Các quy định về kinh tế, tài chính, tín dụng, sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau còn hạn chế. Điều đó được thể hiện trong chính sách tín dụng của hệ thống ngân hàng. Các quy định còn quá cứng nhắc và còn có sự phân biệt như tài sản thế chấp, mức lãi cho vay. Chẳng hạn, theo quy định về quyền phán quyết tín dụng thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có mức cho vay tối đa thấp hơn so với các doanh nghiệp Nhà nước từ 5 đến 10 lần. Mức lãi đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng cao hơn so với doanh nghiệp Nhà nước. Do đó để khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh quan hệ tín dụng với ngân hàng, mở rộng và phát triển, pháp huy vai trò to lớn của nó đối với nền kinh tế thì ngân hàng Nhà nước cần xem xét và đưa ra các quy định về cho vay, hạn mức và lãi suất một cách linh hoạt hơn.
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
Hoạt động huy động vốn: Bao gồm cả huy động vốn nội tệ và ngoại tệ với các hình thức chủ yếu là gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế huy động qua bán kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng . Ngoài ra Ngân hàng còn huy động các nguồn khác như: đi vay từ các tổ chức tài chính , Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại khác, nhận vốn uỷ thác, tài trợ cho vay của các tổ chức quốc tế...
Hoạt động cho vay: Với mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cả bằng đồng nội tệ và ngoại tệ...
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế
Hoạt động bảo lãnh
Trước đây khách hàng chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước và Phát triển Nông thôn Hà Nội là các đơn vị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến và công nghiệp thực phẩm. Hiện nay trong quá trình tổ chức, phân cấp địa bàn hoạt động kinh doanh đã làm cho tính chất nông nghiệp trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bị giảm đi. Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội hoạt động như mọi Ngân hàng thương mại khác, có khách hàng là các hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Chính sự thay đổi đối tượng phục vụ này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Những ảnh hưởng do tính thời vụ, tác động của thời tiết, tốc độ quay vòng vốn chậm, quy mô vay vốn nhỏ,... đã giảm dần nhưng thay vào đó, Ngân hàng phải chủ động mở rộng kinh doanh đến mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực, nghành nghề... nên cán bộ Ngân hàng buộc phải học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm nhằm nắm bắt được hoạt động của nhiều nghành nghề.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội có một lợi thế lớn là nằm trên một khu vực phát triển mạnh mẽ nhất cả nước, có khả năng huy động và cho vay nhiều. Đóng góp của Ngân hàng đối với sự phát triển của Ngân hàng Thành phố Hà Nội không phải là nhỏ. Đó là kết quả sự hợp tác giữa Ngân hàng với các doanh nghiệp, các cấp chính quyền và dân cư. Sự tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng gắn liền với sự tăng trưởng, phát triển của kinh tế Thành phố nói riêng và của cả nước nói chung.
Chúng ta có thể thấy được điều này qua những đánh giá chung về hoạt động của Ngân hàng trong những năm gần đây:
2.1. Nguồn vốn
Huy động vốn là thế mạnh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội do Ngân hàng đã tập trung và đặt quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nhằm thu hút tiền gửi của các doanh nghiệp này. Mặt khác, chính sách lãi suất của Ngân hàng rất nhạy bén và thay đổi kịp thời để có thể huy động vốn khi cần thiết. Chính vì vậy, có những lúc Ngân hàng bị thừa vốn, buộc Ngân hàng phải hạn chế bớt việc huy động.
* Năm 1998 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã tích cực mở rộng đầu tư nên dư nợ nội tệ tăng 144 tỷ, nhưng do biến động mạnh của tỷ giá ngoại tệ nên một số doanh nghiệp có dư nợ ngoại tệ đã đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá để trả nợ nên dư nợ ngoại tệ giảm 218 tỷ làm cho Tổng dư nợ nói chung giảm 74 tỷ đồng và chỉ bằng 90,63% Tổng dư nợ năm 1997 (giảm 9,37%).
Với dư nợ trên, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã cho Tổng công ty vật tư nông nghiệp vay trên 400 tỷ đồng để nhập khẩu trên 300.000 tấn phân bón, thuốc trừ sâu các loại đảm bảo đủ cung ứng cho bà con nông dân, vì vậy trong năm 1998 giá phân bón, thuốc trừ sâu ổn định và xuống giá so với các năm trước; tập trung cho ngành lương thực Hà Nội vay hàng trăm tỷ đồng để thu mua gạo cho dự trữ, lưu thông, gạo kinh doanh, xuất khẩu... đảm bảo đầu vào cho ngành lương thực và đầu ra cho bà con nông dân... Ngoài ra Ngân hàng còn cho hơn 884 hộ nghèo vay vốn tạo công ăn việc làm cho trên 1.000 lao động – trên 90% số hộ này có việc làm và có thu nhập ổn định.
* Trong năm 1999, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã tích cực thu hút thêm khách hàng của các thành phần kinh tế như : Công ty lương thực miền Bắc, Nhà máy điện cơ Thống Nhất, Quốc doanh cá Hồ Tây, Tổng công ty Cà phê, Công ty than Đông Bắc, Công ty vang Thăng Long, Công ty in Tài chính, Công ty XNK Hoà Bình, Trung tâm Quan hệ Quốc tế và Đầu tư ... nên Tổng dư nợ đạt 985 tỷ đồng, tăng 106 tỷ đồng, bằng 111,93% so với năm 1998 ( tăng 11,93% ).
Thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ và tìm mọi biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong năm 1999 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã xoá nợ cho 113 khách hàng với số tiền 380 triệu đồng, khoanh nợ cho 6 doanh nghiệp với số tiền 26.456 triệu đồng, giãn nợ cho 2 doanh nghiệp với số tiền 4.743 triệu đồng, áp dụng lãi suất thấp cho 17 doanh nghiệp với doanh số cho vay trên 700 tỷ đồng và dư nợ trên 400 tỷ đồng. Đồng thời áp dụng một số biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trước đây vay còn dư nợ với lãi suất trần mới là 0,85% được nhiều doanh nghiệp hoan nghênh.
Năm 1999 Ngân hàng cho 1070 hộ nghèo vay 1,6 tỷ đồng, thu nợ 789 hộ với số tiền 1,2 tỷ đồng. Đến cuối năm 1999 còn 1132 hộ, dư nợ 2.200 triệu đồng, nợ quá hạn 90 triệu đồng chiếm 4%.
Năm 2000 cho vay 950 hộ với 1,2 tỷ đồng, hiện nay còn gần 1000 hộ nghèo đang có dư nợ tại ngân hàng là 1,7 tỉ đồng
2.3 Hoạt động kinh doanh đối ngoại
* Trong năm 1998, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã mở 484 L/C nhập khẩu trị giá 107 triệu USD tăng trên 60% so với năm 1997; Đã thanh toán 545 món nợ trị giá 89 triệu USD tăng 118% so với năm 1997.
-Về hành xuất : Thông báo 7 L/C trị giá 3 triệu USD.
Đòi tiền 21 món trị giá 6 triệu USD.
Thanh toán 21 món trị giá 6 triệu USD.
Phí dịch vụ thu được là 122.614 USD tăng 82% so với năm 1997.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh đối ngoại tuy vẫn còn là mới mẻ đối với Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội nhưng năm 1998 doanh số hoạt động và kết quả kinh doanh đã tăng khá hơn năm 1997. Nhưng sang năm 1999, tuy hoạt động kinh doanh đối ngoại được thực hiện tốt hơn nhưng do nhiều khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh kể cả trong nước và ngoài nước nên hoạt động của Chi nhánh trong lĩnh vực này không thể tăng trưởng được, cụ thể là :
-Về nhập khẩu : Mở 460 L/C, bằng 95% số L/C mở được trong năm 1998; thanh toán được 462 L/C với số tiền 68 triệu USD, bằng 85% năm1998; thanh toán nhờ thu được 70 món với số tiền 1,7 triệu USD bằng 59% năm 1998.
- Về xuất khẩu : Gửi chứng từ đòi tiền 75 món với số tiền 1,9 triệu USD, số món gấp 3 lần năm 1998 nhưng giá trị chỉ bằng 35% so với năm 1998; đã thu được tiền của 43 món sới số tiền 971.000 USD. Phí dịch vụ thu được trong năm 1999 là 90.000 USD, bằng 74% mức phí dịch vụ thu được của năm 1998.
2.4. Kinh doanh ngoại tệ
Đa số các khách hàng vay vốn ngoại tệ để nhập khẩu đều tiêu thụ trong nước thu bằng VND nên nhu cầu ngoại tệ khi đến hạn trả nợ đều phải trông chờ vào Ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội lấy việc phục vụ khách hàng là chủ yếu, do vậy luôn tìm bạn hàng, thị trường để thu gom ngoại tệ cân đối cho doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã chấp hành nghiêm túc các quy định về giá mua bán, không ép giá, không đầu cơ để gây rối loạn không đáng có trên thị trường ngoại tệ
2.2. Thực trạng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Tình hình hoạt động tín dụng đối với các thành phần kinh tế tại chi nhánh NHNN – PTNT Hà Nội được thể hiện qua bảng sau:
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
1999
2000
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Doanh số cho vay
1.975.850
100
3.451.052
100
- DN Nhà nước
1.829.637
92,6%
3.186.925
92,3%
- DNNQD
65.078
3,3%
156.435
4,5%
- Cho vay các TPktế khác
81.135
4,1%
107.692
3,2%
2. Doanh số thu nợ
2.001.496
100
3.111.715
100
- DN Nhà nước
1.765.319
88,2%
2.877.979
92,5%
- DNNQD
31.822
1,6%
81.774
2,6%
- Thu nợ các TPKtế khác
204.355
10,2%
151.962
4,9%
3. Dư nợ
957.294
100
1.297.134
100
- DN Nhà nước
838.589
87,6%
1.149.647
88,6%
- DNNQD
33.256
3,5%
74.661
5,8%
- Các TPKT khác
85.449
8,9%
72.826
5,6%
4. Quá hạn
45.753
23.511
( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 1999, 2000).
Qua bảng trên ta thấy:
Thứ nhất: doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm. Năm 1999 doanh số cho vay là 1.975.850 triệu đồng thì sang năm 2000 doanh số cho vay là 3.451.052 triệu đồng, gấp 1.75 lần doanh số cho vay năm 1999. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đã thu hút được khách hàng, mở rộng được doanh số cho vay, có một chiến lược khách hàng đúng đắn. Nhanh chóng và kịp thời nắm bắt được nhu cầu đó làm cho doanh số vay tăng rất nhanh. Trong đó doanh số cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước đạt 1.829.637 triệu đồng năm 1999, chiếm 92,6% doanh số cho vay. Sang năm 2000 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước tăng lên 3.186.925 triệu đồng, chiếm 92,3% so với doanh số cho vay và gấp 1,75 lần so với năm 1999. Còn đối với doanh nghiệp ngoại quốc doanh mà chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty coỏ phần thì doanh số cho vay có xu hướng tăng lên mạnh mẽ cả giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Nếu như năm 1999 doanh số cho vay là 65.078 triệu đồng, chiếm 3,3% tổng doanh số cho vay thì snag đến năm 2000 con số này đã tăng lên à 165.435 triệu đồng và chiếm 4,5% so với tổng doanh số cho vay. Như vậy năm 2000 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng hơn so với năm 1999 là 91.357 triệu đồng, tức là gấp 2,4 lần so với năm 1999. Như vậy ta thấy rõ ràng rằng doanh số cho vay đối với cả hai thành phần kinh tế là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều tăng lên đáng kể, đặc biệt là doanh số cho vày đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều đó đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của các cán bộ chi nhánh NHNN – PTNT Hà Nội trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thứ hai: Vấn đề dư nợ.
Qua bảng trên ta thấy dư nợ qua các năm tăng lên nhanh chóng và liên tục. Năm 1999 tổng dư nợ là 957.294 triệu đồng thì sang năm 2000 tổng dư nợ gấp 1,36 lần năm 1999, đạt con số 1.297.134 triệu đồng. Trong đó dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước năm 1999 là 838.589 triệu đồng chiếm 87,6% tổng dư nợ. Đến năm 2000 dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước là 1.149.647 triệu đồng, chiếm 88,6% % tổng dư nợ. Như vậy đối với doanh nghiệp Nhà nước dư nợ tăng lên theo số tuyệt đối là 311.058 triệu đồng, gấp 1,37 lần, tuy nhân về số tương đối thì dư nợ năm 2000 chỉ chiếm 88,6% tổng dư nợ, tức là cao hơn không đáng kể so với năm 1999. Điều này chứng tỏ sự tăng lên của dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước tương ứng đối với sự tăng trưởng lên của tổng dư nợ. Dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 1999 đạt 33.256 triệu đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ. Sang năm 2000 dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 74.661 triệu đồng, chiếm 5,8% tổng dư nợ, gấp 2,25 lần so với năm 1999. Điều này chứng tỏ dư nợ tăng mạnh mẽ không chỉ đối với doanh nghiệp Nhà nước mà còn cả đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Khảo sát một số ngân hàng khác trong địa bàn Hà Nội như: ngân hàng Công thương Ba Đình, ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội, Ngân hàng đầu tư và phát triển đều có tình trạng dư nợ tăng mạnh mẽ ở các doanh nghiệp Nhà nước nhưng lại có xu hướng giảm ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sự khác biệt này có thể giải thích theo một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Năm 1997, 1998 là năm mà toàn bộ nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, các thiệt hại do thiên tai, bão lụt gây ra. Bước vào năm 1999 mặc dù các khó khăn trên đã được giảm bớt nhưng nhìn chung nhu cầu mua sắm, sản xuất hàng hoá và tiêu dùng đều giảm sút. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bị ứ đọng vốn do không bán được hàng hoá. Đến năm 2000 tình trạng trên đã được cải thiện căn bản, các doanh nghiệp này có nguồn thu từ bán hàng hoá ứ đọng từ năm trước. Do đó các doanh nghiệp có thể trả nợ ngân hàng và tiếp tục được ngân hàng duyệt cho vay các dự án sản xuất kinh doanh mới.
Thứ hai: Khi xin vay, các doanh nghiệp ngoại quốc doanh cần có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Đó là tài sản của khách hàng vay, được hình thành từ vốn vay và tài sản của bên bảo lãnh dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ của các doanh nghiệp này đối với Ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo khoản vay. Mặt khác các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường có những dự án thiếu tính khả thi, thị trường bấp bênh nên ngân hàng không cho vay. Điều này khác hẳn đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước khi vay không cần tài sản đảm bảo cho khoản vay, một số đơn vị là các ngành mũi nhọn, lâu đời như Nhà máy thuốc lá Thăng Long, nhà máy bia Việt Hà... Chính các đặc điểm này đã tạo nên sự khác biệt và chênh lệch trong doanh số cho và và dư nợ đối với hau loại hình: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nó là nguyên nhân giải thích tại sao trong hai năm 1999 và 2000 số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên rất nhanh nhưng dư nợ đối với thành phần kinh tế này lại không tương ứng với mưcs tăng về số lượng của nó.
Để hiểu sâu hơn về tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHNN – PTNH Hà Nội, ta xem xét bảng sau:
Bảng Tình hình tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Doanh số cho vay
65.078
100%
156.435
100%
- DS cho vay ngắn hạn
48.596
74,7%
132.677
84,8%
-DS cho vay trung – dài hạn
16.482
25,3%
23.758
15,2%
2. Doanh số thu nợ
31.822
100%
81.774
100%
- Thu nợ ngắn hạn
30.011
94,3%
79.029
96,6%
- Thu nợ trung – dài hạn
1811
5,7%
2.745
3,4%
3. Dư nợ
34245
33.256
100%
74.661
100%
- Dư nợ ngắn hạn
20358
18.585
55,9%
53.648
71,9%
Dư nợ trung – dài hạn
13.887
14.671
44,1%
21.013
28,1%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 98, 99, 2000)
Qua bảng trên ta nhận thấy.
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên. Năm 1999, doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 48.596 triệu đồng, chiếm 74,7% tổng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sang năm 2000 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 132.677 triệu đồng, chiếm 84,8%. Như vậy về số tuyệt đối đã tăng lên 84081 triệu đồng, tức là tăng gấp 2,73 lần so với năm 1999.
Về dư nợ ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự biến động rõ rệt. Dư nợ ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài.
Doanh thu năm 1998 là 20358 triệu đồng. Đến năm 1999 dư nợ ngắn hạn là 18585 triệu đồng, chiếm 55,9% tổng dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, giảm 8,7% so với năm 1998. Đến năm 2000 dư nợ ngắn hạn lại tăng lên là 53648 triệu đồng chiếm 71,9% tổng dư nợ. Như vậy năm 2000 dư nợ ngắn hạn tăng 35068 triệu đồng tức là tăng 188,7% so với năm 1999.
Về công tác thu nợ năm 1999 doanh số cho vay ngắn hạn là 48596 triệu, mức thu nợ ngắn hạn là 30011 triệu, tỷ lệ doanh số thu ngắn hạn / doanh số cho vay ngắn hạn bằng 61,76%/ là trung bình. Đến năm 2000 tỷ lệ này 59,56% thấp hơn so với năm 1999. Nhưng nói chung công tác thu nợ tại chi nhánh NHNN PTNT Hà nội là tốt, cán bộ tín dụng rất sát sao, có trách nhiệm và luôn cố gắng hòan thành nhiệm vụ
Daonh số cho vạy trong và dài hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh mặc dù có tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng doanh số cho vay. Năm 1999 doanh số cho vay trong và dài hạn đạt 16.482 triệu đồng chiếm 25,32%. Đến năm 2000 con số này là 23,758 triệu đồng chiếm 15,2% tổng doanh số. Như vậy mặc dù số số tuyệt đối có tăng lên nhưng tỷ lệ cho vay trong và dài hạn lại có xu hướng giảm xuống rõ rệt.
Về công tác thu nợ cả 2 năm 1999 và 2000 thu nợ đối với cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số thu nợ. Năm 1999 dự nợ cho trung dài hạn là 14.671 triệu đồng chỉ hơn so với năm 1998 là 784 triệu đồng. Đến năm 2000 dự nợ trung và dài hạn là 21.013 triệu đồng chiếm 28,1% so với tổng dư nợ và giảm hơn so với tỷ lệ này của năm 1999. Như vậy mặc dù số tuyệt đối có tăng nhưng tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn lại có xu hướng giảm xuống.
Để giải thích nguyên nhân của tất cả các chỉ tiêu về doanh thu số cho vay, doanh thu nợ và dư nợ đều tăng lên về sự tuyệt đối nhưng các chỉ tiêu dài hạn lại giảm về số tương đối có thể diến giải qua một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất:
Do ảnh hưởng cảu trận lũ lụt tại miền Trung, cộng với thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại khu vực làm cho mức tiêu dùng sản phẩm hàng hoá giảm nhanh chóng vào các năm 1998. Do đó thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bị thu hẹp lại, giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu thấp hơn do có sự cạnh tranh quyết liệt cúa các nước trong khu vực, chất lượng sản phẩm chưa cao dẫn đến hàng hoá ứ đọng không tiêu thụ được, điều đó đã làm giảm việc tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do đó có sự giảm sút trong dư nợ năm 1999 so với năm 1998. Tuy nhiên từ cuối năm 1999 và năm 2000 do nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển trở lại nên nhu cầu hàng hoá cũng bắt đầu tăng lên. Điều này tác động tới nhu cầu vay vốn dư nợ năm 2000 tăng lên rõ rệt so với năm 1999
Thứ hai:
Do năm 1998 có nhiều văn bản quy định về tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay. Xét về các điều kiện tài sản đem thế chấp vay vốn ngân hàng nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Điều này làm giảm đáng kể doanh số cho vay cả ngắn hạnm trung hạn và dài hạn trong năm 1999 đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Sang năm 2000 khi nền kinh tế trong và ngoài nướcd có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tìm được lại thị trường, nhu cầu đầu tư tăng lên, do vậy doanh số cho vay lại có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ tăng của cho vay thu nợ và dư nợ trung và dài hạn không tăng tương ứng so với cho vay thu nợ và dư nợ bởi vì:
Thứ ba:
Việc cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn vì thời gian càng dài rủi ro càng lớn do vậy ngân hàng bắt buộc đòi hỏi từ phía người cho vay yêu cầu tài sản đảm bảo khoản vay. Nó chắc chắn rằng khoản đầu tư của ngân hàng là có hiệu quả và an toàn. Ngoài ra ngân hàng cũng đòi hỏi khách hàng phải có phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả có tính khả thi, các báo cáo kế toán và tài chính của doanh nghiệp tại năm gần nhất. Nhưng thường các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ít có phương án khả thi vì khả năng quản lý, trình độ sản xuất kinh doanh của họ, khả năng dự đoán biến động của ngành của nền kinh tế rất kém. Hơn nữa sổ sách kế toán của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh quá đơn giản không cập nhật, không đầy đủ và thiếu chính xác. Bên cạnh đó do công tác kiểm toán của nước ta chưa phát triển nên việc chấp hành chế độ kế toán của doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất lỏng lẻo. Mặc khác rất ít các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tài sản thế chấp. Do vậy ngân hàng rất ngại cho các doanh nghiệp này vay vốn trung và dài hạn
Hơn nữa nhìn chung các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như công nghệ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay. Điều đó đòi hỏi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để đổi mới sản xuất là điều rất quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp này. Song các doanh nghiệp này lại không có tài sản thế chấp hay giấy tờ không đầy đủ, hoặc qua xem xét ngân hàng thay dự án sản xuất kinh doanh không có tính khả thi hoặc hiệu quả quá thấp.
Thứ tư:
Điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến động, hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ và bị chồng chéo. Nước ta chưa có một thị trường tiền tệ và thị trường vốn trong cơ cấu thị trường tài chính hoàn chỉnh chính thức để ngân hàng có thể qua đó huy động được nguồn vốn trung và dài hạn
Thứ năm:
Đó là trình độ quản lý của các giám đốc, phó giám đốc kế toán trưởng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do các mô hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, chúng tôi cổ phần, doanh nghiệp tư nhân mới được hình thành ở Việt Nam, mô hình quản lý còn bắt chước, trình độ quản lý của người lãnh đạo còn non kém, buôn bán nhỏ lẻ. Do vậy nhiều khi dự án có tính khả thi nhưng do trình độ quản lý yếu kém không có kinh nghiệm thương trường đã làm cho các dự án thất bại. Do vậy các ngân hàng cũng rất thận trọng khi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay trung và dài hạn để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho khoản vay
Những nguyên nhân kể trên làm ảnh hưởng nhiều đến việc mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHNN - PTNT Hà nội. Tuy nhiên nhìn chung cho vay ngắn hạn trung và dài hạn đều tăng qua các năm. Trong tổng dư nợ và cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì doanh nghiệp cho vay ngắn hạn luôn lớn hơn cho vay trung và dài hạn. Có thể biểu diễn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Doanh số cho vay với doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo thời gian
Biểu đồ 2: Dư nợ với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo thời gian
Qua đây ta thấy được xu hướng giảm xuống của dư nợ năm 1999 so với năm 1998 đồng thời lại tăng nhanh vào năm 2000. Hiện nay chi nhánh NHNN - PTNT Hà nội đã và đang tìm mọi biện pháp để mở rộng khối lượng tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mục tiêu đề ra: Phát triển kinh tế an toàn về vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lý, công tác sử dụng vốn không ngừng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Để tìm hiểu một cách toàn diện về công tác tín dụng chúng ta cần xem xét chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNN - PTNT Hà nội. Ta biết rằng trong quá trình cho vay ngân hàng vừa phải đảm bảo hoạt động tín dụng có lãi, an toàn về vốn, vừa đảm bảo lợi ích của khách hàng. Điều này rất khó thực hiện và đòi hỏi trước khi cho vay phải tìm hiểu thị trường, nắm bắt thông tin về khách hàng và điều quan trọng là phải xác định được khách hàng vay vốn có mục đích gì? Sử dụng như thế nào? Các rủi ro có thể dự đoán trước được. Đó là cơ sở để ngân hàng có thể thu hồi được vốn và lãi đúng thời hạn, còn doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển một cách bền vững. Đây là vấn đề quan trọng mà các ngân hàng cần quan tâm và mong muốn ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng thể hiện qua con số nợ quá hạn của ngân hàng. Đối với chi nhánh NHNN - PTNT Hà nội ngay từ khi thành lập đã xác định rõ mục tiêu là: một mặt đảm bảo được chất lượng tín dụng, một mặt tăng được thị phần. Định hướng này đã đưa lại kết quả trong một số năm gần đây như sau:
Bảng : Tình hình nợ quá hạn
Chỉ tiêu
1999
2000
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tổng dư nợ
957.294
100
1.297.134
100
2. Nợ quá hạn
45.753
4,78%
23.511
1,8%
Trong đó:
- NQH cho vay ngắn hạn
39.337
4,1%
20.783
1,6%
- NQH cho vay trung-dài
6.416
0,67%
2728
0,25
Chia theo thành phần kinh tế
- NQH DN Nhà nước
21.996
2,3%
10.391
0,8%
- DN NQH
15.454
1,6%
8058
0,6%
- NQH chi vay khác
8303
0,9%
5062
0,4%
Nguồn: Bảng phân tích nợ quá hạn theo kỳ hạn vá theo thành phần kinh tế
Qua bảng trên ta thấy rằng: tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh NHNN - PTNT Hà nội là tương đối thấp và đang có xu hướng giảm đi, Năm 199 nợ quá hạn chỉ còn là 45.753 triệu đồng chiếm 4,78% thì sang năm 200 con số này chỉ còn là 23.511 triệu đồng chiếm 1,8% tổng dư nợ . Như vậy cùng với sự tăng lên nhanh chóng của tổng dư nợ thì lại có sự giảm xuống nhanh chóng tướng ứng của nợ ngắn hạn. Nếu chia theo thành phần kinh tế thì nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp Nhà nước là 21996 triệu đồng chiếm 2,3% trong năm 1999. Trong khi đó nợ quá hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 15.454 triệu đồng chiếm 1,6%. Như vậy tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong năm 1999 là tương đối cao nếu so sánh với tỷ lệ dư nợ năm 1999 là 3,5%. Sang năm 2000 tình hình này đã được cải thiện một cách đáng kể với tổng số nợ quá hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 0,6% với số tiền là 8058 triệu đồng. Như vậy trong năm 2000 khi dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh từ 3,5% lên tới 5,8% thì tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm từ 1,6% xuống còn 0,6%. Hơn nữa trong tổng dư nợ quá hạn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì phần lớn là nợ quá hạn ngắn hạn và có khả năng thu hôì. Đây là một dấu hiệu đáng mừng của chi nhánh NHNN - PTNT Hà nội trong việc giảm xuống mức thấp nhất rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng.
Như vậy có thể đánh giá rằng tình hình hoạt động của chi nhánh NHNN - PTNT Hà nội là lành mạnh. Hầu hết các đơn vị vay vốn của ngân hàng đều là những đơn vị làm ăn có hiệu quả, luôn luôn trả nợ ngân hàng sòng phẳng đầy đủ cả gốc lẫn lãi. Đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng thấp. Tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này có quan hệ với ngân hàng rất thấp, lại chủ yếu là Công ty trách nhiệm hữu hạn. Các chúng tôi cổ phần và đặc biệt là chúng tôi tư nhân quan hệ với ngân hàng còn ở số lượng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0143.doc