Đề tài Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Techcombank Ba Đình

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTM 3

1.1 Khái quát về các hoạt động cơ bản của NHTM 3

1.1.1 Hoạt động nhận tiền gửi 3

1.1.2 Hoạt động cho vay 4

1.1.3 Hoạt động thanh toán 5

1.1.4 Các hoạt động khác 5

1.2 Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM 6

1.2.1 Cơ sở hình thành và khái niệm về hoạt động TTQT của NHTM 6

1.2.2 Vai trò của hoạt động TTQT của NHTM 8

1.2.3 Các điều kiện TTQT của NHTM 10

1.2.4 Các phương thức TTQT của NHTM 15

1.2.5 Các chứng từ dùng trong Thanh toán quốc tế 26

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng hoạt động TTQT của NHTM 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK BA ĐÌNH 35

2.1 Khái quát về chi nhánh Techcombank Ba Đình: 35

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 35

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 37

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh những năm gần đây: 39

2.2. Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế của Chi nhánh Techcombank Ba Đình 46

2.2.1. Thực tranh chung của hoạt động TTQT. 46

2.2.2. Các phương thức thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Techcombank Ba Đình 47

2.3. Đánh giá hoạt động TTQT của Chi nhánh Tech Ba Đình 56

2.3.1. Những thành tựu đạt được: 56

2.3.2. Hạn chế và những nguyên nhân trong hoạt động TTQT 57

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK BA ĐÌNH 59

3.1. Định hướng chung cho hoạt động TTQT tại chi nhánh Ba Đình 59

3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động TTQT tại chi nhánh Techcombank Ba Đình 60

3.2.1. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ TTQT 60

3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động Marketing 61

3.2.3. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và số lượng cán bộ TTQT của chi nhánh Techcombank Ba Đình 63

3.2.4. Đổi mới và hoàn thiện công nghệ thanh toán 64

3.2.5. Tăng cường các hoạt động TTQT 65

3.2.6. Tăng cường các hoạt động TTQT 66

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ 67

3.3.2. Đối với NHNN 68

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Techcombank Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản có đủ số dư có hoặc được cấp một khoản tín dụng, người phát hành có quyền sử dụng quyển sổ Séc thông qua một hợp đồng Séc. - Phân loại Séc: Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau để phân loại Séc như sau: + Căn cứ theo người hưởng thụ, gồm 3 loại: Séc theo lệnh: là loại Séc ghi rõ người hưởng. Chỉ có người hưởng được phép thanh toán hoặc chuyển giao cho người khác bằng hình thức chuyển nhượng ký hậu ở mặt sau Séc. Séc để trống: không có tên người hưởng. Bất cứ người nào cầm Séc cũng có thể nhận tiền mà không cần chứng minh quyền sở hữu của mình. Séc theo lệnh nhưng không được chuyển nhượng ký hâụ: là loại Séc có tên người hưởng nhưng không thêm điều kiện, không theo lệnh của của người này. + Căn cứ theo cách thanh toán, gồm 2 loại: Séc tiền mặt: Đối với loại Séc này Ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền mặt. Séc chuyển khoản: Ngân hàng thanh toán sẽ chi trả tiền qua việc ghi có vào tài khoản + Căn cứ vào người phát hành Séc gồm 2 loại: Séc cá nhân và Séc bảo chi. 1.2.5.3 Thẻ thanh toán - Khái niệm: Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được dùng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động do Ngân hàng phát hành ra. Đây là phương tiện thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, mới nhất hiện nay, nó ra đời dựa trên những thành tựu tiên tiến nhất của công nghệ tin học, nó có nhiều ưu điểm như: tiện lợi, linh hoạt, an toàn và nhanh chóng…Với một số lượng phong phú nhiều loại thẻ với các đặc tính khác nhau có thể thoả mãn tối đa những nhu cầu của khách hàng, khách hàng có thể thực hiện thanh toán ở mọi nơi, mọi lúc mà không cần tiền mặt hay Séc với độ an toàn cao - Dựa vào các tiêu thức khác nhau ta có thể chia ra các loại thẻ như sau: + Dựa vào công nghệ sản xuất gồm: Thẻ khắc chữ nổi, Thẻ băng từ, Thẻ thông minh. + Dựa vào chủ thể phát hành : Thẻ do ngân hàng phát hành và thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành. + Căn cứ vào tính chất thanh toán của thẻ gồm: Thẻ tín dụng (credit card), Thẻ ghi nợ(Debit card), Thẻ rút tiền mặt (Cash card), Thẻ lưu giữ giá trị (Stored value card). + Căn cứ vào hạn mức của thẻ : Thẻ vàng (Gold card) và Thẻ thường (Standard card) + Căn cứ vào phạm vi sử dụng: Thẻ nội địa, và Thẻ quốc tế. 1.2.5.4 Kỳ phiếu (Promissory Note) Kỳ phiếu và hối phiếu là hai loại của thương phiếu được sử dụng là công cụ thanh toán quốc tế thông dụng. Ngược lại với hối phiếu là một tờ cam kết trả tiền vô điều kiện do người nợ viết ra để hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh người này của người này trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó. Những nguyên tắc điều chỉnh hối phiếu cũng được áp dụng tương tự cho một kỳ phiếu thương mại, tuy nhiên do tính thụ động của nó nên có những đặc thù riêng như: kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh để đảm bảo khả năng thanh toán kỳ phiếu; kỳ hạn của kỳ phiếu được quy định rõ trên nó hay một kỳ phiếu có thể do một người hoặc nhiều người ký phát để cam kết thanh toán cho một người hoặc nhiều người hưởng lợi… 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng hoạt động TTQT của NHTM Trong những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển đất nước diễn ra mạnh mẽ thì các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, du lịch quốc tế, xuất khẩu lao động, du học, chữa bệnh, …tăng trưởng mạnh, vì thế các nhu cầu thanh toán, chuyển tiền cũng gia tăng. Do đó, lĩnh vực TTQT hiện nay đang thu hút sự quan tâm của nhiều NHTM và là lĩnh vực cạnh tranh khá sôi động, nhất là trong điều kiện nước ta đang trong quá trình mở cửa thị trường tài chính, các NHTM ở nước ta đang thực hiện đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên việc mở rộng hoạt động TTQT chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố : 1.2.6.1. Các nhân tố khách quan bên ngoài Ngân hàng Chính sách vĩ mô của Nhà nước: Hoạt động TTQT của NHTM có chức năng thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ xuất phát từ các mối quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức và cá nhân giữa các nước khác nhau, đây là khâu kết thúc của một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Chính vì thế hoạt động này chịu ảnh hưởng lớn của các chính sách kinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ như chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách thuế,… Việc lựa chọn chính sách kinh tế đối ngoại có tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước, có thể kìm hãm hoặc khuyến khích phát triển hoạt động TTQT. Thực tế cho thấy, trước kia khi nước ta áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch không những kìm hãm sản xuất trong nước mà còn cản trở cho hoạt động xuất nhập khẩu vì thế hoạt động TTQT bị hạn chế. Trong những năm gần đây, do áp dụng chính sách đổi mới, chính sách Nhà nước độc quyền về ngoại thương bị xoá bỏ, Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu, thu hẹp tổi thiểu mặt hàng cấm nhập, cấm xuất; các thủ tục phiền hà trong xuất, nhập khẩu, xuất nhập cảnh tham quan du lịch, môi giới, hợp tác và liên doanh bị bãi bỏ. Điều này khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng tăng tạo điều kiện mở rộng hoạt động TTQT. Ngoài ra, khi chính sách kinh tế đối ngoại được nới lỏng sẽ tác động tới chính sách thuế của Nhà nước, đặc biệt là thuế xuất nhập khẩu. Khi áp dụng chính sách tự do hoá mậu dịch, Nhà Nước khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu, thuế của các mặt hàng này sẽ giảm và TTQT sẽ tăng do việc trao đổi hàng hóa giữa các nước diễn ra nhiều hơn. Các chủ thể tham gia TTQT ở các nước khác nhau nên chịu tác động bởi môi trường kinh tế, chính trị - xã hội của các nước tham gia. Nếu có sự biến động về kinh tế, chính trị của các bên tham gia thanh toán sẽ gây ra sự thay đổi về tình hình sản xuất trong nước, cơ chế chính sách của Nhà nước. Điều này làm cho hoạt động xuất nhập khẩu không ổn định, tác động tới việc mở rộng hoạt động TTQT. Xu hướng hội nhập của nền kinh tế Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế của các nước trên thế giới với tốc độ ngày càng cao khiến cho các quốc gia trong khu vực và trên thế giới có mối quan hệ chặt chẽ và điều này có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế đắt nước. Cùng với sự phát triển của quá trình hội nhập kinh tế hoạt động kinh tế quốc tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng cũng ngày càng được đẩy mạnh. Thông qua hoạt động kinh tế quốc tế mới thu được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Nhờ đó, đất nước có thể phat huy được tiềm năng và thế mạnh của mình đồng thời tận dụng được tinh hoa của khoa học kỹ thuật, của kinh tế thế giới, phát huy lợi thế của kinh tế trong nước. Kinh tế quốc tế được mở rộng dẫn đến sự phát triển của thanh toán quốc tế vừa về chất, vừa về lượng để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc tế như thanh toán xuất nhập khẩu, các giao dịch trên thị trường quốc tế. Sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), các Ngân hàng Việt Nam sẽ đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức mới. Bên cạnh những lợi thế từ việc thực hiện mở cửa thị trường tài chính, các NHTM Việt Nam phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt, do có sự tham gia ngày càng nhiều của các Ngân hàng có uy tín, kinh nghiệm tham gia vào thị trường Việt Nam. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh các NHTM Việt Nam đang tập trung vào việc phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình: đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ. Hiện nay, hoạt động TTQT là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn của các Ngân hàng gây ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao uy tín, vì thế gây khó khăn cho việc mở rộng hoạt động TTQT của các NHTM. 1.2.6.2. Các nhân tố chủ quan của Ngân hàng: Bên cạnh các nhân tố khách quan, việc mở rộng hoạt động TTQT phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố của bản thân Ngân hàng: Năng lực và uy tín của Ngân hàng trong nước và quốc tế: TTQTcó sự tham gia của nước khác nhau, có sự khác biệt về ngông ngữ, luật lệ, phong tục tập quán,…Vì thế đây là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro và việc thanh toán trực tiếp rất khó khăn do sự cách biệt về mặt địa lý và các bên tham gia thanh toán không biết rõ về tình hình tài chính, khả năng thanh toán của nhau. Để quá trình thanh toán diễn ra thuận lợi, các NHTM là tổ chức có đủ năng lực tài chính và có uy tín đối với các bên tham gia thanh toán nên được lựa chọn làm trung gian thanh toán quốc tế. Do tính phức tạp của hoạt động này nên để thực hiện tốt hoạt động TTQT các Ngân hàng cần có đủ năng lực tài chính, có đủ lượng ngoại tệ cần thiết để đáp ứng cho việc thanh toán. Ngoài ra, để thu hút được khách hàng đăng ký thanh toán các Ngân hàng cần tạo lập cho mình một uy tín vững chắc cả trong và ngoài nước để có thể thực hiện được những hoạt động mang tính bảo lãnh trong TTQT. Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ TTQT: Hoạt động TTQT là hoạt động phức tạp và được áp dụng những kỹ thuật, công nghệ thông tin tiên tiến và hiện đại. Do đó, để mở rộng hoạt động này đòi hỏi các Ngân hàng cần có đội ngũ cán bộ TTQT có trình độ nghiệp vụ cao, nắm bắt được những tiến bộ mới của công nghệ thanh toán. Ngoài ra, để thực hiện tốt hoạt động TTQT, các thanh toán viên phải có vốn hiểu biết rộng rãi trên nhiều lĩnh vực: phải có am hiểu các thông lệ quốc tế, có trình độ ngoại ngữ tốt vì chứng từ sử dụng trong thanh toán thường sử dụng ngoại ngữ, những kiến thức về ngoại hối, những dự báo về tình hình biến động tỷ giá hối đoái cũng rất cần thiết. Việc lựa chọn và đào tạo được những cán bộ TTQT có trình độ và kinh nghiệm tốt sẽ giúp Ngân hàng hạn chế những rủi ro, thực hiện thanh toán nhanh chóng với độ chính xác cao, tạo dựng được uy tín với khách hàng. Đây là cơ sở tốt để các NHTM mở rộng hoạt động TTQT của mình. Công nghệ của Ngân hàng: Do đặc thù của hoạt động TTQT là các đối tác tham gia thanh toán có vị trí địa lý cách xa nhau do đó để hoạt động này có thể diễn ra với tốc độ nhanh và chính xác, tiết kiệm chi phí cần có sự hỗ trợ của những công nghệ tiên tiến nhất: phần mềm thanh toán, hệ thống thanh toán điện tử, …Hoạt động TTQT không thể tồn tại và phát triển được nên công nghệ thanh toán của Ngân hàng không đáp ứng được yêu cầu công nghệ của thế giới. Đây là lĩnh vực liên quan tới sự liên lạc, truyền tin giữa các Ngân hàng ở các quốc gia khác nhau, do đó phải có sự phù hợp công nghệ trong hệ thống các Ngân hàng thế giới mới có thể thực hiện được thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử với nhau. Công nghệ Ngân hàng cũng là nhân tố quan trọng giúp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ TTQT, nâng cao uy tín, tạo điều kiện mở rộng hoạt động TTQT. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK BA ĐÌNH 2.1 Khái quát về chi nhánh Techcombank Ba Đình: 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Ngân hàng là tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh tế, là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho các hoạt động của nền kinh tế góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng của đất nước. Từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, hàng hoá được tự do sản xuất và lưu thông, dẫn đến sự cần thiết ra đời của hàng loạt các NHTM để đáp ứng yêu cầu tích tụ, tập trung và khơi dậy các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế. Xuất phát từ bối cảnh đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 004/09/1993 có hiệu lực từ ngày 06/08/1993, trong thời hạn 20 năm và vào ngày 27/09/1993 Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động với số vốn ban đầu 20 tỷ. Đến ngày 08/10/1997, NHNN ra quyết định số 330/GD – NH5 cho phép ngân hàng kéo dài thời gian hoạt động lên 99 năm. Từ khi ra đời đến nay, Techcombank đã không ngừng phát triển, lớn mạnh về mạng lưới chi nhánh, vốn điều lệ cũng như chất lượng hoạt động và trở thành một trong những Ngân hàng TMCP lớn nhất nước ta. Nhận thức được xu hướng phát triển của nền kinh tế và để thích ứng với môi trường cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng trong và ngoài nước khi hội nhập kinh tế, Techcombank đã tập trung vào đầu tư công nghệ mới tạo ra những bước phát triển nhảy vọt cho Ngân hàng. Sự kiện quan trọng là vào năm 2001, Ngân hàng ký hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hàng đầu, Temenos Holding NV, lắp đặt phần mềm Globus trong hệ thống ngân hàng. Cùng với sự giúp đỡ của phần mềm này, Ngân hàng đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới, có chất lượng cao, giúp cho hoạt động thanh toán được tiến hành nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí. Hiện nay, Techcombank trở thành một trong những Ngân hàng cổ phần lớn nhất, đi đầu về công nghệ với số vốn điều lệ là 1500 tỷ đồng vào ngày 24/11/2006, tài sản đạt gần 18 tỷ đồng. Trong năm 2006, Techcombank đã mở thêm Chi nhánh và phòng giao dịch mới, nâng tổng số điểm giao dịch cả nước lên 80 điểm, trải rộng trên 17 tỉnh thành trong cả nước. Ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều kháh hàng, mở rộng thị phần và nâng cao uy tín của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Techcombank đã nhận được nhiều giải thưởng lớn, đặc biệt là lĩnh vực thanh toán của như: được Ngân hàng quốc tế Citibank trao giải “hoạt động xuất sắc trong thanh toán quốc tế với tỷ lệ STP cao,…Trong năm vừa qua, ký kết hợp đồng với Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) bán 10% cổ phần vào ngày04/01/2006 mở ra cơ hội phát triển mới cho Ngân hàng Techcombank, thể hiện sự nhạy bén, đón đầu quá trình hội nhập của Ngân hàng. Chi nhánh Techcombank Ba Đình là chi nhánh cấp hai, được thành lập theo quyết định số 416/NHNN – HAN 7 ngày 13/07/2004 đặt trụ sở tại 132 -138 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội, chi nhánh được nâng cấp từ phòng giao dịch số 1 trực thuộc chi nhánh Techcombank Thăng Long. Mặc dù, mới đựơc thành lập chưa được ba năm nhưng từ khi thành lập tới nay, chi nhánh đã có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tích xuất sắc. Được ra đời trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình phát triển mạnh, Ngân hàng Techcombank đã dần tạo lập đựơc hình ảnh và uy tín trên thị trường, cùng với một vị trí hết sức thuận lợi : có nhiều dân cư có thu nhập cao, nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả,…đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động của Chi nhánh. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức: Hiện nay, chi nhánh Techcombank Ba Đình có tất cả 38 cán bộ và công nhân viên, bao gồm 01 Giám đốc (Nguyễn Thị Hạnh) và các phòng ban được thể hiện qua sơ đồ bộ máy quản lý của Chi nhánh Techcombank Ba Đình như sau Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Techcombank Ba Đình Hệ thống NH Techcombank Chi nhánh Techcombank Ba Đình Ban Giám Đốc Phòng Kinh Doanh Phòng Kế Toán Phòng Giao Dịch Phòng Kế Toán Giao Dịch Phòng Kế Toán Ngân Quỹ Phòng Giao Dịch Ngọc Khánh Phòng Giao Dịch Đội Cấn Phòng Hỗ Trợ Kinh Doanh 2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ chính của các phòng ban: - Ban lãnh đạo: Gồm 01 Giám đốc và 01 phó Giám đốc + Giám đốc có chức năng tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh; thực hiện nhiệm vụ và quyền theo quyền hạn của mình theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngân hàng Techcombank. + Phó giám đốc: Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công, uỷ quyền của Giám đốc; thay mặt giám đốc điều hành công việc của Chi nhánh khi Giám đốc đi vắng. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ chính sau: + Thực hiện giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng; đồng thời tiến hành mua và bán ngoại tệ. + Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, tổ chức bán lẻ sản phẩm. + Tiến hành phân tích kinh tế theo ngàng, nghề kinh tế, theo danh mục khách hàng và qua đó lựa chọn các biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả; thực hiện thu hồi nợ và phân loại nợ, trích lập dự phòng. Phòng hỗ trợ và ban thẩm định: có chức năng hỗ trợ cho phòng kinh doanh để phòng tránh rủi ro tín dụng, cụ thể như sau: + Thẩm định các hồ sơ xin vay, hồ sơ bảo lãnh, mở thư tín dụng và tiến hành theo dõi tình hình tài chính của khách hàng. + Thẩm định hạn mức cho vay và đánh giá tài sản đảm bảo. + Thực hiện kiểm soát việc trả nợ, các khoản vay quá hạn, giá trị tài sản đảm bảo. Phòng kế toán gồm: Tổ kế toán giao dịch và tổ kế toán về tiền tệ, ngân quỹ: + Tổ kế toán giao dịch có nhiệm vụ: nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, thị trường để đề xuất những hình thức và công cụ huy động vốn, đáp ứng yêu cầu về vốn đồng thời đề xuất lãi xuất huy động và cho vay hợp lý với thị trường; Ngoài ra phòng thực hiện chức năng mở tài khoản giao dịch ATM. + Tổ kế toán về tiền tệ và ngân quỹ có nhiệm vụ thực hiện hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định; thực hiện các nghiệp vụ thu và chi tiền mặt, các giấy tờ có giá; đồng thời có nhiệm vụ chuyển tiền giải ngân cho khách hàng cũng như thu gốc và lãi vay… Phòng giao dịch có nhiệm vụ chính là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và xử lý các nghiệp vụ phát sinh theo thẩm quyền: gửi, rút tiền, thanh toán trong nước… 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh những năm gần đây: Chi nhánh Techcombank Ba Đình ra đời trong thời điểm Ngân hàng Techcombank trên đà phát triển mạnh mẽ và đã khẳng định được uy tín và chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế, nền kinh tế đang trên đà phát triển. Ngoài ra, chi nhánh có một vị trí khá thuận lợi cùng với một đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, năng động, sáng tạo, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Vì thế mà mặc dù là chi nhánh cấp hai, mới được thành lập hơn hai năm nhưng từ khi thành lập đến nay, chi nhánh đã đạt được những sự tăng trưởng khá ấn tượng ngang tầm với các chi nhánh đã hoạt động lâu đời. Dưới đây là một số kết quả đáng chú ý: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Techcombank Ba Đình Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 1.Tổng thu -Thu nhập từ hoạt động tín dụng -Thu nhập từ hoạt động dịch vụ +Thu nhập từ dịch vụ TT + Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh + Thu từ nghiệp vụ ngân quỹ + Thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý + Thu dịch vụ khác - Thu khác 13.395 12.572 819 698 48 14 0 59 4 28.311 26.548 1.756 1.494 115 20 2 125 7 67.588 63.335 4.240 3.512 426 53 6 243 13 2.Tổng chi -Chi phí hoạt động tín dụng -Chi phí hoạt động dịch vụ - Chi phí khác 9.568 8.328 1.238 2 9.385 22.068 20.530 1.534 4 58.385 52.258 6.119 8 3.Chênh lệch thu chi 3.827 6.243 9.203 (Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh Techcombank Ba Đình)nhi nchi nhanh Qua bảng trên ta thấy trong những năm qua, Chi nhánh đã không ngừng tăng trưởng và đạt được những kết quả hết sức quan trọng. Doanh thu của hầu hết các hoạt động đều tăng, điều này làm cho chênh lệch thu chi của Chi nhánh cũng tăng theo, cụ thể : Năm 2005, chênh lệch thu chi tăng 63,13% so với năm 2004, Năm 2006 tăng 47,41% so với năm 2005. Tuy doanh thu của Chi nhánh tăng nhanh nhưng đồng thời chi phí cho các hoạt động cũng tăng nhanh nên chênh lệch thu chi tăng với tốc độ vừa phải. Trong tương lai, một trong những hoạt động quan trọng Chi nhánh cần chú ý đó là xem xét các phương pháp để giảm chi phí hoạt động để năng cao hiệu quả hoạt động của mình. 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn: Đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của Chi nhánh phải kể đến sự tăng trưởng nhanh của hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Techcombank Ba Đình Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 Số tiền (tỷ đồng) % Số tiền (tỷ đồng) % Số tiền (tỷ đồng) % Tổng vốn huy động 145,534 100% 403,558 100% 763,557 100% 1.Phân theo thành phần -Từ tổ chức kinh tế -Từ dân cư 27,963 117,57 19,21% 80,79% 92,08 311,48 22,82% 77,18% 267,442 496,115 35,03% 64,97% 2.Phân theo loại tiền -VNĐ -Ngoại tệ 110,83 34,74 76,15% 23,85% 302,305 101,253 74,91% 25,09% 536,49 229,06 70,26% 29,74% 3.Phân theo kỳ hạn -Ngắn hạn -Trung và dài hạn 92,69 52,85 63,69% 36,31% 238,064 165,494 58,99% 41,01% 426,592 336,965 55,87% 44,13% ( Nguồn từ Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Techcombank Ba Đình) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng vốn huy động của Chi nhánh tăng với tốc độ rất nhanh, số dư tiền gửi của khách hàng tại 31/12/2004 là 145, 534 tỷ do chi nhánh mới được thành lập ngày 13/07/2004; nhưng tới 31/12/2005 số dư tiền gửi của khách hàng là : 403,558 tỷ, tăng 117,295% và đến 31/12/2006 tăng 89,206%(763,557 tỷ). Sự tăng trưởng này do sự tăng lên của các loại tiền gửi, cụ thể như sau: Trong các loại tiền gửi theo thành phần ta thấy trong cả ba năm lượng tiền gửi của dân cư chiếm tỷ lệ khá cao (năm 2004:80,786%; 2005:77,183%; năm 2006:64,974%) và tỷ lệ này có xu hướng giảm dần. Điều này là do, Chi nhánh được đặt ở vị trí có hoạt động kinh tế diễn ra rất sôi động, tập trung nhiều dân cư chủ yếu là tầng lớp trí thức, có thu nhập cao và ổn định, họ là những người có nhu cầu lớn về gửi tiền để tiết kiệm và thanh toán. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây Ngân hàng Techcombank đã tạo được uy tín, vị thế trên thị trường và đang trên đà phát triển nhanh chóng vì thế đã chiếm được niềm tin của khách hàng không chỉ cá nhân và tổ chức kinh tế, cùng với đó là việc áp dụng công nghệ mới cho phép Ngân hàng đưa ra những sản phẩm có nhiều tiện ích đặc biệt là các sản phẩm cung cấp cho khách hàng cá nhân, tiêu biểu trong năm 2006 như: Chứng chỉ tiền gửi Lộc xuân, tài khoản tiết kiệm đa năng F@stUni, sản phẩm thanh toán qua tin nhắn điện thoại di động F@stmobiPay đã gây được tiếng vang nhất trên thị trường,… Cùng với đó là sự phát triển của hoạt động thanh toán và phát hành thẻ của Techcombank với tổng số thẻ phát hành lũy kế tính đến 31/12/2006 đã đạt gần 130.000 thẻ.Tổng số máy ATM và máy POS được Techcombank lắp đặt trong năm 2006 tương ứng là 98 và 2313, cùng với đó là công tác phát triển các sản phẩm thẻ mới với sự ra mắt của Thẻ phát hàng ngay F@staccess-i, thẻ thanh toán quốc tế Techcombank visa…Chính nhờ những thành tựu đó của hệ thống Ngân hàng Techcombank mà cả lượng tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế đều tăng với tốc độ cao. Tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng, có điều này là do: cơ chế đổi mới của Nhà nước khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Doanh nghiệp tư nhân với sự ra đời của luật của Doanh nghiệp mới nên số lượng các Doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều và làm ăn có hiệu quả khiến cho lượng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế cũng được tăng lên. Ngoài ra, gần đây đang diễn ra quá trình cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước với tốc độ cao, xoá bỏ dần sự bảo hộ của Nhà nước với các doanh nghiệp Nhà nước và các Doanh nghiệp này cũng chuyển dần thói quen thường thực hiện giao dịch với các Ngân hàng quốc doanh chuyển dần sang gửi và vay vốn tại các Ngân hàng cổ phần có mức lãi suất hấp dẫn, chất lượng sản phẩm tốt và có uy tín như Ngân hàng Techcombank. Thông qua việc xem xét cơ cấu vốn huy động theo loại tiền ta thấy : lượng tiền gửi VNĐ và ngoại tệ đều tăng, tuy nhiên tỷ trọng của tiền bằng VNĐ có xu hướng giảm xuống và bằng ngoại tệ có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do có sự phát triển cao của hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những lợi thế mạnh của Ngân hàng đặc biệt là khi uy tín của Ngân hàng ngày được nâng lên. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khá quan trọng là trong ba năm gần đây mặc dù nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao nhưng đi kèm nó là mức độ lạm phát khá lớn. Vì thế để đảm bảo giá trị đồng tiền của mình khách hàng đã chuyển việc gửi tiền bằng VNĐ sang gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ mạnh mặc dù lãi suất thấp hơn nhưng có độ an toàn cao hơn. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như đầu tư nước ngoài tăng, kiều bào ở nước ngoài gửi ngoại tệ về nước cũng nhiều hơn… Trong số vốn huy động được thì nguồn ngắn hạn luôn có tỷ trọng lớn hơn nhưng có tốc độ tăng chậm hơn nguồn vốn trung và dài hạn. Đây là một dấu hiệu tốt cho phép chi nhánh thực hiện các món cho vay dài hạn nhiều hơn đem lại thu nhập cao hơn. 2.1.3.2 Tình hình cho vay của Chi nhánh Techcombank Ba Đình Trên cơ sở tăng mạnh của nguồn vốn huy động được, Chi nhánh Techcombank Ba Đình sử dụng lượng vốn đó để tiến hành cho vay với số lượng va chất lượng ngày càng được mở rộng. Điều này thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Tình hình cho vay tại Chi nhánh Techcombank Ba Đình Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 Số tiền (tỷ đồng) % Số tiền (tỷ đồng) % Số tiền (tỷ đồng % Tổng dư nợ 68,113 100% 131,911 100% 209,526 100% 1.Phân theo kỳ hạn -Ngắn hạn -Trung và dài hạn 47,797 47,797 70,17% 29,83% 88,343 43,567 66,97% 33,03% 158,763 50,763 75,77% 24,23% 2.Phân theo thành phần kinh tế -Tổ chức kinh tế -Cá nhân 47,448 20,665 69,66% 30,34% 89,481 41,430 67,83% 32,17% 145,573 63,953 69,48% 30,52% 3.Phân theo loại tiền -VNĐ -Ngoại tệ 46,679 21,434 68,53% 31,47% 82,011 49,899 62,17% 37,83% 128,807 80,719 61,48% 38,53% (Nguồn từ Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh Techcombank Ba Đình) Qua bảng trên ta thấy hoạt động cho vay của Ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0206.doc
Tài liệu liên quan