LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương III: Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. CHƯƠNG I 2
CHƯƠNG I 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
3
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 3
1.1.1. Khái niệm bảo lãnh Ngân hàng 3
1.1.1.1. Bảo lãnh là gì 3
1.1.1.2. Khái niệm về bảo lãnh Ngân hàng 4
1.1.1.3. Sự ra đời và phát triển của Bảo lãnh ngân hàng 5
1.1.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 8
1.1.2.1. Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ đa phương 8
1.1.2.2. Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập 8
1.1.2.3. Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng của ngân hàng 9
1.1.3. Vai trò và chức năng của bảo lãnh ngân hàng 9
1.1.3.1. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng 9
1.1.3.1.1. Bảo lãnh được dùng như công cụ bảo đảm 9
1.1.3.1.2. Bảo lãnh được dùng như công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồng 10
1.1.3.1.3. Bảo lãnh được dùng như công cụ tài trợ 10
1.1.3.1.4. Bảo lãnh được dùng như một công cụ đánh giá 10
1.1.3.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng 11
1.1.3.2.1. Vai trò đối với nền kinh tế 11
1.1.4.2. Vai trò đối với ngân hàng 12
1.1.4.3. Vai trò đối với khách hàng 12
1.1.4. Phân loại bảo lãnh ngân hàng. 13
1.1.4.1. Theo phương thức phát hành bảo lãnh 13
1.1.4.1.1. Bảo lãnh trực tiếp 13
1.1.4.1.2. Bảo lãnh gián tiếp 15
1.1.4.1.3. Bảo lãnh được xác nhận 16
1.1.4.1.4. Đồng bảo lãnh 16
1.1.4.2. Theo đối tượng của bảo lãnh 17
1.1.4.2.1. Bảo lãnh vay vốn 17
1.1.4.2.2. Bảo lãnh thanh toán 17
1.1.4.2.3. Bảo lãnh dự thầu 18
1.1.4.2.4. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 18
1.1.4.2.5. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm 19
1.1.4.2.6. Bảo lãnh hoàn thanh toán 19
1.1.4.2.7. Bảo lãnh hải quan (Bảo lãnh nộp thuế) 20
1.1.4.3. Phân loại theo điều kiện thanh toán 20
1.1.4.3.1. Bảo lãnh vô điều kiện (bảo lãnh theo yêu cầu) 21
1.1.4.3.2. Bảo lãnh có điều kiện 21
1.1.5. Các hình thức phát hành bảo lãnh ngân hàng 22
1.1.5.1. Phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh 22
1.1.5.2. Ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu 23
1.1.5.3. Hình thức khác theo quy định của pháp luật 23
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH VÀ CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 23
1.2.1. Chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng 23
1.2.2. Tiêu chuẩn phản ánh chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng 25
1.2.2.1. Tiêu chuẩn phản ánh chất lượng một nghiệp vụ bảo lãnh 25
1.2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng 25
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động bảo lãnh và chất lượng bảo lãnh ngân hàng 26
1.3. NHỮNG RỦI RO TRONG MỘT NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH 27
1.3.1. Rủi ro đối với người nhận bảo lãnh. 28
1.3.2. Rủi ro đối với ngân hàng bảo lãnh 28
CHƯƠNG II 30
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 30
2.1. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 30
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 30
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 31
2.1.3. Tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội trong những năm gần đây 33
2.1.3.1. Về công tác quản lý và điều hành vốn 33
2.1.3.2. Hoạt động cho vay 34
Tổng dư nợ cho vay 35
2.1.3.3. Hoạt động bảo lãnh 36
2.1.3.4. Hoạt động thanh toán quốc tế 36
2.1.3.5. Kinh doanh dịch vụ 37
2.1.3.6. Công tác kinh doanh ngoại tệ 37
2.1.3.7. Nghiệp vụ ngân quỹ 38
2.1.3.8. Công tác thanh toán 38
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 38
2.2.1. Các quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh và quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh 38
2.2.1.1. Các quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh 38
96 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à quyết định bảo lãnh cho các khách hàng thuộc đối tượng được bảo lãnh có đủ các điều kiện sau:
- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với ngân hàng bảo lãnh.
- Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh theo hướng dẫn.
- Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả khi đề nghị bảo lãnh.
- Đối với trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo lãnh các điều kiện theo quy định của pháp luật về thương phiếu.
- Trong trường hợp vay vốn nước ngoài khách hàng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nước ngoài.
- Khách hàng là các tổ chức kinh tế nước ngoài được đầu tư, kinh doanh hoặc được tham gia đấu thầu tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
- Trường hợp khách hàng đề nghị bảo lãnh là Đơn vị hạch toán phụ thuộc của một pháp nhân, ngoài các điều kiện trên, Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền của Pháp nhân cho phép đơn vị phụ thuộc Đại diện cho pháp nhân tham gia vào quan hệ bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Đối với trường hợp khách hàng của NH bảo lãnh là các TCTD (trường hợp NH bảo lãnh xác nhận bảo lãnh, phát hành bảo lãnh đối ứng và phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của một TCTD khác) thì khách hàng phải là các TCTD có uy tín và năng lực tài chính để bồi hoàn cho NH bảo lãnh khi NH bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Riêng trường hợp TCTD nước ngoài phát hành bảo lãnh đối ứng cho NH bảo lãnh thụ hưởng thì TCTD nước ngoài phải có quan hệ đại lý, thanh toán với NH bảo lãnh.
2.2.1.1.5. Phạm vi bảo lãnh
- Nghĩa vụ được Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội bảo lãnh bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các nghĩa vụ sau đây:
+ Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay.
+ Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống, đầu tư phát triển.
+ Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước.
+ Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng theo các quy định của pháp luật.
- Ngân hàng chỉ phát hành bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng trong phạm vi, mức phán quyết đã được Tổng Giám đốc NH ĐT&PT Việt Nam uỷ quyền. Trường hợp khách hàng có nhu cầu bảo lãnh ngoài phạm vi và mức phán quyết, Chi nhánh có tờ trình báo cáo về NH ĐT&PT Việt Nam để xem xét giải quyết.
Tổng số dư bảo lãnh của NHĐT&PT Hà Nội cho một khách hàng không được vượt quá 15%, vốn tự có của NHĐT&PT Việt Nam, tức khoảng 170 tỷ VNĐ. Trường hợp một khách hàng có yêu cầu bảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có của mình thì Ngân hàng cùng với các TCTD khác thực hiện việc bảo lãnh theo quy định.
2.2.1.1.6. Thời hạn bảo lãnh
Thời hạn của bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ cuả khách hàng được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có các thoả thuận hoặc cam kết khác.
Đối với trường hợp Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của một TCTD khác thì thời hạn của bảo lãnh đối ứng phải kéo dài hơn thời hạn của bảo lãnh do NH phát hành tối thiểu là 15 ngày (thời gian cần thiết để Ngân hàng đòi lại tiền của TCTD phát hành bảo lãnh đối ứng sau khi Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho người được bảo lãnh).
Việc gia hạn bảo lãnh phải được bên nhận bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản.
2.2.1.1.7. Phí bảo lãnh
Cách tính phí bảo lãnh như sau:
Trị giá bảo lãnh*Mức phí bảo lãnh*Thời gian bảo lãnh
Phí bảo lãnh =
360
Trị giá bảo lãnh là số tiền ngân hàng nhận bảo lãnh.
Thời gian bảo lãnh: thời gian mà thư bảo lãnh có hiệu lực.
Căn cứ mức độ tín nhiệm và chính sách khách hàng, Giám đốc NH ĐT&PT Hà Nội quyết định mức phí bảo lãnh trong phạm vi mức phí bảo lãnh do NHNN Việt Nam quy định (tối đa không quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh của khoản bảo lãnh). Mức phí bảo lãnh tối thiểu sẽ do Giám đốc NH quyết định căn cứ vào mặt bằng phí bảo lãnh trên địa bàn, quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng và đảm bảo bù đắp đủ chi phí nghiệp vụ. Hiện nay, tại NHĐT&PT Hà Nội mức phí bảo lãnh được quy định là 1%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh của khoản bảo lãnh. Mức phí bảo lãnh tối thiểu là 50.000 đồng đối với bảo lãnh dự thầu và 200.000 đồng đối với các loại bảo lãnh khác. Trong trường hợp khách hàng ký quỹ 100% thì mức phí sẽ là 0,7%/năm. Đối với bảo lãnh dự thầu, mức phí tối thiểu sẽ là 50.000 đồng và 100.000 đồng đối với các loại bảo lãnh khác.
Tại NHĐT&PTHN, mức phí bảo lãnh trên chưa tính thuế giá trị gia tăng. Kỳ hạn tính phí bảo lãnh và phương thức thu phí cụ thể sẽ do các bên thoả thuận trong Hợp đồng bảo lãnh.
2.2.1.1.8. Biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh
Căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và uy tín của khách hàng, Ngân hàng và khách hàng thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh. Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh bao gồm: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định.
Căn cứ vào tài sản đem thế chấp, cầm cố; Ngân hàng chỉ xác nhận bảo lãnh cho khách hàng tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp. Riêng đối với các tài sản cầm cố là giấy tờ có giá, các vật quý bằng vàng, đá quý… thì ngân hàng sẽ bảo lãnh tối đa có thể bằng 80% giá trị tài sản cầm cố. Ngân hàng phải bảo quản giữ gìn tài sản thế chấp, cầm cố, nếu xẩy ra mất mát hư hỏng, ngân hàng bảo lãnh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
2.2.1.2. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
Hiện nay, chi nhánh đang tuân thủ theo quy trình bảo lãnh chung của NH ĐT&PT Việt Nam, được ban hành theo tiêu chuẩn ISO9000-2002, và có cụ thể hoá một số bước cho phù hợp với tình hình cụ thể.
Quy trình mà NHĐT&PT Hà Nội hiện nay đang thực hiện bao gồm 5 bước và về cơ bản thì NHĐT&PT Hà Nội đã thực hiện sát với quy trình đã được ban hành, cụ thể là:
Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng
Khi khách hàng đến NHĐT&PT Hà Nội xin cấp bảo lãnh thì cán bộ tín dụng của ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo đúng quy định. Ngoài hồ sơ áp dụng cho tất cả các loại bảo lãnh thì đối với từng loại bảo lãnh lại cần thêm hồ sơ áp dụng riêng. Bao gồm:
* Hồ sơ áp dụng với tất cả các loại bảo lãnh bao gồm
- Giấy đề nghị bảo lãnh.
- Hồ sơ pháp lý về khách hàng.
- Hồ sơ về tình hình SXKD, tài chính.
- Hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh.
Nếu khách hàng đã có quan hệ tín dụng, bảo lãnh với NHĐT&PT Hà Nội thì Ngân hàng cho phép khách hàng không phải nộp hồ sơ pháp lý về khách hàng (trừ khi có điều chỉnh, bổ sung).
* Hồ sơ áp dụng riêng cho từng loại bảo lãnh:
- Đối với bảo lãnh vay vốn:
+ Hồ sơ về tình hình tài chính và SXKD của khách hàng bổ sung thêm:
Tài liệu xác minh tình hình công nợ tại thời điểm gần nhất của các TCTD mà khách hàng có dư nợ.
+ Hồ sơ về dự án đầu tư bổ sung thêm:
Hợp đồng thương mại được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu có).
Dự thảo lần cuối hợp đồng vay vốn nước ngoài (nếu có).
Văn bản của NHNN cấp hạn mức vay vốn nước ngoài cho khách hàng (đối với trường hợp vay vốn nước ngoài ).
Các tài liệu về biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh.
Các văn bản có liên quan khác.
- Đối với bảo lãnh thanh toán:
Hợp đồng mua bán hoặc cam kết thanh toán của các bên liên quan ghi rõ điều khoản cam kết thanh toán giữa các bên liên quan.
Tài liệu liên quan về khả năng nguồn vốn để thanh toán theo cam kết được bảo lãnh (nếu có).
Hạn mức vay vốn (trường hợp thanh toán bằng vay vốn).
- Đối với bảo lãnh trong xây dựng:
+ Bảo lãnh dự thầu:
Tài liệu mời thầu, quy chế hoặc quy định đấu thầu của chủ đầu tư trong đó ghi rõ các trường hợp vi phạm quy chế (quy định) đấu thầu và trách nhiệm nghĩa vụ của bên dự thầu.
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng:
Hợp đồng thi công (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong xây lắp, trường hợp chưa có hợp đồng chính thức thì phải là hợp đồng dự thảo trước khi ký chính thức) hoặc hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị) quy định về các điều kiện thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Thông báo trúng thầu hoặc phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền.
+ Bảo lãnh hoàn thanh toán:
Hợp đồng kinh tế và văn bản cam kết của các bên về số tiền ứng trước, thời gian và tiến độ, phương thức hoàn trả nguồn vốn, xác định rõ các trường hợp vi phạm, nghĩa vụ của bên nhận tiền ứng trước (nếu trong trường hợp hợp đồng kinh tế chưa quy định rõ).
+ Bảo lãnh chất lượng sản phẩm:
Hợp đồng kinh tế quy định cụ thể về trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên. Nếu hợp đồng kinh tế không quy định rõ thì phải có một hợp đồng bổ sung (hoặc quy định trong biên bản nghiệm thu) quy định rõ trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên.
- Đối với bảo lãnh có ký quỹ 100% bằng vốn tự có của khách hàng, hồ sơ gồm:
Chứng từ chứng minh tiền đã được chuyển vào tài khoản tiền gửi ký quỹ tại ngân hàng bảo lãnh bằng 100% giá trị khoản bảo lãnh, giấy đề nghị bảo lãnh ghi rõ: cam kết dùng tiền ký quỹ đảm bảo cho 100% nghĩa vụ bảo lãnh.
Sau khi nhận hồ sơ từ khách hàng cán bộ cán bộ tín dụng sẽ thực hiện việc kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ bảo lãnh và báo cáo trưởng phòng việc thực hiện bảo lãnh xin ý kiến chỉ đạo (nếu đủ thì thực hiện bước tiếp theo, nếu thiếu yêu cầu bổ sung). Sau đó cán bộ thực hiện bảo lãnh lập phiếu nhận hồ sơ của khách hàng và danh mục hồ sơ.
Bước 2 : Quyết định bảo lãnh.
- Chuyển hồ sơ: sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ từ khách hàng, cán bộ tín dụng lập danh mục hồ sơ và chuyển hồ sơ cho các phòng có liên quan (phòng nguồn vốn, phòng thẩm định…) để tổ chức việc phối hợp xử lý giữa các đơn vị phù hợp với tính chất, mức độ món bảo lãnh.
- Thẩm định hồ sơ: trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định các nội dung sau:
+ Tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh.
+ Năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh.
+Việc chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ để thực hiện bảo lãnh.
+ Tình hình tài chính và năng lực SXKD của khách hàng.
+ Tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án (đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn).
+ Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, thẩm định về tài sản và các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh.
- Sau khi phân tích, đánh giá các nội dung trên, cán bộ tín dụng lập tờ trình Trưởng phòng kiểm soát và để trình lãnh đạo trong đó có ý kiến đề xuất bảo lãnh hoặc từ chối với các lý do cụ thể.
Trong trường hợp thuộc thẩm quyền, lãnh đạo chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội sẽ ra quyết định về việc bảo lãnh. Trong trường hợp vượt quá quyền phán quyết thì ngân hàng phải gửi tờ trình lên NHĐT&PT Việt Nam. Nếu được NHĐT&PT Việt Nam chấp nhận thì NHĐT&PT Hà Nội sẽ ra quyết định bảo lãnh.
Bước 3: Phát hành bảo lãnh.
- Hoàn chỉnh lại hồ sơ bảo lãnh (nếu có yêu cầu).
Đối với các dự án trình NHĐT&PT Việt Nam uỷ nhiệm, nếu NHĐT&PT Việt Nam yêu cầu cán bộ tín dụng bổ sung hồ sơ bảo lãnh hoặc thực hiện các yêu cầu của NHĐT&PT Việt Nam.
- Thực hiện các biện pháp đảm bảo: ký hợp đồng thế chấp, cầm cố, ký quỹ, bảo lãnh của bên thứ ba… và các yêu cầu khác trong uỷ nhiệm của NHĐT&PT Việt Nam (nếu có).
- Ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh.
Việc xem xét, quyết định bảo lãnh tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày Chi nhánh nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của khách hàng. Thời gian để tiến hành một nghiệp vụ bảo lãnh được quy định cụ thể đối với từng loại bảo lãnh như sau:
+ Đối với bảo lãnh theo món: Thời gian thực hiện một nghiệp vụ là 2 giờ đối với bảo lãnh dự thầu; thời gian đối với món bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhưng phức tạp là 3 ngày, món bình thường là 2 giờ. Đối với bảo lãnh thanh toán, thời gian thực hiện với món phức tạp là 3 ngày, món bình thường là2 giờ. Bảo lãnh đảm bảo chât lượng sản phẩm có thời gian quy định là 3 ngày. Bảo lãnh vay vốn có thời gian quy định như khi tiến hành cho vay.
+ Đối với bảo lãnh theo hạn mức: Thời gian để duyệt hạn mức bảo lãnh là 6 ngày và thời gian thực hiện bảo lãnh từng lần là 2 giờ.
+ Đối với bảo lãnh đối ứng: Nếu NHĐT&PT Việt Nam là ngân hàng phát hành Thư bảo lãnh đối ứng thì thời gian thực hiện một nghiệp vụ bảo lãnh là 6 ngày còn nếu là ngân hàng hưởng thụ Thư bảo lãnh đối ứng thì thời gian sẽ là 3 ngày.
Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh.
- Theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
+ Cán bộ thực hiện bảo lãnh theo dõi việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh đối với các loại bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các cam kết bảo lãnh khác.
+ Cán bộ thực hiện bảo lãnh theo dõi giải ngân, thực hiện nhận nợ (đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh vay vốn).
- Hạch toán số dư bảo lãnh:
+ Đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh vay vốn: cán bộ tín dụng lập lịch giải ngân, thông báo và gửi các chứng từ chứng minh việc giải ngân cho phòng kế toán để hạch toán ngoại bảng số dư bảo lãnh.
+ Đối với các loại bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các cam kết bảo lãnh khác: cán bộ tín dụng cung cấp các chứng từ chứng minh việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh (hợp dồng bảo lãnh, thư bảo lãnh…) cho kế toán để hạch toán ngoại bảng số dư bảo lãnh gồm hợp đồng bảo lãnh (bản chính), thư bảo lãnh (bản photo).
- Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh:
+ Kiểm tra, theo dõi khách hàng: Cán bộ tín dụng của Chi nhánh theo dõi tình hình tài chính và SXKD của khách hàng từ khi phát sinh đến khi kết thúc nghĩa vụ bảo lãnh. Hàng quý yêu cầu khách hàng gửi báo cáo định kỳ, hết năm tài chính yêu cầu khách hàng gửi báo cáo quyết toán được duyệt chính thức.
Đối với các dự án được NHĐT&PT Việt Nam uỷ nhiệm, cán bộ tín dụng lập báo cáo và trưởng phòng kiểm soát trình lãnh đạo để gửi báo cáo lên NHĐT&PT Việt Nam theo yêu cầu nêu trong uỷ nhiệm.
+ Thu phí bảo lãnh:
Thu phí bảo lãnh căn cứ vào mức độ tín nhiệm và chính sách khách hàng. Giám đốc NHĐT&PT Hà Nội quyết định mức phí bảo lãnh trong phạm vi mức bảo lãnh cho phép do NHĐT&PT Việt Nam quy định.
Cán bộ tín dụng của NHĐT&PT Hà Nội có nhiệm vụ theo dõi, phối hợp với phòng kế toán để thực hiện thu phí bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh đã ký kết.
Trường hợp khách hàng chậm thanh toán phí bảo lãnh cho Ngân hàng sẽ chịu lãi suất nợ quá hạn không quá 150% lãi suất của khoản vay được bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh vay vốn, hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà Ngân hàng thực hiện đối với số phí chậm trả của các loại bảo lãnh khác, kể từ ngày đến hạn thanh toán cho thời gian chậm thanh toán số phí này.
+ Kiểm tra tài sản bảo đảm cho bảo lãnh
Đối với tài sản bảo đảm là tiền gửi ký quỹ, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra trên số dư tài khoản ký quỹ để đảm bảo khả năng bù đắp rủi ro khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Đối với tài sản đảm bảo (kể cả bên thứ ba) là máy móc, thiết bị, nhà xưởng, cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra trên hồ sơ thế chấp và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị.
Đối với trường hợp đảm bảo là bảo lãnh của bên thứ ba, cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính của bên thứ ba để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba khi có yêu cầu.
+ Đôn đốc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh:
Đối với bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn: Căn cứ vào lịch trả nợ cán bộ tín dụng mở sổ theo dõi việc trả nợ gốc và lãi của khách hàng đối với bên cho vay. Định kỳ hàng tháng tiến hành kiểm tra để nắm được tình hình SXKD và khả năng trả nợ của khách hàng. Cán bộ tín dụng thông qua trưởng phòng và báo cáo lãnh đạo chi nhánh để gửi thông báo nợ đến hạn cho khách hàng trước 15 ngày theo lịch trả nợ. Để đảm bảo việc trả nợ đúng hạn cho bên cho vay, NHĐT&PT Hà Nội yêu cầu khách hàng nộp đủ tiền vào tài khoản trước 2 ngày làm việc so với lịch trả nợ để có tiền thanh toán trả nước ngoài theo cam kết.
Đối với bảo lãnh trong xây dựng: Cán bộ tín dụng phải bám sát để đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ theo đúng hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư.
+ Xử lý khi phải trả nợ thay: Trong trường hợp đã tìm mọi biện pháp đôn đốc nhưng khách hàng vẫn không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được bảo lãnh, cán bộ tín dụng sẽ báo cáo trưởng phòng và lãnh đạo chi nhánh để thực hiện việc kiểm tra, lập biên bản, yêu cầu khách hàng giải trình nguyên nhân và xử lý theo một trong các hướng sau:
Trích tiền gửi ký quỹ bảo lãnh thanh toán trả cho bên thụ hưởng (nếu có).
Đàm phán với bên cho vay để gia hạn nợ cho khách hàng (đối với bảo lãnh vay vốn).
Cho khách hàng vay theo kế hoạch tín dụng đầu tư (nếu có) để trả nợ thay (nếu khách hàng được chính phủ chỉ đạo cho vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư để hỗ trợ trả nợ).
Cho khách hàng vay tạm thời chờ thanh toán để trả nợ thay (nếu khách hàng bị chậm thanh toán và có nguồn trả nợ rõ ràng).
Cho khách hàng vay bắt buộc để trả nợ thay theo quy định hiện hành.
+ Xử lý các vướng mắc khác (nếu có).
Bước 5: Kết thúc bảo lãnh
- Tất toán bảo lãnh.
- Giải toả tài sản đảm bảo bảo lãnh.
- Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm.
- Lưu trữ hồ sơ.
Có thể nói rằng, đây là một quy trình tương đối hoàn thiện, việc thực hiện đúng quy trình sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro xẩy ra, mang lại sự an toàn cho ngân hàng.
2.2.2. Tình hình thực hiện Bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
Ngày này, hầu như tất cả các NHTM đã thay đổi quan điểm cho rằng hoạt động tín dụng phải là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Bởi vì, hoạt động tín dụng chứa đựng trong nó rủi ro rất cao, có thể dẫn đến sự phá sản của các NHTM. Trong khi đó, các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng chứa đựng một tỷ lệ rủi ro thấp hơn và ngân hàng vẫn thu được một lượng phí đáng kể từ các dịch vụ này. Vì vậy, việc phát triển các hoạt động dịch vụ, bên cạnh hoạt động tín dụng, được coi là hướng phát triển đa dạng hoá các sản phẩm nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, các hoạt động dịch vụ lại có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động tín dụng. Các hoạt động tín dụng lâu dài sẽ tạo điều kiện triển khai và cung cấp các dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả hơn. Ngược lại, các dịch vụ mà ngân hàng phục vụ khách hàng mà tốt thì sẽ giúp uy tín của ngân hàng tăng lên từ đó kích thích hoạt động tín dụng phát triển. Chính vì những nguyên nhân trên mà hiện nay, các ngân hàng đã coi việc đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ như là một trong những hướng phát triển chính của ngân hàng trong thời kỳ kinh tế thị trường. Trong các dịch vụ đó không thể không kể đến dịch vụ bảo lãnh. Đây được coi là một trong những dịch vụ mang lại thu nhập cao cho ngân hàng; giúp hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế trong nước phát triển cũng như mở rộng các quan hệ ngoại thương. Nắm bắt được xu thế đó, Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội đã mạnh dạn đưa nghiệp vụ bảo lãnh vào trong hoạt động của mình với mục tiêu chính là đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chi nhánh bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao uy tín, tăng khả năng cạnh tranh và mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng.
Bảo lãnh là một nghiệp vụ mới chỉ được thực hiện bắt đầu từ năm 1995 tại NH ĐT&PT Hà Nội. Mặc dù là một hoạt động mới song cho đến nay, với nỗ lực của toàn thể cán bộ ngân hàng, bảo lãnh đã và đang phát triển cả về số lượng và chất lượng. Điều này được thể hiện rõ qua những số liệu cụ thể sau.
2.2.2.1. Về quy mô hoạt động bảo lãnh
Kể từ năm 1995 đến nay, ngân hàng đã thực hiện rất nhiều món bảo lãnh với tổng doanh số bảo lãnh qua các năm như sau:
Bảng 2.4: Tổng doanh số bảo lãnh qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng, ngoại tệ đã quy đổi.
Chỉ tiêu
1999
Số tiền
2000
Số tiền +/- %
2001
Số tiền +/-%
2002
Số tiền +/-%
Doanh số Bl
306.328
482.636 39,9
848.782 98
940.671 10,8
(Nguồn: Báo cáo của phòng nguồn vốn kinh doanh)
Biểu đồ 2.1: Mức tăng trưởng doanh số bảo lãnh
Qua bảng số liệu và biểu đồ qua các năm ta có thể thấy rằng doanh số bảo lãnh tại Ngân hàng tăng đều qua các năm. Năm 1999, doanh số bảo lãnh đạt 306.328 Trđ. Sang năm 2000, doanh số bảo lãnh tăng 122.308 trđ (tương ứng 39,9%). Đặc biệt, doanh số bảo lãnh năm 2001 so với năm 2000 tăng tới 98% (tương ứng 420.146 trđ). Sang đến năm 2002, mặc dù tăng hơn năm 2001 là 91.889 trđ song về mặt tương đối chỉ tăng hơn có 10,8%.
Có thể nói rằng, ngân hàng luôn duy trì được mức tăng trưởng doanh số bảo lãnh đều đặn qua các năm. Đây là do ngân hàng đã xây dựng được chiến lược Marketing tốt, vừa đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới. Ngoài ra, việc đơn giản hoá thủ tục bảo lãnh nhất là bảo lãnh theo hạn mức đối với khách hàng lâu năm đã góp phần làm tăng doanh số bảo lãnh trong năm 2002 hơn so với các năm trước đó. Trong những năm trở lại đây, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, mua máy móc thiết bị là rất cao. Chính vì vậy mà nhu cầu bảo lãnh của khách hàng cũng tăng lên.
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy được phần nào quy mô hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng. Tuy nhiên, để thấy được mặt mạnh và yếu của hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng ở trong và ngoài nước, ta sẽ phân tích bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Quy mô doanh số bảo lãnh trong và ngoài nước.
Đơn vị: Triệu đồng, ngoại tệ đã quy đổi
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Số tiền
tỷ trọng (%)
Số tiền
tỷ trọng (%)
Số tiền
tỷ trọng (%)
Số tiền
tỷ trọng (%)
BL trong nước
220.496
72
350.984
81,9
587.614
69,2
660.351
70,2
BL nước ngoài
85.832
28
77.652
18,1
261.168
30,8
280.320
29,8
Tổng doanh số BL
306.328
100
428.636
100
848.782
100
940.671
100
(Nguồn: Báo cáo của phòng Thanh toán quốc tế)
Ta thấy rằng tại ngân hàng, doanh số bảo lãnh nước ngoài luôn chiếm một tỷ trọng không phải là nhỏ so với bảo lãnh trong nước, khoảng 30% tổng doanh số bảo lãnh. Mặc dù trong năm 2000 tỷ trọng bảo lãnh vay vốn nước ngoài có giảm song trong cả 3 năm: 1999, 2001, 2002; doanh số bảo lãnh này đều tăng. Riêng năm 2001, doanh số bảo lãnh nước ngoài tăng mạnh. Trong khi đó, bảo lãnh trong nước luôn chiếm một tỷ lệ lớn, trên 70% tổng doanh số bảo lãnh. Song tỷ trọng của loại bảo lãnh này giảm trong năm 2001 và tăng chậm vào năm 2002.
Tại ngân hàng, bảo lãnh nước ngoài chủ yếu là bảo lãnh mở L/C còn bảo lãnh vay vốn nước ngoài hầu như không có. Trong bảo lãnh mở L/C lại có hai loại: bảo lãnh mở L/C trả chậm và bảo lãnh L/C trả ngay khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ. Bảo lãnh mở L/C trả chậm tại ngân hàng không nhiều. Nguyên nhân là do bảo lãnh mở L/C trả chậm bị cản trở do trước đây các doanh nghiệp khi vay vốn nước ngoài thông qua bảo lãnh chỉ phải ký quỹ từ 10-30% giá trị lô hàng nhập. Sau khi lô hàng về, bán ra, nộp tiền vào ngân hàng sẽ giải ngân từng đợt cho đến khi hết theo giá trị của lô hàng. Do đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xin bảo lãnh mua hàng trả chậm một cách tràn lan, không kể đó là hàng tiêu dùng hay vật tư sản xuất. Từ khi có quyết định chặt chẽ về bảo lãnh mở L/C trả chậm thì số lượng bảo lãnh mở L/C trả chậm đã giảm đi trong cả hệ thống chứ không riêng gì NHĐT&PT Hà Nội. Mặt khác việc quy định lại lãi suất vay ngoại tệ đã khiến cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ ở trong nước hơn là đi vay ở nước ngoài. Như vậy, doanh số bảo lãnh nước ngoài chủ yếu là bảo lãnh mở L/C theo kiểu trả tiền ngay khi nhận được bộ chứng từ. Doanh số liên tục tăng trong năm 2001, 2002. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp có nhu cầu nhập các thiết bị, máy móc từ nước ngoài về để tiến hành thi công xây dựng là rất lớn. Điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp trong nước và các đối tác nước ngoài rất tin tưởng khi chọn ngân hàng làm người bảo lãnh.
2.2.2.2. Cơ cấu hoạt động bảo lãnh
2.2.2.2.1. Cơ cấu các loại hình bảo lãnh
Hiện nay, tại NH ĐT&PT Hà Nội áp dụng tất cả các loại hình bảo lãnh được quy định trong quy chế bảo lãnh của NHNN. Cho đến nay, ngân hàng đã cung cấp rất nhiều loại bảo lãnh cho khách hàng với mục tiêu đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh. Do nhu cầu của khách hàng về các loại bảo lãnh rất phong phú và đa dạng, trong khi đó để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác thì bản thân ngân hàng không những phải đáp ứng tốt những sản phẩm mà còn phải cung cấp những sản phẩm vượt trội, các ngân hàng khác chưa có hoặc cung ứng không tốt. Tại ngân hàng, doanh số bảo lãnh của các loại đều tăng qua các năm, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu các loại hình bảo lãnh tại Ngân hàng.
Đơn vị: triệu đồng. ngoại tệ đã quy đổi.
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Số tiền
tỷ trọng (%)
Số tiền
tỷ trọng (%)
Số tiền
tỷ trọng (%)
Số tiền
tỷ trọng (%)
BL dự thầu
43.988
14,4
63.356
14,8
129.864
15,3
160.278
17
Bl thực hiện HĐ
127.976
41,8
187.417
43,7
262.430
30,9
282.778
30,1
BL tiền ứng trước
40.487
13,3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0178.doc