đường quốc lộ và hơn 2.000 km đường liên huyện, liên xã. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh đã hình thành Khu kinh tế Vân Đồn, KCN Cảng biển Hải Hà, 5 KCN tập trung là KCN Việt Hưng, KCN Cái Lân, KCN cảng biển Hải Hà, KCN Đông Mai, KCN Hải Yên, các khu kinh tế cửa khẩu cùng các CCN bố trí đều khắp ở huyện, thị xã, thành phố, với cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh. Về du lịch, chỉ riêng việc Vịnh Hạ Long được UNESCO hai lần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxchinh thuc 2007.docx
Tài liệu liên quan