MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Khái quát về công ty Tissue Sông Đuống và thị trường giấy vệ sinh tại Hà Nội 4
1. Khái quát về công ty Tissue Sông Đuống 4
2. Phân tích thị trường giấy vệ sinh tại Hà Nội 8
3. Các nhà cung ứng sản phẩm giấy vệ sinh 10
4. Các yếu tố môi trường khác tác động tới hoạt động của công ty Tissue Sông Đuống 13
Chương II: Thực trạng hoạt động marketing cho sản phẩm giấy vệ sinh của công ty Tissue Sông Đuống 17
1. Kết quả kinh doanh sản phẩm giấy vệ sinh 17
2. Thực trạng hoạt động marketing cho sản phẩm giấy vệ sinh của công ty 21
3. Đánh giá của khách hàng về sản phẩm giấy vệ sinh Wastersilk 29
4. Đánh giá về hoạt động marketing cho sản phẩm giấy vệ sinh của công ty 32
a. Điểm mạnh 32
b. Điểm yếu 33
5. Phân tích SWOT 35
5.1 Cơ hội 35
5.2 Thách thức 37
5.3. Điểm mạnh 39
5.4. Điểm yếu 42
Chương III: Giải pháp marketing phát triển sản phẩm giấy vệ sinh 43
1. Xác định vị thế và thị trường mục tiêu cho công ty 43
2. Chiến lược marketing và các mục tiêu marketing cụ thể 44
3. Giải pháp marketing mix 47
3.1. Sản phẩm 47
3.2. Gía 52
3.3. Phân phối 53
3.4. Truyền thông 57
3.5. Các giải pháp khác 58
Kết luận 61
70 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4871 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp Marketing cho sản phẩm giấy vệ sinh của công ty Tissue Sông Đuống tại thị trường Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bán lẻ
Người tiêu dùng cuối cùng
Cửa Hàng GTSP
Nhân viên thị trường
Siêu thị
Hiện nay đây vẫn là kênh chủ lực của công ty, 80% doanh thu của công ty đạt được là thông qua hệ thống này. Tại Hà Nội hiện nay có 5 đại lí cấp 1 nằm tại các quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Tây Hồ, Long Biên. Ở mỗi quận có 1 đại lí cấp 1, riêng quận Thanh Xuân có 2 đại lí cấp 1 nằm tại Phương Mai và Khuất Duy Tiến. Thông thường mỗi đại lí cấp 1 sẽ được giao phụ trách 2 quận liền nhau. Về cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội có 1 cửa hàng tại chính địa điểm đặt công ty.
Cụ thể hoạt động của kênh phân phối sẽ được miêu tả như sau:
Phòng thị trường của công ty giấy Tissue Sông Đuống có một đội ngũ nhân viên thị trường phụ trách chào hàng tại các khu vực địa chính đã được phân chia. Mỗi nhân viên thị trường có trách nhiệm quản lý từ 20 đến 30 cửa hàng tại khu vực mình được quản lý. Ngoài ra phòng thị trường còn có một đội ngũ chuyên đi giao hàng. Do đặc tính của công ty là sẽ vận chuyển hàng hóa đến tận đại lý nên cần thiết phải có đội ngũ giao hàng đó.
Mỗi nhân viên thị trường của công ty có trách nhiệm đi chào hàng tại từng trục đường chính đã được phân trong kế hoạch. Sau đó thông báo lại cho đại lý hiện tại trong khu vực để điều chuyển hàng đến các cửa hàng bán lẻ đó. Đội ngũ giao hàng của công ty chỉ có trách nhiệm giao hàng đến cho đại lý, không giao hàng đến cho các cửa hàng bán lẻ.
Công ty chỉ quản lý kênh của mình tới các đại lí cấp 1, chính sách giá chỉ được lập cho nhà phân phối, không quản lí giá bán ra tới người tiêu dùng cuối cùng ( không thực hiện chính sách 1 giá với khách hàng cuối cùng). Với các đại lí cấp 1 ngoài chính sách chiết khấu giá bán, công ty có những sự hỗ chợ như: Có xe vận chuyển hàng hóa tới tận kho cho các đại lí – chi phí này do công ty chịu, cử đội ngũ nhân viên thị trường xuống giúp các đại lí tìm kiếm và mở rộng thị trường tại phạm vi họ quản lí, có chính sách trả chậm cho các nhà phân phối đạt được đơn hàng theo yêu cầu của công ty tại các thời điểm khác nhau,…
- Kênh hướng tới khách hàng công nghiệp ( các dianh nghiệp, tổ chức): Đây là hoạt động mới được triển khai trong thời gian gần đây và thị trường Hà Nội được coi là nơi thí điểm ban đầu. Đội ngũ này trực thuộc công ty có vai trò trực tiếp đi giao dịch và tìm kiếm những hợp đồng với các khách hàng lớn. Hiện tại là các siêu thị, hệ thống các siệu thị và khách sạn tại Hà Nội. Tuy nhiên hiện nay mới số lượng này chưa nhiều. Các khách sạn được lựa chọn là các khách sạn từ 2 – 3 sao. Tuy được coi là một kênh trực tiệp nhưng một vài trường hợp công ty vẫn phải qua một trung gian khác là các Công ty dịch vụ lau dọn.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp cho sản phẩm giấy vệ sinh của công ty Giấy Tissue Sông Đuống
Công ty giấy Tissue Sông Đuống
Nhà hàng, khách sạn, công ty, doanh nghiệp
Công ty dịch vụ lau dọn
Thứ 4: Về các hoạt động truyền thông
Thời gian đầu khi ra mắt thương hiệu mới “ Wastersilk” , các bước truyền thông được thực hiên một cách chuyên nghiệp và bài bản thông qua tư vấn của công ty Giải pháp thị trường Hoàng Gia. Gồm có: lễ ra mắt thương hiệu tại khách sạn Melia Hà Nội, phim quảng cáo “Wastersilk – cảm giác đến từ một huyền thoại”, phim phóng sự về sự ra đời của thương hiệu. Được phát thường xuyên ở thời kì đầu vào giờ vàng trên kênh VTV3, tạo được ấn tượng tốt với người xem. Nhờ vậy thương hiệu đã nhanh chóng được người tiêu dùng biết đến. Hiện nay công ty đang hợp tác với công ty truyền thông Prosco để xây dựng các chương trình PR nhằm quảng bá cho thương hiệu Comfy mới.
Hàng năm công ty đều tham gia các hội chợ uy tín như: Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội chợ Xuân, Hội chợ thương mại Việt Nam - WTO,… với mục đích giới thiệu sản phẩm tới rộng rãi người tiêu dùng cũng như khẳng định uy tín của sản phẩm.
Việc quảng cáo trên các báo, tạp chí như: Phụ nữ, Hạnh phúc gia đình, Tiêu dùng,… cũng được thực hiện khi công ty cho ra đời những sản phẩm mới.
Các hoạt động PR cũng được tổ chức thường xuyên, chủ yếu là hoạt động phát quà khuyến mại tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn như: Metro, BigC, Vincom,… nhằm quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm mới. Các hoạt động này đều được tổ chức rất chuyên nghiệp với sự tham gia của các công ty chuyên về tổ chức sự kiện bên ngoài. Tuy nhiên chi phí cho những hoạt động này là không hề nhỏ.
3. Đánh giá của khách hàng về sản phẩm giấy vệ sinh Wastersilk
Với 100 bảng điều tra, đối tượng phỏng vấn là những người làm nội trợ trong gia đình, độ tuổi từ 30 – 60, điều kiện là biết đến thương hiệu Wastersilk, đã từng sử dụng hoặc đang sử dụng. Cho kết quả như sau:
- Phần lớn không biết thương hiệu Wastersilk là của công ty Tissue Sông Đuống
- 95% người đã và đang sử dụng các sản phẩm của thương hiệu Wastersilk có sử dụng sản phẩm giấy vệ sinh của thương hiệu này.
- Có 33% biết thương hiệu trước đây của Wastersilk là Bãi Bằng, và hơn 90% trong số này hiện nay đang sử dụng sản phẩm giấy vệ sinh Wastersilk
- Hơn 60% đánh giá chung sản phẩm Wastersilk là tốt, còn lại đánh giá là bình thường. Trong số 70% đó thì có gần 12% là đã từng sử dụng sản phẩm giấy vệ sinh Wastersilk nhưng hiện tại lại đang sử dụng sản phẩm khác, phần lớn lí do là thấy chất lượng giấy giảm và không thuận tiện khi đi mua.
- Trong 100 đáp viên thì hơn 70% biết đến thương hiệu Wastersilk là do đã và đang sử dụng. Gần 10% biết đến qua người thân/ bạn bè/ hàng xóm/ đồng nghiệp. 20% biết qua phương tiện truyền thông và hội chợ, triển lãm.
- Đánh giá về chất lượng giấy thì hơn 55% đánh giá ở mức tốt, 12% đánh giá ở mức độ trung bình. Còn lại là không biết và xấu.
- Về mẫu mã, bao bì sản phẩm thì: 55% đánh giá là bình thường, chỉ có 5% đánh giá là rất đẹp, 16 % đánh giá là đẹp còn lại là xấu.
- Phần lớn khách hàng đang sử dụng cho rằng mối tương quan giữa giá cả và chất lượng sản phẩm là hợp lí.
- Điểm được khách hàng cảm thấy hài lòng nhất về sản phẩm giấy vệ sinh Wastersilk là việc đóng gói sản phẩm. Được đánh giá cao nhất là bịch gồm 12 cuộn.
- Điểm không hài lòng nhất là kênh phân phối. Rất nhiều khách hàng than phiền không tìm được địa điểm mua sản phẩm thuận tiện.
- Hơn 80% những người đã và đang sử dụng sản phẩm giấy vệ sinh Wastersilk cho rằng chất lượng sản phẩm ngày càng giảm sút so với thời gian đầu họ sử dụng.
- Quảng cáo và khuyến mại tại thường điểm hiện tại phần lớn bị đánh giá là rất kém. Khách hàng đều không biết tới một hoạt động khuyến mại nào của công ty.
- Riêng quảng cáo “Wastersilk - cảm giác từ một huyền thoại” được đánh giá là hay và rất hay, nhưng phần lớn không còn nhớ tới quảng cáo này nữa.
- Danh tiếng của thương hiệu phần lớn được đánh giá ở mức độ trung bình.
- So sánh với sản phẩm giấy vệ sinh của An An và Pulppy thì phần lớn cho rằng kém Pulppy và ngang với An An.
- Về mẫu mã sản phẩm cũng so với giấy vệ sinh của An An và Pulppy thì đa phần cho rằng kém Pulppy và sang trọng hơn An An
- Khi so sánh tương quan giữa giá cả và chất lượng sản phẩm giấy vệ sinh Wastersilk với các thương hiệu khác thì có gần 35% cho rằng rẻ hơn. Hơn 55% cho rằng bình thường như nhau.
Mặc dù độ chính xác không cao, còn nhiều sai sót nhưng qua những đánh giá của khách hàng đã thu thập được có thể làm rõ hơn những vấn đề mà công ty giấy Tissue Sông Đuống đang gặp phải về sản phẩm giấy vệ sinh. Đây sẽ là một phần cơ sở để đưa ra những đánh giá và giải pháp cho hoạt động marketing của công ty.
4. Đánh giá về hoạt động marketing cho sản phẩm giấy vệ sinh của công ty
a. Điểm mạnh
- Các hoạt động markeing đã được chú ý và tổ chức một cách khá bài bản. Từ nghiên cứu thị trường, định vị sản phẩm, lựa chọn phân khúc thị trường thích hợp, phát triển sản phẩm, xây dựng kênh phân phối, xây dựng chiến lược giá, tổ chức các hoạt động truyền thông.
- Nghiên cứu thị trường hiện tại vẫn là hoạt động được coi là thế mạnh của công ty. Nhờ vào các hoạt động này công ty đã tìm ra cho mình chiến lược đi đúng đắn, có cơ sở khi cho đời các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, xây dựng được bảng giá sản phẩm có sức cạnh tranh và cải thiện dần hệ thống kênh phân phối.
- Có tính sáng tạo trong việc phát triển sản phẩm, cho ra đời sản phẩm là tiên phong trên thị trường.
- Biết nắm bắt nhu cầu của thị trường và tâm lí người tiêu dùng để cho ra đời những thương hiệu khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty. Khi mới thâm nhập vào thị trường, công ty lựa chọn Wastersilk với định vị là sản phẩm dành cho thị trường cao cấp nhưng nằm ở tầm trung của thị trường này. Dựa vào lợi thế về quy mô tạo ra sức cạnh tranh nhờ vào giá. Nhờ vậy sản phẩm của công ty dễ dàng thâm nhập vào thị trường hơn. Tuy nhiên khi thương hiệu Wastersilk đã được thừa nhận với chất lượng của nó, mang lại một uy tín nhất định cho công ty. Lúc này là thời điểm thích hợp để cho ra đời một thương hiệu mới cao cấp hơn khi khách hàng đã có lòng tin với thương hiệu cũ. Điều này tận dụng được ưu thế về dây chuyền công nghệ sản xuất mà công ty đang có. Giúp công ty nâng tầm uy tín của mình lên một tầng mới, tạo thêm doanh thu và lợi nhuận.
b. Điểm yếu
- Tiến độ thực hiện các hoạt động marketing còn chậm, do đó thực tế diễn ra không đúng theo kế hoạch và chiến lược đã định. Gây ra nhiều tổn thất về doanh thu.
- Đội ngũ làm marketing còn quá ít do đó còn phụ thuộc quá nhiều vào việc thuê các công ty bên ngoài, gây ra chi phí lớn và đôi khi không đồng nhất về ý kiến, quan điểm. Không tạo được sự chủ động trong công việc.
- Yếu trong việc tổng hoà tất cả các hoạt động marketing để tạo ra một kế hoạch marketing hiệu quả. Đặc biệt là việc kết hợp giữa các hoạt động truyền thông và việc xây dựng kênh phân phối. Việc xây dựng kênh diễn ra quá chậm so với việc làm truyền thông, quảng cáo. Dó đó dẫn đến tình trạng khi khách hàng biết và có mong muốn muốn mua sản phẩm thì không biết phải mua ở đâu. Tới khi việc phân phối hiệu quả hơn, khách hàng có thể tìm được địa điểm mua thì việc truyền thông đã bị dừng lại từ lâu, khách hàng không còn nhớ về thương hiệu sản phẩm nữa. Điều này gây ra một tổn hại lớn về chí phí do chi phí sử dụng không hiệu quả. Xây dựng hình ảnh không đi đôi với việc tạo ra doanh thu.
- Chất lượng sản phẩm không ổn định và kiểm tra kĩ càng trước khi đưa ra thị trường, gây ra việc mất khách hàng và điều quan trọng hơn là tổn hại tới uy tín của thương hiệu. Đặc biệt khi mà sản phẩm giấy vệ sinh là sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất thì việc không đảm bảo ổn định cho những sản phẩm này sẽ gây ra cả uy tín không tốt cho những sản phẩm giấy tissue khác cùng thương hiệu.
- Kênh phân phối chưa thực sự hiệu quả, việc bao phủ của kênh còn yếu. Đây là lỗ hổng lớn nhất trong chiến lược marketing của công ty. Khi với sản phẩm giấy vệ sinh thì yếu tố kênh đóng vai trò to lớn trong việc tạo ra doanh thu. Việc bao phủ thị trường chậm không chỉ tạo ra doanh số thấp mà còn làm mất đi rất nhiều khách hàng tiềm năng.
- Chưa thực sự biết tận dụng lợi thế, điểm mạnh mà công ty đang có. Việc truyền thông uy tín của công ty mẹ tới khách hàng dường như bị bỏ ngỏ. Rất nhiều khách hàng không biết sản phẩm của công ty bây giờ chính là sản phẩm giấy Bãi Bằng trước kia. Đã có những trường hợp khách hàng đã mua sản phẩm rồi đem trả lại với lí do: khi mua tưởng đó là sản phẩm của công ty giấy Bãi Bằng, nhưng khi thấy ghi trên bao bì là sản phẩm của công ty Tissue Sông Đuống thì đem trả lại.
- Mẫu mà và bao bì chưa thực sự phong phú và tạo được sự hấp dẫn đối với khách hàng và còn phụ thuộc quá nhiều vào đơn vị thuê thiết kế bên ngoài.
- Việc lựa chọn các cách thức và phương tiện truyền thông, quảng cáo trước đây chưa thực sự hợp lí. Gây ra chi phí rất lớn nhưng lại không mang lại hiệu quả về doanh thu. Khách hàng có thể rất ấn tượng với quản cáo “Wasstersilk - cảm giác từ một huyền thoại” với hình ảnh liên tưởng rất ấn tượng nhưng chưa hẳn đó là điều sẽ khiến họ quyết định mua sản phẩm. Trong khi đó chi phí cho việc thuê làm quảng cáo và tiền quảng cáo trên truyền hình lại quá lớn.
- Các hoạt động khuyến mại còn yếu kém, chưa được chú ý với đúng tầm quan trọng của nó, mặc dù đây là những hoạt động được khách hàng chú ý và quan tâm.
- Việc cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ chưa được tính toán một cách chính xác. Dẫn đến tình trạng có khi sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ hết, để tồn kho nhiều gây ra những hư hỏng, tồn đọng. Nhưng có khi sản xuất lại không theo kịp với tiến độ tiêu thụ, dự trữ không đủ, khiến khách hàng phải chờ đợi. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến mất khách hàng và gây cho khách hàng tâm lí không thoải mái khi phải chờ đợi, ảnh hưởng tới việc kinh doanh của khách.
5. Phân tích SWOT
5.1 Cơ hội
- Sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội nước ta: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta luôn được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực, với mức tăng trưởng gần đạt đến mức 2 con số. Đây là một tín hiệu mừng cho tất cả các doanh nghệp trong nước. Xã hội cũng theo đà của kinh tế ngày càng phát triển, cộng thêm một nền chính trị ổn định, Việt Nam đang dần trở thành một môi trường kinh doanh hấp dẫn nhất trong khu vực và thế giới. Sự đi lên của đất nước cũng tạo đà cho các doanh nghiệp trong nước phát triển và mở ra những cơ hội mới.
- Việt Nam gia nhập sân chơi kinh tế của thế giới: Đây được coi là con dao 2 lưỡi. Trước tiên nó mở ra cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp sản xuất giấy Tissue noi riêng trong đó có Công ty Tissue Sông Đuống những cơ hội mới khi dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào các thị trường quốc tế. Các rào cản thâm nhập cũng thấp hơn. Thông tin về thị trường cũng dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu. Đây là cơ hội lớn để các công ty mở ra hoặc tập chung hơn vào những thị trường mới. Có điều kiện để thu về ngoại tệ. Đặc biệt khi việc xuất khẩu luôn được sự ủng hộ của nhà nước ta.
- Thị trường: Đây có thể coi là cơ hội lớn nhất mà công ty cần nắm bắt. Với tốc độ tăng trưởng cao của thị trường giấy vệ sinh thì đây sẽ là cơ hội lớn đặc biệt với các doanh nghiệp đã đi vào kinh doanh mặt hàng này từ lâu. Sự tăng trưởng của thị trường là điều kiện cho các doanh nghiệp tăng quy mô, từ đó tăng lợi nhuận. Việc đo lường và dự báo chính xác cầu thị trường sẽ là chìa khoá dẫn đến thành công cho doanh nghiệp. Khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì các sản phẩm thuộc về tiêu dùng thiết yếu càng được quan tâm và chú trọng. Đặc biệt khi sản phẩm giấy vệ sinh là sản phẩm khó có thể thay thế bằng sản phẩm khác. Nó được biết đến như một sản phẩm thể hiện cho cuộc sống văn minh, hiện đại và năng động. Đặc biệt tại Hà Nội thì cầu sản phẩm này xu hướng không thể giảm. Vấn đề của các doanh nghiệp là làm sao để khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình chứ không phải làm sao để khách hàng sử dụng loại sản phẩm này.
Tại hội thảo kỹ thuật do Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam(VPPA), ABB, Andritz và Marubeni tổ chức ngày 24/8/2007 tại Furama Đà Nẵng, VPP đã công bố dự báo phát triển công nghiệp giấy đến 2010 và tầm nhìn 2015. Theo đó năm 2010 tiêu dùng các loại giấy ở Việt Nam lên đến 2,9 triệu tấn và năm 2015 tiêu dùng tới 6 triệu tấn giấy, tăng so với năm 2007 (1,8 triệu tấn) lần lượt là 1,6 lần và 3,35 lần. Tiêu dùng tính theo đầu người (kg/người/năm) lần lượt là 32kg và 60kg. Cụ thể với giấy tissue như sau:
Bảng 2.3: Bảng đánh giá về các chỉ tiêu giấy tissue từ năm
2006 – 2015
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
2015
Năng lực sản xuất( tấn)
65.000
70.000
100.000
130.000
140.000
200.000
Tiêu dùng
39.402
40.500
43.600
46.600
50.700
70.000
Nhập khẩu (tấn)
402
500
600
600
700
1000
Sản xuất ( tấn)
60.000
70.000
90.000
105.000
120.000
180.000
Xuất khẩu (tấn)
21.000
30.000
47.000
59.000
70.000
106.000
Tiêu dùng theo đầu người (kg/người/năm)
18
21
24
28
32
60
5.2 Thách thức
- Cạnh tranh tăng: Vì là một ngành có mức tăng trưởng cao thì càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường này. Đây là một điều tất yếu. Đặc biệt khi nền kinh tế nước ta mở cửa, các doanh nghiệp trong nước lại phải đối đầu với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài sẽ vào Việt Nam. Bức tranh về sự cạnh tranh sẽ càng trở nên gay gắt hơn. Lúc này sẽ là lúc các doanh nghiệp phải tự thể hiện được năng lực thực sự của mình nếu không muốn bị loại ra khỏi cuộc chơi. Đây có thể coi là thách thức lớn nhất không chỉ với riêng Công ty Tissue Sông Đuống mà là các doanh nghiệp sản xuất giấy tissue nước ta nói chung. Bài toán về thị phần sẽ lại được đem ra phân chia lại một lần nữa. Giữ vững thị phần đang có đã là một thách thức chứ chưa muốn nói tới việc gia tăng thị phần trong nước.
- Sức ép từ phía đầu vào: Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy ngày càng trở nên khan hiếm. Đôi khi phải đầu tư cho nguồn nguyên liệu này trước từ 5 – 7 năm. Bên cạnh đó là các khía cạnh thuộc về môi trường như vấn đề khai thác và sử dụng gỗ làm nguyên liệu ngày càng trở nên khắt khe hơn. Dẫn đến việc nguyên liệu đầu vào bị tăng giá mà xu hướng là không giảm. Do đó các doanh nghiệp sản xuất giấy tisssuee phải tín đến yếu tố này nếu không muốn giá thành sản phẩm bị tăng lên quá cao.
- Chính sách của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước trong đó có Công ty Tissue Sông Đuống. Đó là vấn đề cổ phần các doanh nghiệp nhà nước. Đây là việc dù sớm hay muộn cũng sẽ phải được thực hiện. Các doanh nghiệp khác cũng đã phải đối đầu với vấn đề này. Tuy là một thách thức không quá lớn nhưng cũng gây ra những khó khăn không nhỏ cho công ty. Việc chuyển đổi sẽ ít nhiều gây ra những sự xáo trộn đặc biệt tại thời điểm này khi công ty còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khác từ phía bên ngoài mang lại. Tất cả tạo ra một thời điểm khó khăn và nhạy cảm cho riêng Tissue Sông Đuống khi các vấn đề cần đối mặt xuất hiện quá nhiều trong cùng một thời điểm.
- Vấn đề bảo vệ môi trường: ngành sản xuất giấy là một trong những ngành gây một lượng ô nhiễm môi trường khá nặng. Ngày nay tuy đã được khắc phục khá nhiều nhờ vào các công nghệ sử lý hiện đại nhưng vẫn để lại những nguy hại cho môi trường tự nhiện. Vấn đề này hiện nay tuy chưa có những quy định cấm cụ thể nhưng cũng là một trong những vấn đề các công ty trong ngành cần phải chú trọng, đặc biệt khi vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng trở nên quan trọng và được sự quan tâm, ủng hộ của toàn thế giới. Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, cũng như Quy hoạch ngành đến 2010 và Tầm nhìn 2020 đã khuyến cáo công suất của các nhà máy bột giấy mới nên từ 100.000 tấn trở lên và của nhà máy giấy là 150.000 tấn trở lên. Đã đến lúc phải học bài học của Trung Quốc, từ 2010 đóng cửa tất cả các dây chuyền sản xuất giấy, bột giấy công suất thấp gây ô nhiễm môi trường và sản xuất không hiệu quả (lãi ít); không cho phép xây dựng những dây chuyền công suất dưới 50.000 tấn/năm. Về vấn đề nước thải của ngành giấy cũng có những dự thảo sắp ban hành với những nội quy khắt khe. Muốn hay không vẫn phải thực hiện. Có thể chần chừ (vì chi phí) nhưng cuối cùng vẫn phải làm. Nhiều nhà máy trên thế giới chỉ dùng 7 – 15 m3 nước/tấn giấy, ở Việt Nam là 30 – 100 m3/tấn. Giá nước ở Việt Nam sẽ tăng, sẽ có nhiều tỉnh, thành tiếp theo Tp. Hồ Chí Minh thu thuế sử dụng nước mặt, nước ngầm. Xử lý nước thải không chỉ thực hiện Luật Môi trường mà còn làm giảm lượng nước dùng trong sản xuất. Cũng sẽ đến lúc Nhà nước buộc các cơ sở gây ô nhiễm phải ngừng hoạt động. Các doanh nghiệp đừng để mình có tên trong danh sách này. Không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khă năng đầu tư xử lý nước thải vì vốn để đầu tư cho công nghệ này không hề nhỏ. Điều này cho thấy trong những năm sắp tới và tương lai thì sân chơi của ngành giấy không phải dành cho các công ty nhỏ.
5.3. Điểm mạnh
- Quy mô và công nghệ sản xuất: Đây được coi là thế mạnh lớn nhất của Công ty Tissue Sông Đuông ở thời điểm hiện tại. Công ty được đầu tư với một quy mô lớn, máy móc hiện đại. Được lắp đặt rất bài bản và ngang tầm với khu vực và thế giới về độ hiện đại. Đây là điều không phải công ty sản xuất giấy tissue nào tại Việt Nam cũng có được. Điều này cũng giúp Tissue Sông Đuống trở thành một trong 4 công ty sản xuất giấy tissue lớn nhất Việt Nam. Đây được coi là một lợi thế về quy mô, làm nền tảng để công ty có thể cho ra đời những sản phẩm với nhiều mẫu mã và chất lượng khác nhau, có cơ hội để thâm nhập và chiếm lĩnh nhiều đoạn thị trường cùng lúc. Đây là một điểm mạnh có thể tạo cho Tissue Sông Đuống sự yên tâm khi nhà nước ta cho phép các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam. Với sự đầu tư về quy mô lớn, công ty sẽ không lo sợ bị loại khỏi cuộc chơi của mình. Vấn đề chỉ còn là làm sao để tăng trưởng cao hơn.
- Kinh nghiệm trong ngành giấy: Đa phần đội ngũ lãnh đạo và công nhân tại công ty hiện tại đều được thuyên chuyển từ công ty Giấy Bãi Bằng cũ, do đó có rất nhiều kinh nghiệm trong ngành giấy. Tạo ra một thế mạnh trong việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào, thắt chặt các khâu sản xuất. Và có kinh nghiệm trong việc quản lý. Đây có thể coi là một tài nguyên lớn nhất mà công ty có được. Dựa vào đội ngũ này có thể giúp công ty tạo ra một sức bật lớn hơn nhiều so với các công ty khác cùng ngành. Bởi lẽ không phải công ty nào cũng có được một đội ngũ giàu kinh nghiệm như vậy.
- Lực lượng lao động: Công ty có được một đội ngũ công nhân lành nghề được đào tạo bài bản về ngành giấy từ trường Cao đẳng ghề giấy ( trước thuộc công ty Giấy Bãi Bằng). Lực lượng này luôn sẵn có và công ty có thể bổ xung bắt kì lúc nào cần. Đây cũng là nơi giúp công ty đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân khi có dây chuyền, công nghệ mới. Sự liên kết chặt chẽ này tạo cho công ty một lợi thế hơn hẳn nhiều công ty sản xuất giấy vệ sinh khác. Đội ngũ công nhân lành nghề và sẵn có sẽ giúp công ty giảm bớt được rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc trong việc tìm kiếm, tuyển chọn và đào tạo công nhân. Đặc biệt khi máy móc càng trở nên hiện đại thì đội ngũ này càng phải yêu cầu có tay nghề cao và khó tìm hơn.
- Sự giúp đỡ và hậu thuận từ công ty mẹ: Không thể phủ nhận những gì Tissue Sông Đuống đang có hiện nay, một phần rất lớn là do sự hậu thuận từ công ty mẹ, hiện nay là Tổng công ty Giấy Việt Nam. Từ việc đầu tư cơ sở, máy móc ban đầu, bù lỗ khi còn khó khăn, cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào, hỗ trợ việc phân phối ra nước ngoài,… đã giúp công ty có được diện mạo như ngày hôm nay. Tuy sẽ phải cổ phần hoá đi đến tự hoạch toán nhưng không có nghĩa Tissue Sông Đuống không còn có những thuận lợi này. Đặc biệt tại thời điểm hiện tại và theo dự đoán là cho hết năm 2008 sẽ không có gì thay đổi trong những chính sách này. Tissue Sông Đuống hoàn toàn có thể tận dụng điều này để tạo ra một lực chạy thật nhanh trước khi phải đối mặt thực sự với những thay đổi lớn. Đà này sẽ giúp công ty đẩy nhanh quá trình thâm nhập thị trường, tạo ra một vị thế vững chắc trước khi một loạt những khó khăn sẽ tới. Nếu làm được vậy công ty sẽ thực sự yên tâm vì mình đã có một chỗ đứng trên thị trường, có khả năng để đối mặt với cơn bão cạnh tranh sắp tới. Có thể nói đây là thời điểm nhạy cảm - thời điểm trước thềm rất nhiều khó khăn, do đó công ty cần phải biết tận dụng triệt để những lợi thế mình đang có để giúp mình trở nên lớn mạnh thực sự, có khả năng để chống đỡ mọi khó khăn sắp tới.
- Là người đi trước: Dù không phải là doanh nghiệp đầu tiên và lớn nhất nhưng Tissue Sông Đuống cũng được xếp vào số những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm giấy vệ sinh có hệ thống, bài bản và sớm tại Việt Nam. Khi mà sự cạnh tranh càng ngày càng trở nên gay gắt thì đây lại là một ưu thế lớn. Đi trước có nghĩa là đã có được chỗ đứng trên thị trường, đã tạo được vị trí trong tâm trí người tiêu dùng, tạo ra được ít nhiều thói quen nơi khách hàng. Đây là một yếu tố quan trọng với một sản phẩm dùng cho tiêu dùng thường xuyên như giấy vệ sinh.
- Sự thay đổi trong tư duy về marketing: Công ty đã nắm bắt được tầm quan trọng của marketing trong chiến lược kinh doanh và đã có sự đầu tư và thực hiện cụ thể, mang lại những kết quả thiết thực. Đây là điều không phải công ty trực thuộc nhà nước nào cũng làm được.
5.4. Điểm yếu
- Khâu tổ chức đầu ra cho sản phẩm: Hiện tại đây vẫn là khâu yếu của công ty. Mặc dù đã có nhiều đầu tư và thay đổi nhưng so với các công ty đối thủ thì đây vẫn là điểm yếu cần phải được cải thiện hơn nữa. Hiện nay công ty mới có phòng thị trường phụ trách mảng này, nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Sản phẩm vẫn chưa thực sự đi đến được với khách hàng mục tiêu.
- Nhân sự chất lượng cao, đặc biệt cho mảng marketing còn yếu: Hiện nay mới chỉ có 3 người phụ trách về marketing, mặc dù khối lượng công việc là rất lớn. Do đó không thể bao quát hết công việc, dẫn đến hiệu quả của công việc không cao.
- Khâu kiểm tra chất lượng đầu ra sản phẩm (KCS): hiện tại chưa hiệu quả, vì một số lượng lớn sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, bị lỗi vẫn được đưa ra ngoài thị trường, nhiều lô hàng đã bị trả lại. Gây ra mất khách hàng, làm giảm uy tín thương hiệu của công ty. Để lâu sẽ dẫn đến những hậu quả lớn.
- Vì là doanh nghiệp nhà nước đã lâu năm nên tâm lí của thời kinh tế bao cấp ít nhiều vẫn còn tồn tại, gây ra những bất cập trong quản lí về hành chính, thất thoát đầu vào và đầu ra của sản phẩm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp marketing cho sản phẩm giấy vệ sinh của công ty Tissue Sông Đuống tại thị trường Hà Nội.DOC