Chương I: Vai trò tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.1. Tín dụng ngân hàng
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng.
1.1.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng.
1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1.2.1. Vị trí của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế.
1.2.2. Các nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộngt ín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1.3.1. Các nhân tố mang tính khách quan
1.3.2. Các nhân tố mang tính chủ quan.
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch.
2.1. Sự hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Sở Giao dịch
2.2. Thực trạng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2.3. Đánh giá thực trạng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở Giao dịch
Chương III: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở Giao dịch NHNN và PTNT Việt nam
3.1. Định hướng phát triển của Sở Giao dịch
3.1.1. Định hướng phát triển của ngân hàng
3.1.2. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn.
3.2. Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở Giao dịch
3.3. Kiến nghị
Kết luận
Tài liệu tham khảo
58 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở Giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng một cách khoa học trên cơ sở tổng hợp thông tin nhanh chóng phục vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Không ngoại lệ chức năng và nhiệm vụ của Phòng kế toán Sở giao dịch gồm:
5.1. Tổ chức hạch toán theo dõi các quỹ, vốn tập trung toàn bộ hệ thống NHN0&PTNTVN
5.2. Thực hiện hạch toán kế toán các ghiệp vụ huy động vốn, cho vay và các nghiệp vụ kinh doanh khác của Sở theo quy định của NHN0&PTNTVN
5.3. Thực hiện công tác thanh toán, tham gia thanh toán liên hàng
5.4. Trực tiếp thực hiệ các dịch vụ rút tiền tự động, dịch vụ két sắt, nghiệp vụ nhận cất giữ giấy tờ trị giá bằng tiền và các tài sản quý cho khách hàng
5.5. Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, vận chuyển tiền trên đường đi và quản lý an toàn kho quỹ nghiệp vụ.
5.6. Xây dựng kế hoach tài chính, quyết toán thu chi tài chính theo chế độ khoán tài chính của NHN0&PTNTVN quy định.
5.7. Thực hiện phân tích đánh giá hoạt động tài chính.
5.8. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán. Chấp hành chế độ báo cáo kế toán, thống kê theo quy định.
5.9. Thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo luật định
5.10. Chấp hành định mức tồn quỹ, chế độ báo cáo kho quỹ theo quy định.
5.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Trong năm 2001 vừa qua, Phòng Kế toán Sở Giao dịch đã đạt được một số kết quả:
Hoàn thành công việc chuyển đổi tài khoản cũ sang hệ thống tài khoản mới đảm bảo phục vụ các chi nhánh và khách hàng kịp thơì.
Mở mới 1.106 tài khảon, trong đó 953 tài khoản cá nhân, 30 tài khoản ATM, 123 tài khoản của các công ty, nâng tổng số tài khoản quản lý lên 2.028 tài khoản. Đặc biệt sau khi NHNN&PTNTVN ký hợp đồng thanh toán nhanh với các ngân hàng nước ngoài như CITIBANK, ABN, AMRO... và Kho bạc Nhà ước mở tài khoản tiền gửi tại Sở Giao dịch thì khối lượng thanh toán tăng cao so với đầu năm, nhưng công tác hạch toán kế toán đảm bảo nhanh chóng, chính xác và an toàn.
Tham gia chương trình thử nghiệm thanh toán liên Ngân hàng đạt két quả tốt, đóng góp tích cực vào đề án hiện đại hoá của Sở Giao dịch.
Thực hiện dịch vụ thanh toán các dự án nước ngoài kịp thời, an toàn, chính xác.
Công tác ứng dụng công nghệ tin học vào thanh toán, kế toán thực hiện tốt góp phần hạch toán, thanh toán nhanh chóng, chính xác, nâng cao năng xuất ao động, giảm thiểu thời gian làm việc thêm giừo. Trong năm 2001 Sở Giao dịch đã xây dựng được 04 chương trình phần mềm hõ trợ chương trình giao dịch trực tiếp như: Chương trình xác định kết quả khoán 946; chương trình chuyển kết thu nhập, chi phí ngoại tệ, chương trình đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ; chương trình hạch toán lương.
Hoạt động ngân quỹ đạt kết quả tốt. Năm 2001 Sở Giao dịch nhận thêm dịch vụ chi trả tiền lương cho một số đơn vị qua hình thức tài khoản cá nhân nên doanh số thu chi tiền mặt VNĐ tăng nhanh.
2.1.4.6. Phòng Hành chính -Nhân sự
Thực hiện theo quyết định của HĐQT về thành lập Sở Giao dịch và Ban hành quy chế của Sở Giao dịch, Sở Giao dịch đã thành lập được 6 phòng nghiệp vụ, bổ nhiệm 9 cán bộ điều hành các phòng. Đã ban hành quy định cụ thể, phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các phòng chuyên môn để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Duy trì thường xuyên chế độ họp Ban Giám đốc, họp giao ban với các phòng hàng tháng. Phân công rõ ràng cụ thể trong Ban Giám đốc nên việc điều hành được thông suốt và hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh công tac tổ chức cán bộ Phòng hành chính - nhân sự thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như:
6.1. Thực hiện công tác văn thư hành chính quản trị.
6.2. Thực hiện kiểm tra kiểm soát nội bộ.
6.3. Thực hiện tuyên truyền tiếp thị, lễ tân, tiép khách, xây dựng cơ quan văn minh lịch sự.
6.4. Giúp Giám đốc quy hoạch cán bộ, sắp xếp bố trí cán bộ trong Sở, làm các quyết định về khen thưởng, kỷ luật đối với các cán bộ khi dã có quýet định khen thưởng hoặc kỷ luật của Hội đồng Khen thưởng, kỷ luật của cơ quan thực hiện các chính sách chế độ đối với người lao động.
6.5. Đề xuất việc cử cán bộ đi họctập, tham quan, khảo sát trong và ngoài nước.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Tình hình hoạt động tín dụng đối với các thàn phần kinh tế tại Sở Giao dịch được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Hoạt động tín dụng đối với các thành phần kinh tế
( Đơn vị: tỷ đồng )
Chi tiêu
2000
2001
số tiền
%
Số tiền
%
1. Doanh số cho vay
405
100
830,1
100
- DNNN
365,03
92.6
765,46
92.3
- DNNQD
13,365
3.3
29,35
4.5
- Các TP kinh tế khác
16,605
4.1
26,56
3.2
2. Doanh số thu nợ
321
100
612,7
100
- DNNN
283,122
88.2
575,03
92.5
- DNNQD
4,316
1.6
16,1642
2.6
- Các TP kinh tế khác
32,742
10.2
30,4633
4.9
3. Dư nợ
236
100
454
100
- DNNN
234
87.6
286
88.6
- DNNQD
10
3.5
183
5.8
- Các TP kinh tế khác
1,2
8.9
3
5.6
4. Quá hạn
8,5
8,68
( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2000, 2001 )
Qua bảng trên ta thấy
Doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm. Năm 2000 doanh số cho vay là 405 tỷ đồng thì sang năm 2001 doanh số cho vay là 380,1 tỷ đồng tăng 425,5 tỷ đồng ( tăng 105% so với năm 2000 ). Điều đó chứng tỏ rằng Sở Giao dịch đã thu hút được khách hàng, mở rộng được doanh số cho vay, có một chiến lược khách hàng đúng đắn. nhanh chóng và kịp thời nắm bắt được nhu cầu đó làm cho doanh số vay tăng rất nhanh. Trong đó doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước đạt 365,03 tỷ đồng năm 2000 chiếm 92.6% doanh số cho vay. Sang năm 2001 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước tăng lên 765,46 tỷ đồng, chiếm 92.3% so với doanh số cho vay năm 2000. Còn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà chủ yếu là các công ty TNHH, công ty cổ phần thì doanh số cho vay có xu hướng ăng lên mạnh mẽ cả giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Nếu như năm 2000 doanh số cho vay là 6,618 tỷ đồng, chiếm 3.3% tổng doanh số cho vay thì sang đến năm 2001 con số này đã tăng lên là 29,35 tỷ đồng và chiếm 4.5% sô với tổng doanh số cho vay. Như vậy ta thấy rõ ràng rằng doanh số cho vay đối với cả hai thành phần kinh tế là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều tăng lên đáng kể, đặc biệt là doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều đó đã thể hiện rõ sự nỗ lực, cố gắng của các cán bộ của Sở Giao dịch trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng đối với các odanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Vấn dề dư nợ
Qua bảng trên ta thấy dư nợ các năm tăng lên nhanh chóng và liên tục. Năm 2000 tổng dư nợ là 236 tỷ đồng thì sang năm 2001 tổng dư nợ là 454 tỷ đồng, tăng 218 tỷ đồng ( tăng 92% ) so với năm 2000 ; đạt 104% so với kế hoạch năm 2001 được giao. Trong đó dư nợ đối với doanh nghiệp nhà nước năm 2000 là 234 tỷ đồng chiếm 87.6% tổng dư nợ. Đến năm 2001 dư nợ đối với doanh nghiệp nhà nước là 286 tỷ đồng, chiếm 88.6% tổng dư nợ. Như vậy đối với doanh nghiệp nhà nước dư nợ tăng lên theo số tuyệt đối là 52 tỷ đồng, tuy nhiên về số tương đối thì dư nợ năm 2001 chỉ chiếm 88.6% tổng dư nợ, tức là cao hơn không đáng kể so với năm 2000. Điều này chứng tỏ sự tăng lên của dư nợ đối với doanh nghiệp nhà nước tương ứng đối với sự tăng trưởng lên của tổng dư nợ. Dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2000 đạt 10 tỷ đồng, chiếm 3.5% tổng dư nợ. Sang năm 2001 dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 74.661 triệu đồng, chiếm 5.8% tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ dư nợ tăng mạnh mẽ không chỉ đối với doanh nghiệp nhà nước mà còn cả đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Để hiểu sâu hơn về tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở Giao dịch, ta xem xét bảng sau:
Bảng 2: Tình hình tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Doanh số cho vay
404
100
830,1
100
- DS cho vay ngắn hạn
301,778
74.7
703,84
84.8
- DS cho vay trung, dài hạn
102,22
25.3
126,16
15.2
2. Doanh số thu nợ
323
100
612,7
100
1. Thu nợ ngắn hạn
304,6
94.3
595,9
96.6
2. Thu nợ trung, dài hạn
18,411
5.7
21,078
3.4
3. Dư nợ
236
100
454
100
- Dư nợ ngắn hạn
127
55.9
80
71.9
Dư nợ trung, dài hạn
109
44.1
374
28.1
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2000, 2001 )
Qua bảng trên ta nhận thấy
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên. Năm 2000, doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 301,778 tỷ đồng, chiếm 74.7% tổng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sang năm 2001 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 703,84 tỷ đồng, chiếm 84,8%. Như vậy về số tuyệt đối đã tăng lên 202,62 tỷ đồng, tức tăng gấp 2.73 lần so với năm 2000.
Về dư nợ ngắn hạn đối với cac doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự biến động rõ rệt. Năm 2000 dư nợ ngắn hạn là 127 tỷ đồng, chiếm 55,9% tổng dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đến năm 2001 dư nợ ngắn hạn lại tăng lên là 374 tỷ đồng chiếm 71,9% tổng dư nợ. Như vậy năm 2001 dư nợ ngắn hạn tăng 147 tỷ đồng so với năm 2000.
Về công tác thu nợ năm 2000 doanh số cho vay ngắn hạn là 301,778 tỷ, mức thu nợ ngắn hạn là 304,6 tỷ, tỷ lệ doanh số thu ngắn hạn/doanh số cho vay ngắn hạn bằng 61,76% là trung bình. Đến năm 2001 tỷ lệ này là 59,56% thấp hơn so với năm 2000. Nhưng nói chung công tác thu nợ tại Sở Giao dịch là tốt, cán bộ tín dụng rất sát sao, có trách nhiệm và luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
Doanh số cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh mặc dù có tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng doanh số cho vay. Năm 2000 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 102,22 tỷ đồng chiếm 25,32%. Đến năm 2001 con số này là 126,6 tỷ đồng chiếm 15,2% tổng doanh số. Như vậy mặc dù số tuyệt đối có tăng lên nhưng tỷ lệ cho vay trung và dài hạn lại có xu hướng giảm xuống rõ rệt.
Về công tác thu nợ cả 2 năm 2000 và 2001 thu nợ đối với cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2000 dư nợ cho trung dài hạn là 109 tỷ đồng. Đến năm 2001 dư nợ trung và dài hạn là 80 tỷ đồng chiếm 28,1% so với tổng dư nợ trung và dài hạn giảm hơn so với tỷ lệ này của năm 2000. Như vậy mặc dù số tuyệt đối có tăng nhưng tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn lại có xu hướng giảm xuống.
Để giải thích nguyên nhân của tất cả các chỉ tiêu về doanh thu số cho vay, doanh thu nợ và dư nợ đều tăng lên về sự tuyệt đối nhưng các chỉ tiêu dài hạn lại giảm về số tương đối có thể diễn giải qua một số nguyên nhân sau:
1. Có sự giảm sút trong dư năm 2001 so với năm 2000. Tuy nhiên từ cuối năm 2000 và năm 2001 do kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển trở lại nên nhu cầu hàng hoá cũng bắt đầu tăng lên. Điều này tác động tới nhu cầu vay vốn dư nợ 2001 tăng lên rõ rệt so với năm 2000.
2. Do năm 1998 có nhiều văn bản quy định về tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay. Xét về các điều kiện tài sản đem thế chấp vay vốn ngân hàng. Điều này làm giảm đáng kể doanh số cho vay cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong năm 2000 và 2001 đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Sang năm 2000 khi nền kinh tế trong và ngoài nước có dấu hiệu phục hồi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tìm được lại thị trường, nhu cầu đầu tư tăng lên, do vậy doanh số cho vay lại có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ tăng của cho vay thu nợ và dư nợ trung và dài hạn không tăng tương ứng với cho vay thu nợ và dư nợ bởi vì:
Việc cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn vì thời gian càng dài rủi ro càng lớn do vậy ngân hàng bắt buộc đòi hỏi từ phía người cho vay yêu câù tài sản đảm bảo khoản vay. Nó chắc chắn rằng khoản đầu tư của ngân hàng là có hiệu quả và an toàn. Ngoài ra ngân hàng cũng đòi hỏi khách hàng phải có phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả có tính khả thi, các báo cáo kế toán và tài chính của doanh nghiệp tại năm gần nhất. Nhưng thường các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ít có phương án khả thi vì khả năng quản lý, trình độ sản xuất kinh doanh của họ, khả năng dự toán biến động của nghành của nền kinh tế rất kém. Hơn nữa sổ sách kế toán của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh quá đôn giản không cập nhật, không đầy đủ và thiếu chính xác. bên cạnh đó do công tác kiểm toán của nước ta chưa phát triển nên việc chấp hành chế độ kế toán của doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất lỏng lẻo. mặt khác rất ít các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tài sản thế chấp. Do vậy ngân hàng rất ngại cho các doanh nghiệp này vay vốn trung và dài hạn. Hơn nữa nhìn chung các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như công nghệ sản xuất còn lạc hậu. Điều đó đòi hỏi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để đổi mới sản xuất là điều rất quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp này. Song các doanh nghiệp này lại không có tài sản thế chấp hay giấy tờ không đầy đủ, hoặc qua xem xét ngân hàng thấy dự án sản xuất kinh doanh không có tính khả thi hoặc hiệu quả quá thấp.
Điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến động, hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ và bị chồng chéo. Nước ta chưa có một thị trường tiền tệ và thị trường vốn trong cơ cấu thị trường tài chính hoàn chỉnh chính thức để ngân hàng có thể qua đó huy động được nguồn vốn trung và dài hạn.
Đó là trình độ quản lý của các giám đốc, phó giám đốc kế toán trưởng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do các mô hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân mới được hình thành ở việt nam. Mô hình quản lý còn bắt chước, trìh độ quản lý của người lãnh đạo còn non kém, buôn bán nhỏ lẻ. Do vậy nhiều khi dự án có tính khả thi nhưng do trình độ quản lý yếu kém không có kinh nghiệm thương trường đã làm cho các dự án thất bại. Do vậy các ngân hàng cũng rất thận trọng khi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay trung và daì hạn để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho khoản vay
Những nguyên nhân kể trên làm ảnh hưởng nhiều đến việc mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch. Tuy nhiên nhìn chung cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng qua các năm. Trong tổng dư nợ và cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì cho vay ngắn hạn luôn lớn hơn cho vay trung và dài hạn. Qua đây ta thấy được xu hướng giảm xuống của dư nợ năm 2000 so với năm 1999 đồng thời lại tăng nhanh vào năm 2001. Hiện nay sở giao dịch đã và đang tìm mọi biện pháp để mở rộng khối lượng tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mục tiêu đề ra: Phát triển kinh tế an toàn về vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lý, công tác sử dụng vốn không ngừng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Để tìm hiểu một cách toàn diện về công tác tín dụng chúng ta cần xem xét chất lượng tín dụng tại sở giao dịch. Ta biết rằng trong quá trình cho vay ngân hàng vừa phải đảm bảo hoạt động tín dụng có lãi, an toàn về vốn, vừa đảm bảo lợi ích của khách hàng. Điều này rất khó thực hiện và đòi hỏi trước khi cho vay phải tìm hiểu thị trường, nắm bắt thông tin về khách hàng và điều quan trọng là phải xác định được khách hàng vay vốn có mục đích gì? Sử dụng như thế nào? Các rủi ro có thể dự đoán trước được. Đó là cơ sở để ngân hàng có thể thu hồi được vốn và lãi đúng hạn, còn doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển một cách bền vững.
Đây là vấn đề quan trọng mà các ngân hàng cần quan tâm và mong muốn ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng thể hiện qua con số nợ quá hạn của ngân hàng. Đối với Sở giao dịch ngay từ khi thành lập đã xác định rõ mục tiêu là: một mặt đảm bảo được chất lượng tín dụng, một mặt tăng được thị phần. Định hướng này đã đưa lại kết quả trong một số năm gần đây như sau:
Bảng 3: Tình hình nợ quá hạn
Đơn vị :tỷ đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tổng dư nợ
236
100
454
100
2. Nợ quá hạn
8,5
4.78
8,68
1.8
Trong đó
-NQH cho vay ngắn hạn
7,3085
4.11
7,2712
1.6
-NQH cho vay trung, dài hạn
1,1914
0.67
1,4088
0.2
Chia theo thành phần kinh tế
-NQH DN nhà nước
4,09
2.3
3,636.
0.8
-NQH DNNQD
2,845
1.6
2,727
0.6
-NQH cho vay khác
1,565
0.88
1,818
0.4
( Nguồn: Bảng phân tích nợ quá hạn theo kỳ hạn và phân theo thành phần kinh tế )
Qua bảng trên ta thấy rằng: tỷ lệ nợ quá hạn tại Sở giao dịch là tương đối thấp và đang có xu hướng giảm đi, năm 2000 nợ quá hạn chỉ còn là 8,5 tỷ đồng chiếm 4,78% thì sang năm 2001 con số này chỉ còn là 8,68 tỷ đồng chiếm 1,91% tổng dư nợ. như vậy cùng với sự tăng lên nhanh chóng của tổng dư nợ thì lại có sự giảm xuống nhanh chóng tương ứng của nợ ngắn hạn. Nếu chia theo thành phần kinh tế thì nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp nhà nước là4,09tỷ đồng chiếm 2,3% trong năm 2000. Trong khi đó nợ quá hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 2,845tỷ đồng chiếm 1.6%. Như vậy tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong năm 2000 là tương đối cao nếu so sánh với tỷ lệ dư nợ năm 2000 là 3,5%. Sang năm 2001 tình hình này đã được cải thiện một cách đáng kể với tổng số nợ quá hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 0,6% với số tiền là 2,727 tỷ đồng. Như vậy trong năm 2001 khi dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh từ 3,5% lên tới 5,8% thì tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm từ 1,6% xuống còn 0,6%. Hơn nữa trong tổng dư nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì phần lớn là nợ quá hạn ngắn hạn và có khả năng thu hồi. Đây là một dấu hiệu đáng mừng của Sở giao dịch trong việc giảm xuống mức thấp nhất rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng.
Như vậy có thể đánh giá rằng tình hình hoạt động của sở giao dịch là lành mạnh. Hầu hết các đơn vị vay vốn của ngân hàng đều là những đơn vị làm ăn có hiệu quả, luôn luôn trả nợ ngân hàng sòng phẳng đầy đủ cả gốc lẫn lãi. Đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng thấp. Tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này có quan hệ với ngân hàng rất thấp. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với ngân hàng.
Một vấn đề khác cũng cần phải quan tâm trong công tác tín dụng là thẩm định cho vay.
Việc quyết định cho vay hay không cho vay đối với khách hàng dựa rất nhiều vào công tác thẩm định của cán bộ tín dụng. Việc tuân thủ quy trình thẩm định đồng thời vừa cắt giảm được những thủ tục rườm rà không cần thiết lại vừa đảm bảo đúng và đầy đủ chặt chẽ về quy trình cho vay. Theo điều 15 quy định cho vay đối với khách hàng ( ban hành kèm theo quyết định số 06/QĐ-HĐQT ngày 18/01/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam ): Trưởng phòng hoặc tổ trưởng tín dụng phân công cán bộ thẩm định các điều kiện vay vốn. Nhìn chung quy trình thẩm định cho vay được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1:
Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn. Kết thúc bước này cán bộ tín dụng phải rút ra được nhận xét về tư cách pháp lý,người đại diện hợp pháp của khách hàng.
Bước 2:
Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng để đưa ra được báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo chi tiết bổ sung, báo cáo tồn kho hàng hoá, báo cáo kiểm toán doanh nghiệp độc lập, báo cáo kiểm toán nội bộ...
Bước 3:
Thẩm định dự án đề nghị vay vốn của khách hàng bao gồm:
Hồ sơ vay vốn ngắn hạn: giấy đề nghị cho dự án, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ, bản sao hợp đồng mua bán hoặc báo giá phiếu nhập kho, các chứng từ, các chứng từ thanh toán.
Tài sản bảo đảm tiền vay
Xác định khả năng thực hiện dự án, nhu cầu vay và khả năng trả nợ
Kết thúc bước thẩm định này phải rút ra nhận xét và đưa ra được đề xuất đối với nhu cầu vay vốn của khách hàng
Bước 4:
Thẩm định tài sản bảo đảm vay nợ
Theo quy chế tín dụng thì bất cứ mọi khoản vay nào của các doanh nghiệp đều phải có tài sản thế chấp đảm bảo cho khoản vay, giúp ngân hàng có thể thu hồi vốn khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Tuy nhiên điều kiện này lại là vướng mắc chính của doanh nghiệp ngoài quốc doanh muốn tiếp cận với tín dụng ngân hàng. Trong các năm qua doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn của sở giao dịch chủ yếu đảm bảo khoản vay bằng hình thức cầm cố, thế chấp tài sản như nhà cửa đất đai, xe máy ô tô, dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên một số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập hoạt động với quy mô nhỏ, khả năng tài chính hạn hẹp mà muốn vay vốn ngân hàng thì doanh nghiệp cần phải có tài sản thế chấp. Điều này còn trở nên khó khăn đối với các doanh nghiệp đi thuê Văn phòng và cửa hàng, toàn bộ vốn tự có đều được đầu tư cho kinh doanh do đó trong những năm qua mặc dù doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tăng lên nhưng mức độ chưa tương xứng với tốc độ tăng lên của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Đánh giá thực trạng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch
Những kết quả đạt được
Công tác tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đạt được những kết quả đáng kể. Đó là:
Trong quan hệ tín dụng với khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Sở Giao dịch đã giải quyết cho vay nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn tôn trọng đầy đủ nguyên tắc tín dụng, đặc biệt chú ý đến việc an toàn và hiệu qủa vốn tín dụng.
Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với Sở Giao dịch có uy tín và vay với khối lượng lớn thì Sở Giao dịch có chính sách ưu đãi để tăng sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác nhằm thu hút khách hàng.
Luôn có biện pháp hữu hiệu để tiếp cận với doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả nhằm giới thiệu về khả năng đáp ứng nhu cầu nội, ngoại tệ với các mức lãi suất và khả năng đáp ứng các dịch vụ với các lợi ích khác có thể mang lại cho doanh nghiệp như chủ động và thường xuyên làm tốt công tác tiếp cận trên địa bàn thủ đo nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường, của các ngành kinh tế khác... trên cơ sở đó Sở Giao dịch đã xây dựng và quyế định các đối sách đúng đắn, kịp thời nhằm mở rộng và phát triển tín dụng.
Sở Giao dịch luôn chủ động công tác thẩm định trước khi cho vay và làm tốt công tác kiểm tra sau khi cho vay, từ đó phân loại khách hàng nhằm có chính sách phù hợp đáp ứng hiệu quả kinh tế.
Sở Giao dịch đã rất kịp thời điều chỉnh mức lãi suất theo các lần điều chỉnh cho vay của ngân hàng Nhà nước. Diều này làm cho các doanh nghiệp yên tâm, tin tưởng vào Sở Giao dịch.
Những tốn tại và nguyên nhân trong hoạt động tín dụng của Sở Giao dịch đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Hoạt động tín dụng đối với doạnhnghiệp ngoài quốc doanh tại Sở Giao dịch còn gặp phải một số hạn chế như sau:
Doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn quá thấp.
Trong cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chủ yếu là cho vay tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn còn rất nhạ chế.
Ngoài những khó khăn chung của nền kinh tế đã dẫn đến tình trạng trên, các hạn chế trên còn do một số nguyên nhân sau:
Có sự phân biệt đối sử giữa các danh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hướng đi chủ đạo của Sở Giao dịch vẫn là hướng các quan hệ tín dụng chủ yếu vào thành phần doanh nghiệp Nhà nước, còn thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh do có khó khăc vướng mắc về tài sản đảm bảo nguồn vay nên thời gian qua Sở Giao dịch chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Điều này dẫn đến tỷ trọng dư nợ và cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh quá thấp.
Theo nguyên tắc tín dụng và theo các văn bản hướng dẫn việc thẩm định, tái thẩm định của cán bộ tín dụng đối với khoản vay khi doanh nghiệp xin vay cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin, báo cáo tài chính, kế toán, tài sản thế chấp, báo cáo kiểm toán nọi bộ, kiểm toán độc lập... Nhưng hiện nay chưa có quy định bắt buộc kiểm toán đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên các báo cáo kế toán, tài chính của họ không theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Khi xin vay đôi khi các báo cáo này lại sai sự thật, mang lại rủi ro cho ngâ hàng. Vì thế cán bộ tín dụng thường không muốn cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay, hoặc cho vay với quy trình thẩm định, tái thẩm định rất chặt chẽ và với số lượng nhỏ, do đó chưa tạo được niềm tin và thiện cảm đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác, Sở Giao dịch cũng phải chia sẻ bớt thị phần cho các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thành phố.
Ngoài các nguyên nhân trên, còn có một số các nhân tố khác ảnh hưởng đến quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như
Một số DNNQD đã tự làm giảm uy tín của mình do cách làm ăn theo kiểu chụp giật, lừa đảo, mạo hiểm dẫn đến phá sản không có khả năng trả nợ ngân hàng. Một số DNNQD khác thực sự có phát triển nhưng chưa chắc chắn. Mặc khác sổ sách kế toán của các DNNQD không cập nhật, thiếu đầy đủ và không chính xác, vì vậy gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác đánh giá của cán bộ tín dụng. Tất cả các điều đó làm cho cán bộ tín dụng ngại cho các doanh nghiệp này vay vốn.
Chính phủ ban hành những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng còn chậm chễ và thiếu đồng bộ. Đôi khi các văn bản có d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0273.doc