Chương i 1
cơ sở lý luận về lao động việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá 1
I/ những vấn đề lý luận cơ bản về lao động, việc làm 1
1. Lao động và thị trường lao động 1
1.1. Lao động 1
1.2. Nguồn lao động 2
1.3. Thị trường lao động 3
2. Việc làm 7
II/ một số lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu lao động - mô hình hai khu vực và di cư từ nông thôn ra thành thị 10
1. Mô hình của Lewis - Fei - Ranis 10
2. Mô hình của TODARO 13
3. Mô hình hai khu vực của H.Oshima 16
III. Vai trò của giải quyết vấn đề lao động, việc làm ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá 17
1. Khái niệm công nghiệp hoá- hiện đại hoá, thực chất và mục tiêu của công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở nước ta. 17
1.1 Khái niệm và thực chất của công nghiệp hoá-hiện đại hoá. 17
1.2. Mục tiêu của công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở nông thôn. 19
2. Vai trò của giải quyết vấn đề lao động việc làm ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá. 19
2.1. Về mặt kinh tế 19
2.2. Về mặt xã hội 21
IV. Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá của một số nước trên thế giới 22
1.Đài Loan 22
2. Thái Lan 24
3. Nhật Bản 25
CHƯƠNG II 27
THựC TRạNG LAO ĐộNG, VIệC LàM ở NÔNG THÔN Và 27
THựC TRạNG GIảI QUYếT LAO ĐộNG, VIệC LàM TạI VIệT NAM 27
i. thực trạng lao động, việc làm ở nông thôn 27
1. Đánh giá tình hình lao động và giải quyết việc làm trong nông thôn thời kỳ 1990-2000 27
1.1. Đặc điểm nguồn lao động nông thôn 27
1.1.1. Nguồn lao động nông thôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh 27
Bảng 2: Tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yếu về dân số - lao động 28
1.1.2. Nguồn lao động nông thôn phân bố giữa các vùng và các ngành không hợp lý 30
1.1.3. Chất lượng nguồn lao động nông thôn 32
2/ Thực trạng việc làm trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam 36
2.1. Vấn đề việc làm với phân bố quỹ thời gian của lao động nông thôn. 36
Hình 1: Phân bổ quỹ thời gian vao các hoạt động của lao động nông thôn. 38
2.2. Cơ cấu ngành nghề của lao động nông thôn xét theo việc làm. 39
2.2.1/ Cơ cấu ngành nghề của lao động nông thôn xét theo việc làm chính. 39
2.2.2/ Cơ cấu ngành nghề của việc làm phụ trong lao động nông thôn. 41
II/ thực trạng công tác giải quyết lao Động, việc làm ở việt nam. 43
III/ tác động của các chính sách, biện pháp khuyến khích tạo việc làm trong nông nghiệp, nông thôn. 46
1. Một số chính sách có tác động đến khả năng tạo việc làm trong nông nghiệp, nông thôn. 47
2. Các chương trình quốc gia có mục tiêu tạo việc làm nông thôn 48
iV/ mâu thuẫn và thách thức đặt ra đối với công tác giảI quyết lao động, việc làm ở nông thôn hiện nay. 50
Chương iii: 55
một số giải pháp và kiến nghị giải quyết vấn đề lao động, việc làm ở nông thôn trong thời kỳ cnh-hđh 55
i. mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ 55
1/ Mục tiêu giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn từ nay tới năm 2020 55
1.1/ Mục tiêu chiến lược đến 2020 55
1.2/ Mục tiêu ngắn hạn 55
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thêm. Đồng bằng sông Hồng với những nỗ lực rất lớn trong phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm đáng kể (10%).
Chung cho các vùng nông thôn, lao động nông nghiệp trong thời gian từ 1996 đến 1999 tăng với tốc độ 2,6%; công nghiệp, dịch vụ tăng 11% và 13%. Điều này cho thấy mặc dù chủ trương chuyển mạnh lao động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp nhưng trong nông thôn khả năng tiếp nhận lao động của các ngành công nghiệp, dịch vụ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Trong 3 năm vẫn có tới 1,69 triệu lao động tăng thêm trong ngành nông nghiệp, chỉ có trên 750 ngàn lao động tăng thêm trong ngành công nghiệp xây dựng và ở khu vực dịch vụ là 1,4 triệu lao động.
1.1.3. Chất lượng nguồn lao động nông thôn
Chất lượng nguồn lao động nông thôn là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh nhiều yếu tố: trình độ văn hoá, trình độ kỹ thuật, tay nghề, thể trạng sức khoẻ của những người lao động, v.v
Theo báo cáo thực trạng lao động và vệc làm năm 1999, nhìn chung trình độ học vấn của lực lượng lao động thường xuyên ngày càng được nâng cao, tỷ lệ số người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học ngày càng giảm. Năm 1996, tỷ lệ lao động biết chữ của nước ta đạt 94,25%. Riêng khu vực nông thôn là 93,43%, trong khi đó người chưa tốt nghiệp PTCS là 40%, tốt nghiệp PTTH là trên 9%.
Bảng 4: Trình độ văn hoá của lực lượng lao động
Thành thị
Nông thôn
Chung
Lực lượng lao động (%)
100
100
100
Chưa biết chữ
1,43
4,89
4,12
Chưa tốt nghiệp tiểu học
10,51
20,11
17,97
Đã tốt nghiệp tiểu học
22,73
30,65
28,89
Đã tốt nghiệp PTCS
27,91
33,09
31,94
Đã tốt nghiệp PTTH
37,42
11,26
17,09
Nguồn: Thực trạng lao động và việc làm Việt Nam, NXB Thống kê 1999.
So sánh giữa khu vực thành thị và nông thôn: lực lượng lao động ở khu vưc nông thôn có trình độ học vấn thấp hơn hẳn khu vực thành thị. Lực lượng lao động ở thành thị đã tốt nghiệp cấp II và cấp III chiếm 65,33% cao hơn tỷ lệ chung của toàn quốc là 16,3%. Trong khi đó, ở khu vực nông thôn tỷ lệ này chỉ chiếm 44,35% thấp hơn tỷ lệ chung toàn quốc là 4,68%. Điều đó cho thấy mức chênh lệch trình độ văn hoá giữa nông thôn và thành thị là rất lớn, bên cạnh đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề của người lao động ở nông thôn cũng ở mức độ thấp. Hầu hết là lao động giản đơn, với công cụ lao động thủ công, lạc hậu, quá trình sản xuất dựa vào kinh ngiệm là chính. Lực lượng lao động lành nghề, lao động chất xám không đáng kể, lại phân bố không đều, chưa gắn với sản xuất, với phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Đây cũng là một trong những nhân tố gây cản trở rất lớn đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động vào sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lao động theo hưóng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nông thôn ở nước ta hiện nay.
Về trình độ chuyên môn của lao động nông thôn, theo số liệu điều tra năm1997, số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 92,7%, cao hơn mức cả nước là 5, có chuyên môn kỹ thuật là 9,3%. Trong đó, công nhân kỹ thuật (có bằng và không có bằng) và sơ cấp chiếm 4,2%, trung học chuyên nghiệp chiếm 2,65%, cao đẳng và đại học 0,94% và trên đại học 0,006%. Đến năm 1998, con số này đã được cải thiện với 87,71% số lao động không có chuyên môn kỹ thuật và 12,29% được đào tạo. Song qua số liệu ta thấy, hầu hết lao động nông thôn vẫn chưa được đào tạo nghề, chưa có chuyên môn kỹ thuật.
Bảng 5: Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn .
Trình độ chuyên môn
Cả nước
Thành thị
Nông thôn
Chung
Nữ
Chung
Nữ
Chung
Nữ
1. Không có CMKHKT
87,71
90,05
61,24
72,06
92,70
94,48
2. Sơ cấp
1,50
1,53
2,49
3,16
1,25
1,13
3. CNKT có bằng
2,04
0,63
5,92
2,14
1,60
0,25
4. CNKT không có bằng
2,33
1,60
6,21
4,65
1,35
0,85
5.Trung học chuyên nghiệp
3,80
3,98
8,34
10,08
2,65
2,48
6. Cao dẳng - Đại học
2,50
2,15
8,69
7,75
0,94
0,78
7. Trên đại học
0,05
0,02
0,20
0,08
0,006
0,005
8. Khác
0,04
0,02
0,11
0,06
0,02
0,01
Nguồn: Thực trạng lao động việc làm năm 1997 - NXBTK 1998.
ở khu vực thành thị, lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 28,76% gấp 2,4 lần so với tỷ lệ chung của cả nước và gấp so với khu vực nông thôn 3 lần. Trong đó, công nhân kỹ thuật và sơ cấp chiếm 12,14%, trung học chuyên nghiệp chiếm 8,34%, cao đẳng và đại học 8,69%, trên đại học chiếm 0,2%. Như vậy, nếu chỉ xét riêng tỷ lệ lao động theo trình độ chuyên môn ta đã thấy mức chênh lệch về trình độ chuyên môn giữa thành thị và nông thôn là khá lớn và ngày càng tăng. Song khi xét thêm về quy mô lực lượng lao động của hai khu vực này thì mức chênh lệch đó lại rất lớn. Điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách trong thời gian tới là Nhà nước phải không ngừng tổ chức công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng và cả nước nói chung để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và các bước tiếp sau nữa.
Trong 7 vùng lãnh thổ, vùng có tỷ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao nhất là Đông Nam Bộ (17,8%); tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (12,19%). Vùng có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp là Đồng bằng sông Cửu Long (7,75%).
Chất lượng nguồn lao động không chỉ thể hiện ở trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật mà còn ở thể lực, sức khoẻ của người lao động. Thể lực của ngưòi lao động nông thôn rất hạn chế: chiều cao trung bình của lao động nông thôn là 156 cm, thấp hơn chiều cao bình quân của thành thị là 6cm. Trọng lượng trung bình của cư dân nông thôn là 48kg, trong khi đó ở khu vực thành thị là 50kg. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở nông thôn còn khá cao, khoảng 50%.
Ngoài những đặc điểm nêu trên, trong nông thôn năng suất lao động và thu nhập của người lao động thấp, số người ăn theo rất lớn, lao động chưa được sử dụng còn nhiều.
Theo niên giám thông kê năm 1996, 1997 ta thấy năng suất lao động và thu nhập của người lao động ở nông thôn rất thấp, năm 1997 là 244.419 đồng/tháng/lao động; năm 1998 là 297.373 đồng/tháng/lao động, có tăng nhưng rất chậm. So với một số nước như Thái Lan, Hàn Quốc năng suất của nước ta tương ứng chỉ bằng 1/4, 1/12 năng suất của họ.
Cũng theo số liệu điều tra của Tổng Cục Thống kê năm1995, tỷ lệ hộ đói nghèo ở Việt Nam là 25%, chủ yếu tập trung ở nông thôn; có 20,6% số hộ thu nhập không đủ thanh toán khẩu phần ăn duy trì cuộc sống; có 21,55% số hộ thu nhập dưới trung bình; có 32,62% số hộ thu nhập trung bình; có 18,13% số hộ thu nhập khá và số hộ thu nhập cao chỉ có 7,1%. Như vậy số hộ có mức thu nhập dưới trung bình và số hộ thu nhập không đủ thanh toán khẩu phần ăn chiếm tới 42,15%. Sự chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo ở nông thôn là5,62 lần.
Bên cạnh đó, số người ăn theo trong nông thôn rất lớn. Theo điều tra lao động việc làm của Bộ Lao Động - Thương binh Xã hội (năm 1996), số khẩu nông thôn hiện có 57 triệu người trong đó có 27,38 triệu người có khả năng lao động. Cụ thể bình quân khẩu, lao động/hộ ở các vùng như sau:
Bảng 6:
Khu vực
Bình quân khẩu/hộ (người)
Bình quân lao động/hộ (người)
Chung
4,77
2,29
Trung du miền núi Bắc Bộ
5,00
2,33
Đồng bằng sông Hồng
4,10
1,97
Khu bốn cũ
4,71
2,05
Ven biển miền Trung
7,82
2,32
Tây Nguyên
5,18
2,30
Đông Nam Bộ
4,95
2,51
Đồng bằng sông Cửu Long
5,12
2,67
Mặt khác, ngoài số lao động thất nghiệp hữu hình trong nông thôn còn tồn tại một bộ phận lao động thất nghiệp dưới dạng trá hình, không sử dụng hết quỹ thời gian lao động hiện có. Họ chỉ sử dụng khoảng 60-70% thời gian lao động còn 30-40% thời gian là nhàn rỗi.
Qua các đặc điểm nêu trên vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn càng gay gắt bởi không chỉ phải tạo thêm chỗ làm việc mới mà cần có biện pháp tăng thời gian làm việc trong tổng quỹ thời gian của họ.
2/ Thực trạng việc làm trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam
2.1. Vấn đề việc làm với phân bố quỹ thời gian của lao động nông thôn.
Khả năng tạo thêm việc làm ở khu vực nông thôn hàng năm rất hạn hẹp. Giai đoạn 1987-1998, tỷ lệ gia tăng việc làm mỗi năm vào khoảng 2,1%. Tức là, có thể tạo việc làm cho khoảng 1,1-1,2 triệu lao động mỗi năm. Hơn nữa, trong 10 năm qua, quá trình cơ cấu lại khu vực kinh tế Nhà nước nói chung và cải cách DNNN nói riêng có tác động mạnh đến gia tăng số lao động dôi dư trong nền kinh tế. Việc sắp xếp lại lao động, tinh giản bộ máy hành chính làm dôi dư gần 1 triệu lao động. Ngoài ra, thực hiện việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã dôi ra hàng chục vạn lao động phải đi tìm việc làm ở khu vực ngoài kinh tế quốc doanh, trong đó một sốlượng lớn lao động chuyển về nông thôn tìm kiếm việc làm từ sản xuất nông nghiệp. Phần lớn những lao động này chỉ làm những công việc tạm thời, buôn bán lặt vặt, hoặc làm thuê trong khu vực phi chính thức, công việc không ổn định, làm cho nhu cầu việc làm ở nông thôn càng tăng lên.
Thời gian vừa qua, việc làm nông thôn phụ thuộc chủ yếu vào đất đai canh tác. Thiếu đất đai canh tác, ở mức độ nào đó, đồng nghĩa với thiếu việc làm của lao động nông thôn và đặc biệt là lao động nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp bình quân một hộ là 4984m2 . ở đồng bằng sông Cửu Long là 10149m2. Tỷ lệ thấp nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ: 2284m2, chênh lệch nhau tới 4,4 lần, nhiều hộ gia đình đã kết hợp phát triển nghề phụ hoặc đã chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp nhưng vẫn giữ lại đất nông nghiệp được giao và đăng ký là lao động nông nghiệp.
Tình trạng thiếu việc làm hay còn gọi là thất nghiệp bộ phận, bán thất nghiệp, là đặc trưng phổ biến của lao động nông thôn. Khu vực nông thôn chiếm khoảng 76% lực lượng lao động cả nước, trong đó thường xuyên có gần 30% lao động thiếu việc làm, trong đó phổ biến nhất là thiếu mang tính thời vụ.
Theo một khảo sát của trung tâm Nghiên cứu Dân số và Nguồn Lao động năm 1994, tình hình sử dụng thời gian lao động của hộ gia đình nông dân khá thấp. Phần lớn lao động nông thôn mới chỉ sử dụng hết khoảng 72-73% thời gian lao động trong năm (hình ). Tính trung bình một lao động nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng chỉ sử dụng hết 26 ngày công để thực hiện toàn bộ công việc trên diện tích một sào đất nông nghiệp được giao trong một vụ. ở một số vùng, tỷ lệ thời gian chưa sử dụng hết còn khá cao như Tây Nguyên (32%), ven biển Nam Trung Bộ (30%). Cá biệt có vùng (Châu Giang, Hưng Yên) tỷ lệ thời gian nông nhàn lên tới 40% thời gian làm việc trong năm.
Hình 1: Phân bổ quỹ thời gian vao các hoạt động của lao động nông thôn.
Đến năm 1998, khu vực nông thôn vẫn có 8219498 người thường xuyên thiếu việc làm, chiếm 28,19% tổng số lao động hoạt động kinh tế nông thôn, giảm 2,72% so với năm 1997. Số lao động nữ thiếu việc làm chiếm 26,2% lao động nữ nông thôn. Phần lớn số người thiếu việc làm là lao động trẻ, ở độ tuổi từ 15-24 (34,03%), từ 25-34 tuổi (37,78%). Các tỉnh có tỷ lệ người thiếu việc làm cao thuộc đồng bằng sông Hồng, (37,78%), Trung du Bắc Bộ (33,61%).
Do thiếu việc làm và năng suất lao động còn thấp nên thu nhập bình quân củalđ nông thôn không cao. Nhìn chung thu nhập bình quân mới đạt 164,8 nghìn đồng/người/tháng (1997). Vì vậy, đời sống của đại bộ phận dân cư nông thôn hiện nay vẫn rất thấp so với khu vực đô thị.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung phụ thuộc nhiều vào các điều kiện thiên nhiên, khí hậu, thời tiết như mưa gió, bão, lụt, hạn hán và mang tính thời vụ cao. Do đó, tính chất thời vụ, rủi ro cao và tình trạng bất ổn định là đặc trưng của sản xuất nông nghiệp và lao động nông thôn. Vào thời kỳ nông nhàn, một bộ phận nhỏ lao động nông thôn có nghề thường đi các địa phương khác, các vùng khác hành nghề nhằm mục đích tăng thu nhập. Người ta thường quan sát thấy nhiều người có nghề đóng cối, thợ mộc, thợ thổ, làm gạch ngói lang thang khắp các vùng tìm kiếm việc hay lên miền núi làm thuê. Đến mùa họ lại quay về quê làm ruộng.
Những năm gần đây, tình trạng nông nhàn trở thành vấn đề xã hội nổi cộm vì đó là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến di chuyển lao động nông thôn mang tính thời vụ để kiếm thêm việc làm và tăng thu nhập. Đặc biệt trong điều kiện gia tăng tình trạng thiếu việc làm trong toàn nền kinh tế thì vấn đề lao động nông nhàn ở nông thôn càng trở nên bức bách. Đó là nguồn bổ sung đáng lo ngại vào lực lượng lao động thiếu việc làm nói chung và tăng thêm dòng người di dân, di chuyển lao động từ vùng này đến vùng khác, từ nông thôn ra thành thị.
2.2. Cơ cấu ngành nghề của lao động nông thôn xét theo việc làm.
2.2.1/ Cơ cấu ngành nghề của lao động nông thôn xét theo việc làm chính.
Việc làm chính được hiểu là việc làm chiếm nhiều thời gian nhất.
Trong khu vực nông thôn, cơ cấu lao động chậm đổi mới, lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 79,73% so với tổng số lao động có việc làm, ngành công nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn 10 %. Đáng chú ý là dịch vụ nông nghiệp chỉ chiếm 0,83%, con số trên chứng tỏ rằng vẫn có sự hạn chế rất lớn trong việc đáp ứng những đòi hỏi của nông nghiệp trong thời kỳ mới. Theo kết quả nghiên cứu của Viện kinh tế học cho ta thấy sự phân bố lao động nông thôn theo các ngành vẫn chủ yếu tập tung trong nông nghiệp. Phân bố vào các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... vẫn còn tỷ lệ thấp.
Bảng 8: Cơ cấu ngành của lao động nông thôn xét theo việc làm chính Đơn vị: %
Ngành chính
Tỷ lệ % trong tổng số lao động có việc làm
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
1. Lâm ngư nghiệp
1,86
0,41
2. Mỏ
0,22
0,18
3. Công nghiệp
6,00
6,46
4. Điện
0,10
0,13
5. Xây dựng
0,92
1,40
6. Thương nghiệp
5,03
4,34
7. Giao thông liên lạc
0,09
1,35
8. Tài chính
0,07
0,09
9. Dịch vụ
3,78
3,66
10. Nông nghiệp
79,73
81,53
11. Ngành khác
1,30
0,45
Tổng
100,00
100,00
Nguồn: Đề tài cấp Nhà nước 05-07-02- Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
Như vậy việc làm chính của lao động nông thôn vẫn chủ yếu tập trung vào nông-lâm-ngư nghiệp đặc biệt là trong nông nghiệp, chiếm tới 79,73%. ở vùng Đồng bằng sông Hồng tỷ lệ này còn cao hơn tới 81,53%.
Lao động trong công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ quá thấp so với tổng lực lượng lao động ở nông thôn. Tính chung cả nước công nghiệp chiếm 6%, dịch vụ chiếm 3,78%. ở đồng bằng sông Hồng tỷ lệ này tương ứng là 6,46% và 3,66%. Không chỉ trong cơ cấu ngành mà trong cơ cấu nghề tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp cũng chiếm tỷ lệ cao.
Bảng 8: Cơ cấu nghề của lao động nông thôn theo việc làm chính (%).
Nhóm nghề
Tỷ lệ % trong tổng số lao động có việc làm
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
1. Nghề CMKT
2,61
2,35
2. Nghề lãnh đạo
0,48
0,36
3. Văn phòng
0,22
0,32
4. Bán hàng
4,55
3,65
5. Dịch vụ
1,18
1,13
6. Nông lâm
81,69
82,52
7. Công nghiệp
8,53
9,26
8. Khác
0,74
0,41
Tổng
100,00
100,00
Nguồn: Đề tài cấp Khoa học 05.07.02-chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở ĐBSH - PTS Lê Thị Tuyết, 1997.
Qua số liệu trên ta thấy lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật thấp chỉ có 2,61% tính chung cả nước; ở Đồng bằng sông Hồng tỷ lệ này còn thấp hơn chiếm 2,35% trong tổng số lao động có việc làm.
Xét theo cơ cấu nghề tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm còn quá cao, tính chung cả nước là 81,69% riêng vùngĐồng bằng sông Hồng là 82,52%.
2.2.2/ Cơ cấu ngành nghề của việc làm phụ trong lao động nông thôn.
Việc làm phụ dược hiểu là việc làm chiếm thời gian lao động nhiều sau việc làm chính. Số người có việc làm phụ trong lao động nông thôn chiếm 36,93%. Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ này cao hơn (41,28%). Điều này chứng tỏ rằng tính đa dạng hoá các ngành nghề ở khu vực này còn thấp, quỹ thời gian chưa được sử dụng triệt để vì lao động nông thôn có thời gian nhàn rỗi rất nhiều.
Cơ cấu nghề phụ cũng biến động nhiều so với nghề chính, nghề nông lâm giảm đi gần một nữa, song nghề bán hàng có lao động tăng thêm gấp 2 lần, còn công nghiệp là tăng mạnh mẽ nhất, tăng hơn 3 lần.
Bảng 9: Cơ cấu nghề phụ ở nông thôn (%)
Nhóm nghề
Cơ cấu
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
1. Chuyên môn kỹ thuật
1,31
1,31
2. Lãnh đạo
0,54
0,11
3. Văn phòng
0,44
0,22
4. Bán hàng
9,93
12,91
5. Dịch vụ
1,33
1,86
6. Nông lâm
55,28
40,48
7. Công nghiệp
27,71
40,37
8. Khác
3,46
2,74
Tổng
100,00
100,00
Nguồn: Đề tài cấp Khoa học 05.07.02 - chuyển dịch cơ cấu kinh té nông thôn ở ĐBSH - PTS Lê Thị Tuyết, 1997.
Nhưng thực tế cho thấy hoạt động công nghiệp ở nông thôn hầu hết là công nghiệp nhỏ mang lại thu nhập không cao cũng như không có khả năng phát triển mạnh mẽ thu hút thêm lao động. Các nghề dịch vụ và bán hàng cũng mang tính chất manh mún, kinh doanh tại nhà với những dịch vụ và món hàng lặt vặt không có khả năng mở rộng phát triển thị trường và thu hút tạo việc làm nâng cao mức thu nhập cho người dân.
So sánh cơ cấu ngành nghề của việc làm chính so với việc làm phụ có thể rút ra nhận xét là: việc làm phụ trong ngành công nghiệp và nghề công nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với việc làm chính (cơ cấu theo ngành gấp 2,7 lần và cơ cấu theo nghề gấp 3,5 lần). Điều đó chứng tỏ xu hướng đa dạng hoá ngành nghề tập trung chủ yếu vào ngành nghề công nghiệp. Đây là xu hướng tốt cần được quan tâm định hướng phát triển.
II/ thực trạng công tác giải quyết lao Động, việc làm ở việt nam.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước nên đã tập trung được các nguồn lực to lớn để phát triển nền kinh tế đa thành phần, đa dạng hoá việc làm, thu hút được nhiều lao động, đặc biệt là cung cấp lao động có trình độ cao cho các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, giải quyết việc làm cho lao động xã hội thông qua phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục và phát triển làng nghề, phố nghề, khu vực phi kết cấu...
Năm 1992, Nghị quyết 120/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) được ban hành, thiết lập quỹ quốc gia giải quyết việc làm để cho vay vòng (đến nay lên tới 11000 tỷ đồng). Số lao động có việc làm thông qua vay vốn việc làm quốc gia bằng 20-25% tổng số lao động giải quyết việc làm hàng năm. Nguồn vốn này chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, có tác dụng rất lớn để khuyến khích dân tự đầu tư vào sản xuất kinh doanh và thu hút nguồn vốn nước ngoài. Qua thực tế, ngân sách đầu tư 1 thì dân đầu tư 2-3 lần.
Trong cơ chế thị trường, quan niệm về việc làm đã có sự thay đổi cơ bản. Bộ luật lao động điều chỉnh các quan hệ lao động theo một cơ chế mới dựa trên cơ sở tự do hoá sức lao động, giải phóng mọi tiềm năng lao động và nâng cao tính năng động xã hội của lao động; sử dụng tốt hơn năng lực nguồn nhân lực. Thị trường lao động đã được hình thành và ngày càng phát triển, xoá bỏ hàng rào hành chính; người lao động được tự do di chuyển và tự tạo việc làm theo pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước; cùng với nó là hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm phát triển mạnh (hiện có 128 trung tâm đã được cấp giấy phép hoạt động), là cầu nối giữa cung và cầu trên thị trường lao động... Trong số lao động được giải quyết việc làm mới có khoảng 14-16 vạn người được các trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu. Ngoài ra hệ thống trung tâm này còn đào tạo nghề cho 12-14 vạn người mỗi năm để họ có cơ hội tìm kiếm việc làm hoặc tự hành nghề. Sức lao động được giải phóng tạo ra động lực mới để mọi người phát triển sản xuất, mở mang việc làm, lao động sáng tạo, có năng suất cao, người lao động được hưởng thụ xứng đáng với giá trị lao động của mình là những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội quan trọng mở ra khả năng to lớn để mọi người giải quyết việc làm cho mình và cho lao động xã hội.
Đặc biệt, ngày 11/7/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 126/1998/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và nguồn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm dến năm 2000. Những chủ trương, biện pháp trên tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, góp phần quan trọng làm giảm sức ép về việc làm, nhất là khu vực thành thị.
Kết quả giải quyết việc làm trong 10 năm (1991-2000):
Đã giải quyết việc làm cho 10,4 triệu người, trong đó:
- Chương trình trồng rừng: 1 triệu người.
- Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm: 2 triệu người.
- Chương trình xoá đói giảm nghèo và tín dụng nông thôn: 4,2 triệu người.
- Chương trình phát triển kinh tế của các doanh nghiệp trong nước: 1,7 triệu người.
- Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: 1 triệu người.
- Xuất khẩu lao động: 0,5 triệu người.
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị còn 6,85%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn 68,5%.
Cơ cấu lao động bước đầu có chuyển biến tích cực (nông - lâm:68%; Công nghiệp - xây dựng:13%; Dịch vụ: 19%).
Riêng năm 1998, kết quả số lao động được giải quyết việc làm là 1,2 triệu người thấp hơn so với mức kế hoạch Nhà nước đặt ra. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh giải quyết việc làm được 180.000 ngưòi; thành phố Hà Nội 60.000 người; thành phố Hải Phòng 35.000 người; thành phố Đà Nẵng 25.000 người... Đây là một sự cố gắng lớn của cả nước trong lĩnh vực giải quyết việc làm song vẫn đạt thấp so với mức kế hoạch vì sản xuất kinh doanh trong nước bị ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tiền tệ, tài chính trong khu vực ASEAN và Châu á, nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có liên quan đến ngoại tệ..., do thiên tai đầu năm, hạn hán ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nên số lao động thu hút chỉ khoảng 1,2 triệu người bằng 92,3% mức kế hoạch và bằng 90% so với cùng kỳ năm 1997, lao động phần lớn được thu hút vào các khu công nghiệp và khu chế xuất của thành phố và các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương. Riêng các trung tâm dịch vụ việc làm cũng giới thiệu việc làm cho 180.000 lao động bằng 15% tổng số lao động được giải quyết việc làm của cả nước. Trong đó, riêng chương trình quốc gia giải quyết việc làm đã triển khai thực hiện kế hoạch trong 61 tỉnh, thành phố và 9 Hội đoàn thể quần chúng ở Trung ương với số vốn cho vay phân bổ mới là 32,8 tỷ đồng, vốn thu hồi đạt 414 tỷ đồng, các chương trình 327, 773 và các chương trình phát triển xã hội khác cũng đã giải quyết việc làm cho khoảng 25 vạn người chiếm 21% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm của cả nước. Số lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài đạt 15.000 người tập trung là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Cô Oét, Lào,... Số lao động đã qua đào tạo cũng tăng được gần 1%, từ 12,35 năm 1997 lên 13,3% năm 1998.
Về di dân, Thủ tướng đã ra chỉ thị 660/TTg (năm 1995) về giải quyết di dân tự phát. Công điện 1750 (4/1997) về đình chỉ di dân tự do, Nghị định 51-CP (5/1997) về đăng ký và quản lý hộ khẩu, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới vấn đề này. Song đó vẫn chỉ là những giải pháp tình thế nhằm giải quyết hậu quả của một thời kỳ dài buông lỏng. Chúng ta lại đang cần một khung pháp lý, chính sách, những giải pháp thiết thực, cụ thể để giải quyết tận gốc vấn đề tự phát di cư .Trong 6 tháng đầu năm 1999, số lao động được giải quyết việc làm đạt thấp, chỉ khoảng 45 vạn người bằng 38% mức kế hoạch và bằng 105% so với cùng kỳ năm 1998, trong đó: riêng Chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm mới triển khai phân bổ kế hoạch cho 61 tỉnh, thành phố và 9 hội đoàn thể quần chung ở Trung ương. Tính đến 30/5/1999, Kho bạc Nhà nước đã giải ngân cho 5130 dự án nhỏ vay 155 tỷ dồng, tạo việc làm mới cho 11 vạn lao động.
Qua thực trạng trên cho thấy, mặc dù trong những năm qua nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong giải quyết việc làm, lao động nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong công tác giải quyết việc làm, lao động cụ thể là: quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm còn bất cập. Trong những năm qua, chúng ta đã buông lỏng việc kiểm soát chỉ tiêu việc làm. Các Kế hoạch Nhà nước, các chương trình dự án phát triển chưa được giao chỉ tiêu tạo việc làm mới; chưa có giải pháp kịp thời để khắc phục tình trạng tồn đọng lao động chưa được giải quyết việc làm hàng năm chuyển sang các năm sau và dôi dư lao động trong quá trình sắp xếp lại hoặc cổ phần hoá các doanh nghiệp; Các chính sách vĩ mô tạo mở việc làm chưa được ban hành đồng bộ, nhất là các chính sách về thuế, đất đai, tín dụng, khuyến khích các ngành nghề, lĩnh vực, vùng có khả năng thu hút nhiều lao động như phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, khôi phục và phát triển làng nghề, phố nghề truyền thống, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực phi kết cấu; chưa thiết lập được hệ thống thông tin, phân tích biến động lao động trên thị trường sức lao động; chưa tập trung nguồn lực, nhất là nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, cho chương trình quốc gia giải quyết việc làm, cho đào tạo nghề... Như vậy, trong những năm tới, Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện những tồn tại trên, đồng thời có những chính sách, những chương trình, những giải pháp thích hợp để giải quyết việc làm, lao động, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
III/ tác động của các chính sách, biện pháp khuyến khích tạo việc làm trong nông nghiệp, nông thôn.
Trong những năm qua, vấn đề giải quyết việc làm đã được Nhà nước hết sức quan tâm, đã triển khai nhiều biện pháp, chính sách như khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước về nông thôn, phát triển nông nghiệp, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, tăng cường công tác đào tạo và giới thiệu việc làm, mở rộng khả năng hợp tác lao động quốc tế, hình thành Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, triển khai các chương trình tín dụng XĐGN ở các địa phương, triển khai các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0102.doc