Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng lập hồ sơ dự thầu của Công ty Lắp máy điện nước và xây dựng-Tổng Công ty xây dựng Hà Nội

+ Khi cho các doanh nghiệp xây dựng vay vốn cần định rõ vốn vay dùng vào mục đích đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất với vốn vay dùng vào các mục đích khác để có chính sách lãi vay ưu đãi hơn do việc đầu tư

 + Tạo điều kiện phát triển thị trường mua bán xe máy thi công theo hình thức tín dụng thuê mua cho phép các doanh nghiệp xây dựng với quy mô vốn nhỏ có cơ hội đầu tư máy móc thiết bị thi công.Nhà nước nên có những chính sách khuyến khích phát triển mở rộng trên khắp lãnh thổ xây dựng cung ứng, vận tải và sản xuất vật liệu xây dựng

- Các nhà thầu thường thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nên thông tin thu được không chính xác và chưa mang tính quy chuẩn. Do vậy, Nhà nước cần chỉ đạo để hình thành một ngân hàng thông tin nhằm cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về máy móc thiết bị, giá cả nguyên vật liệu xây dựng và các thông tin liên quan đến lĩnh vực xây dựng cơ bản trong và ngoài nước. Đặc biệt là cung cấp thông tin về chủ đầu tư nước ngoài, các nhà thầu quốc tế tạo điều kiện cho các nhà thầu Việt Nam khi tham gia đấu thầu quốc tế

 

doc91 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng lập hồ sơ dự thầu của Công ty Lắp máy điện nước và xây dựng-Tổng Công ty xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngắn hạn 0 0 0 III Khoản phải thu 17.799,446 60.631,713 71.006,530 IV Hàng tồn kho 20.907,737 16.455,790 13.262,520 V Tài sản lưu động khác 13.512,507 6.014,107 1.130,529 B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn : 23.961,124 24.017,376 22.357,570 I Tài sản cố định 23.148,002 22.808,271 21.840,465 1 Tài sản cố định hữu hình 23.148,002 22.808,271 21.840,465 - Nguyên giá tài sản 25.985,521 27.646,146 28.697,312 - Hao mòn tài sản cố định (2.837,518) (4.836,875) (6.856,847) 2 TSCĐ thuê tài chính 0 0 0 3 Tài sản cố định vô hình 0 0 0 II Đầu tu tài chính dài hạn 20.662 20.662 20.662 III Chi phí xây dựng dở dang 792.460 1.188,443 496,446 Cộng tài sản: 78.445,261 108.922,73 109.331,45 Nguồn vốn : A Nợ phải trả 69.761,596 99.859,505 100.484,795 I Nợ ngắn hạn 51.312,431 78.376,459 87.139,912 II Nợ dài hạn 4.689,935 2.005,767 3.215,028 III Nợ khác 13.759,229 19.477,278 10.135,853 B Nguồn vốn chủ sở hữu 8.683,665 9.063,226 8.846,662 1 Nguồn vốn kinh doanh 8.741,483 8.446,273 8.446,273 2 Quỹ đầu tư phát triển 981,211 16.466 232,840 3 Quỹ dự phòng tài chính 66,775 0 16,943 4 Quỹ trợ cấp mất việc 89,065 89,065 106,008 5 Quỹ khen thưởng phúc lợi 80,513 156,845 40,207 6 Lãi chưa phân phối 0 324,578 439,018 Cộng nguồn vốn : 78.445,261 108.922,732 109.331,456 Nhìn vào bảng cân đối tài sản (bên tài sản) ta có thể thấy cơ cấu các ngồn vốn được đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh của công ty lắp máy điện nước và xây dựng. Trong đó các nguồn vốn được huy động vào tài sản lưu động chiếm phần lớn (70 - 80% tổng tài sản của công ty). Tài sản lưu động thì chủ yếu là tiền (các loại), các khoản phải thu, hàng hoá tồn kho (chủ yếu là chi phí sản xuất dở dang). Đặc biệt khoản phải thu có xu hướng tăng qua các nămvà chiếm tỷ trọng lớn là: 22,7%; 55,7%; 64,9% tương ứng với cácông nghệăm 1997,1998, 1999. Điều này cho thấy rằng nhiều công trình đã hoàn thành bàn giao chưng chưa được chủ đầu tư thanh toán gây ứ đọng vốn lưu động. Tài sản cố định chủ yếu là tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ lệ lớn, tài sản cố định này chủ yếu là các máy móc thiết bị. Nhìn vào đây ta cũng thấy được công ty không có tài sản thuê tài chính Biểu 3: Một số chỉ tiêu tài chính và hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu 1997 1998 1999 1)Cơ cấu vốn +TSCĐ/Tổng TS +TSLĐ/Tổng TS 30,5% 69,5% 22,7% 77,3% 20,5% 79,5% 2) Tỷ suất lợi nhuận +LN/DT +LN/Vốn chủ 1,95% 21% 0,44% 5,2% 0,13% 1,6% 3) Hệ số nợ Nợ phải trả/Tổng tài sản 88,9% 91,7% 91,9% 4)Khả năng thanh toán +chung=TSLĐ/Nợ NH +Nhanh=Tiềnhiện có/Nợ NH 1,06 0,004 1,08 0,023 0,99 0,018 Trong cơ cấu các nguồn vốn của công ty nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao, năm 1999 tỷ lệ này lên tới 91,9%.Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tài chính của Công ty . Vì thế, Công ty rất dễ gặp rủi ro trong kinh doanh. Mặc dù đứng trên phương diện tài chính dưới con mắt của các nhà quản trị tài chính mạo hiểm thì công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Qua các chỉ tiêu trên cho thấy khả năng thanh toán của Công ty là khá thấp, hệ số mắc nợ cao, chỉ số doanh lợi quá thấp, nguyên nhân do tình hình khó khăn trong cạnh tranh, các khoản phải thu chưa hợp lý. Mặc dù trong những năm qua Công ty luôn giữ uy tín với các ngân hàng (chi trả lãi tín dụng đúng hạn). Nhưng do hệ số nợ cao và hiệu quả kinh doanh còn thấp nên việc huy động vốn đầu tư tham gia đấu thầu thực hiện hợp đồng xây lắp còn gặp khó khăn nhất định 3.3- Đặc điểm cơ sở vật chất trang bị : Biểu 4:Năng lực các máy móc thiết bị thi công chủ yếu của công ty : STT Loại máy Số lượng Nước sản xuất Công suất hoặc số hiệu đặc trưng 1 Cần trục bánh lốp TA DANO 1 Nhật 50 tấn 2 Cần trục bánh lốp KATO 1 Nhật 20 tấn 3 Cần trục ô tô tự hành TANDANO 1 Nhật 5 tấn 4 Cần trục ô tô MAZ 2 Liên Xô 10 tấn 5 Máy xúc HITACHI 1 Nhật 0,7 m3/gầu 6 Máy nâng hàng YALE 1 Nhật 5 tấn 7 Máy ủi T75 1 Liên Xô 75 mã lực 8 Máy ủi DT75-H 1 Liên Xô 75-90 mã lực 9 Máy lu 2 Liên Xô 12 tấn 10 Ô tô sơ mi MAZ 2 Liên Xô 20 tấn 11 Ô tô sơ mi KAMAZ 1 Liên Xô 10 tấn 12 Ô tô ben tự đổ 5 Liên Xô 10 tấn 13 Máy bơm bê tông 1 Nhật 50 m3/h 14 Búa đóng cọc KH25 1 Nhật 2,5 tấn 15 Lu bánh sắt SAKAI 1 Nhật 10-12 tấn 16 Cần cẩu thiếu nhi 2 VN 500 kg 17 Máy trộn bê tông 12 LX-VN 250L- 200L 18 Máy trộn vữa 4 VN 100L-150L 19 Máy xoa vữa 1 Nhật 20 Máy vận thăng 4 LX+VN 500kg 21 Máy đầm dùi, bàn 19 Đức+LX+TQ 22 Máy bơm nước 2 Nhật 45 m3/h 23 Máy kinh vĩ-thuỷ bình 4 Nhật 24 Máy cắt gạch lưỡi ướt 2 Tây đức 60-100KVA 25 Máy đầm MADITO 2 Nhật Cắt mắc=25mm 26 Máy phát điện 1 Tiệp Khắc 27 Máy cắt đột kim loại 3 LX+TQ 28 Máy hàn điện 3 pha 55 LX+P+M+VN 29 Máy cắt hàn hơi 4 TQ+B.lan+VN 30 Máy khoan đứng K25-khoan bàn 2 VN+ Đ.loan Fmax 40mm 31 Máy cưa cần 1 Liên Xô Fmax 32mm 32 Máy mài 9 Nhật+LX+ T.điển Fmax 120 33 Máy cắt Plasma+cắt nhiệt 4 T.điển+Đ.loan+VN 700W-D400 34 Máy bắt vít cầm tay 30 Pháp +TQ 35 Máy khoan điện 45 LX+Nhật+VN+ Pháp 36 Pa lăng xích 2 Triều tiên 500-3000kg 37 Máy ren ống 6 Nhật+Hàn quốc Fmax 150(6”) 38 Máy uốn ống 1 Mỹ Fmax 100(4”) 39 Máy nén khí 2 Liên Xô 60m3/min 40 Máy uốn tôn 1 Thuỵ điển R=0,1-0,5 m 41 Máy gấp mép tôn 1 Thuỵ điển Lực ép 8kg/m2 42 Máy ru ri vê 20 Nhật 43 Máy ép đầu cốt 12 Nhật F 15-320 44 Máy doa lỗ 8 Đài loan Fmax 150(6”) 45 Máy cuốn thép 1 Liên Xô 3tấn 46 Tời lắp dựng 2 Liên Xô 5 tấn Máy móc thiết bị của Công ty được trang bị khá đầy đủ. Các máy móc thiết bị phục vụ cho việc lắp đặt điện nước chiếm 90% tổng giá trị máy móc thiết bị của Công ty và mới được đầu tư cách đây 2-3 năm. Do đó, Công ty có thể thi công nhiều công trình với quy mô khác nhau, nhất là các công trình lắp đặt điện nước Công ty luôn giành ưu thế trong tranh thầu. Mặc dù so với mặt bằng công nghệ hiện nay thì chưa phải là mạnh. Trong toàn bộ máy móc thiết bị và xe máy thi công của Công ty, hơn 50% là Liên Xô sản xuất và được trang bị từ những năm 80, công suất thực tế tối đa chỉ còn từ 70% công suất thiết kế trở xuống.Vì vậy, việc đầu tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao hơn nữa năng lực thiết bị thi công, thay thế công nghệ lạc hậu giúp Công ty đạt được điểm tối đa trong quá trình xét hồ sơ dự thầu của chủ đầu tư là cần thiết 3.4- Đặc điểm về lao động của công ty : Theo báo cáo chất lượng cán bộ công nhân viên chức có đến 31/12/2000 tổng số CBCNVC trong danh sách của công ty là 459 người. Trong đó : Nữ : 74 người chiếm 16,1 % Nam : 385 người chiếm 83,9 % Cơ cấu và trình độ lao động của Công ty như biểu trang sau Biểu 5: Cơ cấu và trình độ lao động của Công ty đến ngày 31/12/2000 Tổng số Đại học và cao đẳng Trung cấp A - Lao động quản lý : 199 I - Cán bộ lãnh đạo quản lý : 31 25 4 - Giám đốc 1 1 - Chủ tịch hội đồng quản trị 1 1 - Trưởng phó phòng Đvị thuộc TCT 6 4 2 - GĐ, PGĐ XN thuộc DN thành viên 18 15 2 - Đội trưởng, quản đốc PX 4 3 1 - Cán bộ lãnh đạo khác 1 1 II- Kỹ thuật chuyên môn : 168 126 36 - Cán bộ làm công tác kỹ thuật 92 77 14 - Cán bộ làm công tác TCKT 42 26 16 - Cán bộ TCLĐ, thanh tra 4 4 - Cán bộ KH đầu tư, tiếp thị 7 7 - Cán bộ an toàn lao động 1 1 - Cán bộ làm công tác khác 22 11 6 B - Lao động trực tiếp : 260 - Công nhân xây dựng 8 - Công nhân cơ điện, nước 115 - Công nhân VH xe máy thiết bị 51 - CN cơ khí, gò, hàn, tiện, nguội, LM 74 - Công nhân sản xuất khác 12 Tổng cộng : 459 302 81 Tính đến ngày 31/12/2000 số lượng lao động của công ty là 459 người. Trong đó cán bộ quản lý kỹ thuật chuyên môn là 199 người (chiếm 43,4% tổng số CBCNVC toàn công ty). Trong số này có : 75,8% có trình độ đại học cao đẳng 24,2 % có trình độ trung cấp Số công nhân trực tiếp sản xuất 260 người chiếm 56,6 % tổng CBCNVC toàn công ty. Nếu so với năm 1999 tổng số CBCNVC trong danh sách là 450 người Trong đó 182 người là CB quản lý kỹ thuật chuyên môn Có 134 người là trình độ cao đẳng và đại học chiếm 73,6 % Có 48 người trình độ trung cấp chiếm 26,4 % và công nhân trực tiếp sản xuất là 268 người. Do đó ta có thể khẳng định chất lượng cán bộ công nhân viên năm 2000 có tăng lên so với năm 1999. Song so với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh còn hạn chế đặc biệt trong các đấu thầu quốc tế. Đội ngũ cán bộ lập hồ sơ dự thầu của Công ty đều là những người được đào tạo có trình độ đại học và cao đẳng trở lên tuổi đời còn trẻ kỹ năng còn chưa chuyên sâu, thiếu kỹ năng tổng hợp đặc biệt là kiến thức về tài chính, ngoại ngữ ,tin học, thiếu kiến thức thực tế Với lực lượng lao động hiện có của công ty là nhỏ tương đối so với nhiều đối thủ lớn, do vậy trong công tác quản lý có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, Công ty cũng sẽ gặp phải khó khăn trong quá trình cạnh tranh đối với những công trình có quy mô và giá trị lớn đòi hỏi nhiều lực lượng lao động có trình độ. Vì vậy công ty phải không ngừng thu hút thêm lao động mới và nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCNV của công ty. 3.5- Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty : Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là sắt, thép, tấm lợp, gạch, xi măng, cát, sỏi, các thiết bị điện nước.Trong quá trình tham gia đấu thầu công ty thường phải bóc tách các loại nguyên vật liệu để lập giá dự thầu (chi phí vật liệu thường chiếm 70 - 75% chi phí xây dựng công trình). Trong xây dựng cơ bản khối lượng nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng các công trình rất lớn nhất là các cốt liệu (gạch, cát, sỏi, sắt thép...) trong khi đó lại phải thường xuyên thay đổi địa điểm nên chi phí vận chuyển nguyên vật liệu cũng rất lớn. Vì vậy việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu không những giảm chi phí về giá mua nguyên vật liệu mà còn có ý nghĩa rất to lớn trong việc giảm chi phí vận chuyển và hao hụt góp phần giảm chi phí nguyên vật liệu. Trên thị trường vật liệu xây dựng Công ty cũng có mối quan hệ lâu dài với một số công ty hay nhà cung ứng vật liệu xây dựng như: Nhà máy xi măng Bỉm Sơn,nhà máy gạch Hữu Hưng, Xuân Hoà,xí nghiệp liện doanh thép Việt úc, nhà máy tiền chế khung thép Za min..Nhờ có quan hệ làm ăn lâu dài này mà Công ty đã được cung cấp vật liệu kịp thời đảm bảo chất lượng , được chủ hàng cho thanh toán trả chậm. Điều đó góp phần làm giảm giá thành xây lắp và giảm khó khăn trong việc huy động vốn lưu động cho công trình 3.6 - Kinh nghiệm xây lắp của Công ty Đây là một trong những tiêu chuẩn được chủ đầu tư xem xét đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, Công ty đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng lĩnh vực xây dựng dân dụng, chuyên dụng là 22 năm Biểu 6:Hồ sơ kinh nghiệm của Công ty Lắp máy điện nược và xây dựng STT Tính chất công việc Số năm(năm) 1 2 3 4 5 Gia công lắp dựng công trình kết cấu thép Lắp dựng hệ thống điện +Điện dân dụng +Điện ánh sáng +Đường dây và trạm Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước Lắp đặt hệ thống nén khí Lắp đặt hệ thống thông tin hơi cấp nhiệt điều hoà không khí 10 năm 22 năm 22 năm 22 năm 22 năm 22 năm 15 năm 6 7 8 Xây dựng hoàn thiện đô thị và công nghiệp Xây dựng nền đường và mặt đường bê tông đường nhựa Xây dựng công trình thuỷ lợi nông thôn 8 năm 5 năm 3 năm Như vậy, với 32 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng dân dụng và 32 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng chuyên dụng mà Công ty Lắp máy điện nước và xây dựng có được là lâu năm trong ngành xây dựng ở Việt Nam. Công ty có đủ kinh nghiệm để xây dựng các công trình với nhiều qui mô khác nhau . Tuy nhiên đối với các chủ đầu tư nước ngoài không chỉ riêng Công ty Lắp máy điện nước va xây dựng mà nhiều doanh nghiệp của ta vẫn chưa tạo được sự tin tưởng nơi chủ đầu tư nước ngoài. Vì vậy, các nhà thầu Việt Nam thường chỉ có kinh nghiệm đối với các công trình trong nước còn đối với các công trình ngang tầm trên thế giới thậm chí là chưa có. Do đó, Công ty rất khó khăn trong tham gia đấu thầu nhất là đấu thầu quốc tế Mặc dù vậy, trong tham gia đấu thầu các công trình lớn Công ty đã biết dựa vào danh nghĩa tổng Công ty xây dựng Hà Nội. Hơn nữa trong bối cảnh của sự cạnh tranh gay gắt Công ty đã mở rộng quan hệ với nhiều nhà thầu và sẵn sàng làm thầu phụ cho các nhà thầu nước ngoài để có cơ hội học hỏi và trau dồi kinh nghiệm và từng bước khẳng định mình trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt II- Phân tích tình hình lập hồ sơ dự thầu của Công ty Lắp máy điện nước và xây dựng 1-Tình hình tham dự thầu và trúng thầu trong thời gian vừa qua Nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu suy đến cùng là nhằm mục đích thắng thầu. Do đó để đánh giá khái quát tình hình tham dự thầu và trúng thầu của công ty. Công ty lắp máy điện nước và xây dựng từ khi thành lập đã là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng. Do đó việc tham gia cạnh tranh trên thị trường còn chưa mạnh mẽ, đa số các công trình xây dựng công ty nhận được là do tổng công ty giao cho , đặc biệt là vào những năm trước khi có quy chế đấu thầu được ban hành theo Nghị định số 43/CP Chính phủ ngày 16/7/1996. Phương thức đấu thầu thực sự trở thành công cụ hay phương tiện chính để công ty có được các công trình xây dựng là từ năm 1997 trở lại đây. Để đánh giá cụ thể tình hình tham dự thầu và trúng thầu của công ty ta xem xét mấy chỉ tiêu sau: - Giá trị trúng thầu hàng năm là tổng giá trị các công trình mà công ty đã tham dự đấu thấu và trúng thầu trong năm (kể cả gói thầu của hạng mục công trình) Tổng công trình trúng thầu Tỷ lệ trúng thầu theo số lượng = Tổng số công trình đã dự thầu Tổng giá trị trúng thầu Tỷ lệ trúng thầu theo giá trị = Tổng giá trị các công trình đã dự thầu Biểu 7 - Tổng hợp và so sánh kết quả dự thầu qua các năm Năm Công trình dự thầu Công trình trúng thầu Giá trị TB 1 công trình trúng thầu (trđ) Tỷ lệ trúng thầu (%) Số lưọng Giá trị (trđ) Số lượng Giá trị (trđ) Số lượng Giá trị (trđ) 1998 1999 2000 40 89 77 116.000 143.665 138.600 29 41 33 96.650 69.365 65.186 3.333 1.692 1.975 72,5 46 43 83,3 48,3 47 Qua biểu trên ta thấy hiệu quả công tác đấu thầu của công ty còn chưa cao, đặc biệt là hai năm 99 và 2000 trở lại đây tỷ lệ trúng thầu và giá trị trúng thầu giảm hẳn so với năm 98. Sở dĩ có điều đó là do năm 98 mặc dù quy chế đấu thầu đã được áp dụng song sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng hay các nhà thầu còn chưa gay gắt như hiện nay, hầu như các công trình công ty tham dự đều trúng thầu. Xác suất trúng thầu về mặt số lượng của công ty đạt tối đa là 72,5% vào năm 98 còn năm 99: 46%và năm 2000 :43% ;về mặt giá trị tỷ lệ này cũng thấp chỉ đạt 48,3% và 47% tương ứng với hai năm 99 và năm 2000 riêng có năm 98 tỷ lệ này khá cao 83,3%. Ta có thể thấy tỷ lệ trúng thầu năm 2000 có giảm so với năm 99 nhưng giá trị bình quân một công trình lại tăng lên . Điều đó chứng tỏ công ty đã thắng thầu ở những công trình có giá trị lớn. Qua phân tích biểu trên ta thấy nhìn chung hoạt động đấu thầu của công ty còn chưa cao, điều đó tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải nâng cao hơn nữa chất lượng hồ sơ dự thầu. 2. Phân tích công tác lập hồ sơ dự thầu 2.1-Tổ chức soạn thảo hồ sơ dự thầu Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu là bước công việc quan trọng trong quá trình dự thầu của công ty. Trước khi lập hồ sơ dự thầu thì công việc chuẩn bị đều được thực hiện chu đáo với các phần việc như : * Làm rõ các nội dung yêu cầu trong hồ sơ dự thầu trong đó phải nghiên cứu trọng điểm : - Thuyết minh tổng hợp về xây dựng dự án công trình gọi thầu - Bảng vẽ thiết kế và thuyết minh kỹ thuật - Điều khoản chủ yếu trong hợp đồng , những điều cần biết về đấu thầu. * Khảo sát và tham quan hiện trường về các điều kiện thi công , điều kiện tự nhiên - kinh tế -xã hội của dự án của công trình trúng thầu. Những điều kiện này ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành công trình, cụ thể là khảo sát : - Điều kiện đại lý của hiện trường thi công bao gồm vị trí địa lý chất lượng, nền đất, - Điều kiện tự nhiên bao gồm sức gió, lượng mưa ,nhiệt độ , không khí , tình hình gió - Điều kiện cung ứng vật tư bao gồm năng lực điều phối cung ứng các loại vật liệu , giá, điều kiện vận chuyển của chúng. - Điều kiện thầu phụ chuyên nghiệp và lao động phục vụ - Tình hình cung thực phẩm chính và phụ, cung ứng và giá cả vật dụng sinh hoạt khác * Điều tra dự án đấu thầu : Công ty sẽ cử cán bộ đi thực tế và điều tra những việc sau : - Tích chất, quy mô , phạm vi giao thầu , hình thức giao thầu của dự án công trình. - Tính chất phức tạp kỹ thuật của dự án công trình, yêu cầu về tính năng vật liệu , thiết bị, yêu cầu về trình độ kỹ thuật - Yêu cầu về kỳ hạn chung của dự án công trình , kỳ hạn hoàn thành các hạng mục công trình - Tài liệu về khí tượng thuỷ văn, động đất nơi xây dựng công trình - Địa hình, tính chất đất, giao thông cung ứng và cấp nước, tình hình thông tin - Nguồn vốn của dự án công trình, tình hình tín dụng của người gọi thầu (chủ công trình ) - Điều kiện mua thiết bị, vật liệu. - Phương thức trả tiền của công trình, tỷ lệ ngoại tệ. - Tình hình sức lao động có thể thuê ở địa phương đó và giá nhân công. - Quá trình công tác, năng lực công tác và tác phong làm việc của kỹ sư giám sát quản lý công trình. Để hiểu được tình hình này chủ yếu phải dựa vào các hoạt động như nghiên cứu hồ sơ gọi thầu ,xem xét hiện trường công trình, tham gia những buổi thuyết minh gọi thầu, chủ công trình giải đáp thắc mắc. Mặt khác công ty còn phải liên hệ với nhân hàng nơi công ty mở tài khoản là Ngân hàng đầu tư và phát triển 4B- Lê Thánh Tông –Hà Nội để xin cung cấp bảo lãnh theo yêu cầu của chủ đầu tư. Đây là công việc quan trọng vì nó sẽ đảm bảo tính pháp lý cho hồ sơ dự thầu khi các công việc chuẩn bị đã hoàn tất, các bộ phận được giao nhiệm vụ sẽ tiến hành lập hồ sơ dự thầu . *Tổ chức phối hợp các bộ phận thực hiện lập hồ sơ dự thầu (Trang sau) Biểu 8 - Bảng phân công nhiệm vụ lập hồ sơ dự thầu STT Nội dung công việc Bộ phận thực hiện Bộ phận phối hợp Ngày hoàn thành I Quyển I: Bảng giá dự thầu 1 2 3 4 5 6 Đơn dự thầu Các phụ lục (bảo hành giảm giá) Bảng tổng hợp giá thầu Chiết tính giá thầu Bảo lãnh dự thầu Bảo chứng Đội xí nghiệp nt nt nt nt phòng TC-KT phòng TC-KT Phòng KH-TH II Quyển II:Biện pháp thi công 1 2 3 4 Thuyết minh biện pháp Tiến độ thi công Các bản vẽ minh hoạ Catalo , tiêu chuẩn kỹ thuật Phòng kỹ thuật Phòng KH-TH III Quyển III:Thông tin chung 1 2 3 4 5 6 Hồ sơ pháp nhân Giới thiệu công ty Năng lực tài chính Năng lực thiết bị Nhân lực Các thông tin khác Phòng KH-TH IV Các công việc khác 1 2 3 Họp tiền đấu thầu Khảo sát hiện trường Tham khảo giá, khu vực thi công Đội, xí nghiệp V Các công việc kết thúc 1 2 3 Duyệt hồ sơ Đóng gói Nộp hồ sơ Giám đốc Đội ,xí nghiệp nt Phòng KH-TH 2.2- Các công việc lập biện pháp và tiến độ thi công. *Tài liệu làm căn cứ để lập - Luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được duyệt để xây dựng công trình - Những tài liệu về khảo sát địa hình, thuỷ văn, khí hậu vùng xây dựng - Những giải pháp sử dụng vật liệu và kết cấu, các phương pháp tổ chức xây dựng, các thiết bị cơ giới sẽ được sử dụng để xây lắp công trình - Khả năng phối hợp giữa các đơn vị nhận thầu xây lắp về các mặt: nhân lực, vật tư, xe máy và các thiết bị thi công khác. - Nguồn cung cấp điện nước, khí nén, hơi hàn - Các tài liệu có liên quan đến khả năng cung nhiên liệu và bảo đảm đời sống cho CBCNV trên công trường . - Các hợp đồng ký với nước ngoài về việc cung cấp thiết bị vật tư. * Những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty đang áp dụng để xây dựng biện pháp kỹ thuật thi công công trình : TCVN4055:1985 : Tổ chức thi công TCVN 4091: 1985 : Nghiệm thu các công trình xây dựng TCVN4085 :1985: Kết cấu gạch đá Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4453:1987 : Kết cấu bê tông ,bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCXD170:1989: Kết cấu thép, gia công lắp ráp và nghiệm thu. Yêu cầu kỹ thuật TCVN5674 1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN2683 –1989 : Xi măng Porlant TCVN139-1991: Các tiêu chuẩn thử xi măng TCVN 4519-1988: Hệ thống cấp thoát nước bên trong Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCVN 3101-1979: Dây thép các bon thấp kéo nguội làm cốt thép TCVN1770-1986 : Cáp xây dựng ,yêu cầu kỹ thuật TCVN 2287-1988: Hệ thống tiêu chuẩn, an toàn lao động quy định cơ bản. TCVN 246-1986 : Gạch xây ,phương pháp xác định độ bền nén TCVN 4085-1987: Công tác đất, quy phạm thi công và nghiệm thu. TCVN 192 –1996: Cửa đi , cửa sổ, yêu cầu kỹ thuật chung 2.3-Công việc lập giá dự thầu của công ty *Căn cứ để lập: - Dựa vào bảng tiên lượng trong hồ sơ mời thầu - Kết quả khảo sát hiện trường(địa phương nơi có công trình xây dựng) về nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào - Định mức dự toán xây dựng cơ bản của từng địa phương, quy định mức hao phí vật liệu, nhân công sử dụng máy thi công cho một khối lượng đơn vị công táchoặc kết cấu xây lắp của đơn vị thi công - Đơn giá vật liệu , nhân công,ca máy, các chế độ chính sách tiền lương công nhân. - Quy định hướng dẫn của Nhà nước về việc lập gía dự toán XDCB ,những quy định về việc tính thuế và chi phí chung. - Sơ đồ cung ứng nguyên vật liệu trong phạm vi tính toán thành phẩm có công trình, cự ly cấp đường phương tiện vận chuyển * Cách thức tiến hành Lập giá dự thầu là một công việc khá phức tạp. Nó đòi hỏi phải đưa ra một mức giá hợp lý vừa thoả mãn được mục tiêu của nhà thầu lại vừa đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư, sát với mức giá mà chủ đầu tư đưa ra khi mở thầu. Vì vậy công việc lập giá đòi hỏi sự nghiêm ngặt và hết sức tinh tế của cán bộ lập giá dự thầu. Trước kia công việc này được giao cho phòng kế hoạch làm nhưng mấy năm trở lại đây thì công việc này dược giao cho các đơn vị dự kiến thi công đảm nhận thi công nếu trúng thầu là xí nghiệp, đội. Chính vì vậy, ngay từ đầu cán bộ lập xây dựng đơn giá công trình đã phải nắm vững các kỹ thuật sau: - Nghiêm túc xem xét hồ sơ mời thầu, nắm được cặn kẽ nội dung của hồ sơ mời thầu, hiểu rõ toàn diện những quy định cụ thể của các điều khoản trong hồ sơ mời thầu cũng như việc đấu thầu, mở thầu, bình xét thầu, quyết định thấu, tiền đặt cọc thầu, khoản tiền phạt vì kéo dài thời hạn xây dựng công trình, môi trường và điều kiện thi công. - Xem xét bản vẽ thiết kế và bản thuyết minh kỹ thuật, lập giá các hạng mục độc lập, giá từng phần và giá chung công trình theo khối lượng công trình được nêu ra trong hồ sơ mời thầu. Đồng thời cần đặc biệt chú ý tính giá theo tiền tệ quy định trong hồ sơ mời thầu. - Tính toán những chi phí trực tiếp như chi phí nhân công, chi phí vật liệu, chi phí máy móc thiết bị thi công công trình và tính ra những chi phí gián tiếp như chi phí quản lý, lợi nhuận, chi phí tu sửa sau khi hoàn thành công trình, thuế bảo hiểm, lãi khoản vay ngân hàng, những chi phí đột xuất rồi phân bổ vào các hạng mục công trình. - Nghiên cứu sách lược báo giá đối với giá của một số bộ phận những hạng mục có trong khối lượng công trình trong hồ sơ mời thầu đều tăng thêm hoặc bớt đi trong quá trình thực hiện công trình - Nghiên cứu những biến động vễ giá, tiên lượng, hối suất tỷ giá có thể nảy sinh trong quá trình xây dựng công trình - Chuẩn bị hồ sơ thuyết minh báo giá bao gồm tài liệu về nguồn máy móc thiết bị, vât liệu cần cho hoàn thành công trình, phương pháp gia công chế tác, phương án thiết kế tổ chức thi công. - Xem xét chi phát sinh do kỹ sư giám sát quản lý đòi hỏi được quy định trong hồ sơ mời thầu, cố gắng báo giá chuẩn sát chi phí này nhằm phòng ngừa khi báo giá chi phí này thấp hơn nhà thầu phải đền bù phần còn thiếu, khi báo cao chủ công trình sẽ giữ lại phần thừa đã nâng cao mức báo giá. *Quy trình tiến hành lập giá được công ty tiến hành như sau: . Dựa vào bảng tiên lượng trong hồ sơ mời thầu, các đội phối hợp với phòng kỹ thuật sẽ xác định số lượng các công tác xây lắp và khối lượng tương ứng của từng loại công tác xây lắp (Qi) cần thiết cho việc thi công trình. Tính toán đơn giá của một đơn vị khối lượng cho từng loại công tác xây lắp (ĐGi). Trong đơn giá này cũng phải chia thành các khoản mục chi phí vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí máy thi công. Chi phí trực tiếp Công ty thường lập theo dạng biểu sau: Nội dung công việc Đơn vị KL Đơn giá Thành tiền VL NC MTC VL NC MTC Trong đó : - Chi phí vật liệu (VLi)được tính dựa trên định mức vật liệu theo “Định mức dự toán xây dựng cơ bản” do bộ xây dựng thống nhất ban hành, và theo đơn giá định mức do uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố ban hành (nếu có) hoặc theo thông báo giá của liên sở xây dựng tài chính của địa phương nơi đặt công trình tại thời điểm tính giá và cân đối với khả năng tự cung ứng nguồn nguyên vật liệu của công ty có thể cung cấp được đưa ra giá cạnh tranh nhất. -Chi phí nhân công (NCi) Đối với những công trình sử dụng nguồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0106.doc
Tài liệu liên quan