LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CÁC NHTM 3
1.1. Lý luận chung về doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại 3
1.1.1.1. Khái niệm 3
1.1.1.2. Phân loại 3
1.2. Cho vay đối với DNNQD của NHTM . 4
1.2.1. Hoạt động cho vay của các NHTM. 4
1.2.1.1. Nguyên tắc cho vay của các NHTM 4
1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng với DNNQD. 8
1.2.3. Mở rộng cho vay đối với DNNQD 9
1.2.3.1. Mở rộng cho vay của NHTM 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI SGD I – BIDV 18
2.1. Khái quát về SGD – BIDV 18
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của SGD I – BIDV 18
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD I – BIDV 19
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của SGD I – BIDV 21
2.1.3.1. Hoạt động nguồn vốn 22
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng 23
2.1.3.3. Các hoạt động khác 23
2.2. Thực trạng mở rộng cho vay đối với DNNQD tại SGD I – BIDV 24
2.2.1. Quy trình cho vay và quản lý cho vay đối với các DNNQD tại BIDV 24
2.2.2. Tình hình mở rộng cho vay với DNNQD tại SGD I – BIDV 28
2.2.2.1. Tình hình dư nợ 28
2.2.2.2. Doanh số cho vay 33
2.2.2.3. Doanh số thu nợ 35
2.3. Đánh giá chung 36
2.3.1. Đánh giá kết quả đạt được trong hoạt động mở rộng cho vay đối với DNNQD tại SGD I – BIDV. 36
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 38
2.3.2.1. Hạn chế 38
2.3.2.2. Nguyên nhân. 40
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI SGD I – BIDV 43
3.1. Định hướng trong phát triển cho vay đối với các DNNQD tại SGD I – BIDV 43
3.1.1. Mục tiêu của SGD I 43
3.1.2. Định hướng mở rộng cho vay các DNNQD trong thời gian tới tại SGD I. 44
3.2. Giải pháp mở rộng cho vay đối với các DNNQD tại SGD I – BIDV 44
3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với DNNQD tại SGD I 44
3.2.2. Hoàn thiện chính sách marketing. 46
32.2.1. Thành lập một số bộ phận chuyên môn hóa về hoạt động marketing ngân hàng. 47
3.2.2.2. Xây dựng chiến lược sản phẩm hấp dẫn 48
3.2.2.3. Xây dựng chính sách giao tiếp khuyếch trương 50
3.2.3. Thực hiện tốt chính sách ngân hàng. 50
3.2.3.1. Chính sách lãi suất: cần thực hiện da dạng hóa lãi suất cho vay. 51
3.2.3.2. Chính sách bảo đảm tiền vay 51
3.2.5. Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng tốt. 53
3.2.6. Tăng cường công tác huy động vốn 54
3.3. Một số kiến nghị 54
3.3.1. kiến nghị với chính phủ 54
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 55
3.3.3 Kiến nghị với ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. 56
KẾT LUẬN 57
64 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng cho vay đới với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường vốn, thị trường chứng khoán liên tục biến động, các tầng lớp dân cư đổ xô vào kinh doanh chứng khoán thì tổng vốn huy động đạt 28919046 tỷ đồng là đáng khích lệ. Có thể được kết quả đó là do sở đã duy trì được mối quan hệ với khách hàng truyền thống như ngân hàng phát triển, tổng công ty dầu khí, đồng thời đẩy mạnh huy động từ khách hàng mới như tập đoàn bưu chính viễn thông, tổng công ty bưu chính viễn thông quân đội, tổng công ty vinaconex Tuy vậy, nguồn vốn huy động vẫn tập trung và phụ thuộc vào các tổ chức, các định chế có quy mô lớn, tính linh hoạt chưa cao, huy động từ dân cư có xu hướng giảm bởi vậy thời gian tới SGD cần đẩy mạnh hơn nữa việc đa dạng hóa các khách hàng của mình.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng nhìn chung bám sát mục tiêu: chủ động tăng cường gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ. Tổng dư nợ qua ba năm đều tăng lên: năm 2006 đạt 5000.756 tỷ đồng; năm 2007 đạt 5099.321 tỷ đồng; năm 2008 đạt 5807.045 tỷ đồng. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế đã được cải thiện hơn qua các năm. Nhận thức được vai trò của tài sản đảm bảo, SGD đã nổ lực và áp dụng nhiều biện pháp để tăng dư nợ có tài sản đảm bảo; tài sản đảm bảo nợ vay tăng từ 2850.429 tỷ đồng năm 2006 lên 3159.029 tỷ đồng năm 2007 và sang năm 2008 là 3231.039 tỷ đồng. Công tác phân loại, xử lý nợ xấu đều thực hiện tốt, thu nợ ngoại bảng tăng: năm 2006 thu nợ ngoại bảng đạt 106.891 tỷ; năm 2007 thu nợ đạt 423.179 tỷ đồng; năm 2008 đạt 124.671 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng đã có nhiều thành tích tuy nhiên ngân hàng vẫn còn chưa tích cực, chủ động trong việc tìm kiếm các khách hàng, đa dạng đối tượng cho vay, đặc biệt mảng cho vay DNNQD còn hạn chế chưa tương xứng với tiềm lực của sở và còn chưa cao so với ngân hàng khác. Công tác đánh giá phân tích xếp loại khách hàng, phân loại nợ đã thực hiện tương đối tốt song trong nhiều lĩnh vực chưa nhận thấy hết rủi ro, việc đánh giá tài sản đảm bảo thực hiện còn sơ cứng.
2.1.3.3. Các hoạt động khác
Nhìn chung các mặt hoạt động khác của sở như công tác khách hàng, công tác tài chính kế toán, kiểm soát nội bộ, đào tạo cán bộ, nhân viên đều thực hiện có hiệu quả và phát huy được vai trò của các mặt hoạt động. Tuy nhiên việc khai thác số liệu phục vụ công tác quản trị diều hành còn phụ thuộc nhiều vào kho dữ liệu hội sở chính chuyển về. Việc dự báo, định hướng phát triển hoạch định chưa thực sự bứt phá
2.2. Thực trạng mở rộng cho vay đối với DNNQD tại SGD I – BIDV
2.2.1. Quy trình cho vay và quản lý cho vay đối với các DNNQD tại BIDV
Quy trình cho vay được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống BIDV và áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp. Quy trình này bao gồm bốn bước và nhiều giai đoạn :
Bước 1: Phân tích trước khi cho vay
Đây là bước quan trọng nhất, là bước đưa ra các đánh giá , phân tích ảnh hưởng đến quyết định có cho vay hay không, anh hưởng đến chất lượng tín dụng. quá trình tiến hành phân tích trước khi cho vay trải qua các giai đoạn sau:
Tiếp nhận hồ sơ vay vốn/ đánh giá thẩm định
Trong giai đoạn ban đầu này, khi khách hàng có nhu cầu đề nghị giải ngân hàng cung cấp các sản phẩm tín dụng cán bộ tín dụng sẽ trao đổi cùng khách hàng để tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng. Sau qúa trình thảo luận ban đầu, cán bộ tín dụng có trách nhiệm tập hợp tất cả các thông tin chi tiết để lập tờ trình tín dụng, nếu thấy nhu cầu của khách hàng phù hợp với chiến lược của BIDV thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn tất hồ sơ cho vay vốn.
Sơ đồ tóm tắt quy trình tiếp nhận vay vốn, quy trình đánh giá và thẩm định của BIDV với khách hàng doanh nghiệp
Phỏng vấn
Từ chối
Đánh giá sơ bộ
Hoãn/yêu cầu thêm thông tin
Đạt yêu cầu
Cung cấp mẫu hồ sơ
Hỗ trợ KH hoàn thiện hồ sơ nếu cần thiết
Kiểm tra lịch sử quan hệ TD
Không đạt
Đạt yêu cầu
Không đạt
Kiểm tra hồ sơ
Yêu cầu bổ sung thêm thông tin
Đạt yêu cầu
Chấp nhận hồ sơ
Chuyển sang quy trình thẩm định TD
Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
Cán bộ tín dụng có trách nhiệm quản lý quá trình xử lý hồ sơ tín dụng từ đầu đến khi có quyết định cuối cùng. Trong giai đoạn này, cán bộ tin dụng cần tiến hành tìm hiểu, phân tích khách hàng. Thẩm định khả năng tài chính, phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng đồng thời thực hiện phân tích tình hình quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Cán bộ tín dụng xem xét, kiểm tra, phân tích mức độ tin cậy của báo cáo tài chính và tiến hành phân tích tài chính của khách hàng theo các phụ lục, hướng dẫn cụ thể của BIDV. Mối quan hệ tín dụng giữa khách hàng với BIDV và các ngân hàng khác xem xét rất cẩn thận để đảm bảo tính an toàn của khoản cho vay.
Phân tích, thẩm định dự án đầu tư, phương thức sản xuất kinh doanh
Mục tiêu của công việc này là đưa ra kết luận về tính khả thi hiệu quả về mặt tài chính của phương án, khả năng trả nợ, rủi ro có thể xẩy ra. Tư vấn, góp ý cho khách hàng vay, tạo tiền để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu nợ đúng hạn, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn.
Các biện pháp bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay là việc khách hàng vay vốn của ngân hàng dùng các tài sản của mình hoặc bên thứ ba để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nhằm thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng. BIDV không coi đây là điều kiện duy nhất để quyết định cho vay, không phải phương tiện duy nhất để đảm bảo tính an toàn. Cán bộ tín dụng sẽ xem xét một số nội dung sau: kiểm tra tình hình thực tế của tài sản đảm bảo, phân tích, thẩm định tài sản đảm bảo
Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.
Cán bộ tín dụng chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng nội bộ của BIDV. Mức xếp hạng của BIDV gồm 10 mức AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. mức xếp hạng trên giảm dần từ khách hàng có mức xếp hạng cao nhất đến mức xếp hạng cuối cùng dành cho những khách hàng mất khả năng trả nợ. Trên cơ sở xếp hạng tín dụng khách hàng BIDV sẽ đưa ra các chính sách phù hợp với các nhóm khách hàng như chính sách về lãi suất, tài sản đảm bảo, kỳ hạn thu nợ, tiếp thị khách hàng
Lập báo cáo thẩm định cho vay
Sau khi thảo luận với cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng sẽ trinh tờ trình kèm hồ sơ vốn vay cho trưởng phòng tín dụng. việc phân cấp ủy quyền phê duyệt tín dụng của BIDV được quy định rõ trong sổ vay tín dụng.
Phê duyệt khoản vay.
Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, giao nhạn giấy tờ, tài sản đảm bảo.
Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng
Sau khi khoản vay được phê duyệt, người có thẩm quyền của ngân hàng và khách hàng sẽ ký hợp đồng tín dụng và các loại hợp đồng, giấy tờ liên quan. Trong hợp đồng tín dụng có xác định rõ các nội dung như: tên khách hàng, mục đích sử dụng, số lượng tín dụng,lãi suất, phí, thời hạn Đây là một cam kết xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên phù hợp quy định của pháp luật.
Bước 3: Giải ngân và kiểm soát tín dụng sau giải ngân
Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, ngân hàng tiến hành cấp tiền cho người vay. Người thực hiện giải ngân, chịu trách nhiệm xác nhận mỗi lần giải ngân là cán bộ tín dụng thưc hiện. sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng thực hiện hướng dẫn, đôn đốc người vay thực hiện đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, thực hiện đầy đủ và thực hiện đúng cam kết.
Bước 4: Thu nợ hoặc đưa ra phán quyết tín dụng mới
Các bộ tín dụng theo dõi việc thu nợ theo từng hợp đồng tín dụng đã ký cho từng dự án bao gồm các nội dung: theo dõi trả nợ gốc, theo dõi trả nợ lãi, theo dõi trả phí đối với khoản vay có phí. Trường hợp phát sinh vấn đề như khách hàng không ttrar được nợ đúng kỳ hạn thỏa thuận và có van bản đề nghị thì cán bộ tín dụng xem xét, đề xuất điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, khi phát sinh nợ xấu thì toàn bộ khoản vay được chuyển nợ quá hạn và bàn giao sang bộ phận xử lý nợ xấu và chịu sự kiểm soát của ban quản lý tín dụng của BIDV.
2.2.2. Tình hình mở rộng cho vay với DNNQD tại SGD I – BIDV
Sức ép của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với hệ thống ngân hàng nội địa khiến các ngân hàng tìm mọi biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt trong việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ tài chính mới. Xu hướng mở rộng co vay của các NHTM cổ phần cho các thành phần kinh tế, cuộc canh tranh tìm kiếm khách hàng ngày một quyết liệt hơn, SGD I đã nhanh nhạy trong việc tạo các mối quan hệ tín dụng mới và ngày một đa dạng hơn đối tượng khách hàng. Bởi vậy, SGD I đã quan tâm nhiều hơn đến đối tượng DNNQD, số lượng DNNQD đặt quan hệ tín dụng với sở cũng tăng lên đáng kể, mức dư nợ tín dụng ngày một cải thiện.
2.2.2.1. Phân loại nợ
Có hai phương pháp phân loại nợ:
Phương Pháp "Định Lượng"
Quyết Định 493 phân loại nợ thành năm nhóm, bao gồm:
• nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc
và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh,
cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán;
• nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ;
• nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại
thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày;
• nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời
hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; và
• nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
Cần lưu ý là cho dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ như trên, tổ chức tín
dụng vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm nợ rủi ro cao
hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm.
Phương Pháp "Định Tính"
Lần đầu tiên phương pháp "định tính" được Quyết Định 493 cho phép áp dụng đối với tổ chức tín
dụng đủ điều kiện. Theo phương pháp này, nợ cũng được phân thành năm nhóm tương ứng như
năm nhóm nợ theo cách phân loại nợ theo phương pháp định lượng, nhưng không nhất thiết căn cứ
vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính
sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được NHNN chấp thuận. Các nhóm nợ bao gồm:
• nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và
lãi đúng hạn;
• nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi
nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ;
• nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn
• nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao; và
• nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi,mất vốn.
2.2.2.2. Tình hình dư nợ
Tổng dư nợ
Dư nợ theo cách hiểu chung nhất là số tiền ngân hàng cho vay đến thời điểm tính. Khi dư nợ tăng lên có nghĩa là ngân hàng đã thực hiện tốt việc mở rộng cho vay.
Bảng 2.3: Dư nợ của SGD phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
số tiền
%
số tiền
%
%07/06
số tiền
%
%07/08
DNNN
3625.546
74.63
3646.015
73.33
0.56
3751.351
69
-2.8
DNNDQ
1250.188
25.37
1325.823
26.67
6.05
1684.043
31
-21.27
tổng dư nợ
4857.734
100
4971.838
100
5435.394
100
Quan sát qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ của các DNNQD đã tăng liên tục trong thời gian qua. Dư nợ DNNQD năm 2006 đạt 1250.188 tỷ đồng chiếm 25.37%. Xét về quy mô tổng dư nợ DNNQD đã có sự tăng lên đáng kể. Tuy nhiên khi đánh giá kết quả hoạt động mở rộng cho vay nếu chỉ xem xét đến tổng dư nợ thì sẽ phản ánh không đầy đủ và thiếu chính xác về kết quả hoạt động mở rộng cho vay bởi vậy cần xem xét nó trong mối quan hệ với các chỉ tiêu dưới đây.
Biểu đồ 2.1: dư nợ qua các năm của SGD I(đơn vị: tỷ đồng)
Tỷ trọng dư nợ.
Tỷ trọng dư nợ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động mở rộng cho vay. Quan sát bảng trên có thể dễ dàng nhận thấy tỷ trọng dư nợ với DNNQD trên tổng dư nợ tăng lên rõ rệt. Dư nợ DNNQD tăng lên từ 25.37% năm 2006 lên 26.67% năm 2007 và đạt 31% năm 2008. Dư nợ cho các DNNQD tăng lên như vậy là do sự nhanh chóng điều chỉnh các chính sách chiến lược của ngân hàng đối với loại hình doanh nghiệp này. Đồng thời đây cũng là kết quả của những nổ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ tín dụng của SGD I. Tỷ trọng dư nợ của DNNQD tăng lên qua các năm trong khi tỷ trọng dư nợ của DNNN giảm là một tất yếu. Trong điều kiện hiện nay khi cổ phần hóa các DNNN đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều DNNN trở thành các công ty cổ phần trong đó có nhiều công ty cổ phần nhà nước không giữ cổ phần chi phối. Do vậy dư nợ cho các DNNQD tăng lên trong khi dư nợ cho các DNNN giảm cả về quy mô và tốc độ là điều dễ nhận thấy. Biểu đồ sau sẽ chỉ rõ điều này.
Biểu đồ 2.2: biểu đồ cơ cấu dư nợ các loại hình doanh nghiệp tại SGD qua các năm
Tốc độ tăng dư nợ
Dư nợ cho vay DNNQD năm 2007 so với năm 2006 tăng 6.05% và năm 2008 so với năm 2007 giảm 21.27%. Tại DNNN đạt 0.56% năm 2007 so với 2006 và giảm 2.8% năm 2008. Mặc dù đã có sự thay đổi trong cơ cấu cho vay với các thành phần kinh tế nhưng có thể thấy hoạt động cho vay với cá DNNQD vẫn chưa thực sự tương xứng với nhu vầu vay vốn của doanh nghiệp, chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng tài chính của SGD I.
Qua việc phân tích, đánh giá, so sánh các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay có thể thấy hoạt động mở rộng cho vay của SGD I với các DNNQD đã thu được nhiều kết quả khả quan rất đáng khích lệ. Đồng thời, trong thời gian tới cần tích cực chủ động hơn trong cho vay DNNQD để đạt được những thành tích tốt hơn, tương xứng với tiềm lực của cơ sở.
Cho vay DNNQD phân theo thời gian.
Ngoài việc phân theo tình hình dư nợ của các DNNQD trong tổng dư nợ cần tiến hành đánh giá về hoạt động này theo thời gian để có thể đưa ra những đánh giá chính xác hơn về kết quả hoạt động cho vay mở rộng.
Bảng 2.4: dư nợ cho vay DNNQD phân theo thời gian
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
chỉ tiêu
số tiền
%
số tiền
%
%07/06
số tiền
%
%08/07
dư nợ DNNQD
1250.188
100
1325.823
100
6.05
1684.043
100
27
trung, dài hạn
250.038
20
238.648
18
-4.55
252.606
15
5.85
ngắn hạn
1000.151
80
1087.175
82
8.7
1431.437
85
31.66
Dư nợ DNNQD tăng liên tục qua các năm, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng nhanh chóng, cụ thể năm 2007 tăng 8.7% so với năm 2006 và đặc biệt năm 2008 tăng 31.66% so với năm 2007. Trong khi đó dư nợ trung và dài hạn thay đổi không đáng kể, chứng tỏ các DNNQD hiện nay đã được mở rộng quy mô sản xuất, không chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ như những năm 2004 trở về trước. Chính vì vậy nhu cầu vay vốn sẽ lớn để sản xuất các mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao. Mặc dù vậy nhưng tiềm năng của các DNNQD vẫn chưa được khai thác hết, thời gian tới cần mở rộng cho vay nhiều ngành nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu. Các khoản tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng dần được cải thiện trong tổng dư nợ phản ánh đúng thực tế các DNNQD vẫ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn trung và giai hạn của SGD. Các khoản tín dụng trung và dài hạn có mức độ rủi ro lớn, đặc biệt là cho vay DNNQD bởi vậy các khoản vay trung và dài hạn thường có những đòi hỏi khắt khe hơn,, thủ tục và yêu cầu điều kiện đảm bảo chặt chẽ. Cần đẩy mạnh đáp ứng nhu cầu tín dụng trung và dài hạn đối với các DNNQD vì các doanh nghiệp này rất cần vốn để đầu tư cho máy móc trang thiết bị, dây chuyền công nghệ để đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa do DNNQD sản xuất ra.
2.2.2.3. Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay ra trong kỳ, doanh số cho vay là chỉ tiêu mang tính thời kỳ. Trong kỳ, ngân hàng có thể thực hiện cho vay các đối tượng nhiều lần và quy mô có thể là lớn hơn hạn mức tín dụng rất nhiều, đảm bảo số tiền cho vay mỗi lần luôn nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức tín dụng. Doanh số cho vay của SGD I với DNNQD tăng lên liên tục qua các năm, được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6: doanh số cho vay tại SGD I qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
số tiền
%
số tiền
%
%07/06
số tiền
%
%08/07
DNNN
3444.269
74.36
3828.315
73.33
11.15
4013.946
66.19
4.85
DNNQD
1187.679
25.64
1392.115
26.67
17.21
2050.468
33.81
47.29
doanh số cho vay
4631.948
100
5220.43
100
6064.414
100
Doanh số cho vay DNNN và DNNQD đã tăng dần qua các năm về số liệu tuyệt đối nhưng tốc độ tăng của hai khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh qua các năm lại không ổn định. Doanh số cho vay DNNN năm 2007 tăng 11.15% so với năm 2006, năm 2008 chỉ tăng 4.85% so với năm 2007 trong khi số liệu tuyệt đối vẫn tăng. Doanh số cho vay DNNQD tăng lên cả tốc độ lẫn tỷ trọng, năm 2007 tăng 17.21% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 47.29% so với năm 2007. Điều này được thể hiện dưới biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3: doanh số cho vay của SGD qua các năm( đơn vị: tỷ đồng)
Quan sát biểu đồ trên ta thấy mặc dù đã có nhiều thay đổi nhưng doanh số cho vay các DNNQD vẫn thấp hơn doanh số cho vay các DNNN rất nhiều. Các DNNN có quan hệ tín dụng thường xuyên hơn, được cho vay nhiều lần hơn các DNNQD. Điều này cũng phản ánh chính xác thực tế hoạt động tín dụng tại sở khi mà cho vay khối DNNN vẫn chiếm quy mô lớn. Nhưng cũng cần nhận thấy rằng đã có những chuyển biến tích cực khi mà doanh số cho vay DNNQD đã tăng với tốc độ lớn hơn tỏng khi doanh số cho vay DNNN đã có tốc độ tăng trưởng chậm hơn, thậm chí không tăng mà còn giảm nữa. Xu hướng trên phản ánh chính xác diễn biến thực tế trong công tác tín dụng khi mà SGD I đang cố gắng tăng cường cấp tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh trong khi vẫn duy trì và củng cố mối quan hệ hiện có với khối quốc doanh.
2.2.2.4. Doanh số thu nợ
Cũng giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng là chỉ tiêu mang tính thời kỳ, phản ánh tổng số tiền vay thu về trong kỳ. Hoạt động thu nợ của SGD được thể hiện trong bảng số liệu:
Bảng 2.7: doanh số thu nợ của SGD qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
%
Số tiền
%
%07/06
Số tiền
%
%08/07
DNNN
3099.842
74.36
3516.109
72.76
13.43
3688.895
68.56
4.91
DNNQD
1068.911
25.64
1316.480
27.24
23.16
1692.248
31.44
28.54
Doanh số thu nợ
4168.753
4832.589
5381.143
Doanh số thu nợ của SGD I qua các năm có sự biến động tương đối giống như doanh số cho vay. Doanh số thu nợ của cả hai loại hình DNNN và DNNQD đều tăng lên về quy mô tuy nhiên tốc độ tăng lại khác nhau và tỷ trọng doanh số thu nợ của DNNN thì có xu hướng giảm còn tỷ trọng doanh số thu nợ của DNNQD thì tăng lên. Doanh số thu nợ của DNNN chiếm tỷ trọng 74.36% năm 2006, sang năm 2007 thì DNNN chiếm 72.76% và năm 2008 chiếm 68.56% doanh số thu nợ. DNNQD có tỷ trọng doanh số thu nợ tăng dần qua ba năm: năm 2006 chiếm 25.64%, năm 2007 chiếm 27.24% và năm 2008 chiếm 31.44%. Có được kết quả trên là do những quyết tâm của sở trong công tác thu nợ DNNN trong năm 2006, còn khối DNNQD do không có được những ưu đãi như khối DNNN nên việc trả nợ nghiêm túc và đầy đủ hơn, đúng hạn hơn. Doanh số thu nợ của SGD I được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.4: doanh số thu nợ của SGD I qua các năm( đơn vị: tỷ đồng)
Doanh số thu nợ của các DNNQD tăng lên là do hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày một tăng; do công tác thu nợ của ngân hàng được thực hiện tốt, công tác thẩm định doanh nghiệp trước khi cho vay được thực hiện tốt, công tác thẩm định doanh nghiệp trước khi cho vay được thực hiện một cách có hiệu quả.
Quan sát doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngày càng cao của các DNNQD qua ba năm gần đây có thể khẳng định rằng quy mô cho vay của SGD I với DNNQD ngày càng lớn đồng nghĩa với đó là hoạt động cho vay DNNQD ngày càng được mở rộng.
2.2.2.5. Nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.
Bảng 2.8: cơ cấu nợ quá hạn của SGD I
Đơn vị: triệu đồng
chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
%
Số tiền
%
%07/06
Số tiền
%
%08/07
Tổng NQH
750
100
918
100
87
100
DNNN
562
74,93
679
73,96
22,4
58
66,67
-91,46
DNNQD
188
25,07
239
26,04
27,13
29
33,33
-87,87
Tình hình nợ quá hạn năm 2007 tăng so với năm 2006 nhưng sang đến năm 2008, nợ quá hạn đã giảm một cách rõ rệt, có được kết quả này là do những cố gắng của cán bộ tín dụng, do sự điều chỉnh hợp lý của ngân hàng cũng như những cố gắng tích cực trong thu nợ xấu.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Đánh giá kết quả đạt được trong hoạt động mở rộng cho vay đối với DNNQD tại SGD I – BIDV.
Ngay từ những ngày đầu thành lập SGD I đã có nhiệm vụ là phục vụ các DNNN, các tổng công ty thuộc lĩnh vực xây lắp cơ bản. Bởi vậy, các hoạt động của sở trong thời gian trước thường thiếu tính đa dạng, không chủ động, thiếu tính tích cực, chỉ tập trung vào một số khách hàng truyền thống quen thuộc. Trong mấy năm trở lại đây nhận thức được những thay đổi của thị trường. cùng với những thay đổi rõ rệt và SGD I đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Hoạt động tín dụng là một trong số các mặt hoạt động thu được nhiều thành tích nhất của sở. Trước những thay đổi của thị trường, trong xu thế hội nhập, và trước sức ép cạnh tranh và do những thay đổi pháp lý, SGD I đã tiến hành đa dạng hóa các khách hàng của mình. Hoạt động cho vay DNNQD đã có những biến chuyển theo hướng thuận lợi cho các doanh nghiệp. Số lượng khách hàng thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đến giao dịch ngày càng tăng, chất lượng của các khoản vay ngày một nâng cao. Số lượng DNNQD đến giao dịch với sở hiện nay có khoảng 100 doanh nghiệp tập trung vào một số doanh nghiệp như công ty cổ phần Alphanam, công ty cổ phần FPT, công ty Chinh Phông – Hải Phòng, công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Nội Hoạt động cho vay các DNNQD tập trung mạnh vào các CTCP, TNHH và các DNTN. Đây là một hướng đi rất hợp lý của sở trước xu hướng cổ phần hóa của các DNNN, khi mà số lượng các CTCP sẽ tăng nhanh chóng. Do xu hướng đầu tư vào thị trường Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước rất cần sự hỗ trợ từ phía các ngân hàng. SGD I đã kịp thời nắm bắt kịp thời xu hướng này và thực hiện đẩy mạnh cho vay các CTCP, TNHH, TNTN dẫn đến sự tăng lên nhanh chóng của dư nợ cho các đối tượng doanh nghiệp t rên.
Dư nợ tín dụng, doanh số cho vay và doanh số thu nợ của các DNNQD đều tăng lên nhanh chóng qua các năm. Dư nợ DNNQD chiếm khoảng 27.68 tổng dư nợ. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ DNNQD tăng lên cả về tốc độ và tỷ trọng, doanh số cho vay tăng từ 2% năm 2007 lên 14% năm 2008. Doanh số thu nợ DNNQD chiếm khoảng 28% trong tổng doanh số thu nợ. Có được những chuyển biến tích cực trên là kết quả của những thay đổi trong chính sách chỉ đạo của ngân hàng, do những nỗ lực và quyết tâm của cán bộ tín dụng phụ trách mảng tín dụng ngoài quốc doanh. Đồng thời đó là kết quả thực hiện của các giải pháp khuyến khích mạnh mẽ cho vay khối DNNQD ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về bảo đảm tiền vay, cung cấp dịch vụ tiện ích đi kèm. Ngân hàng đã thực hiện đổi mới mạnh mẽ trên tất cả các mặt hoạt động như tổ chức, chính sách khách hàng, đào tạo cán bộ thông qua việc áp dụng và dần hướng tới những thông số tài chính quốc tế của một ngân hàng chuẩn mực hiện đại đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn.
Việc cấp tín dụng trung và dài hạn cho các DNNQD đã được cải thiện và nâng dần trong tổng dư nợ DNNQD của sở. Tín dụng trung, dài hạn DNNQD giảm từ 20% năm 2006 xuống còn 15% năm 2008, điều này chứng tỏ các điều kiện để cho vay trung và dài hạn là rất khắt khe, nhiều thủ tục rườm rà nên ngày càng có ít doanh nghiệp vay vốn dài hạn.
Dựa trên những phân tích trên cho thấy việc mở rộng cho vay của SGD I với các DNNQD đã có rất nhiều kết quả tốt đẹp, tạo tiền đề thuận lợi trong việc đẩy mạnh cho vay DNNQD, giảm tỷ trọng cho vay DNNN trong thời gian tới.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Những thành tích mà SGD I đã đạt được không phải là ít nhưng trong việc cấp tín dụng cho các DNNQD vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục:
Việc cấp tín dụng còn dựa nhiều vào điều kiện bảo đảm tiền vay nhất là bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố hàng hóa.
Tỷ trọng dư nợ DNNQD còn thấp khi so sánh với tỷ trọng dư nợ DNNN mặc dù SGD I đã có những điều chỉnh về chính sách tín dụng, các điều kiện ưu đãi hơn.
Thời gian phê duyệt 1 món vay cũng như khoản giải ngân còn kéo dài, qua nhiều công đoạn.
Số lượng DNNQD có nhu cầu vay vốn lớn nhưng SGD vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Các DNNQD có quy mô vừa và nhỏ không được chú trọng cho vay.
Đóng góp của khu vực DNNQD vào thu nhập của SGD còn thấp.
Phương thức cho vay còn nhiều hạn chế, hầu hết là cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án đầu tư.
Chỉ tập trung vào cho vay DNNQD quy mô lớn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất quy mô lớn. Cho vay các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ chưa được chú trọng.
Hoạt động cho vay DNNN vẫn chiếm phần lớn cơ cấu cho vay của sở trong khi đó rủi ro từ cho vay các doanh nghiệp này là rất lớn,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2025.doc