Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chất lượng tín dụng và sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam 1
1.1. Vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đối với sự phát triển kinh tế 1
1.1.1. Tổng quan về khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 1
1.1.1.1. Đặc điểm hình thức tổ chức 2
1.1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 2
1.1.1.3. Đặc điểm tài chín 4
1.1.2. Vai trò của khu vực kinh tế NQD 4
1.1.2.1. Phát triển khu vực kinh tế NQD giúp khai thác tối đa nguồn lực đang có của đất nước cho sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và tạo thêm việc làm cho người dân 4
1.1.2.2. Phát triển khu vực kinh tế NQD sẽ thúc đẩy mọi thành viên trong nền kinh tế nỗ lực bỏ sức, bỏ vốn, nhạy bén, năng động trong việc khai thác mọi nguồn lực làm ra của cải đáp ứng nhu cầu của mình và đóng góp cho xã hội 6
1.1.2.3. Phát triển khu vực kinh tế NQD sẽ góp phần nâng cao chất lượng lực lượng lao động trong xã hội 6
1.1.2.4. Phát triển kinh tế NQD tạo động lực hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước ta và hệ thống pháp luật 7
1.1.3. Những trở lực trong hoạt động của khu vực kinh tế NQD hiện nay 7
1.1.3.1. Về thái đội của xã hội 7
1.1.3.2. Về mặt luật pháp 7
1.1.3.3. Về quản trị doanh nghiệp 8
1.1.3.4. Về vấn đề vốn 8
1.1.4. Định hướng phát triển khu vực kinh tế NQD ở Việt Nam 9
1.2. Tín dụng ngân hàng - yếu tố quan trọng trong phát triển khu vực kinh tế NQD 11
1.2.1. Tổng quan về tín dụng 11
1.2.1.1. Khái niệm tín dụng 11
1.2.1.2. Phân loại tín dụng 12
1.2.1.3. Bản chất, chức năng của tín dụng 13
1.2.2. Các hình thức tín dụng 16
1.2.2.1. Hình thức tín dụng thương mại 16
1.2.2.2. Hình thức tín dụng nhà nước 17
1.2.2.3. Hình thức tín dụng ngân hàng 17
1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển khu vực kinh tế NQD 19
1.2.3.1. Tín dụng ngân hàng tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của khu vực kinh tế NQD 19
1.2.3.2. Tín dụng ngân hàng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp NQD 20
76 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tỷ trọng rất lớn (trên 80%). Bên cạnh đó, tỷ trọng tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh chỉ chiếm dưới 20%. Năm 2000, tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh chiếm 10%, năm 2001 tăng lên 15,28%, riêng năm 2002, con số này chiếm tới 18,4%. Song đây vẫn là con số rất nhỏ bên cạnh quy mô tín dụng đối với khu vực kinh tế nhà nước. Có thực tế trên là do:
Thứ nhất : Khách hàng thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Chi nhánh hầu hết là các... kinh tế hộ gia đình sản xuất kinh doanh, tư nhân cá thể, là những đối tượng hoạt động với quy mô tương đối nhỏ. Do đó nhu cầu tín dụng của họ cũng không lớn.
Thứ hai: Khu vực kinh tế tư nhân trong những năm gần đây mặc dù hoạt động có khởi sắc song còn chưa tạo được lòng tin với ngân hàng. Cho vay khu vực kinh tế tư nhân thường gặp rủi ro cao. Thực tế khu vực này luôn là nguyên nhân chính làm tăng nợ quá hạn tại các Ngân hàng nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội nói riêng. Vì vậy Ngân hàng còn rất thận trọng khi cấp tín dụng cho khu vực này.
Mặc dù so với khu vực kinh tế Quốc doanh thì doanh số cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn nhưng trong 3 năm qua từ năm 2000 đến năm 2002 doanh số cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội đã tăng trưởng một cách đáng kể cả về số tương đối và tuyệt đối, năm 2000 là 187234 triệu đồng, năm 2001 tăng lên 336138 triệu đồng (tăng 79,53% so với năm 2000), năm 2002 tăng đến 620210 triệu đồng (tăng 84,51% so với năm 2001), sở dĩ trong năm 2002 có sự tăng trưởng mạnh mẽ như vậy một phần là do theo quết định số546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002 của thống đốc NHNN, kể từ ngày 1/6/2002 các NHTM và TCTD sẽ thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam đã tạo điều kiện cho hệ thống Ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội nói riêng xác định lãi suất cho vay trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay do đó thu hút được khách hàng đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế nông thôn. Ngoài ra còn do Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội thực hiện nhiều chính sách ưu đãi khách hàng hợp lý, cùng khách hàng tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng thời tích cực tìm kiếm khách hàng mới, hoạt động hiệu quả và tiềm năng. Năm 2002, Chi nhánh thu hút thêm được 19 khách hàng vay vốn mới thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tiêu biểu như :
Công ty TNHH Kỳ Anh: 2,1 tỷ đồng.
Công ty TNHH Quang Minh: 2,6 tỷ đồng.
2.2.1.2.Dư nợ đối với khu vực ngoài quốc doanh
Nếu như doanh số cho vay là chỉ tiêu thời kỳ, chỉ phản ánh tình hình cho vay trong 1 thời kỳ nhất định (ở trên là 1 năm) thì dư nợ tại một thời điểm nào đó phản ánh cả tình hình cho vay và thu nợ cho đến tận thời điểm tính. Dư nợ tín dụng thường tính vào cuối kỳ (31/12 từng năm). Vì vậy, dư nợ tín dụng là chỉ tiêu không thể thiếu khi xem xét tình hình cho vay.
Bảng 2.5. Tình hình thu nợ qua các năm
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
1.Tổng doanh số thu nợ
1810220
100
2009631
100
3009078
100
- QD
1669023
92,2
1739537
86,56
2502650
83,17
- NQD
141197
7,8
270094
13,44
506428
16,83
2. Tổng thu nợ/ tổng cho vay
96,7
91,4
89,3
3. Thu nợ NQD/ cho vay NQD
75,41
80,35
81,65
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2002- Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội.
Tuy nhiên, trước hết ta xem xét hoạt động thu nợ tại Ngân hàng. Nhìn bảng ta có thể thấy tình hình thu nợ của toàn nền kinh tế và của riêng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh liên tục tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ hiệu quả tín dụng ngoài quốc doanh của Ngân hàng ngày càng tăng, làm giảm nợ quá hạn, phản ánh công tác thu nợ được chú trọng quan tâm. Hơn nữa, doanh số thu nợ tăng cũng một phần là do trong những năm gần đây, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh làm ăn ngày càng có hiệu quả, tăng khả năng hoàn vốn vay Ngân hàng đầy đủ, đúng hạn. Đây là kết quả của nỗ lực bản thân các chủ thể thuộc khu vực kinh tế này cộng với môi trường kinh tế chính sách ngày càng được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Về tình hình dư nợ:
Bảng 2.6: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
số tiền
tỷ trọng %
số tiền
tỷ trọng %
số tiền
tỷ trọng %
473382
100
648270
100
950760
100
- DNNN
419416
88,6
544936
84,06
741783
78,02
- NQD
53966
11,4
103334
15,94
208977
21,98
Dư nợ NQD so với năm trước :
- Tăng
49368
91,48
105643
102,23
- Giảm
Nguồn:Báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nộ các năm 2000,2001 và 2002
Theo bảng 2.6, các chỉ tiêu tổng dư nợ, dư nợ đối với khu vực kinh tế quốc doanh và dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đều tăng. tỷ trọng dư nợ đối với khu vực kinh tế Quốc doanh có xu hướng giảm trong tổng dư nợ, năm 2000 chiếm 88,6%, năm 2001 giảm xuống 84,06% và năm 2002 giảm xuống còn 78,02% trong tổng dư nợ. Ngược lại, tỷ trọng dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tăng, năm 2000 chiếm 11,4%, năm 2001 tăng lên 15,94% và năm 2002 tăng lên đến 21,98% trong tổng dư nợ, có được điều này là bởi vì trong ba năm qua doanh số cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tăng, năm 2000 là 187234 triệu đồng, năm 2001 tăng lên 336138 triệu đồng (tăng79,53% so với năm 2000), năm 2002 tăng lên đến 620210 triệu đồng (tăng 84,51% so với năm 2001), mặc dù doanh số thu nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tăng trong ba năm qua nhưng tốc độ tăng của cho vay nhanh hơn nhiều nên mức dư nợ vẫn tăng lên một cách đáng kể. Tình hình này là rất lạc quan và có triển vọng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, cùng với chính sách lãi suất thoả thuận đã được ban hành kể từ tháng 6/2002 thì chắc chắn rằng trong tương lai tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ còn tăng mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng đặc biệt là đối với khu vực nông thôn.
Biểu đồ 2.2. so sánh dư nợ phân theo khu vực kinh tế.
Đơn vị tính: triệu đồng
Triệu đồng
Năm
Trên đây là những chỉ tiêu cho thấy quy mô tín dụng đối với khu vực ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội. Tuy nhiên, khi xem xét quy mô thì không chỉ phân tích những con số tổng thể mà phải đi sâu nghiên cứu cơ cấu nội tại của nó. Đó là cơ cấu về kỳ hạn, về loại tiền...
2.2.1.3.Cơ cấu tín dụng ngoài quốc doanh
2.2.1.3.1. Cơ cấu kỳ hạn
Như vậy trong cơ cấu kỳ hạn của dư nợ, tín dụng ngắn hạn đều lớn hơn so với tín dụng trung và dài hạn (tỷ trọng dư nợ ngắn hạn năm 2000 là 71,64%, năm 2001 là 85,67%, năm 2002 là 78,12%). Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn năm 2001 có giảm xuống so với năm 2000 (14,33% năm 2001 so với 28,36% năm 2000), nhưng năm 2002 lại tăng lên 21,88%. Tại sao tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn lại thấp như vậy? đó là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất : Do vị trí nằm giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, khách hàng thuộc khu vực ngoài quốc doanh của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội hầu hết là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại vừa và nhỏ; Một số ít là hộ gia đình và tư nhân cá thể, còn các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thì hầu như là không có. Do đặc thù kinh doanh mà các khách hàng này rất ít có nhu cầu vốn trung và dài hạn (phần lớn vốn tín dụng trung và dài hạn được đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng... là nhu cầu chủ yếu của các doanh nghiệp công nghiệp). Hơn nữa các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thường vay để đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu mang tính chất ngắn hạn. Vì vậy, Ngân hàng đáp ứng nhu cầu tín dụng ngắn hạn của khách hàng là chính.
Bảng 2.7: Cơ cấu cho vay và dư nợ đối với khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
Số tiền
Tổng số
1.Doanh số cho vay
187234
336138
620210
- Ngắn hạn
183583
321012
575803
- Trung, dài hạn
3651
15126
44407
2. Dư nợ
53966
103334
208977
- Ngắn hạn
38667
88526
163253
- Trung, dài hạn
15299
14808
45724
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tín dụng của NHNT Hà Nội các năm 2000,2001 và 2002
Thứ hai : Có những doanh nghiệp có nhu cầu về vốn trung và dài hạn nhưng lại không đáp ứng được các điều kiện vay vốn như: vốn tự có phải bằng 30% tổng số vốn đầu tư vào dự án, tài sản thế chấp, sổ sách kế toán không đúng theo pháp lệnh kế toán hiện hành.. Hơn nữa, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa tạo được uy tín với ngân hàng cũng như ngân hàng chưa tin các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Biểu đồ 2.3.So sánh cơ cấu doanh số cho vay theo kỳ hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Triệu đồng
1.3.2. Cơ cấu tiền tệ.
Trong cơ cấu dư nợ ngoàI quốc doanh, dư nợ ngoại tệ liên tục tăng trong 3 năm qua còn trong cơ cấu cho vay ngoài quốc doanh, các khoản cho vay bằng ngoại tệ năm 2001 tăng lên gấp 10,25 so với năm 2000, xảy ra điều này là bởi vì trong năm 2001 có nhiều doanh nghiệp ngoàI quốc doanh vay ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá, tuy nhiên, năm 2002 lại giảm xuống chỉ còn gấp 2,65 so với năm 2000. Hầu hết tín dụng ngoại tệ được cấp dưới hình thức bảo lãnh, thanh toán L/C hỗ trợ xuất, nhập khẩu. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực kinh tế hoạt động theo định hướng xuất khẩu cao. Mở rộng quan hệ tín dụng với khu vực này sẽ là cơ sở, điều kiện để ngân hàng mở rộng tín dụng ngoại tệ, tăng thu dịch vụ thanh toán quốc tế.
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội.
Quy mô và chất lượng là 2 mặt quan hệ rất khăng khít của vấn đề tín dụng. Nếu chỉ mở rộng quy mô mà bỏ qua vấn đề chất lượng, sẽ dẫn đến rủi ro cao và kết quả khó lường. Nếu chỉ nâng cao chất lượng mà với quy mô hẹp thì cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Do đó, đã bàn tới quy mô tín dụng thì nhất thiết phải xem xét đến chất lượng của nó.
Chất lượng tín dụng được phản ánh bởi cả các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng. Song việc quy định tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu định tính là rất khó. Vì vậy ở đây chỉ xét chỉ tiêu định lượng mà cụ thể là chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ số nợ quá hạn/ dư nợ.
Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Số tiền
%(NQH/dư nợ )
số tiền
%(NQH/dư nợ )
số tiền
%(NQH/dư nợ )
Tổng dư nợ quá hạn
44923
9,49
33187
5,12
28532
3
NQD
8086
14,984
8395
8,124
8210
3,93
-Ngắn hạn
2273
5,88
204
0,23
1098
0,673
- Trung và Dài hạn
5813
37,996
8191
55,315
7112
15,55
Nguồn: Báo cáo Chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội
Đa số nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nằm trong loại cho vay trung và dài hạn: năm 2000 dư nợ quá hạn của loại cho vay trung và dài hạn là 5813 triệu đồng, chiếm 37,996% dư nợ trung và dài hạn và chiếm 71,89% dư nợ quá hạn của ngoài quốc doanh; năm 2001, dư nợ quá hạn trung và dài hạn là 8191 triệu đồng, chiếm 55,315% dư nợ trung và dài hạn, chiếm 97,57% dư nợ quá hạn của ngoàI quốc doanh; năm 2001, các con số này lần lượt là 7112 triệu đồng, 15,55% và 86,63%. Điều này chứng tỏ các dự án đầu tư tín dụng trung và dài hạn là kém hiệu quả do sử dụng vốn sai mục đích, do đầu tư sai trọng điểm... dẫn tới khó khăn trong trả nợ.
Dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của toàn bộ nền kinh tế và của khu vực kinh tế nhà nước giảm liên tiếp trong 3 năm gần đây. Trong khi đó, đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, dư nợ quá hạn có giảm chậm song tỷ lệ nợ quá hạn vẫn gia tăng và ở mức cao (Biểu đồ so sánh tỷ lệ nợ quá hạn phân theo khu vực kinh tế)
Biểu đồ 2.4. So sánh tỷ lệ nợ quá hạn phân theo khu vực kinh tế
%
Đơn vị tính: %
Năm
Phân loại nợ quá hạn của khu vực ngoài quốc doanh theo thời gian và khả năng thu hồi, ta thấy nợ quá hạn trên 12 tháng luôn chiếm một tỷ trọng rất cao (năm 2000 chiếm 76,11%, năm 2001 chiếm 92,21% và năm 2002 chiếm 92,7%). Điều này phản ánh tỷ lệ nợ khó đòi cao.
Bảng 2.9 : Cơ cấu dư nợ quá hạn của khu vực ngoài QD phân theo thời gian.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
số tiền
Tỷ trọng %
số tiền
Tỷ trọng %
số tiền
Tỷ trọng %
1.Tổng dư nợ quá hạn
8086
100
8395
100
8210
100
-Dưới 6 tháng
1199
14,825
168
2
328
4
- 6 đến 12 tháng
733
9,065
486
5,79
271
3,3
- trên 12 tháng
6154
76,11
7741
92,21
7611
92,7
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tín dụng của NHNT Hà Nội các năm 2000, 2001 và 2002
Có thể thấy rõ ràng là tỷ trọng nợ khó đòi (nợ quá hạn trên 12 tháng) ngày càng tăng từ năm 2000 đến năm 2002. Chứng tỏ cơ cấu nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng xấu đi, khả năng thu hồi ít. Nếu theo nguyên tắc trích lập quỹ dự phòng rủi ro hiện hành (20%, 50%, 100% tương xứng cho các khoản tín dụng quá hạn dưới 6 tháng, từ 6 tháng đến 12 tháng và trên 12 tháng), thì tính đến 31/12/2002, Chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro riêng đối với tín dụng ngoài quốc doanh là 7812,1 triệu đồng (chiếm 95,15% dư nợ quá hạn). Theo báo cáo thống kê của Sở giao dịch I thì nguyên nhân nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào các yếu tố:
Về phía khách hàng: làm ăn thua lỗ, con nợ chưa trả được.
Về khách quan: thay đổi cơ chế chính sách, giải thể.
Một số nguyên nhân khác: thiên tai, tình hình quốc tế.
Bảng 12: Dư nợ quá hạn phân theo nguyên nhân
Đơn vị : triệu đồng
Năm
Dư nợ quá hạn
Nguyên nhân khách quan
Khách hàng
Nguyên nhân khác
giải thể,
sắp nhập lại
thay đổi cơ chế,chính sách
Làm ăn thua lỗ
Lừa đảo
Con nợ chưa trả được
2000
44923
2165
6312
13480
1979
11992
8995
2001
33187
1671
6228
10829
0
7427
7032
2002
5932
0
1388
1385
0
1573
1586
Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHNT Hà Nội các năm 2000,20001 và 2002
Tuy nhiên, việc xác định rõ ràng từng nguyên nhân chỉ là tương đối. Bởi lẽ trong nền kinh tế, ngân hàng, khách hàng và các chủ thể kinh tế khác có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng hoạt động dưới một môi trường chính sách nhất định. Các nguyên nhân này gây ra nợ quá hạn: từ phía ngân hàng, từ phía khách hàng, từ cơ chế chính sách... luôn có sự tương tác lẫn nhau. Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ có thể một phần do cơ chế chính sách, để xảy ra hiện tượng lừa đảo của khách hàng một phần do công tác thẩm định, giám sát tín dụng của Ngân hàng còn chưa tốt... Song các nguyên nhân được chỉ ra cũng là những yếu tố cần được quan tâm xem xét nhiều hơn.
Trên đây là những con số cụ thể về hoạt động cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội. Qua đó có thể đưa ra một số đánh giá về hoạt động này.
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Kết quả
Trong hai năm 2001 và 2002 nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc, chặn được đà giảm sút, đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá. Chính phủ đã từng bước có những điều chỉnh về chính sách nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế hoạt động có hiệu quả, trong đó có các Ngân hàng thương mại và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Song bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội vẫn bộc lộ những yếu kém làm ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế. Thêm vào đó, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng thương mại hiện nay đều nhận thức rằng khu vực ngoài quốc doanh là hướng ngỏ đầy tiềm năng cho việc chiếm lĩnh thị phần tín dụng. Vượt lên trên những khó khăn đó, Chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong quan hệ tín dụng với khu vực kinh tế được coi là đầy tiềm năng này cả trên hai mặt quy mô và chất lượng tín dụng .
Về quy mô tín dụng với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: quy mô tín dụng ngày càng tăng thể hiện ở việc cả doanh số cho vay và dư nợ đều tăng. Ngày càng có nhiều khách hàng đến với Chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội để vay vốn và đã được Ngân hàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Với một cơ cấu kỳ hạn của doanh số mà hầu hết là tín dụng ngắn hạn (trên 90%), trong 3 năm gần đây cho thấy Chi nhánh hiện nay chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động cho các chủ thể ngoài quốc doanh. Từ năm 2000-2002, cơ cấu này có sự chuyển dịch tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn, một sự chuyển dịch theo hướng tốt. Bên cạnh đó Chi nhánh không chỉ cấp tín dụng bằng nội tệ cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mà còn tăng cường cấp tín dụng bằng ngoại tệ. Điều này giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời góp phần phát triển nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại của chính Chi nhánh.
Mở rộng quy mô tín dụng song Chi nhánh cũng luôn chú trọng tới việc đảm bảo chất lượng tín dụng. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn cao song hầu hết là do các nguyên nhân không phải từ phía Ngân hàng. Điều này cho thấy nỗ lực của cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc giảm nợ quá hạn, nợ xấu .
2.3.1.2. Nguyên nhân
Thứ nhất : Trong quan hệ tín dụng với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, Chi nhánh luôn đáp ứng nhu cầu về vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả, nhưng vẫn tuân theo các bước trong quy trình tín dụng.
Thứ hai : Chi nhánh áp dụng chính sách lãi suất cơ bản đối với khách hàng theo như chính sách mà Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã đề ra từ tháng 8/2000 và chính sách cho vay theo lãI suất thoả thuận được thực hiện kể từ 1/6/2002.
Thứ ba : Chi nhánh có những chính sách ưu đãi với những khách hàng có uy tín và quan hệ lâu dài. Do đó càng thu hút các khách hàng đến với Ngân hàng .
Thứ tư : Do công tác huy động vốn của Chi nhánh luôn đạt được kết quả cao, Ngân hàng luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng cả về quy mô, kỳ hạn và loại tiền. Mặt khác, Chi nhánh còn áp dụng chính sách ưu đãi về lãi suất cho các khách hàng vay vốn mà có số tiết kiệm thì áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn là, 65%/ tháng, trung và dài hạn là 0,6%/tháng. Còn nếu không có sổ tiết kiệm thì lãi suất tương ứng sẽ là 0,7%/tháng và 0,65%/tháng.
Thứ năm : Với chủ trương chủ động tìm kiếm khách hàng, Chi nhánh tăng cường công tác Marketing đến mọi đối tượng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Vì vậy, Chi nhánh ngày càng có thêm nhiều khách hàng. Hơn nữa, nhờ chủ động tìm kiếm khách hàng mà Chi nhánh có cơ hội lựa chọn khách hàng làm kinh doanh có lãi và tiềm năng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ sáu: Luôn hướng tới trở thành một ngân hàng đa năng, Chi nhánh chú trọng cung cấp ngày càng nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt. Khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh không chỉ được thoả mãn nhu cầu vốn kinh doanh mà còn được hưởng tiện ích từ các dịch vụ hiện đại khác.
Thứ bảy : Chi nhánh rất quan tâm tới việc xây dựng biện pháp nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng các mặt nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng, trong đó có việc chú trọng bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng. Do đó, các cán bộ tín dụng của Chi nhánh không chỉ làm công việc cấp tín dụng mà còn có khả năng tư vấn cho khách hàng. Bên cạnh đó, việc đầu tư áp dụng công nghệ tin học hiện đại trong công tác tín dụng góp phần cung cấp thông tin tín dụng chất lượng cao làm cho khách hàng tin tưởng hơn đồng thời nâng cao được chất lượng tín dụng.
Thứ tám : Chi nhánh cũng luôn chú trọng tới công tác kiểm tra, quản lý nợ vay. Nhờ đó mà tín dụng được mở rộng về quy mô và hạn chế những khoản tín dụng xấu.
Ngoài ra, những kết quả mà Chi nhánh đạt được còn do hoạt động ngày càng khởi sắc và phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng như sự điều chỉnh về môi trường chính sách hợp lý.
2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục
2.3.2.1. Hạn chế
Những kết quả đạt được của chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội trong quan hệ tín dụng với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là không thể phủ nhận. Song, bên cạnh đó còn nhiều bất cập về quy mô và những biểu hiện tồn tại về chất lượng tín dụng.
2.3.2.1.1. Về quy mô tín dụng
Quy mô tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh trong nhưng năm qua có tăng với tốc độ tăng khá nhanh song quy mô còn thấp so với khu vực kinh tế quốc doanh. Trong khi ở vị trí mà có khả năng tiếp cận với rất nhiều thành phần chủ thể thuộc khu vực này, doanh số cho vay của chi nhánh vẫn ở mức thấp, không tương xứng với khả năng cung cấp tín dụng của Ngân hàng. Các khoản tín dụng trong 3 năm gần đây hầu hết là ngắn hạn, trên thực tế, số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nhu cầu vốn trung và dài hạn là rất lớn. Có thể nói, chi nhánh đang bỏ ngỏ mặt này. Thêm vào đó, chi nhánh chưa tiếp cận nhiều với mảng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. chi nhánh cũng chưa phát huy được lợi thế về dịch vụ thanh toán, kinh doanh quốc tế nhằm mở rộng cho vay ngoại tệ đối với khu vực kinh tế ngoàI quốc doanh, đa số các khoản cho vay ngoại tệ của chi nhánh tập trung vào các doanh nghiệp xuất nhập khẩu quốc doanh.
2.3.2.1.2.Về chất lượng tín dụng
Nợ quá hạn có chiều hướng giảm chậm song vẫn còn rất cao. So với tỷ lệ nợ quá hạn của khu vực kinh tế Nhà nước thì tỷ lệ nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn gấp hai đến bốn lần. Mặc dù đối với khu vực kinh tế Nhà nước, một khoản nợ xấu thường được Nhà nước khoanh nhưng tín dụng ngoài quốc doanh vẫn là biểu hiện kém của chất lượng. Hơn nữa trong cơ cấu nợ quá hạn của khu vực ngoài quốc doanh thì tỷ lệ nợ khó đòi rất cao và ngày càng gia tăng. Có nghĩa là chất lượng của nợ quá hạn nói riêng cũng rất thấp. Đó là chưa tính đến việc gia hạn nợ. Nếu công tác này không được thực hiện một cách nghiêm túc, gia hạn nợ không dựa trên triển vọng thực tế của dự án thì con số nợ quá hạn còn cao hơn. Và kết luận tất nhiên là chất lượng tín dụng thực tế còn thấp hơn nữa.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nêu lên những mặt còn hạn chế trong quan hệ tín dụng với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là để có thể tìm hiểu những nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó sẽ có những giải pháp hữu hiệu, hợp lý nhằm khắc phục hạn chế, tăng khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng ngoại thương nói chung và trong chiến lược chiếm lĩnh thị phần tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng của chi nhánh.
2.3.2.2.1.Nguyên nhân khách quan
2.3.2.2.1.1. Kinh tế
Trước hết cần thừa nhận rằng chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng không nhỏ tới quy mô, chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng. Trong thời kỳ kinh tế đình trệ, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng giảm và nếu vốn tín dụng có được thực hiện thì cũng khó có thể được sử dụng hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngược lại, ở thời kỳ kinh tế hưng thịnh nhu cầu tín dụng tăng, rủi ro thấp. Thực tế nền kinh tế Việt nam trong ba năm qua đã dần đạt được mức tăng trưởng ổn định song ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 vẫn còn tác động không tốt. Nhất là trong những năm 2000, 2001, nền kinh tế toàn cầu suy giảm, những “Người khổng lồ ” Nhật, Mỹ, Đức... rơi vào suy thoái. Vì vậy nền kinh tế Việt Nam bộc lộ một số yếu kém như: chỉ số giá cả tiêu dùng thấp, giá xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực giảm. Tình hình này làm giảm cầu đầu tư của toàn bộ nền kinh tế và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đồng thời hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực ngoài quốc doanh giảm sút. Đây là một nguyên nhân làm cho quy mô tín dụng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội tăng trưởng chậm và có chất lượng chưa cao.
Cạnh tranh cũng là một nhân tố làm cho quy mô và chất lượng tín dụng không cao. Thật vậy, mức độ gay gắt của cạnh tranh tăng lên cùng chiều với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển, toàn cầu hoá diễn ra càng sâu sắc thì cạnh tranh trong nền kinh tế càng trở nên quyết định. Quá trình gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế ở Việt nam kéo theo sự có mặt ngày càng gia tăng của hàng hoá và các công ty nước ngoài, đặt ra thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp Việt nam, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với xuất phát điểm không cao và không được sự trợ giúp của Nhà nước như các doanh nghiệp nhà nước. Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp tư nhân không thể đứng vững trong cạnh tranh dẫn đến thua lỗ, trong đó có những khách hàng của Sở giao dịch I, làm nợ quá hạn của khu vực ngoài quốc doanh tăng cao. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng nói riêng cũng không kém gay gắt. Chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có tới trên 50 ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngoài... cùng hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm cho thị trường tín dụng vốn đã sôi động từ những năm trước thì gần đây lại càng trở nên phức tạp. Hơn nữa, tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh từ trước đến nay vẫn được coi là thị trường quen thuộc của các ngân hàng cổ phần. Đặc biệt, các ngân hàng nước ngoài là nhà cung cấp tín dụng ngoại tệ chính cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, việc mở rộng tín dụng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Chi nhá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH372.doc