Vietcombank là ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt nam. Là thành viên chính thức đầu tiên của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard International, Visa International và thành viên độc quyền của American Express tại thị trường Việt nam, Vietcombank là ngân hàng duy nhất thanh toán cho sáu thương hiệu thẻ nổi tiếng trên thế giới: MasterCard, Visa Card, American Express, JCB, Diners Club và China Union Pay.
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3805 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh ĐăkLăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5
3,6
4
400
0
0
Đại học
92
81,4
100
76,9
109
78,4
8
8,7
9
9,0
Cao đẳng
7
6,2
12
9,2
12
8,6
5
71,4
0
0
Trung cấp
4
3,4
4
3,1
4
2,9
0
0
0
0
Sơ cấp công nhân kỹ thuật
9
8,0
9
7,0
9
6,4
0
0
0
0
(Nguồn: Phòng tổng hợp)
3.1.3.3 Phân tích tình hình tài sản của chi nhánh
Tài sản là một yếu tố quan trọng tạo nên năng lực của một đơn vị kinh tế. Tổng tài sản của chi nhánh tăng liên tục qua các năm: Tổng tài sản năm 2008 tăng 716.754 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng 37,5%; tổng tài sản năm 2009 tăng 728.025 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng 27,7%. Trong đó, tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản cho vay, chiếm 97,3% tổng tài sản của năm 2007, và chiếm 95,9% tổng tài sản năm 2009. Điều này phù hợp với tình hình tài sản chung của ngành ngân hàng vì hoạt động chủ yếu của ngân hàng là “đi vay để cho vay”, các khoản cho vay là nguồn mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Bên cạnh đó, tài sản cố định và các tài sản khác cũng tăng liên tục qua các năm, điều này chứng tỏ chi nhánh không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao năng lực của mình. Cụ thể trong 2 năm 2008, 2009, chi nhánh liên tục mở thêm các phòng giao dịch mới, lắp đặt các máy ATM mới. Tình hình biến động cụ thể của các tài sản được mô tả ở bảng sau:
Bảng 3.2: Tình hình tài sản của chi nhánh VCB ĐăkLăk
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
2008/2007
2009/2008
Gía trị
%
Gía trị
%
Gía trị
%
+/-
%
+/-
%
Tổng tài sản
1.912.443
100
2.268.707
100
3.357.226
100
716.754
37,5
728.025
27,7
Cho vay các TCKT, cá nhân
1.861.400
97,3
2.164.500
95,4
3.221.000
95,9
303.100
16,3
1.056.500
48,8
Tài sản cố định
7.536
0,4
12.323
0,5
19.986
0,6
4.787
63,5
7.663
62,2
Tài sản có khác
43.507
2,3
91.884
4,1
116.040
3,4
48.377
111
24.156
26,3
(Nguồn: Phòng tổng hợp)
3.1.3.3 Phân tích tình hình thu nhập
Từ bảng 3.3 – Bảng xác định kết quả kinh doanh, ta thấy VCB ĐăkLăk luôn có tổng thu cao hơn tổng chi, và chênh lệc thu chi năm sau luôn cao hơn năm trước. Mức chênh lệch này năm 2008 là 58.152 triệu đồng, tăng 5.525 triệu đồng, tương ứng tăng 10,5% so với năm 2007. Năm 2009, chênh lệch thu chi là 65.974 triệu đồng, tăng 7.822 triệu đồng, ứng với mức tăng là 13,5% so với năm 2008.
Năm 2008, tổng thu nhập của VCB đạt 423.628 triệu đồng, tăng 215.791 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng mức tăng là 103,8%. Trong đó thu từ lãi cho vay và tiền gửi có giá trị lớn nhất, tăng 167.634 triệu đồng so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 77,7% trong mức tăng tổng thu. Và tốc độ tăng lớn nhất là khoản thu từ lãi ngoại tệ với tốc tộ tăng là 2.931,5%.
Năm 2009, doanh thu của VCB giảm 68.038 triệu đồng so với năm 2008, ứng với mức giảm là 16,06%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do nguồn thu từ lãi cho vay, lãi tiền gởi và lãi ngoại tệ giảm, trong đó giảm mạnh nhất là nguồn thu từ lãi ngoại tệ, giảm 62.788 triệu đồng so với năm 2008 ứng với mức giảm là 96,63%. Tuy tổng doanh thu năm 2009 giảm hơn so với năm 2008 nhưng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng năm sau vẫn cao hơn năm trước, do doanh thu giảm nhưng chi phí cũng giảm và tốc độ giảm cũng như mức giảm của chi phí cao hơn doanh thu nên lợi nhuận vẫn tăng. Mức chi năm 2009 của VCB là 289.616 triệu đồng, giảm 75.860 triệu đồng sơ với năm 2008 ứng với mức giảm là 20,8% trong đó khoản chi giảm mạnh nhất là chi cho cac hoạt động kinh doanh, giảm 98,11% tương ứng giảm 62.038 triệu đồng so với năm 2008.
Nguyên nhân của sự thay đổi này là do năm 2008 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO và năm 2008, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chính thức trở thành Ngân hàng Thương mại cổ phần với 51% vốn Nhà nước. Hai sự kiệ này đã tạo động lực cho sự phát triển vững mạnh của VCB trong đó có VCB ĐăkLăk.
Sang năm 2009 là năm nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế mạnh mẽ của Thế giới và có thể xem căng thẳng ngoại tệ là một trong những điểm nổi bật nhất của kinh tế Việt Nam năm 2009, nhất là khi xét đến những ảnh hưởng của nó đối với hoạt động doanh nghiệp và tâm lý người dân. Căng thẳng trên thị trường bắt đầu xuất hiện từ quý 2, khi nhiều doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ, không chịu bán lại cho ngân hàng dẫn đến mất cân đối cung – cầu. Tình trạng này kéo dài cho đến cuối năm. Bên cạnh đó, tín dụng ngoại tệ giảm rất mạnh trong nửa đầu năm (chủ yếu do doanh nghiệp ngại vay vì lo rủi ro tỷ giá, đến tháng 5 giảm tới 9,55% so với cuối năm 2008) lại tạo ra hiện tượng đối ngược là ứ đọng vốn ngoại tệ tại các ngân hàng. Tình trạng doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ kéo dài, việc mua ngoại tệ khó khăn đã gây không ít khó khăn cho các ngân hàng. Tình hình cụ thể được phản ánh ở bảng sau:
Bảng 3.3: Tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của chi nhánh
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2007
%
2008
%
2009
%
2008/2007
2009/2008
+/-
%
+/-
%
I. Tổng thu nhập
207.837
100
423.628
100
355.590
100
215.791
103,83
-68.038
-16,1
1. Thu lãi cho vay, lãi tiền gửi
159.792
76,9
327.426
77,3
323.527
91,0
167.634
104,9
-3.899
-1,2
2. Thu lãi kinh doanh ngoại tệ
2.413
1,2
64.966
15,3
2.188
0,6
62.553
2592,3
-62.778
-96,6
3.Thu về dịch vụ
3.584
1,7
5.212
1,2
8.338
2,3
1.628
45,4
3.126
60,0
4.Thu khác
42.048
20,1
23.453
5,5
17.729
5,0
-18.595
-44,2
-5.724
-24,4
5. Thu nhập nội bộ
0
2.571
0,7
3.808
1,1
2.571
1.237
48,1
II. Chi phí
155.210
100
365.476
100
289.616
100
210.266
135,47
-75.860
-20,76
1. Trả lãi tiền vay và tiền gởi
98.482
63,5
39.917
10,9
47.729
16,5
-58.565
-59,5
7.812
19,57
2. Chi hoạt động kinh doanh
515
0,3
63.230
17,3
1.192
0,4
62.715
12177,7
-62.038
-98,1
3.Chi về dịch vụ thanh toán
238
0,2
225
0,1
291
0,1
-13
-5,5
66
29,3
4.Chi tài sản, quản lý, đào tạo
9.677
6,2
21.650
5,9
27.156
9,4
11.973
123,7
5.506
25,4
5.Chi nộp thuế
713
0,5
798
0,2
679
0,2
85
11,9
-119
-14,9
6.Chi khác
39.448
25,4
2.853
0,8
787
0,3
-36.595
-92,8
-2.066
-72,4
7. Chi nội bộ
6.137
3,9
236.803
64,8
211.782
73,1
230.666
3758,6
-25.021
-10,6
VII. Chênh lêch thu chi
52.627
58.152
65.974
5.525
10,5
7.822
13,5
(Nguồn: Phòng Tổng hợp)
3.1.3.4 Tình hình huy động vốn
Chức năng chính của Ngân hàng là trung gian tín dụng, làm cầu nối giữa người thừa tiền và người thiếu tiền, là trung gian “đi vay để cho vay”. Việc huy động vốn được thực hiện tốt sẽ giúp Ngân hàng chủ động và thuận lợi hơn trong việc cho vay cũng các nghiệp vụ khác. Đối với ngân hàng nói chung, nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn sẽ đảm bảo được sự an toàn, hiệu quả trong sử dụng vốn hơn vì đó là nguồn vốn an toàn và ổn định. Tuy nhiên, trong công tác thanh toán nói riêng, thì việc duy trì số dư ở các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ, và các giấy tờ có giá lại là nguồn vốn thuận lợi cho nghiệp vụ này. Vì đây là nguồn vốn có tính thanh khoản cao, phục vụ cho công tác thanh toán là chủ yếu.
Nhìn chung, tiền gửi có kỳ hạn vẫn là nguồn vốn chủ yếu của Chi nhánh, có tỷ trọng trong tổng vốn huy động tăng nhanh qua các năm, từ 33,2% tổng huy động vốn năm 2007 tăng lên 54 % năm 2008 và 61,2 % năm 2009. Cùng với đó, giá trị huy động của tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng nhanh qua các năm, từ 217.739 triệu đồng năm 2007 tăng thêm 255.344 triệu đồng vào năm 2008, đạt mức 473.083; và giá trị huy động tiền gửi không kỳ hạn năm 2009 tiếp tục tăng thêm 172.883 triệu đồng so với năm 2008, ở mức 645.966 triệu đồng. Điều này đảm bảo cho hoạt động củac nhánh được ổn định và đảm bảo hơn.
Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn, tuy nhiên, nó không ổn định, giảm 39.807 triệu năm 2008, tưong ứng 9,1%, sau đó, tăng nhẹ vào năm 2009, tăng 12.413 tương ứng 3,12%. Nguyên nhân có thể là do những biến động không ổn định của thị trường, cũng do tâm lý của ngườii dân còn nặng thói quen sử dụng tiền mặt trong trao đổi, dự trữ tiền mặt nhiều, nên những khoản tiền gửi thanh toán còn hạn chế.
Vốn từ các nguồn khác như giấy tờ có giá không đáng kể. Thị trường các loại chứng từ có giá chưa có điều kiện phát triển mạnh do nó còn phụ thuộc nhiều vào chính sách từ Trung Ương. Nên có thể thấy huy động qua giấy tờ có giá không phải là nguồn thu hút chủ lực mà chi nhánh hướng đến.
Tình hình huy động vốn của Ngân hàng được thể hiện như sau:
Bảng 3.4: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Giá trị vốn huy động
So sánh
2007
2008
2009
2008/2007
2008/2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
+/-
%
+/-
%
Tiền gửi không kỳ hạn
437.516
66,7
397.709
45,4
410.122
38,8
-39.807
-9,1
12.413
3,1
Tiền gửi có kỳ hạn
217.739
33,2
473. 083
54,0
645.966
61,2
255.344
117,3
172.883
36,5
Phát hành GTCG
0
0
4.523
0,5
0
0
4.523
-
-4.523
-100
Tiền gửi ký quỹ
1.059
0,1
182
0,1
133
0,0
-877
-82,8
-49
-26,9
Tổng cộng
656.314
100
875.497
100
1.056.221
100
219.183
33,4
180.724
20,6
(Nguồn: phòng tổng hợp)
* Ghi chú:
Các loại giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu.
3.1.3.5. Ngân hàng bán lẻ:
Trong năm VCB đã đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Bên cạnh hoạt động cho vay cá thể, huy động vốn từ dân cư, các Dịch vụ điện tử được quan tâm và đẩy mạnh như Internet B@nking, SMS B@nking, dịch vụ nhận tin nhắn chủ động, dịch vụ VCB-Securities- Online, dịch vụ thanh toán VCB Direct Billing, dịch vụ TOPUP triển khai cho dịch vụ điện thoại trả trước v.v… Huy động vốn từ dân cư đạt hơn 600 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay thể nhân đạt trên 700 tỷ đồng, doanh số chuyển tiền về từ nước ngoài cho cá nhân đạt gần 2.200 triệu đồng…
3.1.3.6 Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh
* Thuận lợi
Là một ngân hàng lớn trên địa bàn được nhiều người biết đến. Đặc biệt 5 năm liền được tạp chí The Banker bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Uy tín của VCB tạo đươc niềm tin và sự tin cậy cho khách hàng, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của chi nhánh. Với một nền tảng công nghệ hiện đại, được khách hàng đánh giá cao về mật độ bảo mật thông tin cho khách hàng, đảm bảo chính xác, nhanh chóng trong việc chuyển tiền và thanh toán do có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại.
Là một chi nhánh được thành lập từ năm 1995, và với những gì đã đạt được trong quá trình hoạt động và kinh doanh, VCB ĐăkLăk thực sự là một ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao trong địa bàn, với thị phần khách hàng lớn nhất. Điều này hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển hoạt động thanh toán của chi nhánh.
Công tác huy động vốn và thu nợ được thực hiện tốt cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán của chi nhánh. Chi nhánh có thể chủ động tốt về nguồn vốn thanh toán, đồng thời có thể mở rộng các khoản tín dụng trong hoạt động thanh toán, tạo thuận lợi hơn cho khách hàng.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên chi nhánh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, luôn được bổ sung và đào tạo thêm, có khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin nhạy bén, tiếp cận công nghệ mới của ngành ngân hàng thường xuyên, đã góp phần không nhỏ trong việc làm hài lòng những yêu cầu của khách hàng, giúp việc thanh toán diễn ra nhanh chóng và chuyên nghiệp.
Là Ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực thương mại quốc tế, chi nhánh luôn đi đầu trong hoạt động tài trợ ngoại thương, thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, có uy tín lâu dài trong lĩnh vực này, với đối tác là những doanh nghiệp lớn trên địa bàn. Điều này giúp chi nhánh định vị tốt thị trường, nâng cao doanh số thanh toán, đặc biệt trong thanh toán xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, ĐăkLăk là nơi thuận lợi cho các cây nông nghiệp có giá trị cao như cà phê, tiêu, điều, cao su… phát triển. Vì thế lượng vốn huy động qua xuất nhập khẩu nông nghiệp là thuận lợi. Hoạt động thu mua nông sản xuất khẩu phát triển mạnh, nhu cầu về vốn và các dịch vụ thanh toán xuất khẩu của các doanh nghiệp là môi trường thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng.
Chi nhánh hoạt động trên đại bàn thành phố Buôn Ma Thuột, nơi là trung tâm kinh tế chính trị của khu vực miền trung Tây Nguyên. Trong những năm gần đây, kinh tế trên đại bàn có những bước phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được nâng cao. Bên cạnh đó là sự ra đời và hoạt động của ngày càng nhiều các doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển, dân trí nâng cao, thì nhu cầu của việc thanh toán qua ngân hàng ngày càng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán của chi nhánh.
- Khó khăn:
Khó khăn chung của tất cả các ngân hàng thương mại hiện nay trong công tác thanh toán là tâm lý và thói quen thích dung tiền mặt của người dân.
Công nghệ thanh toán tuy được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của việc thanh toán.
Sự cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại khác: Trong thời gian gần đây, trên địa bàn, các ngân hàng thương mại ra đời, và hoạt động trên địa bàn rất nhiều, sự cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên gay gắt, thị phần khách hàng bị chia nhỏ. Điều này đòi hỏi những bước cải tiến không ngừng các dịch vụ cũng như nghiệp vụ ngân hàng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng, đồng thời cũng đò hỏi sự tăng cường hợp tác với các ngân hàng bạn, đặc biệt trong công tác thanh toán nhằm tạo sự tiện lợi nhất cho khách hàng, thu hút khách hàng đến với chi nhánh, duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống.
ĐăkLăk là địa bàn vùng cao, nơi các dân tộc thiểu số chiếm khá cao, nền kinh tế trong những năm gần đây tuy có những phát triển vượt bậc, đặc biệt là thành phố Buôn Ma Thuột, nhưng nhìn chung, mặt bằng đời sống dân cư nhiều nơi vẫn còn thấp, do đó, việc tiếp cận với các dịch vụ của Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở một bộ phận dân cư nhất định.
Bên cạnh đó, do môi trường pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán của Nhà nước vẫn chưa hoàn thiện, điều này cũng gây khó khăn cho hoạt động của chi nhánh nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung
Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp đánh giá các hiện tượng kinh tế xã hội trên cơ sở nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề trong mối liên hệ thống nhất, gắn bó và ràng buộc lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển.
Phương pháp duy vật lịch sử: Là phương pháp nhìn nhận sự vật, hiện tượng theo quan điểm lịch sử khi xem xét sự vật, hiện tượng nào đó.
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
3.2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
- Thu thập số liệu qua các báo cáo và sổ sách của chi nhánh, số liệu từ những nguồn thông tin khác: internet, sách báo.
- Thu thập số liệu thông tin qua việc phỏng vấn trực tiếp các cán bộ công nhân viên trong chi nhánh.
- Dùng phần mềm Exel để xử lý số liệu thu thập được.
3.2.2.2 Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê kinh tế: đây là phương pháp thông kê nghiên cứu hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập số liệu tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu của sự vật hiện tượng để tìm tính quy luật và rút ra kết luận cần thiết.
- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp mô tả toàn bộ thực trạng của các sự vật hiện tượng trên cơ sở các dữ liệu đã được tính toán và để sử dụng trong quá trình phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp thống kê so sánh: Là phương pháp tính toán các chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối, so sánh chúng với nhau nhằm tìm ra quy luật chung cảu sự vật hiện tượng. Bao gồm:
+ So sánh theo chiều ngang: Phân tích các chỉ tiêu trên cùng một dòng của báo cáo so sánh, làm nổi bật các xu thế và tạo nên những mối quan hệ giữa các khoản mục xuất hiện trên cùng một dòng của báo cáo.
+ So sánh theo chiều dọc: Là việc xác định tỷ lệ của các khoản mục xuất hiện trên cùng một cột của báo cáo so sánh với một chỉ tiêu tổng thể tương ứng nào đó. Thông qua sự so sánh này cho thấy tỷ lệ, vai trò của các khoản mục trong chỉ tiêu tổng thể.
3.2.2.3 Phuơng pháp chuyên gia
Là phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên ý kiến chuyên gia, giúp ta mau chóng tìm được cơ sở lý luận, nắm được thực trạng của hiện tượng cũng như định hướng những giải pháp cơ bản thúc đẩy sự phát triển của hiện tượng phù hợp với quy luật. Trong phạm vi bài luận văn nay, chuyên gia là những cán bộ quản lý chi nhánh, người nắm rõ nhất tình hình chi nhánh mình, và đưa ra những nhận sét sát thực tế nhất.
Phần thứ tư: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh ĐăkLăk
4.1.1 Tình hình phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh
4.1.1.1 Đóng góp của hoạt động TTKDTM vào tổng thu nhập về dịch vụ của chi nhánh
Cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoà nhập vào sự phát triển của ngành ngân hàng, hoạt động thanh toán của chi nhánh ngày càng phát triển nhất là hoạt động TTKDTM. Với thành phần khách hàng đa dạng đều mở tài khoản tại chi nhánh nên số tài khoản khách hàng mở tăng nhanh chóng, và đến cuối năm 2009, chi nhánh có khoảng hơn 40.000 tài khoản, trong đó có khoảng 10.000 tài khoản của tổ chức, và 30.000 tài khoản cá nhân. Việc mở tài khoản tại ngân hàng là điều kiện tiên quyết để thực hiện hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng chi nhánh luôn coi trọng công tác thanh toán và đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học vào hệ thống thanh toán nhằm thay thế cho việc làm thủ công. Điều đó giúp làm hiệu quả thanh toán được nâng cao, thời gian thanh toán được rút ngắn tạo được niềm tin cho khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại hiện nay khi phát triển theo hướng ngân hàng bán lẻ thì việc phát triển dịch vụ ngân hàng là không thể thiếu. Để không ngừng nâng cao chất lượng công tác thanh toán, chi nhánh đã có những cải tiến không ngừng về các hình thức thanh toán, các chế độ thanh toán, cũng như những bước phát triển mới về công nghệ, về con người,...Và việc phát triển hoạt động thanh toán đã đóng góp đáng kể giúp tăng doanh thu cho chi nhánh.
Bảng 3.5: Tình hình thu nhập của chi nhánh từ việc cung cấp dịch vụ:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh 2008/2007
So sánh 2009/2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
+/-
%
+/-
%
Thu phí thanh toán
1.790
49,9
2.719
52,2
2.874
34,5
929
51,9
155
5,7
Thu dịch vụ khác
1.794
50,1
2.493
47,8
5.464
65,5
699
38,96
2.971
119,2
Tổng cộng
3.584
100
5.212
100
8.338
100
1.628
45,42
3.126
59,98
(Nguồn: phòng tổng hợp)
Hoạt động thanh toán của chi nhánh đóng góp phần quan trọng trong tổng thu nhập của chi nhánh. Nó luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu từ dịch vụ qua các năm, chiếm tỷ trọng 49.9% trên tổng thu từ dịch vụ năm 2007, chiếm 52.2 % năm 2008, và 34.5 % năm 2009. Thu từ dịch vụ thanh toán tăng qua các năm, tăng mạnh vào năm 2008, tăng 929 triệu đồng tương ứng 51,9%, tăng nhẹ vào năm 2009, tăng 155 triệu đồng, tương ứng 5,7%. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của dịch vụ thanh toán của ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Năm 2009, tổng thu cũng như đóng góp của dịch vụ thanh toán vào tổng phí thu từ dịch vụ giảm về tốc độ tăng cả về doanh số và tỷ trọng. Điều này là do sự tăng mạnh mẽ của các khoản thu phí từ các dịch vụ khác, đồng thời nó cũng có thể phản ánh hoạt động thanh toán của chi nhánh đã không phát triển xứng tầm với những lợi ích thực sự của nó.
4.1.1.2 Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh
Bảng 3.6: Doanh số thanh toán qua các hình thức TTKDTM tại chi nhánh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
2008/2007
2008/2007
Năm 2007
%
Năm 2008
%
Năm 2009
%
+/-
%
+/-
%
Séc
1.321.198
5,9
1.273.211
3,9
1.737.044
4,0
-47.987
-3,6
463.833
36,4
Uỷ nhiệm chi
19.912.340
89,5
25.888.616
79,9
37.769.589
85,8
5.976.276
30,0
11.880.973
45,9
L/C
911326
4,1
5104189
15,8
4268181
9,7
4.192.863
460,1
-836.008
-16,4
Uỷ nhiệm thu
31665
0,1
75738
0,2
76970
0,2
44.073
139,2
1.232
1,6
Thẻ
75.296
0,3
53.216
0,2
156.216
0,4
-22.080
-29,3
103.000
193,6
Tổng cộng
22.251.825
100
32.394.970
100
44.008.000
100
10.143.145
45,6
11.613.030
35,9
(Nguồn: Phòng tổng hợp)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Sơ đồ 3.2: Doanh số thanh toán của các hình thức TTKDTM
Tổng doanh số TTKDTM tăng nhanh qua các năm, năm 2008 tăng 10.143.145 triệu đồng năm so với năm 2007, tương ứng 45,58%. Năm 2009, doanh số TTKDTM tăng 11.613.030 triệu đồng, tương ứng với 35,85%. Hầu hết các hình thức thanh toán đều có doanh số tăng lên qua các năm, trừ một vài biến động bất thường như giảm doanh số séc và thẻ năm 2008, giảm doanh số thanh toán bằng L/C năm 2009. Tuy nhiên nhìn chung, doanh số TTKDTM tăng lên, điều này là phù hợp với xu thế tất yếu khách quan của sự phát triển của nền kinh tế và công nghệ thanh toán của ngân hàng.
Trong các hình thức TTKDTM, thanh toán bằng uỷ nhiệm chi chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 89,49% tổng doanh số thanh toán năm 2007, chiếm 79,92% năm 2008, và 85,82% năm 2009. Tiếp theo là thanh toán qua L/C, với tỷ trọng là 4,1% năm 2007, tăng lên 15,76% năm 2008, và giảm xuống còn 7,6% năm 2009. Kế đến là thanh toán qua séc, chiếm tỷ trọng 5,94% năm 2007 tổng doanh số thanh toán, và duy trì ở mức 3,9% trong năm 2008, 2009. Các hình thức thanh toán còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Tình hình biến động về doanh số và tỷ trọng của từng nội dung trong TTKDTM được phân tích cụ thể dưới đây. Việc phân chia các hình thức trong qúa trình phân tích sẽ phụ thuộc vào phòng ban quản lý hình thức thanh toán đó.
Séc và ủy nhiệm chi
Qua bảng cho thấy hình thức thanh toán bằng séc và uỷ nhiệm chi rất phổ biến, đặc biệt là trong thanh toán bằng VND. Thanh toán bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm gần 75% năm 2007, chiếm 68% năm 2008, và chiếm hơn 85% năm 2009. Nó biến động với nhịp tăng giảm tương ứng với kết quả kinh doanh ngoại tệ, giảm vào năm 2008 và tăng lại vào năm 2009 như đã phân tích ở các phần trên.
Séc và ủy nhiệm chi là các phương tiện thanh toán tương đối phổ biến, thủ tục đơn giản và dễ sử dụng, đặc biệt là trong thanh toán trong nước.
Hình thức thanh toán bằng séc và uỷ nhiệm chi được sử dụng phổ biến cho việc thanh toán đối với tổ chức và cả cá nhân trong nước hơn là thanh toán của các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Doanh số thanh toán của các tổ chức cũng cao hơn hẳn doanh số thanh toán của các cá nhân, có thể do các tổ chức có doanh số thanh toán lớn hơn, nên việc sử dụng các hình thức trên đảm bảo an toàn, nhanh chóng cho việc thanh toán của họ, họ sử dụng nhiều hơn các hình thức thanh toán qua ngân hàng, còn thanh toán của các cá nhân với doanh số thanh toán mỗi món thường nhỏ, nên họ có tâm lý thanh toán trao tay, do ngại tiếp xúc với những thủ tục của ngân hàng.
Tổng doanh số thanh toán bằng séc và ủy nhiệm chi tăng liên tục qua các năm, tăng 27,92% năm 2008, và tăng 45,45% năm 2009. Mặc dù chịu những ảnh hưởng từ khủng hoảng hoảng kinh tế thế giới, nhưng doanh số thanh toán bằng séc và uỷ nhiệm chi vẫn tăng lên, điều đó chứng tỏ rằng các phương tiện TTKDTM, trong đó có séc và uỷ nhiệm chi được sử dụng ngày càng phổ biến hơn trong nền kinh tế. Đây là một tín hiệu khả quan. Như vậy, những lợi ích từ TTKDTM sẽ thực sự được phát huy.
Tổng doanh số thanh toán bằng séc và uỷ nhiệm chi có dấu hiệu chùng lại đối với các đối tượng trong nước năm 2008 và tăng trưởng mạnh lại vào năm 2009. Tổng doanh số thanh toán cho các tổ chức luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng ổn định, trong khi đó, biên động biến động của doanh số thanh toán cho cá nhân lại khá lớn. Năm 2009, doanh số thanh toán cho đối tượng cá nhân tăng mạnh, có thể đó là do chính sách ngân hàng bán lẻ thực sự phát huy những hiệu quả tốt.
Bảng 3.7: Doanh số thanh toán bằng VND và ngoại tê bằng séc và ủy nhiệm chi
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
+/-
%
+/-
%
TT séc và UNC bằng VND
15.833.305
74,6
18.585.866
68,4
33.818.245
85,6
2.752.561
17,4
15.232.379
82,0
+ Tổ chức trong nước
12.958.494
81,8
15.570.658
83,8
25.966.665
76,8
2.612.164
20,2
10.396.007
66,8
+ Cá nhân trong nước
2.847.673
18,0
2.811.491
15,1
7.407.861
21,9
-36.182
-1,3
4.596.370
163,5
+ Tổ chức nước ngoài
26.646
0,2
201.777
1,1
439.493
1,3
175.131
657,3
237.716
117,8
+ Cá nhân nước ngoài
492
0,0
1.940
0,0
4.226
0,0
1.448
294,3
2.286
117,8
TT séc và UNC bằng ngoại tệ quy VND
5.400.233
25,4
8.575.961
31,6
5.688.388
14,4
3.175.728
58,8
-2.887.573
-33,7
Tổng thanh toán b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh ĐăkLăk.doc