A. MỞ ĐẦU Trang 3
1. Lý do chọn đề tài. Trang 3
2. Đối tượng nghiên cứu. Trang 3
3. Phạm vi nghiên cứu. Trang 4
4. Phương pháp nghiên cứu. Trang 4
B. NỘI DUNG Trang 4
1. Cơ sở lý luận. Trang 4
2. Cơ sở thực tiễn Trang 4
3. Nội dung vấn đề Trang 5
I. Một số kỹ năng sống giáo dục học sinh trong môn đạo đức Trang 5
1. Kỹ năng giao tiếp nhận thức Trang 5
2. Kỹ năng xác định giá trị Trang 6
3. Kỹ năng ra quyết định Trang 7
4. Kỹ năng kiên định Trang 7
II. Phương pháp dạy học môn Đạo đức ở lớp 4 Trang 7
1. Phương pháp kể chuyện Trang 8
2. Phương pháp trực quan Trang 8
3. Phương pháp đàm thoại Trang 8
4. Phương pháp giải quyết vấn đề Trang 9
5. Phương pháp thực hành thực nghiệm Trang 9
III. Một số hình thức phù hợp với việc giáo dục Đạo đức cho học sinh Trang 9
1. Động não Trang 9
2. Đóng vai Trang 10
3. Học theo nhóm Trang 10
IV. Một số đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức Trang 11
V.Kết quả: Trang 13
C. KẾT LUẬN Trang 14
1. Tóm lại Trang 14
2. Bài học kinh nghiệm Trang 14
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 15585 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp khoa học giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Đạo đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
càng cần hiểu được đạo đức quan trọng như thế nào trong việc hình thành nhân cách con người. Thông qua môn Đạo đức bồi dưỡng cho học sinh những tri thức và niềm tin, xúc cảm qua các hoạt động giáo dục: hoạt động học tập, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động lao động và hoạt động xã hội. Như vậy là môn học này vừa có tính dạy học vừa có tính giáo dục, nghĩa là qua dạy học mà có giáo dục. Từ những lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Biện pháp giúp học sinh lớp 4A học tốt môn Đạo đức”.
2. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu:
- Học sinh lớp 4.
- Phương pháp điều tra cơ bản.
- Phương pháp điều tra sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp tìm hiểu tài liệu.
- Phương pháp đàm thoại qua kinh nghiệm dạy học.
3. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
- Kỹ năng giao tiếp tự nhận thức.
- Kỹ năng xác định giá trị.
- Kỹ năng kiên định và kỹ năng đặt mục tiêu.
4. Hiệu quả áp dụng:
- Áp dụng những kỹ năng trên có kết quả cụ thể, 80% học sinh có các hành vi đạo đức và cách ứng xử đúng với thầy, cô, ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè và mọi người xung quanh.
- Kết quả: Hoàn thành tốt: 80%.
Hoàn thành: 20%.
5. Phạm vi áp dụng:
Áp dụng trong trường và một số trường lân cận.
…………………………….., ngày 3 tháng 9 năm 2010
Người thực hiện
Tên đề tài: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4A HỌC TỐT MÔN ĐẠO ĐỨC
A. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết môn Đạo đức là môn học rất gần gũi với thực tế cuộc sống của học sinh. Nó giúp học sinh hình thành được ý thức đạo đức, định hướng giá trị đạo đức về những chuẩn mực hành vi đạo đức, thói quen hành vi đạo đức, để rèn luyện nhân cách và có động cơ đúng đắn.
Các câu tục ngữ về đạo đức của nhân dân ta khuyên mọi người sống có tình có nghĩa, có nhân có đức, có thủy có chung và mọi người có quan niệm rằng: “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, “Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy”.
Như vậy, có đạo đức là có tất cả, những câu nói đó làm cho chúng ta thấy được đạo đức quan trọng như thế nào trong việc hình thành nhân cách con người. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh trong môn học Đạo đức là một vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay.
Vậy môn đạo đức sẽ giúp ích gì cho học sinh?
Giúp học sinh có những hành vi chuẩn mực đúng, thích nghi và tích cực, thấy được lợi ích của việc làm đúng, tốt, hay tác hại của việc làm sai, xấu. Và từ đó tự mình rút ra bài học đạo đức tương ứng. Biết vận dụng qua việc thực hiện hành vi trong cuộc sống hàng ngày.
Ngày nay, chúng ta lại càng thấy rõ quá trình dạy học đạo đức ở trường Tiểu học có mối quan hệ biện chứng với môi trường kinh tế, xã hội và môi trường khoa học, công nghệ. Môi trường này vừa yêu cầu, vừa tạo điều kiện cho dạy học môn Đạo đức góp phần vào việc hình thành cho học sinh tính trung thực, lễ phép, thói quen bảo vệ môi trường… Sự thay đổi về nền kinh tế, văn hóa và lối sống ngày càng rõ, nhiều học sinh không đủ tri thức trong những lĩnh vực này hoặc là thiếu sự hỗ trợ cần thiết để tăng cường và xác định kỹ năng sống cơ bản. Vì vậy, nếu chúng ta không đáp ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng phát triển của xã hội có thể gây ra những tổn hại về mặt đạo đức của học sinh. Như chúng ta biết, khi đứa trẻ phát triển thành người lớn, chúng cần có kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi để có thể giúp cho chúng kiểm soát được bản thân và môi trường xung quanh.
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm giúp đồng nghiệp trong tổ thấy được sự cần thiết khi rèn kỹ năng sống cho học sinh trong môn đạo đức là rất quan trọng. Đồng thời giáo viên cần phải quan tâm, gần gũi, yêu mến học sinh thì việc giảng dạy của giáo viên mới đạt được những hiệu quả cao.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Là học sinh lớp 4A.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Lớp 4A Trường ……………………………………
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra cơ bản: Nghiên cứu đối tượng trên phạm vi rộng nhằm điều tra những vấn đề cơ bản cần thiết trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra sản phẩm hoạt động qua kết quả học tập của học sinh.
- Phương pháp tìm hiểu tài liệu: Là phương pháp nghiên cứu vấn đề trên những cơ sở chung đã có sẵn, đọc và hiểu những vấn đề cần thiết nghiên cứu bổ xung cho vấn đề mà tôi đã nghiên cứu.
- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp giáo viên gần gũi với học sinh, trò chuyện để biết học sinh rèn những kỹ năng sống như thế nào. Qua đó giúp giáo viên rút ra những vấn đề cần thiết trong nghiên cứu.
B. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Dạy học môn Đạo đức ở tiểu học nhằm góp phần hình thành ở học sinh những hành vi và thói quen hành vi đạo đức, từ đó góp phần hình thành ở các em cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng của nhân cách người công dân, người lao động có khả năng hòa nhập tích cực vào cuộc sống của cộng đồng xã hội.
Dạy học môn Đạo đức ở tiểu học phải hoàn thành các nhiệm vụ: bồi dưỡng cho các em ý thức sơ đẳng và định hướng có giá trị đạo đức về các chuẩn mực hành vi đạo đức đã được quy định, hình thành ở các em những xúc cảm, tình cảm đạo đức tốt đẹp, định hướng và rèn luyện cho các em những hành vi và thói quen hành vi đạo đức phù hợp với những chuẩn mực hành vi đó.
Nội dung môn Đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền trẻ em với giáo dục bổn phận của học sinh. Chương trình không chỉ nhằm giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh với gia đình, nhà trường, xã hội. Thông qua các bài đạo đức còn nhằm giáo dục cho học sinh một số kỹ năng sống cơ bản như: Kỹ năng giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định, giải quyết vấn đề, xác định mục tiêu hành động,…
Giáo viên cần kết hợp nhịp nhàng giữa việc trang bị tri thức với bồi dưỡng tình cảm và luyện tập kỹ năng cho học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
Chúng ta đã biết, trong thời đại hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đất nước ta cần những người đủ tài, đủ sức gánh vác nhiệm vụ ấy, nên đạo đức con người rất được coi trọng. Ông cha ta thường nói “Tiên học lễ, hậu học văn”. Qua tìm hiểu phụ huynh và học sinh thì phụ huynh luôn chú trọng đầu tư vào môn Toán, Tiếng Việt. Họ luôn coi đạo đức là môn học phụ, chỉ cần họ giáo dục con em mình tốt hai môn đó là đạt. Về mặt học sinh, các em còn xem nhẹ về môn Đạo đức. Trong giờ học Đạo đức, học sinh thường nêu được nội dung bài học, nhưng không liên hệ bản thân giải quyết các tình huống một cách qua loa, sơ sài, chưa đi sâu chuẩn mực hành vi dẫn đến việc hình thành nhân cách học sinh do đó gặp nhiều khó khăn.
Thông qua sự hướng dẫn và tổ chức các hoạt động của giáo viên, các em có thể tự chiếm lĩnh và phát hiện qua nội dung bài học. Vì vậy, đề tài “Biện pháp giúp học sinh lớp 4A học tốt môn Đạo đức” sẽ giúp ích cho các em hình thành kỹ năng sống cho bản thân mình qua các bài học.
Qua thực tế giảng dạy, tôi luôn gần gũi, trò chưyện với học sinh, nghiên cứu thêm tài liệu, dự giờ đồng nghiệp để thấy được việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, không được xem nhẹ môn học này.
3. Nội dung vấn đề:
I. Một số kỹ năng sống giáo dục học sinh trong môn Đạo đức:
Trong cuộc sống hàng ngày, dù ở lứa tuổi nào, sống trong môi trường xã hội nào thì chúng ta ai cũng có mối quan hệ với ông bà, cha mẹ, anh chị hoặc bạn bè, làm thế nào để hòa đồng với tất cả mọi người. Là giáo viên dạy lớp tôi cần chuẩn bị cho trẻ một số kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống và có tinh thần trách nhiệm trong một xã hội cộng đồng văn minh hiện đại. Để giúp học sinh học tốt môn Đạo đức lớp 4 cần nắm được các kỹ năng sống sau đây:
1. Kỹ năng giao tiếp nhận thức:
Ở lứa tuổi 9 – 10 đòi hỏi các em có những tiềm năng tình cảm, những bức xúc cũng như vị trí của mình trong cuộc sống, các em cần hiểu biết thêm về bản sắc dân tộc và nền văn hóa của dân tộc ta để có thể có lối sống thích nghi với chính bản thân mình.
Qua đó các em cần nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, có khả năng thực hành, biết đánh giá, nhận xét được điểm tốt, chưa tốt của bản thân. Tùy theo nôi dung bài và tình hình thực tế của lớp, tôi có thể giáo dục cho các em bằng một trong các hoạt động sau:
1.1 Lắng nghe:
Học sinh thấy được vai trò của lắng nghe và hiệu quả của sự trao đổi ý kiến trong giao tiếp.
Ví dụ: Khi dạy bài “Tiết kiệm thời giờ Truyện một phút”.
Học sinh biết nguyên nhân nào dẫn đến cuộc thi của mình không đạt kết quả, phải biết lắng nghe lời phê bình của cha mẹ, bạn bè để có hướng xử lý, phải lắng nghe ý kiến của người lớn để học tập và đạt kết quả tốt hơn.
1.2 Cảm ơn sự giúp đỡ:
Học sinh biết thể hiện sự biết ơn của mình khi được người khác giúp đỡ. Biết cách cư xử lịch thiệp có văn hóa với mọi người.
Ví dụ: Khi dạy bài “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”.
Học sinh biết cô giáo, thầy giáo là người dạy dỗ, giúp đỡ mình nên người. Công lao của thầy cô hết sức lớn lao. Các em phải biết kính trọng, vâng lời, biết ơn thầy giáo, cô giáo và thể hiện lòng biết ơn của mình đối với những người đã và đang dạy mình. Khi gặp thầy, cô giáo các em phải biết chào hỏi lễ phép.
1.3 Thông cảm với mọi người:
Sau khi học xong bài, học sinh có kỹ năng biết yêu thương mọi người, biết cách an ủi, hỏi thăm, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp không may trong cuộc sống, tránh có những thái độ cư xử hoặc thờ ơ.
Ví dụ: Khi dạy bài “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo”.
Các em phải biết tham gia ủng hộ tiền, quà, viết thư thăm hỏi, chia sẽ nỗi buồn cùng những người gặp thiên tai, lũ lụt để họ bớt lo lắng và yên tâm hơn trong cuộc sống.
Như vậy, kỹ năng giao tiếp, tự nhận thức đạt hiệu quả cao. Cho nên ta phải cần giáo dục học sinh đạt được:
- Tự đặt mình vào địa vị của người khác, khêu gợi lòng hăng hái, khuyến khích, khen ngợi.
- Chăm chỉ lắng nghe khi đối thoại.
- Lựa chọn cách nói sao cho lời yêu cầu của mình hợp với sở thích của người khác trong giao tiếp.
- Kết hợp giữ lời nói và cử chỉ, điệu bộ để tạo ra sự hấp dẫn đối với người khác trong giao tiếp.
- Luôn mỉm cười trong giao tiếp.
2. Kỹ năng xác định giá trị:
Giúp học sinh hiểu rõ giá trị là những niềm tin, thái độ định hướng cho hoạt động và hành vi của mỗi người, giá trị mà bản thân mỗi người coi là quan trọng.
Khi dạy, để rèn kỹ năng xác định giá trị. Tôi có thể nêu ra 1 trong các kỹ năng sau:
2.1 Tự đánh giá:
Học sinh tự phát triển khả năng tự đánh giá và xác định giá trị, biết tự đề ra mục tiêu để thực hiện.
Ví dụ: Khi học bài “Trung thực trong học tập”.
Học sinh tự đánh giá được muốn học tập đạt kết quả cao phải có lòng trung thực. Từ đó, học sinh xác định được giá trị xem thể hiện lòng trung thực như thế nào cho phù hợp để hình thành nhân cách của mình.
2.2 Xác định các đặc điểm tích cực, hạn chế:
Mỗi học sinh cần xác định được những đểm tích cực và hạn chế của mình. Từ đó học sinh biết tự đánh giá, tự khẳng định nhân cách cá nhân, biết xác định giá trị đối với bản thân và tôn trọng giá trị của người khác.
Ví dụ: Dạy bài “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”.
Các em tự xác định cho mình việc này bản thân mình hạn chế hay tích cực. Hiểu được tác dụng của việc làm vui lòng ông bà, cha mẹ là điều rất cần thiết. Biết tỏ lòng hiếu thảo của mình qua việc làm, hành động cụ thể, có thói quen cư xử tốt trong sinh hoạt hàng ngày.
Như vậy, giá trị là những chuẩn mực về niềm tin, đạo đức, thái độ của mỗi người. Giá trị được thay đổi qua các giai đoạn trưởng thành của cuộc đời, qua kinh nghiệm sống. Giá trị này ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của học sinh.
3. Kỹ năng ra quyết định:
- Đối với kỹ năng này, luyện cho học sinh kỹ năng suy nghĩ có tư duy, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề một cách cân nhắc: cái lợi, cái hại của vấn đề, cuối cùng học sinh có được quyết định đúng đắn.
Ví dụ: Khi dạy bài “Tiết kiệm thời giờ”.
Học sinh thấy được tác ghại của việc mải chơi, không biết quý trọng thời giờ. Khi đã xác định được vấn đề, học sinh sẽ ra quyết định không làm việc đó nữa.
Tóm lại, khi học sinh biết ra quyết định cần xác định vấn đề, thu thập thông tin. Sau đó học sinh ra các giải pháp lựa chọn sẽ dẫn đến kết quả. Kết quả đó có thể là cảm xúc, sau đó học sinh ra quyết định và sẽ hành động. Cuối cùng kiểm định lại hiệu quả của quyết định.
4. Kỹ năng kiên định:
Qua kỹ năng này, học sinh hiểu được kỹ năng cương quyết trong cuộc sống để bảo vệ lợi ích tập thể của cộng đồng trong xã hội.
Ví dụ: Bài “Tôn trọng luật giao thông”.
Học sinh thấy được những tác hại do những tai nạn giao thông gây ra, làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Từ đó, các em có định hướng đúng đắn, biết tôn trọng luật giao thông và phê phán những ai không nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.
Việc thực hành kỹ năng kiên định giúp học sinh có khả năng từ chối những hành vi nguy hiểm có hại đến bản thân.
II. Phương pháp dạy học môn Đạo đức:
Những phương pháp được sử dụng giảng dạy kỹ năng sống được xây dựng trên những điều chúng ta hiểu biết về cách học sinh học được từ những người xung quanh. Kỹ năng sống được dựa trên việc học tập thông qua mối quan hệ tương hỗ của kiến thức mới, thực hành vận dụng, đây cũng là phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
Đây là một số phương pháp tôi sử dụng thường xuyên trong môn Đạo đức.
1. Phương pháp kể chuyện:
Phương pháp này nhằm giới thiệu cho học sinh một biểu tượng cụ thể về chuẩn mực hành vi đạo đức theo bài học. Nó thường được tiến hành vào đầu tiết 1 sau tiết kiểm tra bài cũ. Trong thực tế, kể chuyện được kết hợp với phương pháp trình bày trực quan.
Ví dụ: Khi dạy bài “Yêu lao động”.
Giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a”. Học sinh nắm được ý chính câu chuyện, học sinh kể lại tóm tắt câu chuyện từ câu chuyện vừa kể. Học sinh tìm hiểu nội dung câu chuyện, giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng cách xác định hành vi đạo đức rút ra từ nội dung bài học.
Thực hiện tốt phương pháp kể chuyện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần đảm bảo tính khoa học và tính nghệ thuật.
- Bảo đảm chủ đề giáo dục, tính chính xác của nội dung câu chuyện.
- Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống.
- Gây được cảm xúc mạnh mẽ, sâu sắc.
- Thu hút học sinh nhập vai vào tình huống.
- Định hướng học sinh có suy nghĩ, hành động đúng.
2. Phương pháp trực quan:
Phương pháp trực quan đối với học sinh tiểu học là một điều rất cần thiết vì các em rất dễ quên bài. Như câu thành ngữ “Tôi nghe thì tôi quên, tôi thấy thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”. Việc sử dụng phương pháp trực quan sẽ giúp các em bổ sung các kiến thức trừu tượng và trí tưởng tượng.
Ví dụ: Dạy bài “Tiết kiệm thời giờ”.
Các em biết quan sát tranh cậu bé Mi-chi-a rất buồn vì nhớ lại cuộc thi trượt tuyết bị thua chỉ có 1 phút.
Từ những hình ảnh đó các em sẽ kể lại nội dung câu chuyện.
Nói chung, phương pháp trình bày trực quan là nền tảng để dạy các môn học khác. Giúp học sinh hình thành được những biểu tượng về chuẩn mực đạo đức.
3. Phương pháp đàm thoại:
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở tiết 1 giúp học sinh nắm vững nội dung truyện và phân tích đánh giá các hành vi ứng xử của nhân vật. Qua đó học sinh rút ra được kết luận về chuẩn mực hành vi đạo đức.
Với những câu hỏi dẫn dắt gợi mở vấn đề tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động độc lập suy nghĩ trong học tập, qua đó diễn đạt bằng lời giúp các em đạt kết quả cao.
Ví dụ: Khi dạy bài “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”.
Giáo viên có thể đặt câu hỏi sau khi các em đã hiểu “Ông bà, cha mẹ là người có công lao tình cảm gì đối với con cháu”.
Giáo viên có thể đặt câu hỏi:
- Những việc làm nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
- Tác dụng của việc hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
4. Phương pháp giải quyết vấn đề:
Phương pháp giải quyết vấn đề là những kỹ năng cơ bản nhất. Giáo viên cần biết sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề như thế nào? Giáo viên có thể vạch ra những cách thức giải quyết vấn đề, hành vi đạo đức mà ta gặp phải.
Để thực hiện tốt phương pháp này, giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện lần lượt các bước sau:
- Xác định hay phát hiện vấn đề.
- Nêu lên những chi tiết liên quan đến vấn đề.
- Kiểm tra bằng chứng.
- Xem mọi sự thay đổi có thể có đối với một giải pháp.
- Quyết định giải pháp tốt nhất là gì?
- Lặp lại các bước trên nếu kết quả chưa tốt.
5. Phương pháp thực hành – thực nghiệm:
Việc hình thành kỹ năng là rất cần thiết của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Thực hành sẽ giúp các em nhớ lâu và hoạt động tư duy dễ dàng hơn, sáng tạo hơn, từ đó học sinh sẽ thực hiện những thực nghiệm đơn giản liên quan đến lý thuyết về hành vi đạo đức.
Ví dụ: Khi học bài “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ” (tiết 2).
Học sinh biết thực hành vận dụng hàng ngày như chăm sóc, hỏi han, thăm viếng, giúp đỡ ông bà cha mẹ. Để biết được điều này có kết quả hay không, các em sẽ thực nghiệm trong một thời gian dài. Các em cảm nhận được gia đình hạnh phúc, được ông bà cha mẹ yêu thương, khen ngợi. Nếu như các em không hiếu thảo với ông bà cha mẹ, chuyện gì sẽ xảy ra? Từ đó các em tự rút ra cho mình một hành vi đúng.
III. Một số hình thức học tập phù hợp với việc giáo dục đạo đức cho học sinh:
Sau đây là một số hình thức học tập mà tôi lựa chọn đưa vào giảng dạy. Tùy theo nội dung bài dạy và tình hình của lớp.
1. Động não:
Giáo viên đưa ra câu hỏi hoặc một vấn đề nào đó để mỗi học sinh trong nhóm sẽ động não đưa ra ý kiến của mình (hoặc trả lời câu hỏi). Do đó, học sinh tự do phát biểu. Động não làm cho học sinh có cơ hội để ý tưởng của mỗi em đều có giá trị và chấp nhận không cần phê phán.
Động não là một kỹ năng rất tốt, để biết học từ một nhóm, xem học sinh đã hiểu vấn đề đến mức nào thì học sinh phải động não và mô tả nó bằng ngôn ngữ của riêng mình.
2. Đóng vai:
Đóng vai là thể hiện hành động một trò chơi từ những tình huống mẫu do giáo viên hay học sinh mô tả.
Trong hình thức đóng vai, học sinh được tham gia có cơ hội thử các kỹ năng sống mà học sinh đã học.
Hình thức học tập này được áp dụng nhiều, được coi là hình thức quan trọng nhất trong việc giảng dạy kỹ năng sống trong môn Đạo đức. Vì học sinh tham gia có thể tự trải qua việc sử dụng kỹ năng trong các tình huống khác nhau.
Ví dụ: Khi học bài “Yêu lao động”.
Sau khi đã hiểu được bài, sẽ giúp học sinh phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh.
Giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi “đóng vai”. Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Tâm cùng đi. Trời lạnh, Tâm ngại không muốn chui ra khỏi chăn ấm nên nhờ Hồng xin phép hộ với lý do là bị ốm. Theo em, Hồng sẽ làm gì trong tình huống đó.
Hồng dung lời lẽ thuyết phục bạn, cuối cùng Tâm cũng nhận ra việc làm của mình là sai. Qua bài này giáo viên giáo dục cho học sinh tính kiên định.
3. Học theo nhóm:
Hình thức học theo nhóm được sử dụng nhiều, giúp học sinh phát triển những thái độ và chuẩn mực hành vi tốt với các vấn đề đạo đức.
* Giáo viên đưa ra câu hỏi để học sinh suy nghĩ và chịu trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ học sinh sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề có nhiều cách thảo luận nhóm…
Ví dụ: Khi dạy bài “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”. Dựa vào nôi dung giáo viên đặt tình huống cho học sinh thảo luận.
Ngày nào, đi làm về mẹ cũng thấy Lan đã chuẩn bị sẵn chậu nước, khăn mặt để mẹ rửa cho mát, rồi giúp mẹ mang giỏ xách vào nhà.
* Học sinh thảo luận nhóm:
1. Cần thực hiện hiếu thảo với ông bà cha mẹ như thế nào? Những việc nào cần tránh.
2. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ đem lại lợi ích gì?
Khi sử dụng hình thức này tôi cần:
- Hướng dẫn học sinh để đạt được chuẩn mực hành vi đạo đức.
- Phải chú ý nghiên cứu kỹ các vấn đề, nắm chắc được chuẩn mực hành vi đạo đức đó.
- Phải hiểu được mục đích của cuộc thảo luận.
- Sau khi thảo luận, giúp học sinh tóm tắt, nhớ lại những gì đã học được.
IV. Một số đổi mới phương pháp giảng dạy môn Đạo đức:
- Môn Đạo đức là môn học gần gũi, thực tế nhất đối với học sinh, khi dạy phải cho các em tự chiếm lĩnh kiến thức, có thể các em nhớ lâu và thực hành tốt.
- Dạy môn Đạo đức cần phải gần gũi với cuộc sống thực của học sinh, phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
- Dạy học Đạo đức được đi từ quyền trẻ em đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh.
- Cần lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với nội dung, tính chất từng bài và điều kiện thực tế ở địa phương, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại cũng như phương pháp truyền thống.
Đối với môn Đạo đức, tổng số tiết học là 35 tiết/ 1 năm, trong đó 28 tiết dạy nội dung bài, 3 tiết dành cho địa phương, 2 tiết ôn tập và 2 tiết kiểm tra. Tôi sẽ đưa ra 2 tiết dạy (tiết 1, tiết 2) để minh họa cho phương pháp dạy học môn Đạo đức.
TIẾT DẠY LÝ THUYẾT (TIẾT 1)
1. Ổn định lớp: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên hỏi lại kiến thức nội dung bài cũ.
- Thực hiện các thao tác theo mẫu hành vi.
- Nhận xét, đánh giá hành vi hay xử lý tình huống đạo đức do giáo viên nêu ra.
- Kể lại hay trình bày phiếu thực hành về các việc em đã làm.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài.
Tùy theo tình hình thực tế của nội dung bài mà tôi sử dụng phương pháp dạy cũng như chọn hình thức học tập cho thích hợp.
Ví dụ: Khi dạy bài “Vuợt khó trong học tập”. Tôi sử dụng:
1. Phương pháp kể chuyện, kết hợp phương pháp trực quan (học sinh nghe và xem tranh SGK/trang 5,6).
2. Phương pháp đàm thoại:
Dựa vào nội dung câu chuyện. Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời tìm hiểu nội dung câu chuyện.
- Hoàn cảnh gia đình bạn Thảo thế nào? (rất nghèo).
- Thảo gặp phải khó khăn gì trong học tập? (bố, mẹ luôn đau yếu, nhà xa trường).
- Thảo đã khắc phục như thế nào? (cố gắng đến trường, vừa học vừa làm giúp đỡ bố mẹ).
- Kết quả học tập của Thảo ra sao? (học tốt, đạt kết quả cao).
- Qua truyện kể trên, các em học tập được ở bạn Thảo điều gì? (Qua truyện kể, em học tập ở Thảo tính kiên trì, chịu khó, biết khắc phục khó khăn).
3. Thảo luận nhóm:
Giáo viên đặt câu hỏi, định hướng để học sinh tìm cách giải quyết đúng đắn.
3.1 Nếu em không khắc phục được khó khăn, chuyện gì sẽ xảy ra?
(Em có thể bỏ học, cha mẹ sẽ buồn).
3.2 Trong cuộc sống, khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta nên làm gì?
(Tìm cách khắc phục khó khăn để tiếp tục đi học).
3.3 Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì?
(Giúp ta học tốt, đạt kết quả cao trong học tập).
3.4 Đại diện mỗi nhóm, học sinh lên trình bày ý kiến thảo luận, cả lớp thống nhất nội dung bài học.
* Rút ra nội dung bài học:
- Giáo viên tóm tắt ý chính mỗi phần.
- Liên hệ thực tế.
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa.
4. Hoạt động nối tiếp:
Tìm hiểu thêm những câu tục ngữ, thành ngữ nói về vượt khó trong học tập hoặc kể về một tấm gương học sinh vượt khó.
Ví dụ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Có chí thì nên.
Học, học nữa, học mãi.
- Thực hiện tốt các chuẩn mực, hành vi đạo đức qua các nội dung ở mục “thực hành” trong sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài mới (tiết 2).
TIẾT THỰC HÀNH (TIẾT 2)
1. Ổn định lớp: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tùy theo kiến thức bài cũ, kiểm tra học sinh, đặt câu hỏi hoặc thực hành.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (Như tiết lý thuyết).
b. Thực hành:
Tùy nội dung bài cho học sinh thực hành theo nhóm hoặc chung cả lớp.
Ví dụ: Thực hành bài “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo”.
- Giáo viên giới thiệu mẫu hành vi đạo đức qua xem ti vi, nghe đài, sách báo,…
+ Học sinh liên hệ bản thân kể những gương tốt đã làm, đã thấy hoặc đã nghe, kể lại những việc làm giúp đỡ người không may.
- Học sinh thực hành theo nhóm:
Nhóm 1: Sơn đã không mua truyện, để dành tiền giúp đỡ các bạn học sinh các tỉnh đang bị thiên tai.
Nhóm 2: Trong buổi lễ quyên góp giúp các bạn nhỏ Miền Trung bị bão lụt, Lương đã xin Tuấn nhường cho một số sách vở để đóng góp thành tích.
Nhóm 3: Cường bàn với bố mẹ dùng tiền mừng tuổi của mình để giúp nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam.
Nhóm 4: Biểu diễn văn nghệ để quyên góp giúp đỡ các trẻ em khuyết tật.
- Đại diện nhóm trình bày nội dung giải quyết tình huống.
- Qua các tình huống, giáo viên hướng dẫn học sinh đi đến những chuẩn mực hành vi đúng. Từ đó học sinh nêu lên được rèn kỹ năng sống gì?
+ Kỹ năng giao tiếp tự nhận thức.
+ Thông cảm với mọi người.
4. Củng cố - dặn dò:
- Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm thi đua giữa các tổ.
- Liên hệ bản thân.
- Mở rộng kiến thức.
- Tổng kết thực hành.
- Thực hành theo nội dung bài học.
- Chuẩn bị: Đọc trước thông tin bài sau.
V. Kết quả:
- Sau khi nghiên cứu, áp dụng đề tài, kết hợp với các biện pháp giáo dục cho học sinh trong môn Đạo đức, tôi thấy rằng qua các bài kiểm tra miệng, bài tập thực hành, bài tập trắc nghiệm,… những nội dung kiểm tra có liên quan đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Các em đều thực hành được, có nhiều tiến bộ. Cụ thể như sau:
Năm học
Số lượng học sinh
Đạt
2010 – 2011
24
- HTT: 80%
- HT : 20%
C. KẾT LUẬN:
1. Tóm lại: Để thực hiện phần nào tầm quan trọng của môn Đạo đức ở Tiểu học, bản thân tôi có nhận thức phải tổ chức dạy như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Muốn đạt được, giáo viên cần: Nắm chắc toàn bộ chương trình, phân ra từng mảng kiến thức, lập kế hoạch dạy cho từng mảng kiến thức đó. Giáo viên phải nghiên cứu nên dùng phương pháp, hình thức dạy học nào cho phù hợp từng tiết dạy. Nên sưu tầm thâm các mẩu chuyện, ca dao, tục ngữ. Tạo không khí sinh đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp khoa học giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Đạo đức.DOC