Đề tài Giải pháp mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đô Lương – Nghệ An

LỜI MỞ ĐẦU: 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN 3

1.1. Tín dụng – các loại hình tín dụng . 3

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản . 3

1.1.2: Các loại hình tín dụng 6

1.1.2.1 Phân loại theo mục đích . 6

1.1.2.2. Phân loại theo thời hạn . 6

1.1.2.3. Phân loại theo căn cứ bảo đảm . 7

1.1.2.4. Phân loại theo phương thức hoàn trả tiền vay . 8

1.1.2.5. Phân loại theo hình thức giá tự có . 8

1.1.3. Các đặc trưng của tín dụng trung dài hạn . 8

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng trung

 và dài hạn của ngân hàng. 11

 1.1.4.1. Nhân tố khách quan . 12

1.1.4.2. Nhân tố chủ quan . 14

1.1.4.3. Nhân tố ngoại lai . 17

1.1.5. Vai trò của vốn tín dụng trung và dài hạn . 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔ LƯƠNG – NGHỆ AN. 23

2.1. Giới thiệu sơ lược về NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An. 23

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT

 Đô Lương – Nghệ An. 24

2.2.1. Hoạt động huy động vốn . 24

2.2.2. Cho vay vốn . 27

2.2.3. Hoạt động cho vay trung dài hạn . 29

2.2.4. Một số vấn đề tồn tại . 30

2.3. Triển vọng và thách thức của NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn . 32

2.3.1. Những khó khăn thách thức . 33

2.3.2. Lợi thế và triển vọng phát triển . 34

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG QUY MÔ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NHNN&PTNT ĐÔ LƯƠNG- NGHỆ AN. 37

3.1. Giải pháp từ phía NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An. 37

3.1.1. Tăng cường liên kết với các ngân hàng thương mại khác . 37

3.1.2. Tăng cường thu hút tiền gửi trung dài hạn . 38

3.1.3. Nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ tín dụng . 39

3.1.4. Cải tiến quy trình cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định

 dự án đầu tư . 41

3.1.5. Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn . 42

3.2. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý vĩ mô . 44

3.2.1. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 44

3.2.2. Thực hiện điều chỉnh lãi suất cho vay trung dài hạn . 46

3.2.3. Quy trách nhiệm trong quan hệ tín dụng . 47

3.3. Một số kiến nghị với NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An. 47

PHẦN KẾT LUẬN . 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

doc52 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đô Lương – Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng lớn nhất, quan trọng nhất đối với Ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, các nghiệp đoàn, hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam chưa phát triển và có những ảnh hưởng đáng kể đối với các hoạt động cuả Ngân hàng. Chúng ta thường thấy các doanh nghiệp lớn thường đứng sau là một Ngân hàng mạnh nhưng chuíng ta lại ít để ý rằng đằng sau mỗi Ngân hàng hùng mạnh đều là các tập đoàn lớn chúng ta có thể sở hữu một phần tài sản của Ngân hàng, chúng ta có khi chỉ đơn thuần là một khách hàng có quan hệ làm ăn truyền thống với Ngân hàng. Tuy vậy chính chúng ta là những khách hàng vay và uỷ thác một phần tài sản chính của chúng ta cho Ngân hàng quản lý. Sự ra đi của chúng ta có thể gây ra sự giảm sút uy tín của Ngân hàng trên thị trường. Ngày nay không một Ngân hàng nào có thể phủ nhận quyền lực to lớn của các tổ chức đánh giá Ngân hàng. Do tính khách quan trong những đánh giá của họ nên những thông tin về sự đánh giá của họ được thừa nhận rộng rãi và quay trở lại, khiến các Ngân hàng phải tìm mọi cách để đảm bảo có được sự đánh giá tốt trong các báo cáo đó. Một sự hạ bậc trong bảng đánh giá chắc chẵn sẽ kéo theo sự tụt giảm trong niềm tin của các tổ chức vào Ngân hàng đó. Doanh số và lợi nhuận tụt giảm là một hậu quả tất yếu. Sẽ là không đầy đủ nếu chúng ta bỏ qua các ảnh hưởng đối với Ngân hàng thương mại gây ra. Do cùng hoạt động trên một lĩnh vực, những hành vi do họ gây ra đều có ảnh hưởng tương đối trực tiếp tới các Ngân hàng. Mức độ cạnh tranh gay gắt trong nghành sẽ đòi hỏi Ngân hàng phải xây dựng được cho mình những chiến lược kinh doanh tốt để có thể phát triển một cách vững chắc trong môi trường kinh doanh mới. 1.1.5. Vai trò của vốn tín dụng trung và dài hạn. Nhu cầu về vốn tín dụng trung và dài hạn có ở mọi quốc gia, mọi nền kinh tế bất kể điều kiện kinh tế chính trị xã hội. Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển mạnh và bền vững nếu ở nền kinh tế đó có những hoạt động đầu tư dài hạn được chú ý. Khác với những loại hình đầu tư khác, tín dụng trung dài hạn cho phép các tổ chức có được nguồn vốn, hạn hoàn vốn lâu dài để đầu tư vào những dự án mang ý nghĩa chiến lược, phát huy hiệu quả trong dài hạn. Đối với các quốc gia, các chính phủ và nhiều tổ chức kinh doanh thì đó là những dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, sân bay,... thậm chí cả việc xây dựng mới các khu đô thị, thành phố. Những dự án này không thể đem lại những lợi ích trong ngắn hạn nhưng nó đem lại lợi ích to lớn cho toàn xã hội trong dài hạn. Đối với chính phủ việc có được nguồn tín dụng trung và dài hạn sẽ giúp cho việc theo đuổi các chính sách kinh tế vĩ mô, đầu tư theo những trọng điểm theo kịch bản phát triển kinh tế đất nước. Nhờ đó họ có thể hướng đầu tư nước ngoài, dẫn dắt đầu tư trong nước vào những lĩnh vực mà họ coi là quan trọng và nên đuợc khuyến khích đầu tư. Cũng như vừa được nêu ở trên, việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ là điều kiện ban đầu cho cuốn hút đầu tư nước ngoài chảy vào trong nước. Với những dự án quy hoạch lớn do các chính phủ đề ra sẽ tạo ra nhiều công việc mới và dẫn tới sự hình thành của các công ty tư nhân dứng ra cung ứng các chủng loại công việc và nhu cầu đang còn bỏ ngỏ. Những công trình phúc lợi thường không đem lại lợi ích trong đầu tư đối với các cá nhân thực hiện, nhưng tổng lợi ích nó đem lại cho các cá nhân trong xã hội là không thể tính hết. Hơn thế nữa, những công việc đó đòi hỏi những khối lượng đầu tư tài chính lớn nên không có ai khác ngoài chính phủ phải đứng ra đảm nhận công việc này và chính quyền tín dụng trung dài hạn hỗ trợ họ. Tín dụng trung hạn có thể có được từ các nguồn như tĩch luỹ trong nước thông qua việc ký gửi ổn định tại các Ngân hàng, thông qua vốn vay từ các tổ chức nước ngoài, cũng có thể thông qua những khoản tín dụng hỗ trợ phát triển ODA hay một số nguồn bất thường khác. Có thể nói tín dụng trung hạn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các mục tiêu chính trị xã hội cuả mỗi quốc gia. Còn đối với các doanh nghiệp ngoài nhu cầu tín dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày họ còn cần tới những nguồn tài chính hỗ trợ cho việc tái sản xuất mở rộng như như mở rộng nhà xưởng, mở rộng địa bàn hoạt động, đổi mới thiết bị công nghệ, tăng cường hoạt động đầu tư phát triển, công tác Marketing,... Tất cả những hoạt động đó là những đòi hỏi mang tính chất sống còn đối với các doang nghiệp trong điều kiện nền kinh tế hiện nay khi cạnh tranh gay gắt là một thực tế phổ biến trên toàn thế giới. chỉ với những hoạt động đầu tư mang tính tập trung vào những lĩnh vực trên, doanh nghiệp mới có thể tin vào một sự tồn tại và phát triển của mình trong tương lai. Tín dụng trung và dài hạn giúp cho doanh nghiệp có thêm được những công nghệ mới, góp phần tăng năng suất, chất lượng sảm phẩm giúp củng cố vị trí cạnh tranh thương trường. Với sự tài trợ của các nguồn tín dụng trung và dài hạn, doanh nghiệp sẽ có thể chịu đựng những khó khăn ban đầu do sức ép của cạnh tranh và của môi trường mới đem lai, đạt tới những lợi ích lớn trong dài hạn. Tuy vậy chỉ có tín dụng trung và dài hạn mới có thể đáp ứng nhu cầu đó do quá trình tiến hành những bước công việc dó là dài hạn và đều mang tính chiến lược lợi ích gặt hái được không thể tính đơn thuần trong ngắn hạn. Cũng từ điều này chúng ta thấy được một ỹ nghĩ to lớn của tín dụng trung dài hạn là góp phần cho doanh nghiệp thoát khỏi sự lo lắng khi phải lấy những nguồn tín dụng ngắn hạn bù đắp những hoạt động đầu tư mang tính dài hạn. Nó giúp cho các doanh nghiệp yên tâm hơn trong đầu tư và rảnh tay tính toán đến những dự án lớn, hiệu quả cao tuy tuổi đời của dự án lớn. An toàn về tài chính và khả năng thanh toán là vấn đề được sự quan tâm của nhiều phía, nhất là từ phía doanh nghiệp. Ngân hàng là tổ chức kinh doang tiền tệ họ nhận tiền gửi và huy động các nguồn tài chính nhằm mục đích kinh doanh có lời. An toàn trong lợi nhuận hiện là mục tiêu tìm kiếm của Ngân hàng. vì lẽ đó họ luôn quan tâm tới những dự án đem lại hiệu quả cao và ổn định. Hơn thế nữa xu hướng phát triển của các ngân hàng hiện đại là từ việc cung ứng các dịch vụ của Ngân hàng. Khách hàng chủ yếu trong loại hình này chính là các doanh nghiệp. Để có thể thu hút khách hàng đén với mình đó là việc hình thành nên những mỗi quan hệ mang tính chất truyền thống đi đôi với việc gây dựng nên những mỗi quan hệ làm ăn mới giữa Ngân hàng và các doanh nghiệp tổ chức quốc tế. cùng với nỗ lực đó Ngân hàng sử dụnh tín dụng trung dài hạn như một công cụ để cuốn hút các doang nghiệp quay về làm ăn với Ngân hàng thông qua những khoản vốn ưu đãi, từ đó sẽ có được nguồn thu hút lớn hơn do những dịch vụ Ngân hàng mà họ mua lại từ Ngân hàng. và cũng chính họ, thông qua những hoạt động tín dụng truyền thống cũng làm tăng thêm túi tiền của các Ngân hàng. Một cơ cấu vốn với tỷ trọng lớn là các nguồn thu trung và dài hạn, để tương ứng với các món tín dụng trung và dài hạn Ngân hàng sẵn sàng cung ứng sẽ làm rất tốt đối với việc bảo đảm khả năng thanh toán cho Ngân hàng. Năng lực cung ứng những món tín dụng trung và dài hạn lớn cũng chứng tỏ Ngân hàng có niềm tin lớn từ khách hàng, nó phản ánh sức mạnh cạnh tranh của các Ngân hàng trên thị trường. Ngoài những điểm nêu trên, tín dụng trung dài hạn còn mang lại ý nghĩa to lớn đối với những cá nhân trong xã hội và toàn bộ nền kinh tế. Sản xuất phát triển, cac dịch vụ có vốn để mở rộng đầu tư sản xuất sâu rộng hơn, tích luỹ xã hội tăng nền kinh tế quốc dân có những thay đổi về chất. Quy mô ngày càng tăng của tín dụng trung và dài hạn đảm bảo mọi thành viên sống trong nền kinh tế được hưởng nó. Hơn nữa việc làm ngày càng nhiều hơn là kết quả khéo léo của sự phát triển kinh tế. tỷ lệ thất nghiệp được giảm xuống đi đôi với việc tăng lên của chất lượng cuộc sống cũng như mức sống trung bình của người dân trong xã hội. Qua tất cả những điều nêu trên chúng ta thấy được phần nào vai trò của tín dụng trung dài hạn trong xã hội. Sự thiếu hụt nó cũng có thể gây ra những khó khăn bất lợi vô cùng cho việc ổn địng và phát triển kinh tế đất nước cũng như cuộc sống người dân, thực tế này chúng ta đã trải qua. Sự bất ổn trong tín dụng trung và dài hạn cũng như sự thiếu kém trong sử dụng chúng cũng có thể đem lại những hậu quả khôn lường mà chúng ta có thể thu hút ra từ bài học khủng hoảng kinh tế Châu á trong những năm vừa qua. Nẵm vững vai trò trọng yếu của tín dụng có những biện pháp tích cực từ nhiều phía, sẽ là điều kiện đảm bảo nhất co nó phát huy được những lợi ích đối với xã hội cũng như việc nâng cao những lợi ích mà chúng ta có thể thu lại. chương 2: Thực trạng công tác tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đô Lương - Nghệ An 2.1. Giới thiệu sơ lược về NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An. NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An được thành lập và đi vào hoạt động cách đây 15 năm. Là một Ngân hàng cấp 2 trực thuộc NHNN & PTNT Nghệ An.. Có nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế một vùng trung du rộng lớn của tỉnh Nghệ An. Từ một Ngân hàng bao cấp chuyển hẳn sang thương mại gặp không ít khó khăn. Trong bối cảnh nền kinh tế tiền tệ lạm phát cao, doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị kinh tế tập thể là đối tượng khách hàng chính của NHNN lần lượt bị giải thể và tan rã, phương tiện phục vụ kinh doanh và cơ sở vật chất thiếu và lạc hậu, đội ngũ cán bộ công nhân viên trình độ bất cập. Trước thực trang đó, trong những năn qua NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An đã kiên trì và quyết tâm đi theo đường lối của Đảng và Nhà nước. Được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ. UBND tỉnh và Ngân hàng cấp trên, sự ủng hộ giúp đỡ của các ngành, các cấp với sự nỗ lực cố gắng từ tập thể lãnh đạo đến CNV toàn chi nhánh đã từng bước khắc phục khó khăn. Phát triển kinh doanh đa năng, đổi mới công cụ điều hành, sắp xếp lại mô hình tổ chức, tinh giảm bộ máy quản lý thực hiện phương châm “đi vay để cho vay”. Tổ chức khoán tài chính đến nhóm và người lao động, lấy hiệu quả kinh tế và mục tiêu sinh lời làm ăn thước đo trong kinh doanh. trong những năm qua kết quả kinh doanh vủa NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An đã có những bước chuyển biến và đi lên rõ rệt. Ngân hàng đặt ra định hướng đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng mình như sau: - Mở rộng cho vay đối với các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó đặc biệt chú trọng tới các khách hàng quốc doanh, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước. - Thực hiện đầu tư có trọng điểm, chủ yếu đầu tư vào những ngành nghề mũi nhọn có nhiều triển vọng phát triển, tăng cường tài trợ, đầu tư cho phát triển nông nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp. - Tăng cường thực hiện nỗ lực nhằm mở rộng quy mô tín dụng đặc biệt là tín dụng trung dài hạn. - Lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn để mở rộng tín dụng và là thước đo để đáng giá hoạt động tín dụng. - Củng cố tăng cường uy tín vị thế của Ngân hàng trên thị trường nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với Ngân hàng. 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An. 2.2.1. Hoạt động huy động vốn. Huy động vốn là một bộ phận hoạt động tínn dụng Ngân hàng. Xét về mặt này NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An đã thực hiện tương đối tốt. Theo báo cáo tổng kết công tác kinh doanh dịch vụ của Ngân hàng các số liệu cho thấy sự tiến bộ của công tác huy động vốn của Ngân hàng. Có thể thấy tình hình huy động vốn của một số năm gần đây qua bảng số liệu sau đây: Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Số lượng % Số lượng % Số lượng % I- Tổng nguồn vốn 67,985 100 83,894 100 128,352 100 - Tổng TCKT – TD 12,147 17,9 11,052 13,2 9,557 7,4 - Tổng tiết kiệm 7,161 10,5 12,566 15 17,001 13,2 - Tổng kỳ phiếu 46,485 68,4 55,005 65,6 65,296 50,9 1 năm 23,587 34,7 26,197 31,2 36,210 28,2 - Tổng kho bạc 1,640 2,4 5,129 6,1 5,452 4,3 - Tổng vay TCTD 0,552 0,8 0,140 0,1 31,043 24,2 Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An thì tiền gửi kỳ phiếu chiếm bộ phận chủ yếu 50,9% ngay trong bản thân cơ cấu tiền gửi kỳ phiếu thì tiền gửi kỳ phiếu có thời hạn 1 năm chiếm tỷ trọng lớn 28,2% trong tổng nguồn vốn huy động. nếu làm một phép so sánh đơn giản giữa tiền gửi kỳ phiếu cao gấp 3 lần so với tiền gửi tiết kiệm. Xét về tốc độ tăng tưởng thì tiền gửi kỳ phiếu tăng qua các năm tuy nhiên xét về % tăng trưởng so với tổng nguồn thì nó lại giảm. Huyện Đô Lương – Nghệ An là một địa bàn rộng, đông dân cư nhưng đây lại không phải là nơi tập trung nhiều doang nghiệp, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh lớn không phải là khu thương mại lớn. Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế. Chính vì vậy việc thanh toán giữa các doanh nghiệp phần lớn thực hiện bằng tiền mặt chứ không mở tài khoản tại Ngân hàng để thanh toán không trở thành nhu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ mở tài khoản khi có nhu cầu xin vay vốn Ngân hàng. Chính vì vậy lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại Ngân hàng không cao. Lượng tiền gửi tiết kiệm của NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An tăng qua các năm. Tuy đó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng cũng thể hiện sự tiến bộ trong công tác huy động vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư bằng các chính sách lãi suất rất hợp lý của Ngân hàng và sự tin tưởng của nhân dân về ổn định tỷ giá của đồng Việt Nam. Với một nguồn vốn huy động đưa vào sử dụng có khối lượng lớn NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An được đánh giá là một Ngân hàng điển hình về công tác huy động vốn của tỉnh. Điều này có nghĩa NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An đang có trong tay một nguồn vốn rất ổn định, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, đa dạng hoá các hình thức hoạt động kinh doanh và rất thuận lợi cho vay trung dài hạn. Những mặt trái ngược của thuận lợi này là: Chính vì nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi kỳ phiếu và lãi suất của loại tiền gửi này cao hơn rất nhiều so với loại tiền gửi khác. Và như thế nguồn đầu vào của Ngân hàng là nguồn vốn có chi phí cao, Ngân hàng sữ phải gánh chịu một lượng tiền lãi trả hàng năm rất lớn. Bài toán đặt ra cho cán bộ Ngân hàng là: nếu như Ngân hàng không sử dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này thì số tiền cho Ngân hàng đang nắm giữ sẽ không phải là điều kiện phát triển cho Ngân hàng mà trở thành một gánh nặng cho Ngân hàng và như thế Ngân hàng không những không có lãi mà còn lỗ và gặp rất nhiều khó khăn. Ngược lại lượng vốn dồi dào sẽ giúp cho Ngân hàng lôi kéo thêm khách hàng, mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh, mơ rộng và quy mô và phát triển theo chiều sâu hơn. Tất cả những yếu tố này sẽ dẫn đến một kết quả là lợi nhuận của Ngân hàng sẽ gia tăng. Tất cả các lập luận trên đây là để nhẫn mạnh và chỉ rõ tại sao ở NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An việc tìm ra giải pháp và phương pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng lại quan trọng như vậy. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn là một trong các giải pháp đó. Sau đây chúng ta hãy cùng xem xét thực trạng của hoạt động cho vay vốn. 2.2.2 Cho vay vốn. Cho đến nay lợi nhuận mà NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An thu được từ rất nhiều nghiệp vụ khác nhau, tuy nhiên lợi nhận chủ yếu mà Ngân hàng thu được đó là nghiệp vụ cho vay vốn. Vì vậy tại NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An nói đến công tác sử dụng vốn là nói đến cho vay vốn. Xét về tình hình cho vay vốn theo thành phần kinh tế của NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An ta thấy như sau: Bảng 2: Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế. Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Doanh số % Doanh số % Doanh số % I- Cho vay. 67,654 83,7 78,45 - Quốc doanh. 10,671 15,8 15,8 19 14,819 19 - Ngoài quốc doanh 56,983 84,2 67,9 81 63,631 81 II- Thu nợ 60,544 78,5 70,13 - Quốc doanh. 10,333 17 13,2 17 13,855 19,8 - Ngoài quốc doanh 50,211 83 65,3 83 56,275 80,2 III- Dư nợ 67,45 72,6 81 - Quốc doanh. 5,75 8,5 7,7 10,6 9,55 11,8 - Ngoài quốc doanh 61,7 91,5 64,9 89,4 71,45 88,2 Trong ba năm 2001 – 2002 – 2003. Doanh số cho vay của NHNN & PTNT tăng tuy nhiên chỉ trong 2 năm 2001 – 2002 doanh số cho vay tăng đáng kể 16,046 tỷ đồng như bước sang năm 2003 doanh số cho vay giảm 5,25 tỷ. Song song với tình hình cho vay, tình hình thu nợ cũng tỷ lệ thuận với cho vay. Năm 2002 thu nợ tăng 17,956 tỷ so với năm 2001 nhưng năm 2003 thu nợ giảm so với 2002 là 8,37 tỷ đồng nhưng dư nợ lại tăng qua các năm cụ thể năm 2002 tăng 5,15 tỷ, năm 2003 tăng 8,4 tỷ so với năm 2002. Có thể nói đó là một dấu hiệu khả quan trong lĩnh vực kinh doanh của NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An, giúp cho Ngân hàng ổn định và phát triển trong những năm tiếp theo. Xem xét riêng cho từng thành phần kinh tế cho thếy thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao trong doang số cho vay. Điều này có thể giải thích. Các doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An không phải là những doanh nghiệp lớn, quy mô nhỏ, tuy nhiên doanh số cho vay và thu nợ cũng tăng qua các năm nhưng dư nợ cũng tăng mạnh điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp quốc doanh cũng đang gặp khó khăn khi nền kinh tế nước ta bước sang nền kinh tế thị trường. Hơn thế nữa đây là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn mục đích chủ yếu là đầu tư cho nông, lâm, ngư nghiệp. đối tượng cho vay chủ yếu của NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An chủ yếu là kinh tế hợp tác xã, kinh tế hỗ trợ sản xuất, phát triển nông nghiệp, các ngành nghề truyền thống. Nói tóm lại đối tượng chính của NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An là lĩnh vực nông nghiệp tỷ trọng của nghành nông nghiệp chiếm 83,6% tổng cho vay của Ngân hàng. các ngành khác như công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Với mục đích chủ yếu phục vụ nông nghiệp NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An đã đầu tư chăn nuôi gia cầm, chương trình ứng dụng công nghệ mới, tập trung đổi mới thiết bị công nghệ, phương tiện vận tải, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp... góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế chung của huyện tăng trưởng. Nhìn chung tình hình tăng trưởng của hai thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh đều khả quan điều đó chứng tỏ NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An đã góp phần tại nên sự hài hoà cân bằng giữa hai thành phần kinh tế này, thúc đẩy phát triển quy mô của kinh kế quốc doanh đồng thời với sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh với quy mô nhỏ bé hơn. 2.2.3. Hoạt động cho vay trung dài hạn. Bảng 3: Cho vay vốn theo tời hạn. Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Doanh số % Doanh số % Doanh số % I- Cho vay. 67,654 83,7 78,45 - Ngắn hạn 50,842 74,6 49 58,5 52,611 67 - Trung dài hạn 17,172 25,4 34,7 41,5 25,839 33 II- Thu nợ 60,544 78,5 70,13 - Ngắn hạn 49,228 81,3 51,35 65,4 50,024 71,3 - Trung dài hạn 11,316 18,7 27,15 34,6 20,106 28,7 III- Dư nợ 67,45 72,6 81 - Ngắn hạn 42,95 63,7 37,6 51,8 40,95 50,5 - Trung dài hạn 24,5 36,3 35 48,2 40,05 49,5 Nhìn vào tốc độ tăng trưởng qua các năm thì NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An đã có cố gắng rất nhiều trong việc nâng cao mở rộng quy mô cho vay vốn tín dụng trung dài hạn. Tốc độ tăng trưởng mà Ngân hàng đạt được về cho vay là 102% so với năm 2001, trong năm 2003 tốc độ này có giảm nhưng cũng chiếm tỷ trọng lớn 33% tổng số cho vay. Trong năm 2003, NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An đã thực hiện cho vay trung dài hạn để đổi mới công nghệ thiết bị may móc, phương tiện vận tải nguyên liệu phục vụ sản xuất. Nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hơn dáp ứng nhu cầu xã hội. Hơn thế nữa đa số khách hàng của NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An là các hộ sản xuất nông nghiệp, tổ nhóm, hợp tác xã, doanh nghiệp nên khi vay vốn đa số đều phải vay vốn trung dài hạn mới đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. Với lợi thế có một nguồn vốn dồi dào ổn định NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An rất mong muốn mở rộng cho vay đặc biệt là cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên đây cũng là một bài toán nan giải đặt ra cho Ngân hàng. Bởi vì trong thực tế có rất nhiều các doanh nghiẹp trong tình trạng bế tắc, công nghệ lạc hậu, sản phẩm kém không tiêu thụ được. Thế nhưng muốn vay vốn Ngân hàng lại không đủ điều kiện về thể lệ tín dụng, không có tài sản thế chấp. Đây chính là nguyên nhân tại sao lại xảy ra trường hợp “Ngân hàng thừa vốn mà doanh nghiệp thiếu vốn”. Một khó khăn nữa là sự phối hợp giữa các ban nghành của huyện, tỉnh với Ngân hàng trong việc xác lập các dự án đầu tư còn lúng túng, cho vay còn nhỏ lẻ, chi phí cao, việc mở rộng cho vay các doanh nghiệp kết quả còn thấp, chưa đạt mục tiêu đề ra. Xử lý gia hạn nợ chưa kịp thời nhất là các món vay đến hạn theo phân kỳ của vốn vay trung dài hạn. 2.2.4. Một số vấn đề tồn tại. Một trong các vấn đề tồn tại của NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An hiện nay là tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng qua các số liệu sau: Bảng 4: Tình hình nợ qúa hạn. Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Doanh số % Doanh số % Doanh số % I- Cho vay. 67,45 72,6 81 II- Nợ qúa hạn 0,703 0,702 0,864 - Quốc doanh 0,005 0,73 0 0 0 0 - Ngoài quốc doanh 0,698 99,27 0,702 100 0,864 100 - Ngắn hạn 0,572 81,4 0,481 68,5 0,57 66 - Trung dài hạn 0,131 18,6 0,221 31,5 0,294 34 Nợ quá hạn III- Tổng dư nợ 1,04 0,95 1,06 Qua bảng số liệu ta có thể thấy khi so sánh giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ thì nợ quá hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, trung bình khoảng 1,04%, rất nhỏ so vói chỉ tiêu khống chế của Ngân hàng Nhà nước. Qua hai năm 2002 – 2003 phần trăm nợ quá hạn trong tổng dư nợ tăng từ 0,97% lên 1,06%. Tuy nhiên. qua con số này cho thấy chất lượng các khoản tín dụng vẫn đạt hiệu quả cao không có dấu hiệu suy yếu. Trong số nợ quá hạn của Ngân hàng thì nợ quá hạn của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu, trung bình khoảng 99,7% tổng số dư nợ quá hạn. nguyên nhân của thực trạng này là do giai đoạn 1998, 1999 Ngân hàng thực hiện mở rộng cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh theo chủ trương của nhà nước. Tuy nhiên sự mở rộng cho vay lại diễn ra quá ồ ạt chủ yếu tăng quy mô nên các khoản cho vay nằm ngoài tầm quản lý của ngân hàng. Đến khi một loạt các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn thua lỗ, phá sản đã đẩy số nợ không thu hồi được của Ngân hàng lên cao. Trong ba năm 2001, 2002, 2003 tỷ trọng nợ quá hạn của nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu 81,4% thì sang năm 2003 tỷ trọng này giảm xuống 66%. Trong khi đó tỷ trọng nợ quá hạn của các món vay trung dài hạn tăng, từ năm 2001-2002-2003 tỷ trọng này tăng từ 18,6% - 31,5% - 34%. Nợ quá hạn của các nhóm vay trung dài hạn tăng nhưng không có nghĩa là tình trạng tín dụng trung dài hạn tại NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An không đạt hiệu quả cao. Xét trong tổng thể tình hình nợ quá hạn cho thấy tín dụng trung dài hạn vẫn có dấu hiệu khả quan cho sự phát triển. Như vậy NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An cần tìm cho mình giải pháp phù hợp, kịp thời nâng cao hơn nữa hiệu qủa hoạt động cho vay trung dài hạn và mở rộng quy mô của loại hình tín dụng này. Một điểm yếu của Ngân hàng là sự đơn giản trong loại hình hoạt động kinh doanh. Ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nhưng lại chỉ thực hiện một số nghiệp vụ chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay. Lãi thu được chủ yếu của Ngân hàng có được là từ hai nghiệp vụ này còn lãi thu được từ dịch vụ, kinh doanh vàng bạc, ngoại hối,... chiếm tỷ trọng không đáng kể. Dịch vụ Ngân hàng cung ứng cho khách hàng không đa dạng, chưa đạt chất lượng cao nên Ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút và giữ khách hàng. Cuối cùng, điều muốn đề cập ở đây là vấn đề thu nhập, đãi ngộ đối với cán bộ nhân viên Ngân hàng. Như đã nói ở trên, nghiệp vụ sinh lời chủ yếu cho Ngân hàng là hoạt động tín dụng thế nhưng Ngân hàng chưa có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ này.Các cán bộ tín dụng, đặc biệt là cán bộ trực tiếp thực hiện các khoản vay đối với nền kinh tế, là cán bộ phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Họ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản vay có vấn đề, thế nhưng nếu họ cho vay ra nhiều hơn, chất lượng cao hơn, đem lại nhiều lãi cho Ngân hàng hơn thì chế độ đãi ngộ, thu thập đối với bản thân họ lại không cân xứng. Điều này đã và đang là trở ngại trong việc khuyến khích, động viên các cán bộ tín dụng cố gắng nâng cao trình độ học vấn và làm việc hết mình. Và như thế nếu Ngân hàng chỉ có chính sách đối với khách hàng mà không có chính sách đối với cán bộ nhân viên của mình thì hiệu quả hoạt dộng của Ngân hàng sẽ khoa tăng lên và ảnh hưởng tới tương lai của Ngân hàng. 2.3. Triển vọng và thách thức của NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn. Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế theo hướng toàn cầu hoá hiện nay, tất cả các Ngân hàng thuơng mại quốc doanh đều phải chấp nhận bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt. Các Ngân hàng nói chung và NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An nói riêng cần phải nhìn nhận đánh giá lại chính mình, tự đổi mới để tìm cho mình con đường phát triển. Vì vậy việc nhận thức đúng đắn triển vọng cũng như thách thức của Ngân hàng để phát triển trong tương lai là vô cùng quan trọng. ở đây chúng ta sẽ chỉ đề cập đến triển vọng và thách thức của NHNN & PTNT Đô Lương – Nghệ An trong khả năng mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tru

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0278.doc
Tài liệu liên quan