Nhìn vào biểu đồ ta thấy vào năm 2009, PGD đã không hoàn thành được kế hoạch đề ra là do mới đi vào hoạt động nên nguồn khách hàng thu hút còn ít, nhưng sang năm 2010 với sự nổ lực cố gắng PGD ACB Lê Đức Thọ đã huy động vốn đạt ở mức 366.718 triệu đồng, vượt xa kế hoạch mà Hội sở đã giao. Điều này cho thấy năng lực huy động vốn của PGD là rất tốt đó cũng là nhờ những chính sách thu hút khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ đa dạng và tiện ích. Bên cạnh đó cũng là nhờ chính sách lãi suất phù hợp kèm một đội ngũ nhân viên nhiệt tình và năng động.
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3070 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng cho vay khối khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Phòng giao dịch Lê Đức Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o lãnh (nếu có).
Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn: Giấy tờ căn nhà, nền nhà dự định mua (thủ tục bắt buộc), Giấy thỏa thuận hoặc Hợp đồng mua bán nhà do 02 bên lập (nếu có).
Tài liệu chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, Xác nhận lương, Hợp đồng cho thuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh của người vay và cùng trả nợ.
Thủ tục:
- Khách hàng liên hệ nhân viên tín dụng của chi nhánh/PGD ACB gần nhất hoặc qua website www.acb.com.vn, CallCenter 247 để đăng kí và được hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn. Nộp lại bộ hồ sơ vay vốn hoàn chỉnh cho nhân viên tín dụng.
- Thời gian giải quyết hồ sơ và thông báo kết quả (cho vay/ từ chối): từ 3 đến 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
2.1.4.4. Tiện ích và dịch vụ hỗ trợ:
- Giúp khách hàng mua được căn nhà đúng như ý thích của mình.
- Tiết kiệm được chi phí trả lãi vay bằng hình thức giải ngân theo tiến độ xây.
- Thời gian cho vay dài giúp khách hàng cân đối được nguồn tài chính.
2.1.5. Cho vay mua xe ô tô
Cho vay mua xe Ôtô thế chấp bằng chính xe mua là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua xe ôtô phục vụ nhu cầu đi lại, giao dịch và kinh doanh, với tài sản thế chấp bằng chính xe mua.
2.1.5.1. Đối tượng & điều kiện:
Cá nhân, hộ gia đình, người Việt Nam.
Có thu nhập ổn định, đủ đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
Có nhu cầu vay vốn để mua xe du lịch từ 4-16 chỗ hoặc xe tải có trọng tải từ 550 kg – 2,5 tấn, mới 100%. Nguồn gốc xe hợp pháp và phải được mua tại các đại lý chính thức của các doanh nghiệp sản xuất xe tại Việt Nam.
2.1.5.2. Đặc tính sản phẩm:
Thời gian cho vay: Tối đa 48 tháng.
Loại tiền vay: VND.
Mức cho vay: Căn cứ nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ tối đa 70% giá trị xe.
Phương thức trả nợ: Trả lãi hàng tháng, vốn trả hàng tháng/ quý.
Trả nợ trước hạn: phạt trả nợ trước hạn theo quy định của ACB.
2.1.5.3. Hồ sơ và thủ tục đăng ký:
Hồ sơ:
Hồ sơ pháp lý: CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu/KT3, Giấy đăng ký kết hôn/xác nhận độc thân, … của người vay, người hôn phối.
Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn: Giấy báo giá xe, biên lai đặt cọc, hợp đồng mua xe (nếu có).
Tài liệu chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, Xác nhận lương, Hợp đồng cho thuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh của người vay và người cùng trả nợ.
Thủ tục:
- Khách hàng liên hệ nhân viên tín dụng của chi nhánh/PGD ACB gần nhất hoặc qua website www.acb.com.vn, CallCenter 247 để đăng kí và được hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn. Nộp lại bộ hồ sơ vay vốn hoàn chỉnh cho nhân viên tín dụng.
- Thời gian giải quyết hồ sơ và thông báo kết quả (cho vay/ từ chối): không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
2.1.5.4. Tiện ích và dịch vụ hỗ trợ:
- Khách hàng vẫn đứng tên trên giấy đăng ký xe (khác với cho thuê tài chính).
- Khách hàng giữ bản sao đăng ký xe có xác nhận của ACB để lưu hành.
- Thủ tục vay vốn đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.
- Đăng ký vay vốn qua mạng tại địa chỉ: www.acb.com.vn/vayquamang/thechap
2.2. Một số qui định chung đối với cho vay khách hàng cá nhân
2.2.1. Phạm vi và nguyên tắc cho vay
2.2.1.1. Phạm vi, đối tượng khách hàng
Cá nhân, hộ gia đình: Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với ngân hàng cho vay là chủ hộ hoặc người đại diện của chủ hộ, chủ hộ hoặc người đại diện phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Tổ hợp tác: đại diện tổ hợp tác phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
2.2.1.2. Nguyên tắc cho vay
Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả vốn góp, lãi vay đúng hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng hay trong các khế ước nhận nợ.
2.2.2. Điều kiện để được vay vốn
ACB có thể xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hàng vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo các quy định hiện hành của pháp luật.
Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Có khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết.
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật, của ACB.
2.2.3. Thời hạn cho vay và thu nợ
2.2.3.1. Thời hạn cho vay:
ACB và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, chu kỳ ngân quỹ, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn cho vay của ACB và các nội dung khác để thỏa thuận nội dung cho vay và được ghi nhận cụ thể trong hợp đồng tín dụng giữa ACB và khách hàng.
Đối với các tổ chức Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập/ giấy phép hoạt động tại Việt Nam.
Đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.
2.2.3.1. Thời hạn ân hạn:
Trong trường hợp dòng tiền trả nợ của phương án / dự án đầu tư chưa phát sinh hoặc phát sinh không đáng kể (như giai đoạn thi công, xây lắp, vận hành, chạy thử…) thì ACB và khách hàng thỏa thuận thời hạn ân hạn và được ghi nhận cụ thể trong Hợp đồng tín dụng. Trong khoản thời gian này, ACB có thể chỉ thu lãi vay mà chưa thu vốn gốc hoặc chưa thu cả vốn gốc và lãi vay.
2.2.4. Mức cho vay:
Xác định số tiền cho vay dựa vào căn cứ:
- Nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Khả năng trả nợ của khách hàng.
- Quy định của ACB đối với mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm.
- Quy định của ACB đối với số tiền cho vay tối đa của từng sản phẩm cho vay.
- Nguồn vốn cho vay của ACB.
- Giới hạn cho vay đối với một khách hàng.
2.2.5. Lãi suất cho vay :
Lãi suất cho vay là lãi suất do ACB và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc khế ước nhận nợ tại thời điểm giải ngân.
Lãi suất cho vay cố định: không thay đổi trong thời gian cho vay.
Lãi suất cho vay thay đổi: thay đổi khi có thông báo lãi suất cho vay mới của ACB.
2.2.5.1. Các hình thức tính lãi vay:
- Tính lãi vay theo dư nợ giảm dần: tiền lãi giảm dần theo dư nợ
- Tính lãi vay theo Amort: số tiền trả cho ngân hàng cố định (vốn+ lãi), vốn tăng dần, lãi giảm dần.
- Tính lãi vay theo Add- on: số tiền vốn cố định, số tiền lãi cố định.
2.2.5.2. Lãi suất cho vay trong trường hợp gia hạn nợ:
- Theo thỏa thuận giữa ACB và khách hàng
- Không thấp hơn lãi suất cho vay của ACB tại thời điểm đồng ý gia hạn nợ.
- Không thấp hơn lãi suất cho vay trước đó đã được ký trong hợp đồng tín dụng.
2.2.5.3. Lãi suất cho vay trong trường hợp nợ quá hạn:
Nợ quá hạn do vi phạm nghĩa vụ trả lãi:
Nợ quá hạn = Toàn bộ vốn gốc
Lãi suất = Lãi cho vay trong hạn
Nợ quá hạn do vi phạm nghĩa vụ trả vốn gốc:
Nợ quá hạn = Toàn bộ vốn gốc
+ Đối với số vốn gốc đến hạn trả nợ: Lãi suất= Lãi cho vay trong hạn x 150%
+ Đối với số vốn gốc chưa đến hạn trả nợ: Lãi suất= Lãi cho vay trong hạn
2.2.6. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Á Châu
2.2.6.1. Quyền lợi của Ngân hàng Á Châu:
Yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ vay vố theo quy định của Ngân hàng trước khi xem xét quyết định cho vay.
Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc ACB không có đủ nguồn vốn để cho vay.
Tự động trích tài khoản của bên vay tại ACB, hoặc nhờ thu không cần chấp nhận (nếu bên vay có tài khoản ở ngân hàng khác) trong trường hợp đến hạn trả nợ mà bên vay không trả được nợ hoặc trả không đủ nợ vay (mà không có sự thỏa thuận, chấp nhận nào khác của ACB).
Chuyển nhượng nợ vay cho bên thứ ba theo quy chế mua bán nợ của tổ chức tín dụng do ngân hàng nhà nước ban hành và các quy định khác của pháp luật.
Khởi kiện khách hàng vay và/hoặc bên bảo lãnh (nếu có) theo quy định pháp luật khi khách hàng vay và/hoặc bên bảo lãnh (nếu có) vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
Trường hợp hàng vay và/hoặc bên bảo lãnh (nếu có) có nhiều người thì ACB có quyền yêu cầu một, một số hoặc toàn bộ những người này thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với ACB trong hợp đồng tín dụng, các phụ lục hợp đồng tín dụng, các khế ước nhận nợ.
2.2.6.2. Nghĩa vụ của Ngân hàng Á Châu:
Thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, các phụ lục hợp đồng tín dụng, các khế ước nhận nợ.
Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
2.2.7. Quyền và nghĩ vụ của khách hàng:
2.2.7.1. Quyền lợi của khách hàng khi đi vay:
Từ chối các yêu cầu của ACB không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, các phụ lục hợp đồng tín dụng, các khế ước nhận nợ.
Khiếu nại, khởi kiện ACB trong trường hợp ACB vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của Pháp luật.
2.2.7.2. Nghĩa vụ của khách hàng khi đi vay:
Cung cấp đầy đủ kịp thời, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin, tài liệu đã cung cấp.
Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thỏa thuận về việc trả nợ vay, thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Thông báo kịp thời cho ACB khi có những thay đổi của khách hàng vay và/hoặc bên bảo lãnh (nếu có) về các vấn đề: Nguồn thu nhập để trả nợ, các tranh chấp có khả năng ảnh hưởng tới việc trả nợ, tình trạng tài sản bảo đảm, địa chi cư trú/nơi làm việc, mở tài khoản ở Ngân hàng khác.
Đối với khách hàng vay và/hoặc bên bảo lãnh (nếu có) là tổ chức cấn cung cấp các thông tin sau: Vốn, tài sản, tên tổ chức, đóng tài khoản tiền gửi tại ACB, giải thể, lâm vào tình trạng phá sản hoặc ngừng hoạt đông, chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật, kế toán trưởng.
2.3. Quy trình tín dụng cá nhân:
STT
Công việc
Chi tiết công việc
Chức danh
Thời điểm
Thời gian xử lý tối đa
1
Tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng và nhận hồ sơ tín dụng.
Tìm hiểu, tư vấn và hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ tín dụng.
Nhận hồ sơ tín dụng từ khách hàng.
Lập biên nhận hồ sơ vay.
Lập giấy hẹn thời gian thẩm định thực tế.
Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân (PFC)
Khi kênh phân phối tiếp xúc với khách hàng.
Biên nhận hồ sơ vay và giấy hẹn thẩm định được lập mỗi thứ thành 2 bản: Khách hàng giữ 1 bản và ACB giữ 1 bản.
Lịch hẹn thẩm định mặc nhiên là 8 tiếng kể từ thời điểm nhận đủ Hồ sơ tín dụng tối thiểu.
2
Cập nhật thông tin của Hồ sơ tín dụng vào hệ thống quản lý.
Nhập liệu thông tin Hồ sơ tín dụng vào hệ thống quản lý.
Ghi nhận thời gian nhận Hồ sơ tín dụng.
Chuyên Hồ sơ tín dụng cho Tổ trưởng phân tích tín dụng (CAL)
Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân (PFC)
Sau bước 1.
15 phút/ Hồ sơ tín dụng
3
Phân công Hồ sơ tín dụng cho CA (Nhân viên phân tích tín dụng) và kiểm soát quá trình xử lý.
Tổ trưởng phân tích tín dụng (CAL) phân công hồ sơ cho Nhân viên phân tích tín dụng (CA) các Hồ sơ tín dụng “giấy”
Ký giấy đề nghị thẩm định tài sản bảo đảm.
Kiểm soát toàn bộ quá trình xử lý Hồ sơ tín dụng.
Tổ trưởng phân tích tín dụng (CAL)
Sau bước 2
4 lần/ngày, không quá 2 tiếng sau khi nhận hồ sơ.
4a
Giao/ nhận hồ sơ tài sản bảo đảm cho Trung tâm thẩm định giá.
Đối với các tài sản bảo đảm thuộc thẩm quyền của Trung tâm thẩm định giá theo quy định.
Nhân viên định giá tài sản (A/A )
Ngay sau khi nhận hồ sơ tài sản bảo đảm.
2 lần/ ngày, không quá 4 tiếng sau khi nhận.
4b
Phân công tài sản bảo đảm cho A/A (Nhân viên định giá tài sản)
Tổ trưởng định giá tài sản phân công hồ sơ cho Nhân viên định giá tài sản.
Tổ trưởng định giá tài sản.
Sau bước 4a
4 lần/ngày, không quá 2 tiếng sau khi nhận hồ sơ.
4c
Thẩm định giá tài sản bảo đảm.
Trung tâm thẩm định giá thẩm định theo các hướng dẫn công việc và văn bản hướng dẫn của ACB.
Lập tờ trình thẩm định giá tài sản bảo đảm.
Nhân viên định giá tài sản (A/A )
Khi nhận được hồ sơ tài sản bảo đảm tối thiểu từ kênh phân phối.
8 tiếng với nội thành, 16 tiếng với ngoại thành và 24 tiếng ngoài tỉnh.
5a
Thẩm định Hồ sơ tín dụng và lập tờ trình thẩm định khách hàng
Thẩm định theo các hướng dẫn công việc và văn bản hướng dẫn quy định của ACB.
Thẩm định các tài sản bảo đảm thuộc thẩm quyền.
Thu thập thông tin chứng từ.
Lập tờ trình thẩm định khách hàng.
Nhân viên phân tích tín dụng (CA )
Sau bước 3
Hồ sơ tín dụng tín chấp: 1 ngày
Hồ sơ tín dụng có yếu tố sản xuất kinh doanh: 5 ngày
Hồ sơ tín dụng khác: 3 ngày
Đối với Hồ sơ tín dụng tín chấp và Hồ sơ tín dụng có tài sản bảo đảm thuộc thẩm quyền thẩm định của Nhân viên phân tích tín dụng thì trong quy trình sẽ không có bước 4.
Nhân viên phân tích tín dụng căn cứ thời gian trên phiếu hẹn của Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân để sắp xếp lịch làm việc với khách hàng.
5b
Nhận chứng từ bổ sung
Trong khi thẩm định, Nhân viên định giá tài sản (A/A ), Nhân viên phân tích tín dụng (CA) thông báo cho Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân những chứng từ thiếu cần bổ sung.
Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân liên hệ khách hàng để chủ động nhận chứng từ bổ sung.
Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân
Trong khi thẩm định Hồ sơ tín dụng
Trong thời gian xử lí tối đa.
Nhân viên phải cân nhắc trong việc đề nghị khách hàng bổ sung chứng từ, hạn chế việc đòi hỏi khách hàng bổ sung chứng từ nhiều lần.
Khách hàng có thể lựa chọn cách bổ sung hồ sơ/chứng từ trực tiếp cho A/A (Nhân viên định giá tài sản), CA (Nhân viên phân tích tín dụng) nếu việc đó thuận tiện cho khách hàng.
Trong khi thẩm định, A/A (Nhân viên định giá tài sản), CA (Nhân viên phân tích tín dụng) phải cập nhật hàng ngày về tiến độ xử lý Hồ sơ tín dụng trong hệ thống quản lý.
6
Hoàn tất tờ trình thẩm định Hồ sơ tín dụng
Nhân viên phân tích tín dụng lập tờ trình và ký tên.
Chuyển cho cấp quản lý ký xác nhận hoàn tât tờ trình.
Chuẩn bị trình Hồ sơ tín dụng cho các cấp phê duyệt.
CAL (Tổ trưởng phân tích tín dụng)
Sau khi Nhân viên phân tích tín dụng thu thập đủ thông tin, chứng từ.
Theo quy định thời gian xử lý tối đa.
7a
Trình Hồ sơ tín dụng cho cấp phê duyệt
Hồ sơ được trình cho cấp phê duyệt theo thẩm quyền.
Nhân viên phân tích tín dụng
Sau khi tờ trình đã được kí kiểm soát.
Buổi họp gần nhất của cấp phê duyệt.
7b
Tái thẩm định Hồ sơ tín dụng
Trong trường hợp cấp thẩm quyền cần làm rõ thêm các thông tin liên quan về Hồ sơ tín dụng.
Sau khi tái thẩm định chuyển về bước 7a
Nhân viên phân tích tín dụng
Khi có yêu cầu từ cấp thẩm quyền.
2 ngày
8
Phê duyệt Hồ sơ tín dụng
Cấp phê duyệt xem xét tờ trình thẩm định khách hàng/Hồ sơ tín dụng và đưa ra các quyết định chính thức để các đơn vị thực hiện.
TKY (Thư ký cho các cấp phê duyệt)
Sau khi Hồ sơ tín dụng được trình cho cấp phê duyệt.
Trong ngày
9a
Thông báo nếu từ chối cấp tín dụng hoặc phê duyệt đúng nhu cầu của khách hàng.
Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân thực hiện việc thông báo kết quả xét cấp tín dụng và lập văn bản thông báo chuyển cho khách hàng ký nhận và lưu.
CA (Nhân viên phân tích tín dụng) chuyển Hồ sơ tín dụng cho LA (Nhân viên hành chánh tín dụng) quản lý hồ sơ.
PFC (Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân)
Sau khi có kết quả phê duyệt.
4 lần/ngày, không quá 2 tiếng.
9b
Thông báo cho vay nếu phê duyệt không giống nhu cầu của khách hàng ( chỉ áp dụng với cho vay tín dụng thế chấp)
Tổ trưởng phân tích tín dụng (CAL) sẽ thông báo kết quả cho khách hàng. Nếu khách hàng chưa đồng ý với phê duyệt thì có thể đàm phán lại điều kiện. Khi đàm phán, nếu CAL nhận thấy có thể chấp nhận thay đổi kiến nghị thì sẽ làm “tờ trình sửa đổi bổ sung” và chuyển trình lại cho cấp phê duyệt.
Sau khi đàm phán xong, thực hiện như bước 9a.
Tổ trưởng phân tích tín dụng (CAL)
Sau khi có kết quả phê duyệt.
Trong ngày
10a
Thực hiện các thủ tục pháp lý chứng từ theo phê duyệt.
Nhân viên pháp lý chứng từ (LDO) sẽ in ấn các hợp đồng chứng từ và tiến hành thủ tục công chứng đăng kí… theo phê duyệt và theo các quy định của ACB.
Nhân viên pháp lý chứng từ (LDO)
Từ khi có phê duyệt
Tùy món vay và các cơ quan chức năng.
10b
Thực hiện và hoàn tất các thủ tục, điều kiện khác khi phê duyệt/quy định.
Nhân viên hành chánh tín dụng (LA) sẽ tiến hành thực hiện các điều kiện/thủ tục khác trước khi giải ngân theo phê duyệt và theo các quy định của ACB như:
Mua bảo hiểm, phong tỏa, ngăn chặn.
Ký kết các văn bản cam kết.
Nhận bổ sung chứng từ còn thiếu.
Nhân viên hành chánh tín dụng (LA)
Từ khi có phê duyệt.
Tùy món vay và các cơ quan chức năng.
10c
Nhận và quản lí tài sản bảo đảm
Nhận, lưu giữ và quản lí chứng từ bản chính tài sản bảo đảm và hàng hóa thế chấp cầm cố.
Nhân viên quản lí tài sản
Từ khi có phê duyệt.
Trong ngày.
11
Thực hiện thủ tục giải ngân (lần đầu)
Tạo tài khoản và thực hiện các thủ tục chi vay hoặc phát hành thư bảo lãnh.
Nhân viên hành chánh tín dụng (LA)
Sau khi đủ thủ tục quy định.
Trong ngày khi phát sinh nhu cầu.
12a
Quản lí Hồ sơ tín dụng
Hồ sơ tín dụng sau khi được giải ngân được Nhân viên hành chánh tín dụng lưu và quản lí.
Nhân viên hành chánh tín dụng (LA)
Sau khi giải ngân
Trong ngày.
12b
Quản lí việc thực hiện các thủ tục sau giải ngân.
Tổ trưởng hành chánh tín dụng (LAL) phân công Hồ sơ tín dụng cho nhân viên hành chánh tín dụng (LA) quản lí.
LA quản lí và giám sát việc thực hiện các thủ tục sau khi giải ngân phê duyệt hoặc theo quy định của ACB.
Nhân viên hành chánh tín dụng (LA)
Sau khi giải ngân
13
Thu thập thông tin/chứng từ
Thu nhận chứng từ do khách hàng phải bổ sung theo phê duyệt hoặc theo quy định.
Kiểm tra chứng từ.
Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân (PFC)
Sau khi giải ngân
Theo phê duyệt.
14a
Kiểm tra trước khi (tiếp tục) giải ngân.
Trong trường hợp:
Giải ngân theo tiến độ (xây dựng/sửa chữa nhà, vay với mục đích phi sản xuất kinh doanh phải giải ngân nhiều lần)
Giải ngân trong hạn mức tín dụng (SXKD)
Giải ngân tiếp trong mức vay món (SXKD)
Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân (PFC)
Theo phê duyệt/quy định khi phát sinh nhu cầu giải ngân.
1 ngày
14b
Kiểm tra trước khi (tiếp tục) giải ngân.
Trong trường hợp:
Các món vay SXKD phải giải ngân theo tiến độ/theo dự án.
Quá thời gian giải ngân theo quy định.
Các trường hợp đặc biệt khác (có yếu tố rủi ro)
Nhân viên phân tích tín dụng (CA)
Theo phê duyệt/quy định khi phát sinh nhu cầu giải ngân.
2 ngày
14c
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong trường hợp:
Kiểm tra sử dụng vốn sau khi giải ngân theo phê duyệt/yêu cầu.
Kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh định kì hoặc đột xuất theo phê duyệt/yêu cầu đối với các món vay sử dụng cho mục đích SXKD.
Nhân viên phân tích tín dụng (CA)
Theo phê duyệt/yêu cầu.
1 ngày
Hồ sơ tín dụng tín chấp không thực hiện các bước 13 & 14.
Sau khi thực hiện công việc tại bước 13/14, các chứng từ liên quan sẽ được giao về cho LA lưu Hồ sơ tín dụng.
15a
Quản lí thu nợ
Sau khi giải ngân, khoản vay sẽ được trung tâm thu nợ quản lí quá trình thu nợ của khách hàng (nhắc, thúc, đòi nợ)
Nhân viên thu nợ (CO)
Sau khi Hồ sơ tín dụng được giải ngân.
Trong thời hạn cho phép.
15b
Tái thẩm định nợ không đủ chuẩn.
Trong trường hợp:
Xác định lại tình hình khách hàng và nguyên nhân nợ xấu.
Đưa ra các đề xuất xử lí phù hợp (cơ cấu lại, thu hồi trước nợ, miễn giảm lãi…)
Nhân viên thu nợ (CO)
Khi phát sinh và theo quy định của ACB.
5 ngày
15c
Chuyển hồ sơ nợ quá hạn chođơn vị chuyên trách.
Trong trường hợp:
Nợ quá hạn phải chuyển cho đơn vị chuyên trách xử lí theo quy định của ACB.
Nhân viên thu nợ (CO)
Theo quy định.
2 ngày
16
Thanh lí Hợp đồng tín dụng/Hồ sơ tín dụng
Thực hiện thủ tục thu nợ và thanh lí Hợp đồng tín dụng/Hồ sơ tín dụng.
Giải chấp tài sản bảo đảm.
Nhân viên hành chánh tín dụng (LA)
Theo quy định.
Theo quy định.
2.4. Thực trạng cho vay khối khách hàng cá nhân ở ACB – Lê Đức Thọ
2.4.1. Tình hình huy động vốn qua các năm
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Tương đối
Tuyệt đối (%)
Kế hoạch
270.000
316.000
46.000
17,03%
Thực hiện
204.097
366.718
162.621
79,68%
Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn của PGD qua hai năm đi vào hoạt động chính thức đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Cụ thể năm 2009 đạt 204.097 triệu đồng, và năm 2010 tăng 79,68% so với năm 2009 đạt ở mức 366.718 triệu đồng.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy vào năm 2009, PGD đã không hoàn thành được kế hoạch đề ra là do mới đi vào hoạt động nên nguồn khách hàng thu hút còn ít, nhưng sang năm 2010 với sự nổ lực cố gắng PGD ACB Lê Đức Thọ đã huy động vốn đạt ở mức 366.718 triệu đồng, vượt xa kế hoạch mà Hội sở đã giao. Điều này cho thấy năng lực huy động vốn của PGD là rất tốt đó cũng là nhờ những chính sách thu hút khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ đa dạng và tiện ích. Bên cạnh đó cũng là nhờ chính sách lãi suất phù hợp kèm một đội ngũ nhân viên nhiệt tình và năng động.
Nghiệp vụ huy động vốn không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng đây lại là một nhiệm vụ quan trọng góp phần quyết định sự thành công của hoạt động ngân hàng. Nếu không có nguồn vốn huy động thì ngân hàng không thể nào hoạt động được, vì nguồn vốn chủ sở hữu là rất nhỏ nó chỉ đáp ứng được nhu cầu về cơ sở vật chất của ngân hàng chứ không đủ để đáp ứng các nhiệm vụ quan trọng giúp ngân hàng duy trì và phát triển. Nó cũng cho thấy được mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Vì KH có tín nhiệm thì mới đem tài sản của mình gửi vào ngân hàng vì họ xem đây là nơi an toàn cho tài sản của mình đồng thời đem lại lợi nhuận cho khoản tài sản mà họ gửi.
2.4.2. Tình hình cho vay KHCN qua các năm
2.4.2.1. Quy mô và tỷ trọng Doanh số cho vay KH cá nhân/tổng doanh số cho vay
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Cho vay
Tỷ trọng
Cho vay
Tỷ trọng
Tương đối
Tuyệt đối (%)
Cá nhân
82.902
36,54%
115.078
31,12%
32.176
38,81%
Doanh nghiệp
144.008
63,46%
254.742
68,88%
110.734
76,89%
Doanh số
cho vay
226.910
100%
369.820
100%
142.910
62,98%
Nhìn vào hai biểu đồ trên ta thấy doanh số cho vay khối KHCN vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với doanh số cho vay khối KHDN trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể vào năm 2009 chiếm 37% tổng doanh số cho vay của PGD, nhưng đã giảm xuống chỉ còn 31% vào năm 2010.
Dựa vào biểu đồ hình cột ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh có tốc độ tăng rất nhanh, cụ thể là từ 226.910 triệu đồng năm 2009 đã tăng đến 142.910 triệu đồng tức 62,98% để đạt ở mức 369.820 triệu đồng vào năm 2010. Doanh số cho vay tương đối cao phù hợp với chính sách mà nhà nước cũng như ngân hàng đề ra là nới lỏng tín dụng sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế.
Sở dĩ doanh số cho vay tăng nhanh như vậy là nhờ vào việc chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng, thu hút lượng khách hàng lớn giao dịch với ngân hàng, khả năng tiếp thị của cán bộ tín dụng cũng như thái độ phục vụ của họ tạo cảm giác thân thiện đối với khách hàng, cùng với thủ tục vay vốn nhanh gọn ít tốn thời gian, lãi suất thấp hơn các tổ chức tín dụng khác...chính những điều này đã góp phần tạo lượng khách hàng ngày càng đông đến vay tiền tại PGD.
Nhưng cũng thấy được rằng doanh số cho vay KHCN còn chiếm tỷ trọng thấp. Mặc dù năm 2010 doanh số cho vay KHCN vẫn tăng 38,81% so với năm 2009, nhưng so với tốc độ tăng trưởng chung doanh số cho vay của PGD thì nó còn khá thấp. Vì vậy trong thời gian sắp đến PGD cần chú ý hơn nữa, đẩy mạnh cho vay thị trường KHCN để tương xứng với quy mô doanh số của KHDN, thực hiện đúng theo định hướng là ngân hàng bán lẻ. Hơn nữa đây là một sản phẩm sinh ra nhiều lợi nhuận cho ngân hàng vì KHCN thường dễ dàng chấp nhận lãi suất và điều kiện đưa ra của ngân hàng hơn là KHDN.
2.4.2.2. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Tương đối
Tuyệt đối (%)
Doanh số thu nợ
219.993
228.125
8.132
3,71%
Cá nhân
79.623
80.826
1.203
1,52%
Doanh nghiệp
140.370
147.299
6.929
4,94%
Doanh số thu nợ của PGD tăng nhẹ qua hai năm 2009 và 2010:
Năm 2009, doanh số thu nợ là 219.993 triệu đồng, trong đó doanh số thu nợ KHCN là 79.623 triệu đồng.
Năm 2010, doanh số thu nợ tăng 3,71% so với năm 2009, và doanh số thu nợ KHCN tăng 1,52% so với năm 2009 đạt ở mức 80.826 triệu đồng.
Doanh số thu nợ KHCN tăng tương đối phù hợp với tốc độ tăng doanh số cho vay KHCN của PGD qua hai năm. Nhưng với việc đẩy mạnh tập trung cho vay khối KHCN cũng như tăng trưởng doanh số cho vay của PGD trong giai đoạn sắp tới thì ngân hàng cần nâng cao việc sàn lọc những khách hàng có uy tín, đồng thời cần chú trọng hơn nữa quy trình thẩm định năng lực tài chính cũng như tài sản đảm bảo của khách hàng. Giúp cho việc đánh giá và ra quyết định cho vay đúng đối tượng, vừa tạo lợi nhuận cho PGD đồng thời tạo vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh.
2.4.2.3. Quy mô và tỷ trọng dư nợ cho vay KH cá nhân/tổng dư nợ
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Tương đối
Tuyệt đối (%)
Cá nhân
74.285
62,98%
108.537
41,8%
34.252
46,11%
Doanh nghiệp
43.662
37,02%
151.105
58,2%
107.443
246,1%
∑ dư nợ
117.947
100%
259.642
100%
141.659
220,1%
C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạt động tín dụng cá nhân tại NH thương mại cổ phần Á Châu.doc