Đề tài Giải pháp mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh thương mại tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt

1.1.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt

1.2 NHỮNG QUY ĐỊNH MANG TÍNH NGUYÊN TẮC TRONG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

1.2.1 Đối với khách hàng (chủ tài khoản)

1.2.2 Đối với các đơn vị làm dịch vụ thanh toán

1.3 CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

1.3.1 Thanh toán bằng séc

1.3.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi

1.3.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu

1.3.4 Hình thức thanh toán thư tín dụng

1.3.5 Thanh toán bằng thẻ Ngân hàng( Card)

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

1.4.1 Môi trường pháp luật

1.4.2 Nền tảng công nghệ thông tin

1.4.3 Tâm lý xã hội

 

chương 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHNO&PTNT TỈNH BẮC NINH

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO&PTNT TỈNH BẮC NINH

2.1.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh bắc ninh

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh bắc ninh

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHNO&PTNT TỈNH BẮC NINH

2.2.1 Khái quát về hoạt động thanh toán tại NHNo tỉnh bắc ninh

2.2.2 Thực trạng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo tỉnh bắc ninh

2.2.3 Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt phân theo phạm vi thanh toán

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHNO TỈNH BẮC NINH

2.3.1 Thành tích đạt được

2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân

 

chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHNo TỈNH BẮC NINH

3.1 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của NHNo tỉnh bắc ninh

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

3.2.1 Khuyến khích các cá nhân mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng

3.2.2 Một số biện pháp sử dụng để thu hút khách hàng

3.2.3 Xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới kỹ thuật và thiết bị công nghệ

3.2.4 Phát triển nguồn nhân lực xây dựng tốt chính sách đào tạo và tuyển dụng cán bộ nhân viên

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1 Cần tạo lập một môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ

3.3.2 Kiến nghị về hình thức thanh toán bằng séc

3.3.3 Kiến nghị về hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi

3.3.4 Kiến nghị về phương thức thanh toán bù trừ

3.3.5 Kiến nghị về thẻ thanh toán

 

KẾT LUẬN

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh thương mại tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h) được thành lập theo quyết định số 198/1998 QĐ-NHNN5 ngày 02 tháng 6 năm 1998 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Hiện nay NHNo&PTNT tỉnh Bắc ninh đã có trụ sở làm việc khang trang nằm trên đường Nguyễn Đăng Đạo thị xã Bắc Ninh. NHNo & tỉnh Bắc Ninh với chức năng, nhiệm vụ huy động vốn, cho vay các thành phần kinh tế, làm dịch vụ thanh toán và có xu hướng mở rộng tới tất cả các dịch vụ Tài chính Ngân hàng hiện đại. Trong hoạt động của NHNo tỉnh Bắc Ninh có nhiều nghiệp vụ khác nhau như kế toán, tín dụng, kho quỹ, hành chính, kiểm soát. Do đó đội ngũ cán bộ cũng được bố trí theo từng nghiệp vụ cụ thể. Đối với cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng chiếm 40%, cán bộ làm công tác kế toán điện toán chiếm 20%, số còn lại làm công tác khác. b, Khái quát về tình hình huy động vốn Trong năm 2004 khách hàng gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu là 36.838 triệu VNĐ , khách hàng mở tài khoản tiền gửi là 6.448 triệu VNĐ, trong đó khách hàng là cá nhân: 5.860 triệu VNĐ. NHNo tỉnh Bắc Ninh luôn nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của Trung ương về nguồn vốn để giữ khách hàng truyền thống, làm ăn có hiệu quả. Bảng 1: Tình hình huy động vốn năm 2004 so với năm 2003 Đơn vị: triệu đồng Stt chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 tăng giảm tốc độ phát triển (%) tốc độ tăng (%) 1 Tiền gửi DN Trong đó : tiền gửi KKH 215.084 160.392 251.394 210.098 36.310 49.706 116,90 130,90 16,90 30,99 2 Tiền gửi tiết kiệm Không kỳ hạn Có kỳ hạn Ngoại tệ 557.593 58.279 473.821 25.493 660.365 63.297 556.914 40.154 102.772 5.018 83.093 14.661 118,43 108,61 117,54 157,51 18,43 8,61 17,54 57,51 Tổng nguồn vốn huy động 772.677 911.759 139.082 118,00 18,00 Nguồn: Báo cáo của NHNo tỉnh Bắc Ninh Số liệu bảng 1 cho thấy: Tổng nguồn vốn huy động năm 2004 so với năm 2003 tăng về số tuyệt đối là 139.082 triệu đồng tăng 18% so với năm 2003 điều đó chứng tỏ tốc độ tăng nguồn vốn chưa cao nhưng đây phần lớn là khách hàng ổn định và nguồn vốn có lãi suất thấp. Về tiền gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn năm 2004 tăng 5018 triệu đồng bằng 8.61%, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng 83.093 triệu đồng tăng 17,54% so với năm 2003, tăng chậm điều đó chứng tỏ công tác huy động vốn của NHNo tỉnh Bắc Ninh rất khó khăn vì phải cạnh tranh với các Ngân hàng khác. c, Khái quát về tình hình sử dụng vốn Qua hơn 3 năm thực hiện nghiêm túc quyết định số 67/1999/QĐ-TTG ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn tín dụng Ngân hàng phục vụ nông nghiệp nông thôn và nông dân. NHNo tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức triển khai cho vay trực tiếp đến từng hộ, vì thế hoạt động cho vay của NHNo tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những thành tích đáng kể: Kết quả được thể hiện như sau: Bảng 2: Tình hình dư nợ tớn dụng của Ngõn hàng nụng nghiợ̀p Bắc Ninh Đơn vị: triêụ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tỷ lệ % 2004/2003 Tốc độ tăng (%) Tổng dư nợ 785.024 1.240.338 158,00 58,00 Trong đó: Ngắn hạn Trung hạn Tài trợ uỷ thác 454.711 235.508 89.803 674.982 434.118 126.225 148,42 184,33 140,56 48,42 84,33 Nợ quá hạn 6.748 4.021 - 40,41 - 59,59 Nguồn: Các báo cáo của NHNo tỉnh Bắc Ninh đờ́n năm 2004 Từ số liệu bảng 2 ta có 1 số nhận xét khái quát sau: Nhìn chung trong năm 2004 vừa qua tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHNo tỉnh Bắc Ninh là khá (58%) chủ yếu là tăng ở loại tín dụng trung hạn (84,33%) điều này có thể giải thích là vì Bắc Ninh là tỉnh mới tái lập nên nhu cầu về vốn trung và dài hạn lớn, mặt khác do doanh nghiệp làm ăn có khó khăn nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn có tỷ lệ chưa cao. Qua số liệu trên ta nhận thấy thành tích đáng kể của NHNo tỉnh Bắc Ninh trong việc thu nợ quá hạn nên nợ quá hạn đã giảm đáng kể (-2727 triệu đồng) từ 6.748 triệu đồng xuống còn 4.021 triệu đồng. Năm 2004 nợ quá hạn các loại so với tổng dư nợ cho vay là 0,28% đó là một Tỷ lệ tương đối thấp trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng hiện nay. d, Khái quát về hoạt động thanh toán Việc tổ chức thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, an toàn đã tạo được uy tín đối với khách hàng, thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch chuyển tiền, mở rộng TTKDTM. Doanh số TTKDTM năm 2004 là 15.712.079 tr. đồng tăng so cùng kỳ năm 2003 là 4.796.003 tr.đồng bằng 43,94% (doanh số TTKDTM năm 2003 là 10.916.046 tr.đồng). e, Kết quả kinh doanh Từ việc thực hiện tốt công tác huy động vốn, sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí trong hoạt động kinh doanh, năm 2004 vừa qua NHNo tỉnh Bắc Ninh đã thu được kết quả kinh doanh như sau: Tổng thu: 116.029 tr. đồng Tổng chi: 87.391 tr. đồng Chênh lệch thu nhập trừ chi phí là 28.638 tr. đồng. 2.2 Thực trạng hoạt động thanh Toán Không Dùng Tiền mặt tại NHNo tỉnh Bắc Ninh. 2.2.1 Khái quát về hoạt động Thanh toán tại NHNo tỉnh Bắc Ninh Hiện nay NHNo tỉnh Bắc Ninh thực hiện hoạt động thanh toán với các hình thức TTKDTM bao gồm: 1 Thanh toán séc 2 Uỷ nhiệm thu 3 Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền 4 Thư tín dụng Năm 2004 doanh số thanh toán ngoại tỉnh là 6.284.694. triệu đồng tăng so với cùng kỳ năm 2003 là:1.039.566 triệu đồng bằng 19,81%(doanh số thanh toán ngoại tỉnh năm 2003 là 5.245.128 triệu đồng)Tổng số thanh toán nội tỉnh năm 2004 là 7.013.778 triệu đồng giảm so với cùng kỳ năm 2003: Biờ̉u đụ̀ 2.1: Thanh toán tại Ngõn hàng nụng nghiệp & phỏt triển Bắc Ninh Năm 2004 Năm 2003 Năm 2002 1.886.215triệu đồng giảm 21,13% ( doanh số thanh toán nội tỉnh năm 2003 là 8.899.128 triệu đồng ) Công tác TTKDTM tại NHNo tỉnh Bắc Ninh ngày càng được củng cố và hoàn thiện, nó có ưu điểm hơn hẳn so với thanh toán bằng tiền mặt là: Thanh toán được một khối lượng tiền lớn mà không cần phải tổ chức vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản, đảm bảo nhanh chóng chính xác, an toàn, cho nên những khoản thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hầu hết thanh toán bằng chuyển khoản, còn những khoản thanh toán bằng tiền mặt chủ yếu là chi tiết kiệm, kỳ phiếu đến hạn, chi lương… Qua số liệu ở bảng số 03 và biểu đồ 2.1 ta thấy công tác TTKDTM tại NHNo tỉnh Bắc Ninh tăng giảm thất thường. Năm 2002 với doanh số TTKDTM là 4.468.000 triệu đồng chiếm 71,3% doanh số thanh toán chung nhưng đến năm 2003 thì doanh số TTKDTM là 10.916.046 triệu đồng chiếm 43,56%, mặc dù số tuyệt đối vẫn tăng cao là 6.448.046 triệu đồng nhưng số tương đối giảm chỉ còn 43,56%, trong khi đó thanh toán bằng tiền mặt chiếm 56,44% nhưng sang đến năm 2004 doanh số TTKDTM là 15.712.049 triệu đồng chiếm 54,16% doanh số thanh toán chung và tăng so với năm 2003 về số tuyệt đối là 4.796.003 tr.đ tăng về số tương đối so với năm 2003 là 43,96%. Cần phải nhận thấy rằng thực hiện tốt công tác TTKDTM sẽ tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế giúp các đơn vị tăng cường chế độ hạch toán kinh tế. 2.2.2 Thực trạng các hình thức Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo tỉnh Bắc Ninh Qua số liệu ở bảng 04 cho ta thấy hiện nay NHNo tỉnh Bắc Ninh chủ yếu thanh toán bằng hình thức uỷ nhiệm chi - chuyển tiền còn các hình thức thanh toán khác như séc, uỷ nhiệm thu, khách hàng sử dụng rất ít đặc biệt là séc. Đối với các nước phát triển việc thanh toán bằng séc là rất phổ biến, nhưng tại Việt Nam sử dụng séc để thanh toán còn rất hạn chế. Số liệu ở bảng 04 thể hiện: năm 2004 thanh toán bằng uỷ nhiệm chi – chuyển tiền với doanh số là 2.830.937 tr.đ chiếm 18% trong tổng số TTKDTM, giảm so với 2003 về số tuyệt đối là 3.898.095 tr.đ bằng – 57,93%. Các phương tiện thanh toán khác tăng cao, năm 2004 thanh toán bằng các phương tiện thanh toán khác có doanh số là 12.880.768 triệu đồng chiếm 81,98%% trong tổng số TTKDTM,tăng so với năm 2003 về số tuyệt đối là 8.693.788 tr.đ, về số tương đối là 207,64%. Các hình thức thanh toán khác như uỷ nhiệm thu thì khách hàng sử dụng ít, còn séc, TTD và thẻ thanh toán thì không được khách hàng áp dụng. 2.2.2.1 Thanh toán bằng séc Séc là một trong những phương tiện TTKDTM rất hữu hiệu nó không những làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông mà còn giảm các chi phí phát sinh do việc phải kiểm đếm một khối lượng tiền mặt trong các giao dịch mua bán. Mặc dù séc đã được sử dụng khá lâu đời và rộng rãi ở nhiều nước trên thể giới, song đối với Việt Nam việc thanh toán séc trong tầng lớp dân cư vẫn còn là điều mới mẻ. Từ khi Chính phủ ban hành nghị định 159/CP ngày 10/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành qui chế phát hành và sử dụng séc, Thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “ Hướng dẫn thực hiện qui chế phát hành và sử dụng séc”,văn bản 368/NHNo-04 ngày 12/3/1997 của Tổng Giám đốc và PTNT Việt Nam “Hướng dẫn thực hiện quy chế phát hành và sử dụng séc” trong hệ thống NHNo Việt Nam. NHNo tỉnh Bắc Ninh đã áp dụng thực thi nghị định của Nhà nước, để phổ biến rộng rãi cho khách hàng được biết về việc thanh toán bằng séc thay thế cho tiền mặt. Biờ̀u đụ̀ 2.2: Doanh sụ́ thanh toán khụng dùng tiờ̀n mặt Qua sự phân tích ở trên cho ta thấy việc thanh toán bằng séc chưa được các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và dân cư chấp nhận sử dụng, nó chưa trở thành công cụ thanh toán phổ biến và thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của dân cư. Năm 2002 và năm 2003 tại NHNo tỉnh Bắc Ninh không có khách hàng nào sử dụng séc chuyển khoản, séc bảo chi để thanh toán qua Ngân hàng. Năm 2004 tại Ngân hàng NHNo tỉnh Bắc Ninh có một món thanh toán bằng séc bảo chi với doanh số là 310 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 0,02% trong tổng doanh số TTKDTM. Như vậy để đẩy mạnh thanh toán séc trong công tác TTKDTM, Ngân hàng phải có những quy định chặt chẽ cách hạch toán séc, phát hành quá số dư, thời hạn hiệu lực thanh toán của séc để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, giúp cho việc kiểm soát được dễ dàng, đảm bảo an toàn tài sản trong khâu thanh toán. 2.2.2.2 Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền Qua số liệu bảng 05 ta thấy: tổng số TTKDTM năm 2004 là 79.616 món thì thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi là 16.451 món chiếm 20,66% tổng số món. Doanh số TTKDTM năm 2004 là 15.712.049 tr.đ, thì doanh số thanh toán bằng uỷ nhiệm chi – chuyển tiền là 2.830.937 tr.đ (chiếm 18%). Việc sử dụng hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi – chuyển tiền ở NHNo tỉnh Bắc Ninh hiện nay có xu hướng giảm so với các năm 2002 và 2003. Năm 2004 thanh toán bằng uỷ nhiệm chi – chuyển tiền là 16.451 món giảm so với cùng kỳ năm 2003 là 22.253 món (giảm 57,49%). Doanh số thanh toán là 2.830.937 tr.đ (giảm so với cùng kỳ năm 2003 là 3.898.095 tr.đ bằng 57,93% và nếu so với năm 2002 thì thanh toán bằng uỷ nhiệm chi – chuyển tiền giảm 62.683 tr.đ (giảm 2,17%). Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi-chuyển tiền có nhiều ưu điểm song cũng còn 1 số hạn chế cần khắc phục để công tác thanh toán được tốt hơn, cụ thể là: Uỷ nhiệm chi được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng, phần để ghi nội dung chuyển tiền hẹp nên không ghi được đầy đủ nội dung chuyển tiền. Uỷ nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản trả tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc chuyển tiền trong cùng hệ thống và khác hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước. Đối với chứng từ chuyển tiếp, chương trình máy tính chưa phù hợp. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi dễ dẫn đến trường hợp đơn vị mua chiếm dụng vốn của đơn vị bán. 2.2.2.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu thuận lợi đối với các ngành dịch vụ công cộng như thu tiền điện nước sinh hoạt, tiền điện thắp sáng, tiền cước phí điện thoại… tuy vậy uỷ nhiệm thu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt ở Ngân Hàng Nông Nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Qua số liệu ở bảng 05 cho ta thấy: năm 2002 có 21 món chiếm 0,07% trong tổng số món TTKDTM. Năm 2003 có 37 món thanh toán bằng uỷ nhiệm thu chiếm 0,07% trong tổng số món TTKDTM. Năm 2004 có 36 món thanh toán bằng uỷ nhiệm thu chiếm 0,05% trong tổng số món TTKDTM. 2.2.2.4 Thanh toán bằng thư tín dụng Qua các năm 2002,2003,2004 số liệu ở trên bảng 05 cho ta thấy hình thức thanh toán thư tín dụng ở NHNo tỉnh Bắc Ninh không được khách hàng sử dụng do phải lưu ký một số tiền tại Ngân hàng mà không được hưởng lãi, hiệu quả của đồng vốn không cao, mặt khác thư tín dụng chỉ được mở để đi mua hàng tại đơn vị khác địa phương với số tiền phù hợp với số tiền hàng đã được ký kết và chỉ được thanh toán cho 1đơn vị thụ hưởng. Mức tiền mở thư tín dụng lớn, tối thiểu là 10 triệu đồng, đây cũng là những hạn chế của hình thức thanh toán này tại NHNo tỉnh Bắc Ninh. Nhưng trong thanh toán quốc tế thì Thư tín dụng lại là hình thức thanh toán phổ biến của các Ngân hàng. 2.2.2.5 Thẻ thanh toán Thẻ thanh toán mới được áp dụng tại NHNo tỉnh Bắc Ninh bởi hình thức thanh toán này chưa được áp dụng rộng rãi mà mới chỉ áp dụng ở 1 số thành phố lớn. Thanh toán bằng thẻ đòi hỏi cán bộ làm nghiệp vụ thanh toán thẻ phải có trình độ hiểu biết và ứng dụng khoa học công nghệ, tin học tốt, đồng thời trình độ dân trí ở địa phương đó phải cao thì mới am hiểu và áp dụng thể thức thanh toán bằng thẻ được. Do vậy ở NHNo tỉnh Bắc Ninh cũng như các Ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tháng 12/2004 mới bắt đầu đưa vào sử dụng hình thức thanh toán này. 2.2.2.6 Hình thức thanh toán khác Các khoản thanh toán khác hiện nay tại NHNo tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là thanh toán bằng các phiếu chuyển khoản của các doanh nghiệp với Ngân sách Nhà nước như nộp thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, các khoản phí hay là các phiếu thu, bảng kê tích số tính lãi của Ngân hàng. Biểu đồ 2. 3: Biờ́n đụ̣ng sụ́ món thanh toán khụng dùng tiờ̀n mặt Tỷ trọng các khoản thanh toán khác tại NHNo tỉnh Bắc Ninh tăng khá cao : năm 2002 là 1.574.364 triệu đồng chiếm 35.23% tỷ. Năm 2003 là 4.186.980 triệu đồng chiếm 38,36%. Năm 2004 là 12.88.768 triệu đồng chiểm 81,98%. 2.2.3 Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt phân theo phạm vi thanh toán. Bảng 3: Thực trang TTKDTM theo phạm vi Phương thức Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền tr.đ Tỷ trọng (%) Số tiền tr.đ Tỷ trọng (%) Số tiền tr.đ Tỷ trọng (%) Thanh toán nội bộ 2.066.003 46,24 5.295.374 48,51 5.153.552 32,80 Thanh toán trong hệ thống 1.037.023 23,21 2.701.721 24,75 7.026.428 44,72 Thanh toán ngoài hệ thống 1.364.974 30,55 2.918.951 26,74 3.532.069 22,48 Tổng TTKDTM 4.468.000 100 10.916.046 100 15.712.049 100 Nguồn: Báo cáo của NHNo tỉnh Bắc Ninh năm 2004 Số liệu ở bảng 3 cho ta thấy phương thức thanh toán nội bộ trong các năm 2002 và 2003 chiếm tỷ trọng lớn 2002 là 46,24%, 2003 là 48,51% nhưng đến 2004 thì đã giảm xuống chỉ còn 32,8% trong khi đó thanh toán cùng hệ thống năm 2002 là 23,21% năm 2003 tăng 1 ít là 24,75% nhưng đến năm 2004 đã tăng vọt lên cao là 44,72% trong tỷ trọng TTKDTM. Từ đó ta thấy khách hàng không chỉ thanh toán tại Ngân hàng NHNo tỉnh Bắc Ninh mà còn thanh toán với khách hàng ở tỉnh khác trong cùng hệ thống. Đối với thanh toán ra ngoài hệ thống thì lượng thanh toán qua các năm giảm dần đó là nguyên nhân của việc khách hàng có xu hướng chuyển từ thanh toán khác hệ thống sang thanh toán trong cùng hệ thống để chi phí cho thanh toán được rẻ hơn. Qua phân tích ở trên ta thấy mỗi công cụ TTKDTM đều có những thuận lợi và hạn chế, nó phù hợp với từng loại khách hàng. Sử dụng các hình thức TTKDTM sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức cho từng người dân trong xã hội, tạo hiệu quả chung cho nền kinh tế. Do vậy phát triển, mở rộng và hoàn thiện các hình thức TTKDTM trong điều kiện nền kinh tế hiện nay không chỉ là mối quan tâm của Nhà nước, của ngành Ngân hàng mà là của toàn xã hội. 2.3 Đánh giá thực trạng Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo tỉnh Bắc Ninh 2.3.1 Thành tích đạt được. - Tổng lượng TTKDTM qua ngân hàng tăng trưởng đều đặn hàng năm với tốc độ tương đối cao. - Ngân hàng đã cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng với chất lượng tốt, tổ chức thanh toán nhanh chóng, hướng dẫn khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán phù hợp, nhân viên có thái độ hoà nhã tôn trọng khách hàng. - Trong thực hiện nghiệp vụ không để ra sai sót lớn, giấy tờ chính xác, thanh toán điện tử và bù trừ nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch. - Thực hiện thanh toán toàn hệ thống đã tăng cường trách nhiệm trong quản lý điều hành vốn tại cơ sở. Việc quản lý vốn chặt chẽ nhưng linh hoạt, hệ số sử dụng vốn trong kinh doanh của toàn hệ thống tăng lên rõ rệt. - Thực hiện tốt mở rộng dịch vụ thanh toán trong dân cư đây là chủ trương lớn của ngành ngân hàng nhằm tiếp tục cải thiện việc thanh toán trong dân cư, chuyển thu nhập hàng tháng của cán bộ CNV vào tài khoản cá nhân của ngân hàng. Một mặt ngân hàng vừa huy động được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, vừa tiết kiệm được chi phí phát sinh. 2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 2.3.2.1 Tồn tại - Việc TTKDTM phục vụ cho các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và cá nhân còn ít, đa phần nghiệp vụ TTKDTM phục vụ cho những doanh nghiệp lớn và vừa, các cơ quan hành chính sự nghiệp còn đại bộ phận dân cư vẫn chưa tiếp cận được với các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. - Việc sử dụng các hình thức TTKDTM còn đơn điệu chủ yếu là hình thức uỷ nhiệm chi- chuyển tiền. Một số hình thức thanh toán mới ra đời như thẻ thanh toán, séc cá nhân… Còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Cơ sở vật chất mặc dù đã được đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc hiện đại hoá ngân hàng để tăng sức cạnh tranh. 2.3.2.2 Nguyên nhân Nguyên nhân chủ quan + Hoạt động marketing của ngân hàng hay công tác tiếp thị, khai thác tìm kiếm và thu hút khách hàng chưa chủ động, còn thiếu các biện pháp tổ chức thực hiện các mục tiêu chiến lược khách hàng. + Thủ tục trong TTKDTM còn rườm rà, hình thức thanh toán còn đơn điệu, chất lượng dịch vụ kém, thanh toán chậm và phức tạp với mụ̣t lượng lớn giấy tờ và rất nhiều chữ ký. + Công tác thông tin tuyên truyền hoạt động của ngân hàng thời gian qua đã được chú ý nhưng hiệu quả chưa cao. + Trình độ của cán bộ vẫn còn hạn chế, số cán bộ mới vào nghành có trình độ về chuyên môn có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong công việc giao tiếp, ứng xử với khách hàng do đó đã dẫn đến những kết quả không được như mong muốn. b) Nguyên nhân khách quan + Các văn bản pháp quy của Nhà nước của chính phủ chưa đồng bộ còn nhiều điều chưa hợp lý cơ chế thanh toán chưa hấp dẫn khách hàng. + Khách hàng còn chưa hiểu biết nhiều về TTKDTM, cho nên họ không thấy được lợi ích của hình thức thanh toán này. + Hạn chế lớn nhất cho quá trình mở rộng và phát triển TTKDTM của hệ thống ngân hàng hiện nay là vốn. trong những năm qua chính phủ và ngân hàng Nhà nước đã tập trung đầu tư vốn cho việc hiện đại hoá công nghệ thanh toán nhưng số vốn vẫn còn ít ỏi chưa đáp ứng được. + Thói quen của dân chúng: Thói quen tiêu tiền mặt của dân chúng, cũng là một khó khăn không nhỏ của các ngân hàng thương mại nói chung của NHNo tỉnh Bắc Ninh nói riêng để phát triển hoạt động TTKDTM. + Nguyên nhân để dẫn đến những tồn tại của các phương tiện thanh toán còn có các nguyên nhân khác ví dụ như trong thanh toán bằng séc hạn chế là do trình độ dân trí còn thấp, thu nhập của đại bộ phận dân chúng chưa cao. + Phương tiện thanh toán mới mẻ và tương đối hiện đại đó là thẻ thanh toán mới được áp dụng tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc ninh nói chung và NHNo tỉnh Bắc Ninh nói riêng từ tháng 12/2004. Chương 3 Một số giải pháp nhằm mở rộng và phát triển công tác Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT tỉnh bắc ninh 3.1 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của NHNo tỉnh Bắc Ninh Hệ thống thanh toán trong bất kỳ nền kinh tế thị trường nào cũng đang được đánh giá cao vai trò của nó. Một tất yếu cực kỳ quan trọng trong cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, một kênh cần thiết cho quản lý kinh tế, một phương tiện thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế. Do đó để khắc phục hạn chế những tồn tại và từng bước nâng cao, hoàn thiện công tác TTKDTM qua hệ thống ngân hàng hiện nay thì không những tự ngân hàng phải đổi mới và hiện đại hoá mà cần có sự phối hợp của Nhà nước, Chính phủ trong việc xây dựng, phát triển nền tài chính quốc gia, hoàn thiện và phát triển công tác TTKDTM qua ngân hàng ở nước ta hiện nay. Trước mắt phương hướng nhiệm vụ năm 2005 của NHNo tỉnh Bắc Ninh đề ra như sau: - Tiếp tục mở rộng và thực hiện tốt chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án có tính khả thi, đi đôi với tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra nâng cao chất lượng tài sản Có của ngân hàng. - Tích cực chủ động đầu tư các dự án có hiệu quả phục vụ hiện đại hoá nông nghiệp của tỉnh. - Tiếp tục tăng cường biện pháp hạn chế nợ quá hạn, tích cực thu nợ quá hạn cũ và xử lý tài sản tồn đọng. - Nâng cao một bước tác phong giao dịch của cán bộ công nhân viên chức để phù hợp với sự đổi mới của hoạt động ngân hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững. - Nâng cao số lượng, chất lượng hoạt động dịch vụ Ngân hàng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng: “ nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả ”thông qua hoạt động thanh toán qua ngân hàng, tăng khả năng đầu tư tín dụng. - Không ngừng nâng cao công tác kế toán TTKDTM để tạo chữ tín cho ngân hàng. 3.2 Các giải pháp nhằm mở rộng và phát triển công tác Thanh toán không dùng tiền mặt Để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển đồng thời phục vụ tốt hơn nữa các yêu cầu thanh toán của khách hàng. Ngành Ngân hàng nói chung và NHNo tỉnh Bắc Ninh nói riêng cần phải không ngừng cải tiến, bổ xung sửa đổi chế độ TTKDTM cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên trong thời gian tới để công tác TTKDTM tại NHNo tỉnh Bắc Ninh ngày một tốt hơn em xin đưa ra 1 số giải pháp sau: 3.2.1 Khuyến khích các cá nhân mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng Để thực hiện tốt công tác TTKDTM trong dân cư, NHNo tỉnh Bắc Ninh cần tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài Phát thanh, Đài Truyền hình, trên các báo ở địa phương, các Pa nô áp phích quảng cáo… về lợi ích của việc mở tài khoản cá nhân. Tuyên truyền giải thích làm rõ nội dung, thủ tục mở tài khoản tiền gửi và sử dụng séc cá nhân để nhân dân hiểu và tự nguyện mở tài khoản. 3.2.2 Một số biện pháp sử dụng để thu hút khách hàng Các Ngân hàng có thể giới thiệu với khách hàng về hình thức nào thanh toán phù hợp, thuận tiện và có một số thoả thuận với khách hàng cho linh hoạt như giảm bớt số liên trong thanh toán bằng hình thức uỷ nhiệm chi, hay áp dụng hình thức thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán với các khách hàng có uy tín. Ưu tiên cho vay với khách hàng có doanh số thanh toán qua ngân hàng cao, nhất là đối với khách hàng truyền thống của Ngân hàng. 3.2.3 Xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới kĩ thuật và thiết bị công nghệ Để TTKDTM được mở rộng và phát triển hơn nữa Ngân hàng trong thời gian tới cần đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán, nhằm sớm đưa vào sử dụng tăng nhanh tốc độ thanh toán qua Ngân hàng, giảm chi phí cho hoạt động thanh toán, tạo điều kiện phát triển các công cụ thanh toán mới, tăng khả năng cung cấp các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ có liên quan đến mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng. Cần xây dựng cơ sở vật chất khang trang, đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, đồng bộ của ngân hàng để có vị trí quan trọng quyết định tới sự thành công. Đây là nhân tố không thể thiếu được, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt dễ dẫn đến sự thất bại hay thành công vì thế đòi hỏi ngân hàng cần chú trọng quan tâm tới đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất khang trang hơn nhất là trụ sở và các điểm giao dịch của ngân hàng nông nghiệp các huyện để từ đó thu hút số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng đông hơn, góp phần tạo nên chu chuyển vốn nhanh trong nền kinh tế, giảm thời gian ứ đọng vốn trong thanh toán và thời gian chờ đợi cho khách hàng, đảm bảo bí mật an toàn, tăng thêm doanh thu cho ngân hàng. 3.2.4 Phát triển nguồn nhân lực xây dựng tốt chính sách đào tạo và tuyển dụng cán bộ nhân viên. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công tác TTKDTM ngân hàng cần nhận thức được tầm quan trọng của khâu cán bộ là yếu tố quyết định mọi hoạt động, hệ thống ngân hàng đã đặc biệt coi trọng tạo nguồn nhân lực để đảm bảo vận hành có hiệu quả hoạt động ngân hàng trong giai đoạn hiện nay và đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. Trong hoạt động ngân hàng nói chung và nghiệp vụ TTKDTM nói riêng yếu tố tổ chức và sắp xếp con người cho khoa học là rất quan trọng quyết định lớn đến chất lượng và số lượng công việc. Cho nên NHNo tỉnh Bắc Ninh cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ nhất là cán bộ làm công tác thanh toán phải trang bị cho mình đầy đủ năng lực, trình độ vững vàng, đạo đức, tác phong nhanh nhẹn, có thái độ hoà nhã, lịch sự, tận tình với khách hàng luôn coi “ khách hàng là thượng đế “… Hiểu biết đường lối lãnh đạo của Đảng, nắm vững chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước, quy định của ngành, đặc biệt là phải thông hiểu và thực hiện đúng pháp luật. 3.2.5 Tăng cường Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ kiểm tra, kiểm toán cao. Đáp ứng kịp nhu cầu của một ngân hàng hiện đại. Ngân hàng luôn chú trọng công tác này để thường xuyên được đánh giá là ngân hàng có kỷ cương, có uy tín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0929.doc
Tài liệu liên quan