Đề tài Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Bộ tài chính cần tổ chức hạch toán tốt việc kiểm tra, hạch toán kế toán của các doanh nghiệp theo pháp lệnh hạch toán kế toán và thống kê nhằm đảm bảo số liệu chính xác, trung thực, kịp thời. Các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán là nguồn số liệu chủ yếu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó ngân hàng tiến hành thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp, một trong những yếu tố cơ bản để ngân hàng xem xét và đi đến quyết định có nên đầu tư cho dự án hay không.

Các cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu cần đề cao trách nhiệm của mình. Trước hết phải đảm bảo cân đối, tránh tình trạng nhập tràn lan hoặc hạn chế quá mức sẽ gây nên những biến động trên thị trường. Các chính sách xuất nhập khẩu phải ổn định tương đối lâu dài, tránh tình trạng vốn tín dụng đã được đầu tư vào dự án sản xuất các hàng hoá xuất khẩu chưa kịp thu hồi vốn thì đã có sự thay đổi chính sách khiến cho ngân hàng không thu hồi được nợ.

Các cơ quan chức năng cần kiểm tra và chẩn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho đồng bộ, thống nhất, chỉ cấp một bản gốc duy nhất nhằm ngăn chặn sự lợi dụng của khách hàng quy định rõ trách nhiệm của sở nhà đất và các cơ quan tương đương trong việc làm thủ tục chuyển nhượng không đúng pháp luật gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ từ tài sản thế chấp.

Đẩy mạnh công tác thống kê nhằm thống kê tổng hợp các tỷ lệ tài chính của các ngành, các doanh nghiệp, từ đó rút ra tỷ lệ trung bình năm để làm căn cứ phân tích kinh tế, so sánh, đánh giá các doanh nghiệp hiện đang ở tình trạng nào.

 

doc66 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôị bộ, kiểm tra các thông tin do kế toán cung cấp, xem xét việc tính và ghi các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính, kiểm tra tính chiếm lược và tính hiệu quả trong các đơn vị . phòng hành chính nhân sự : với chức năng hành chính, phòng hành chính nhân sự thực hiện công tác văn thư, hành chính, quản trị, tuyên truyền, tiếp thị lễ tân, tiếp khách nhằm mục tiêu xây dựng SGD văn minh, lịch sự, với chức năng nhân lực, phòng giúp giám đốc quy hoạch, sắp xếp và bố trí cán bộ của SGD, thực hiện các quyết định khen thưởng, kỷ luật cán bộ khi có quyết định của Hội đồng khen thưởng và kỷ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động cũng như đề xuất cho cán bộ của sở đi học tập, tham quan 1.7 phòng kế toán ngân quỹ : các cán bộ phòng kế toán, ngân quỹ không chỉ hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh của SGD theo quy định mà còn tổ chức hạch toán, theo dõi các quỹ, vốn tập trung toàn hệ thống NHNo. Phòng này có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ rút tiền tự động, két sắt, thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, vận chuyển tiền, quản lý kho, quỹ nghiệp vụ, tham gia thanh toán liên hàng phòng còn đảm nhận các công việc về tài chính, phân tích hoạt động tài chính cho đến việc nộp ngân sách nhà nước theo quy định. Tình hình hoạt động kinh doanh của sở Kể từ khi nước ta bước sang nền kinh tế thị trường, bước sang một giai đoạn mới – một giai đoạn phát triển theo chiều sâu, theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Đó là một lĩnh vực nhậy cảm đòi hỏi phải có những bước đi thận trọng trong quá trình đổi mới, trong hệ thống Ngân hàng nói chung và sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam nói riêng có những nhiệm vụ rất nặng nề, vừa phải khắc phục những hậu quả cũ, vừa phải đáp ứng nhu cầu của đổi mới trước những khó khăn thử thách phải vượt qua. Để có thể bước qua được những thử thách, khó khăn đó và hoà chung với nhịp độ phát triển của đất nước, Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam đã bám sát định hướng của các ngành, tổ chức thực hiện các công tác như đã định. Cụ thể trong năm qua Sở đã có nhiều phấn đấu, tập chung cải thiện chất lượng tín dụng, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách với phương châm “ ổn định, an toàn, hiêu quả, phát triển” góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn hệ thống. 2.1.Tình hình huy động vốn. Đối với một Ngân hàng thì nguồn vốn là yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động kinh doanh. Khi nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động vốn thấp thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Hướng theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn trong hai năm qua ta đã thấy rõ được sự phát triển mạnh mẽ của Sở giao dịch. Sở đã tập chung khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế bằng cách đưa ra các hình thức huy động năng động và phù hợp có tính cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng, khơi tăng nguồn vốn huy động đặc biệt là nguồn có thời hạn dài phục vụ cho đầu từ phát triển. Biểu 1: Tình hình huy động vốn tại SGD – NHNo & PTNT Việt Nam ( đã quy ra VND). Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng nguồn huy động Phân theo ngành Tiền gửi doanh nghiệp Tiền gửi dân cư Phân theo thời hạn Không kỳ hạn Kỳ hạn dưới 12 tháng Kỳ hạn trên 12 tháng Phân theo đơn vị tiền tệ Bằng VND Bằng USD 564 355 209 146,5 171 247 62,6 501,4 100 62.9 37.1 25.9 30.32 43.7 11.11 88.89 1.623 978 645 372 664 587 758 865 100 60.28 39.72 23 41 36 46 54 (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của SGD năm 1999, 2000 ) Năm 1999. Tổng nguồn vốn huy động đạt được 564 tỷ đ, tăng 8.5% so với năm 1998. Trong đó nguồn vốn nội tệ đạt 62,6 tỷ đ, chiếm 11.11%, nguồn vốn ngoại tệ đạt 35.748 nghìn USD chiếm 88.99% tổng nguồn vốn, tương đương với 501,4 tỷ đ. Cơ cấu nguồn vốn gồm có. Nguồn không kỳ hạn146,5 tỷ đ, chiếm 25.95% tổng nguồn vốn Nguồn kỳ hạn dưới 12 tháng là 171 tỷ đ, chiếm 30.32% tổng nguồn vốn. Nguồn kỳ hạn trên 12 tháng là 247 tỷ đ, chiếm 43.7% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ 12 tháng ( chiếm tỷ lệ 99% ), tiền gửi tiết kiệm nội tệ 12 tháng chỉ đạt 2,5 tỷ đ (1%) nên việc giảm lãi xuất liên tục trong năm không ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của sở. Nguồn vốn nội tệ của sở chiếm tỷ trọng không đáng kể so với tổng nguồn vốn, nhưng đạt được nguồn vốn 62 tỷ đ trong đó tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam đạt 23,5 tỷ đ là nỗ lực lớn vì sở mới chỉ nhận tiền gửi nội tệ từ tháng10/1998, thực hiện huy động tiết kiệm nội tệ từ tháng 3/1999. Năm 2000. Nguồn vốn huy động đạt được 1.623tỷ đ, tăng 188% (1.059 tỷ đ) so với năm 1999. Trong đó: Nguồn vốn ngoại tệ: 59.633 nghìn USD tương đương 865 tỷ đ, tăng 67% so với năm 1999, chiếm tỷ lệ 54% tổng nguồn vốn. Nguồn nội tệ : 758 tỷ đ,tăng 1.103% so với năm 1999, chiếm tỷ lệ 46% tổng nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn. Không kỳ hạn: 372 tỷ đ, chiếm tỷ lệ 23% tổng nguồn vốn. Kỳ hạn dưới 12 tháng: 664 tỷ đ, chiếm tỷ lệ 41% tổng nguồn vốn. Kỳ hạn trên 12 tháng: 587 tỷ đ, chiếm tỷ lệ 36% tổng nguồn vốn. Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng 64% tổng nguồn vốn làm tăng khả năng linh hoạt khi có sự thay đổi về lãi suất. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn cao ( chiếm tỷ trọng 77%) nên chi phí huy động vốn của sở giao dịch lớn, lãi suất bình quân đầu vào cao. Cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế. Tiền gửi của dân cư: 645 tỷ đ, chiếm tỷ lệ 39.72% tổng nguồn vốn. Tiền gửi của các đơn vị: 978 tỷ đ, chiếm tỷ lệ 60.28% tổng nguồn vốn. Năm 2000, Sở giao dịch đã áp dụng đa dạng hoá các hình thức huy động với các thời hạn, lãi suất linh hoạt và hợp lý nên đã đạt được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao ( 188%) đặc biệt là nguồn vốn nội tệ tăng 1.103% so với năm 1999, nâng tỷ trọng nguồn vốn nội tệ trong tổng nguồn vốn từ 11% năm 1999 lên 46 % tổng nguồn vốn. Đã tiếp cận và tạo được quan hệ tiền gửi với một số khách hàng nguồn vốn như Trường đại học dân lập Đông đô, Quỹ hỗ trợ phát triển, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam , bước đầu đạt kết quả tốt. Tiền gửi dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ, chiếm tỷ lệ 93.49%. tiền gửi nội tệ mặc dù năm 2000 đã áp dụng linh hoạt nhiều hình thức huy động vốn trong dân cư như phát hành kỳ phiếu trả lãi trước, kỳ phiếu 2 năm, tổ chức quầy thu, chi tiết kiệm riêng phục vụ thuận lợi người gửi tiềnnhưng tốc độ tăng tiền gửi nội tệ chậm chỉ đạt 42 tỷ đ, chiếm 6.51% nguồn vốn huy động từ dân cư. 2.2 Hoạt động cho vay. Cho vay là một chỉ tiêu quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng song cũng là công tác dễ phát sinh rủi ro nhất do môi trường pháp lý chưa đồng bộ, môi trường kinh tế chưa ổn định, tính chất khách quan phức tạp. Mục tiêu của sở là “ Kinh tế phát triển, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lý”. Biểu 2: Tình hình cho vay của SGD –NHNo Việt Nam Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu 1999 2000 Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng số Tỷ trọng(%) 1. Doanh số cho vay 222,62 100 404,658 100 - Quốc doanh 211,6 95 398,04 98.4 - Ngoài quốc doanh 11,02 5 6,618 1.6 2. Doanh số thu nợ 230,277 100 323,095 100 - Quốc doanh 213,697 92.8 316,64 98 - Ngoài QD 16,58 7.2 6,495 2 3. Dư nợ 183 100 236,076 100 - Quôc doanh 180,5 98.6 234,522 99.3 - Ngoài QD 2,5 1.4 1,554 0.7 4. Nợ quá hạn 39,7 8,5 ( Nguồn số liệu: phòng kinh doanh SDG – NHNo Việt Nam ) Nhìn vào tình hình sử dụng vốn của Sở ta thấy doanh số cho vay tăng qua các năm. Năm 1999, doanh số đạt 222,62 tỷ VND tăng 59tỷ(35%) so với năm 1998. Tiếp tục tăng đến năm 2000 thì con số đó đã lên tới 404,658 tỷ đ, tăng tăng 81.7% ( tức là 182tỷ đ) trong đó cho vay đối với khu vực quốc doanh tăng 186,44 tỷ đ, và giảm 4,402 tỷ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Xét về doanh số thu nợ đã đạt 230,277tỷ đ vào năm 1999, tăng 107tỷ (86.9%) so với năm 1998. Trong đó thu nợ quá hạn 21,4tỷ đ. Sang năm 2000 doanh số thu nợ đạt 323,095tỷ tăng 92,818 tỷ đ, tăng 40.3% so với năm 1999. Trong đó thu nợ quá hạn 4,1tỷ đ. Dư nợ đến 31/12/1999 đạt 183 tỷ đ, giảm so với 31/12/1998 là 25 tỷ đ,(12%). Trong đó dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 66tỷ đ, tăng 18tỷ(37%) so với năm 1998, chiếm tỷ lệ 36% tổng dư nợ. Đến năm 2000, dư nợ đạt 236tỷ đ, tăng29% (53tỷ)so với năm 1999. Trong đó dư nợ cho vay nội tệ đạt 154 tỷ đ, tăng 133%(88tỷ), chiếm 65% tổng dư nợ. Xét về nợ quá hạn đến 31/12/1999 là 39,7 tỷ đ, chiếm 21.72 % tổng dư nợ , giảm 1.22% so với năm 1998. Trong đó chủ yếu nợ quá hạn của các khoản vay ngoại tệ từ năm 1998 trở về trước. Các khoản vay năm 1999 phát sinh nợ quá hạn là 7,1tỷ đ, đã thu nợ ngay trong năm, còn lại nợ quá hạn đến 31/12/1999 là 0,3 tỷ đ. Đặc biệt cho vay bằng nội tệ không có phát sinh nợ quá hạn. Sang năm 2000, nợ quá hạn là 8,5 tỷ đ, chiếm 3.6% tổng dư nợ, giảm 17.7% (35,5tỷ). Nợ quá hạn giảm đột biến là do các nguyên nhân: + xử lý nợ quá hạn cho vay bằng ngoại tệ trên địa bàn Hải Phòng đã có nhiều biện pháp tích cực và bước đi cụ thể. Tranh thủ sự phối hợp của viện kiểm sát đã thu được 4,1 tỷ đ ( trong đó thu về cho Sở là 3,2 tỷ ). + Tích cực bàn giao nợ về các chi nhánh quản lý và theo dõi. + Tích cực và chủ động phối hợp với tổng công ty mía đường I đề xuất giải quyết khó khăn về khoản vay của Tổng công ty. Đã được Ngân hàng cho phép kéo dài thời gian nợ, phục hồi dư nợ chuyển nợ quá hạn vào trong hạn. + Hoàn thiện hồ sơ và được giải quyết rủi ro đợt 3 năm 2000. Có thể thấy rằng, qua 2 năm hoạt động từ năm1999 hoạt động tín dụng của Sở chủ yếu tập chung trên địa bàn Hà nội, khách hàng là các doanh nghiệp chưa cho vay hộ gia đình và cá nhân. có thể đánh giá rằng khách hàng của sở với số lượng không nhiều, quy mô hoạt động và mức đầu tư tín dụng vừa và nhỏ, năng lực sản xuất kém. Sang năm 2000, công tác tín dụng của Sở đã có chuyển biến tích cực, doanh số cho vay tăng 81% so với năm 1999, dư nợ cho vay tăng 29 % so với đầu năm, thực hiện chiến lược khách hàng bước đầu đã đạt kết quả. Sáu tháng đầu năm đã có thêm 3 khách hàng mới vay vốn tại Sở giao dịch là Tổng công ty xây dựng công nghiệp, Công ty vật tư Ngân hàng, Xí nghiệp may xuất khẩu. Số khách hàng này dư nợ chưa cao nhưng là những khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tài chính lành mạnh. Qua biểu 2 ta cũng thấy rằng, việc hạn chế cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay hoặc đòi hỏi phải có tài sản thế chấp khi vay vốn đã phần nào làm giảm tỷ trọng cho vay trong khu vực này. Với 2 năm hoạt động là thời gian quá ngắn để Sở giao dịch có thể đi sâu vào lĩnh vực hoạt động tín dụng một cách có hiệu quả, chưa có kinh nghiệm nên phần nào còn hạn chế đây là một lý do giải thích cho kết quả trên. Mặt khác, từ năm 1997 trở lại đây,sự phát triển mạnh mẽ đến mức ồ ạt của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã phần nào chững lại. Việc làm ăn theo kiểu “ chụp giật” và việc yếu kém trong khả năng kinh doanh của công ty tư nhân đã dẫn đến nhiều đơn vị bị phá sản, đẩy khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đi xuống do vậy mà việc đầu tư trong lĩnh vực này không còn là mục tiêu cho các Ngân hàng. 2.3 Hoạt động mua bán ngoại tệ Được giao nhiệm vụ đầu mối duy nhất trong thanh toán và kinh doanh ngoại tệ. Từ cuối tháng 3 năm 1999 Sở giao dịch đã cố gắng và bước đầu thực hiện đã thực hiện được vai trò Sở đầu mối, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các chi nhánh làm dịch vụ cho các Ngân hàng, vừa kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả. Doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi ra USD đạt 1.430 triệu, bằng 251% so với năm 1998. Trong đó mua các chi nhánh đạt 116 triệu USD, bằng 42.42 % tổng doanh số mua, bán cho các chi nhánh 131 triệu USD, bằng 43.12 % tổng doanh số bán. Thu nhập từ hoạt động mua bán ngoại tệ năm 1999 đạt 4,5 tỷ đ, tăng 1,4 tỷ đ so với năm 1998. Từ cuối tháng 6/1999 đã tiếp nhận REUTERS phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ, giao dịch tiền gửi, trao đổi thông tin của NHNo trên thị trường liên Ngân hàng trong nước và quốc tế đều thực hiện qua hệ thống này. Sang năm 2000, hoạt động mua bán ngoại tệ của Sở giao dịch đã cơ bản đảm bảo nhu cầu thanh toán của khách hàng trong thời điểm khó khăn về ngoại tệ. Doanh số mua từ khách hàng của Sở đạt 16 triệu, bán cho khách hàng 69,4 triệu, trong đó có 32,2 triệu từ nguồn của NHNN. Sử dụng mạng REUTERS, Sở giao dịch đã từng bước triển khai thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế, chủ yếu mua bán một số ngoại tệ mạnh EUR, GBP, JPY bước đầu vừa học vừa làm, doanh số kinh doanh chưa nhiều nhưng góp phần vào thu nhập của Ngân hàng, tạo được nguồn ngoại tệ hỗ trợ cho các chi nhánh và thu được những kinh nghiệm cần thiết để mở rộng ra những năm tới. Thu nhập của hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2000 đạt 10,1 tỷ đ, tăng 124 % so vơi năm 1999. 2.4 Hoạt động thanh toán quốc tế Doanh số thanh toán quốc tế phục vụ khách hàng tại Sở giao dịch đạt 243 triệu USD, tăng 53.45% so với năm 1998, trong đó hàng nhập khẩu đạt 163.5 triệu USD, chiếm tỷ lệ 67.28%, thanh toán hàng xuất khẩu đạt 76 triệu USD chiếm 31%, thanh toán kiều hối đạt 3.5 triệu USD chiếm tỷ lệ 1.44 % tổng doanh số thanh toán. dịch vụ thanh toán đa năng như thanh toán LC, nhờ thu, thanh toán kiều hối, bảo lãnh. Với năm 2000 thì hoạt động có tính khả quan hơn Thanh toán hàng nhập khẩu: Mở LC: 284 món, trị giá 69 triệu USD Thanh toán LC: 344 món, trị giá 56.8 triệu USD Chuyển tiền: 614 món, trị giá 34 triệu USD Nhờ thu: 34 món, trị giá 2 triệu USD Thanh toán nhờ thu: 41 món, trị giá 2,3 triệu USD Thanh toán hàng xuất khẩu Thông báo LC: 34 món, trị giá 0.4 triệu USD Đòi tiền LC: 73 món, trị giá 0.9 triệu USD Chuyển tiền đến: 627 món, trị giá 27.6 triệu USD Thanh toán kiều hối: 893 món, trị giá 4.3 triệu USD * Qua hoạt động của Sở giao dịch trong 2 năm đầu mới thành lập, mặc dù có nhiều cố gắng song cũng còn nhiều hạn chế. âu cũng là một sự dễ hiểu bởi trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh luôn đè nặng cho các Ngân hàng các thách thức. Với một Ngân hàng kinh doanh theo một cách thông thường đã là khó, còn đây Sở giao dịch với nhiệm vụ là Sở đầu mối ngoài nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ theo lệnh của Tổng giám đốc, Đầu mối thực hiện các nhiệm vụ theo uỷ quyền của NHNo, thì việc kinh doanh đa năng cũng là một lĩnh vực không kém phần quan trọng trong tương lai mang lại thu nhập chính cho Sở. Do đó lĩnh vực hoạt động tín dụng cần phải đẩy mạnh hơn nữa. Thực tế trong hai năm hoạt động trên cho thấy là còn nhỏ bé, chưa tương xứng với quy mô của Sở. Đặc biệt mức dư nợ chưa lớn, mà dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm 46%( 109 tỷ đ) trên tổng dư nợ. Do đó vấn đề cần đạt đến là mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn là một cần thiết cho Sở trong những năm tới. Kết quả kinh doanh ( xem biểu 3 trang bên) Qua biểu này có thể thấy rằng, Sở đã đạt được kết quả khá khả quan trong hai năm qua. Nguồn thu chủ yếu của năm 1999 là lãi tiền gửi đạt 59,9tỷ chiếm tỷ lệ 48% tổng thu. Thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng 34.2% so với tổng thu, đạt thấp hơn so với năm trước do nhiều khách hàng vay vốn gặp khó khăn về tài chính, nợ quá hạn cao không thu được lãi. Một số khoản thu ổn định và tăng trưởng so với năm 1998 như thu dịch vụ thanh toán 4,2 tỷ, thu kinh doanh ngoại tệ 4,5 tỷ đ, hai khoản thu này chiếm tỷ trọng 7 % tổng thu. Trong năm đã áp dụng nhiều biện pháp tiết giảm chi phí dẫn đến tốc độ tăng chi phí ( 17%) thấp hơn nhiều so với tăng thu nhập( 30%) nên vẫn đảm bảo chênh lệch thu chi tăng trưởng 62% so với năm 1998. Trong tổng chi phí chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng 67% tổng chi phí, chí phí trích quỹ dự phòng rủi ro chiếm tỷ trọng 30%, hai khoản này chiếm đến 97%. Các khoản chi khác coi như nhỏ. Biểu 3: Kết quả kinh doanh hai năm 1999- 2000 của Sở giao dịch NHNo Việt Nam. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng thu nhập Thu lãi tiền vay Thu lãi tiền gửi Thu dịch vụ thanh toán Thu kinh doanh ngoại tệ Thu tham gia thị trường mở Thu khác 124,889 42,715 59,887 4,186 4,502 13,598 100 34.2 47.395 3.35 3.61 10.89 126,238 7,762 101,414 3,809 12,783 189 281 100 6 80 3 10 0.4 0.6 Tổng chi phí Chi huy động vốn Chi kinh doanh ngoại tệ Chi nộp thuế Chi cho nhân viên Chi quản lý Trích dự phòng Chi về tài sản 101,646 67,762 243 903 1,747 30,277 673 100 66.69 0.24 0.89 1.72 29.8 0.66 95,613 39,164 2,677 274 1,730 1,577 47,879 100 41 2.8 0.3 1.8 1.7 50 Lãi 23,244 30,625 ( Nguồn số liệu: Phòng kinh doanh Sở giao dịch NHNo Việt Nam ). Sang năm 2000, nhìn chung thì thu nhập và chi phí của Sở đạt thấp. Đặc biệt là lãi tiền vay giảm một cách đáng kể năm 1999 chiếm 34.2% trong tổng thu nhập sang năm 2000 giảm đột ngột suống 6% đây là một bất lợi lớn cho Sở, theo nguồn của Sở thì năm nay chỉ thu được hơn 10% lãi cho vay. Do hạch toán phần thu, chi trả lãi điều hoà vốn ngoại tệ của Sở chuyển sang bảng cân đối của TTDH theo quy chế hạch toán phí điều vốn của NHNo & PTNT. Qua đây, có thể đưa ra ngay một nhận định là khi mà lãi cho vay chỉ chiếm 6% tổng thu mà lãi tiền gửi lại chiếm tỷ lệ quá lớn đến 80% thu nhập của Ngân hàng. Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng rất mạnh, Ngân hàng có lượng vốn dư thừa lớn để gửi ở các Ngân hàng khác kiếm lợi nhuận. Nhìn chung phần vốn huy động dư thừa này không hề làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng, song nó chứng tỏ một điều là : khả năng mở rộng thị trường tín dụng của Ngân hàng còn rất lớn. II. thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch nhno & ptnt Việt Nam. Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại sở giao dịch. Với nhiệm vụ của Sở là đầu mối thanh toán quốc tế, đảm bảo thanh toán kịp thời, an toàn, gây được lòng tin của khách hàng và sự tín nhiệm của các Ngân hàng nước ngoài. Quản lý các tài khoản về vốn của NHNo & PTNT Việt Nam vừa đảm bảo khả năng thanh toán của hệ thống, vừa thực hiện kinh doanh vốn thông qua thị trường liên Ngân hàng góp phần tăng cường năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNTVN. Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh của Sở cũng là một phần quan trọng không thể thiếu được nó góp phần tăng thu nhập của Ngân hàng. Bảng 4: Doanh số cho vay và mức dư nợ trung và dài hạn tại Sở giao dịch NHNo Việt Nam qua 2 năm 1999-2000. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 Trung dài hạn Tỷ trọng(%) Trung dài hạn Tỷ trọng(%) -Tổng DS cho vay -Cho vay TDH 222,62 14,279 100 6.4 405 17,985 100 4.5 - Tổng dư nợ cho vay - Dư nợ TDH 183 104,828 100 57 236,076 109,104 100 46.2 ( Nguồn số liệu: phòng kinh doanh Sở giao dịch NHNo Việt Nam ) Theo bảng trên ta thấy doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 1999, doanh số cho vay trung dài hạn chưa đến 15 tỷ đ, chiếm tỷ trọng 6.4 % trên tổng doanh số cho vay. Sang năm 2000, doanh số này mặc dù có tăng lên 17,985 tỷ đ, song so với tổng doanh số cho vay thì lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với cùng kỳ năm trước. Về mức dư nợ nhìn chung không tăng là mấy, nếu nhìn vào số tuyệt đối thì có thể thấy tăng lên chút ít, năm 1999 mức dư nợ là 104,828 tỷ đ, thì sang năm 2000 mức này tăng lên 109,104 tỷ đ, mức tăng không đáng kể. Còn về số tương đối thì có thể nói rằng một năm hoạt động không mấy thành công của Sở bởi vì so với sự ngày một lớn mạnh của Sở tức là mức dư nợ chung tăng 29% thì mức tăng dư nợ trung và dài hạn là không đáng kể. Lý do để giải thích cho hiện tượng này là do Sở mới được thành lập còn yếu mọi mặt thiếu kinh nghiệm, thị trường chưa biết nhiều. Về cơ cấu cho vay trung dài hạn, thời gian qua cho vay các thành phần kinh tế vẫn chủ yếu là kinh tế quôc doanh. Trong hai năm vừa qua phần lớn Sở chỉ cho vay ưu thế về bên doanh nghiệp quốc doanh. Nguyên nhân của thực trạng trên là: do các dự án vay vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đa phần không thoả mãn các điều kiện vay vốn ( về tài sản thế chấp, về vốn tự có,). Hơn nữa, đây là một thị trường đầy phức tạp, luôn tiềm ẩn những vấn đề bức súc, lừa đảo, kinh doanh bất chính Mặt khác, sự năng động của một số đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh thường đồng nghĩa với sự táo bạo, xem thường pháp luật, sử dụng vốn sai mục đích nên dễ đưa Ngân hàng trở thành nạn nhân của những món nợ khó đòi. Nhanh chóng nhận biết được nguy cơ rủi ro của khu vực kinh tế này, Sở giao dịch là đơn vị mới bước vào lĩnh vực kinh doanh tiền tệ đã cẩn trọng trong việc cho vay đối với khu vực này do đó mà tỷ lệ cho vay khu vực này rất nhỏ. Biểu 5: Tình hình cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 Tổng % Tổng % Tổng dư nợ trung và dài hạn. 104,828 100 109,104 100 KTQD KTNQD 90,254 14,574 86 14 108,814 0,29 99.7 0.3 ( Nguồn số liệu: Phòng kinh doanh Sở giao dịch NHNo Việt Nam ) Trái ngược với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp nhà nước lại có ưu thế hơn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn tín dụng. Thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Sở giao dịch NHNo Việt Nam. Như phần lý luận chung ở chương I đã phân tích, việc nghiên cứu chất lượng tín dụng đòi hỏi phải được xem xét một cách toàn diện, cả về mặt định tính, định lượng, cả trên quan điểm Ngân hàng và khách hàng, cả về lợi ích thuần tuý và lợi ích xã hội. Có như vậy, chất lượng tín dụng mới được phản ánh một cách đầy đủ, khách quan. Xét trên quan điểm Ngân hàng. Theo quan điểm Ngân hàng, chất lượng tín dụng được xem xét trên nhiều chỉ tiêu chung như: Chỉ tiêu dư nợ, chỉ tiêu nợ quá hạn, chỉ tiêu vòng quay của vốn, chỉ tiêu lợi nhuận Để có thể rút ra kết luận về chất lượng tín dụng trung dài hạn của Sở giao dịch, ta sẽ thực hiện tính toán các chỉ tiêu đó với tất cả các khoản tín dụng có thời hạn trên 1 năm. Biểu 6 : Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Đơn vị ( %) Chỉ tiêu 1999 2000 Quốc doanh Ngoài quốc doanh Tổng Quốc doanh Ngoài quốc doanh Tổng 1. Mức dư nợ 49.3 7.96 57.3 46.1 0.2 46.3 2. Vòng quay vốn 0.61 0.97 1.58 0.35 2.23 2.58 3. Nợ quá hạn 17.2 5.7 22.9 1.3 0.03 1.33 4. Nợ quá hạn khó đòi 0 0 0 0 0 0 5. Lợi nhuận 4.3 0.83 (Nguồn số liệu: Phòng kinh doanh Sở giao dịch NHNo Việt Nam ) Chỉ tiêu mức dư nợ: Đây là một chỉ tiêu cho thấy biến động của tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng qua các thời kỳ khác nhau. Thực ra nó phản ánh mặt lượng chứ không phải mặt chất của tín dụng trung dài hạn, nhưng đó là hiểu theo nghĩa hẹp. Nếu xét theo nghĩa rộng thì quy mô của tín dụng cũng phản ánh chất lượng hoạt động của Ngân hàng. chất lượng tín dụng trung dài hạn không thể coi là tốt nếu nó chỉ bó hẹp trong phạm vi một vài dự án cho vay có hiệu quả nào đó. Theo bảng số liệu trên, ta thấy mức dư nợ trung dài hạn tại Sở giao dịch đạt ở mức tương đối trong tổng dư nợ song nhìn chung thì còn quá nhỏ so với mức huy động vốn của sở hay chính tiềm năng của Sở. Sang năm 2000 tình hình dư nợ trở nên sấu đi. Đây là một vấn đề cần quan tâm. Chỉ tiêu vòng quay của vốn: Nhìn vào bảng ta thấy chỉ tiêu vòng quay vốn trung và dài hạn quá nhỏ. Song do nguyên nhân là do Sở chủ yếu cho vay dài hạn còn trung hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, do đó mà trong một hay hai năm chưa có nguồn trả. Đây là vấn đề lớn cần bàn tới trong Sở này, trong khi mới hoạt động Sở đã bước vào khó khăn trong việc tìm được khách hàng, qua 2 năm Sở mới chỉ có một số lượng khiêm tốn khách hàng với số lượng khách hàng có uy tín không được là bao. Trong đề tài này, chúng ta cùng giải quyết để trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới này Sở có một môi trường tín dụng trung dài hạn lành mạnh và khả quan. Chỉ tiêu nợ quá hạn. Qua hai năm hoạt động nợ quá hạn đã có sự chuyển biến không ngừng. Từ 22.9% năm 1999 xuống còn có 1.33% năm 2000. Đây là một nỗ lực lớn của Sở trong năm 2000 đã thực hiện nhiều biện pháp như đã nêu ở phần kết quả hoạt động kinh doanh. Nói chung 2 năm qua hoạt động tín dụng chưa nhiều nợ quá hạn tồn lại nhiều của năm 1999 chủ yếu là do tồn của năm 1998 để lại. Chỉ tiêu lợi nhuận Mức lợi nhuận của tín dụng trung và dài hạn phải nói là nhỏ so với mức lợi nhuận của Sở. Qua đây để thấy rõ hơn tình hình hoạt động tín dụng qua 2 năm có chiêu hướng không mấy khả qua, đặc biệt tín dụng trung và dài hạn chưa phát huy được nhiều, những khoản nợ thì chưa thu được hay phải chuyển đi nơi khác còn những món vay mới thì thời gian chưa tới hạn. Xét trên quan điểm khách hàng Trên đây, là những gì em đã phân tích thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Sở giao dịch xét dưới góc độ Ngân hàng. Song chất lượng tín dụng như đã nói ở phần trên ta cần xem xét đến góc độ doanh nghiệp, những người trực tiếp hưởng thụ nó. Họ nghĩ gì? Và quan niệm như thế nào về chất lượng tín dụng? Chất lượng tín dụng theo đánh giá của Ngân hàng có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của doanh nghiệp. Doanh thu tăng. Tiêu chuẩn đầu tiên mà doanh nghiệp quan tâm là doanh thu từ dự án. Nhìn chung các dự án mà Sở cho vay qua 2 năm phần lớn các doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận, và đạt lợi nhuận cao. Từ đó, đã đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng là trả lã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6716.doc
Tài liệu liên quan