LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: 3
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. 3
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường. 3
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 4
1.1.3. Vị trí và vai trò của DNV&N trong nền kinh tế thị trường. 5
1.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của các DNV&N trong nền kinh tế nước ta hiện nay. 7
1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNV&N. 9
1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. 9
1.2.2. Nhu cầu vốn của DNV&N và vai trò của việc mở rộng tín dụng đối với DNV&N. 11
1.3. Kinh nghiệm trong việc mở rộng tín dụng đối với DNV&N ở một số nước. 13
1.3.1. Kinh nghiệm một số nước. 13
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản. 13
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Đài Loan. 14
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Malaixia. 15
1.3.1.4. Kinh nghiệm của Liên bang Đức. 15
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 16
CHƯƠNG 2 18
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N Ở NGÂN HÀNG VP BANK 18
2.1. Khái quát về hoạt động của VP Bank. 18
2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của VP Bank. 18
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VP Bank. 20
Chỉ tiêu 20
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn. 20
2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn. 21
2.1.2.3. Các hoạt động khác. 24
2.2. Thực trạng tín dụng đối với DNV&N tại Ngân hàng VP Bank . 25
2.2.1. Một số nét cơ bản về các DNV&N có quan hệ tín dụng với VP Bank. 25
Chỉ tiêu 26
Tổng 26
2.2.2. Thực trạng cho vay và thu nợ DNV&N tại Ngân hàng VP Bank. 27
2.2.2.1. Tình hình cho vay các DNV&N. 27
2.2.2.2. Tình hình thu nợ các DNV&N. 30
Chỉ tiêu 31
2.2.3. Đánh giá chung về tín dụng đối với DNV&N tại VP Bank. 31
2.2.3.1. Những kết quả đạt được. 31
2.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 33
CHƯƠNG 3 38
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N TẠI VP BANK 38
3.1. Định hướng hoạt động của VP Bank trong thời gian tới. 38
3.1.1. Phương hướng hoạt động chung của VP Bank. 38
3.1.2. Định hướng đầu tư cho DNV&N của VP Bank. 39
3.2. Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNV&N tại VP Bank. 40
3.2.1. Đẩy mạnh huy động vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. 41
3.2.2. Đa dạng hoá hoạt động tín dụng đối với DNV&N. 42
3.2.3. Xây dựng một cơ chế lãi suất cho vay linh hoạt cho DNV&N. 45
3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNV&N, thực hiện đúng quy trình tín dụng. 46
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay đối với DNV&N. 47
3.2.6. Xây dựng chiến lược Marketing với khách hàng mục tiêu là các DNV&N, tăng cường mối quan hệ chắt chẽ giữa VP Bank và DNV&N. 48
3.2.7. Không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng. 50
3.3. Một số kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng đối vói DNV&N. 51
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước. 51
3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN. 53
3.3.3. Kiến nghị với VP Bank. 54
KẾT LUẬN 55
62 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VP Bank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng VP Bank .
Bảng 4: Chỉ tiêu hoạt động tín dụng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Tổng doanh số cho vay
920.116
957.281
1.525.212
Tổng doanh số thu nợ
851.759
881.932
1.220.872
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng
Qua bảng trên cho thấy doanh số cho vay, thu nợ cũng như dư nợ bình quân các năm tăng trưởng khá chắc, tuy tỉ lệ tăng hơi thấp. Doanh số cho vay năm 2002 tăng 4% so với năm 2001, năm 2003 tăng 38% so với năm 2002. Điều này cho thấy số luợng khách hàng đến với Ngân hàng không mở rộng ra nhiều, khai thác chủ yếu là khách hàng hiện có.
Doanh số thu nợ tăng 3,5% vào năm 2002 so với năm 2001. Năm 2003 doanh số thu nợ cũng tăng lên 1.220.872 triệu đồng. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng, đồng thời nó cũng phản ánh chất lượng tín dụng của VP Bank đươc tăng lên. Thực tế là Ngân hàng đang áp dụng một chính sách cho vay hợp lí, Ngân hàng rất coi trọng vấn đề thẩm định khách hàng.
Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn của VP Bank khá cao trong những năm gần đây, vì cho vay khá cao so với tổng nguồn vốn huy động được. Năm 2000 cho vay đạt 98,3%, năm 2001 đạt 94,8% và năm 2002 đạt 102%. Kết quả là năm 2001 Ngân hàng lãi gần 2 tỉ đồng, năm 2002 lãi tăng lên tới trên 19 tỉ đồng, và trong năm qua, năm2003 Ngân hàng đạt mức lợi nhuận là 42.828 triệu đồng. Con số này tuy không lớn lắm, nhưng so với tuổi đời hoạt động chưa đầy 10 năm của mình, thì những con số này cũng thể hiện sự cố gắng của VP Bank trong việc khắc phục những khó khăn trong quá khứ , hiện tại để tạo đà phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Về nợ quá hạn ngày càng giảm, thể hiện là năm 2000 con số nợ quá hạn lên tới 48,1%, năm 2001 là 36,9%, năm 2002 giảm còn 28%, đến nay, năm2003, con số nợ quá hạn chỉ còn là 13%, trong đó có tới 12% chuyển từ năm 2002 sang. Tỉ lệ nợ quá hạn cao như vậy là do quá khứ để lại, còn trong những năm gần đây, tỉ lệ nợ quá hạn là thấp không đáng kể. Điều này khẳng định chất lượng tín dụng của Ngân hàng VP Bank ngay càng được nâng cao, uy tín của Ngân hàng ngày càng tăng.
2.1.2.3. Các hoạt động khác.
Là một Ngân hàng đa năng, sản phẩm dịch vụ tài chính của VP Bank cũng rất đa dạng. Các hoạt động khác của VP Bank cũng được khách hàng và bạn hàng đánh giá rất cao.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Mặc dù trong những năm gần đây, thị trường ngoại hối có những biến động phức tạp ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Ngân hàng , nhưng Ngân hàng VP Bank luôn tăng cường công tác quản lí ngoại tệ, đáp ứng mọi nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ của khách hàng, doanh số kinh doanh ngoại tệ năm 2002 đạt 769 triệu USD tăng 2,5 lần so với năm 2001.
- Hoạt động thanh toán: Với việc chủ động đổi mới công nghệ, việc thanh toán chuyển tiền nhanh chóng, chính xác nên ngày càng thu hút khách hàng mới tới giao dịch, cũng như thắt chặt mối quan hệ với khách hàng cũ. Đến 31/12/2002 tổng số tài khoản hoạt động tại VP Bank là 8.758 tài khoản. Cuối năm 2003 số liệu thống kê cho biết con số này khoảng 10.000 tài khoản. Nhữngtài khoản này tạo ra khối lưọng giao dịch lớn, làm tăng thu nhập cho VP Bank.
- Công tác nghiên cứu sản phẩm mới: Năm 2002 và 2003 Ngân hàng đã cho triển khai một số sản phẩm mới: Tiết kiệm an sinh, Bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ tư vấn địa ốc, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, dịch vụ thẻ .. và trong thời gian tới sẽ triển khai thêm các sản phẩm mới khác nhăm đáp ứng hơn nữa nhu cầu tài chính của khách hàng.
2.2. Thực trạng tín dụng đối với DNV&N tại Ngân hàng VP Bank .
2.2.1. Một số nét cơ bản về các DNV&N có quan hệ tín dụng với VP Bank.
Để có một cái nhìn tổng quát và khách quan nhất về hoạt đông tín dụng của VP Bank đối với các DNV&N, trước hết, ta xem xét về số lượng doanh nghiệp cũng như tình hình hoạt động của các doanh nghiệp này trong thời gian gân đây.
Theo số liệu của bảng 5 và 6, cho thấy năm 2001 đã đầu tư cho 190 DNV&N thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như các ngành, lĩnh vực khác nhau, năm 2002 đã tăng đuợc 20 doanh nghiệp với tổng số là 210 doanh nghiệp, năm 2003 tổng số 240 doanh nghiệp, tăng 30 doanh nghiệp. Nhìn chung, đây là một kết quả đáng khích lệ đối với VP Bank, tuy nhiên nhìn một cách tổng quát so với nền kinh tế thì lại rất nhỏ. Vì theo thống kê ở Việt Nam hiện nay trong tổng số doanh nghiệp có trên 90% là DNV&N. Như vậy, thị phần đầu tư vốn tín dụng của VP Bank là rất nhỏ bé.
Bảng 5: Cơ cấu DNV&N có quan hệ tín dụng với VP Bank chia theo loại hình doanh nghiệp.
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
DNNN
7
8
9
HTX, Tổ hợp tác
11
10
10
Công ti TNHH
37
37
40
Công ti hợp doanh
27
31
34
Công ti tư nhân
45
50
60
Công ti cổ phần
28
36
45
Hồ sản xuất
35
38
42
Tổng
190
210
240
Nguồn: Báo cáo phòng Tổng hợp
Trong tổng số các DNV&N được VP Bank tài trợ vốn thuộc mọi loại hình doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp là các Công ti trách nhiệm hữu hạn, Công ti tư nhân, Công ti cổ phần chiếm số lượng đông đảo nhất và có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Còn các DNNN, Hợp tác xã và các loại hính doanh nghiệp khác tỉ trọng nhỏ hơn rất nhiều.
Bảng 6: Cơ cấu DNV&N quan hệ tín dụng với VP Bank chia theo ngành kinh tế.
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Số lượng
Tỉ trọng
Số lượng
Tỉ trọng
Số lượng
Tỉ trọng
Nông nghiệp
42
22
40
19,1
46
19,2
Thương mại
79
41,5
85
40,4
91
37,9
Dịch vụ tiêu dùng
45
23,8
51
24,3
55
22,9
Các ngành khác
24
12,4
34
16,2
48
20
Tổng
190
100
210
100
240
100
Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp
Xét về lĩnh vực hoạt động, VP Bank tập trung vào các ngành như Nông nghiệp, Thương mại, Dịch vụ tiêu dùng. Đây là những ngành có nhu cầu vốn nhỏ lẻ, không đòi hỏi lượng vốn lớn như những ngành xây dựng, công nghiệp. ở những lĩnh vực này chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động. Chiếm tỉ trọng lớn là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại, trong những năm gần đây, tỉ trọng này luôn ở con số trên dưới 41% mỗi năm.Tiếp theo là doanh nghiệp thuộc các ngành dịch vụ tiêu dùng. Tỉ lệ đầu tư vốn của VP Bank vào các doanh nghiệp này tăng trưởng khá vững chắc, năm 2001 có 45 doanh nghiệp, chiếm 23,8%, năm 2002 tăng lên 51 doanh nghiệp , chiếm 24,3%, đến năm 2003 con số này là 55 doanh nghiệp, với tỉ trọng 22,9%. Đây là những con số phản ánh đúng xu hướng phát triển của VP Bank, vì địa bàn hoạt động của VP Bank chủ yếu là các thành phố lớn, các khu đô thị mới, và khách hàng mục tiêu của Ngân hàng là các DNV&N hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng.
Mặc dù được sự hỗ trợ vốn từ VP Bank song trên thực tế hoạt động của các doanh nghiệp nay hiệu quả chưa cao lắm, nó còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế, đặc biệt là việc huy động vốn cho sản xuất và đổi mới công nghệ. Hiện nay, các DNV&N và Ngân hàng VP Bank đang có những cuộc tiếp xúc, thảo luận nhằm tạo lập mối quan hệ, rút ngắn khoảng cách giữa DNV&N và Ngân hàng dể tạo điều kiện cho DNV&N vay vốn tại VP Bank.
2.2.2. Thực trạng cho vay và thu nợ DNV&N tại Ngân hàng VP Bank.
2.2.2.1. Tình hình cho vay các DNV&N.
Với mục tiêu chiến lược của VP Bank phục vụ các DNV&N là chủ yếu, trong mấy năm gần đây, đi đôi với việc tiếp tục giao dịch với những khách hàng truyền thống, tín nhiệm, VP Bank không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp mới.
Bảng 7: Tình hình vay vốn của các DNV&N tại VP Bank
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Tổng doanh số cho vay
920.116
957.281
1.086.514
Doanh số cho vay
483.981
625.104
826.387
Tỉ trọng (%)
52,6
65,3
76
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng
Từ bảng trên cho thấy, doanh số cho vay của VP Bank đối với DNV&N ngày càng tăng. Cụ thể năm 2001 cho vay DNV&N là 483.981 triệu đồng, chiếm 52,6% tổng doanh số cho vay. Con số này tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo, năm 2002 là 625.104 triệu đồng, chiếm 65,3%. Phần tăng lên chủ yếu là dành cho vay các doanh nghiệp mới thành lập bởi Nhà nước đã có những chính sách nới lỏng điều kiện thành lập doanh nghiệp. Tiếp tục hướng này tốc độ cho vay tăng trưởng khá, đạt 826.387 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 76% tổng doanh số cho vay vào năm 2003. Có thể nói đến năm 2003, kế hoạch mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNV&N mới thực sự phát huy thế mạnh, hơn nữa trong những năm này, không chỉ có VP Bank mà hầu hết các Ngân hàng thương mại đều đã chú trọng đẩy mạnh công tác cho vay đối với DNV&N.
Việc đẩy mạnh công tác cho vay đối với DNV&N của VP Bank có ý nghĩa rất lớn không chỉ với các bản thân các doanh nghiệp này mà còn có ý nghĩa với cả nền kinh tế nói chung. Nó không những giúp các doanh nghiệp duy trì sản xuất được liên tục, không bị gián đoạn, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh mà còn giúp một số doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng phá sản. Nhiều bức thư đã gửi về Ngân hàng rất xúc động để tỏ lòng biết ơn VP Bank trong việc hỗ trợ vốn tín dụng như trường hợp của Công ti cổ phần xi măng Việt Trung là một ví dụ minh hoạ. Đối với những DNV&N được VP Bank tài trợ vốn là những đối tượng có tiềm năng lớn mà Ngân hàng có thể khai thác nhằm đem lại nhiều lợi thế cho Ngân hàng trong tương lai. Việc quan tâm đầu tư cho đối tượng này là phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn hiện nay là phát triển DNV&N nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp để chuẩn bị giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Bây giờ chúng ta sẽ đi sâu phân tích về một số mặt sau:
Thứ nhất, về cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế: Đối tượng khách hàng mà VP Bank hướng tới đó là các DNV&N. Cùng với tốc độ tăng của dư nợ cho vay nền kinh tế, Ngân hàng đã có sự tăng nhanh về cho vay các DNV&N đặc biệt là năm 2002 đạt 628.952 triệu đồng tăng 34% so với năm 2001, năm 2003 đạt 960.420 triệu đồng, tăng 52,7% so với năm 2002.
Bảng 8: Tình hình dư nợ đối với DNV&N phân theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Cho vay DNV&N quốc doanh
16.572
27.000
27.946
Cho vay DNV&N ngoài quốc doanh
454.963
601.952
932.480
Theo bảng và biểu đồ trên ta thấy cơ cấu tín dụng của Ngân hàng VP Bank tập trung chủ yếu vào khu vực DNV&N ngoài quốc doanh. Điều này được thể hiện qua dư nợ đối với các doanh nghiệp này luôn chiếm một tỉ trọng rất lớn, trên khoảng 95% tổng dư nợ DNV&N. Năm 2001, cho vay DNV&N ngoài quốc doanh là 454.000 triệu đồng, năm 2002 là 601.952 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt khá vào năm 2003 với dư nợ là 932.480 triệu đồng, tăng hơn 30% so với năm 2002. Nguyên nhân là do các DNV&N ngoài quốc doanh phần lớn là những khách hàng truyền thống của VP Bank, đây cũng là đối tượng khách hàng chủ yếu của VP Bank. Còn đối tượng khách hàng là khu vực DNV&N quốc doanh chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho DNV&N. Bởi vì các doanh nghiệp này thường tìm đến các Ngân hàng thương mại quốc doanh và các Ngân hàng thương mại này cũng rất ngại cho vay DNV&N ngoài quốc doanh. Họ thường đưa ra các điều kiện khắt khe khi cho vay các DNV&N ngoài quốc doanh điều kiện về đảm bảo tiền vay.
Về phía VP Bank thì lại rất khó để có thể lôi kéo DNV&N quốc doanh về phía mình. Đây sẽ là cả một quá trình cố gắng của VP Bank. Ngược lại, đối với các DNV&N ngoài quốc doanh thì VP Bank cần có cái nhìn toàn diện và thấu đáo để sáng suốt lựa chọn đúng khách hàng, tránh rủi ro cũng như từ chối những khách hàng không đáng từ chối bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
Thứ hai, xét cơ cấu tín dụng theo thời hạn dựa vào số liệu và biểu đồ dưới đây cho thấy, VP Bank chủ yếu là đầu tư vốn ngắn hạn cho DNV&N, chiếm trên dưới 80% tổng dư nợ và khu vực DNV&N ngoài quốc doanh cũng là đối tượng khách hàng chủ yếu, dư nợ ngắn hạn ngày càng chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng dư nợ, cho vay trung và dài hạn tăng lên. Nó phản ánh đặc điểm chung của sản xuất nhỏ là chu chuyển vốn ngắn hạn , vòng quay nhanh nên các doanh nghiệp cần vay vốn nhằm bổ sung vốn lưu động còn thiếu hụt trong quá trình sản xuất, đảm bảo sự luân chuyển vốn cho hoạt động kinh doanh được thông suốt, ổn định.
Trong những năm, VP Bank không ngừng nâng cao tỉ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ cho vay đối với DNV&N. Điều này không chỉ giúp cho Ngân hàng cân đối tài sản có của mình cho phù hợp với đặc điểm nguồn vốn của mình, mà nó còn giúp cho các DNV&N có thêm nguồn vốn để đầu tư vào mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Tuy nhiên, tỉ lệ này còn khá nhỏ so với tổng dư nợ của các DNV&N. Trong năm 2001, cho vay trung và dài hạn là 94.307 triệu đồng, chiếm gần 20%, năm 2002, tỉ lệ này là hơn 25%, đến năm 2003, cho vay trung và dài hạn đạt 341.141 triệu đồng.
Vì vậy, qua tỉ lệ trên, thì Ngân hàng cần mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay trung và dài hạn. Chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư cho DNV&N, tạo điều kiện cho DNV&N có thể hướng phát triển theo chiều sâu, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
2.2.2.2. Tình hình thu nợ các DNV&N.
Thực hiện đúng đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển DNV&N, và chủ trương một chính sách tín dụng hiệu quả của NHNN, VP Bank không chỉ quan đến việc mở rộng doanh số cho vay đối với DNV&N mà còn chủ động trong việc thực hiện thu nợ làm lành mạnh bảng tài chính. Qua số liệu dưới ta thấy tình hình thu nợ DNV&N cũng có sự tăng trưởng. Năm 2001 doanh số thu nợ là 430.318 triệu đồng và năm 2002 tăng 145.878 triệu đồng sơ với năm 2001, đạt 576.196 triệu đồng. Năm 2003 doanh số thu nợ là 494.913
Bảng 9: Tình hình thu nợ DNV&N
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh số cho vay
483.981
52,6
625.104
65,3
826.387
54,1
Doanh số thu nợ
-Ngắn hạn
-Trung dài hạn
430.318
400.196
30.122
100
93
7
576.196
538.167
38.029
100
93,4
6,6
494.913
465.218
29.695
100
93
7
Trong tổng số thu nợ, trong khi thu nợ ngắn hạn tăng thì thu nợ trung và dài hạn lại có xu hướng giảm. Cụ thể, thu nợ ngắn hạn năm 2002 tăng 34,5% so với năm 2001, còn số thu nợ trung và dài hạn lại giảm vào hai năm 2001và 2002. Lý do có thể vì doanh số cho vay trung và dài hạn có giảm trong mấy năm trước đó, hoặc các khoản cho vay trung và dài hạn chưa đến thời hạn trả nợ.
2.2.3. Đánh giá chung về tín dụng đối với DNV&N tại VP Bank.
2.2.3.1. Những kết quả đạt được.
Trong xu hướng vận động phát triển của nền kinh tế nhận thức được vai trò quan trọng của các DNV&N, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển DNV&N. Bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua tính cần thiết của tín dụng Ngân hàng. Trong những năm vừa qua, VP Bank đã chủ động mở rộng vốn tín dụng đối với DNV&N một cách hợp lý góp phần hỗ trợ nhu cầu vốn cho các DNV&N trong sản xuất và đổi mới công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
Những kết quả đạt được có ý nghĩa rất lớn đối với các DNV&N và cả VP Bank. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNV&N ta thấy doanh số cho vay nói chung và dư nợ tín dụng đối với DNV&N đều tăng trong các năm 2001, 2002 và 2003, số lượng các DNV&N được VP Bank tài trợ vốn đều tăng qua các năm và ngày càng đa dạng trong các ngành nghề khác nhau. Năm 2003 VP Bank đã cung ứng vốn tín dụng kịp thời cho một số lượng lớn DNV&N, gần 250 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ, nông nghiệp.
Vốn tín dụng của VP Bank đã đem lại những hiệu quả đầu tư quan trọng cho DNV&N, cung cấp vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ tác nghiệp và quản lý cho đội ngũ lao động nhờ vào nguồn vốn từ VP Bank. Cụ thể, một số kết quả đạt được như sau:
Thứ nhất, vốn tín dụng của VP Bank đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các DNV&N sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có thu nhập. Góp phần giải quyết việc làm cho một khối lượng lớn lực lượng lao dộng, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, hạn chế những tiêu cực xã hội.
Thứ hai, nguồn vốn tín dụng ngắn hạn của VP Bank đã kịp thời đáp ứng những nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp nhờ có vốn này đã nhanh chóng mua đươc nguyên vật liệu, kịp thời đưa ra những sản phẩm phù hợp với cao điểm tiêu dùng, như các doanh nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, công ti sản xuất bánh kẹo, thực phẩm… trong các dịp lễ tết, lễ hội.
Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn của VP Bank là nguồn bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt tài trợ dài hạn hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm đầu tư tài sản cố định, mua máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và là nguồn vốn cứu cánh quan trọng giúp một số doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ phá sản như trường hợp của Công ti cổ phần xi măng Việt Trung vì công ti không có tài sản thế chấp, nên rất khó vay vốn ở các Ngân hàng thương mại Nhà nước, công ti tưởng chừng như không thoát khỏi nguy cơ phá sản, đã tìm đến VP Bank và đã được VP Bank xem xét quyết định cho vay khi điều kiện vay vốn không đủ. Nhờ đó Việt Trung đã tránh được tình trạng phá sản, giờ đây công ti đang sản xuất kinh doanh khá hiệu quả.
Thứ ba, thông qua việc đầu tư vốn dài hạn của VP Bank, trình độ kĩ thuật công nghệ của nhiều DNV&N được nâng cao, nhiều tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất và đã tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này trên thị trường. Các số liệu cho thấy doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm, chứng tỏ hiệu quả của việc đầu tư vốn tín dụng đã tăng lên. Nhờ vậy, nhiều DNV&N đã nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, thâm nhập vào thị trường mới, mở rộng thị phần… Kết quả là lợi nhuận của các doanh nghiệp không ngừng tăng lên, tạo lượng tích luỹ tư bản cho bản thân các doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp nâng cao được uy tín của mình, ngày càng đáp ứng được các điều kiện vay vốn của Ngân hàng, thắt chặt mối quan hệ với Ngân hàng hơn.
Mặt khác, thông qua dịch vụ tư vấn cho DNV&N, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh tối ưu, kịp thời điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh tế. Trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp được nâng cao. Các doanh nghiệp cũng xây dựng được cơ cấu vốn ngày càng hợp lý tránh tình trạng lãng phí vốn, sử dụng vốn không hiệu quả.
Đối với VP Bank tỉ trọng đầu tư vốn tín dụng cho các DNV&N là khá lớn. Đây là đối tượng chính mà VP Bank lựa chọn làm khách hàng mục tiêu. Hoạt đông tín dụng đối với DNV&N thực sự đã tạo ra hiệu quả kinh doanh có lãi cho VP Bank. Nhờ chính sách phát triển của Ngân hàng là hướng vào DNV&N nên trong những năm vừa qua số lãi cuả Ngân hàng không ngừng tăng lên. Hơn nữa, thông qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng với các DNV&N đã rèn luyện cho cán bộ Ngân hàng có thêm nhiều kinh nghiệm về quản lý điều hành, nâng cao nghiệp vụ tay nghề. Tín dụng cho DNV&N phát triển là cơ sở, tiền đề cho VP Bank mở rộng các dịch vụ kinh doanh hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.
2.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân.
Những tồn tại:
Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại VP Bank còn những tồn tại sau. Về quản lý tín dụng, chưa có tiêu thức chuẩn mực đánh giá khách quan năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng, cũng như hiệu quả các dự án đầu tư, do đó các quyết định cho vay chưa thực sự đảm bảo tính khách quan. Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa được coi trọng. Các quy định chính sách đưa ra chưa sát với thực tế, trong quá trình thực hiện có những vấn đề phát sinh nhưng chưa được xử lí kịp thời.
Trong quá trình xét duyệt và phán quyết cho vay cũng như quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn sao nhãng, chưa thực sự đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nhiều khi có dấu hiệu rủi ro, những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải chưa được phát hiện kịp thời. Hạn mức và thời hạn cho vay nhiều khoản tín dụng chưa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp . Vì vậy trong quá trình xem xét, quyết định cho vay cần phải linh hoạt hơn.
Các thủ tục cho vay còn quá cứng nhắc, nhất là các thủ tục về cầm cố thế chấp tài sản đảm bảo. Thời gian xét duyệt quyết định cho vay còn kéo dài làm lỡ kế hoạch, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Về chất lượng tín dụng: Trong những năm gần đây đặc biệt là trong năm 2003 tỉ trọng nợ quá hạn có giảm, tuy nhiên tỉ lệ này còn cao so với mức trung bình đặt ra đối với một Ngân hàng. Về khả năng mở rộng khách hàng, VP Bank đã thực sự quan tâm đến việc phát triển tín dụng đối với DNV&N, đây là mục tiêu chiến lược của Ngân hàng. Ngược lại, chính bản thân các doanh nghiệp lại tạo ra những khó khăn cho Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng. Các doanh nghiệp này có cơ cấu vốn không hợp lý, tỉ lệ vốn vay khá lớn, hiệu quả kinh doanh thấp. Trong khi đó việc lập các báo cáo tài chính thì lại không trung thực gây khó khăn cho quá trình thẩm định xét duyệt cho vay. Những điều này đặt ra rất nhiều khó khăn cho VP Bank trong việc tìm kiếm các dự án, phương án kinh doanh khả thi, có hiệu quả, khách hàng tin cậy để đầu tư vốn mở rộng khách hàng cũng như mở rộng tín dụng.
Nhiều khi Ngân hàng còn cứng nhắc trong việc giải quyết tài sản đảm bảo. Có nhiều dự án kinh doanh khả thi, nhưng vì điều kiện tài sản đảm bảo không đầy đủ nên Ngân hàng cũng từ chối. Việc này có thể làm cho Ngân hàng mất đi một khách hàng tiềm năng, mà lợi ích trong tương lai khách hàng này mang lại rất lớn như tài khoản giao dịch của khách hàng, nhân viên của khách hàng mở tại Ngân hàng nếu được chấp thuận vay vốn.
Về năng lực phẩm chất cán bộ tín dụng, hầu hết đội ngũ này còn rất trẻ nên thiếu kinh nghiệm thực tế, họ còn có sự e ngại khi quan hệ tín dụng với DNV&N. Một số cán bộ làm việc thiếu hiểu biết về thị trường , về khoa học kĩ thuật, do đó nhiều dự án có nội dung kinh tế kĩ thuật phức tạp, họ không đủ khả năng để thẩm định dự án. Mặt khác trong quá trình cho vay nhiều cán bộ tín dụng chưa có cái nhìn toàn diện về hiệu quả thực tế của phương án vay vốn mà doanh nghiệp nêu ra, nên chỉ xoay quanh các tài sản mang tính đảm bảo trực tiếp để quyết định cho vay. Họ chưa quan tâm đến công tác tư vấn cho doanh nghiệp mà chỉ lo thúc giục doanh nghiệp cung cấp các thủ tục, giấy tờ một cách máy móc. Nhiều cán bộ còn dựa vào sự tin tưởng các mối quan hệ, coi nhẹ quy trình tín dụng, giám sát không chặt chẽ, dễ dãi khi thẩm định cho vay.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân khách quan:
-Đất nước ta đang trong quá trình chuyển đổi nền sản xuất, nên sự thích nghi của các doanh nghiệp nói chung chưa cao, hiệu quả kinh doạnh còn thấp. Hơn nữa, các DNV&N trong nước chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài.
-Chính sách và cơ chế quản lí vĩ mô của Nhà nước đã và đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Việc này cũng tác động đến chiến lược kinh doanh của các DNV&N, họ thường phải điều chỉnh chiến lược của mình nên phần nào cũng làm hiệu quả kinh doanh không cao hoặc không đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng.
- Môi trường pháp lí cho hoạt động tín dụng chưa đầy đủ, các cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy tờ sở hữu tài sản, bất động sản. Do đó, việc thế chấp và xử lí tài sản thế chấp vay vốn Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, phức tạp, nhiều khi bị ách tắc do giấy tờ không hợp lệ, hợp pháp. Việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê chưa nghiêm túc, đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc nên số liêu phản ánh không trung thực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hơn nữa, hiệu lực của các cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được yêu cầu về giải quyết tranh chấp, tố tụng về tranh chấp tài sản, hợp đồng kinh tế …nhiều khi chưa bảo vệ chính đáng cho người cho vay.
Nguyên nhân từ phía các DNV&N:
Hiện nay đang có rất nhiều bức xúc trong mối quan hệ tín dụng của các DNV&N với Ngân hàng, mà một phần nguyên nhân là từ phía chính các doanh nghiệp này. Trong nền kinh tế bùng nổ như hiện nay số lượng các DNV&N ra đời rất nhiều, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, nên làm mất lòng tin đối với Ngân hàng.
Các doanh nghiệp rất thiếu các dự án kinh doanh khả thi. Trong khi, một dự án kinh doanh hấp dẫn là điều kiện tiên quyết để các Ngân hàng xét duyệt cho vay. Thực tế nhiều DNV&N không thể tự họ lập được các dự án kinh doanh trong dài hạn, có khi cả phương án kinh doanh ngắn hạn. Hay nhiều DNV&N có dự án khả thi rồi thì họ lại không có đủ vốn tự có tham gia vào các dự án theo quy định của VP Bank, còn quá phụ thuộc vào vốn vay Ngân hàng.Theo quy định của VP Bank thì vốn vay Ngân hàng chỉ chiếm 30% giá trị dự án, vốn tự có tham gia vào dự án là 40% với các tỉ lệ này thì các DNV&N rất khó đáp ứng được.
Một nguyên nhân nữa là các DNV&N không đủ tài sản thế chấp. Đây là khó khăn chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng kinh doanh thấp kém, máy móc, thiết bị thì lạc hậu. Trong khi đó các Ngân hàng yêu cầu rất cao về tài sản thế chấp để vay vốn, mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết khi các DNV&N và các Ngân hàng có nhiều cuộc tiếp xúc, bàn bạc hơn.
Trong khi đó, các DNV&N không có đầy đủ tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện vì sổ sách kế toán của họ rất đơn giản, không cập nhật, số liệu thiếu chính xác, gây khó khăn cho quá trình đánh giá, thẩm định vay vốn.
Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:
Điều kiện vay vốn của VP Bank còn quá chặt chẽ, tất cả các khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo, nhiều DNV&N vì không đáp ứng được điều kiện trên nên không thể tiếp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0062.doc