Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1. Hoạt động cho vay trung và dài hạn của các Ngân hàng Thương Mại 2

1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 2

1.1.2. Phân loại các khoản cho vay trung và dài hạn 4

1.1.3. Đặc điểm cho vay trung và dài hạn 9

1. 2. Chất lượng cho vay trung và dài hạn- Các nhân tố ảnh hưởng 10

1.2.1. Quan niệm về chất lượng cho vay trung và dài hạn 10

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn 11

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay trung và dài hạn 13

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay trung và dài hạn của

 Ngân hàng Thương Mại 15

 1.2.4.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng 15

 1.2.4.2. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng 18

 1.2.4.3. Các nhân tố khách quan khác 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC CHƯƠNG DƯƠNG 21

2.1. Quá trình hình thành, phát triển và tổ chức bộ máy của Chi nhánh

 Ngân hàng Công Thương khu vực Chương Dương 21

2.1.1. Sự ra đời và phát triển 21

2.1.2. Tổ chức bộ máy 22

2.13. Những hoạt động chủ yếu 24

 

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công

 thương khu vực Chương Dương 27

2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của NH 27

2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 28

 2.2.2.1. Hoạt động huy động vốn 28

 2.2.2.2 Hoạt động tín dụng 30

2.3. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương

 khu vực Chương Dương 33

2.3.1. Cho vay trung và dài hạn 33

2.3.2. Cơ cấu cho vay trung và dài hạn 36

2.3.3. Thu nợ cho vay trung và dài hạn 39

2.3.4. Nợ quá hạn về cho vay trung và dài hạn 40

2.3.5. Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn 41

2.3.6. Một số nhân tố chủ yếu tác động đến chất lượng cho vay trung và dài

 hạn 45

 2.3.6.1.Nguyên nhân từ phía ngân hàng 45

 2.3.6.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng 46

 2.3.6.3. Nguyên nhân khác 47

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC CHƯƠNG DƯƠNG 48

3.1. Phương hướng phát triển cho vay trung và dài hạn của ngân hàng Công thương KV Chương Dương 48

3.1.1. Kế hoạch kinh doanh năm 2005 48

3.1.2. Phương hướng phát triển cho vay trung và dài hạn 49

 

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn

 tại Ngân hàng Công thương KV Chương Dương 50

3.2.1. Các biện pháp về nguồn vốn 51

3.2.2. Các biện pháp về thay đổi đầu tư 54

3.2.3. Các biện pháp về công tác thẩm định dự án và quyết định cho vay 56

3.2.4. Về nâng cao trình độ các bộ tín dụng 59

3.2.5. Về chính sách tiếp thị 60

3.2.6. Các biện pháp khác 61

 3.2.6.1. Áp dụng một qui trình giám sát chặt chẽ và khoa học 61

 3.2.6.2- Các biện pháp xử lý kịp thời đối với nợ quá hạn 65

 3.2.6.3 - Thành lập bộ phận thu hồi nợ riêng 65

3.3. Một số kiến nghị 68

3.3.1. Đối với Nhà nước 68

3.3.2. Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam 69

3.3.3. Đối công tác vay vốn của Ngân hàng Công Thương Khu Vực Chương

 Dương 70

LỜI KẾT 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

 

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và dài hạn tăng đều qua các năm, năm 2002 từ 307.141 triệu đồng đến năm 2003 là 351.607. Năm 2004 giảm mạnh, còn 154.150 triệu đồng. Qua đi sâu tìm hiểu, sở dĩ năm 2004 cho vay trung và dài hạn giảm trong những năm đầu, doanh thu từ dự án còn thấp, Ngân hàng chuyển sang cho vay ngắn hạn để tránh rủi ro. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chưa thật hợp lý. Trong cho vay trung và dài hạn đã chú trọng đầu tư vào các ngành các lĩnh vực có xu hướng phát triển mạnh, các sản phẩm dịch vụ có ưu thế cạnh tranh cao trong nước và tham gia hội nhập thế giới như: ngành Điện, Bưu chính viễn thông.....Do đó các dự án dầu tư đều phát huy hiệu quả, khách hàng đã mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, đưa ra thị trường nhiều sản phảm dịch vụ mới, có uy tín trong cạnh tranh. Biểu đồ 3: Dư nợ tín dụng trung và dài hạn (Đơn vị: Triệu đồng) Trđ Năm 2004 2003 2002 Qua biểu đồ 3 ta thấy dư nợ ngắn hạn tăng lên: Năm 2002 là 754.849 triệu đồng, năm 2003 là 522.559 triệu đồng giảm 232.290 triệu đồng so với 2002 (số liệu 2002 chưa tách 2 chi nhánh: Sài Đồng và Yên Viên). Năm 2004 là 530.326 triệu đồng tăng 7.767 triệu đồng so với năm 2003 Chi nhánh đã có nhiều đổi mới trong cho vay trung và dài hạn như xác định mức tín dụng cho từng doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp, hỗ trợ tổn thất cho những đơn vị làm ăn tốt có khó khăn tạm thời và hỗ trợ tạm thời cho ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư các dự án có hiệu quả. Chi nhánh đã cẩn trọng khi xem xét quyết định cho vay, qua phân tích tài chính, phân tích dự án, đánh giá năng lực khách hàng, phân tích những tiềm ẩn rủi ro, mới quuyết định đầu tư vốn hay từ chối cho vay. Nhìn chung công tác tín dụng trung và dài hạn của NHCT KV Chương Dương trong 3 năm đã đạt được những thành tựu đánh kể, thu hút được nhiều tổng công ty, doanh nghiệp lớn sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả đến với Ngân hàng. Đó là kết quả của chính sách tín dụng hiệu quả kết hợp với chính sách nguồn vốn đa năng. 2.3.2. Cơ cấu cho vay trung và dài hạn a_Cơ cấu cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế: Bảng 4: Tình hình cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế ( Đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu Dư nợ (Tr. đồng) Tỉ trọng (%) Cho vay TDH với DNQD 703.829 91,56 Cho vay TDH với DNNQD 31.029 4,05 DN có vốn đầu tư nước ngoài 33.786 4,39 Tư nhân cá thể 0 0 Thực hiện chính sách đa năng tổng hợp trong kinh doanh, Chi nhánh đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay, đặc biệt là hình thức cho vay trung và dài hạn. Chi nhánh đã mở rộng đối tượng phục vụ của mình gồm cả doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong tổng dư nợ cho vay, Chi nhánh tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế quốc doanh..Năm 2004 ( bảng 4) tỷ trọng cho vay với doanh nghiệp quốc doanh là 91,56 %, tương ứng với 703.829 triệu VND. Như vậy quy mô cho vay KTQD là rất lớn, điều này thể hiện đặc trưng riêng của NHCTVN cũng như đặc trưng của Chi nhánh. Khách hàng chủ yếu của NH là các đơn vị kinh tế quốc doanh với số lượng ngày càng tăng, trong đó có một số lượng lớn khách hàng truyền thống uy tín như: Tổng công ty điện lực, Tổng công ty xăng dầu, Hãng hàng không Việt nam ... Khách hàng vay vốn trung và dài hạn là các DNNQD và các DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng gia tăng, nhưng vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ. Nguyên nhân sự vượt trội của các khách hàng là DNQD có thể nêu ở một vài điểm sau: Thứ nhất, do truyền thống của NHCTVN nói chung và của Chi nhánh nói riêng có những lợi thế về nguồn vốn, kinh nghiệm, khách hàng, ưu đãi của Chính phủ ... về các khoản cho vay trung và dài hạn với DNQD nên Chi nhánh không ngừng phát huy những lợi thế này, tăng cường mối quan hệ tín dụng với những khách hàng uy tín và mở rộng thêm nhiều khách hàng mới. Chi nhánh đã có những chính sách ưu đãi với các DNQD về lãi suất, thời gian trả nợ, thế chấp ... Thứ hai, các DNQD có quan hệ với Ngân hàng ngày càng phát triển do được mở rộng quyền và thích nghi với nền kinh tế mới. Các DNQD lớn thường nhận được nguồn vốn ưu đãi từ nước ngoài, có điều kiện cải tiến công nghệ, tạo nên ưu thế trong cạnh tranh. Do đó có nhu cầu và điều kiện vay vốn ngân hàng. Thứ ba, nghị quyết của Đảng đã khẳng định nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước nên thành phần kinh tế quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã định hướng cho việc mở rộng cho vay trung và dài hạn. Thứ tư, Trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động làm cho hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Các DNNQD là thành phần kinh tế nhạy cảm với những biến động của thị trường, chỉ hoạt động với quy mô nhỏ nên chưa có nhiều doanh nghiệp có đủ điều kiện để vay vốn đầu tư dài hạn mở rộng sản xuất. Thư năm, khi bước sang nền kinh tế thị trường, các DNQD tuy có gặp những khó khăn, nhưng từng bước đã đi vao ổn định, làm ăn có hiệu quả. Nhà nước có một số chính sách ưu đãi với thành phần kinh tế này, do đó các DNQD ưu thế hơn trong vay vốn . Như vậy, cũng trong tình hình chung của các Ngân hàng Thương mại, cơ cấu cho vay trung và dài hạn của NHCT KV Chương Dương lệch hẳn về các doanh nghiệp quốc doanh. NHCT KV Chương Dương phát huy lợi thế của mình, có chính sách cho vay ưu đãi, chính sách khách hàng phù hợp nên đã tăng cường được mối quan hệ tín dụng tốt đẹp với các DNQD. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng không xem nhẹ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, vẫn coi đó là thị trường tiềm năng có điều kiện mở rộng nghiệp vụ cho vay của NH. Điều này thể hiện ở doanh số cho vay trung và dài hạn với các DNNQD và DN có vố đầu tư nước ngoài vẫn tăng khá trong những năm qua. b. Cơ cấu cho vay trung và dài hạn theo hình thức sử dụng vốn: Bảng 5: Tình hình cho vay trung và dài hạn theo hình thức sử dụng vốn ( Đơn vị: Triệu đồng ) Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2002 Thực hiện 31/12/2003 Cho vay trung và dài hạn (Thương mại - Kế hoạch nhà nước) 349.191 154.150 Tài trợ uỷ thác 2.416 66 Hai hình thức (thực chất 3) cho vay này có sự phân biệt khá rõ ràng, thể hiện ở tính chủ động của ngân hàng trong quyết định cho vay. Chúng ta có thể hiểu đơn giản cho vay theo kế hoạch Nhà nước là Nhà nước giao nhiệm vụ cho NH trong năm phải thực hiện cho vay với những đối tượng nào, khối lượng bao nhiêu, thời hạn và hình thức cho vay, giải ngân như thế nào... Nguồn vốn cho vay này, NH phải tự huy động, có thể được sự trợ giúp của Ngân sách. Lãi xuất cho vay sẽ căn cứ vào lãi xuất trần do Nhà nước quy định. Phần chênh lệch giữa lãi xuất huy động và lãi suất cho vay sẽ được Nhà nước cấp bù nhăm đảm bảo lợi nhuận cho NH. Nhà nước không trực tiếp giao vốn cho NHCTVN mà chỉ uỷ quyền cho NH được phép phát hành trái phiếu hay kì phiếu để huy động vốn. Từ năm 1996, chỉ thị 12/TTCP được ban hành, kêu gọi các ngân hàng tập trung vào các dự án trung và dài hạn để đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất kinh doanh phục vụ công cuôc CNH – HĐH đất nước, chỉ thị yêu cầu các ngân hàng tự cân đối nguồn và được phép sử dụng 20% dư nợ ngắn hạn để cho vay trung hạn, đặc biệt nhấn mạnh trọng trách lên vai NHCTVN. Còn cho vay thương mại là hình thức cho vay mà ngân hàng tự tìm kiếm khách hàng. Ngân hàng có quyền lựa chọn khách hàng, nên chủ động trong việc quyết định cho vay. Như vậy, khi xem xét cho vay trung và dài hạn theo cơ cấu này, ta có thể thấy rõ hơn dặc trưng của hoạt động cho vay của NHCT KV Chương Dương cũng như những cố gắng cuả NH trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn. Qua bảng 5, cho vay theo kế hoạch của Nhà nước chủ yếu phục vụ cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản để mua sắm, đổi mớ công nghệ đầu tư chiều sâu phát triển sản xuất... do vậy vốn rất lớn. Cho vay trung và dài hạn (thương mại_kế hoạch nhà nước) có sự giảm mạnh từ năm 2003 đến năm 2004 ( từ 349.191 triệu VND xuống 154.150 triệu VND) một phần do sự chia tách 2 Ngân hàng Yên Viên và Sài đồng. 2.3.3. Thu nợ cho vay trung và dài hạn. Thu nợ trung và dài hạn Vòng quay vốn trung và dài hạn của Chi nhánh = ------------------------------- Tổng dư nợ trung và dài hạn Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả vốn trung và dài hạn tăng lên, vốn đầu tư cho dự án được thu hồi nhanh đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp mà dư nợ cao có nghĩa là vốn Ngân hàng cho vay thu hồi chậm, khả năng quay vòng vốn kém, ta có số liệu sau: Bảng 6: Vòng quay vốn Ngân hàng ( Đơn vị: Triệu đồng ) Chỉ tiêu 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 Dư nợ trung và dài hạn 910.645 802.067 768.644 Thu nợ trung và dài hạn 883.334 144.674 187.639 Vòng quay 0,09 0,18 0,24 Như vậy vòng quay vốn của Ngân hàng có xu hướng tăng mạnh, năm 2002 là 0,09 và năm 2003 gấp đôi là 0,18 đến năm 2004 tốc độ thu nợ nhanh 0,24 vòng. Điều này cho thấy công tác thu nợ của Chi nhánh ngày càng tốt hơn. 2.3.4. Nợ quá hạn về cho vay trung và dài hạn. Kinh doanh tiền tệ là hoạt động chứa nhiều rủi ro trong hoạt động kinh tế. Đối với Ngân hàng Thương mại, chất lượng tín dụng bị suy giảm khi khách hàng không trả được nợ gốc và lãi đúng hạn. Với Chi nhánh NHCT KV Chương Dương nợ quá hạn được biểu hiện ở bảng sau: Bảng 7: Cơ cấu nợ quá hạn ( Đơn vị: Triệu đồng ) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 NQH TD Trung và dài hạn 287 825 157 NQHĐT Ngắn hạn 2.242 3.495 1.700 Tổng NQH 2.529 4.320 1.857 Qua bảng 7 ta thấy cơ cấu nợ như sau: Năm 2002 nợ quá hạn là 2.529 triệu đồng, năm 2003 nợ quá hạn là 4.320 tăng gần gấp đôi so với năm 2002 và năm 2004 là 1.857 triệu đồng giảm 2.463 triệu đồng so với 2003 Chi nhánh cần xem lại tỷ lệ hợ quá hạn, dến năm 2004 có giảm nhưng nó vẫn còn cao so với mức trung bình của ngành 0,23%. Khâu thẩm định trước khi cho vay Chi nhánh phải được tiến hành chặt chẽ, để loại bỏ những đơn vị không đủ điều kiện vay vốn, không có khả năng trả nợ, nhằm hạn chế nợ quá hạn và nợ khó đòi. Chi nhánh NHCT KV Chương Dương chủ yếu cho vay trung và dài hạn cho những khách hàng truyền thống (các đơn vị xây dựng, công ty Thăng Long, công ty Điện Lực...) loại tín dụng này có thời hạn sử dụng dài, do vậy khả năng xẩy ra rủi ro cao. Nợ quá hạn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các Ngân hàng thương mại, trong đó có cả Ngân hàng CT KV Chương Dương. Tuy nhiên, nợ quá hạn không phải koàn toàn do doanh nghiệp hoạt động không tốt mà do những nguyên nhân khách quan khác, Ngân hàng cần cùng doanh nghiệp xem xét cụ thể đẻ xử lý. Thực tế hiện nay các doanh ngiệp có nợ quá hạn với Ngân hàng phần lớn là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hay tỷ suất lợi nhuận quá thấp. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng trước hết là do chất lượng sản phẩm, giá cả và tiêu thụ. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng chỉ có thể giảm bớt rủi ro bằng cách giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tiền vay, cùng doanh nghiệp có những giải pháp tháo gỡ khó khăn. Với tinh thần làm việc nghiêm túc vì mục tiêu “An toàn, hiệu quả, ổn định và phát triển”, trong những năm qua, chi nhánh dã đạt được một số thành công nhất định trong công tác tín dụng trung và dài hạn, đặc biệt trong quản lý nợ khó đòi, tình hình nơ quá hạn thể hiện qua bảng 8 : Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn. ( Đơn vị: Triệu đồng ) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Số tiền % Số tiền % Tổng nợ quá hạn 4.320 100 1.857 100 Nợ quá hạn trung và dài hạn 825 19,09 157 8,45 Năm 2003, Ngân hàng có tổng nợ quá hạn là 4.320 triệu đồng(bảng 8) thì tỷ trọng nợ quá hạn trung và dài hạn chiếm 19,09%( 825 triệu đồng). Đây không phải là vấn đề đáng lo ngại do một số Cty vốn vay chưa kịp quay vòng, phía Ngân hàng có thể ra hạn thêm. Năm 2004, nợ quá hạn trung và dài hạn là 157 triệu đồng, chiếm 8,45% tổng nợ quá hạn. Ngân hàng đã thực hiên tốt công tác tín dung so với năm trước, nhưng nó cũng phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng chưa được đảm bảo. Ngân hàng phải có nhiều biện pháp hữu hiệu trong đầu tư vốn và nghiêm túc trong việc thu hồi vốn vay. 2.3.5. Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn. * Những kết quả đạt được: Chất lượng tín dụng trung và dài hạn là một chỉ tiêu có tính tương đối và khá trìu tượng. Các khoản tín dụng trung và dài hạn được coi là chất lượng khi nó thoả mãn được nhu cầu cảu Ngân hàng, khách hàng và phù hợp với nèn kinh tế hiện đại. Đối với NHCT KV Chương Dương , chất lượng tín dụng trung và dài hạn còn thể hiện ở sự đóng góp vốn trung và dài hạn vào các mục tiêu chung của nèn kinh tế nhằm tạo công ăn việc làm, tiết kiệm ngoại tệ... Đây là chỉ tiêu khó đánh giá về mặt định lượng. Trong những năm qua tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh đã thực hiện theo phương châm đổi mới cơ chế, đầu tư theo chiều sâu. Tín dụng trung và dài hạncung ứng vốn cho các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển sản xuất nhưng thiếu vốn để đổi mới thiết bị, công nghệ, là góp phần tháo gỡ khó khăn và thực sự nâng quuyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh cho các đơn vị vay vốn. Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng trung và dài hạn phục vụ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước theo hướng kết hợp nhiều hình thức cho vay bằng nhiều loại vốn, tìm kiếm các dự án có hiẹu quả và chú trọng cá dự án trọng điểm trong các chương trình phát triển kinh tế của các bộ ngành. Tính đến năm 2004 đã có nhiều dự án cho vay trung vầ dài hạn đã và đang hoạt động tốt, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Số khách hàng tăng nhanh qua các năm (năm 2004 tăng thêm 37 khách), xử lý dứt nợ tồn đọng, tăng cường giám sát các khoản cho vay, nâng tỷ trọng cho vay bằng tài sản và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Thưc hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển mọi công trình đầu tư cho sản xuất kinh doanh từ cấp phát ngân sách sang cơ chế vay trả, xoá mọi hình thức bao cấp, NHCT KV Chương Dương đã nhanh chóng thay đổi cơ chế và hoà nhập vào thị trường để tồn tại, đứng vững và tăng trưởng, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp đầu tư và phát triển đất nước. NHCT KV Chương Dương đã có định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với chính sách tiền tệ của Đảng và Nhà Nước, do đó công tác tín dụng trung và dài hạn đã đáp ứng nhu cầu bức thiết của nền kinh tế và bản thân Ngân hàng. NHCT KV Chương Dương đã thực sự trở thành bạn hàng đáng tin cậy của các doanh ngiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngân hàng thường xuyên bám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp, hướng dẫn đơn vị lập hồ sơ vay vốn, tổ chức giao dịch một cửa, tránh mọi phiền hà cho doanh nghiệp trong quan hệ vay vốn, xây dụng uy tín và niềm tin giữa khách hàng và Ngân hàng. Đối với mọi dự án đầu tư, Ngân hàng đều thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ xét duyệt cho vay, thẩm định dự án, phân tích tín dụng, phát hiện rủi ro tiềm ẩn, loại trừ dự án kếm hiệu quả và thực hiện các bước kiểm tra, đảm bảo mỗi khoản vay đều có người chịu trách nhiệm, nhưng mức đọ khác nhau. Ngân hàng lựa chọn những cán bộ tinh thông nghề nghiệp, nhiệt tình công tác vào những công trình trọng điểm, đẻ giúp đỡ và tư vấn cho doanh nghiệp được vay vốn nhanh chóng, sớm đưa các công trình vào sản xuất kinh doanh, manh lại lợi ích cho cả Ngân hàng và khách hàng. Để tạo nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn, Ngân hàng đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động, chú trọng tăng tỷ trọng vốn trung daì hạn thông qua việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tăng tiền gửi và tiền tiết kiệm dài trong dân cư, khai thác nhiều nguồn tài trợ trung dài hạn của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế...... Ngân hàng thay đổi cơ cấu cho vay trung và dài hạn, chủ yếuhướng vào các ngành công nghệ cao, công nghệ mũi nhọn, phục vụ cho phát triển kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt đựoc, trong hoạt động tín dụng trung và dài hạncon gặp nhiều khó khăn liên quan đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn, cần phải giải quyết. * Tồn tại và hạn chế: Cơ cấu nguồn chưa hợp lý, chưa phù hợp. Hiện nay việc tăng trưởng nguồn vốn nhất là trung hạn và dài hạn trong dân cư và huy động từ nguồn tiền gửi của khách hàng vẫn là nhiệm vụ chiến lược lau dài, là khâu mở đường cho hoạt động kinh doanh cua NHCT KV Chương Dương. Để huy động vốn thì phải đảm bảo lợi ích của người gửi có lãi suất huy động cao, nhưng cho vay đầu tư cũng với lãi suất cao thì doanh nghiệp không chấp nhận được. Đây là vấn đè khó khăn tạo sức ép đối với Ngân hàng trong khi phải giữ vững và phát huy vai rò của Ngân hàng trong việc đầu tư và phát triển. Hành lang pháp lý trong hoạt động tín dụng chưa thật sự đồng bộ, chưa phù hợp, có văn bản hướng dẫn nhưng chưa đi vào cuộc sống, dẫn đén bất cập khi triển khai: nhất là trong việc xác định, đánh giá pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay. Có lúc ở từng bộ phận, do chưa nhận thức đầy đủ về tăng trưởng, buông lỏng điều kiện tín dụng là tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro. Việc phân tích đánh giá thực trạng tín dụng chưa được thực hiện triệt để, chưa phản ánh chính xác chất lượng; nhất là khối các doanh nghiệp xây lắp và những đơn vị có những khoản nợ tồn đọng, sản phẩm dở dang lớn; chưa kiên quyết trong công tác xử lý tồn đọng, nợ xấu( còn 3 khoản vay) Việc chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo thành phần kinh tế, theo nghành, lĩnh vực sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu, còn mang tư tưởng khách hàng truyền thống, hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp, đã và đang chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro. Công tác đánh giá phân loại khách hàng, phân tích hoạt động sản suất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng còn chưa được thường xuyên và quan tâm đúng mức để từ đó đưa ra những chính sách tín dụng phù hợp, kịp thời. Chất lượng cán bộ còn nhiều bất cập, lực lượng trẻ nhiều, song còn thiếu kinh nghiệm trong công tác tín dụng. Hệ thống thông tin tín dụng còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành và việc cập nhật thông tin phục vụ cho công tác thẩm định, nên khả năng nghiên cứu, đánh giá khách hàng, dự báo tình hình tín dụng còn yếu, bị động, có lức còn bị lỡ cơ hội. Việc phối hợp, tìm hiểu thông tin về khách hàng giữa các Ngân hàng trong và ngoài hệ thống chưa tốt, dẫn đến tình trạng không kiểm soát được hoạt động SKKD của doanh nghiệp, là nguyên nhân chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro (Công ty XNK Vật tư đường biển). Việc thực hiện các quy chế, quy trình, việc tuân thủ các hành lang pháp lý có lúc có nơi chưa nghiêm, nể nang khách hàng, xuề xoà trong nội bộ dẫn đến thiếu sót trong hồ sơ, sơ suất trong xử lý nghiệp vụ. Việc thực hiện chính sách tiền tệ là thử thách lớn cho hoạt động của ngành ngân hàng, đặc biệt đối với NHCT KV Chương Dương, phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư trung và dài hạn trong khi vốn trung và dài hạn còn ít, nên phải dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ tín dụng trung, dài hạn. Tuy đã được chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cho phép nhưng điều này cũng có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Là một ngân hàng có bề dày truyền thống về đầu tư xây dựng cơ bản nhưng công tác kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư thực hiện chưa được tốt. Việc phân tích đúc rút kinh nghiệm về tín dụng đầu tư còn quá ít, chưa có tính thống nhất, chưa ngang tầm với yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động. 2.3.6. Một số nhân tố chủ yếu tác động đến chất lượng cho vay trung và dài hạn. 2.3.6.1.Nguyên nhân từ phía ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng hai yếu tố rủi ro và lợi nhuận luôn là bạn đồng hành. Nếu ngân hàng chỉ chạy theo lợi nhuận cao mà thiếu sự thận trọng cần thiết thì cóthể sẽ phải trả giá đắt cho những rủi ro gặp phải, nhưng ngược lại vì rủi ro mà không dám mở rộng cho vay thì có thể sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, mất đi nhiều khách hàng tốt. Đây là vấn đề nan giải mà hiện nay NHCT KV Chương Dương đang gặp phải. Vì mục tiêu an toàn vốn nên NHCT KV Chương Dương có xu hướng thu hẹp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vẫn biết cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thời gian qua gặp nhiều rủi ro, song không phải mọi doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều như nhau. Đây là điểm ngân hàng nên chú ý hơn trong thời gian tới. Hoạt động Marketing trong ngân hàng chưa được quan tâm chú ý. Hoạt động này mới chỉ được thực hiện đơn thuần dưới dạng các hoạt động bề nổi như tuyên truyền, quảng cáo,chứ chưa thực sự xuất phát từ việc nghiên cứu nắm bắt nhu cầu khách hàng để tìm cách thoả mãn tốt nhất nhu cầu đó. Lâu nay hoạt động Marketing vẫn thường được coi là nhiệm vụ của các nhân viên giao dịch, trong khi đó mạng lưới thông tin về khách hàng còn yếu kém, ít áp dụng công nghệ thông tin vào việc thu thập các yếu tố về khách hàng, sản phẩm, dịch vụ .. 2.3.6.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng. Khả năng của các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu về chế độ tín dụng trung dài hạn của ngân hàng còn thấp. Vướng mắc chủ yếu thường gặp phải là doanh nghiệp không có đủ vốn theo chế độ, không đủ tài sản thế chấp theo quy định đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, không có nhiều dự án khả thi. Để đảm bảo nguyên tắc an toàn, ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp vay vốn phải có vốn tự có tối thiểu tham gia vào dự án (mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật tối thiểu là 10%, xây dựng cơ bản mới 30%, phục vụ đời sống 40%) nhưng phổ biến là các doanh nghiệp không thực hiện được. Về tài sản thế chấp, theo tính toán hiện nay thì chỉ có 20% giá trị tài sản của các doanh nghiệp có thể sử dụng làm tài sản thế chấp hợp pháp, con số này là quá nhỏ bé so với nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Về dự án sản xuất kinh doanh, có nhiều doanh nghiệp lập được các phương án kinh tế khá tốt nhưng do không cụ thể hoá được thành các dự án khả thi, nên cũng không được ngân hàng cho vay vốn. Khả năng quản lý và sử dụng vốn vay của doanh nghiệp còn thấp, cộng với tình trạng làm an thiếu trung thực thường xuyên xảy ra giữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với nhau và với các ngân hàng, biểu hiện ở sử dụng vốn vay không đúng mục đích, cung cấp thông tin không chính xác cho ngân hàng, lừa đảo chiếm dụng vỗn lẫn nhau là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó theo quyết định 417 của Ngân hàng Nhà nước đã quy định: Tất cả các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn ngân hàng không cần phải có tài sản thế chấp hay bảo lãnh mà chỉ cần có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tính khả thi thì được vay vốn. Điều này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhà nước trong việc vay vốn của ngân hàng để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Song đối với ngân hàng, rủi ro lại càng cao vì phương án sản xuất kinh doanh dù có tốt đến đâu cũng có thể xảy ra những rủi ro, khi đó ngân hàng sẽ không có gì đảm bảo cho khoản tín dụng của mình. Thêm vào đó ngân hàng lại không có một sự hỗ trợ nào của Nhà nước khi các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gặp rủi ro. 2.3.6.3. Nguyên nhân khác. Môi trường pháp lý về hoạt động tín dụng trung, dài hạn chưa đầy đủ và đồng bộ, chính sách tín dụng còn nhiều thiếu sót, khả năng thực thi của các luật về tài sản thế chấp còn yếu. Bên cạnh đó hiệu lực pháp lý của các cơ quan hành pháp chưa đủ mạnh để giải quyết các tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, phát mại tài sản thế chấp. Hoạt động cho vay trung, dài hạn còn chịu sự chi phối của nhiều cấp nhiều ngành , vì vậy mà khi có một dự án cho vay theo chỉ định không có hiệu quả, nhưng ngân hàng vẫn phải cho vay , mặc dù ngân hàng biết rằng dự án này không đạt yêu cầu về thẩm định. Từ đó khiến cho hoạt động cho vay trung, dài hạn gặp nhiều khó khăn, làm giảm chất lượng tín dụng trung, dài hạn. Một vấn đề nữa là mặc dù Chính phủ đã quy định các ngân hàng thương mại có quyền tự chủ quyết định về việc cho vay của mình và chịu trách nhiệm về các quyết định đó, song trên thực tế không phải lúc nào ngân hàng cũng có được quyền chủ đọng đó. Có nhiều khi do những tác động từ nhiều phía như chính quyền địa phương nên ngân hàng vẫn phải cho vay những dự án có thể đem lại rủi ro cho ngân hàng. Hiện nay ở Việt Nam chưa có cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp, vì vậy ngân hàng thiêu thông tin khi xem xét đánh giá khách hàng để quyết định cho vay. Điều đó một mặt hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, mặt khác làm tăng thêm tình trạng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng, do đánh giá khách hàng không chính xác khiến cho chất lượng tín dụng không được cao. Qua phần ta thấy được những kết quả đạt được và những khó khăn còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh nói chung, nhưng trước hết là cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh trong vài năm gần đây. Những khó khăn, thử thách . Trong hoạt động tín dụng trung dài hạn, đòi hỏi Chi nhánh phải có những biện pháp tích cực để sớm khắc phục. Chương 3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng công thương Khu vực Chương dương. 3.1. Phương hướng phát triển cho vay trung và dài hạn của ngân hàng Công thương KV Chương Dương. 3.1.1. Kế hoạch kinh doanh năm 2005. Ngân hàng Công thương KV Chương Dương quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2005 với phương châm là: tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động theo luật Ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng, từng bước phát triển vững chắc, nâng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6985.doc
Tài liệu liên quan