Tỷ lệ dư nợ tín dụng trung và dài hạn trong tổng dư nợ của NHCT Ba Đình còn rất thấp so với nhu cầu về vốn đầu tư phát triển kinh tế trong điều kiện hiện tại và chưa đạt được chỉ tiêu mà Ngành ngân hàng đã đề ra. Quy mô của tín dụng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của ngân hàng. Đây là một điểm bất lợi rất lớn cho cả ngân hàng và khách hàng vì khách hàng cần vốn thì không vay được trong khi đó ngân hàng thừa vốn lại phải điều chuyển vốn về Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
* Trong cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế của NHCT Ba Đình thì tín dụng nói chung và tín dụng nói riêng chưa thật quan tâm tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì thế số lượng dự án và mức dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn quá thấp. Điều này không những gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn đang đi ngược lại với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế của Nhà nước.
73 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân tố thuộc về phía khách hàng, cũng có những nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của cả hai. Việc nghiên cứu nắm rõ vai trò và cơ chế tác động của từng nhân tố sẽ giúp các ngân hàng có biện pháp thích hợp để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, phát huy tối đa vai trò đòn bẩy phát triển kinh tế của mình.
Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHCT Ba Đình.
II.1. Tổng quan về NHCT Ba Đình
II.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển.
Ngân hàng Công Thương Ba Đình tiền thân là chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được thành lập từ năm 1959 để quản lý Nhà Nước trên lĩnh vực tiền tệ và kinh doanh tiền tệ trên địa bàn quận Ba Đình.
Sau nghị định 53/HĐBT ban hành ngày 26/3/1988 thì Ngân hàng Nhà nước quận Ba Đình trở thành một chi nhánh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam hoạt động theo mô hình tổ chức ngân hàng 2 cấp : Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam là một NHTM lớn trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam được thành lập trên cơ sở tín dụng công nghiệp và tín dụng thương nghiệp tại các Ngân hàng Nhà nước, tỉnh, thành phố và các chi nhánh ngân hàng Nhà nước quận, thị xã. Hiện nay Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã trở thành một hệ thống bao gồm Hội sở chính, gần 100 chi nhánh và 500 điểm giao dịch.
Ngân hàng Công Thương chi nhánh quận Ba Đình là một đơn vị thành viên phụ thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Tiền tệ – Tín dụng - Dịch vụ ngân hàng. Trải qua hơn 10 năm đổi mới hoạt động của Ngân hàng Công Thương thì Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Khu vực Ba Đình đã phát triển liên tục, toàn diện và rộng lớn cả về quy mô hoạt động, về tổ chức bộ máy và mạng lưới hoạt động. Hoạt động kinh doanh không ngừng được mở rộng và ngày càng nâng cao, uy tín của Chi nhánh được đánh giá cao bởi nhiều bạn hàng và sự ghi nhận đóng góp với ngành ngân hàng nói riêng cũng như đóng góp với sự nghiệp đổi mới và quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn luôn đảm bảo ổn định vững chắc thông qua việc chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, chế độ thể lệ của Ngành. Xây dựng mối đoàn kết thống nhất cao trong nội bộ, không để phát sinh tiêu cực, vụ việc nổi cộm, kinh doanh an toàn, hiệu quả và phát triển theo đúng định hướng, đúng pháp luật.
Hiện nay NHCT Ba Đình đã khẳng định được vị trí vai trò của mình trong nền kinh tế, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh tiền tệ. Mặt khác ngân hàng còn thường xuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa ngân hàng. NHCT Ba Đình hiện có 350 nhân viên làm việc tại trụ sở chính với 9 qũy tiết kiệm, 5 tổ cho vay ngoài quốc doanh nằm rải rác trên địa bàn quận. Ngoài ra NHCT Ba Đình còn có 1 cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý nằm ngay tại trụ sở ngân hàng và 1 phòng giao dịch Cầu Diễn đặt trên địa bàn huyện Từ Liêm.
Là chi nhánh của một NHTM, NHCT Ba Đình hoạt động trên các lĩnh vực Tiền tệ – Tín dụng – Dịch vụ ngân hàng với các chức năng sau:
* Nhận tiền gửi thông qua các hình thức : Tài khoản thanh toán, tiền gửi cá nhân, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế – xã hội trong nước bằng VND và ngoại tệ tự do chuyển đổi.
* Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư thông qua các hình thức: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, kỳ phiếu trái phiếu bằng VND và ngoại tệ.
* Nhận giữ hộ, cầm hộ các loại tài sản, vàng bạc, đá quý, trái phiếu, trái phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu ngân hàng thương mại, kỳ phiếu ngân hàng, sổ tiết kiệm …
* Cho vay vốn ngắn hạn đối với cá nhân và các tổ chức kinh tế - xã hội thuộc mọi thành phần kinh tế để phục vụ sản xuất, kinh doanh, thi công, xây lắp, sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu...
* Cho vay vốn trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất…
* Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế và chiết khấu bộ chứng từ có giá. Cung cấp làm dịch vụ thu đổi ngoại tệ, thanh toán séc ( như séc lĩnh tiền, séc bảo chi, séc chuyển khoản, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi…), dịch vụ mở L/c, thanh toán L/c, dịch vụ chi trả kiều hối, séc du lịch, mua bán ngoại tệ tự do chuyển đổi, thu chi tiền mặt, chuyển tiền cho khách hàng trong và ngoài nước qua mạng vi tính Viễn thông Quốc tế.
* Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, cung cấp các các dịch vụ tư vấn tài chính - đầu tư phát triển, thẩm định dự án và các dịch vụ ngân hàng khác.
Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Khu vực Ba Đình có địa bàn hoạt động chính tại quận Ba Đình - trung tâm chính trị ngoại giao của cả nước. Đó là nơi hội tụ các cơ quan cao nhất của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy an ninh trật tự xã hội luôn được đảm bảo tuyệt đối an toàn. Bên cạnh đó NHCT Ba Đình còn được sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền địa phương. được sự chỉ đạo chặt chẽ kịp thời của NHCT Việt Nam, NHNN thành phố Hà Nội và sự giúp đỡ có hiệu quả của các Ban ngành cũng như tinh thần đoàn kết nhất trí, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên NHCT Ba Đình. Tuy nhiên NHCT Ba Đình cũng gặp phải một số khó khăn đó là hoạt động trên một địa bàn không thật sự thuận lợi về môi trường kinh tế. Trong quận không có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh lớn. Kinh tế ngoài quốc doanh và một số ngành nghề truyền thống phát triển chậm chưa đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy khách hàng của NHCT Ba Đình nằm rải rác ở nội, ngoại thành và đây là một yếu tố hết sức khó khăn trong kinh doanh ngân hàng. Đồng thời trong những năm gần đây hoạt động của ngân hàng cũng gặp phải rất nhiều khó khăn bởi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng cùng kinh doanh trên một địa bàn trong điều kiện chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra ngày càng thu hẹp.
Tuy vậy bằng những cố gắng không ngừng, NHCT Ba Đình đã đạt được những thành tựu to lớn. Với những kết quả đã đạt được NHCT Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận là đơn vị kinh doanh xuất sắc và giỏi trong hệ thống NHCT Việt Nam. Lợi nhuận hạch toán hàng năm luôn đạt ở mức cao nhất trong hệ thống các chi nhánh của NHCT Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHCT Ba Đình bao gồm: 1 Ban Giám đốc và phòng nghiệp vụ, ngoài ra còn có 1 Phòng giao dịch Cầu Diễn và có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng công thương ba đình
Ban Giám đốc
Phòng
Tổng hợp
Tín dụng ngoài quốc doanh
Phòng tín dụng thương nghiệp
Phòng Tín dụng công nghiệp
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng
Nguồn vốn
Phòng
Kế toán
kiểm toán
Phòng
Kinh doanh đối
nội
Phòng
Kinh doanh
đối ngoại
Phòng
Ngân
quỹ
Phòng Kiểm tra kiểm soát
Các quỹ
tiết kiệm
Qua thực tế hoạt động và phát triển của NHCT Ba Đình có thể rút ra một số thuận lợi và khó khăn của ngân hàng như sau :
Thuận lợi:
Chi nhánh đặt trên địa bàn là trung tâm chính trị ngoại giao của cả nước, là nơi hội tụ các cơ quan cao nhất của Đảng và Nhà nước. Vì vậy an ninh trật tự xã hội luôn được đảm bảo tuyệt đối an toàn. Bên cạnh đó Chi nhánh còn được sự quan tâm đặc biệt của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Được sự chỉ đạo chặt chẽ kịp thời của NHCT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hà Nội và sự giúp đỡ có hiệu quả của các ban ngành. Cùng với truyền thống đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của tập thể Cán bộ công nhân viên và Ban lãnh đạo Chi nhánh.
Với địa bàn hoạt động rộng lớn, khách hàng của ngân hàng là những doanh nghiệp có quy mô lớn và quan hệ lâu dài do đó ngân hàng giảm được rủi ro đạo đức và các chi phí giao dịch thẩm định khách hàng.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngân hàng đã áp dụng một số hình thức như lắp đặt hệ thống máy tính, hệ thống thanh toán nhanh tạo điều kiện tăng tốc độ lưu chuyển nguồn vốn, kích thích tăng trưởng.
Bên cạnh đó do nằm trên địa bàn Thủ đô Hà Nội- nơi tập trung nguồn nhân lực có kỹ thuật và trình độ cao do đó ngân hàng dễ dàng lựa chọn nhân viên có trình độ và khả năng phù hợp.
Khó khăn:
Mặc dù NHCT Ba Đình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ năm 2000 có thể coi là năm thành công của Chi nhánh song cũng phải nhận thấy rằng Ngân hàng hiện nay cũng còn gặp phải một số khó khăn nhất định.
Chi nhánh NHCT Ba Đình hoạt động trên một địa bàn không thật sự thuận lợi về môi trường kinh tế. Trong quận không có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh lớn. Kinh tế ngoài quốc doanh và một số ngành nghề truyền thống phát triển chậm chưa đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải tự tổ chức quản lý trong khi Nhà nước chưa có chính sách quản lý phù hợp nên tệ nạn lừa đảo, chốn nợ ngày càng gia tăng. Việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp đã gây ảnh hưởng dây chuyền đến quan hệ tín dụng. Chính vì vậy khách hàng của Chi nhánh nằm rải rác ở nội ngoại thành phố và chủ yếu là các khách hàng lớn như các doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty 90, 91…
Đồng thời trong những năm gần đây hoạt động của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng cùng kinh doanh trên một địa bàn trong điều kiện chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra ngày càng thu hẹp.
Mặt khác, trong những năm đầu đổi mới Chi nhánh NHCT Ba Đình nói riêng và ngành ngân hàng nói chung cũng không thoát khỏi sự chi phối của những cơ chế chính sách và một hành lang pháp lý chưa thật đồng bộ. Cơ sở vật chất cùng với trình độ của cán bộ còn chưa đáp ứng kịp thời với những đòi hỏi mới của một ngành Kinh doanh đặc biệt, phức tạp và gặp nhiều rủi ro như Kinh doanh ngân hàng.
II.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHCT Ba Đình.
* Hoạt động huy động vốn:
Xuất phát từ đặc điểm của Ngân hàng là trung gian tài chính, đi vay để cho vay do đó công tác huy động vốn của NHCT Ba Đình luôn luôn được quan tâm đúng mức, chỉ đạo kịp thời, chính xác và nhịp nhàng giữa huy động và cho vay.
Bằng nhiều hình thức thu hút khách hàng, đa dạng hóa biểu lãi suất cũng như đổi mới phong cách phục vụ… do vậy nguồn vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư gửi qua Chi nhánh không ngừng tăng nhanh. Tính đến cuối năm 2000, tổng nguồn vốn huy động đạt 2.160 tỷ đồng, tăng 544 tỷ đồng so với cuối năm 1999, tốc độ tăng đạt 33.67%. So với kế hoạch đặt ra, mức tăng trưởng trên đã tăng gấp 2.24 lần, tạo nên một khối lượng vốn khá lớn, làm cơ sở vững chắc cho tốc độ phát triển kinh doanh không ngừng của Chi nhánh bước vào Thiên niên kỷ mới. Chúng ta có thể xem xét tình hình tăng trưởng nguồn vốn của NHCT Ba Đình qua biểu đồ sau:
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy nguồn vốn huy động được của NHCT Ba Đình là rất lớn và tăng trưởng đều qua các năm. Điều đó đã cho thấy công tác huy động vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế là rất tốt. Lượng vốn này không những đáp ứng đủ nhu cầu vốn kinh doanh của Chi nhánh mà còn điều chuyển về Ngân hàng Công Thương Việt Nam để điều hòa vốn cho các chi nhánh khác không có khả năng huy động vốn hoặc gặp khó khăn trong quá trình huy động vốn.
* Hoạt động sử dụng vốn:
Nhờ việc thực hiện tốt công tác huy động vốn nên NHCT Ba Đình luôn luôn có nguồn vốn dồi dào để đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế. Ngân hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích, cho vay sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu hồi vốn nhanh, bảo đảm an toàn vốn, gắn được với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Muốn hoạt động kinh doanh có lãi thì các ngân hàng khi đã huy động được vốn thì phải đẩy mạnh công tác đầu tư, cho vay để trang trải lãi tiền gửi và tạo ra lợi nhuận cho mình. Hoạt động tín dụng là hoạt động lớn nhất và chủ yếu của các NHTM. Nghiệp vụ này mang lại khoảng 90% thu nhập cho ngân hàng. Nhưng đồng thời trong lĩnh vực này cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Rủi ro trong lĩnh vực này đưa lại cho ngân hàng những thiệt hại nặng nề, có khi dẫn đến phá sản. Chính vì thế công tác sử dụng vốn đã được Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ hết sức chú ý. Phương châm chất lượng tín dụng luôn được coi trọng hàng đầu nên nợ quá hạn tính đến cuối năm 2000 chỉ chiếm 0.84% trên Tổng dư nợ. Tổng dư nợ cho vay đến hết ngày 31/12/2000 đạt 1.014 tỷ đồng, tăng so với năm trước 291 tỷ đồng, tốc độ tăng 40%, so với kế hoạch tốc độ tăng gấp 2 lần.
Chúng ta có thể xem xét tình hình hoạt động tín dụng qua 2 biểu sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, lại nằm ở một vị thế kinh doanh không thuận lợi nhưng với sự quyết tâm cao; vận dụng kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của Ngành nói riêng; với tinh thần và phong cách phục vụ đồng thời quán triệt phương châm kinh doanh: “Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp”; kịp thời cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, linh hoạt sử dụng chính sách ưu đãi lãi suất, giảm phí dịch vụ, tỷ lệ ký qũy… nên NHCT Ba Đình đã đáp ứng đầy đủ kịp thời mọi nhu cầu về vốn ( cả nội tệ và ngoại tệ) của nền kinh tế, đầu tư đúng hướng, không phân biệt thành phần kinh tế, ưu tiên tập trung vốn đầu tư cho các doanh nghiệp kinh tế trọng điểm, ngành nghề kinh tế mũi nhọn… Hoạt động tín dụng đã không ngừng được mở rộng và nâng cao góp phần không nhỏ trong việc mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa cạnh tranh và thay thế hàng nhập ngoại của các doanh nghiệp. Hoạt động tín dụng đã tỏ ra có hiệu quả, các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với NHCT Ba Đình đều tăng trưởng và phát triển. Chất lượng tín dụng ở đây là rất tốt. Điều đó được thể hiện thông qua tỷ lệ nợ quá hạn. Nợ quá hạn rất thấp dưới 1.3% năm 1999 và 0.84% năm 2000.
Hoạt động tín dụng của NHCT Ba Đình đã tăng trưởng một cách ổn định và vững chắc qua các năm. Tuy nhiên nếu ta xét về cơ cấu thì ta có thể thấy hoạt động cho vay đầu tư của NHCT Ba Đình không thật hoàn hảo. Hoạt động cho vay, đầu tư của NHCT Ba Đình chủ yếu tập trung vào khu vực kinh tế quốc doanh, dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ ( 2,4% năm 1999 và 2,7% năm 2000). Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, Nhà nước khuyến khích phát triển tất cả các thành phần kinh tế cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, chính vì vậy việc đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại NHCT Ba Đình là hết sức cần thiết. Điều đó sẽ tạo nên sự cân bằng cho nền kinh tế, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển.
Bên cạnh đó việc cấp tín dụng trung và dài hạn cũng gặp nhiều hạn chế. Tín dụng trung dài hạn tính trong năm 1999 chỉ đạt 95.894 triệu đồng tương ứng với 13,2%; năm 2000 đạt 136.243 triệu đồng với tỷ trọng tương ứng là 13,3% trong tổng dư nợ. Trong bối cảnh đất nước đang đi lên xây dựng theo hướng Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa thì việc đầu tư xây dựng, đổi mới trang thiết bị máy móc, công nghệ và mở rộng sản xuất là hết sức cần thiết. Trong điều kiện như vậy mà việc cho vay trung dài hạn lại hạn chế là một bất hợp lý cần nhanh chóng khắc phục. Vì vậy NHCT Ba Đình cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý, chủ động tìm kiếm khách hàng, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và đầu tư tín dụng trung, dài hạn .
* Các hoạt động trung gian:
ă Hoạt động kinh doanh đối ngoại
Hoạt động kinh doanh đối ngoại là một thế mạnh của Chi nhánh NHCT Ba Đình thông qua các nghiệp vụ như bảo lãnh, chi trả kiều hối, thanh toán séc du lịch – Visa Card, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán Quốc tế… là một trong những Chi nhánh có hoạt động kinh doanh đối ngoại mạnh nhất của NHCT Việt Nam.
Mặc dù năm 2000 tỷ giá ngoại hối có nhiều biến động, mức cung ngoại tệ luôn khan hiếm cho kinh doanh nhập khẩu nhưng với sự tích cực, chủ động khai thác nguồn ngoại tệ với nhiều biện pháp linh hoạt, do vậy Chi nhánh đã đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ cho các Doanh nghiệp nhập khẩu, hạn chế đáng kể rủi ro về tỷ giá cho các Doanh nghiệp Xuất - Nhập khẩu.
Lượng mua bán ngoại tệ ( quy đổi ra USD ) năm 1999 đạt : 89 triệu USD. Năm 2000 đạt 123,7 triệu USD tức là tăng 34,7 triệu USD với tỷ lệ tăng 39% so với năm 1999.
Về thanh toán quốc tế và dịch vụ chi trả kiều hối, séc du lịch…thì trong năm 2000 tổng giá trị mở L/c và thanh toán đạt 150 triệu USD với số món nghiệp vụ thanh toán trong năm là 1.354 món.
ă Công tác Kế toán – Thanh toán:
Với số lượng khách hàng trên 1.600 đơn vị và trên 4.200 tài khoản giao dịch, năm 2000 Chi nhánh NHCT Ba Đình đã thực hiện được khối lượng thanh toán 234.477 lượt chứng từ với 23.562 tỷ đồng; trong đó khối lượng thanh toán chuyển khoản đạt 19.744 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 83,8%. So với năm 1999 khối lượng thanh toán đã tăng 5.986 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 34%.
ă Công tác Tiền tệ – Kho qũy:
Nhằm thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước, thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư làm nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế. Trong 5 năm từ 1995 đến 1999 khối lượng thu chi tiền mặt qua qũy ngân hàng đạt 23.301 tỷ đồng, ngoại tệ trên 200 triệu USD, bộ thu 1.336 tỷ đồng. Khối lượng tiền mặt qua qũy ngân hàng ngày càng lớn, nhưng Chi nhánh NHCT Ba Đình đã tổ chức thu chi kịp thời và chính xác.
Tổng thu tiền mặt trong năm 2000 bao gồm cả ngoại tệ quy đổi ra đồng Việt Nam là 2.903 tỷ đồng, tăng 456 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 16% so với năm 1999.
Tổng chi tiền mặt trong năm 2000 đạt 2.915 tỷ đồng, tăng 519 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 21% so với năm 1999.
Kho qũy được đảm bảo an toàn kể cả trong quá trình vận chuyển tiền. Phát huy truyền thống của người cán bộ kiểm ngân thật thà luôn giữ chữ “Tín” làm trọng, năm 2000 đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 245 món với tổng số tiền 398.255.000 VND và 11.800 USD trong đó có 2 món trên 100 triệu đồng. Điều đó đã tạo thêm niềm tin cho khách hàng, tăng thêm uy tín của NHCT Ba Đình.
* Kết quả kinh doanh trong những năm qua:
Với những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như của bản thân ngân hàng song với sự nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như các cán bộ công nhân viên trong ngân hàng nên kết quả hoạt động của ngân hàng trong năm 2000 là rất khả quan. Cụ thể kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHCT Ba Đình được thể hiện qua biểu sau:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
% tăng (giảm)
Tổng thu nhập
135.566
113.820
-16,0%
Tổng chi phí
103.950
73.922
-28,8%
Thu nhập hạch toán
31.616
39.898
+26,2%
Chi lương
3.580
7.816
+118%
Lợi nhuận hạch toán
28.036
32.082
+14,4%
Với những kết quả kinh doanh đã đạt được trong năm 2000 thì NHCT Ba Đình đã trở thành một Chi nhánh có được lợi nhuận hạch toán cao nhất trong hệ thống Chi nhánh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam và góp phần không nhỏ vào hoạt động chung của ngành Ngân hàng cũng như nền kinh tế đất nước.
II.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHCT Ba Đình
II.2.1. Tình hình tín dụng trung và dài hạn tại NHCT Ba Đình
Với phương châm hoạt động của ngân hàng là : “ An toàn, phát triển và ổn định” NHCT Ba Đình tiếp tục chấn chỉnh hoạt động của mình gắn liền với việc thực hiện kế hoạch kinh doanh đã đề ra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai lầm thiếu sót, tiếp tục phát triển tín dụng nói chung và tín dụng trung và dài hạn nói riêng. Cụ thể tình hình cho vay được thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
% tăng (giảm)
Dư nợ quốc doanh
705.965
997.210
+41,3%
Dư nợ ngoài quốc doanh
17.340
27.897
+60.9%
Xem xét tình hình cho vay tại NHCT Ba Đình ta thấy tỷ lệ cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn còn rất nhỏ. Nếu như trong năm 1999 tỷ trọng dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là 2,4% thì năm 2000 tỷ trọng này đạt con số 2,7%. Mặc dù tỷ trọng này đã tăng lên song tăng ở mức như vậy thì còn quá chậm. Trong năm 2000 vừa qua mặc dù tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh tăng 60,9% so với năm 1999. Sở dĩ có được kết quả này là do quy mô của tín dụng ngoài quốc doanh còn quá nhỏ bé so với quy mô của tín dụng quốc doanh.
Có thể giải thích cho sự nhỏ bé về quy mô của tín dụng ngoài quốc doanh như sau:
Trong khi khách hàng truyền thống của NHCT Ba Đình là các doanh nghiệp Nhà nước lớn, có uy tín trên thị trường nên công tác thẩm định cho vay đối với các doanh nghiệp này rất dễ dàng, cán bộ tín dụng chỉ thẩm định về phương diện phương án sản xuất kinh doanh mà thôi. Trong khi đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang trong thời kỳ hội nhập với thị trường, trình độ quản lý cũng như năng lực tài chính còn yếu kém, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa ổn định nên ngân hàng cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng và đề ra các yêu cầu tín dụng khá cao đối với những doanh nghiệp này. Những doanh nghiệp có đủ các yêu cầu tín dụng, có trình độ quản lý, năng lực và tình hình tài chính lành mạnh chưa nhiều nên sự kém phát triển của tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là điều dễ hiểu. Mặt khác trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc có được chỗ đứng trên thị trường nên trong thời gian qua có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân đă bị phá sản. Bên cạnh đó việc đòi hỏi phải có tài sản thế chấp đối với các doanh nghiệp tư nhân cũng là một vấn đề nan giải. Những doanh nghiệp này hầu hết có quy mô rất nhỏ bé, vốn tự có chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động nên việc vay được vốn của ngân hàng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn vướng mắc. Trong khi đó những doanh nghiệp Nhà nước khi vay vốn không cần phải thế chấp tài sản nên công tác định giá tài sản thế chấp được bỏ qua tạo tiền đề rút ngắn thời gian thẩm định, nhanh chóng được xét duyệt cho vay. Chính vì thế đến giờ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chỉ là khách hàng tiềm năng của NHCT Ba Đình mà thôi. Trong thời gian tới muốn tăng hơn nữa quy mô của tín dụng thì NHCT Ba Đình cần phải tích cực trong công tác tìm kiếm khách hàng, đẩy mạnh việc cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Khi xem xét cơ cấu tín dụng của một NHTM chúng ta không thể không xét tới sự phân loại theo thời gian của hoạt động tín dụng đó là tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn.
Tình hình tín dụng nếu xét theo sự phân loại này của NHCT Ba Đình cũng không có nhiều khả quan. Tín dụng trung và dài hạn chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Cụ thể tình hình đó được minh họa qua bảng số liệu sau :
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
% tăng (giảm)
Dư nợ ngắn hạn
627.411
888.864
+41%
Dư nợ trung và dài hạn
95.894
136.243
+42%
Quy mô của hoạt động tín dụng không ngừng tăng lên với một tốc độ rất cao, năm sau luôn cao hơn năm trước rất nhiều và đều hoàn thành một cách xuất sắc mục tiêu phương hướng đã đề ra.
Xét về tín dụng ngắn hạn, dư nợ tính đến hết ngày 31/12/1999 đạt 627.411 triệu đồng. Tính đến hết ngày 31/12/2000 thì con số này đạt 888.864 triệu đồng tăng 261.453 triệu đồng tức là 41% so với năm 1999.
Còn đối với tín dụng trung và dài hạn, dư nợ đến hết ngày 31/12/1999 đạt con số 95.894 triệu đồng. Hết ngày 31/12/2000 dư nợ tín dụng trung và dài hạn đạt 136.243 triệu đồng, tăng 40.349 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 42% so với cùng kỳ năm 1999.
Như vậy, nếu xét về quy mô của tín dụng thì quy mô tín dụng đã tăng lên một cách đáng kể. Điều này là hết sức đáng khích lệ. Sở dĩ có được điều này là do trong năm 2000 ngân hàng đã tích cực hơn trong việc tìm kiếm khách hàng nên đã cho vay được nhiều hơn. Bên cạnh đó, nền kinh tế của chúng ta đã tăng trưởng một cách ổn định hơn khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi do đó các doanh nghiệp an tâm mở rộng và kéo theo nó là nhu cầu về vốn cũng tăng lên.
Tuy nhiên bên cạnh kết quả khả quan đã đạt được như trên thì tình hình tín dụng của NHCT Ba Đình vẫn còn nhiều bất cập. Đó chính là cơ cấu tín dụng chưa thật sự hợp lý. Cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam, dư nợ cho vay trung và dài hạn của NHCT Ba Đình còn quá thấp so với tổng dư nợ.
Năm 1999 tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn là 95.894 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13,26% trong tổng dư nợ.
Năm 2000 tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 136.243 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13,3% trong tổng dư nợ.
Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn như thế là quá nhỏ bé so với khả năng vốn của ngân hàng và nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp. Mặc dù tỷ trọng đã tăng lên chút ít nhưng chưa lấy gì làm khả quan. Như đã phân tích ở trên, chúng ta đã biết tín dụng trung và dài hạn có vai trò quan trọng như thế nào đối với bản thân ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Sự thiếu hụt tín dụng trung và dài hạn có thể làm giảm thu nhập của ngân hàng, gây ra những khó khăn bất lợi đối với việc phát triển và ổn định nền kinh tế đất nước. Để thực hiện tốt mục tiêu mà Ngân hàng Công Thương Việt Nam đề ra là phấn đấu tăng tỷ trọng đầu tư tín dụng trung và dài hạn của toàn bộ hệ thống khoảng 20% thì ngoài những biện pháp đã và đang thực hiện NHCT Ba Đình còn phải nỗ lực phấn đấu rất nhiều.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0084.doc