LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
1. Một số vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại 3
1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại. 3
1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại. 5
2. Tín dụng ngân hàng. 7
2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. 7
2.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng. 7
2.3. Phân loại tín dụng. 8
2.4. Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng. 11
3. Tín dụng ngắn hạn. 14
3.1. Khái niệm tín dụng ngắn hạn. 14
3.2. Đặc điểm. 14
3.3. Các hình thức tín dụng ngắn hạn 15
3.3.1. Chiết khấu thương phiếu 15
3.3.2. Nghiệp vụ tín dụng ngân quỹ 18
3.4. Nhu cầu tín dụng ngắn hạn. 22
3.5. Vai trò của tín dụng ngắn hạn. 23
4. Mở rộng hoạt động tín dụng. 24
4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. 24
4.2. Nội dung của Marketing tín dụng. 25
4.2.1. Chính sách về sản phẩm tín dụng 25
4.2.2. Chính sách về giá cả (lãi suất cho vay) 26
4.2.3. Chính sách phân phối. 28
4.2.4. Chính sách tuyên truyền quảng cáo 30
4.3. Vai trò của Marketing ngân hàng 32
CHƯƠNG II 34
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ. 34
1. Lịch sử hình thành và ra đời NH No & PTNT chi nhánh Láng Hạ. 34
1.1. Sơ lược về NHNo&PTNT Việt Nam 34
1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ. 35
1.3. Nhiệm vụ, chức năng của NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ và các phòng ban. 35
1.4. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NH No&PTNT chi nhánh Láng Hạ. 36
2. Thực trạng hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ. 38
2.1. Về hoạt động tín dụng. 39
2.1.1. Hoạt động huy động vốn. 39
2.1.2. Về hoạt động sử dụng vốn. 41
2.2. Hoạt động kế toán - thanh toán - ngân quỹ. 42
2.2.1. Hoạt động kế toán – thanh toán. 42
2.2.2. Hoạt động ngân quỹ. 43
2.4. Kết quả kinh doanh. 45
2.5. Các công tác khác. 45
3. Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ. 48
3.1. Cơ cấu cho vay. 48
3.1.1 Cơ cấu cho vay theo thời gian. 48
Dư nợ 48
DS cho vay 48
3.1.2. Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế. 50
3.1.3. Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế. 51
DS thu nợ 53
4. Công tác mở rộng hoạt động tại Chi nhánh. 54
4.1. Công tác khách hàng 54
4.2. Công tác mở rộng mạng lưới hoạt động 58
4.3. Công tác sản phẩm, dịch vụ mới 60
4.4. Thông tin tuyên truyền quảng cáo 61
5. Những vấn đề rút ra qua công tác nghiên cứu tình hình tín dụng ngắn hạn. 62
CHƯƠNG III 66
GIẢI PHÁP ĐỂ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ. 66
1. Định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Láng Hạ. 66
2. Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ. 70
2.1. Thực hiện tốt công tác Marketing ngân hàng. 70
2.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng ngắn hạn. 77
2.3. Mở rộng tín dụng đối với khu vực ngoài quốc doanh và các DNV&N. 78
2.4. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. 79
2.5. Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. 80
2.6 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. 81
3. Kiến nghị. 81
3.1. Các cơ quan quản lý Nhà nước. 81
3.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo). 82
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
88 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ chức kinh tế, cá nhân khác trong và ngoài nước theo quy định của NHNo Việt Nam.
- Được phép vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc NHNo cho phép.
Cho vay:
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng Việt Nam đồng đối với cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
Kinh doanh ngoại hối: huy động vốn, cho vay mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, NH No&PTNT Việt Nam.
Kinh doanh dịch vụ: thu chi tiền mặt, mua bán vàng bạc , máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác cho vay của tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các dịch vụ khác được NHNN và NHNo cho phép.
Cân đối điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh NHNo&PTNTtrực thuộc trên địa bàn.
Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo.
Thực hiện đầu tư dưới các hình thức: hùn vốn liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNo cho phép.
Làm dịch vụ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo.
Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và đào tạo tay nghề trên địa bàn (Nếu được Tổng giám đốc NHNo giao).
Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền của NHNo.
1.4. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NH No&PTNT chi nhánh Láng Hạ.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ mà ngân hàng Trung Ương giao phó, theo tiến trình đi lên của Đảng và nhà nước, qua các thời kỳ đổi mới, hoàn thiện sao cho phù hợp tình hình mới, đến nay chi nhánh có cơ cấu phòng ban như sau:
Ban giám đốc gồm: 1 giám đốc phụ trách chung.
Ban phó giám đốc gồm: 1PGĐ phụ trách kinh doanh.
1PGĐ phụ trách Thanh toán quốc tế
1PGĐ phụ trách kế toán – ngân quỹ
Cơ cấu phòng ban bao gồm 7 phòng ban với cơ cấu tổ chức theo sơ đồ:
Hành chính quản trị
Tổ chức cán bộ & đào tạo
Kiểm tra kiểm toán nội bộ
Giám đốc
Phó GĐ kinh doanh
Tín dụng
Kế hoạch nguồn vốn
Thanh toán quốc tế
Kế toán – ngân quỹ
Phó GĐ
TTQT
Phó GĐ
KT - NQ
Từ những năm 1997 chi nhánh chỉ với nguồn nhân lực 13 người lần lượt tăng lên theo các năm theo yêu cầu đổi mới hoàn thiện và mở rộng chi nhánh đến năm 1998 là 25 người, năm 1999 là 35 người đến năm 2000 là 58 người và năm 2001 lên đến 89 người, tính đến 30/6/2002 là 125 người.
2. Thực trạng hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ.
Là một chi nhánh có tuổi đời còn rất trẻ, lại được sinh ra trong một thời kỳ chuyển biến mạnh của nền kinh tế, do đó trên chặng đường 5 năm chi nhánh đã gặp không ít những khó khăn cũng như thuận lợi. Tuy nhiên do tập thể cán bộ, nhân viên ngân hàng đã biết tận dụng lợi thế, vượt qua thử thách để có những bước đi đúng hướng. Nhờ đó mà trong 5 năm hoạt động thì 2 năm chi nhánh là lá cờ đầu toàn khu vực thành thị và 1 năm là lá cờ đầu cả nước.
Thông qua bảng số liệu tình hình hoạt động kinh doanh ta thấy
Bảng tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh
( Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
1. Nguồn vốn
858
1143
2000
2630
3811.8
- Nội tệ
772
986
1714
2276
3299.1
- Ngoại tệ
86
157
286
354
512.7
2. Sử dụng vốn
81
521
661
1030
1500
- Ngắn hạn
61
187
164
197
501.7
- Trung & dài hạn
20
334
497
833
998.3
3. Nợ quá hạn(%)
0.074
0.06
0.024
0
0
4.Lợi nhuận
18
23
47
36.9
48
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 1998-2002)
Như vậy với những bước đi đúng hướng chi nhánh luôn đạt được những thành tích cao, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh, tăng đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Đi sâu vào từng hoạt động cụ thể của ngân hàng ta thấy.
2.1. Về hoạt động tín dụng.
2.1.1. Hoạt động huy động vốn.
Để biết được mức độ biến động vốn qua các thời điểm, ta cần xem xét hoạt động huy động vốn qua các thời điểm qua bảng sau:
tình hình biến động của nguồn vốn huy động qua các thời điểm.
(Đơn vị : tỷ đồng)
Thời điểm
Nguồn huy động
Tăng giảm so với thời điểm trước
Chênh lệch
%
31/12/1998
858
+625
268
31/12/1999
1143
+285
33
31/12/2000
2000
+857
75
31/12/2001
2630
+630
28.7
31/12/2002
3811.8
+1181.8
44.9
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 1998-2002)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, mặc dù tình hình kinh tế rất nhiều biến động nhưng qua các năm nguồn huy động đêù tăng, so với con số 202 tỷ ban đầu, năm 1997 đến nay đã gấp tới gần 20 lần qua 5 năm hoạt động đầy khó khăn. Qua đó ta có thể thấy được sức mạnh vững chắc của chi nhánh qua từng thời kỳ hoạt động.
Ta có thể phân tích cụ thể qua bảng biểu sau, về tình hình huy động vốn:
Tình hình huy động vốn qua các thời điểm
(Đơn vị : tỷ đồng)
Nguồn vốn
31/12/1998
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
1Tiền gửi không kỳ hạn
92
10.7
353
31
425
21.1
468.5
17.8
2Tiền gửi có kỳ hạn
766
89.3
790
69
1575
78.8
2161
82.2
Tổng nguồn
858
1143
2000
2630
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 1998-2001)
Đến năm 2002 thì số lượng tiền gửi có kỳ hạn lên đến 2850,1 tỷ đồng và tiền gửi không kỳ hạn lên đến 961,7 tỷ. Đây là thuận lợi cho ngân hàng do tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ không nhỏ trong các năm đặc biệt là các năm đầu giúp chi nhánh có nguồn vốn ổn định để tham gia đầu tư quay vòng vốn. Tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần, năm 2002 vừa qua tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn có tỷ lệ cao hơn các năm (chiếm khoảng 30%) và trong đó tiền gửi thanh toán chiếm tỷ lệ đáng kể. Ngoài ra số lượng tài khoản thanh toán qua các năm không ngừng tăng đến nay đã lên đến 1800 tài khoản. Chính cũng vì khả năng huy động vốn một cách có hiệu quả này mà NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ là chi nhánh tuy mới thành lập nhưng lại đứng thứ hai trong hệ thống NH No&PTNT trên địa bàn Hà nội về khả năng huy động vốn (chiếm 36.5% trong tổng nguồn huy động tại Hà nội).
Đó là kết quả của sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ cán bộ ngân hàng đã thực hiện tốt những nội dung sau:
- Thường xuyên theo dõi chặt chẽ những biến động của thị trường nhằm đưa ra những điều chỉnh kịp thời, đặc biệt là những thay đổi về lãi suất để cạnh tranh đồng thời thực hiện việc kinh doanh đúng đắn có hiệu quả.
- Luôn củng cố và tăng cường quan hệ với các khách hàng truyền thống như các công ty Bảo hiểm, hệ thống kho bạc.. .
- Làm tốt công tác thanh toán với các công ty lớn, các bạn hàng chí cốt như công ty Xăng dầu Việt Nam, Bưu chính, Điện lực.. .và các doanh nghiệp thuộc tổng công ty 90, 91.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động, từng bước chiếm lĩnh thị trường kinh doanh, đồng thời luôn chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
- Đảm bảo công tác thu chi tiền mặt và thanh toán luôn nhanh nhạy đảm bảo an toàn,c hính xác, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
2.1.2. Về hoạt động sử dụng vốn.
Để tiến hành được các nghiệp vụ cơ bản ngân hàng phải huy động vốn tuy nhiên vấn đề sử dụng vốn mới là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua đó thúc đẩy hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả.
Ta có thể thông qua bảng biểu sau để xem xét tình hình sử dụng vốn của chi nhánh.
Tình hình sử dụng vốn qua các thời điểm.
(Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
31/12/98
31/12/99
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
1. Tổng dư nợ
81
521
661
1030
1500
2. Doanh số cho vay
256
748
741
1174
1543
3.Doanh số thu nợ
231
308
601
804
1073
4. Nợ quá hạn(%)
0.074
0.06
0.024
0
0
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 1998-2002)
Liên tục qua các năm, dư nợ tăng, tỷ lệ nợ quá hạn thấp dần đến năm 2001 và 2002 thì 100% dư nợ của chi nhánh là nợ lành mạnh, không có nợ quá hạn phát sinh. Tuy nhiên trên 90% dư nợ là cho vay DNNN, tỷ lệ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ. Chi nhánh đã có biện pháp đẩy mạnh loại hình cho vay này như triển khai cho vay mua ô tô trả góp (chi nhánh Bà Triệu) và bứơc đầu đã đạt những kết quả khả quan.
Để đạt được kết quả như trên là do cán bộ chi nhánh đã thực hiện tốt các giải pháp đã đưa ra sau:
- Giữ củng cố tăng cường có hiệu quả quan hệ tín dụng, thanh toán tới các khách hàng truyền thống trên cơ sở thẩm định và tư vấn đối với các dự án, phương án kinh doanh khả thi, có phương án thanh toán để tiến tới lựa chọn dự án có hiệu quả.
- Thường xuyên tiếp cận các dự án lớn thuộc mục tiêu chiến lược của chính phủ, các ngành để kịp thời phối hợp cùng các đơn vị khách hàng nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu phục vụ công tác đầu tư.
- Thường xuyên coi trọng công tác thẩm định và phân loại khách hàng, tiếp cận các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài để nâng cao khối lượng đầu tư trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn.
- Rút ngắn thời gian giải quyết từng giao dịch cụ thể trên cơ sở thẩm định bảo đảm đúng chế độ tín dụng nên đã tạo điều kiện chi việc giải ngân nhanh kịp thời cung cấp vốn cho các đối tượng khách hàng.
* Nghiệp vụ bảo lãnh
Là một trong những nghiệp vụ được chi nhánh quan tâm ngay từ những ngày đầu thành lập, với phương châm an toàn, hiệu quả chi nhánh đã bảo lãnh và gây dựng được uy tín cao đối với các khách hàng. Tính đến 31/12/2001 tổng số dư các loại bảo lãnh đã lên đến 342 tỷ. Cũng chính từ nghiệp vụ này đã hỗ trợ công tác đầu tư vốn cũng như góp phần hỗ trợ tích cực cho công tác huy động vốn, tăng trưởng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng qua chi nhánh. Qua đó tạo được một khối lượng đáng kể vốn rẻ và tăng thêm nguồn thu dịch vụ.
2.2. Hoạt động kế toán - thanh toán - ngân quỹ.
2.2.1. Hoạt động kế toán – thanh toán.
Với số lượng thanh toán viên không lớn nhưng công tác thanh toán đặc biệt cho các cơ quan Bảo hiểm, tổng công ty 90, 91.. .đã được chi nhánh thực hiện một cách có hiệu quả. Con số khách mở tại khoản liên tục tăng qua các năm, từ năm 1998 với số lượng 587 tài khoản đến năm 2001 là 2400 tài khoản. Sang đến năm 2002 con số tài khoản đã lên đến 3.032 tài khoản với 605 tài khoản doanh nghiệp còn lại là tài khoản cá nhân.Mặc dù số lượng tài khoản lớn như vậy nhưng công tác thanh toán và kế toán luôn bảo đảm an toàn và kịp thời chính xác.
Kế toán liên hàng,thanh toán điện tử cũng đạt được những kết quả khả quan qua các năm. Sang đến năm 2002, tổng doanh số thanh toán đạt 80.000 tỷ bằng 125% so cùng kỳ năm 2001, doanh số thanh toán điện tử đi đạt 12.908 tăng 60%, doanh số thanh toán điện tử đến đạt 3.069 tỷ tăng 95% so với năm 2001. Trong đó doanh số thanh toán liên hàng đạt 2.254 tỷ, doanh số thanh toán bù trừ đạt 4.950 tỷ.
2.2.2. Hoạt động ngân quỹ.
Tình hình thu chi tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ trong những năm qua tăng trưởng mạnh cả về lượng và về chất, nhờ uy tín trong hoạt động kinh doanh ngày càng tăng mà tình hình ngày càng khả quan thể hiện qua bảng số liệu
Tình hình thu chi tiền mặt nội tệ qua các thời điểm
(Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
Tiền mặt nội tệ
- Thu
925
857
1526
2701
3131
- Chi
937
844
1272
2486.5
3120
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 1998-2002)
Tình hình thu chi tiền mặt ngoại tệ cũng tăng cao qua các năm, mặc dù doanh số thu chi tiền mặt lớn, bình quân tốc độ thu một ngày qua quỹ nghiệp vụ từ 4 -5 tỷ đồng và thường xuyên phải lĩnh tiền gửi từ NHNN, chi trả cho các công ty Bảo hiểm và kho bạc. Riêng tiền chi trả cho BHXH các quận trong năm 2002 đạt 736,6 tỷ đồng gấp 3,5 lần năm 2001, tuy nhiên hoàn toàn không xảy ra các trường hợp sai sót nhầm lẫn... Ngoài ra một kết quả đáng ghi nhận là năm 2002 bộ phận kiểm ngân đã trả lại cho khách hàng tổng số 478 món với số tiền là 243.689 nghìn đồng.
2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế (KDNT & TTQT)
Tình hình kinh tế tài chính trong chặng đường 5 năm hoạt động vừa qua có rất nhiều biến động, đặc biệt trong năm 2002 là năm cải cách về chính sách tiền tệ. Tháng 6/2002 áp dụng cơ chế lãi suất mới, các Ngân hàng Thương mại tích cực thực hiện Đề án tái cơ cấu Ngân hàng nhằm nhanh chóng hoà nhập khu vực và thế giới.. . Xem xét tình hình thu chi ngoại tệ ở bảng dưới ta thấy.
Tình hình thu chi ngoại tệ
Chỉ tiêu
Đơn vị
(triệu)
2000
2001
2002
Tỷ lệ % so với
năm 2001
Doanh số mua
USD
147
183
266
145
Doanh số bán
USD
146
182
274
151
Thu phí KDNT
VNĐ
1.500
1.100
700
64
Doanh số TTQT
USD
125
152
241
159
Phí TTQT
VNĐ
696
1.024
1.150
112
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động KDNT & TTQT)
Chi nhánh đã đạt được những bước tiến đáng kích lệ về hoạt động KDNT & TTQT như:
Về thanh toán quốc tế :
- Chi nhánh đã triển khai hoạt động TTQT tại các Chi nhánh Bà Triệu, Chi nhánh Bách Khoa nâng số đầu mối giao dịch lên 3 đầu mối và số cán bộ tín dụng từ 6 lên 14 người thanh toán viên tại các Chi nhánh.
- Doanh số TTQT tăng từ 152 triệu năm 2001 lên 241 triệu USD (kể cả các ngoại tệ khác đã quy đổi) tăng 59% so với năm 2001 và vượt mức kế hoạch 30%, qua đó tăng thêm uy tín trong hoạt động của chi nhánh.
- Số điện SWIFT chuyển ra nước ngoài trong năm 2002 đạt 1.400 bức (tăng 19% so với năm 2001) tất cả đều được thực hiện một cách an toàn, nhanh chóng và chính xác tuân thủ đúng quy trình thao tác.
- Qua quá trình thực hiện, thao tác nghiệp vụ trình độ cán bộ cũng được nâng cao.
Về kinh doanh ngoại tệ:
- Doanh số giao dịch tăng 46% so với năm 2001 và vượt 33% kế hoạch đề ra trong năm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng tạo vị thế thuận lợi cho Chi nhánh trong cạnh trạnh
Lãi thu từ hoạt động KDNT giảm chỉ đạt 64% năm 2001 do biến động về tỷ giá năm 2002 chưa tới 2% thấp hơn rất nhiều so với năm 2001 là 3,8%.
Theo quy định NH No&PTNT Việt Nam thì các chi nhánh không được phép mua bán ngoại tệ với các chi nhánh khác trong hệ thống và bán ngoại tệ ra ngoài hệ thống. Do đó các loại hình giao dịch mua bán như Forward, Swap rất hạn chế.
2.4. Kết quả kinh doanh.
Từ các năm 1999-2001 Chi nhánh luôn được Thống đốc NHNN Việt Nam, chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh trong năm. Đặc biệt trong năm vừa qua Chi nhánh đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm 1998-2000.
Trong suốt quá trình hoạt động Chi nhánh đã luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên, điều đó thể hiện trong bảng dưới.
Kết quả tài chính
(Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng thu
56.424
100.083
128.036
171.500
210.169
Tổng chi
38.420
77.020
80.725
134.600
160.169
Quỹ thu nhập
18.004
23.018
47.311
36.900
50.000
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 1998-2002)
Trong tổng thu nội bảng thì thu lãi hoạt động tín dụng thông thường chiếm trên 90%, riêng năm 2002 chiếm đến 94,4%, thu từ dịch vụ chỉ chiếm 4,6% trong tổng thu. Trong tổng chi nội bảng thì chi cho huy động vốn là chủ yếu (chiếm khoảng 90-91%).
Quỹ lương qua các năm đều có chiều hướng ra tăng riêng năm 2001 do bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng ở mức thấp, thị trường tài chính quốc tế nhiều biến động phức tạp, đầu tư nước ngoài giảm xút…gây ảnh hưởng nhiều đến tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.5. Các công tác khác.
Công tác kiểm toán nội bộ.
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ tính đến 31/12/2001 có 5 người (năm 2000 là 3 người) đều có trình độ cao và đã qua công tác thực tế nhiều năm trong ngành. Trong năm 2001 tiến hành kiểm tra được 69.142 chứng từ, phát hiện 140 chứng từ sai sót chủ yếu là thiếu chữ ký của kế toán, kiểm soát nhật ký quỹ, hoàn toàn không có sai sót về nghiệp vụ. Ngoài ra các cán bộ của phòng đã tiến hành kiểm tra công tác TTQT tại chi nhánh và kiểm tra 16/18 đơn vị có quan hệ tín dụng với 152 món vay với số tiền là 463 tỷ đồng.
Công tác tổ chức cán bộ
Công tác đào tạo
Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo luôn được chi nhánh chú trọng, số ngày được đào tạo bình quân cho một cán bộ trong năm là 39.3 ngày qua đó góp phần nâng cao kiến thức về mọi mặt cho môĩ cán bộ. Trong năm 2002 Chi nhánh đã mở 4 lớp học nghiệp vụ, 2 lớp học ngoại ngữ, tin học với tổng số ngày là 40,7 ngày/người ( do Chi nhánh tự tổ chức).
Công tác thi đua khen thưởng
Trong năm các phong trào thi đua đều được Chi nhánh hưởng ứng tham gia và đạt được kết quả cao như phong trào thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ, thi đua 2 giỏi, thi đua xây dựng ngân hàng trong sạch vững mạnh…. Hiện chi nhánh đã hoàn tất hồ sơ đề nghị Hội đồng thi đua tặng giải thưởng sao đỏ cho đồng chí giám đốc.
Công tác tin học và hiện đại hoá ngân hàng.
Tại Chi nhánh công tác đào tạo nâng cao trình độ vi tính, ngoại ngữ, nghiệp vụ luôn được duy trì thường xuyên, hiện tại Chi nhánh đã triển khai khá đầy đủ kịp thời các chương trình của Trung tâm Công nghệ thông tin như chương trình giao dịch trực tiếp thông tin báo cáo; chuyển tiền điện tử; thanh toán liên hàng; cài đặt chương trình nhập lương cho một số đơn vị có quan hệ thanh toán tin cậy với ngân hàng... Ngoài ra, Chi nhánh còn thường xuyên trang bị thêm, sửa đổi hệ thống máy tính góp phần giúp khách hàng có thể rút tiền nhanh chóng và thuận tiện.
Công tác mở rộng mạng lưới hoạt động.
Thực hiện định hướng và mục tiêu chiến lược giai đoạn 2000-2010 của Hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Trong quý III năm 2001 Chi nhánh đã có đề án và được Tổng giám đốc phê duyệt cho phép thành lập phòng giao dịch Bách khoa- là nơi địa bàn đông dân cư phát triển khá thuận tiện.
Đánh giá chung về hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ.
Thành công.
Sự thành công của NHNo&PTNT Việt Nam được ghi nhận trong những thành tích trong các phong trào thi đua của ngành ngân hàng như: năm 1998 và năm 1999 là lá cờ đầu khu vực Đô thị toàn quốc, ngoài ra năm 1999 Chi nhánh tiếp tục được tặng danh hiệu lá cờ đầu toàn quốc.
Sự thành công của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ cũng như thành côn0g của cả hệ thống NH No&PTNT đã khẳng định sự đúng đắn trong chiến lược: củng cố và giữ vững thị trường nông thôn, tiếp cận nhanh và mở rộng thị trường thành thị, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đảm bảo kinh doanh đa năng, thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Vấn đề cần khắc phục.
Trình độ cán bộ viên chức còn bất cập so với yêu cầu của công tác kinh doanh về nhiều mặt đặc biệt về ngoại ngữ và tin học.
Công tác phối kết hợp trong mối quan hệ tác nghiệp giữa các đơn vị trong Chi nhánh còn chưa đạt kết quả cao.
Công tác tổng kết hoạt động đúc rút kinh nghiệm thực chất còn được thực hiện chưa thường xuyên do đó khó đưa ra những biện pháp hiệu quả.
3. Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ.
NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ tuy là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nhưng hoạt động cho vay của Chi nhánh không nhằm vào các hộ sản xuất nông nghiệp hay hợp tác xã mà chủ yếu là các doanh nghiệp. Để xem xét tình hình tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh ta lần lượt xem xét.
3.1. Cơ cấu cho vay.
3.1.1 Cơ cấu cho vay theo thời gian.
Bảng cơ cấu cho vay
(Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ
Ngắn hạn
Trung dài hạn
DS cho vay
Ngắn hạn
Trung dài hạn
661
164
497
741
538
203
100
24.8
75.2
100
72.6
27.4
1030
197
833
1173
722
451
100
19.1
80.9
100
61.6
38.4
1500
501.7
998.3
1543
614.4
928.6
100
33.4
66.6
100
39.82
60.18
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ)
Nhìn vào bảng ta thấy tổng dư nợ qua các năm tăng lên liên tục từ 81 tỷ đồng năm 1998 lên đến 521 tỷ năm 1999 (gấp 6.43 lần năm 1998). Đến năm 2000 đạt 661 tỷ đồng (gấp 1.27 lần năm 1999), năm 2001 tổng dư nợ lên đến 1030 tỷ gấp 1.5 lần so với năm 2000. Đến 31/12/2002 con số này lên đến 1500 tỷ đồng và gấp 18.5 lần so với năm 1998. Điều này chứng tỏ cán bộ chi nhánh đã hết sức nỗ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn trong thời gian năm năm vừa qua. Ra đời trong điều kiện phải cạnh tranh với hơn 50 ngân hàng đã có từ trước trên thị trường với đầy kinh nghiệm và công nghệ hiện đại, đạt được điều này Chi nhánh đã đang và sẽ liên tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ta thấy dư nợ tín dụng trung và dài hạn thì chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng qua các năm, so với năm 1998 khi mới bắt đầu hoạt động kinh doanh tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn chỉ đạt chưa tới 25% đạt 20 tỷ thì tới năm 2001 đã đạt tới 833 tỷ chiếm trên 80% dư nợ. Trong khi đó tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng ngày càng giảm, năm 1998 dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 75.3% đạt 61 tỷ thì đến năm 2001 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chỉ đạt 197 tỷ đồng chiếm 19.1% tổng dư nợ. Có hiện tượng như trên là do khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các Tổng công ty 90, 91, do đó dư nợ trung và dài hạn phục vụ đầu tư vào cho doanh nghiệp, thực hiện các chương trình đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ nhằm tăng năng lực sản xuất là chủ yếu.
Do nằm trên vị trí địa lý thuận lợi- tập trung đông dân cư, nơi tập trung các doanh nghiệp lớn chính vì vậy Chi nhánh ngày càng củng cố và phát triển tốt mối quan hệ với các khách hàng lớn truyền thống là các tổng công ty lớn, các công ty Bảo hiểm, công ty Xăng dầu... Tuy nhiên, do trên địa bàn phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ- nhu cầu vay vốn ngắn hạn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, đồng thời địa bàn Hà nội là nơi đông dân cư, nhu cầu vay tiêu dùng cũng không phải là nhỏ. Chính vì vậy, năm 2002 Chi nhánh đã có kế hoạch mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn, vừa kết hợp giữ vững mối quan hệ truyền thống với các tổng công ty vừa mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Do đó sang năm 2002 tỷ trọng tín dụng ngắn hạn đã đạt 501.7 tỷ đồng chiếm khoảng 30% tổng dư nợ. Kế hoạch năm 2003 Chi nhánh sẽ đạt có tỷ lệ tín dụng ngắn hạn đạt 35% tổng dư nợ.
Đối với doanh số cho vay cũng tương tự như số dư nợ: qua các năm đều có tăng tuy nhiên tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này xảy ra là do có sự gia tăng mạnh trong cho vay trung và dài hạn cho các DNNN, các Tổng Công ty 90, 91. Nếu năm 1998 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng là 95% thì đến năm 2000 chỉ còn trên 70% và năm 2001 là khoảng 60% và đến năm 2002 sụt xuống còn chưa đến 40% tổng doanh số cho vay. Trong khi đó tỷ trọng cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 5% năm 1998 đến năm 2002 đã chiếm đến 60% tổng doanh số cho vay.
Mặc dù vậy ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn từ năm 1998 đến 2001 đều có sự gia tăng đáng kể (từ 193 tỷ lên đến 722 tỷ đồng), chỉ có sự sụt giảm trong năm 2002 do tình hình tiêu thụ sản phẩm nhìn chung giảm do đó nhu cầu vốn vay ngắn hạn để mở rộng sản xuất giảm, đồng thời sự cạnh tranh gay gắt với các TCTD khác cũng làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh giảm.
3.1.2. Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế.
Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế.
(Đơn vị: tỷ đồng)
Ngành
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Dư nợ
Tỷ lệ (%)
Dư nợ
Tỷ lệ (%)
Dư nợ
Tỷ lệ (%)
Công nghiệp
5.2
3
5
2.5
45.6
9.1
TM & dịch vụ
160.2
97
193.1
97.5
456.1
90.9
Nông nghiệp
0
0
0
0
0
0
Tổng
165.4
100
198.1
100
501.7
100
(Nguồn Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ)
Qua bảng trên ta thấy: doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp qua các năm đều bằng 0. Đối với ngành công nghiệp đã có những bước tiến đáng kể trong năm 2002 vừa qua. Nếu những năm trước số dư nợ đối với ngành công nghiệp chỉ đạt khoảng 5 tỷ đồng và chỉ tiến hành cho vay đối với một đến hai doanh nghiệp trong cả năm thì sang năm 2002 dư nợ đối với ngành công nghiệp lên đến 45.6 tỷ chiếm trên 9% tổng dư nợ. Trong năm 2002 Chi nhánh đã tiến hành cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp cho 6 doanh nghiệp (trong đó 3 doanh nghiệp quốc doanh và 3 doanh nghiệp ngoài quốc doanh). Riêng đối với ngành thương mại và dịch vụ, mặc dù tỷ trọng trong tổng dư nợ năm vừa qua có giảm nhưng doanh số cho vay đối với ngành thương mại và dịch vụ vẫn là chủ yếu trong tổng dư nợ. Qua các năm dư nợ trong ngành thương mại đều tăng, từ năm 2000 với 160.2 tỷ đến năm 2002 Chi nhánh đã tiến hành cho vay đối với trên 20 doanh nghiệp với số tiền lên đến trên 450 tỷ đồng chiếm trên 90% tổng dư nợ. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do Chi nhánh nằm trên địa bàn Hà Nội, vị trí 24 Láng Hạ là nơi hội tụ, tập trung nhiều Công ty lớn – hoạt động kinh doanh thương mại diễn ra khá sôi động. Do đó nhu cầu tín dụng phục vụ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp hay thuỷ sản đều không có tuy nhiên nhu cầu về các khoản vay phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp lại rất cao. Hơn nữa do bám sát định hướng phát triển của NHNo nên Chi nhánh có chiến lược củng cố và phát triển quan hệ với các khách hàng lớn như các Tổng Công ty 90 – 91, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông, tổng Công ty Xăng dầu và các Công ty xây dựng công trình, Tổng công ty Gang thép Thái Nguyên… do đó nhu vầu về các khoản vay phục vụ sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng lên, tuy nhiên nhu cầu vay của các Công ty này chủ yếu lại là phục v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0501.DOC