Đề tài Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tây Hồ - Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯƠNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

I. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. 3

1. Khái niệm 3

2. Phân loại tín dụng Ngân hàng. 3

3. Các chức năng và hình thức tín dụng Ngân hàng 6

3.1. Chức năng 6

3.1.1. Chức năng tập trung và phân phối theo nguyên tắc hoàn trả . 6

3.1.2. Chức năng phản ánh và kiểm soát hoạt động của nền kinh tế. 6

3.2. Các hình thức tín dụng Ngân hàng hiện nay. 7

4. Nguyên tắc tín dụng ngân hàng. 9

5. Vai trò tín dụng của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. 10

5.1. Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp để duy trì và mở rộng quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 10

5.2. Tín dụng ngân hàng là công cụ đắc lực cho ngành kinh tế kém phát triển và những ngành kinh tế mũi nhọn. 11

5.3. Tín dụng ngân hàng có vai trò quyết định đến sự ổn định của lưu thông tiền tệ. 11

5.4. Tín dụng ngân hàng có vai trò kiểm soát nền kinh tế. 12

5.5. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại. 12

5.6. Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quyết định trong hoạt độngNH. 13

II. TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TRONG NGÂN HÀNG 13

1 Khái niệm. 13

2. Phân loại. 14

2.1. Tín dụng theo các dự án. 14

2.2. Tín dụng thuê mua. 14

2.3. Tín dụng uỷ thác. 15

2.4. Đồng tài trợ. 15

 

doc87 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tây Hồ - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oá công nghệ ngân hàng. Nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng trong kinh doanh và góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội trên địa bàn quận và thành phố. Quán triệt đầy đủ định hướng và các giải pháp hoạt động kinh doanh từ nay đến năm 2005 với mục tiêu tăng trưởng từ 35%- 40% năm. Ngân hàng Quận Tây Hồ ngay từ bây giờ phải có đề án cơ cấu lại nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng mà Ban giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam và Ban giám đốc NHNo & PTNT thành phố Hà Nội đề ra. 2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ bộ máy của chi nhánh. 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh. Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi nhánh quận Tây Hồ Ban Giám đốc Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng giao dịch số:20,21,22 Phòng kế toán, kho quỹ Hiện nay của chi nhánh tổng số cán bộ của chi nhánh đến 31/09/ 2003 là 32 cán bộ (trong đó: biên chế 28, hợp đồng 04), được bố trí tại hai phòng nghiệp vụ và những phòng giao dịch số 20, 21, 22. Cụ thể: Mô hình hiện nay như sau: + Giám đốc và Phó Giám đốc: 02đ/c + Trưởng phòng kế toán: 01đ/c + Trưởng phòng kinh doanh: 01đ/c + Trưởng phòng giao dịch: 03đ/c + Phòng chức năng có 02 phòng. 1. Phòng kinh doanh biên chế 01 trưởng phòng và 05 cán bộ trong đó có 03 cán bộ mới (được biên chế dưới 1 năm) 2. Phòng kế toán- khoa quỹ hiện nay có một phó phòng phụ trách và 16 cán bộ kế toán và kho quỹ. 3. Ba phòng giao dịch được biên chế mỗi phòng giao dịch có 01 trưởng phòng và 02 cán bộ (01 kế toán + 01 thủ quỹ). 4. Tổ bảo vệ gồm 01 tổ trưởng trong biên chế và 04 cán bộ hợp đồng đảm bảo bảo vệ tài sản tại chi nhánh và phòng giao dịch 24/24 giờ. 2.2. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh. a. Huy động vốn. - Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi hạch toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. b. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền. c. Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết, trình ngân hàng Nông nghiệp cấp trên quyết định. d. Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp cho phép. e. Kinh doanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt, két sắt, nhận cất giữ các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền: thẻ thanh toán, nhận uỷ thác cho vaycủa các tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước, các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp quy định. f. Làm dịch vụ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo. g. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. h. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vị địa bàn theo quy định. i. Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. j. Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Giám đốc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp trên. k. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp trên giao. 2.2.1. Ban giám đốc. - Chịu sự quản lý của ngân hàng cấp trên trực tiếp là giám đốc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Tây Hồ- Hà Nội. - Điều hành hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín dụng trên địa bàn trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao và theo chỉ đạo nghiệp vụ từ ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. * Giám đốc là người được tổng giám đốc ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam bổ nhiệm, điều hành công việc chung của chi nhánh, quyết định các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh (ký các chứng từ, đồng ý cho vay, bảo lãnh). * Phó giám đốc phụ trách, ký kết các giấy tờ liên quan đến công tác kế toán, sổ sách của cả chi nhánh khi phòng kế toán, kho quỹ trình lên, đồng thời là người được uỷ nhiệm để điểu hành công việc khi Giám đốc đi vằng. 2.2.2. Phòng kinh doanh. Tác nghiệp các nghiệp vụ tín dụng từ cho vay thẩm định, cho vay, thu nợ - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. - Thực hiện nghiệp vụ về kinh tế - kế hoạch. Tiến hành việc thẩm định các hồ sơ xin vay, xin thanh toán quốc tế, thanh toán T/T và hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng là các cá nhân, đơn vị kinh tế trên địa bàn quận để từ đó đưa ra quyết định có thực hiện các hoạt động (cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế,) đó hay không. 2.2.3. Phòng kế toán, kho quỹ. - Thực hiện nghiệp vụ kế toán kho quỹ. - Cùng các phòg giao dịch thực hiện huy động tiền gửi. - Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, chuyển tiền, ATM, dịch vụ Card,. - Ngoài nhiệm vụ lưu chứng từ, vào sổ sách kế toán còn phải thực hiện các công việc thu lãi từ hoạt động cho vay, đầu tư, thu phí từ các hoạt động mở L/C, thanh toán trong nước, quốc tế, thanh toán T/T.. thực hiện việc thanh toán liên NH, thanh toán bù trừ với các Ngân hàng liên quan. Như vậy, phòng kế toán là nơi tẩo lợi nhuận cho chi nhánh thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ. * Phòng giao dịch: là nơi có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, nhận tiền gửi, rút tiền gửivới khách hàng khi khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh, đồng thời chuyển các chứng từ của các nghiệp vụ trên cho phòng kế toán, kho quỹ để phòng này vào sổ sách và thực hiện nghiệp vụ lưu chứng từ theo đúng quy định của NHNNVN. 3. Các hoạt động chủ yếu của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ. Về căn bản sở giao dịch thực hiện một số hoạt động sau: 3.1. Huy động vốn. Các hình thức huy động vốn mà Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tây hồ được phép huy động gồm: Tiền gửi tiết kiệm không và có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bằng VNĐ và ngoại tệ, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, vốn tài trợ, vốn uỷ thác của chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước, vốn vay ngắn, trung và dài hạn theo quy định của NHNo&PTNT. 3.2. Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với khách hàng: 3.3. Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế, bảo lãnh, máy rút tiền tự động, các dịch vụ ngân quỹ và các dịch vụ khác được nhà nước cho phép như mở thư thanh tóan L/C, chuyển tiền điện tử nghiệp vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. 3.4. Thực hiện quan hệ đại lý thanh toán và dịch vụ ngân hàng đối với các ngân hàng trong và ngoài nước. 3.5. Đầu tư dưới nhiều hình thức như: đầu tư xây dung cơ bản, thương mại, dịch vụ, đầu tư dự án cơ sở hạ tầng, khu dân cư nhà cao tầng,. 3.6. Kiểm tra, kiểm toán nội bộ, báo cáo thống kê và các nhiệm vụ được Tổng giám đốc NHNo&PTNTVN giao. II. thực trạng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNo& PTNT Quận Tây Hồ- Hà Nội. 1.Tình hình kinh tế xã hội trong năm gần đây. 1.1. Tình hình kinh tế cả nước và Hà Nội. Năm 2003 là năm bản lề của kế hoạch năm (2001-2005) đã đi qua với nhiều sự kiện nổi bật về kinh tế, tăng trưởng GDP cả nứoc đạt 7,24% đây là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong vòng 6 năm qua của cả nước, đạt tốc độ tăng cao nhất khu vực, đứng thứ hai thế giới. Giá trị sản lượng công nghiệp đạt 16% cũng tăng cao nhất trong vòng 3 năm qua, một tốc độ tăng trưởng cao và liên tục, đây là tốc độ tăng vượt bậc so với mục tiêu đề ra. Giá trị nông lâm thuỷ sản đạt 4,9%. Tuy tỷ lệ tăng không cao song có nhiều kết quả tích cực trên nhiều mặt-xuất khẩu gạo đạt trên 4 triệu tấn, tăng 200 ngàn tấn so với năm 2002, lượng cà phê xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch lại tăng cao so với 2002, giá trị sản xuất thuỷ sản tăng cao nhất so với nhiều năm trước. Giá trị tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt gần 6,65 và đang có xu hướng cao dần, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng vốn đầu tư phát triển tăng 18% so với năm 2002 và bằng 35,6% GDP, đây là mức cao nhất từ trước đến nay. Tổng kim nghạch xuất khẩu đạt 19,8 tỷ USD đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tổng thu ngân sách vượt dự toán (7,1%). Giá tiêu dùng ổn định (tăng 3%) tỷ giá VND/USD ở mức thấp. Đối với kinh tế thủ đô năm qua cũng có nhiều thành tích nổi bật: GDP tăng trưởng hơn 11%, nền kinh tế thủ đô phát triển vững chắc, tình hình chính trị xã hội ổn định. Hà Nội còn thành công trong công tác giải phóng mặt bằng, điều hành tốt trật tự giao thông đô thị. Trong năm 2003 Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại hoạt động tốt hơn, các doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn hơn. Trong bức tranh kinh tế sáng sủa Ngân hàng No và phát triển nông thôn quận Tây Hồ trong kinh doanh cũng đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. 1.2. Tình hình kinh tế Quận Tây Hồ. Quận Tây Hồ nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội với diện tích 24 km2. Dân số trên địa bàn là 94.955 người, có 8 phường nằm bao quanh Tây Hồ. - Đặc điểm kinh tế trên địa bàn Quận: Thành phần kinh tế Số đơn vị - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 17 - HTX sản xuất công nghiệp và dịch vụ 6 - Doanh Nghiệp Nhà nước 17 - DN ngoài quốc doanh (gồm C.TY, DN) 296 (nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm của NHNo&PTNT Quận Tây Hồ). - Kinh tế địa bàn quận chủ yếu tập trung vào các ngành Công nghiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ và Du Lịch như sau: Ngành kinh tế Giá trị sản xuất (tr.đồng) Tỷ lệ (%) - Công nghiệp 141.164 37,9 - Nông nghiệp 24.558 6,7 - Thương nghiệp và Dịch vụ 150.586 40,6 - Xây dựng Cơ bản 38.304 10,3 - Vận tải 17.071 4,6 (nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm của NHNo&PTNT Quận Tây Hồ). 2. Tình hình hoạt động của chi nhánh trong năm gần đây. NHNo & PTNT Quận Tây Hồ là một chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT Hà Nội, kết quả kinh doanh đạt được phần lớn các chỉ tiêu được giao, từ thành tích lá cờ đầu của năm 2002 đã tạo đà cho năm 2003 chi nhánh tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng nguồn vốn và sử dụng vốn. Ngoài yếu tố khách quan do có thuận lợi cơ bản là nền kinh tế tăng trưởng ảnh hưởng tốt đến hoạt động kinh doanh năm nay của chi nhánh còn nguyên nhân chủ quan là nhờ sự quan tâm chỉ đạo kịp thời và tạo điều kiện của Đảng uỷ, Ban Giám đốc, các phòng ban chức năng của NHNo & PTNT Hà Nội. Về nỗi lực là nhờ có sự đoàn kết nhất trí cao từ chi bộ, Ban Giám Đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh đã tranh thủ được thuận lợi, tận dụng cơ hội vượt qua khó khăn nên trong năm 2003 chi nhánh đã đạt được thuận lợi, tận dụng cơ hội vượt qua khó khăn nên trong năm 2003 chi nhánh đã đạt được hiệu quả kinh doanh tương đối tốt, tỷ lệ sinh lời trên một đồng vốn tương đối cao, các chỉ tiêu đều đạt kế hoạch được giao cụ thể: Bảng1:Tình hình kinh doanh trong 3 năm (2001-2003) tại chi nhánh. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ Tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1. Nguồn vốn 258.600 327.012 293.065 - Nội tệ 238.600 298.388 263.008 - Ngoại tệ 20.000 28.624 30.057 2. Sử dụng vốn 109.260 193.311 192.209 - Ngắn hạn 80.534 144.983 144.157 - Trung, Dài hạn 28.257 48.328 48.052 3. Nợ quá hạn(%) 0,04 0,39 0,17 4. Lợi nhuận 1.688 7.300 5.657 (nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm của NHNo&PTNT Quận Tây Hồ). 2.1. Tình hình huy động vốn. Hoạt động huy động vốn mặc dù có những biến động phức tạp về lãi suất và tỷ giá ngoại tệ, tuy nhiên với những biện pháp nghiệp vụ linh hoạt, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Tây Hồ vẫn thu được kết quả khả quan. Nguồn vốn của chi nhánh đến 31/12/2003 đạt 320.3 tỷ đồng nếu số tuyệt đối thì giảm so với năm 2002 gần 2 tỷ nhưng xét về chất thì cao hơn năm 2002 vì trong cơ cấu nguồn vốn dân cư ổn định và tăng trưởng bền vững. Cơ cấu nguồn vốn ổn định và lãi suất bình quân đầu vào thấp trong điều kiện đầu năm 2003 lãi suất thị trường tăng cao, đồng thời NHNo&PTNT quận Tây Hồ cũng chủ động có những biện pháp khác để giữ cho nguồn vốn không giảm thấp như đưa ra những chương trình khuyến mại khách hàng, bộ phận huy động vốn có thái độ nhiệt tình với khách hàngnên giữ được nguồn vốn ổn định chi nhánh đã đáp ứng được nguồn vốn cho yêu cầu sử dụng tại chỗ và có nguồn vốn dôi dư điều về ngân hàng cấp trên. Bảng2: Huy động vốn trong 3 năm (2001-2003) của chi nhánh. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số lượng So 01/00 Số lượng So 02/01 Số lượng So 03/02 Nguồn vốn 258.600 +350% 327.012 +26,5% 325.500 -10,4% 1. KKH 72.408 58.505 -19,2% 83.653 +28,6% -Tỷ trọng 28% 17,9% 25,7% 2. CKH 186.192 268.507 +44,2 241.847 -18,9% -Tỷ trọng 72% 82,1% 74,3% (nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm của NHNo&PTNT Quận Tây Hồ). Với nguồn vốn ổn định và tăng trưởng nhanh nên chi nhánh đã đáp ứng được nguồn vốn cho yêu cầu sử dụng tại chỗ và có nguồn vốn dôi dư điều về Ngân hàng No cấp trên hưởng phí thừa vốn tăng thu nhập. Có được thành tích trên do ban lãnh đạo chi nhánh và các phòng ban quan tâm thực sự đến công tác nguồn vốn, tìm nhiều biện pháp tích cực thu hút nguồn vốn, chú trọng nguồn vốn từ dân cư, trong năm 2003 tăng thêm 01 phòng giao dịch để giữ địa bàn và huy động vốn từ dân cư nên vốn huy động từ dân cư của chi nhánh tăng nhanh (đạt tốc độ tăng 59%). 2.2. Hoạt động sử dụng vốn. Cho vay là hoạt động chính của NHNo Tây Hồ, doanh thu từ hoạt động cho vay chiếm tới 90% tổng lợi nhuận của Ngân hàng. Trong những năm gần đây, mặc dù hoạt động trên địa bàn có môi trường cạnh tranh gay gắt do có nhiều tổ chức tín dụng nhưng quy mô cho vay của Ngân hàng vẫn tăng qua các năm. Năm 2003 quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh Tây Hồ không mở rộng mà đi vào chất lượng là chính. Tổng số khách hàng đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Tây Hồ là 568 đơn vị và hộ gia đình với tổng dư nợ đang lưu hành là193.246 triệu đồng so với 31/12/2002 giảm 1.102 triệu đồng. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ gia đình chiếm tỷ lệ 93,8% và chiếm 86,8% trong tổng dư nợ. Doanh nghiệp nhà nước có 5 đơn vị với dư nợ là 25.250 triệu đồng, chiếm 13,2% tổng dư nợ, điều này chứng tỏ chi nhánh Tây Hồ đã đầu tư đúng hướng, đúng đường lối chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm phát triển mô hình này bình đẳng với doanh nghiệp Nhà nước. Doanh số cho vay cả năm 2002 đạt 274.760 triệu đông so với cùng kỳ năm 2001 tăng 91.760 triệu đồng Bảng3: Sử dụng vốn trong 3 năm (2001-2003) tại chi nhánh Tây Hồ. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 1. Tổng dư nợ 109.260 193.311 192.209 2. Doanh số cho vay 183.000 274.760 270.246 3. Doanh số thu nợ 108.600 191.430 268.669 4. Nợ quá hạn 46,4 778,8 325,8 5. NQH/Tổng dư nợ 0,04 0,39 0,17 6. NQH đã thu hồi - 113 29.500 (nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm của NHNo&PTNT Quận Tây Hồ) Với chức năng kinh doanh tiền tệ NHNo quận Tây Hồ chủ động cho vay đa dạng hoá các thành phần kinh tế, cho vay tập trung chủ yếu vào các phương án, dự án có hiệu quả như ngành in, ngành dịch vụ, sản xuất và thương mại góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật của các thành phần kinh tế nhắm nâng cao tính cạnh tranh của họ trên thị trường, nhất là nền kinh tế thị trường mở hiện nay. 2.3 Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác: Hoạt động dịch vụ của chi nhánh cũng được cái thiện, thời gian hoạt động dịch vụ còn hạn chế, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, hoạt động dịch vụ tập trung vào mục đích giữ vững, củng cố mối quan hệ kinh doanh giữa ngân hàng và khách hàng, phục vụ tăng trưởng dư nợ và hiệu quả chung của chi nhánh. Vì chi nhánh là một Ngân hàng nhỏ, mới đi vào hoạt động chưa lâu nên ở đây mới chỉ đưa vào thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế (gồm mở L/C, thanh toán T/T) với doanh thu khá. - Nghiệp vụ bảo lãnh: Tính đến 31/12/2003, phát hành chứng thư bảo lãnh 39 món, trị giá bảo lãnh 9.879 triệu tăng 110,7% so với cùng kì năm trước, phí thu được 16 triệu. Chưa có món bảo lãnh nào phải cho vay bắt buộc, ngoài hình thức bảo lãnh dự thầu không phải ký quỹ, các hình thức bảo lãnh khác khách hàng đều phải ký quỹ từ 20-50 % tuỳ mức độ tín nhiệm. Bảng4: Bảo lãnh trong 3 năm (2001-2003) tại chi nhánh. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số món 60 46 39 Số tiền 8.609 4.687 9.879 (nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm của NHNo&PTNT Quận Tây Hồ). - Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Năm 2003, đã phát hành và mở L/C phục vụ cho khách hàng trong việc thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu như sau: + Mở L/C nhập khẩu 02 món số tiền 64.000 USD. + Mở L/C xuất khẩu 01 món số tiền 23.000 USD. + Thanh toán T/T 20 món trị giá 793.000 USD. Bảng5: Mở L/C trong 3 năm (2001-2003) tại chi nhánh Tây Hồ. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số tiền Số tiền Số tiền Mở L/C 51.846 (tr.đồng) 290.395,2 (USD) 17.303,2 (USD) 21.513,12 (EUR) 58.550 (JPY) 87.000 (USD) Thanh toán T/T 24.673 (Tr.đồng) 120.251 (USD) 266.588 (JPY) 793.000 (USD) (nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm của NHNo&PTNT Quận Tây Hồ). Tóm lại, trong năm 2003, cùng với những thuận lợi cơ bản còn có không ít khó khăn song với sự nỗi lực không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh Tây Hồ có thể tự hào với kết quả kinh doanh đạt được. Tuy nhiên Chi nhánh phải không ngừng vươn lên hơn nữa để phấn đấu trong năm 2004, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được NHNo & PTNT Hà Nội giao cho. 2.4. Công tác an toàn kho quỹ. Năm 2003, tiền mặt qua quỹ nghiệp vụ của chi nhánh rất cao 1458 tỷ bình quân mỗi tháng là 121 tỷ. Cán bộ kho quỹ của chi nhánh đã có rất nhiều cố gắng mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc, ngoài ra còn thực hiện thu tiền lại nhiều đơn vị và cá nhân, đối với đơn vị có số tiền lớn đều được ngân hàng No&PTNT Tây hồ phục vụ thu tại chỗ. Việc vận chuyển tiền từ kho quỹ ra chi nhánh hàng ngày cũng được đặc biệt chú trọng về khâu an toàn tài sản tiền bạc với khối lượng tiền mặt qua quỹ hàng ngày rất lớn nhưng đã không để xảy ra sự cố trên đường cũng như khâu kiểm đếm bảo đảm chọn lọc kịp thời, đảm bảo định mức tồn quỹ. Đặc biệt cán bộ kiểm ngân thu quĩ của chi nhánh có thái độ tiếp khách ân cần mềm mại, có tức tính kiêm khiết nhiều lần trả tiền thừa cho khách hàng gửi tiền, được khách hàng tin cậy và khen ngợi. 2.5. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Từ năm 2000 đến nay chi nhánh luôn đạt được và vượt chỉ tiêu kế hoạch có quỹ thu nhập dương đủ quỹ lương cho cán bộ công nhân viên. Đặc biệt năm 2002, năm được coi là bước đột phá trong hoạt động của chi nhánh Tây Hồ với tốc độ tăng trưởng cao cả về quy mô cũng như chất lượng nguồn vốn và sử dụng vốn. Năm 2002, tổng nguồn vốn của chi nhánh đã đạt được lên tới gần 330 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2001. Năm 2003 chi nhánh đã đạt hiệu quả kinh doanh tương đối cao, tỷ lệ sinh lời trên một đồng vốn cao...đặc biệt trong năm 2003 chi nhánh co cơ cấu nguồn vốn ổn định và lãi suất bình quân đầu vào thấp trong khi đầu năm 2003 lãi suất thị trường tăng cao, các tổ chức tín dụng đua nhau tăng lãi suất nhằm giành thị phần mà không quan tâm đến kết quả kinh doanh...khi đó ngân hàng Tây Hồ vẫn chấp hành tốt sự chỉ đạo về lãi suất của NHNo&PTNT Hà Nội, đồng thời cũng có những biện pháp linh hoạt để giữ cho nguồn vốn không giảm thấp. Năm 2003 đã đạt được là tổng thu cả năm đạt 27.494 triệu, tổng chi 22.487 triệu và quỹ thu nhập cả năm đạt trên 5 tỷ (xem bảng 6). Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm (2001-2003). Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng thu 14.128 26.048 28.144 Tổng chi 12.440 18.748 22.487 Quỹ thu nhập 1.688 7.300 5.657 (nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm của NHNo&PTNT Quận Tây Hồ). Trước những thành tựu đạt được có những khó khăn trước mặt: * Trên địa bàn quận Tây Hồ có nhiều ngân hàng thương mại cùng hoạt động, sau đó mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt gãy gặt hơn. * Ngân hàng nông nghiệp quận Tây Hồ thành lập sau, qui mô hoạt động còn nhỏ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trụ sở đi thuê, mạng lưới chưa mở rộng, thị phần còn ít, mô hinh tổ chức chưa được hoàn chỉnh. * Công nghệ ngân hàng còn hạn chế so với các ngân hàng thương mại quốc doanh khác. * Trình độ cán bộ chuyên môn còn thấp, chưa đồng đều, cán bộ chuyển sáng công việc mới, một số cán bộ nhân viên mới vừa ra trương đại học rất ít kinh nghiệm trong cong việc. III. Thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại chi nhánh nhno&ptnt quận tây hồ. 1. Tình hình hoạt động tín dụng trung, dài hạn. 1.1. Tình hình huy động vốn trung, dài hạn. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi để cho vay. Huy động vốn cho vay có tác động qua lại lẫn nhau: Có huy động được vốn thì mới cho vay được, mà cho vay dược thì mới huy động vốn. Huy động được nhiều vốn với chi phí và cơ cấu hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình cho vay. Ngược lại, cho vay được nhiều tiền sẽ kích thích ngân hàng tìm biện pháp huy động đa dạng, phong phú để thoả mãn nhu cầu ngày càng một tăng của khách hàng. Do nắm bắt được thời cơ, vận dụng đúng quy luật thị trườg nên công tác huy động vốn đạt được kết quả khả quan: Trong đó cùng không thể không nghĩ đến công tác huy động những nguồn vốn ổn định, tức là nguồn vốn trung, dài hạn đáp ứng nhu cầu cho vay trung, dài hạn. Bảng 6: Cơ cấu huy động vốn trung, dài hạn tại chi nhánh. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) - HĐ ngắn hạn 96.400 37,3 109.597 31 151.607 47,3 - HĐ trung, dài hạn 162.200 62,7 244.891 69 168.727 52,7 - Tổng nguồn vốn 258.600 100 354.488 100 320.334 100 (Nguồn: Báo cáo thường niên kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh). Năm 2001 huy động vốn trung, dài hạn đạt 162.220 triệu đồng chiếm 62,7% tổng huy động vốn. Năm 2002 được đánh giá là năm có bước tăng trưởng đốt phá nhất trong lịch sử của chí nhành cả về số lượng lẫn tỷ trọng, do nền kính tê của thủ đồ nói riêng nền kính tê cả nước nói chung ổn định và có mức tăng trưởng cao, huy động vốn trung dài hạn đạt 244.891 triệu đồng chiếm 69% tổng huy động vốn với mức tăng trưởng 50,98%. Còn năm 2003 do nền kinh tế có sự biến động mạnh mẽ nền mức tăng trưởng của chi nhánh giảm nhưng nói về chất lượng thì tương đối cao so với năm 2002 vì trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh không có nguồn mua buôn của các tổ chức tín dụng, hầu hết là nguồn vốn dân cư ổn định và mức tăng trưởng bền vững, huy động vốn trung, dài hạn đạt 168.727 triệu, chiếm 52,7% tổng huy động. Để đạt được những kết quả khả quan như trên là do có nỗi lực của toàn thể ban giám đốc, các cán bộ nhân viên của chi nhánh trong công tác huy động trung, dài hạn . 1.2. Tình hình tín dụng trung, dài hạn theo thời gian. Mặc dù thế mạnh của chi nhánh Tây Hồ là tín dụng ngắn hạn, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Nhưng trong những năm gần đầy hoạt động tín dụng trung, dài hạn ngày càng có xu hướng tăng lên trong tổng doanh số dư nợ cho vay của chi nhánh. Tín dụng trung dài hạn đã tăng không ngừng qua các năm về doanh số dư nợ mặc dù tỷ trọng của nó tăng không đáng kể. Qua bảng 7 có thể thấy rõ mức độ tăng trưởng tín dụng trung dài hạn của chí nhánh. Năm 2001 số dư nợ trung dài hạn mới chỉ đạt 28.257 triệu, chiếm 26% tổng dư nợ, sang năm 2002 con số này đã tăng gần cấp đôi lên tới 47.990 triệu đồng chiếm 25% tổng dư nợ, năm 2003 dư nợ đạt 48.277 triệu đồng chiếm 26,8% tổng dư nợ. Đây là kết quả khả quan đối với hoạt động tín dụng trung dài hạn của chi nhánh. Trong năm 2003 ngân hàng đã tích cực mở rộng cho vay trung dai hạn bằng nhiều biện pháp như đa dạng hoá các loại hình cho vay, chủ động khai thác, tìm kiếm nhu cầu vốn trung dài hạn trong nền kinh tế. Tiếp tục phát triển hoạt động tín dụng trung, dài hạn, đáp ứng nhu cầu trong nền kinh tế hiện nay nên chi nhánh đã ngày càng mở rộng hơn nữa hoạt động tín dụng trung, dài hạn. Nằm ở quận Tây Hồ là khu vực có thể mạnh về ngành xây dựng, ngành du lịch, ngành nông nghiệp, cây trồng và hộ sản xuất đều là ngành có nhu cầu vốn tương đối lớn để đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm là môi trường thuận lợi cho công tác tín dụng trung dài hạn của chi nhánh. Ngân hàng đã tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, thực hiện tốt những quy định của ban giám đốc và ngân hàng cấp trên. Bảng 7: Cơ cấu cho vay trung, dài hạn theo thời gian tại chi nhánh. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tỷ trọng 01/00 02/01 03/02 1. Doanh số cho vay 183.000 274.760 268.910 - 50,1 -2,1 - Ngắn hạn 156.695 237.503 224.052 - Trung, dài hạn - Tỷ trọng (%) 26.540 14,5 33.892 12,5 43.182 17 - 27,7 26,5 2. Doanh số thu nợ 108.600 191.382 267.270 - Ngắn hạn 105.508 174.302 241.875 - Trung, dài hạn - Tỷ trọng (%) 2.500 2,3 14.160 7,5 45.110 16 - 472,6 200,8 3. Tổng dư nợ 109.260 193.311 192.209 - Ngắn hạn, dài hạn 80.534 143.735 131.622 - Trung, dài hạn - Tỷ trọng (%) 28.257 26 47.990 25 48.277 26,8 580,6 69,8 0,6 (Nguồn: Báo cáo thường niên kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh). 1.3. Tình hình tín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH410.doc
Tài liệu liên quan