MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CƠBẢN VỀMARKETING XUẤT KHẨU
I. BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1. Khái niệm:
2. Cơsởlý luận của hoạt động xuất khẩu
3. Các hình thức xuất khẩu
3.1 Xuất khẩu trực tiếp
3.2. Xuất khẩu uỷthác
3.3. Bán buôn đối lưu.
3.4. Giao dịch qua trung gian.
3.5.Tái xuất khẩu.
3.6. Gia công quốc tế.
II. BẢN CHẤT CỦA MARKETING- XUẤT KHẨU.
1. Định nghĩa và chức năng Marketing - xuất khẩu
1.1. Định nghĩa.
1.2.Chức năng của marketing -xuất khẩu .
1.3. Mục tiêu của marketing- xuất khẩu .
2. Thịtrương xuất khẩu .
2.1. Nghiên cứu và lựa chọn thịtrường xuất khẩu
2.1.1. Nghiên cứu thịtrường xuất khẩu
2.1.2. Lựa chọn thịtrường xuất khẩu
3. Môi trường marketing – xuất khẩu
3.1.Môi trường kinh tế
3.2 Môi trương văn hoá - xã hội.
3.3 Môi trường pháp luật chính trị.
3.4 Môi trường cạnh tranh.
4. Chiến lược marketing xuất khẩu.
4.1 Chiến lược nhấn mạnh vềchi phí.
4.2. Chiến lược khác biệt hoá.
4.3. Chiến lược trọng tâm hoá
5. Marketing- mix trong xuất khẩu
5.1.Chính sách sản phẩm xuất khẩu
5.1.1.Các loại chính sách sản phẩm
b. Cải tiến sản phẩm hiện tại
5.1.2 Quyết định cơcấu tối ưu của chủng loại sản phẩm xuất
khẩu.
5.2. Chính sách giá cả.
5.2.1. Mục tiêu và nội dung của chính sách giá.
5.2.2. Các phương pháp xác định giá
5.2.3. Các chiến lược hình thành giá cơsở.
5.3. Chính sách phân phối.
5.3.1.Các chức năng của phân phối
5.3.2. Các kênh phân phối trong xuất khẩu
5.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp ( chính sách khuyếch trương)
5.4.1.Quảng cáo
5.4.2. Xúc tiến bán
5.4.3. Yểm trợsản phẩm
III. ĐẶC ĐIỂM MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC
1. Sản phẩm ngành may
2.Đặc điểm của thịtrường và hoạt động xuất khẩu hàng may mặc.
a) Đặc điểm của thịtrường :
b)Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
c. Marketing xuất khẩu hàng hoá may mặc
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY
CHIẾN THẮNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀCÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty may Chiến Thắng.
2. Cơcấu tổchức và nhiệm vụ.
a) Cơcấu tổchức :
3.2. Tình hình sửdụng vật tư.
3.3. Tình hình sửdụng trang thiết bị
3.4. Tình hình lao động tiền lương của Công ty.
II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
THỜI GIAN QUA.
1. Kết quảtiêu thụ.
2. Kết quảxuất khẩu sang thịtrường EU.
3. Khảnăng cạnh tranh của Công ty trên thịtrường thếgiới.
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU
1. Nghiên cứu thịtrường EU.
2. Chiến lược Marketing xuất khẩu trong Công ty may Chiến Thắng.
3.2. Chính sách giá của Công ty
3.3. Mạng lưới phân phối của Công ty.
3.4. Xúc tiến hỗn hợp.
4. Những vấn đề đặt ra.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP MARKETING XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ
TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG.
I. NHỮNG YÊU CẦU TỪTHỊTRƯỜNG EU VỀSẢN PHẨM MAY MẶC VIỆT NAM
1. Những yêu cầu từthịtrường EU vềsản phẩm may mặc Việt Nam
2. Khảnăng của Công ty may Chiến Thắng.
II. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU.
III. GIẢI PHÁP MARKETING - MIX VỀXUẤT KHẨU CHO SẢN PHẨM MAY
MẶC CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG.
1. Giải pháp vềsản phẩm.
2. Giải pháp vềgiá cả.
3. Giải pháp vềhoàn thiện kênh phân phối.
4. Đẩy mạnh truyền tin và xúc tiến hỗn hợp
IV. TỔCHỨC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING - XUẤT KHẨU.
1. Sựcần thiết phải tổchức hoạt động marketing xuất khẩu.
2. Chức năng của phòng kinh doanh tiếp thịvà phòng xuất nhập khẩu
trong tổchức thực hiện hoạt động Marketing xuất khẩu.
2.1. Phòng kinh doanh tiếp thị.
2.2. Phòng xuất nhập khẩu
3. Mối quan hệgiữa phòng xuất nhập khẩu và phòng kinh doanh tiếp thị.
V. MỘT SỐKIẾN NGHỊKHÁC.
1. Đào tạo và sắp xếp hợp lý đội ngũcán bộquản lý Công ty.
2. Kiến nghịvềviệc cấp giấy phép xuất khẩu
3. Kiến nghịvềchính sách thuế.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
74 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường EU ứng dụng tại công ty may Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới nước ngoài.
Công ty chấp hành tốt các nguyên tắc quản lý kinh tế của Nhà nước, sử
dụng tốt lực lượng lao động, nguồn vốn, tài sản và đưa nhanh tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
Qua bảng phân tích cho thấy, nguồn vốn tăng 10.152.892.734 đ, tương
ứng 22,21%, trong đó vốn chủ sở hữu tăng 5.513.186.589 đ, tức là tăng
30
46,46%, nợ ngắn hạn giảm 2.588.196.969 đ. Nợ dài hạn tăng 7.227.903.114 đ
do Công ty đầu tư xây mới 1 xí nghiệp may. Tuy vậy Công ty cần sử dụng
vốn hiệu quả hơn vì Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn.
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn
∑ TSCĐ
∑ nợ ngắn hạn
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn năm 2001:
34.875.722.185
2,64 13.218.663.142
Như vậy trong kỳ kinh doanh này khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn của Công ty là khá cao. Điều này là một dấu hiệu khả quan của
Công ty trong việc đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh trong tương lai.
3.2. Tình hình sử dụng vật tư.
Đặc thù của ngành này hiện nay là gia công may hàng cho khách nước
ngoài là chủ yếu, khách hàng chịu trách nhiệm giao toàn bộ nguyên phụ liệu
theo hợp đồng của từng model.
Chính vì vậy chủng loại vật tư trong Công ty rất nhiều và đa dạng định
mức tiêu hao vật tư cũng phụ thuộc vào mặt hàng gia công rất nhiều. Hiện nay
năng lực sản xuất của toàn Công ty là 1,5 triệu áo Jacket và 2,5 triệu áo sơ mi.
Nguyên liệu chính là vải, trong quá trình sản xuất sẽ phát sinh.
Một lượng vải có chiều dài nhỏ hơn định mức của một sản phẩm, số đầu
tấm này không nằm ngoài định mức để bù vào số đầu tấm phát sinh. Để bảo
quản nguyên vật liệu cũng như cấp phát nguyên phụ liệu Công ty may Chiến
Thắng đã thực hiện theo quá trình quản lý ISO 9002.
3.3. Tình hình sử dụng trang thiết bị
Lãnh đạo Công ty may Chiến Thắng rất quan tâm tới vấn đề trang thiết
bị và với quan điểm thiết bị là yếu tố quan trọng hàng đầu trong công tác sản
xuất và kinh doanh nên lãnh đạo Công ty đã chú trọng đầu tư đổi mới, nâng
cấp máy móc thiết bị. Bởi vậy trong cơ cấu TSCĐ của Công ty thì máy móc
đã chiếm tới gần 1/2 tổng số vốn cố định. Tính đến năm 2000 Công ty đã có 6
xí nghiệp cắt may với những máy móc thiết bị hiện đại của Đức, Nhật … Đây
31
chính là điều kiện để Công ty khai thác tốt nhất hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh của mình.
3.4. Tình hình lao động tiền lương của Công ty.
Số lượng lao động
Năm 1968 xí nghiệp may Chiến Thắng được thành lập. Lúc đó xí nghiệp
có khoảng 380 cán bộ, công nhân viên công nghiệp phần lớn là mới được
tuyển dụng mà quền kèm cặp tại chỗ nên nói chung trình độ tay nghề của
công nhân còn thấp và trình độ bậc thợ trung bình là 1,58. Đến nay qua 1 quá
trình hoạt động Công ty đã có một lực lượng lao động hùng hậu với số lao
động dự trữ là 6 đến 8%. Sau đây là bản lao động định biên hợp lý bình quân
của Công ty năm 2000
Bảng số 2: Lao động bình quân năm 2001
ST
T
Chức danh nghề LĐ có mặt
đến 31/12
LĐ cho
1ca
LĐ bổ
sung
Tổng số
LĐ 2001
1 2 3 4 5 6
I Các công đoạn sx chính 3103 3192 170 3262
1 Đo đếm, kiểm tra vải 12 12 12
2 Cắt 72 72 7 79
3 May, và kiểm tra chất lượng
sản phẩm
2537 2602 141 2743
4 Thêu, giặt màu 35 34 2 36
5 Là, gấp, gói, đóng hàng 255 240 20 260
6 Công nhân phục vụ 130 70 70
7 Quản lý phân xưởng 62 62 62
II Các đơn vị phụ trợ 157 155 159
1 Phục vụ NPL vận chuyển 94 94 94
2 Phục vụ cơ điện 16 16 16
3 Y tế đời sống 34 39 39
4 Đội xe 13 12 12
III Khối phòng ban, đảng, đoàn
thể
97 97 97
Tổng cộng I + II + III 3357 3448 3518
(Nguồn: Công ty may Chiến Thắng)
Việc tổ chức sử dụng như trên đã phân tích trên cơ sở các căn cứ tình
hình thực tế sản xuất và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001 với
doanh thu thực tế ngày càng tăng trong các năm thực hiện gần đây của Công
32
ty. Có thể nói cơ cấu sử dụng lao động của Công ty là hợp lí. Số lao động gián
tiếp khoảng 8,6% còn lại là công nhân trực tiếp sản xuất. Cơ cấu này đã tạo ra
cho Công ty một bộ máy quản lý gọn nhẹ, tinh giảm còn lực lượng trực tiếp
sản xuất thì luôn được bổ sung để tăng thêm năng lực sản xuất của Công ty
trong mỗi bước tiến triển quan từng năm hoạt động.
Thời gian sử dụng lao động, chất lượng lao động, định mức lao động.
Do đặc thù ngành may là trong quá trình sản xuất kinh doanh theo đơn
đặt hàng của khách. Bởi vậy, thời gian sử dụng lao động của Công ty có một
đặc điểm riêng đối với bộ phận lao động trực tiếp, tuân thủ chế độ làm việc 8h
trong một ngày đêm. Thông thường vào ban ngày và lịch làm việc các buổi
theo mùa nóng lạnh.
Cách thức quản lý: Theo dõi lao động của cán bộ này đơn giản. Người
đứng đầu trong các bộ phận đó trực tiếp quản lý và kết hợp chặt chẽ với
phòng bảo vệ để đảm bảo thời gian lao động chính xác của cán bộ công nhân
viên trong Công ty. Vì là một đơn vị sản xuất hàng may mặc nên số lượng
công nhân lao động chủ yếu là nữ nên thời gian sử dụng lao động cũng bị ảnh
hưởng lớn.
* Về chất lượng lao động:
Do đặc thù của ngành may đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân có trình độ
tay nghề cao, nhiệt tình, ổn định trong công tác. Cho nên trong những năm
gần đây Công ty đã khắc phục bằng cách duy trì các lớp đào tạo nghề kèm
cặp công nhân mới, bổ sung kịp phục vụ sản xuất. Đến nay Công ty đã có một
đội ngũ công nhân khá lành nghề và nhiều kinh nghiệm bậc thợ trung bình hệ
số 2, 3. Cấp bậc lương bình quân đơn giá trả lương là 2,62. Cán bộ quản lý
hầu hết đã có bằng tốt nghiệp đại học, đội ngũ cán bộ kỹ thuật đa số đã tốt
nghiệp các trường:
- Đại học Mĩ thuật.
- Cao đẳng may
- Trường kỹ thuật may và thời trang của Bộ công nghiệp.
33
Đây thực sự là một nguồn lao động khá tin cậy của Công ty trong quá
trình sản xuất kinh doanh hiện nay.
Do đặc thù ngành may nên số công nhân nữ chiếm tỷ lệ khá đông
khoảng 86 - 90% tỉ lệ chị em phụ nữ đông sẽ ảnh hưởng tới ngày công lao
động do thời gian nghỉ chế độ ốm đau, thai sản, con ốm mẹ nghỉ làm ảnh
hưởng khá nhiều năng suất lao động chung.
* Về phía cán bộ quản lý trong toàn Công ty: Nhìn chung đội ngũ cán bộ
quản lý trong Công ty còn trẻ (tỉ lệ chưa có gia đình chiếm 60%). Đó là những
cán bộ có trình độ năng lực và sáng tạo. Trong công tác ít bị ảnh hưởng của
cơ chế quản lý cũ như quan liêu bao cấp. Vì đây là yếu tố thuận lợi giúp Công
ty thích nghi với cơ chế quản lý mới.
* Về định mức lao động: Ở Công ty may Chiến Thắng được tiến hành
một cách khá đơn giản. Bởi kết quả lao động chính là số lượng, hiện vật được
thực hiện trong một ca làm việc của người công nhân. Mỗi người công nhân
phải hoàn thành một công đoạn trong gia công sản phẩm. Do vậy bằng
phương pháp bấm giờ và kinh nghiệm dựa trên cơ sở xác định về trình độ bậc
thợ, sức khoẻ và từ đó đặt ra mức lao động cho mỗi công nhân.
II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN
THẮNG THỜI GIAN QUA.
1. Kết quả tiêu thụ.
Trong những năm vừa qua Công ty may Chiến Thắng đã từng bước đẩy
mạnh công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình. Kể từ năm
1992, xí nghiệp may Chiến Thắng chuyển đến thành Công ty may Chiến
Thắng, công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty không ngừng được
mở rộng và nâng cao. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
34
Qua số liệu trên ta thấy vài năm gần đây, Công ty may Chiến Thắng đều
thực hiện tốt kế hoạch tăng trưởng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997,
nhưng Công ty đã có kế hoạch khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh
doanh, tích cực chủ động khai thác nguồn hàng, thị trường mới nên đã giảm
đáng kể tổn thất, Công ty vẫn đạt mức tăng trưởng khá.
Trong các năm gần đây (2000, 2001) Công ty đã nhanh chóng tìm kiếm
các thị trường mới đáng tin cậy và thiết lập chỗ đứng cho các sản phẩm của
Công ty tại thị trường EU, Nhật Bản, Đài Loan … Còn mới mẻ nhưng Công
ty đã đạt những kết quả đáng khích lệ, kim ngạch xuất khẩu năm 2000 tăng
đạt 63,544,781 triệu đồng, tăng 12,4% so với năm 1999
Năm 2001 tiếp tục tăng 23% so với năm 2000.
Sản lượng tiêu thụ nội địa cũng tăng, thị trường nội địa được mở rộng
hơn, Công ty đã có thêm nhiều cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại các
phố Đội Cấn, Bà Triệu, Nguyễn Thái Học, Kim Mã …
2. Kết quả xuất khẩu sang thị trường EU.
Khi nói đến thị trường dệt may thì người ta nghĩ ngay đến thị trường EU.
Công ty may Chiến Thắng đã phần nào được khách hàng biết đến mặc dù sản
phẩm của Công ty có đến 70 đến 80% là hàng gia công. Riêng năm 2000 sản
lượng hàng gia công chiếm 81,22%. Thế nhưng sản phẩm gia công của Công
ty lại được tiêu thụ rộng trên thị trường nổi tiếng, rộng lớn và khó tính đó là
thị trường EU.
Mấy năm trở lại đây từ năm 1995 đến năm 2001, Công ty đã thiết lập
được mối quan hệ làm ăn lâu dài với một số khách hàng. Sau đây là danh
sách một số khách hàng Công ty đặt quan hệ ở thị trường EU.
35
Bảng 5: Danh sách các khách hàng Công ty đặt quan hệ
ở thị trường EU
STT Khách hàng Thị trường Các sản phẩm gia công
1 HABITEX Bỉ Jacket
2 FLEXCOM Hà Lan Jacket
3 LEISURE Đức Jacket
4 SEIDENSTICKE
R
Đức Jacket
( Nguồn: Công ty may Chiến Thắng)
Trong các bạn hàng thì các sản phẩm được xuất khẩu sang các Bỉ, Hà
Lan, Đức, Pháp chiếm tỷ trọng lớn thường từ 70 đến 75% tổng lượng hàng,
riêng của Đức chiếm tới 50% tổng số hàng đó. Công ty may Chiến Thắng
xuất khẩu theo 2 dạng đó là gia công và mua nguyên liệu bán thành phẩm
(FOB). Hiện nay Công ty vẫn phải thực hiện các hoạt động gia công là chủ
yếu cho dù là gặp nhiều khó khăn. Còn phương thức mua nguyên liệu bán
thành phẩm vẫn chỉ là con số xuất khẩu rất nhỏ nhưng sẽ mở một hướng đi
mới cho phương thức này.
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty qua các năm tại EU
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001
Doanh thu gia công 23.859,251 29.303,038 32.969,961 35.300,263
Doanh thu FOB 10.016,848 14.842,020 20.848,606 29.993,788
Tổng 33.936,099 44.745,658 53.818,567 65.294,051
( Nguồn: Công ty May Đức Giang)
Qua bảng trên ta thấy: Năm 2001 so với năm 2000 tiêu thụ trên thị
trường EU doanh thu xuất khẩu tăng 21,3% bằng 11481,822 triệu đồng.
Doanh thu từ gia công tăng 7,3% bằng 2,331 triệu đồng.
Doanh thu mua đứt bán đoạn tăng 43,9% bằng 9.153,512 triệu đồng
36
Năm 99 so với năm 1998
Doanh thu xuất khẩu tăng 31,8% bằng 10.805,55 triệu đồng
Doanh thu gia công tăng 25,3% bằng 6.052,346 triệu đồng.
Sỡ dĩ có sự tăng nhanh kể năm 1998 là do hiệp định xuất khẩu dệt may
giữa Việt Nam và EU giai đoạn 1998 - 2000 kỳ kết cuối năm 1997 đã hé mở
khả năng tăng kim ngạch thêm 30% do đó thêm nhiều đơn đặt hàng.
Năm 2000 so với năm 1999.
Doanh thu xuất khẩu tăng 20,2% hay 9.072,909 triệu đồng.
Trong những năm gần đây chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sản
phẩm của Công ty may Chiến Thắng đã tăng lên so với thời kỳ trước đây. Một
phần là do biến động của thị trường thế giới, nhu cầu tiêu thụ tăng lên. Công
ty ký kết được nhiều hợp đồng sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
Do có nhiều cố gắng trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khâu ký kết
hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bước đầu chuyển hình thức gia công
sang mua nguyên liệu bán thành phẩm. Đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu
trực tiếp có hiệu quả, giảm được chi phí, chủ động phục vụ sản xuất kinh
doanh.
Trong những năm vừa qua Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch
với doanh thu năm sau cao hơn năm trước, nộp đủ ngân sách Nhà nước, bảo
đảm đời sống cán bộ công nhân viên ổn định. Tuy nhiên thị trường EU luôn là
một thị trường lớn với những trung tâm tạo mốt nổi tiếng và khó tính vì vậy
mặc dù chiếm phần lớn là gia công xuất khẩu nhưng khi tiến hành một hợp
đồng gia công nào vẫn buộc Công ty phải nghiên cứu thị trường.
37
Nhận xét:
Ta thấy EU là một thị trường lớn của Công ty, điển hình là thị trường
Đức trong đó có các bạn hàng lớn như SEIDENICKER, doanh thu thị trường
này là lớn nhất đối với Công ty trên thị trường EU.
Năm 1998 tổng giá trị xuất khẩu của Công ty sang thị trường EU là 2790
nghìn USD trong đó thị trường Đức đạt 1390 nghìn USD chiếm 49,82%
nhưng thị trường Pháp chỉ đạt 270 nghìn USD đạt 9,67%. Thị trường Bỉ đạt
giá trị xuất khẩu là 150 nghìn USD đạt 5,37%.
Năm 1999 có tổng giá trị xuất khẩu vào EU là 3420 nghìn USD tăng
22,5% so với năm 1998 trong đó thị trường Đức đạt giá trị xuất khẩu là 1500
nghìn USD tăng 7,9% và chiếm 43,96% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty
vào thị trường EU năm 1999.
Thị trường lớn thứ hai là Pháp đạt 450 nghìn USD tăng 66,6% so với
năm 1998.
Năm 2000 có tổng giá trị xuất khẩu và thị trường EU đạt 3810 nghìn
USD, tăng 11,4% so với năm 1999 và tăng 36,5% so với năm 1998. Trong đó
thị trường Đức vẫn dẫn đầu với giá trị xuất khẩu đạt 1560 nghìn USD tăng
4,1% so với năm 1999 vẫn tăng 12,2% so với năm 1998. Thị trường Pháp và
Anh đều đạt giá trị xuất khẩu là 490 nghìn USD tăng 8,8% so với năm 1999
và tăng 75% so với năm 1998. Thị trường Bỉ có giá trị xuất khẩu tăng rất
nhanh đạt 330 nghìn USD tăng hơn năm 1999 là 65% và tăng cao với năm
1998 là 120%.
Năm 2001, doanh thu xuất khẩu tiếp tục tăng nhanh đạt 4520 nghìn
USD, tăng 18,6% so với năm 2000. Dẫn đầu vẫn là thị trường Đức với 2090
nghìn USD chiếm 46,33%, tiếp theo là các thị trường quen thuộc như Pháp,
Hà Lan …
Kết quả xuất khẩu qua 4 năm cho thấy doanh thu xuất khẩu tăng dần
từng năm, đặc biệt quan hệ giữa Công ty và bạn hàng Habitex của Bỉ được cải
thiện rõ rệt. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì Công ty ngày càng mở rộng được
38
thị trường và nâng cao uy tín với bạn hàng các nước EU, góp phần đẩy mạnh
được hoạt động xuất khẩu vào thị trường này. Điều đó sẽ tạo thuận lợi hơn
khi Công ty tham gia vào phương thức mua nguyên vật liệu bán thành phẩm
(FOB).
Những thuận lợi và khó khăn xuất phát từ thị trường này sẽ giúp Công ty
có được phương án giải quyết tốt.
3. Khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường thế giới.
Những năm gần đây xu hướng chuyển dịch các nước xuất khẩu hàng
may mặc được chuyển sang khu vực các nước Châu Á như Nhật Bản, Hồng
Kông, Đài Loan … họ là những quốc gia có nhiều thế mạnh hơn Việt Nam
nên được thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn trên thế giới như EU, Mỹ
ký kết những hợp đồng may mặc lớn với nhiều đơn đặt hàng. Để khai thác tốt
lợi thế, các quốc gia này đã nhìn thấy ở Việt Nam là một nước có lao động rẻ
mà lại có ít đơn đặt hàng. Hơn nữa gia công giữa Việt Nam và các nước trong
khu vực này có khoảng cách rất lớn vì vậy họ đã chuyển các hợp đồng gia
công sang Việt Nam .
Thực chất đây là trung tâm môi giới là khu vực trung gian giữa các nhà
sản xuất hàng may mặc Việt Nam với các nuức nhập khẩu may mặc lớn trên
thế giới
Bảng 9: Giá gia công hàng dệt may của một số nước
Tên nước USD/ người
Thái Lan 0,87
Ấn Độ 0,54
Trung Quốc 0,34
Nhật Bản 26,37
Inđonexia 0,23
Philippin 0,67
Malaixia 0,95
39
Việt Nam 0,18
Nguồn: Tài liệu thống kê Cofectimex 1998
Đối với ngành may Việt Nam hiện nay, hầu hết đều làm may gia công
hàng xuất khẩu và cũng đều qua các Công ty trung gian nước ngoài, thị
trường trực tiếp là nhỏ không đáng kể. Đây là vấn đề khó khăn mà ngành may
nói chung hay Công ty may Chiến Thắng nói riêng phải tìm cách khắc phục.
Hiện tại có hơn 500 doanh nghiệp tham gia làm hàng dệt may xuất khẩu trong
đó có 15 doanh nghiệp là liên doanh với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Như
vậy năng lực sản xuất hàng dệt may ở Việt Nam rất lớn trong khi hạn ngạch
lại có hạn, điều này cũng là một khó khăn lớn cho Công ty may Chiến Thắng.
Tuy nhiên Công ty may Chiến Thắng cũng có thuận lợi trong việc thu
hút các nước có giá lao động cao để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế
giới cũng như tăng sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài đến với
may Chiến Thắng để đặt gia công: vốn đầu tư không nhiều nhanh thu hồi,
nguồn lao động dồi dào, có tay nghề, tính tổ chức kỷ luật cao, có kinh nghiệm
trong quản lý và sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo.
May Chiến Thắng cũng rất khéo léo trong việc củng cố duy trì mối quan
hệ của mình với khách hàng bằng các chính sách ưu đãi song song với việc
đảm bảo chất lượng sản phẩm giao hàng đúng thời hạn. Chính vì vậy mà chưa
cần làm công tác Marketing sản phẩm của mình nhiều khách hàng đã tự tìm
đến với Công ty. Hơn nữa giá gia công của Công ty may Chiến Thắng thấp
hơn so với Công ty khác và chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ cũng luôn
được đảm bảo. Do đó uy tín của Công ty may Chiến Thắng trên thị trường
quốc tế được xác lập và khẳng định trong cả một thời gian lâu dài đã qua và
hiện nay không có nhiều các Công ty may được tín nhiệm như vậy ở Việt
Nam.
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU
1. Nghiên cứu thị trường EU.
40
Khi nói đến hàng dệt may nói chung hay hàng may mặc của Công ty
may Chiến Thắng nói riêng người ta nghĩ ngay đến thị trường EU. Đây là
trung tâm tạo mốt thời trang nổi tiếng trên thế giới, với các tên tuổi nổi tiếng
mà ai cũng biết đến như Pháp, Italia, … với 15 nước và dân số trên 380 triệu
người chiếm 6,5% dân số thế giới, EU trở thành nơi tiêu thụ lớn cả về số
lượng và chủng loại sản phẩm may mặc.
Ta có bảng số liệu sau:
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
Dân số Triệu người 380
Mức tiêu thụ Kg vải/người/năm 17
Tổng giá trị hàng may mặc/ năm Tỷ USD Trên 60
Mức thu nhập bình quân đầu người/
tháng
USD 1500
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - 2000)
Về hàng may mặc thì nước nhập khẩu lớn nhất EU là Đức 25 tỷ $, tiếp
đến là Pháp 9 tỷ $
Thị trường EU có lượng tiêu thụ gấp đôi so với các thị trường Châu Á.
Đặc biệt ở thị trường này do trình độ văn minh trong tiêu dùng cao nên yêu
cầu về chất lượng là rất nghiêm ngặt. Nhu cầu tiêu dùng để "che thân" ở đây
chỉ chiếm khoảng 5 đến 10% còn lại 90 đến 95% là chạy theo mốt dẫn đến
mức độ thay thế hàng may mặc rất cao. Tuy đây là thị trường được bảo hộ
bằng quota nhưng do Việt Nam và EU đã ký hiệp định buôn bán hàng may
mặc từ năm 1992 và hàng năm chính phủ lại đàm phán xin thêm hạn ngạch
nên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này không ngừng tăng lên trở thành
một thị trường xuất khẩu hàng may mặc chủ yếu của ngành may mặc Việt
Nam. Thị trường EU chiếm tới 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và
đối với Công ty may Chiến Thắng đây là thị trường rất lớn chiếm tới 70 đến
80% giá trị xuất khẩu, nước ta có kim ngạch lớn nhất là Đức với hiệp định
41
mới ký kết cho giai đoạn 1998 - 2000 làm tăng thêm 30% khối lượng xuất
khẩu, giảm bớt số mặt hàng quản lý bằng quota từ 151 (năm 1992) xuống còn
29. Điều đó cho thấy thị trường EU luôn là thị trường lớn và đầy hấp dẫn đối
với các Công ty may mặc Việt Nam nói chung và Công ty may Chiến Thắng
nói riêng. Tuy nhiên yêu cầu về sản phẩm may mặc của thị trường này là rất
khắt khe bởi đây là thị trường lớn của rất nhiều nước sản xuất hàng may mặc
trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Sinhgapore, Thái Lan, …
Hơn nữa lại là trung tâm thời trang của thế giới với nhiều trung tâm tạo mốt
tại Italia, Pháp … Vì vậy yếu tố chất lượng, chủng loại, kiểu dáng luôn là vấn
đề quan tâm nhất đối với người tiêu dùng nơi đây. Khi mua một sản phẩm
may mặc họ luôn chú ý tới các yêu cầu kỹ thuật, kiểu dáng có hợp với lứa tuổi
hay không, phong cách và dáng vóc có hợp gu với sản phẩm đó không. Đặc
điểm nhu cầu về sản phẩm may mặc của người tiêu dùng cao, chạy theo mốt
nên mức độ thay thế hàng may mặc rất cao, nhu cầu là luôn thay đổi theo thời
gian.
Điều kiện tự nhiên và khí hậu ở thị trường này là cũng rất khác, không
phải là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên không phân thành 4 mùa riêng biệt
như chúng ta, mùa đông nhiệt độ nơi đây rất thấp nhưng không lạnh buốt do
đó họ yêu cầu sản phẩm may mặc phải có kiểu dáng gọn, đẹp, đủ ấm và phải
hợp thời trang. Vào mùa hè thời tiết rất nóng nên những sản phẩm áo sơ mi
chất liệu phải mát, đẹp, hợp thời trang luôn được khách hàng ở thị trường này
ưa chuộng.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng ở thị trường EU cũng luôn coi trọng sản
phẩm quần áo khi sử dụng chúng thể hiện được địa vị, phong cách của họ
thông qua nhãn hiệu, danh tiếng của sản phẩm. Vì vậy để thành công trên thị
trường EU, các Công ty may mặc Việt Nam nói chung và Công ty may Chiến
Thắng nói riêng phải khuyếch trương nhãn hiệu sản phẩm của Công ty vào bộ
nhớ của người tiêu dùng nơi đây, biến họ trở thành khách hàng tiềm năng của
Công ty.
42
Đây cũng là thị trường mà Công ty được hưởng chế độ ưu đãi chung về
thuế quan, các bạn hàng hầu hết là quen thuộc và có một quá trình làm ăn lâu
dài.
Qua đó, ta thấy EU là một trong ba trung tâm kinh tế lớn trên thế giới về
thương mại, là thị trường khổng lồ và tiềm năng đối với các Công ty may mặc
Việt Nam nói chung hay Công ty may Chiến Thắng nói riêng.
43
2. Chiến lược Marketing xuất khẩu trong Công ty may Chiến Thắng.
Từ những năm mới thành lập nền kinh tế vừa chuyển sang một cơ chế
mới, đó là cơ chế thị trường, một bước ngoặt cho các Công ty thay đổi chính
sách quản lý, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, sự
cạnh tranh bắt đầu xuất hiện, có rất nhiều Công ty bị phá sản. Song với Công
ty may Chiến Thắng đã rất coi trọng hoạt động marketing cụ thể là Công ty đã
đi nghiên cứu thực tế, tìm hiểu thị trường và có quan hệ tốt với rất nhiều bạn
hàng EU. Ngay từ đầu, Công ty đã có một chiến lược marketing xuất khẩu
nhằm thâm nhập vào thị trường EU - một thị trường lớn của thế giới, đó là
chiến lược nhấn mạnh về chi phí, với chiến lược này, Công ty ngày càng mở
rộng được thị trường sản phẩm của Công ty. Công ty tận dụng được một lợi
thế về qui mô khi định ra một mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Với mức giá bán này, sản lượng bán ra thị trường EU của Công ty ngày một
tăng và các bạn hàng đến với Công ty ngày một nhiều.
Tuy nhiên, đối với người ký hợp đồng gia công, họ quan _Àtâm nhiều
nhất tới giá gia công. Vì vậy, Công ty đã linh hoạt trong quyết định về giá đối
với thị trường này, có thể gọi là chính sách giá phân biệt, cụ thể là đối với
những khách hàng đặt gia công với số lượng lớn và thường xuyên Công ty
chọn mức giá thấp hơn. Đó là nhờ một phần trong chiến lược nhấn mạnh về
chi phí trong xuất khẩu sản phẩm của Công ty sang thị trường EU.Tóm lại,
nhờ nhanh chóng nắm bắt nhu cầu thị trường và có chiến lược marketing xuất
khẩu thích hợp mà Công ty đã thành công trong việc xâm nhập vào thị trường
EU và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, giữ được mối quan hệ bạn
hàng và giữ được quan hệ ổn định trong kinh doanh.3. Thực trạng hoạt động
marketing - mix của Công ty may Chiến Thắng.3.1. Chính sách sản phẩm
Trong những năm qua, mặt hàng truyền thống và có uy tín của Công ty là áo
Jacket và áo sơ mi nam, hai mặt hàng này luôn được Công ty quan tâm chú ý
kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ khâu nhập nguyên phụ kiện từ nước ngoài đến
khâu hoàn thành sản phẩm, đóng kiện giao hàng. Trong thời gian tới, Công ty
44
vẫn đi sâu nghiên cứu và sản xuất mặt hàng này cả về công nghệ, chất lượng
và kiểu dáng.Mặc dù Công ty đầu tư trọng điểm vào hai mặt hàng là thế mạnh
truyền thống của Công ty là áo Jacket và áo sơ mi nam nhưng không vì thế
mà Công ty không chú ý quan tâm tới các mặt hàng khác. Công ty vẫn luôn
chú trọng vào việc đi sâu, mở rộng nhiều loại sản phẩm khác nhau như:- Qu
âu
- Quần áo thời trang
- Quần lót
- Bộ đồ ngủ
Với chiến lược đa dạng hoá sản phẩm Công ty tăng thêm được doanh thu
từ việc xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường EU, tuy nhiên Công ty
vẫn chưa thành công trong chiến lược này.
Sau đây là số liệu về các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU của
Công ty qua 3 năm (1998 - 2000):
45
Năm 1998 các mặt hàng này xuất khẩu được 316.842 chiếc chiếm
12,65% .Năm 2000 những mặt hàng này xuất khẩu đạt 433.093 chiếc tăng so
với năm 1998 là 36,69%. So với năm 1999 tăng là 54,97%.
Tuy nhiên, so với hai mặt hàng áo Jacket và áo sơ mi xuất khẩu năm
2000 thì các mặt hàng này có số lượng xuất khẩu vẫn thấp hơn nhiều chỉ
chiếm có 14,39% trong khi áo sơ mi là 55,94% và áo Jacket là 29,67%.
Chất lượng các sản phẩm của Công ty ngày càng được nâng cao uy tín
về chất lượng, được bạn hàng EU biết đến và ngày càng có nhiều số lượng
hàng xuất khẩu sang EU, đặc biệt là áo sơ mi đạt 1681119 chiếc năm 2000
tăng 8% so với năm 1998 và 41,78% so với năm 1999.
Đối với các Jacket, Công ty cho ra đời sản phẩm áo Jacket 5 lớp đối với
mùa rét khi nhiệt độ xuống thấp nhưng khi thời tiết ấm có thể tháo ra thành 2
áo gồm:
- Áo Jacket 2 lớp
- Áo Jacket 3 lớp
Cả hai đều có thể mặc khoác bên ngoài tuỳ theo thời tiết. Đây là sản
phẩm đặc trưng thể hiện rõ trình độ kinh nghiệm và sự sáng tạo rất linh hoạt
của những cán bộ công nhân viên Công ty.
Còn về bao bì và nhãn hiệu sản phẩm của Công ty thì Công ty bị phụ
thuộc nhiều vào bên đặt hàng gia công, mặc dù sản xuất ra các sản phẩm
nhưng khi bán tới người tiêu dùng sản phẩm lại không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường EU- ứng dụng tại công ty may Chiến Thắng.pdf