Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương

 

Lời mở đầu! 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN 3

1.1 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3

1.1.1 Khái niệm về công ty chứng khoán: 3

1.1.2 Phân loại công ty chứng khoán: 4

1.1.3 Những hoạt động chính của một CTCK: 8

1.1.4 Vai trò của CTCK : 16

1.2 NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN: 18

1.2.1 Khái niệm, chức năng và những nét đặc trưng của hoạt động Môi giới chứng khoán: 18

1.2.2 Vai trò của hoạt động Môi giới chứng khoán: 25

1.2.3 Phân loại hoạt động Môi giới chứng khoán: 29

1.2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán tại CTCK . 30

1.2.5 Những nhân tố tác động tới hoạt động Môi giới chứng khoán: 31

2.1 Giới thiệu tổng quan về CTCK Ngân hàng Công Thương Việt Nam : 36

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CTCK Ngân Hàng Công Thương Việt Nam : 36

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực trong công ty: 38

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty: 42

2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. 47

2.2.1 Quy trình hoạt động giao dịch tại IBS: 47

2.2.2 Tình hình đóng, Mở tài khoản 50

2.2.3. Tình hình nhân sự của phòng Môi giới: 51

2.2.4 Tình hình doanh thu từ hoạt động Môi giới: 52

Bảng : Tình hình thu phí môi giới qua các năm( ĐV: VND) 53

2.2.5 Đánh giá những kết quả và hạn chế hoạt động Môi giới IBS: 54

2.2.5 Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động Môi giới: 58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CTCK NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG. 62

3.1 NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN QUA. 62

3.2 ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG 64

3.2.1 Kinh nghiệm rút ra: 64

3.2.2 Phương hướng, biện pháp kinh doanh năm 2007: 64

3.2 NHỮNG ĐỀ XUẤT CÁ NHÂN CHO GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG. 66

3.2.1 Cơ sở của những đề xuất: 66

3.2.2 Đề xuất với công ty: 66

3.2.3 Đề xuất với phòng Môi giới: 68

KẾT LUẬN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

doc77 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất lượng hoạt động môi giới thông qua cuộc điều tra khách hàng bằng hệ thống phiếu điều tra. Thông qua một bảng câu hỏi điều tra khách hàng về chất lượng dịch vụ môi giới tại CTCK sẽ cho chúng ta những cái nhìn khách quan và thực tế hơn từ phía những người đang sử dụng dịch vụ đó. Có thể nói, chất lượng hoạt động môi giới của một CTCK tốt hay không được thể hiện rất rõ trong số lượng nhà đầu tư đến mở tài khoản. Bởi khi một CTCK có chất lượng hoạt động môi giới tốt sẽ lôi kéo được khách hàng đến với công ty, khi mà cùng một dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư, nơi nào phục vụ tốt hơn thì sẽ lôi kéo được nhiều nhà đầu tư tin tưởng và đến với dịch vụ của công ty mình hơn. Và sức lôi kéo đấy có thể thông qua một số nhân tố như: Biểu phí giao dịch, đội ngũ nhân viên giao dịch có nhiệt tình, năng động, hiểu biết hay không? Chất lượng của những lời tư vấn có mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng không? Ngoài ra yếu tố vật chất ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng phục vụ, như hệ thống bảng giá trực tuyến theo doic diễn biến giá, chỗ ngồi cho nhà đầu tư., dịch vụ chăm sóc khách hàng sau giao dịch và những thông báo về tình hình tài khoản một cách thường xuyên cho khách hàng. 1.2.5 Những nhân tố tác động tới hoạt động Môi giới chứng khoán: 1.2.5.1 Nhân tố chủ quan: Con người: Con người là chủ thể của mọi hành động, yếu tố con người trong hoạt động của CTCK nói chung và nghiệp vụ Môi giới nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng và quyết định đến chất lượng công việc và tạo sự thu hút đối với nhà đầu tư khi đến với CTCK . Nghiệp vụ môi giới hoạt động được không thể thiếu nhân tố con người- nhân viên môi giới- là người trực tiếp đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư từ quá trình nhận lệnh, nhập lệnh, thực hiện thông báo kết quả cho khách hàng và những hoạt động phục vụ chăm sóc tài khoản cho khách hàng. Không chỉ dừng lại ở đấy, một hoạt động có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động Môi giới khác hẳn so với các hoạt động khác đấy là những lời tư vấn trong việc ra quyêt định đầu tư và những tâm sự về cuộc sống của nhân viên môi giới với khách hàng,. Điều này tạo nên sự gần gũi, thân thiện, tạo dựng niềm tin trong nhà đầu tư về hình ảnh người môi giới, hết lòng vì nhà đầu tư, tất cả vì lợi ích của nhà đầu tư. Con người trong hoạt động Môi giới thể hiện ngay trong những lần gặp gỡ đầu tiên của khách hàng với nhân viên công ty. Nhà đầu tư tìm đến với CTCK thì những người đầu tiên họ tiếp xúc là nhân viên Môi giới, chính vì vậy để tạo nên những thuận lợi cho hoạt động của CTCK thì nhân viên môi giới phải là những người vui vẻ, thân thiện và tạo nên sự hài lòng cho khách hàng về những dịch vụ ở CTCK Nhân tố con ngưòi ở đây thể hiện trên cả hai khía cạnh: phẩm chất và tri thức. Có thể nói bản chất của nghiệp vụ Môi giới là bán hàng tư vấn cũng không sai, thông qua những lời tư vấn của mình mà nhân viên môi giới gây dựng được lòng tin ở khách hàng, lôi kéo khách hàng đến với công ty mình Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ: Hệ thống giao dịch chứng khoán bao gồm địa điểm đặt sàn giao dịch, nơi mà nhà đầu tư đến theo dõi thị trường và đặt lệnh,là hệ thống máy tính, thiết bị đầu cuối, điên thoại, bảng giá, phần mềm chạy chương trình để tiếp nhận lệnh và khớp lệnh… có thể nói bên cạnh nhân tố con người, yếu tố máy móc thiết bị và công nghệ có tác động không nhỏ tới quá trình giao dịch đó là hệ thống nhận lệnh có đáp ứng được nhu cầu nhà đầu tư, việc khớp lệnh có được tính toán chính xác hay không và từ đó tác động tới tâm lý nhà đầu tư. Không chỉ tác động tới nhà đầu tư, mà yếu tố này còn tác động trực tiếp tới nhân viên môi giới, bởi khi công việc suôn sẻ thì người nhân viên làm việc mới có hứng thú và hiệu quả cao hơn. Mô hình tổ chức và hoạt động của CTCK Trong bất cứ một tổ chức nào, cách thức tổ chức và hoạt động có tác động rất lớn đến hoạt động chung của toàn công ty. Đấy là tổ chức này có thể phát huy được thế mạnh của từng bộ phận hay không, có sự gắn kết giữa các bộ phận khác để bổ sung cho nhau hay không? Hay chính sách của công ty có tác động khuyến khích người lao động làm việc hết mình hay không? Công tác kiểm tra giám sát Kiểm tra giám sát là hoạt động theo dõi sự trung thực trong hoạt động, việc tuân thủ những quy định của công ty, của tổ chức, của pháp luật để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư Biểu phí giao dịch của công ty cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động môi giới, nếu biểu phí cao trong khi những yếu tố khác không hơn gì các CTCK khác thì vô tình đã làm giảm sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Hiện nay khi có rất nhiều CTCK mới ra đời và họ thực hiện chiến lược cạnh tranh nhau bằng phí giao dịch và phí lưu ký chứng khoán. 1.2.5.2 Nhân tố khách quan Thực trạng nền kinh tế: Nền kinh tế phát triển là một trong những điều kiện cần và đủ để thúc đẩy TTCK phát triển. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, các doanh nghiệp làm ăn có lãi và hiệu quả cao, sản phẩm của doanh nghiệp đó trên thị trường được ưa chuộng lại là điều kiện để chứng khoán của doanh nghiệp đó lưu thông và thạnh khoản. Tạo ra cơ chế huy động vốn tối ưu cho doanh nghiệp. Khi nền kinh tế bị suy thoái hay khủng hoảng( như cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1929-1933 hoặc giai đoạn 1997), TTCK cũng bị ảnh hưởng lớn, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kéo theo giá chứng khoán trên thị trường sụt giảm. Có thể nói yếu tố nền kinh tế bao trùm lên tất cả mọi hoạt động của con ngưòi trong đó, do vậy TTCK cũng không nằm ngoài trường hợp đó. Khi TTCK phát triển hay suy sụt đều ảnh hưởng đến hoạt động môi giới của các CTCK. Đây là bộ phận nhạy cảm nhất với sự thay đổi của bức tranh nền kinh tế. Sự phát triển của TTCK: TTCK phát triển sẽ tạo điều kiện cho những hoạt động giao dịch chứng khoán được phát triển theo, và khi đó nghề Môi giới mới có cơ hội phát huy những thế mạnh của mình, khối lượng giao dịch tăng lên, các hàng hoá trên thị trường đa dạng phong phú, buộc nhà môi giới phải có kiến thức và sự nhạy cảm để tư vấn cho nhà đầu tư. Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý là một trong những khung quy định quy tắc hoạt động, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia vào thị trường nhằm đảm bảo cho những hoạt động kinh tế đó được diễn ra lành mạnh, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư. Khi thị trường phát triển thì hoạt động giao dịch chứng khoán diễn ra trên nhiều phạm vi, quy mô lớn hơn, kỹ thuật tinh vi hơn, nếu khung pháp lý không kịp thời đưa ra những quy định đúng đắn, đầy đủ,khoa học để quản lý thị trường thì sẽ có những hành động phạm pháp và những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp diễn ra. Khung pháp lý hoàn chỉnh không chỉ là cơ sở khoa học nhằm bảo vệ nhà đầu tư mà còn bảo vệ chính những người làm nghiệp vụ môi giới trước những kết quả của công việc. Thói quen đầu tư của người dân: Thói quen đầu tư của ngưòi dân là một trong những điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển, người dân có hiểu biết về lĩnh vực này hay không có tác động đến quá trình phát triển của thị trường, và khi đó nghiệp vụ Môi giới có điều kiện phát triển. Tóm lại: Nghiệp vụ Môi giới chứng khoán là một trong những nghiệp vụ đòi hỏi rất cao về kiến thức, kỹ năng,giao tiếp của người làm Môi giới. TTCK phát triển là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay, phát triển thị trường chứng khoán chúng ta phải xây dựng song song với sự phát triển của nền kinh tế, của tri thức, kiến thức của người dân về thị trường, khung pháp lý hoàn chỉnh nhằm quản lý thị trường tốt hơn.. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CTCK NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu tổng quan về CTCK Ngân hàng Công Thương Việt Nam : 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CTCK Ngân Hàng Công Thương Việt Nam : Công ty chứng khoán ngân hàng Công Thương được thành lập vào ngày 01/09/2000 theo quyết định số 126/ QĐ-HĐQT-NHCT của Ngân hàng Công Thương, với hình thức là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên( theo luật doanh nghiệp và quy định của Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước) là thành viên thứ 7 trong tổng số 57 Công ty Chứng khoán do Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước( UBCKNN) cấp phép hoạt động, với giấy phép hoạt động số 07/GPHĐKD ngày 16/11/2000. Vào ngày 16/11/2000, sau hơn hai tháng hoàn thiện thủ tục pháp lý, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, công ty đã khai trương và đi vào hoạt động. Tên giao dịch đầy đủ :Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế : Incombank Securities Co.,Ltd( viết tắt là IBS). Vốn điều lệ :105.000.000.000 đồng( 105 tỷ đồng). Trụ sở chính : 306 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nôị. Điện thoại : 04.9741764 - 04.9741055 Fax : 04.9741760 - 04.9741053 Website : www.ibs.com.vn Email : ibs-ho@hn.vnn.vn Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Địa chỉ :153 Hàm Nghi- Quận 1- Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại : 089140200 Fax : 089140201 Email : ibs-hcm@.vnn.vn. Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công Thương là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập. Ngành nghề kinh doanh là:Kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, bao gồm: -Môi giới -Tự doanh -Bảo lãnh phát hành -Quản lý danh mục đầu tư( theo luật chứng khoán 2006 thì hết năm 2007 nghiệp vụ này phải được tất toán và chuyển sang cho công ty quản lý quỹ) - Lưu ký chứng khoán -Tư vấn cổ phần hoá -Tư vấn niêm yết và Đăng ký giao dịch chứng khoán -Tư vấn đầu tư chứng khoán. Số vốn điều lệ ban đầu là 55.000.000.000( năm lăm tỷ đồng), đến tháng 12/2004 vốn điều lệ tăng lên 105.000.000.000( 105 tỷ đồng), sự tăng vốn này đã đáp ứng được nhu cầu của công ty trước sự phát triển của thị trường, cho đến nay công ty đã có đầy đủ các phòng ban, nghiệp vụ cung cấp kịp thời những dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhu cầu của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực tư vấn tài chính và tư vấn một số hoạt động . Không chỉ có chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh, công ty còn có thêm 4 đại lý nhận lệnh tại một số tỉnh, thành phố ở cả ba miền như: Hải Phòng: 36 Điện Biên Phủ- Tp.Hải Phòng. ĐT: 031.859859 Chi nhánh NHCT Bà Rịa-Vũng Tàu: 55-67 Trưng Trắc-TP.Vũng Tàu. ĐT : 064.510.144 Đà Nẵng: 172 Nguyễn Văn Linh – TP. Đà Nẵng. ĐT:0511.824293 Khu công nghiệp Biên Hoà: Ngã tư­ Vũng Tàu – Phường An Bình – TP. Khánh Hoà. ĐT: 061.831.570 Ngoài ra, công ty cũng đã triển khai một số chi nhánh nhu chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cầu Giấy Hà Nội để đáp ứng nhu cầu đầu tư trong thời điểm thị trường đang nóng bỏng như hiện nay. Tuy nhiên, vẫn chưa chính thức đăng ký với UBCKNN nên trên nguyên tắc mới chỉ có 4 đại lý nhận lệnh. Có thể nói mạng lưới của công ty đã vươn ra toàn quốc, thể hiện một năng lực vững mạnh của công ty trong việc tìm kiếm và phát triển thị trường. Là thành viên giao dịch của Trung tâm giao dịch thành phố Hồ Chí Minh(TTGD TP.HCM), và Trung tâm giao dịch Hà Nôị, dưới sự điều chỉnh và giám sát của UBCKNN và chịu sự chi phối của Luật Chứng Khoán( hiệu lực từ ngày 01/01/2007), và một số văn bản Luật có liên quan. Là thành viên của Trung tâm Lưu ký chứng khoán kể từ ngày 01/5/2006. Có thể nói cho đến nay về cơ bản công ty đã hoàn chỉnh các nghiệp vụ và đang thực hiện rất tốt. Cùng với sự hỗ trợ tích cực của ngân hàng Công Thương, IBS luôn sát cánh và hỗ trợ khách hàng trong các hoạt động trên thị trường tài chính, và không ngừng xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng bằng cách cung cấp những dịch vụ chất lượng cao và kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Phương châm hoạt động- Chìa khoá vàng của nhà đầu tư- đến với IBS khách hàng sẽ được tiếp xúc với một đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo và luôn trung thực, tất cả vì mục tiêu lợi ích khách hàng, cùng những trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất đầy đủ tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế nói chung. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực trong công ty: 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức trong công ty: Công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương được tổ chức theo mô hình chủ tịch công ty. Đứng đầu công ty là Chủ tịch Công ty, tiếp sau đó là Ban điều hành, cuối cùng các phòng ban, nghiệp vụ. Chức năng nghiệp vụ của các phòng ban được quy định cụ thể tại Quyết định số 09/QĐ-CKCT1 ngày 30/12/2005 của giám đốc Công ty. Hiện nay ban lãnh đạo của IBS được cơ cấu như sau: 1.Ông Nguyễn Thạc Hoát Chức vụ : Chủ tịch Công ty, Uỷ viên Hội đồng Quản Trị Ngân hàng Công Thương. Học vấn : Tiến sĩ kinh tế. Lĩnh vực chuyên môn :Tài chính- Ngân hàng Kinh nghiệm công tác :24 năm trong ngành Ngân hàng, Tài Chính, Chứng khoán. 2.Bà Phạm Thị Tuyết Mai Chức vụ : Giám đốc Công ty. Học vấn : Tiến sĩ kinh tế Lĩnh vực chuyên môn : Tài chính- Ngân hàng Kinh nghiệm công tác : 23 năm trong ngành Ngân hàng, Tài Chính, Chứng khoán, Bảo hiểm. 3.Ông Phạm Ngọc Phú. Chức vụ : Phó Giám đốc Công ty. Học vấn : Tiến sĩ kinh tế Lĩnh vực chuyên môn : Tài chính- Ngân hàng Kinh nghiệm công tác : 19 năm trong ngành Ngân hàng, Tài chính, Chứng khoán. 4.Ông Hà Khánh Thuỷ Chức vụ : Phó Giám đốc Công ty Học vấn : Cử nhân kinh tế Lĩnh vực chuyên môn : Tài chính- Ngân hàng Kinh nghiệm công tác : 22 năm trong ngành Ngân hàng, Tài chính, Chứng khoán. Công ty đang trong thời gian thực hiện những công việc cần thiết để tiến hành cổ phần hoá trong thời gian sắp tới, theo kế hoạch đặt ra thì trong năm 2007 IBS sẽ thực hiện cổ phần hoá và bán cổ phiếu ra công chúng, khi đó cơ cấu tổ chức của công ty sẽ có nhiều sự thay đổi phù hợp với xu hướng của thị trường chứng khoán. Dưới đây là sơ đồ tổ chức công ty: Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của công ty Chứng khoán Ngân hàng Công Thương. Phòng Môi Giới Phòng tự doanh Phòng ngân quỹ Phòng quản lý danh mục đầu tư Phòng kế toán tài chính Phòng công nghệ thông tin Phòng kiểm soát nội bộ Văn phòng Phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp Phòng môi giới Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh Phòng kinh doanh Phòng kế toán lưu ký Văn phòng Đại lý tại Đà Nẵng Đại lý tại KCN Biên Hoà Ban điều hành Chủ tịch công ty Đại lý tại Hải Phòng Đại lý tại Khánh Hoà Đại lý tại Bà Rịa Vũng Tàu 2.1.2.2 Cơ cấu nguồn nhân lực trong công ty: Theo số liệu thống kê của IBS, thì hiện nay toàn công ty có 62 cán bộ nhân viên, trong đó ở Trụ sở chính có 41 người, và ở chi nhánh có 21 người, kế hoạch trong năm 2007 tăng lên 38 cán bộ công nhân viên. Xác định rõ vai trò của nguồn lực con người trong hoạt động của TTCK công ty luôn có những chính sách đãi ngộ hợp lý cho cán bộ công nhân viên bằng hình thức khen thưởng, cử đi học nâng cao nghiệp vụ và hoàn thành những chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó luôn có những hoạt động tổ chức cho đời sống của nhân viên tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, và đoàn kết. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ như sau: Trình độ Số lượng Tiến sĩ 3 Thạc sĩ 5 Cử nhân 49 Cho đến nay, khi thị trường chứng khoán phát triển, nhiều công ty mới thành lập với trang thiết bị và điều kiện làm việc năng động và chuyên nghiệp, tuy có hiện tượng nhân viên trong công ty chuyển công tác, nhưng IBS vẫn có sức thu hút nguồn nhân lực đến với mình rất mạnh mẽ, đặc biệt là nguồn nhân lực đựoc đào tạo theo các chương trình nước ngoài và lượng sinh viên mới ra trường. Có thể nói đây là một nguồn nhân lực dồi dào cho công ty. Hiện nay, công ty đang trong đợt tuyển dụng nguồn nhân lực để đáp ứng kịp thời cho tình hình thị trường trong thời gian tới, đặc biệt khi công ty chuyển từ chế độ sở hữu TNHH sang công ty cổ phần, thì nguồn nhân lực cần phải được tuyển dụng với yêu cầu cao hơn, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thị trường. Đứng trong một môi trường cạnh tranh cực mạnh, hàng loạt công ty mới ra đời với phong cách quản lý mới, chuyên nghiệp và đội ngũ nhân viên cũng chuyên nghiệp. Hầu hết là những người có kinh nghiệm và đã được đào tạo theo các chương trình nước ngoài. Không chỉ thế họ lại có hệ thống trang thiết bị công nghệ mới và hiện đại. Đây không chỉ là thách thức với riêng IBS, mà với tất cả các công ty chứng khoán hoạt động từ trước đến nay. Do vậy, yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến với công ty. 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty: 2.1.3.1 Phòng môi giới: ‏٠Chức năng: Phòng môi giới có chức năng là đại diện giao dịch cho Công ty tại các TTGDCK; môi giới mua bán chứng khoán; nghiên cứu, phân tích thị trường chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; . ‏٠ Nhiệm vụ: -Nghiên cứu và phân tích chứng khoán: Để nghiên cứu và phân tích chứng khoán, phòng Môi giới có nhiệm vụ phải thu thập thông tin, theo dõi, và phân tích diễn biến của thị trường để đưa ra những báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị đầu tư. Cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán và thông tin về các loại chứng khoán cho khách hàng, nội bộ Công ty và bộ phận tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng. IBS là công ty chứng khoán hàng đầu trong lĩnh vực phân tích thị trường, hướng dẫn các nhà đầu tư tìm ra loại chứng khoán có triển vọng tốt với giá cả hợp lý nhất. Cung cấp bản tin và những bài bình luận, phân tích của các chuyên gia trong công ty về thị trường thông qua Bản tin chứng khoán Công Thương được phát hành đều đặn hàng ngày. -Môi giới chứng khoán( Trung gian giao dịch cho khách hàng ) Trong lĩnh vực này, phòng Môi giới thực hiện chức năng là trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng, cung cấp thông tin về tài khoản của khách hàng, thông tin về thị trường chứng khoán, quản lý các đầu mối nhận lệnh và phát triển hoạt động môi giới mở rộng thị trường, nghiên cứu và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đưa ra các sản phẩm mới tiện ích hơn cho công tác giao dịch và chăm sóc mối quan hệ khách hàng. Đến với dịch vụ này của IBS, khách hàng có thể đặt lệnh trực tiếp thông qua các nhân viên môi giới tại trụ sở chính, hoặc thông qua chi nhánh đặt lệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh và 6 đại lý nhận lệnh ở ba miền. Hiện nay công ty đang triển khai dịch vụ đặt lệnh từ xa cho khách hàng. Với dịch vụ này khách hàng phải đăng ký với công ty đầy đủ các thông số cá nhân, trong đó đặc biệt quan tâm đến số điện thoại của khách hàng sẽ dùng để giao dịch với công ty, và mật khẩu tài khoản của khách hàng. Có thể nói việc triển khai nghiệp vụ này là rất hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giảm bớt chi phí, thời gian, để đặt lệnh( nghiệp vụ này đã được triển khai khá lâu và mở rộng ở một số công ty chứng khoán khác như Bảo Việt), và công ty cũng sẽ thực hiện được nhiều lệnh hơn cho khách hàng. Ngoài những nhiệm vụ trên, Phòng Môi Giới còn đảm nhận những công việc như tổ chức đăng ký đấu giá cho các công ty, trước đây khi quy chế đấu giá cũ thì công ty cũng tổ chức đấu giá tại công ty và các chi nhánh. Hiện nay, theo quy chế đấu giá mới tất cả các công ty tham gia đấu giá đều tổ chức tại TTGD Hà Nội, thì công ty là một trong những đại lý nhận đăng ký đấu giá đáng tin cậy cho các doanh nghiệp. Kể từ khi thành lập đến nay, IBS đã tổ chức đấu giá thành công cho khoảng gần 70 doanh nghiệp. Và một trong số đó đã là những công ty niêm yết hàng đầu trên thị trường. Phòng tự doanh: Phòng tự doanh thực hiện chức năng kinh doanh chứng khoán cho chính công ty, bằng chính nguồn vốn của chính IBS, với nguyên tắc “ưu tiên phục vụ khách hàng trước”. IBS tham gia thị trường với mục đích góp phần bình ổn thị trường, tạo sự sôi động cho các giao dịch trên thị trường. Ngoài ra phòng tự doanh còn có nhiệm vụ đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp Nhà nước đang cổ phần hoá, các công ty cổ phần, các tổ chức phát hành và các doanh nghiệp tiềm năng, không chỉ trợ giúp họ về mặt tài chính mà còn hỗ trợ họ trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ” Giao dịch kỳ hạn trái phiếu”, giúp khách hàng đầu tư trái phiếu với các kỳ hạn linh hoạt, mức sinh lời hấp dẫn và tuyệt đối an toàn. Phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp: ‏٭Chức năng: Chức năng của phòng Tư vấn tài chính doanh nghiệp là đảm nhận các dịch vụ tư vấn liên quan đến Tài chính doanh nghiệp. ‏٭Nhiệm vụ: Thực hiện nghiệp vụ tư vấn cổ phần hoá cho các doanh nghiệp Nhà nước; thực hiện tư vấn niêm yết đăng ký giao dịch của các công ty; tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp; tư vấn giải thể, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp. Tất cả những nghiệp vụ trên đều đòi hỏi một trình độ chuyên sâu về Tài chính doanh nghiệp, về khả năng tìm kiếm khách hàng. Nghiệp vụ tư vấn cổ phần hoá được IBS tham gia ngay từ khi doanh nghiệp bắt đầu xây dựng chiến lược cổ phần hoá, chiến lược tài chính công ty và tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp trước và sau cổ phần hoá, thương thuyết để tiến hành cổ phần hoá và đấu giá cổ phiếu ra công chúng. Cho đến nay IBS đã tư vấn cổ phần hoá thành công cho gần 40 doanh nghiệp và đã có rất nhiều trong số đó đã niêm yết trên sàn Hà Nôị và sàn TP.HCM . Những dịch vụ hỗ trợ IBS trong nghiệp vụ này gồm có: Tư vấn xây dựng lộ trình cổ phần hoá, Xác định giá trị doanh nghiệp, Tư vấn xây dựng phương án cổ phần hoá, Tư vấn đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng, Tư vấn hậu cổ phần hoá. Các nghiệp vụ tư vấn niêm yết, tư vấn đăng ký giao dịch của công ty thật sự chưa mạnh, IBS đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ đó. Phòng quản lý danh mục đầu tư: ‏٭Chức năng: Quản lý danh mục đầu tư và uỷ thác của khách hàng là chức năng chính của phòng. ‏٭Nhiệm vụ: Để thực hiện tốt chức năng của mình, phòng phải có những kế hoạch quản lý danh mục, lựa chọn danh mục phù hợp với khả năng và đặc điểm của khách hàng, và có những quyết định kịp thời để đạt kết quả tốt. Một trong những điều tạo nên uy tín hoạt động của công ty là quản lý tốt danh mục đầu tư mà khách hàng uỷ thác. Điều này buộc nhân viên trong phòng luôn phải tìm hiểu, học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Một thuận lợi của IBS là được trang bị một đội ngũ chuyên gia được đào tạo chuyên sâu, có khả năng phân tích và có kinh nghiệm trong đầu tư. Dịch vụ này đã đựơc IBS đăng ký với thương hiệu BESTFIT Investment tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Theo luật chứng khoán hiệu lực từ ngày 01/01/2007 thì các công ty chứng khoán không được thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư, và chuyển nghiệp vụ này sang cho Công ty Quản lý quỹ hoặc Công ty chứng khoán thành lập các Quỹ riêng, IBS đang trong quá trình xây dựng Công ty Quản lý Quỹ riêng của mình. Phòng kế toán tài chính: Phòng có chức năng tổ quản lý tài chính, hạch toán cho hoạt động của công ty và cho khách hàng. Quản lý tài chính là công việc mà Phòng kế toán tài chính phải đảm nhận bao gồm những nội dung cụ thể như: thực hiện việc quản lý, điều hành và khai thác nguồn vốn, hàng tháng, hàng quý lập kế hoạch tài chính, giám sát tài chính trong việc thực hiện mua sắm, xây dựng tài sản cho công ty, quản lý trang thiết bị, tài sản cho công ty. Tham gia vào tư vấn phân phối lợi nhuận, sử dụng các quỹ, thu chi tài chính, tham mưu các vấn đề tiền lương, thưởng. Hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty; theo dõi biến động tiền gửi của khách hàng, tiền vay của công ty tại các tổ chức tài chính tín dụng. 2.1.3.6 Phòng ngân quỹ: Phòng ngân quỹ là một bộ phận của phòng kế toán, thực hiện các nghiệp vụ xuất, nhập tiền vào quỹ. Quản lý két tiền mặt của Công ty. Phòng kiểm soát nội bộ: Chức năng, nhiệm vụ theo quyết định số 38/QĐ-NHCT ngày 18/12/2001 của Chủ tịch Công ty về quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Kiểm soát nội bộ Công ty Chứng khoán Công thương. Phòng có chức năng theo dõi, giám sát hoạt động của các phòng ban trong công ty, đưa ra những đánh giá nhận định để thi đua, khen thưởng, và kỷ luật trong từng phòng ban và toàn công ty. 2.1.3.8 Văn phòng: Văn phòng có chức năng chính là: Hành chính- tổng hợp, Quản trị-Tin học; tổ chức cán bộ và đào tạo, quản lý lao động và tiền lương. Với chức năng Hành chính- Tổng hợp nhiệm vụ của Văn phòng là: Tổng hợp chương trình công tác của các phòng, ban; bố trí lịch làm việc của ban điều hành công ty; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu; tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị của công ty; bố trí phương tiện đi lại phục vụ cho hoạt động của công ty; thực hiện công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cán bộ nhân viên; thực hiện công tác lễ tân, tạp vụ, vệ sinh nơi làm việc của Công ty, đầu mối trong công việc triển khai công tác thi đua; thực hiện công tác an ninh, bảo vệ giữ gìn trật tự cho hoạt động công ty. Với chức năng quản trị tin học, văn phòng có các nhiệm vụ sau: Xây dựng kế hoạch mua sắm và triển khai thực hiện việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc của Công ty; trực tiếp quản lý tổng đài, xe ôtô và các tài sản của Công ty; tham mưu đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin của Công ty; phát triển công nghệ tin học nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty; quản lý hệ thống tin học và hệ thống mạng máy tính của công ty. Tổ chức cán bộ và đào tạo: Văn phòng có nhiệm vụ tham mưu cho ban điều hành xây dựng bộ máy tổ chức nhân sự, sắp xếp, phân công lao động giữa các đơn vị trong công ty; giúp giám đốc xây dựng kế hoạch đào tạo, quy hoạch cán bộ. Quản lý lao động và tiền lương: Chức năng này gắn với nhiệm vụ tham mưu cho ban điều hành Công ty về chính sách, chế độ tiền lương. Tham mưu ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36636.doc
Tài liệu liên quan