Đề tài Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đinh Công

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 6

THƯƠNG MẠI 6

1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 6

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM 6

1.1.1. Lịch sử hình thành NHTM 6

1.1.2. Lịch sử phát triển của NHTM 7

1.2. Chức năng của NHTM 9

1.2.1. Chức năng làm trung gian tài chính 9

1.2.2. Chức năng làm trung gian thanh toán 9

1.2.3. Chức năng tạo phương tiện thanh toán 9

2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 10

2.1. Các hình thức cho vay của NHTM 10

2.1.1. Định nghĩa về cho vay 10

2.1.2. Các hình thức cho vay của NHTM 11

2.1.2.1. Căn cứ theo thời hạn cho vay 11

2.1.2.2. Căn cứ theo tài sản đảm bảo 12

2.1.2.3. Căn cứ theo hình thức cho vay 13

2.2. Hình thức cho vay tiêu dùng của các NHTM 14

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển hình thức cho vay tiêu dùng tại NHTM 14

2.2.2. Định nghĩa cho vay tiêu dùng 16

2.2.3. Đặc điểm cho vay tiêu dùng 16

2.2.3.1. Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay có độ rủi ro cao 16

 

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đinh Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố quyết định để ngân hàng quyết định cấp tín dụng cho người vay. Nếu các khoản vay tiêu dùng có giá trị nhỏ cùng với sự đảm bảo của người vay thì ngân hàng có thể không yêu cầu tài sản đảm bảo. 2.2.9. Giảm rủi ro hoạt động cho vay tiêu dùng bằng mô hình công ty thông tin tín dụng tiêu dùng 2.2.9.1. Sự cần thiết của công ty thông tin tín dụng tiêu dùng Trong các năm trở lại đây, tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam phát triển khá sôi động, tỷ lệ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại có xu huớng ngày càng tăng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đay là hoạt đông tiềm ẩn rủi ro rất lớn có thể ảnh hưởng tới sự an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đây là một nhân tố làm các ngân hàng thương mại rất e ngại khi thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng. Xu thế trên thế giới hiện nay, hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng được mở rộng và phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của các ngân hàng. Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, thu nhập của người dân đang ngày càng được cải thiện, có thể nói đây là thị trường đầy hứa hẹn đối với các ngân hàng để phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng. Nhưng thời gian vừa qua đã chứng kiến không ít những vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản liên quan đến cho vay tiêu dùng. Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng thường do các ngân hàng thương mại không có đầy đủ và chính xác thông tin về khách hàng của mình. Một yêu cầu được đặt ra là phải có một tổ chức cung cấp những thông tin về khách hàng tiêu dùng nhằm hỗ trợ ngân hàng hạn chế những rủi ro xảy ra cũng như đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững của ngân hàng. Trên thế giới hiện đã tồn tại một hình thức công ty thông tin tín dụng tiêu dùng (Credit Bureau-Viết tắt là CB). CB có chức năng thu thập những thông tin về khách hàng vay thông qua các tổ chức tín dụng, thông qua các cơ quan thuế, cơ quan công cộng, toà án…Sau đó họ lập những hồ sơ về từng khách hàng. Các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin cá nhân về khách hàng, thông tin một cách chính xác, kịp thời. CB hoạt động theo nguyên tắc hai chiều, xây dựng trên nguyên tắc ký kết hợ đồng cung cấp và khai thác thông tin tín dụng giữa CB và các tổ chức tín dụng. CB có nhiều sản phẩm, phụ thuộc vào những thông tin thu thập được và các loại hình tín dụng như tín dụng tiêu dùng, tín dụng thương mại, cho vay thế chấp…Những thông tin tín dụng có thể là những thông tin đơn giản như nợ xấu, vỡ nợ…của khách hàng hay những thông tin chi tiết về tài sản, nguồn vốn,cấu trúc kỳ hạn nợ, phương thức thanh toán, lịch sử của khách hàng. Những thông tin này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp ngân hàng thương mại có cái nhìn chính xác nhất về khách hàng mà mình sẽ cấp tín dụng. Công tác thu thập, xử lý, cung cấp thông tin ra đối với cá nhân của CB cũng giống như với thông tin tín dụng doanh nghiệp đang được thực hiện tại CIC, nhưng ở phạm vi và mức độ thấp hơn Những dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn thông tin tin cậy khác nhau, thông qua các kỹ thuật xử lý thông tin hiện đại, công ty thông tin tín dụng tiêu dùng sẽ cung cấp cho ngân hàng thương mại những thông tin có ý nghĩa quyết định đến chất lượng tín dụng. Hiện nay ở các nước có nền kinh tế phát triển luôn tồn tại các công ty thông tin tín dụng tiêu dùng bên cạnh các ngân hàng thương mại. Đặc điểm khách hàng tiêu dùng của các ngân hàng là qui mô của các khoản vay nhỏ, số lượng khách hàng lớn, kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin phức tạp, mức độ ảnh hưởng, tác động khi có rủi ro xảy ra đến an toàn hệ thống ngân hàng thấp hơn đối với cho vay doanh nghiệp. Do vậy tại các nước công ty thông tin tín dụng tiêu dùng thường tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần. Lợi ích của các công ty thông tin tín dụng tiêu dùng đối với các ngân hàng thương mại đã được khẳng định qua thực tế tại các nước có tồn tại loại hình công ty này. Một số nước trong khu vực đã phát triển mạnh CB và đã có nhiều đóng góp trong phát triển tín dụng. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng, mang lại lợi ích cho khách hàng và góp phần phát triển kinh tế. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997, ngân hàng thế giới (WB) và ngân hàng trung ương của các nước trong khu vực đãchú trọng đến nghiện cứu và phát triển hệ thống thông tin tín dụng tiêu dùng, do vậy hiện nay đa số các nước trên thế giới và các nước trong khu vực đã xây dựng, củng cố, hoàn thiện hệ thống thôn tin tín dụng tiêu dùng. Một số nước trongkhu vực đã có công ty thông tin tín dụng tiêu dụng như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Indonexia… Hiện chỉ còn 3 nước trong khu vực Đông Dương là Việt Nam, Lào, Campuchia là chưa có công ty thông tin tín dụng tiêu dùng. 2.2.9.2. Việt Nam đã đến lúc cần có công ty thông tin tín dụng tiêu dùng Tồn tại ở Việt Nam cho đến nay là 15 năm, hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng đã hoạt động tương đối có hiệu quảvà trật tự.Hệ thống có sự tham gia của 3 nhóm chính là CIC, chi nhánh ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng tại Việt Nam đã thực hiện được 3 nghiệp vụ là: Báo cáo thông tin tín dụng doanh nghiệp, báo cáo thông tin tín dụng về cá nhân, xếp loại tín dụng của doanh nghiệp. Trong 3 nghiệp vụ trên thì báo cáo thông tin tín dụng cá nhân tuy đã được thực hiện nhưng quy trình và nội dung khá giống với báo cáo đối với doanh nghiệp, không có sự tách bạch rõ ràng. Điều này làm cho những thông tin tín dụng về cá nhân thường không chính xác và đầy đủ.. Hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam ra đời sau các nước trên thế giới và hiện nay có nhiều ngân hàng vẫn rất e dè với hình thức tín dụng này. Những rủi ro tiềm ẩn của cho vay tiêu dùng làm cho các ngân hàng dù muốn mở rộng nhưng vẫn hết sức lo ngại. Yêu cầu về một tổ chức có thể cung cấp cho ngân hàng nhưngc thông tin về các khách hàng cá nhân chính xác và đầy đủ để các ngân hàng có thể yên tâm cấp tín dụng tiêu dùng cho khách hàng của mình. Việc phân ra một tổ chức chuyên theo dõi về thông tin tín dụng cá nhân còn giúp cho CIC có điều kiện để tập trung vào theo dõi thông tin tín dụng của doanh nghiệp, nhằm theo dõi rủi ro tín dụng ở tầm ảnh hưởng lớn hơn. Như vậy theo lý luận và thực tế yêu cầu của các ngân hàng thương mại, đã đến lúc tại Việt Nam hình thành công ty thông tin tín dụng tiêu dùng để hạn chế những rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Chức năng của công ty thông tin tín dụng tiêu dùng Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng tiêu dùng, tín dụng thẻ cho các ngân hàng thương mại nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng, tín dụng thẻ. Nhiệm vụ Làm trung gian phối hợp với các ngân hàng thương mại để xây dựng kho dữ liệu về thông tin cá nhân tiêu dùng, tín dụng thẻ trên lãnh thổ Việt Nam và cùng nhau chia sẻ sử dụng hữu ích kho dữ liệu này. Tổ chức thu thập thông tin về cá nhân tiêu dùng, tín dụng thẻ từ các ngân hàng thương mại, các thông tin khác có liên quan (như vi phạm thanh toán, vi phạm sử dụng Sec, liên quan đến tranh chấp, kiện tụng…) từ các cơ quan hợp pháp và các phương tiện thông tin đại chúng. Xử lý thông tin và tập hợp theo mã khách hàng cá nhân duy nhất. Tạo lập thành các báo cáo: Danh sách cá nhân đã từng vi phạm thanh toán, Séc, vỡ nợ, danh sách khách hàng có hiện tượng gian lận, giả mạo, vay đồng thời nhiều ngân hàng thương mại, chấm điểm tín dụng cho khách hàng, cung cấp thông tin cho các ngân hàng thương mại và cung cấp thông tin cho CIC ngân hàng Nhà nước theo qui định. Về yêu cầu lao động, điều tra sơ bộ thì hiện nay có tổng số có 3 triệu khách hàng, theo kinh nghiệm của các nước trong khu vực thì một cán bộ của công ty thông tin tín dụng tiêu dùng chịu trách nhiệm khoảng 200.000 hồ sơ, nên mồi phòng của công ty phải có tối thiểu là 15 cán bộ. Về yêu cầu công nghệ tin học, truyền thông áp dụng cho nghiệp vụ này rất cao, việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phải có chương trình phần mềm riêng thích hợp đối với từng nghiệp vụ và phải On-line thôngqua Web. Bên cạnh đó là yêu cầu về độ bảo mật, chống xâm nhạp, hoặc để rò rỉ thông tin cá nhân là rất quan trọng. Công ty thông tin tín dụng tiêu dùng cần nhanh chóng được thành lập tại Việt Nam để hạn chế rủi ro của hoạt động cho vay tiêu dùng. Công ty ra đời cần có sự giúp đỡ của CIC với vai trò là cơ quan đầu mối. CIC phải giúp ngân hàng Nhà nước ban hành hướng dẫn quy chế hoạt động, tạo hành lang pháp lý trong việc kết nối với các đối tác để vân j động thành lập công ty. Như vậy công ty thông tin tín dụng tiêu dùng là một lựa chọn đúng đắn và cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng và đảm bảo an toàn, phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của tiến trình đổi mới nền kinh tế nước nhà. Tóm lại: Qua chương một em đã làm rõ được những vấn đề sau: Tổng quan chung về ngân hàng thương mại thông qua lịch sử hình thành, phát triển cũng như các chức năng quan trọng của ngân hàng thương mại. Khái quát về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại,có được định nghĩa chung nhất về cho vay, các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại. Nêu rõ được hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại, thông qua quá trình hình thành và phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng, định nghĩa về cho vay tiêu dùng, đặc điểm của cho vay tiêu dùng, các hình thức cho vay tiêu dùng, tác động của cho vay tiêu dùng, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng, kinh nghiệm cho vay tiêu dùng của các nước và bài học với Việt Nam, cuối cùng là nêu được sự cần thiết của mô hình công ty thông tin tín dụng tiêu dùng để giảm rủi ro của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỊNH CÔNG 1. Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT Định Công 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Sở giao dịch I (SGD I) là một bộ phận của Trung tâm điều hành NHNo& PTNT Việt Nam và là một chi nhánh trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp. Ngày 14/04/2003, Sở giao dịch I đổi tên thành Chi nhánh NHNo& PTNT Thăng Long. NHNo&PTNT Thăng Long ra đời và đi vào hoạt động trên cơ sở kế thừa và mở rộng các hoạt động của SGD I trước đây. Hiện nay NHNo& PTNT Thăng Long có 9 chi nhánh và 4 phòng giao dịch. Với mục đích mở rộng mạng lưới chi nhánh hoạt động để thu hút nguồn vốn và cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức,cá nhân, dân cư trên khu vực Định Công cũng như các khu vực lân cận khác, chi nhánh NHNo &PTNT Định Công- một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Thăng Long đã được thành lập. Chi nhánh NHNo&PTNT Định Công được thành lập theo Quyết Định số 112/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 19/05/2003 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam,trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại phòng giao dịch Định Công. Chi nhánh Định Công là chi nhánh cấp 2 loại 4, và là đơn vị phụ thuộc NHNo&PTNT Thăng Long, có con dấu riêng, bảng cân đối tài khoản, có cơ cấu tổ chức theo quy định tại khoản 3 điều 11 chương III và thực hiện các nhiệm vụ theo điều 10 chương II Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam. Các căn cứ thành lập chi nhánh NHNo&PTNT Định Công: Căn cứ Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết Định số 117/QĐ/HĐQT-NHNo, ngày 3/6/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y tại Quyết định số 571/2002/QĐ-NHNN ngày 5/6/2002. Căn cứ Quyết định số 17/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 12/2/2003 của Chủ tịch HĐQT- NHNo&PTNT Việt Nam về việc đổi tên Sở giao dịch NHNo&PTNT thành chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Căn cứ vào tờ trình số 383/CNTL-tt ngày 12/5/2003 của Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Căn cứ theo đề nghị của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh có: Tên gọi: Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Định Công. Trụ sở giao dịch: Được đặt tại nhà CT5, khu đô thị Định Công, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội. Chi nhánh NHNo&PTNT Định Công đã đi vào hoạt động được 4 năm, qua các năm hoạt động chi nhánh đã có những tiến bộ và thành tựu đáng ghi nhận. Hoạt động của chi nhánh đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Chi nhánh NHNo&PTNT Định Công hiện nay hoạt động dưới sự chỉ đạo chung của NHNo&PTNT Việt Nam, mà trực tiếp là NHNo&PTNT Thăng Long. Chi nhánh có nhiệm vụ huy động, cho vay vốn, cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn của mình và các khu vực lân cận khác, cũng như thực hiện các nhiệm vụ, chức năng khác do NHNo&PTNT Thăng Long giao. Hiện nay chi nhánh Định Công chủ yếu phục vụ đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cá nhân và một số đối tượng khách hàng khác do NHNo&PTNT Thăng Long chỉ định. Tuy ra đời muộn, nhưng chi nhánh NHNo&PTNT Định Công đã khẳng định được sự phù hợp trong tổ chức, sự hiệu qủa trong hoạt động kinh doanh trong các năm qua. Chi nhánh NHNo&PTNT Định Công không chỉ phải chịu sức ép từ phía các ngân hàng trong hệ thống các ngân hàng thương mại đã có bề dầy kinh nghiệm, mà trong xu thế như hiện nay chi nhánh NHNo&PTNT Định Công còn phải đối đầu với sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài khi các hiệp định kinh tế chính thức có hiệu lực. Qua 4 năm đi vào hoạt động dưới tư cách là một chi nhánh, ngân hàng đã trải qua không ít khó khăn cũng như thử thách. Dưới sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, mà trực tiếp là NHNo&PTNT Thăng Long cùng với sự đoàn kết nhất trí cao của cán bộ công nhân viên tại chi nhánh, chi nhánh NHNo&PTNT Định Công đã hoạt động có hiệu quả, hoàn thành được các nhiệm vụ mà cấp trên giao. Chi nhánh đã khẳng định đượcvị trí và vai trò của mình thông qua kết quả hoạt động. Hiện nay chi nhánh NHNo&PTNT Định Công đang có những bước tiến vững chắc và tự tin, các năm hoạt động chi nhánh đều có lãi. Sự phát triển của chi nhánh đã góp phần vào sự phát triển chung của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Thăng Long nói riêng. Bên cạnh đó nhờ sự hoạt động có hiệu quả của chi nhánh mà đời sống của cán bộ công nhân viên của chi nhánh được đảm bảo và cải thiện, từ đó giúp cán bộ công nhân viên tại chi nhánh yên tâm công tác và làm việc có hiệu quả hơn. 1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Cùng với phương châm hoạt động chung của NHNo&PTNT Việt Nam là cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và an toàn, hiện nay cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Định Công bao gồm: Một giám đốc, một phó giám đốc, 17 cán bộ dài hạn, 10 cán bộ ngắn hạn. Đến nay chi nhánh mới chỉ có 2 phòng: Phòng kế toán với 10 cán bộ dài hạn, 7 cán bộ ngắn hạn. Phòng tín dụng với 7 cán bộ dài hạn, 3 cán bộ ngắn hạn. GIÁM ĐỐC HÀ DANH THẢO PHÓ GIÁM ĐỐC CHU THỊ HOA NHƯ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TÍN DỤNG 2. Tình hình hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Định Công Qua 4 năm đi vào hoạt động chi nhánh NHNo&PTNT Định Công đã thu được những kết quả đáng ghi nhận về mọi mặt. Hoạt động của chi nhánh đã góp phần cung ứng nhanh chóng về nhu cầu vốn cho khách hàng, số lượng khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm. Chi nhánh luôn hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao và có những mục tiêu hoạt động đúng đắn. 2.1. Hoạt động huy động vốn Năm 2003 chi nhánh Định Công đi vào hoạt động trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại phòng giao dịch Định Công. Là chi nhánh cấp 2 loại 4 và là đơn vị phụ thuộc NHNo& PTNT Thăng Long, ngay từ năm đầu tiên đi vào hoạt động chi nhánh đã thu được những thành quả đáng ghi nhận về công tác huy động vốn. Có thể nói nguồn vốn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của một ngân hàng. Nguồn vốn vừa là đối tượng kinh doanh, vừa là phương tiện kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay việc phát triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng như: Bảo hiểm, thị trường chứng khoán, công ty tài chính…, làm hạn chế nguồn vốn của dân cư gửi vào ngân hàng. Chi nhánh NHNo&PTNT Định Công mới đi vào hoạt động từ năm 2003, nên việc huy động vốn gặp khá nhiều khó khăn. Nguồn vốn huy động được chưa thực sự đa dạng. Tuy nhiên, nhờ có kế hoạch rõ ràng của cấp trên, cùng sự đồng lòng nhất trí và quyết tâm cao của cán bộ công nhân viên, chi nhánh Định Công luôn hoàn thành được những kế hoạch được giao. NHNo&PTNT Định Công là một chi nhánh thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, nên nó cũng có những hình thức tiền gửi và các loại lãi suất do NHNo&PTNT Việt Nam qui định. Chi nhánh NHNo&PTNT Định Công huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Bảng 2.4. Tình hình huy động vốn qua các năm tại chi nhánh Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tiền gửi của các TCKT 20.000 22.864 24.975 2 Tiền gửi của các TCTD 66.000 210.000 333.581 3 Tiền gửi tiết kiệm 100.000 87.002 90.153 3.1 Tiền gửi không kì hạn 2.589 1.160 2.752 3.2 Tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng 25.457 26.499 22.231 3.3 Tiền gửi có kì hạn từ 12 đến 24 tháng 63.362 51.789 55.660 3.4 Tiền gửi có kì hạn từ 24 tháng trở nên 8.592 7.554 9.510 4 Tổng nguồn 186.000 319.866 448.709 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004,2005,2006) Theo số liệu trên ta có thể nhận thấy, qui mô nguồn vốn của chi nhánh không ngừng được mở rộng: Năm 2005 nguồn vốn huy động được tăng lên so với năm 2004 là 133.866 triệu đồng, năm 2006 qui mô nguồn vốn tăng lên so với năm 2005 là 128.843 triêu đồng. Qui mô nguồn vốn tăng lên do qui mô tiền gửi của các thành phần kinh tế tại chi nhánh tăng lên. Trong đó, nguồn tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn. Khoản tiền gửi có kì hạn từ 12 đến 24 tháng có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong khoản tiền gửi tiết kiệm, khoản tiền gửi có kì hạn từ 24 tháng trở lên lại có xu hướng tăng lên. Điều này giúp cho ngân hàng có thể mở rộng được nguồn vốn để cho vay trung và dài hạn. Bình quân vốn huy động trên một cán bộ tại chi nhánh tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, qui mô nguồn vốn tại chi nhánh chưa lớn, đa dạng, các hình thức huy động còn đơn điệu. 2.2. Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động chính của bất kì ngân hàng thương mại nào là huy động vốn và cho vay lại các tổ chức kinh tế, dân cư, hoặc đầu tư vào các hạng mục khác, với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Huy động được nguồn vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một ngân hàng, nhưng sử dụng nguồn vốn đó sao cho hợp lý và mang lai lợi nhuận cho ngân hàng lại càng có ý nghĩa hơn. Bên cạnh công tác huy động vốn, công tác sử động vốn của chi nhánh qua 3 năm 2004, 2005, 2006 cũng thu được những thành tựu nhất định. Bảng 2.5: Phân loại dư nợ theo tính chất nguồn vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Ngắn hạn 241.211 74,689 227.251 74,490 180.492 67,999 Trung hạn 81.740 25,311 77.821 25,51 84.938 32,001 Tổng dư nợ 322.951 305.072 265.430 BQ dư nợ hữu hiệu/1CBTD 53,825 50,845 44,238 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004,2005,2006) Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ có sự biến động giảm qua các năm.Năm 2003 là năm chi nhánh chính thức đi vào hoạt động, năm 2004 tổng dư nợ tăng lên so với năm 2003 là 136.951 triệu đồng. Nhưng sang đến năm 2005 tổng dư nợ giảm 17.879 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 tổng dư nợ giảm 39.642 triệu đồng so với năm 2005. Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng dư nợ tại chi nhánh, nhưng tỷ trọng này giảm dần qua các năm. Trong khi ấy cho vay trung hạn có xu hướng tăng qua các năm. Điều này thể hiện những chiến lược kinh doanh đúng đắn của chi nhánh và phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ thống ngân hàng là tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Bảng 2.6: Phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Cho vay với DNNN 5.857 2 Cho vay DNNQD 127.787 78.818 128.572 3 Cho vay TD với cá nhân, hộ gia đình 191.333 226.254 132.715 4 Tổng dư nợ 322.951 305.072 265.430 5 Nợ xấu 2.537 2.761 2.522 6 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ(%) 0.78 0.9 0.95 Nhìn vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy rằng cho vay với cá nhân và hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy rằng cho vay với cá nhân, hộ gia đình có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối: Năm 2004, tỷ trọng này là 59.245%, năm 2005 tỷ trọng này là74.16%, năm 2006 tỷ trọng này là 50%.Cho vay với doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại có xu hướng tăng lên về tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Năm 2004, tỷ trọng này là 40.755%, năm 2005 tỷ trọng này là 25.84% và năm 2006 tỷ trọng này là 48.439%. Việc mở rộng cho vay với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của chi nhánh phù hợp với chính sách phát triển của Nhà nước- khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh. Tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh tăng lên trong các năm do các khoản nợ không được thanh toán đúng hạn, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh vẫn duy trì ở mức <1%, nên vẫn mức an toàn. 2.3. Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, chi nhánh NHNo&PTNT Định Công còn có nhiều hoạt động khác: chuyển tiền điện tử, tham gia thanh toán liên ngân hàng… Nguồn thu từ phí sử dụng dịch vụ ngân hàng của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm là một minh chứng cho việc mở rộng và phát triển các hoạt động dịch vụ tại chi nhánh. Bảng 2.7: Kết quả tài chính qua các năm Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 A Tổng thu 23.683 36.345 41.558 1 Thu từ lãi cho vay 19.532 34.119 28.572 2 Thu phí dịch vụ 3.152 2.031 8.672 3 Thu khác 999 195 4.314 B Tổng chi 20.169 33.883 35.129 1 Chi trả lãi tiền vay 9.763 13.721 15.351 2 Chi trả phí SD cấp trên 10.370 8.753 7.513 3 Chi tiền làm thêm giờ 25 15,352 9,257 4 Chi khác 20,158 19,293 12,255 5 Chênh lêch thu chi 3.514 2.462 6.429 6 Hệ số tiền lương 1,54 1,65 1,75 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004,2005, 2006) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được, hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Định Công các năm đều có thu đủ bù chi và có lãi. Tổng thu tăng dần qua 3 năm. Thu từ dịch vụ cũng có xu hướng tăng lên, điều này khẳng định công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu và sản phẩm đã được chi nhánh làm khá tốt. Số lượng khách hàng đến giao dịch và sử dụng các dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngày càng tăng, điều này không phải dễ đối với một chi nhánh mới đi vào hoạt động từ năm 2003. Hệ số lương tại chi nhánh qua các năm đều tăng, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó không chỉ có ý nghĩa khuyến khích cán bộ công nhân viên của chi nhánh yên tâm công tác, gắn bó với chi nhánh, mà còn thể hiện hoạt động ngày càng hiệu quả của chi nhánh. 3. Tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT Định công 3.1. Tình hình cho vay tiêu dùng của chi nhánh qua các năm Hiện nay cho vay tiêu dùng và cho vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ của chi nhánh. Tuỳ theo tình hình của từng năm và những kế hoạch được NHNo& PTNT Thăng Long giao mà trong từng thời kì chi nhánh có những chiến lược khác nhau với các loại hình cho vay trên. Trong 3 năm 2004, 2005,2006 cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của chi nhánh. Đặc biệt năm 2005 cho vay tiêu dùng chiếm tới 74,16% dư nợ. Năm 2003 chi nhánh mới đi vào hoạt động, cho vay tiêu dùng cũng đạt 105500 triệu đồng, chiếm 56,7% dư nợ. Như vậy có thể nói cho vay tiêu dùng là hình thức tín dụng được quan tâm và chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh Định Công. Bảng 2.8 : Sự biến động của hoạt động cho vay tiêu dùng qua các năm Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(%) 1 CVTD 191.333 59.5 226.254 74.16 132.715 50 2 Tổng thu 23.671 36.345 47.548 3 Thu từ CVTD 11.8355 26.1684 19.0192 4 Tỷ trọng thu từ CVTD/TT(%) 50 72 40 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004,2005,2006) Qua bảng trên, ta có thể thấy cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh. Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng cũng chiếm một tỷ lệ cao trong tổng thu của chi nhánh. Nhưng cho vay tiêu dùng có xu hướng giảm, nếu như năm 2005 cho vay tiêu dùng chiếm tới 74,16% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh,nhưng đến năm 2006 thì tỷ lệ này chỉ còn 50%. Điều này là do năm 2005, 2006 tỷ lệ nợ quá hạn về tín dụng tiêu dùng tăng lên, năm 2006 tỷ lệ này ở mức 0,95%. Mức độ rủi ro tiềm ẩn rất cao của cho vay tiêu dùng làm cho chi nhánh không muốn mở rộng hoạt động cho vay này. Bảng 2.9: Doanh số cho vay tiêu dùng theo mực đích vay vốn Đơn vị: Triệu đồng stt Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 CV sửa chữa, mua nhà 100.105 52,320 122.335 54,07 67.313 50,72 2 CV mua đất xây dựng nhà ở 62.891 32,870 68.600 30,32 34.479 25,98 3 CV mua phương tiện đi lại: ô tô,xe máy... 14.407 7,530 20.521 9,07 15.355 11,57 4 CV học nghề,XKLĐ 5.529 2,890 3.439 1,52 3.424 2,58 5 CV phục vụ nhu cầu y tế 334 0,18 1.222 0,54 1.659 1,25 6 CV phục vụ học tập 1.875 0,98 2.014 0,89 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0250.doc
Tài liệu liên quan