MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương 1 : Marketing dịch vụ của quán cafe Highlands Coffee 4
1.1. Sơ lược về quán cafe Highlands : 4
1.2. Marketing dịch vụ : 5
1.2.1 Đối tượng khách hàng : 5
1.2.2. Sản phẩm: 6
1.2.3. Giá : 13
1.2.4. Phân phối : 15
1.2.5. Xúc tiến : 17
1.2.6. Con người : 18
1.2.7 Các yếu tố hữu hình : 21
1.2.8 Tiến trình : 23
1.3. Đề xuất giải pháp cho marketing dịch vụ: 25
Chương 2 : Quản trị tài chính 27
2.1 Quản trị nguồn vốn : 27
2.1.1 Quản trị nguồn vốn vay : 28
2.1.2 Quản trị nguồn vốn chủ sỡ hữu : 30
2.2 Quản trị tài sản : 30
2.2.1 Tài sản lưu động : 30
2.2.2 Tài sản cố định : 33
2.3 Quản trị doanh số bán : 33
2.4 Quản trị chi phí : 34
2.4.1 Chi phí bán hàng : 35
2.4.2 Chi phí quản lý : 36
2.5 Hạch toán kết quả kinh doanh : 37
2.5.1 Hạch toán lời lỗ : 37
2.5.2 Đánh giá hiệu quả các khoản đầu tư : 38
2.6. Giải pháp: 39
Chương 3 : Quản trị nguồn nhân lực 42
3.1 Tuyển dụng : 42
3.2 Huấn luyện và đào tạo : 43
3.3. Lương và thưởng : 43
3.4 Giao nhiệm vụ, giám sát và điều chỉnh : 44
3.5 Phát triển mối quan hệ trong nội bộ công ty và xây dưng nền văn hóa của công ty : 44
3.6. Giải pháp: 45
Chương 4 : Quản trị quá trình sản xuất dịch vụ 47
4.1 Tiến trình sản xuất dịch vụ : 47
4.2 Phân bổ nguồn lực : 47
4.3 Kế hoạch thời gian phục vụ khách uống cafe : 50
4.4 Dự đoán các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phục vụ : 51
4.5 Kiểm tra và điều chỉnh : 52
4.5.1 Tự kiểm tra và điều chỉnh : 52
4.5.2 Công ty tiến hành kiểm tra và điều chỉnh : 53
4.6 Giải pháp: 53
20 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 20666 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp Marketing dịch vụ cho quán cafe Highlands Coffee, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cả những việc Highlands Coffee làm không ngoài việc luôn luôn mang đến cho khách hàng những cảm nhận về một chất lượng tuyệt hảo. Ðó là lý do tại sao Highlands Coffee luôn đứng vững và hỗ trợ khách hàng với tư cách là cộng sự về cà phê chuyên nghiệp. Highlands Coffee có đội ngũ nhân viên có bề dày kinh nghiệm, chất lượng cà phê tuyệt hảo, máy móc, công nghệ hiện đại và trên hết đó chính là một niềm đam mê mãnh liệt về cà phê.
1.2.5. Xúc tiến :
Ở Highlands Coffee chiến lược xúc tiến của công ty Việt Thái lựa chọn lúc mới bắt đầu thành lập quán và kinh doanh là chiến lược xúc tiến im lặng. Vì Highlands Coffee theo đuổi các đối tượng mục tiêu là trung lưu, giới văn phòng và giới trẻ là chính, do đó chiến lược kinh doanh chính của Highlands Coffee là mở các quán tại các cao ốc văn phòng ( Hạng A được ưu tiên ), mà các cao ốc này vốn đã tồn tại một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn, để có khả năng phục vụ nhu cầu của lượng khách hàng này Highlands Coffee cũng đã có thể quá tải vào thời gian đó. Do đó không thực sự cần thiết để sử dụng các hình thức xúc tiến của marketing để đẩy mạnh thêm doanh số. Mặt khác với chiến lược xúc tiến im lặng, không gây chú ý cho các đối thủ cạnh tranh, đã thực sự giúp Highlands Coffee phát triển và đứng vững trên thị trường, trở thành chuỗi cửa hàng cafe lớn thứ 2 Việt Nam.
Sau khi đã hoạt động kinh doanh một thời gian và ổn định, Highlands Coffee tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh mạnh mẽ khắp cả nước, do đó, để khẳng định thương hiệu của mình đẩy mạnh hoạt động xúc tiến của mình thông qua công cụ PR.
Tự hào là thương hiệu Việt Nam, triết lý của Highlands Coffee là kết hợp những tinh hoa của thế giới hiện đại với những nét duyên và giá trị truyền thống của Việt Nam. Là một thành viên năng động trong các họat động xã hội, Highlands Coffee rất quan tâm và tài trợ cho hàng lọat các chương trình từ thiện, văn hóa, và thể thao. Bên cạnh đó, Highlands Coffee cũng hợp tác với các khách sạn (Mercure) để cùng quảng bá thương hiệu cho mình.
Một số chương trình tài trợ như:
American Independence Day
Australia Day
Canada Day
Terry Fox Run
International School Charity
Ngoài ra, ở Highlands Coffee, cũng có hoạt động khuyến mại, tuy nhiên với mật độ khá ít. Gần đây, nhân dịp kỉ niệm Sinh Nhật Lần Thứ 11, Highlands Coffe – sở hữu bởi công ty Việt Thái Quốc Tế - chính thức công bố chương trình khuyến mãi đặc biệt. Chỉ với 22.000đ khách hàng có thể thưởng thức hương vị café sữa đá và café đá yêu thích (giá thông thường 33.000đ cho café đá và 35.000đ café sữa đá), tại các chuỗi cửa hàng của Highlands Coffee. Khi thưởng thức bất kỳ hương vị café nào của Highlands Coffee, bạn sẽ dễ nhận ra rằng những hạt café nơi đây được lựa chọn kỹ lưỡng, đó là sự pha trộn giữa hai loại café Arabica và Robusta, đem lại hương vị rang xay đặc trưng của café Việt Nam, có vị béo của bơ cùng hương vị đậm đà.
1.2.6. Con người :
Công ty Cổ Phần Việt Thái Quốc Tế là một trong những Công ty hàng đầu trong ngành cà phê, bán lẻ, dịch vụ cao cấp; với gần 60 quán Highlands Coffee và cửa hàng thời trang thể thao Nike, hiện nay có hơn 1,200 nhân viên trên toàn quốc.
Tổng giám đốc
phòng nghiên cứu thị trường
Phòng nhân sự
Phòng tài chính
phòng Thương mại- Marketing
Giám đốc các khu vực
District managers
( Highlands coffee shops)
Tại các cửa hàng :
CỬA HÀNG TRƯỞNG 1
Nhân viên pha chế
Trợ lí cửa hàng trưởng
Nhân viên phục vụ
Nhân viên giao hàng
Nhân viên bảo vệ
District Manager (Highlands Coffee Shop)
CỬA HÀNG TRƯỞNG…
Được thành lập từ năm 1998 và chỉ tập trung vào mảng cà phê đóng gói, đến năm 2002 thì quán cà phê Highlands Coffee đầu tiên chính thức ra mắt. Tính đến thời điểm nay thì đã có gần 100 cửa hàng, tập trung tại các thành phố lớn: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Đồng Nai.
( Nguồn: cafef.vn)
Đội ngũ nhân viên của Highlands coffee được tuyển chọn và huấn luyện qua một quy trình gắt gao đồng thời được sự quản lý từ một đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, sáng tạo. Như là David France, trước đây từng làm tổng giám đốc của sản phẩm nước đóng chai Coca Cola tại Việt Nam. Highlands Coffee tuyển chọn những nhân viên tốt nhất cho từng công đoạn. Để trở thành nhân viên của Highlands Coffee dù là ở vị trí nào, part time hay full time đều phải đáp ứng những yêu cầu cao về cách làm việc, phong cách phục vụ để có thể đem tới chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó Highlands Coffee cũng thường xuyên tuyển dụng những nhân viên mới để luôn tạo được luồng sinh khí mới cho mỗi quán cà phê .Vì vậy khách hàng mỗi khi bước vào Highlands Coffee luôn cảm nhận được sự năng động, mới mẻ, tươi trẻ từ đội ngũ nhân viên. Trước khi bắt đầu làm việc mỗi nhân viên đều được học trong 3 ngày về những vấn đề cơ bản về cà phê, học về phong cách phục vụ của Highlands Coffee, rồi sau đó sẽ bắt đầu làm việc dưới sự hướng dẫn của đội ngũ quản lý.
Tuy nhiên bên cạnh những điều đã đạt được thì đôi khi vẫn có những phàn nàn về nhân viên phục vụ của Highlands Coffee ít nhận được cảm tình của khách hàng Việt. Trong quá trình phục vụ vẫn có những lỗi trong phục vụ giữa khách hàng Việt và khách nước ngoài. Đôi khi nhân viên phục vụ vẫn có tư tưởng coi trọng phục vụ khách nước ngoài và khách hàng trong nước. Do đó bên cạnh việc phát huy những gì đã đạt được Highlands Coffee cần xem xét những vấn đề còn tồn tại. Cần huấn luyện đội ngũ nhân viên phục vụ thật tốt vì đội ngũ nhân viên phục vụ là cầu nối giữa Highlands Coffee và khách hàng.
1.2.7 Các yếu tố hữu hình :
Điểm mạnh của Highlands Coffee chính là tập trung lớn chi phí vào thuê địa điểm, chủ yếu là các khu thương mại cao cấp và quận trung tâm.
Hệ thống cửa hàng của Highlands Coffee được chia làm hai kiểu: trong nhà và ngoài trời:
Các không gian trong nhà mang phong cách sang trọng, ấm cúng phù hợp với những người thích sự riêng tư và yên tĩnh. Với không gian này, thể loại nhạc thường được chơi là nhạc Jazz.
Trong khi đó, các cửa hàng ngoài trời lại mang một phong cách khác hẳn: nhiều cây xanh hòa hợp với thiên nhiên… phù hợp với những người năng động, thích sự nhộn nhịp.
Bảng hiệu:
Bảng hiệu Highlands Coffee được thiết kế khá bắt mắt với 2 gam màu chính là đỏ và trắng. Khung chữ màu đỏ nổi bật trên nền đèn màu trắng rất dễ nhận biết. Bảng hiệu khung hình bầu dục, được treo cao, mang phong cách Tây phương.
Thiết kế cửa hàng:
Ấn tượng đầu tiên khi đến Highlands Coffee là một không gian sang trọng với hai gam màu chủ đạo là đỏ-đen. Những chiếc đèn lồng màu đỏ đã gắn liền với các chuỗi cửa hàng của Highlands Coffee. Chính vì màu sắc này đã làm cho các quán của Highlands Coffee có cảm giác ấm áp và thuần nét Á Đông. Bên cạnh đó, Highlands Coffee còn là sự kết hợp với các giá trị phương Tây biểu hiện qua các bàn ghế bằng gỗ, những chiếc ghế bành to. Với những quán ngoài trời, cà phê Highlands Coffee đặt điểm nhấn vào những chiếc dù trắng, nổi bật một góc, gợi nhớ đến phong cách các quán cà phê ngoài trời ở Ý hay Pháp.
Bàn ghế của các quán này nhỏ gọn hơn, có thể di chuyển dễ dàng, nhưng vẫn làm bằng gỗ và có nét đồng nhất với các quán trong nhà. Đặc biệt, khi đến các quán cà phê Highlands Coffee đặt trong các tòa nhà sang trọng như Vincom, Parkson, khách hàng có thể nhận thấy Highlands Coffee với sàn lót bằng gỗ, tách biệt hẳn Highlands Coffee với các khu vực xung quanh. Đặc biệt, ở các quán trong nhà của Highlands Coffee còn đặt những chiếc bàn cao với ghế xoay giống như bàn ở các quầy bar, hướng ra đường, để phục vụ cho những khách có nhu cầu ngồi một mình ngắm đường phố. Chính cách bày trí kết hợp Á-Âu đã tạo nên một nét riêng cho Highlands Coffee. Khách đến quán, bên cạnh những loại nước uống và thức ăn ngon miệng còn nhận được giá trị cảm nhận đến từ không gian thoải mái, sang trọng và đẳng cấp.
Việc bố trí mặt bằng tại Highlands Coffee khá hợp lí: quầy pha chế được đặt tại chính giữa quán (khách hàng có thể quan sát được dễ dàng quá trình pha chế và yên tâm với chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh, đồng thời giúp nhân viên nắm bắt nhu cầu và phục vụ khách hàng tốt hơn…
1.2.8 Tiến trình :
Quy trình chế biến sản phẩm
Highlands Coffee đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm cà phê với chất lượng tuyệt hảo. Điều này được thể hiện thông qua cam kết về chất lượng mà bắt đầu từ khâu chọn mua nhân cà phê, Highlands Coffee chỉ làm việc với những nhà cung cấp có uy tín cho những hạt loại A tốt nhất. Sau đó, phòng thí nghiệm sẽ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra mẫu hàng để chắc chắn hàng phải đạt những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đặt ra. Sau khi nhập hàng vào kho, công nhân sẽ lựa để loại đi những hạt kém chất lượng. Chỉ cần một hạt cà phê kém chất lượng sót lại đã có thể phá huỷ toàn bộ chất lượng của một lô hàng. Bảo quản cà phê cũng là một điều đáng quan tâm. Hầu hết cà phê ở Việt Nam vẫn chưa được bảo quản đúng cách, chính điều này đã làm cho cà phê dễ bị ẩm mốc và có nguy cơ gây ung thư cho người uống. Với Highlands Coffee, nhân cà phê được bảo quản kỹ ở nơi khô ráo và thường xuyên được kiểm tra về độ ẩm.
Quy trình rang cà phê được kiểm soát bởi một đội ngũ chuyên viên đầy kinh nghiệm, đó chính là sự phối hợp nhuần nhuyển giữa kinh nghiệm và khoa học về thời gian và nhiệt độ rang để có được những hạt cà phê rang tuyệt vời nhất. Cà phê sau khi rang sẽ được làm nguội trước khi các chuyên viên tiến hành công việc phối trộn giữa hạt Arabica và Robusta theo một tỉ lệ nhất định để cho ra những sản phẩm cà phê Highlands Cofffee cao cấp.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là khâu đóng gói. Ðể đảm bảo chất lượng tối ưu, bao bì được thiết kế một lớp lót đặc biệt cùng với van một chiều giúp thoát khí và giữ được độ tươi mới của cà phê trong thời gian dài.
Quy trình phục vụ
Tiếp khách à Gửi menu cho khách à Ghi món à Phục vụ thức uống à Gửi bill tính tiền khi khách yêu cầu tính tiền à Thanh toán và trả lại tiền thừa cho khách nếu có à Tiễn khách về.
Highlands Coffee luôn được khách hàng đánh giá là có phong cách phục vụ rất chu đáo và thân thiện. Từ khi khách hàng bước chân vào cửa hàng sẽ được nhân viên đón tiếp niềm nở, hướng dẫn về chỗ ngồi thích hợp, sau đó đưa menu, hướng dẫn khách hàng xem menu và chọn món. Nhiều khách hàng lần đầu có thể không quen với các tên gọi đồ uống tại đây, hay muốn thưởng thức một loại nào đó theo ý muốn của khách hàng, đều được nhân viên tư vấn, gợi ý. Sau khi nhận order từ khách, rất nhanh chóng, quầy pha chế sẽ nhận thông tin và bắt đầu pha chế.
Trong thời gian chờ, khách hàng có thể uống ly nước lọc lạnh (khác với các quán cà phê thông thường, nước uống thường là trà đá, ở đây Highlands Coffee là nước lọc lạnh, rất tinh khiết, mang phong cách châu Âu). Trong khi thưởng thức đồ uống, khách hàng có yêu cầu gì có thể gọi nhân viên cách đó không xa bất cứ lúc nào. Sau khi xong, nhân viên sẽ hướng dẫn quý khách thanh toán một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Và tất nhiên, không quên kèm theo đó là một lời cảm ơn và hẹn gặp lại lần sau…
Đề xuất giải pháp cho marketing dịch vụ:
Nhìn chung về dịch vụ của quán Highlands Coffee rất tốt, hầu như công ty đã nhận diện được khách hàng mục tiêu và đang đi đúng hướng. Tuy nhiên cũng có một số khuyết điểm và nhóm chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
Thiết kế lại menu quán theo từng đối tượng khách hàng. Trong menu cần có sự phân biệt rõ ràng chẳng hạn như café dành cho những người nghiện café sẽ gồm những loại nào, café dành cho những người thích café, dành cho phụ nữ, dành cho người mới thử,… như vậy khách hàng sẽ dễ dàng lựa chọn café phù hợp cho mình mà không phải hỏi nhân viên phục vụ. Theo tâm lý người Việt Nam rất ngại hỏi những người mà họ không quen về những điều mà họ không biết. Hầu hết mọi người chỉ xin tư vấn từ những người họ đã từng quen biết. Do đó, một người phục vụ cho dù có tỏ ra thân thiện đến mấy cũng tạo cho họ cảm giác ngại vì nếu hỏi thì họ sẽ cảm thấy quê. Chính vì thế, chúng tôi nghĩ rằng việc phân loại café sẽ giúp khách hàng dễ dàng trong việc lựa chọn thức uống phù hợp với khẩu vị của họ và đáp ứng nhu cầu cho những khách hàng dù khó tính.
Thiết kế chương trình kích thích sự tò mò của khách hàng. Theo chúng tôi thì Highlands hầu như không mặn mà với việc xúc tiến, quảng bá thương hiệu. Thời gian gần đây đã có một số quan tâm hơn nhưng vẫn còn rất ít. Chúng tôi cho rằng như thế là không tốt, vì một công ty muốn phát triển bền vững ngoài việc tìm kiếm khách hàng mới cũng cần phải giữ chân khách hàng cũ do đó xúc tiến cũng rất quan trọng. Vì khách hàng mục tiêu chủ yếu là giới trẻ, giới trung lưu, nhân viên văn phòng những người rất tò mò, thích khám phá những điều mới lạ. Vì vậy, nhóm chúng tôi đề xuất là Highlands nên tổ chức một chương trình gì đó nhằm tạo sự tò mò đối với khách hàng của mình chẳng hạn như: vào mỗi tối thứ 6 hàng tuần tại quán…sẽ tổ chức hát với nhau với chủ đề “Cao nguyên” tuần sau thì sẽ là một địa điểm và chủ đề khác, hay buổi giao lưu giữa những người có đam mê về café đến để trao đổi với nhau về từng mùi vị café…
Thêm quy định thưởng, phạt cho nhân viên phục vụ. Để hạn chế tình trạng phân biệt đối xử với khách hàng thì công ty nên quy định mức phạt (từ phạt trừ lương đến đuổi việc nếu vi phạm quá 3 lần) đối với những nhân viên chỉ cần có biểu hiện chứ đừng đợi đến khi khách phàn nàn mới phạt. Bên cạnh đó cần quy định thưởng, phạt đối với người phát hiện nhân viên nào có biểu hiện trên nhằm tránh tình trạng các nhân viên bao che cho nhau. Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp sau:
Lắp camera để kiểm tra thái độ phục vụ của nhân viên
Khách hàng bí mật để kiểm tra năng lực, cách phục vụ khách hàng của nhân viên
Căn cứ vào thái độ phục vụ của nhân viên đối với khách hàng mà có những chính sách thưởng phạt hợp lý đối với nhân viên.
Highlands nên thiết kế lại không gian khu vực ngoài trời nhằm khắc phục yếu tố thời tiết: nắng, mưa… Công ty có thể thiết kế mái hiên di động, mỗi bàn có 1 chiếc dù với thiết kế ngộ ngĩnh như thay vì bàn là xe hơi đồ chơi có mái hiên di động, chiếc ly xinh xắn có bàn ghế bên trong trên có che dù…
Chương 2 : Quản trị tài chính
Quản trị tài chính là một hoạt động không thể thiếu trong việc quản trị kinh doanh dịch vụ của một quán cafe. Nhất là ở Highlands, công việc này càng trở nên quan trọng hơn, khi phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh tầm cỡ như : Trung Nguyên, Starbuck ... Việc quản trị tài chính giúp cho Highlands chủ động trong việc điều hành hoạch động, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cửa hàng cafe, cũng như là cơ sở để thẩm định các dự án mở rộng hệ thống chuỗi cửa hàng cafe của mình.
2.1 Quản trị nguồn vốn :
Trước tiên để có thể xác định cơ cấu nguồn vốn của một quán cafe Highlands. Thì cần phải xác định tổng vốn đầu tư ban đầu trung bình của một quán cafe Highlands.
Dưới đây là bảng chi phí đầu tư ban đầu trung bình của một quán cafe Highlands tại Quận 3 :
Và cơ cấu nguồn vốn của một quán cafe sẽ như sau :
Tỷ lệ tài trợ ngân hàng:
45%
Vay NH:
330,565,800
Vốn tự có:
400,000,000
Công ty sẽ tự đầu tư vào khoảng 400 triệu đồng bằng vốn chủ sở hữu và số tiền còn lại tiến hành vay ngân hàng để hoạt động.
2.1.1 Quản trị nguồn vốn vay :
Nguồn vốn vay ngân hàng chiếm khoảng 45% trên tổng số vốn đầu tư ban đầu của một quán cafe Highlands. Ở Highlands, công ty luôn để tỷ lệ tài trợ ngân hàng dưới mức 50% để hạn chế rủi ro vỡ nợ do dự án đầu tư hoặc kế hoạch kinh doanh không như ý muốn. Đối với Highlands, công ty lựa chọn cách vay vốn trung và dài hạn với thời gian vay cụ thể là 3 năm. Chi phí lãi vay vào khoảng 1,9% tháng, tương đương 22,8%/năm. Và hình thức trả nợ của khoản vay này là trả nợ gốc bình quân, lãi giảm dần theo số dư.
Kế hoạch trả nợ của Highlands :
Highlands sẽ tiến hành trả nợ các khoản vay ngân hàng theo hình thức trả nợ gốc bình quân tức là mỗi năm Highlands sẽ trả cho ngân hàng 110.188.600 VND/năm nợ gốc. Và tiền lãi vay sẽ trả mỗi năm lần lượt là 75.369.002 VND, 50.246.002 VND, 25.123.001 VND.
Tiền dùng để trả nợ vay được lấy từ lợi nhuận thu được, khi quán cafe tiến hành hoạt động và có lãi. Và số tiền này sẽ được công ty quy định với một tỷ lệ trên lợi nhuận sau thuế thu được.
Sau khi cân đối thì số tiền nợ vay phải trả phân bổ hàng tháng như sau :
Năm thứ 1
Năm thứ 2
Năm thứ 3
Gốc trả/tháng:
9,182,383
9,182,383
9,182,383
Lãi trả/tháng:
6,280,750
4,187,167
2,093,583
Số tiền trả/tháng:
15,463,134
13,369,550
11,275,967
2.1.2 Quản trị nguồn vốn chủ sỡ hữu :
Về nguồn vốn chủ sỡ hữu, nguồn vốn này sẽ gồm 2 phần, phần 1 sẽ là nguồn vốn đầu tư ban đầu của công ty khi tiến hành mở quán cafe Highlands. Nguồn vốn này sẽ được công ty hoạch định và sử dụng vào việc mua các thiết bị, dụng cụ, cũng như trang trải các chi phí đầu tư ban đầu khác để quán cafe có thể tiến hành hoạt động kinh doanh.
Phần còn lại của nguồn vốn chủ sỡ hữu, chính là phần doanh thu giữ lại khi quán cafe tiến hành hoạt động. Thông thường nguồn vốn này sẽ được dùng làm vốn lưu động và tồn tại dưới dạng tiền mặt và các quỹ, đối với Highlands nguồn vốn này sẽ ở mức 5%-10% doanh thu thu được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của quán. Đối với nguồn vốn này, công ty sẽ dùng để thanh toán chi trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ cho quán và làm các hoạt động marketing riêng cho quán, thưởng cho nhân viên, trang trí tu sửa quán nếu cần.
2.2 Quản trị tài sản :
2.2.1 Tài sản lưu động :
2.2.1.1 Tiền :
Mỗi quán cafe Highlands sẽ hạch toán và kinh doanh độc lập với nhau. Do đó, mỗi quán sẽ có một nhân viên kế toán riêng của mình. Nhân viên kế toán này sẽ giữ cả chức vụ thu ngân và giữ tiền mặt của quán. Đến cuối ngày kinh doanh sẽ tiến hành kết sổ doanh thu bằng tiền mặt trong ngày.
Lượng tiền mặt có được này sẽ được dùng chủ yếu để chi trả các khoản chi phí phải trả người bán của quán cafe. Sau khi chi trả, nhân viên kế toán sẽ hạch toán và cân đối thu chi chi tiết vào sổ kế toán.
2.2.1.2 Hàng hóa :
Đối với quán cafe Highlands, sản phẩm của quán sẽ được các nhân viên thực hiện pha chế ngay theo yêu cầu của khách hàng, do đó việc dự trữ hàng hóa chỉ hoàn toàn là dự trữ về mặt nguyên vật liệu.
Tuy nhiên, ở Highlands, do cafe là sản phẩm chủ yếu và được cung cấp trực tiếp từ tổng công ty Highlands, mà công ty này có kho dự trữ hàng hóa tại Tp.HCM do đó việc đặt hàng và vận chuyển hàng hóa là rất dễ dàng. Nên mỗi khi gần sử dụng hết các nguồn nguyên vật liệu, nhân viên quán sẽ tiến hành liên hệ đặt hàng với công ty, và sẽ có người vận chuyển đến tận nơi trong thời gian nhanh nhất.
2.2.1.3 Công cụ, dụng cụ và các tài sản lưu động khác :
Thông thường đối với quán cafe Highlands, tài sản chủ yếu là các tài sản lưu động công cụ dụng cụ để phục vụ quán, các tài sản này thường gồm các khoản như sau :
( Số lượng và đơn vị tính, cũng như thành tiền có thể tham khảo trên phần nguồn vốn )
Đối với những tài sản lưu động này, đến cuối ngày nhân viên quản lý của quán sẽ tiến hành kiểm kê, xác định số lượng cũng như tình trạng của các tài sản này. Nếu có sự thiếu hụt hoặc hư hỏng, thì tiến hành xác minh, tìm hiểu nguyên nhân, sau đó tiến hành xử lý. Biện pháp xử lý tùy vào giá trị của tài sản ngắn hạn. Nếu tài sản có giá trị thấp ( 1 triệu ), quản lý sẽ tiến hành lập văn bản báo cáo hư hỏng, mất mác. Sau đó gửi về phòng kỹ thuật của công ty để yêu cầu mua mới. Tiền dùng để mua mới cũng được trích từ các nguồn ngân quỹ của quán.
Thông thường, thời gian sử dụng tối đa của các tài sản lưu động của quán cafe ở Highlands là 3 năm, sau 3 năm quán sẽ tiến hành thay mới các thiết bị của mình. Tùy vào tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của mỗi quán mà thời gian này có thể được rút ngắn nhiều hay ít.
2.2.2 Tài sản cố định :
Đối với tài sản cố định. Nhất là bất động sản, nền đất hay nhà để kinh doanh quán cafe. Highlands lựa chọn cách thức thuê ngoài để tiết kiệm chi phí, do bất động sản tại khu vực trung tâm thành phố, nhất là khu vực Q3 có giá rất cao. Nếu mua tài sản cố định để kinh doanh, sẽ dẫn đến chi phí đầu vào rất cao, tạo áp lực về chi phí. Do đó biện pháp thuê ngoài sẽ hiệu quả hơn khi kinh doanh quán cafe ở Highlands.
Tuy nhiên đối với tài sản cố định, dù thuê ngoài hay mua mới, ở Highlands đều tốn một khoản chi phí sửa chữa ban đầu khá lớn.
Về việc bảo quản tài sản cố định, thông thường sau 1 kỳ kinh doanh, Highlands sẽ tiến hành trang trí, sửa chữa lại quán. Nguồn kinh phí sẽ được lấy từ các nguồn quỹ dự phòng của quán.
2.3 Quản trị doanh số bán :
Doanh số bán chủ yếu của quán là sản phẩm từ cafe.
Trong năm đầu tiên sau khi thành lập quán, cố gắng duy trì doanh số bán ở mức 240 ly/ngày. Tức là đạt công suất bán khoảng 30% so với công suất tối đa dự kiến. Để có thể đạt được chỉ tiêu này, quán cần phải đẩy mạnh hoạt động marketing, nhất là các hoạt động giới thiệu. Các quán đã hoạt động trên 1 năm cố gắng duy trì công suất hoạt động từ 45% đến trên 55%, để có thể đạt được lợi nhuận như mong muốn.
Về các hoạt động marketing, nhất là hoạt động xúc tiến, quản lý các quán có thể tùy ý đề ra các biện pháp để đẩy mạnh doanh số bán cho quán mình, nguồn kinh phí sẽ được lấy từ các quỹ dự trữ của quán. Mặt khác, tại tổng công ty Việt Thái, tại phòng Marketing cũng có những kế hoạch chiến lược xúc tiến marketing nhằm giúp tất cả các quán trong chuỗi cửa hàng cafe Highlands đẩy mạnh doanh số bán của mình, đối với các hoạt động này, nguồn kinh phí sẽ do tổng công ty chi trả.
2.4 Quản trị chi phí :
Mỗi quán sẽ tự chịu các khoản chi phí hoạt động của mình như : chi phí về tiền điện, nước, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công ...
Mỗi quán sẽ có bộ phận kế toán riêng để hạch toán riêng lẻ cho quán mình. Cuối kỳ kinh doanh, bộ phận kế toán ở mỗi quán sẽ có trách nhiệm chuyển các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán của mình cho bộ phận kế toán ở tổng công ty Việt Thái để tiến hành hạch toán chung cho cả hệ thống chuỗi cửa hàng cafe Highlands.
Mỗi quán sẽ có một quản lý riêng và chịu trách nhiệm trực tiếp về các khoản mục chi tiêu của quán mình.
2.4.1 Chi phí bán hàng :
Chi phí nhân công :
Nhân viên bàn Full time
2
người
Lương/ tháng
2,000,000
Lương
4000000
Nhân viên bàn Part time
8
người
Lương/ giờ
14,000
Lương
13440000
Nhân viên tạp vụ
2
người
Lương/ tháng
1,500,000
Lương
3000000
Nhân viên pha chế
3
người
Lương/ tháng
2,500,000
Lương
7500000
Tổng
15
người
27940000
Trung bình tại một quán có khoản 15 nhân viên, bên trên là phần lương cố định của các nhân viên trong quán. Trong đó có 8 nhân viên part-time, 8 nhân viên này sẽ được chia làm 2 ca, mỗi ca làm khoảng 4 tiếng. Ngoài phần lương cố định này, các nhân viên còn có thể nhận được các khoản thưởng khác tùy vào tình hình hoạt động kinh doanh của quán.
Biến phí nguyên vật liệu :
Ở Highlands biến phí nguyên vật liệu vào khoảng 5000 đồng/ly. Đối vời biến phí nguyên vật liệu này không chỉ đơn thuần là biến phí nguyên vật liệu của thức uống cafe. Đây là biến phí nguyên vật liệu trung bình của mặt hàng thức uống trong cửa hàng. Và Highlands dự trù sự biến động chi phí nguyên vật liệu vào khoảng 10%, vậy chi phí tổng nguyên vật liệu vào khoảng 5500 đồng/ly.
Ngoài ra còn có chi phí thuê mướn mặt bằng vào khoảng 80 triệu/tháng.
2.4.2 Chi phí quản lý :
Chi phí nhân công quản lý :
Chi phí cho người trực tiếp quản lý:
10,000,000
đ/tháng
Chi phí cho 2 trợ lý quản lý
10,000,000
đ/tháng
Chi phí cho thu ngân, kế toán:
2,500,000
đ/tháng
Chi phí thuê bảo vệ xe, dẫn xe cho khách:
2,400,000
đ/tháng
Tương tự như những nhân viên bán hàng khác, phía trên là phần lương cố định, ngoài phần lương cố định này các nhân viên có thể nhận được các khoản thưởng khác. Đặc biệt là nhân viên quản lý trực tiếp, khoản thưởng này có thể rất lớn.
Ngoài chi phí nhân công quản lý còn có các chi phí như chi phí tiền điện, chi phí tiền nước, tiền internet, những chi phí này vào khoản 6 triệu đồng mỗi tháng. Trong đó chi phí tiền điện khoảng 3 triệu, nước khoảng 2 triệu và internet 1 triệu.
Ngoài ra còn có các chi phí khác như chi phí bôi trơn, quà biếu, tiếp khách ... Khoản mục chi phí này được hạch toán vào chi phí khác và vào khoản 30 triệu/năm.
2.4.3 Dự trù kinh phí hoạt động trong ngày :
Nếu công suất hoạt động trung bình trong ngày của quán ở mức 30%, chi phí hoạt động trong ngày sẽ ở mức :
Nếu công suất hoạt động trung bình trong ngày của quán ở mức 45%, chi phí hoạt động trong ngày sẽ ở mức :
Nếu công suất hoạt động trung bình trong ngày của quán ở mức 55%, chi phí hoạt động trong ngày sẽ ở mức :
Đây cũng là một trong những cơ sở để định giá bán sản phẩm của quán cafe Highlands.
2.5 Hạch toán kết quả kinh doanh :
2.5.1 Hạch toán lời lỗ :
Hạch toán dự báo lời lỗ là công việc không thể thiếu khi quản trị tài chính. Dưới đây là bảng kế hoạch hạch toán kết quả kinh doanh trong 3 năm đầu, sau khi một quán cafe Highlands bắt đầu đưa vào hoạt động :
Dựa vào hạch toán kết quả lời lỗ, ta thấy khả năng sinh lời của một quán cafe Highlands là khá cao.
2.5.2 Đánh giá hiệu quả các khoản đầu tư :
2.5.2.1 Đánh giá hòa vốn :
Sản lượng hòa vốn
48327
Công suất hòa vốn
16.78
Doanh thu hòa vốn
1,933,080,130
Sản lượng hòa vốn trung bình của một quán cafe Highland vào khoảng 48327 ly nước bán được. Tương đương với công suất hoạt động của quán ở mức 16,78%. Tương đương với hơn 3 bàn trong tổng số 20 bàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp Marketing dịch vụ cho quán cafe Highlands Coffee.doc