MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH DU LỊCH NƯỚC TA HIỆN NAY 1
1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5
CHƯƠNG 1 7
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN 7
1.1. DU LỊCH NÔNG THÔN 7
1.1.1. Khái niệm 7
1.1.2. Các loại hình du lịch nông thôn 9
1.1.2.1. Du lịch tự nhiên, mang tính giải trí 9
1.1.2.2. Du lịch văn hóa, quan tâm tới văn hóa, lịch sử và khảo cổ của địa phương 9
1.1.2.3. Du lịch sinh thái quan tâm tới việc bảo vệ nguồn tự nhiên cũng như phúc lợi, giá trị văn hóa của người địa phương 10
1.1.2.4. Du lịch làng xã trong đó du khách chia sẻ với cuộc sống làng xã và dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do du lịch mang lại 10
1.1.2.5. Du lịch nông nghiệp trong đó khách du lịch tham quan và tham gia vào các hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại hay làm giảm năng suất cây trồng của địa phương 11
1.2. MỐI QUAN HỆ CỦA DU LỊCH NÔNG THÔN VỚI CẤC LOẠI HÌNH DU LỊCH KHÁC 12
1.3. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN 12
1.3.1. Điều kiện về tài nguyên 12
1.3.1.1. Tài nguyên tự nhiên 12
1.3.2. Điều kiện về cơ sở vật chất 14
1.3.2.1. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 14
1.3.2.2. Cơ sở hạ tầng xã hội 14
1.3.3. Điều kiện về nguồn nhân lực và công tác tổ chức 15
1.3.3.1. Điều kiện về nguồn nhân lực 15
1.3.3.2. Điều kiện về tổ chức 15
1.4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH NÔNG THÔN HIỆN NAY 16
1.4.1. Tình hình phát triển trên thế giới 16
1.4.2. Tình hình phát triển trong nước 18
CHƯƠNG 2 23
PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG 23
2.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI LƯỢC VỀ BÁT TRÀNG 23
2.2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG 24
2.2.1. Điều kiện về tài nguyên 24
2.2.2. Điều kiện về cơ sở hạ tầng 26
2.2.3. Điều kiện về nguồn nhân lực và công tác tổ chức 27
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG 28
2.3.1. Đánh giá thực trạng của du lịch nông thôn ở Bát Tràng 28
2.3.2. Các ảnh hưởng của du lịch nông thôn tới Bát Tràng 34
CHƯƠNG 3 36
GIÁI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN 36
TẠI BÁT TRÀNG 36
3.1. XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN 36
3.1.1. Về phát triển kinh tế 36
3.1.2. Phát triển văn hóa - xã hội 36
3.2. XÂY DỰNG CƠ SƠ HẠ TẦNG 38
3.3. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 38
3.4. ĐỔI MỚI VÀ ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH 39
3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG 47
KẾT LUẬN 49
52 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2649 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển du lịch nông thôn tại Bát Tràng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và du lịch văn hóa. Gần 9/10 người cho biết sẽ lựa chọn sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ môi trường tự nhiên và họ sẵn sàng trả thêm 10% chi phí chuyến đi để giúp môi trường và nền văn hóa địa phương không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động du lịch”. Điều này cho thấy các loại hình du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch bền vững sẽ ngày càng phát triển và được ưa chuộng trên thế giới.
1.4.2. Tình hình phát triển trong nước
Du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay mới đang dần hình thành và phát triển nhưng đã mang lại nhiều hiệu quả và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tham gia. Do nhu cầu của khách du lịch ngày càng thay đổi, nhiều người cho rằng phải tốn bao nhiêu nỗ lực bản thân, thậm chí cả nhiều thế hệ, người nông dân mới từ bỏ được con trâu, cái cày để trở thành một người đô thị. Thế nhưng từ vị trí một người đô thị họ muốn tìm lại hít thở không khí trong lành của làng quê mộc mạc, thanh bình và tìm lại cảm giác của một người mông dân. Theo chị Phương Linh (một hướng dẫn viên quận 3 TP HCM) nhận định: “loại hình du lịch về các miền nông thôn hiện nay rất được ưa chuộng, du khách nước ngoài rất thích các tour homestay, tát mương, bắt cá, cùng ăn cùng ở và cùng sinh hoạt với người dân”. Ngoài ra theo bà Võ Thị Thu, Chủ tịch hội đồng quản trị, TGĐ công ty cổ phần du lịch Hội An (Quảng Nam): du khách trong hay ngoài nước đều thích tham gia những công việc đời thường của người dân nơi họ đến tham quan. Không du khách nào muốn đi ngắm phong cảnh, ăn uống xong rồi về…Nếu như vậy thì chỉ một lần thôi du khách sẽ không trở lại. Phải cho du khách cùng làm, cùng chơi, thậm chí những sản phẩm do chính tay họ làm ra được dùng làm tặng vật cho họ đây được xem là một hình thức quảng bá du lịch rất hiệu quả.
Du lịch nông thôn tại Làng rau Trà Quế - Quảng Nam:
Trà Quế là làng rau đã hơn 500 tuổi nằm bên dòng sông Đế Võng thơ mộng thuộc xã Cẩm Hà. Trồng rau đã trở thành một thứ nghề “gia truyền” và quả thật ở làng quê này chưa bao giờ người nông dân để cho đất “nghỉ”. Rau Trà Quế không chỉ có vị thơm, ngon mà còn đẹp, và không sử dụng các loại thuốc tăng trưởng nên rất đảm bảo an toàn thực phẩm. Và có lẽ cũng chính vậy mà nơi đây thu hút nhiều khách du lịch quốc tế, mỗi năm, làng rau này đón hơn 2.000 khách du lịch quốc tế và hàng chục đoàn khách tham quan, học tập mô hình làm rau sạch đến từ nhiều địa phương trong cả nước. Tới đây du khách mặc những bộ quần áo nông dân và cùng xắn tay áo để làm “nông dân”: cùng ủ rong để làm phân hữu cơ, cuốc đất tơi, đánh luống thẳng, đâm lỗ, trỉa hạt, trồng rau, bón phân hay tưới nước bằng xoa… mỗi người chọn một dụng cụ lao động tùy thích. Những “nông dân” này còn được thưởng thức nhiều món ăn chế biến từ các loại rau xanh Trà Quế và nhiều đặc sản của Quảng Nam như bánh đập, bánh vạc, hến trộn, tôm hữu, mì Quảng, cao lầu Hội An... Thậm chí, chủ nhà chiều lòng khách khi mắc võng hoặc kê chõng tre ngoài vườn cho khách nghỉ ngơi, trong không gian tĩnh lặng của làng quê.
(Nụ cười sau giờ lao động)
Du lịch nông thôn tại An Giang:
An Giang là một trong 3 tỉnh được thí nghiệm dự án “Nâng cao năng lực du lịch nông nghiệp cho Hội Nông dân Việt Nam” do tổ chức quốc tế Hà Lan tài trợ với tổng kinh phí 390.000 Euro. Sau 3 năm thực hiện loại hình này đã làm cho du khách đến tham quan rất hào hứng và thích thú. Tại An Giang 2 xã Mỹ Hòa Hưng thành phố Long Xuyên và Văn Giáo, huyện Tịnh Biên được chọn thực hiện và bước đầu đã tổ chức các tour cho 20 đoàn, với hơn 300 khách tham quan và các hộ dân cũng tự đón tiếp hơn 3.000 lượt khách tham quan và giải trí, ăn uống tại vườn nhà mình.
Ông Chau Kim Sary (Chủ tịch Hội Nông dân xã - Trưởng nhóm nông dân cùng sở thích tại Văn Giáo) cho biết: “Dự án mang lại lợi ích rất lớn cho người dân Khmer, giúp cho một số khung dệt hoạt động trở lại. Vui hơn là người dân đã có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh phum sóc, dời chuồng bò ra khỏi nơi sinh hoạt. Bà con rất ủng hộ dự án này”. Đến đây du khách được tham quan lò nấu đường thốt nốt ở Mằng Rò, làng nghề dệt thổ cẩm Sray Sakoth, viếng chùa Văn Râu…Và buổi tối du khách cùng người dân Khmer nhảy múa và cùng hát những điệu nhạc đậm nét văn hóa dân tộc Khmer.
(Trích bài “Du lịch nông thôn: Cú đột phá của An Giang” trên www.sggp.org.vn)
(Mùa thu hoạch lúa ở Bảy Núi)
Tuy nhiên sau 3 năm triển khai dự án thì cũng đã bộc lộ những hạn chế. Trong đó, việc triển khai nghiên cứu đánh giá nhu cầu thị trường du lịch nông nghiệp tại tỉnh còn chậm và kết quả chưa cao. Bên cạnh đó thì chưa có quy hoạch cụ thể tại từng địa phương để phát triển du lịch nông thôn, chưa có sự chuẩn bị tốt về nhận thức cho cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân địa phương có tài nguyên du lịch nông thôn để họ sẵn sàng tham gia hoạt động này, từ đó giảm bớt được những tệ nạn thường gặp như chèo kéo khách, cung ứng sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng, dần làm mất đi bản sắc văn hóa của địa phương. Mặt khác, lĩnh vực hoạt động văn hóa cổ truyền, khôi phục và phát triển những ngành nghề thủ công ở địa phương chưa được hỗ trợ, đầu tư nhiều.
Du lịch nông thôn tại Sơn La:
Được sự tư vấn và giúp đỡ của tổ chức SNV (Tổ chức phát triển Hà Lan), Sở Du lịch và Thương Mại tỉnh Sơn La đã tố chức chuyến khảo sát loại hình du lịch nông nghiệp gồm tại các điểm du lịch thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Mộc Châu là huyện nổi tiếng với các sản phẩm từ sữa bò, chè và nơi đây có rất nhiều thắng cảnh đẹp cùng với nhiều nhóm dân tộc thiểu số như Thái, Dao. Mông…tạo nên một nét đặc sắc thu hút du khách quốc tế. Đến đây du khách được tham gia vào các hoạt động sản xuất của người dân và các lễ hội của những đồng bào dân tộc, cuộc sống sinh hoạt và những điều khác biệt của dân bản và cùng giao lưu và ca hát với bà con dân tộc.
(Du khách giao lưu cùng bà con dân tộc)
(Trích bài “Du lịch nông thôn ở Chiềng Yên” trên trang www.webdulich.com)
Theo bài “Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay” của T.S Bùi Xuân Nhàn đăng trên tạp chí Du lịch Việt Nam số 3/2009 thì những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhưng du lịch nông thôn tại Việt Nam chưa phát triển bởi các lý do sau:
Một là, chưa có quy hoạch cụ thể cho từng địa phương để phát triển du lịch nông thôn và cụ thể chưa có một khung lý thuyết chung cho các khái niệm về loại hình du lịch này.
Hai là, du lịch phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Sự phát triển của du lịch nông thôn tác động đến đời sống con người, thiên nhiên và môi trường ở nông thôn theo cảo hai hướng tích cực lẫn tiêu cực mà phần nhiều là tiêu cực.
Ba là, do phát triển du lịch chưa gắn kết với địa phương nên các tài nguyên thiên nhiên được ngành du lịch khai thác chưa hiệu quả và bền vững. Trong khi đó, người nông dân ở nông thôn vẫn đứng bên lề các quá trình vận động của ngành du lịch, những hoạt động du lịch chỉ mới mang lợi cho Nhà nước và khu vực tư nhân.
Bốn là, chưa có sự chuẩn bị tốt về nhận thức cho cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân địa phương có tài nguyên du lịch nông thôn để họ sẵn sàng tham gia hoạt động này, từ đó giảm bớt được những tệ nạn thường gặp như chèo kéo khách, cung ứng sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng, dần làm mất đi bản sắc văn hóa của địa phương.
Năm là, nông dân là những người đưa di sản sinh thái và văn hóa của mình tham gia hoạt động du lịch nông thôn, nhưng trong thực tế lại thu được rất ít lợi từ hoạt động này.
CHƯƠNG 2
PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG
2.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI LƯỢC VỀ BÁT TRÀNG
Bát Tràng là một làng gốm lâu đời và lừng danh nhất Việt Nam, từ lâu đã được người trong và ngoài nước biết đến, làng gốm đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách một làng nghề khoảng 600 năm nay. Bát Tràng cũng là một làng quê từng sinh ra những bậc khoa bảng lừng danh, những người thợ tài hoa, những người con trung hiếu mà tên tuổi và sự nghiệp của họ đã làm rạng rỡ cho quê hương xứ sở. Bát Tràng cũng là nơi làm ra nhiều vật phẩm quý mang sắc thái riêng mà trong nhiều thế kỉ qua được ưa dùng từ làng xã đến cung đình, từ quà tặng biếu dân gian đến đồ cống phẩm ngoại giao. Và hiện nay không chỉ là một làng nghề truyền thống nổi tiếng mà Bát Tràng còn là nơi thu hút đông đảo khách du lịch. Bát Tràng được biết đến là một nơi sản xuất gốm nổi tiếng với các sản phẩm như: các đồ gia dụng (lọ hoa, bát, đĩa, …), các sản phẩm xây dựng, các hàng truyền thống cùng các sản phẩm trang trí bằng gốm rất đẹp mắt (lộc, đỉnh, lư, đèn thờ, các bộ tượng tam đa…). Sản phẩm gốm Bát Tràng luôn có sự đổi mới về mẫu mã, hoa văn trang trí và chủng loại. Ngày nay đồ gốm sứ Bát Tràng còn lưu giữ trong nhiều bảo tàng trong và ngoài nước. Du khách đến đây không chỉ được nhìn ngắm và mua các sản phẩm gốm sứ mà còn được tham gia nặn gốm, nung sản phẩm do mình làm ra. Ở đây không chỉ có gốm sứ mà còn là một vùng nông thôn đậm đà bản sắc của dân tộc ta, như các làng quê Việt khác xã Bát Tràng cũng có Văn Chỉ, Đình (nơi tụ họp của dân làng), Chùa, Đền, Miếu khang trang, những kiến trúc này là dấu hiệu của một làng quê Văn hiến. Bát Tràng cũng có những lễ hội, phong tục tập quán riêng của làng xã mình và cuộc sống dân dã như bao làng quê khác.
- Vị trí địa lý: Xã Bát Tràng gồm 2 thôn là Bát Tràng và Giang Cao nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, là một trong 31 xã của huyện Gia Lâm, Hà Nội trước thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ, từ năm 1961 thuộc ngoại thành Hà Nội. Xã nằm ở phần đất phía đông nam huyện Gia Lâm và cũng là phần đất cực nam giáp gianh với tỉnh Hưng Yên. Xã cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 10 km về phía Đông-Nam. Bát Tràng ngày nay trải dài gần 3km ven sông Hồng, diện tích toàn xã gồm khoảng 153 ha (số liệu năm 1989)
- Dân số: xã Bát Tràng hiện nay có 1720 hộ dân với 7761 nhân khẩu trong đó có khoảng 70% số hộ sản xuất trực tiếp và 30% làm dịch vụ. (số liệu của UBND Xã Bát Tràng năm 2009)
- Kinh tế: Làng gốm Bát Tràng là một làng nghề nổi tiếng với nhiều sản phẩm gốm đa dạng và phong phú, là một sản phẩm không chỉ được ưa chuộng ở Việt Nam mà còn xuất sang các thị trường Châu Âu, Châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Châu Á…. Xã có hơn 1.100 lò gốm, mỗi năm sản xuất 100-120 tỷ đồng hàng hóa, đã xuất hiện hàng trăm chủ trẻ, hàng chục Công ty TNHH, doanh thu hàng chục tỷ. Hiện nay kinh tế tại đây rất phát triển toàn xã đã có trên 100 gia đình sắm máy vi tính, nối mạng internet, mở trang thông tin giới thiệu sản phẩm, giao dịch buôn bán với bên ngoài. Thu nhập bình quân đầu người là 1,5 triệu đồng/tháng. Phát triển nghề gốm sứ không chỉ có Bát Tràng giàu mà còn tạo việc làm cho các địa phương khác: thu hút khoảng 4000-5000 lao động với thu nhập từ 400.000 đến 500.000 đồng/tháng.
Năm 2009 kết quả giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu của xã ước tính tăng so với năm 2008, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ gắn với du lịch. Các hợp tác xã duy trì sản xuất kinh doanh, dịch vụ cải thiện đời sống, thu nhập cho xã viên. Công ty cổ phần du lịch thương mại làng cổ Bát Tràng tổ chức hội nghị bàn biện pháp khắc phục khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đầu tư du lịch, đào tạo nghề, xúc tiến thương mại.
2.2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG
Điều kiện về tài nguyên
Bát Tràng là một làng nghề truyền thống rất nổi tiếng có trên 600 năm tuổi làm gốm sứ và nông dân tại đây chủ yếu sống bằng nghề gốm, Toàn xã có khoảng 50 doanh nghiệp, và 700 hộ sản xuất, kinh doanh gốm sứ. Cả xã Bát Tràng không hề có lấy một tấc ruộng, khoảng 75% số lao động tham gia sản xuất, kinh doanh gốm sứ, 15% làm các dịch vụ liên quan như vận tải, cung ứng men, chất đốt. Đây là một vùng nông thôn với nét đặc trưng của một làng làm gốm sứ, và có lẽ chỉ có đến đây du khách mới thấy được cuộc sống dân dã của những người nông dân làm gốm, tại đây du khách cũng được tham quan nhiều công trình văn hóa như: đình, chùa, miếu nổi tiếng và một số nhà cổ của làng quê Việt Nam. Ngoài ra là một vùng nông thôn nên nơi đây cũng có những món ăn dân dã đặc trưng như: bánh giò và còn có nhiều khoai nướng hay bánh răng bừa, xôi vò chè đường, su hào xào mực, măng nấu mực, trà hột…. Tuy không làm nông nghiệp nhưng là một làng quê truyền thống nên Bát Tràng cũng nhu bao làng quê khác của Việt Nam cũng có vườn nhỏ, người dân Bát Tràng cũng trồng rau trên những bãi bồi ven đê. Xung quanh Bát Tràng là những bãi cỏ rộng, xanh tạo một không khí rất thoáng đãng.
Chùa Kim Trúc: còn tên gọi khác là chùa Bát, đây là một ngôi chùa chính của xã Bát Tràng. Chùa nằm bên cửa sông Bắc Hưng Hải. Chùa có quy mô lớn, kiến trúc kiểu “nội công, ngoại quốc” với 74 chiếc cột bằng đá. Trong chùa có bức tượng Hộ pháp cao hơn 5m. Năm 1958 hưởng ứng lời kêu gọi của Nhà nước vì nghĩa cả làng Bát Tràng đã di rời chùa Bát sang vị trí khác để nhường đất đào công trình Đại thủy nông lớn nhất thời bấy giờ để tưới tiêu cho 3 tỉnh- công trình Đại thủy nông Bắc Hưng Hải.
Ngoài ra trên đất làng cổ Bát Tràng còn 2 ngôi chùa lớn nữa là chùa Am và chùa Bảo Minh ( nơi đây còn lưu giữ được quả chuông quý “Chuông Bảo Minh tự” đúc năm Ất Mão 1795, một di vật quý giá thời Tây Sơn ).
Đình làng Bát Tràng: Là một trong số những ngôi đình lớn của sứ Kinh Bắc xưa. Theo bài “Tạo đình kí” thì đình được làm lại, lợp ngói với quy mô đồ sộ vào tháng Chạp năm Canh Tý niên hiệu Bảo Thái (1720) đời vua Lê Dụ Tông. Đình xây theo kiểu chữ Nhị, phía trong là tòa hậu cung gồm 3 gian, phía ngoài là tòa đại bái gồm 5 gian, 2 chái. Cột đình làm bằng những cây gỗ lim to hàng người ôm. Các gian bên được nát bục gỗ để làm chỗ ngồi. Đình trông ra dòng sông Nhị mênh mông, địa thế rất đẹp đẽ. Hiện nay đình Bát Tràng còn giữ hơn 50 đạo sắc phong cho thần hoàng. Xưa nhất là đạo sắc phong thời Lê Cảnh Hưng. Đặc biệt có nhiều đạo sắc phong thời Quang Trung và Cảnh Thịnh. Trong đình còn có nhiều câu đối hay văn chỉ của làng.
Văn Chỉ làng Bát Tràng: được dựng ở phía sau đình. Trên tam quan có 3 chữ lớn bằng đá “Ngưỡng di cao” (Trông lên vời vợi). Văn chỉ có kiến trúc theo kiểu chữ Nhị đều dựng 5 gian. Trong văn chỉ có bệ thờ Đức Khổng Tử và 72 học trò. Bên trên bệ là bức hoành phi sơn son thiếp vàng có dòng chữ “Thiên địa đồng lưu” (Trời đất cùng luân chuyển). Mỗi năm văn chỉ mở hội một lần, các quan viên coi việc văn chỉ thường đem hai bức trướng vóc ghi đầy đủ tên họ 364 vị khoa bảng của làng treo lên trang trọng để mọi người chiêm ngưỡng, động viên, khuyến khích các thế hệ con cháu đời đời chuyên tâm học hành tấn tới.
Hội làng Bát Tràng: Hội làng bắt đầu vào ngày 15 đến hết ngày 22 tháng 2 âm lịch hàng năm, hội gồm các phần tế lễ theo phong tục truyền thống và lễ tước nước, tắm bài vị, rước bài vị ra đình. Lễ dâng thành hoàng là một con trâu tơ béo, thui vàng, đặt cả con lên chiếc bàn lớn kèm theo sáu mâm cỗ và bồn mâm xôi. Sau khi xong, phẩm vật được hạ xuống chia đều cho các họ cùng hưởng. Người dân cầu xin thánh hiền cho dân giàu, xã văn minh, làng xóm bình an.
Điều kiện về cơ sở hạ tầng
Bát Tràng là một làng nghề truyền thông từ lâu đời và đồng thời cũng là một điểm tham quan quen thuộc của nhiều du khách, tại đây các lò gốm rất phát triển, và tại đây cũng tồn tại những xưởng gốm cho du khách có thể nặn các sản phẩm về gốm sứ và nung sản phẩm của mình. Hiện nay Bát Tràng đã sử dụng những lò nung bằng ga nhưng do kinh phí cao nên chỉ một số ít hộ sử dụng lò ga mà vẫn chủ yếu sử dụng những lò nung bằng than và một số lò nung theo kiểu xưa đây cũng là điều kiện để du khách có thể thấy được sự phát triển và so sánh trong các cách nung, tạo ra sự phong phú thêm trong hiểu biết của họ. Nếu ai đã từng đến Bát Tràng bằng xe buýt có thể thấy xe buýt đưa du khách đến tận chợ gốm, rất thuận tiện cho du khách đến tham quan và tìm hiểu, trong làng đường xá được xây rất thuận tiện và sạch sẽ. Đường trong làng rất rộng thuận tiện cho xe du lịch có thể vào trong làng một cách dễ dàng, các xe du lịch có thể đỗ tại sân của UBND xã. Ngoài ra đây là một làng nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu đời nên tại đây có nhiều xưởng gốm lớn. Hiện nay các hộ kinh doanh đầu tư kinh phí chỉnh trang cửa hàng, thu hút khách tham quan và mua hàng…
Các điều kiện để phục vụ du lịch như các nhà dân đảm bảo điều kiện cho khách nghỉ ngơi thì tại đây cần tu sửa một số nhà dân đảm bảo đủ các điều kiện thiết yếu có thể phục vụ khách nhưng vẫn đảm bảo là cuộc sống mang nét nông thôn đặc trưng phong cách sống của người dân. Hay những sân đình, quán nước rộng có thể cho khách nghỉ ngơi, giao lưu được với người địa phương. Ngoài ra Bát Tràng cũng gần nội thành Hà Nội nên cũng rất thuận tiện cho khách khi khách nghỉ trong thành phố đối với khách tham quan trong ngày.
Vào năm 2001 xã Bát Tràng đã được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết, được chọn làm điểm đầu tư phát triển làng nghề, bảo tồn làng gốm cổ. Thành phố quyêt định đầu tư cải tạo đường, vỉa hè, thoát nước, điện chiếu sáng, cải thiện điều kiện môi trường, phục vụ cho hoạt động phát triển kinh tế - văn hóa và tham quan làng gốm cổ. Và năm 2009 Ban quản lý nước sạch Bát Tràng 1,2 đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho các hộ dân, tổng số cung cấp được 148.644 m3 đảm bảo duy trì hoạt động của các nhà máy, bảo dưỡng đường ống thường xuyên kiểm định đảm bảo chất lượng nược phục vụ nhân dân.
Ngoài hệ thống nước sạch thì xã cùng cần xây dựng hệ thống nước thải để đường làng sạch sẽ không bị mùi hôi bởi các cống rãnh nước bẩn. Hiện tại thì nước rãnh quanh làng vẫn chưa được xây dựng và xử lý dẫn đến tình trạng làm mất mỹ quan trong làng. Đồng thời để bảo vệ môi trường sạch đẹp đây cũng là một biện pháp xử lý.
Điều kiện về nguồn nhân lực và công tác tổ chức
Bát Tràng không chỉ là một làng gốm nổi tiếng mà từ lâu nơi đây còn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan và tìm hiểu do đó mà nơi đây mọi người cũng đã quen thuộc với khách du lịch và công việc làm dịch vụ. Người dân nơi đây cũng rất cởi mở và dường như họ rất thoải mái và nhiệt tình với khách. Khi tôi tới thăm Bát Tràng và hỏi một số điều về nơi này thì họ rất nhiệt tình giúp đỡ và chỉ giúp tôi. Người dân ở đây nhiều người đã quen làm du lịch tuy vậy thì cần có sự đào tạo để có thể phát triển du lịch nông thôn ở đây bởi người dân họ chỉ làm một cách tự phát chưa thực sự có quy củ. Để phát triển du lịch nông thôn họ cần được nhắc lại những về lịch sử hay những cách làm gốm xưa để có thể giới thiệu cho khách du lịch. Đồng thời được đào tạo về tiếng Anh ( một số câu giao tiếp thông thường ), được huấn luyện về cách làm dịch vụ và phục vụ, nắm bắt nhu cầu khách…để có thể tạo cho du khách một cảm giác thoải mái, du khách thấy được sự nhiệt tình và hiếu khách của người dân. Người dân cũng cần được đào tạo ý thức khi làm du lịch đảm bảo việc bảo vệ môi trường, giữ gìn được những nét đẹp truyền thống của địa phương. Ngoài ra hướng dẫn viên cũng rất quan trọng với việc phát triển du lịch tại các làng nghề: hướng dẫn viên cần có sự nhiệt tình trong việc hướng dẫn và giải thích cho du khách, để du khách hiểu biết về làng nghề thì hướng dẫn viên cần hiểu biết về kỹ về lịch sử của làng, của các di tích, hiểu biết về nghề gốm và các bước cơ bản tạo lên một sản phẩm gốm. Du khách hiểu nhiều hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ cũng như niềm đam mê của hướng dẫn viên.
Đối với việc tổ chức cần đảm bảo có kế hoạch tại địa phương để có thể phát triển tốt. Cả chính quyền và người dân cùng thực hiện tạo nên sự thống nhất và đồng bộ của các hộ gia đình, chính quyền tổ chức và người dân thực hiện. Hiện nay khi du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của người dân và UBND xã Bát Tràng cũng chú trọng phát triển và đề ra các phương hướng nhằm phát triển. Chính quyền địa phương rất tích cực trong việc phát triển du lịch và cũng nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cho địa phương. UBND xã đã dùng nhiều biện pháp nhằm xử lý các chất thải đảm bảo đổ đúng nơi quy định, và một số biện pháp hỗ trợ người dân để đảm bảo giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường do dùng lò than để tạo điều kiện cho thu hút khách du lịch. Vừa qua UBND xã đã phối hợp với ban quản trị hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Bát Tràng tiến hành giải tỏa, sắp xếp các quán nước tại cổng chợ gốm sứ để đảm bảo mỹ quan nhằm thu hút khách du lịch. Đồng thời xã cũng đang vận động người dân giữ gìn, tôn tạo các nhà cổ, trồng cây cảnh, làm các món ăn đặc sản để phục vụ du khách.
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG
Đánh giá thực trạng của du lịch nông thôn ở Bát Tràng
Tại Bát Tràng du lịch nông thôn đang phát triển mạnh, bởi hầu hết du khách đến đây chủ yếu tham quan và tìm hiểu Bát Tràng, về cách làm gốm, sứ hay tìm hiểu phong cảnh thiên nhiên nơi đây. Theo ông Nguyễn Văn Cường, chủ nhiệm hợp tác xã Song Cường (Bát Tràng) cho biết: “hình thức kết hợp giữa sản xuất với du lịch tại Bát Tràng hiện đang phát triển và thu hút nhiều du khách. Bát Tràng đang đẩy mạnh hình thức kinh doanh này, đặc biệt là hướng tới khách du lịch trong nước, hiện chiếm 80% số du khách đến với Bát Tràng”. Chợ gốm Bát Tràng không chỉ thuần túy bán mà còn có những gian hàng cho khách được tham gia vào các công đoạn làm gốm. Các hình thức cho du khách cùng tham gia vào nặn gốm, tự sáng tạo vẽ các sản phẩm gốm theo ý mình và nhìn thấy sản phẩm của mình từ lò ra khiến du khách đặc biệt thích thú và cảm thấy thỏa mãn với chuyến đi, những công việc này cũng giúp du khách hiểu được phần nào cuộc sống của người dân ở đây. Ngoài ra ở đây du lịch bằng xe trâu cũng rất phát triển và thu hút du khách nước ngoài. Đến đây du khách cũng được chứng kiến sự tài ba khéo léo của những người thợ gốm Bát Tràng, được nhìn họ vẽ lên những bình hoa hay hoa văn lên chiếc cốc, rất nhanh mà lại rất đẹp. Tới thăm làng nghề, du khách như được quay trở về quá khứ khi được chứng kiến những cảnh tượng và nét sinh hoạt mà có thể ở địa phương hay đất nước họ đã không còn tồn tại. Điều này tạo lên sự thú vị như trong truyện cổ tích khiến du khách thích thú. Đồng thời họ cũng được chứng kiến những đức tính tốt đẹp của người thợ gốm ( sự cần mẫn, khéo léo, sự tài hoa và tinh xảo…) mà cuộc sống công nghiệp đang làm phai mờ dần. Ngoài ra họ cũng hiểu rõ hơn những công đoạn phức tạp và cầu kỳ để tạo nên được những sản phẩm thoạt nhìn tưởng đơn giản, họ sẽ hiểu hơn về sức sáng tạo của bàn tay lao động. Đến với du lịch Bát Tràng thường là những học sinh, sinh viên đi tìm hiểu khám phá và những du khách nước ngoài. Hiện nay đến Bát Tràng du khách có thể đến thăm nhừng lò nung, xưởng gốm lớn thấy được các công đoạn tạo nên những sản phẩm gốm sứ: Nặn, phơi, tráng men, vẽ các họa tiết trang trí rồi nung sản phẩm… Hầu hết các xưởng gốm ở Bát Tràng đều cho du khách tập làm gốm với giá vô cùng bất ngờ: khách chỉ phải trả giá bằng đúng giá sản phẩm mà mình mang về, theo giá trên thị trường. Du lịch nông thôn tại Bát Tràng đang rất phát triển nhưng các hình thức vẫn còn đơn điệu bởi hiện nay tại xã thì chủ yếu là khai thác các hình thức cho du khách tham gia nặn gốm đơn giản hoặc trang trí tô màu lên những bức tượng nên khi du khách đến chỉ một lần nặn rồi tô vẽ là chán. Một số cơ sở sản xuất đã lấy ý tưởng hoa văn theo gu của khách hàng Nhật Bản, Châu Âu trên nền men rạn truyền thống của Bát Tràng, một số nghệ nhân đẩy mạnh làm gốm mỹ nghệ làm quà biếu tặng, đầu tư không lớn nhưng lãi khá cao, tuy nhiên những hộ như vậy chỉ tính trên đầu ngón tay. Du lịch Bát Tràng hiện nay chỉ mang tính tự phát, cơ sở hạ tầng, hướng dẫn viễn đều chưa được chuẩn bị kỹ càng dẫn tới việc du khách thường có xu hướng không quay trở lại. Theo nhận xét của ông Vũ Thế Bình – Vụ trưởng vụ lữ hành – Tổng cục Du lịch: “Người dân mới chỉ quan tâm đến việc bán các sản phẩm của làng nghề cho khách với phong cách thiếu chuyên nghiệp mà chưa quan tâm đến việc hút khách từ chính hoạt động tạo ra của làng nghề, nói cách khác người dân dường như chú ý đến sinh kế hơn là bảo tồn di sản văn hóa và thiếu hẳn công nghệ tạo sản phẩm du lịch để tạo nên những tour hấp dẫn”. Các sản phẩm đang được thực hiện dường như vẫn còn đơn giản và chỉ tham gia một lần thì du khách cũng đã biết sơ qua mà chưa tạo được niềm đam mê trong lòng du khách. Bởi vậy cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch khác nhau để thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch.
Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an toàn quốc phòng năm 2009 của UBND xã Bát Tràng thì vào năm 2009 tổng số có 2353 đoàn với 10595 lượt khách quốc tế và hàng chục nghìn khách trong nước về thăm quan du lịch, ký kết hợp đồng kinh tế, mua hàng gốm sứ. Phối hợp với Sở VHTT&Du lịch xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại làng nghề truyền thống Bát Tràng. Nhưng hiện nay vẫn còn một số lý do cản trở vấn đề phát triển du lịch bền vững ở làng nghề Bát Tràng là sự ô nhiễm môi trường trầm trọng. Chỉ cần tới đầu làng, khách đã bắt đầu cảm thấy khó chịu bởi sự bụi bặm, tiếng ồn và mùi cacbonic từ việc đốt than gây ra, trong những lối ngõ nhỏ là một màu đen của những bức tường trát than, những dòng nước thải, chất thải từ những mẻ gốm nung vỡ…Không chỉ thải bụi mà trung bình mỗi lò gốm bằng than ở Bát Tràng thải ra khoảng 2,5 tấn chất thải rắn cho mỗi mẻ nung. Cùng với đó phế phẩm , phế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển du lịch nông thôn tại bát tràng.doc