LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 3
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại: 3
1.1.2 Tín dụng Ngân hàng: 4
1.2 Vai trò của công tác phân tích tài chính khi cho vay của Ngân hàng thương mại: 5
1.3 NỘI DUNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN 9
1.3.1 Các thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn: 9
1.3.2. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính: 11
1.3.3. Nội dung công tác phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn : 12
1.3.3.1. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh đối với Doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng: 13
1.3.3.2. Phân tích rủi ro kinh doanh: 20
1.3.3.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 22
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN: 23
1.4.1 Nhân tố chủ quan: 23
1.4.2 Nhân tố khách quan: 24
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN 27
TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT NAM HÀ NỘI 27
2.1 TỔNG QUAN VỀ NHNO&PTNT NAM HÀ NỘI: 27
2.1.1 Sự ra đời, phát triển, mô hình tổ chức và khái quát nội dung hoạt động: 27
2.1.2 Tình hình cho vay tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội: 31
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT NAM HÀ NỘI: 34
2.2.1 Khái quát về công tác phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội: 34
2.2.2 Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội: 35
2.2.2.1 Công ty liên doanh TYOTA Giải Phóng: 36
2.2.2.2 Công ty Thực phẩm miền Bắc: 40
2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG KHI CHO VAY VỐN 43
2.3.1 Kết quả đạt được: 43
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân: 47
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI. 56
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI: 56
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN. 58
3.3. KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN HỮU QUAN: 74
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: 74
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 76
3.3.3 Kiến nghị với các Doanh nghiệp: 78
Kết luận 80
Danh mục các tài liệu tham khảo 81
Phụ lục I : Báo cáo tài chính của công ty thực phẩm miền Bắc 81
Phụ lục I: Báo cáo tài chính Công ty Thực Phẩm miền Bắc. 85
Phụ lục II : Báo cáo tài chính của Công ty liên doanh Toyota 86
Phụ lục II: Báo cáo tài chính Công ty liên doanh Toyota 90
93 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phản ánh số nợ phải trả của Công ty nhỏ so với tổng tài sản, điều này cũng được phản ánh một phần ở khả năng thanh toán tốt của Công ty đã được phân tích ở trên.
Hệ số cơ cấu tài sản lưu động so với tổng tài sản tăng dần qua 3 năm . Năm 1998, Công ty mới đi vào hoạt động cho nên Tài sản cố định chiếm phần lớn, hoạt động kinh doanh còn ít nên Tài sản lưu động chiếm phần nhỏ( 0,0147). Sang các năm tiếp theo, hệ số này tăng dần ( năm 1999 : 0,453; năm 2000: 0,607) và dao động nhỏ xung quanh 0,5 đảm bảo cơ cấu khá hợp lý giữa tài sản cố định và tài sản lưu động
Hệ số cơ cấu nguồn vốn: hệ số giảm dần qua các năm, nhưng đều tốt vì đều lớn hơn 0,3. Năm 1998( 0,9989); Công ty mới đi vào hoạt động, Tài sản lưu động ít, Tài sản cố định là chủ yếu và được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu nên hệ số này cao tuyệt đối. Sang hai năm sau, năm 1999( 0,654); năm 2000 (0,567); hoạt động kinh doanh mở rộng, nợ phải trả tăng, Tài sản lưu động tăng nên vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm đi.
Vòng quay hàng tồn kho rất lớn, đặc biệt năm 2000 là 39,67 vòng chứng tỏ hàng hoá đang luân chuyển rất nhanh, Công ty đang trên đà kinh doanh phát triển.
Hiệu suất sử dụng tổng Tài sản rất cao, nhảy vọt từ năm 1999( 1,43) sang năm 2000( 6,04) chứng tỏ tài sản của Công ty sử dụng rất hiệu quả , do đó giảm rủi ro thanh khoản đối với các khoản vay nợ để tài trợ cho tài sản đó.
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lãi:
Bảng 4: Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lãi Công ty liên doanh Toyota
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Hệ số sinh lợi doanh thu
0,0138
0,0108
Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu
-
-
0,1151
Cả hệ số sinh lợi doanh thu và hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu còn rất thấp bởi vì toàn bộ chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh quá lớn. Tổng giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý so với doanh thu thuần trong hai năm như sau( chưa tính đến chi phí và thu nhập hoạt động tài chính và bất thường):
Năm 2000: - doanh thu thuần: 209.091.675.359 đ
- tổng chi phí: 205.951.407.535 đ
Năm 1999: - doanh thu thuần: 37.825.471.336 đ
- tổng chi phí: 38.351.801.764 đ
Mặt khác vì vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn quá lớn nên đương nhiên hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu nhỏ.
Đánh giá tổng quát : Tình hình tài chính nói chung của Công ty liên doanh Toyota Giải phóng trong 3 năm liên tục lành mạnh, các khoản công nợ rõ ràng, các hệ số tài chính tốt, kết quả kinh doanh năm 2000 có lãi, vòng quay đầu ra và đầu vào rất nhanh chứng tỏ Doanh nghiệp đang trên đà phát triển, Công ty đáp ứng được điều kiện vay vốn.
2.2.2.2 Công ty Thực phẩm miền Bắc:
- Trụ sở giao dịch: 203 Minh Khai - Hà Nội.
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, bia, rượu, thuốc lá.....
- Tài khoản tiền gửi số: 431.101.000013 tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
-Tài khoản tiền vay số: 211.101.000013 tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
Theo quyết định thành lập số 699/TM-TTCB ngày 13/8/1996 của Bộ Thương mại.
Theo đăng ký kinh doanh số 111342 ngày 09/11/1996 của Sở KHĐT Hà Nội.
Báo cáo tài chính của công ty thực phẩm miền Bắc năm 1999, 2000, 2001 ở phần phụ lục I.
Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu:
Bảng 5: Tóm tắt Bảng Cân đối Kế toán Công ty Thực phẩm miền Bắc. Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
A-Tài sản
141.104.432.697
231.543.860.007
453.154.007.435
I-Tài sản lưu động và ĐTNH
105.930.100.451
193.698.731.348
403.712.708.497
1. Tiền
16.337.081.298
22.373.817.444
11.179.326.448
2.Các khoản đầu tư TC NH khác
-
-
-
3. Các khoản phải thu
22.212.538.297
54.594.016.222
130.919.580.109
4. Hàng tồn kho
64.236.550.042
114.470.806.253
255.602.950.705
II-Tài sản cố định
35.169.332.246
35.433.470.492
36.781.791.427
B- Nguồn vốn
141.104.432.697
231.543.860.007
453.154.007.435
I-Nợ phải trả
140.299.301.427
229.497.059.989
429.669.627.558
Trong đó: Nợ ngắn hạn
105.698.733.886
184.924.368.949
375.239.486.722
II- Nguồn vốn chủ sở hữu
805.131.270
2.046.800.088
23.484.379.877
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
Bảng 6:Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, Cty Thực phẩm miền Bắc
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Hệ số thanh toán ngắn hạn
1,002
1,036
1,076
Hệ số thanh toán nhanh
0,365
0,413
0,379
Hệ số thanh toán tức thời
0,152
0,125
0,029
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn cả 3 năm đều lớn hơn 1, tình hình thanh toán nói chung là tốt, một đồng nợ ngắn hạn được trang trải bằng 1,002(1999)đ; 1,036 đ(2000) và 1,076 đ(2001)Tài sản lưu động.
+ Tuy nhiên, hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 rất nhiều: 0,365(1999); 0,413(2000); 0,379(2001) chứng tỏ khả năng thanh toán bằng tiền và các khoản phải thu chưa tốt, chưa an toàn. Điều này chứng tỏ vốn lưu động nằm trong hàng tồn kho lớn.
* Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính:
Bảng 7: Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của Cty Thực phẩm miền Bắc
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Hệ số nợ tổng tài sản
0,994
0,991
0,94
Hệ số cơ cấu tài sản lưu động
0,751
0,832
0,891
Hệ số cơ cấu nguồn vốn
0,006
0,009
0,05
Vòng quay hàng tồn kho
11,6 vòng
7,8 vòng
Vòng quay vốn lưu động
7vòng
5 vòng
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
5,88
4,53
+ Hệ số nợ tổng tài sản của cả 3 lần lượt là 0,994; 0,991; 0,94 tức là hệ số cơ cấu nguồn vốn rất nhỏ, khả năng cạnh tranh bằng năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp chưa cao.
+Hệ số cơ cấu tài sản lưu động cả 3 năm rất cao trong tổng tài sản chứng tỏ Tài sản lưu động còn chiếm phần lớn trong tổng tài sản, tức là tài sản cố định trong tổng tài sản thấp, đây cũng là đặc điểm của nghành nghề kinh doanh đa dạng các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, bia, rượu, thuốc lá đòi hỏi vốn lưu động lớn.
+ Vòng quay hàng tồn kho lớn chứng tỏ mặc dù hàng tồn kho chiếm số lượng lớn trong tổng tài sản: 49,44%(2000); 45,52%(1999); 54,6%(2001) nhưng vòng quay nhanh, hàng được luân chuyển liên tục (đặc biệt là hàng thực phẩm tươi sống), không ứ đọng trong kho, nợ ngắn hạn tài trợ cho hàng tồn kho có rủi ro thấp khi chuyển đổi để thanh toán.
+Vòng quay vốn lưu động và hiệu suất sử dụng tổng tài sản cao chứng tỏ doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh tốt.
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời:
Bảng 8: Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời Cty Thực phẩm miền Bắc
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Hệ số sinh lợi doanh thu
-
0,001
0,00815
Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu
-
0,6695
0,7119
Như vậy, mặc dù vốn chủ sở hữu chiếm phần nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng khả năng sinh lời của Vốn chủ sở hữu cao chứng tỏ Công ty đang trên đà phát triển và hiệu quả kinh doanh sinh lợi cao.
Đánh giá tổng quát: Công ty thành lập năm 1996, theo biên bản bàn giao vốn ngày 30/11/1996 thì Công ty phải nhận lỗ được 6.345 triệu đồng. Riêng năm 2001, Công ty kinh doanh có lãi hơn 10 tỷ đồng. Như vậy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có tiến triển tốt, Công ty đã mở rộng quy mô hoạt động, kinh doanh đa dạng các mặt hàng về thực phẩm, nhìn chung tình hình tài chính của Công ty lành mạnh, các khoản công nợ rõ ràng, kết quả kinh doanh đến năm 2001 có lãi, đã khắc phục được lỗ luỹ kế từ khi nhận bàn giao. Công ty đáp ứng được điều kiện vay vốn.
2.3 Đánh giá công tác phân tích tài chính doanh nghiệp của ngân hàng khi cho vay vốn
2.3.1 Kết quả đạt được:
*Rủi ro thấp, độ an toàn cao:
Vì Chi nhánh NHNo&PTNT là Chi nhánh phụ thuộc trên định hướng của Ngân hàng Trung ương là tăng cường trong việc huy động vốn, mở rộng việc cho vay nhưng phải đảm bảo an toàn, hiệu quả. Mặt khác, Chi nhánh mới thành lập và đi vào hoạt động chưa đầy một năm cho nên tạo uy tín lớn đối với toàn bộ hệ thống cũng như đối với khách hàng là điều tối quan trọng. Do đó, toàn Ngân hàng nói chung và các cán bộ tín dụng nói nói riêng đã phát huy hết năng lực của mình để hoạt động cho vay đạt hiệu quả cao nhất, đặc biệt là cho vay vốn đối với các Doanh nghiệp bởi vì hiện nay, các loại hình Doanh nghiệp tư nhân như Công ty tư nhân, Công ty TNHH xin vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh rất nhiều, mà bản thân các Công ty này chứa đựng độ rủi ro rất cao, cho nên mỗi cán bộ tín dụng luôn tập trung phát huy hết khả năng phân tích tài chính của Doanh nghiệp cũng như phân tích các điều kiện khác trong quy trình thẩm định cho vay vốn, do đó, đến nay nợ quá hạn dưới 0,5%. Con số này cho thấy, sau một thời gian hoạt động, Ngân hàng đang hoạt động ở ngưỡng rất an toàn, trong đó nợ quá hạn đối với Doanh nghiệp là chưa có, chỉ chủ yếu tập trung vào hộ gia đình vay vốn. Qua phân tích tài chính công ty Liên doanh TOYOTA Giải Phóng và Công ty Thực phẩm miền Bắc ở trên cho ta thấy, các chỉ tiêu đem ra tính toán và phân tích đều là các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và khả năng thanh toán của Công ty nói riêng, sau khi tính toán xong được phân tích tương đối cụ thể mặt tốt mặt tồn tại của tài chính và đôi chút có sự tổng hợp, liên kết phân tích giữa các mặt và các số liệu.
Để đạt được kết quả trên, Chi nhánh luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng một cách thường xuyên, liên tục sao cho kiến thức mới bắt kịp với sự thay đổi từng ngày trong cơ chế thị trường, sự thay đổi trong quy định của pháp luật về Doanh nghiệp...
Điển hình là khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực và đi vào cuộc sống, các loại hình doanh nghiệp khác nhau ra đời. Nhà nước, tư nhân, nước ngoài đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nước ta nhưng cũng kéo theo nhiều vấn đề phức tạp trong quá trình thẩm định như: vốn điều lệ, mục đích vay vốn, phương án vay vốn... Tuy nhiên, kết hợp sức mạnh tập thể và sức mạnh cá nhân, kinh nghiệm làm việc và kiến thức mới, đến nay Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội đang hoạt động vững mạnh và bắt đầu mở rộng uy tín với khách hàng trong và ngoài nước.
* Tài chính của Doanh nghiệp vay vốn thường xuyên được đánh giá lại tại thời điểm xin vay:
Các phương thức cho vay mà tại Chi nhánh đang áp dụng hiện nay là: cho vay từng lần; cho vay hạn mức tín dụng; cho vay theo dự án đầu tư; cho vay hợp vốn; cho vay trả góp; cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng; cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng và các phương thức cho vay khác. Tóm lại đối với bất kỳ loại cho vay nào Ngân hàng cũng thực hiện đề nghị Doanh nghiệp tại thời điểm cho vay vốn hoặc định kỳ cung cấp cho Ngân hàng về tình hình tài chính của Doanh nghiệp (tuỳ theo thời hạn vay của Doanh nghiệp), tại thời điểm xin vay tiếp, cán bộ tín dụng của Chi nhánh tiến hành xem xét, tính toán, phân tích và đánh giá lại các số liệu trên BCĐKT, báo cáo KQKD, các tài liệu khác thông qua hoạt động này, Cán bộ Tín dụng có thể theo dõi được tình hình tài chính của Doanh nghiệp vay vốn ở thời điểm hiện tại, thấy được xu hướng tốt hoặc xấu hoặc những biến động trong tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân của những biến động, một phần có thể tư vấn cho Doanh nghiệp, một phần có thể quyết định tiếp tục cho vay, vay một phần hoặc không cho vay, tránh rủi ro cho Ngân hàng. Ngoài ra, với việc theo dõi thường xuyên như vậy đối với toàn bộ các Doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng sẽ thấy được xu hướng phát triển của nền kinh tế ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau.
*Thực hiện phân tích kế hoạch kinh doanh trong nhữnh kỳ kinh doanh tiếp theo của Doanh nghiệp vay vốn
Một yêu cầu bắt buộc trong bộ hồ sơ kinh tế mà Ngân hàng tiếp nhận là kế hoạch sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong những kỳ kinh doanh tới. Tất nhiên mặc dù kế hoạch sản xuất kinh doanh chỉ là các con số mà các Doanh nghiệp đưa ra dựa trên các điều kiện hiện có và dự báo trong tương lai nhưng nó lại có cơ sở của nó, nếu kế hoạch kinh doanh phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong tương lai là khả quan và tốt đẹp, đó là một cơ sở để thuyết phục Ngân hàng cho vay vốn. Đây không phải là yếu tố quan trọng trong quá trình phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng nhưng nó cung cấp thêm những thông tin bổ sung cho hoạt động phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp ban đầu, bởi vì hoạt động sản xuất kinh doanh là một quá trình lâu dài.
*Phần mền vi tính được sử dụng;
Một thực trạng tại các Ngân hàng Việt Nam hiện nay là mặc dù trên thế giới hệ thống máy tính và các phần mềm được sử dụng rộng rãi đặc biệt là trong hoạt động Ngân hàng nhưng ở Việt Nam thì còn mới mẻ, các phần mềm vi tính chưa được áp dụng. Tại Chi nhánh, nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Trung tâm Điều hành và của Ban lãnh đạo Chi nhánh, hệ thống máy tính được trang bị đầy đủ, với số lượng máy tính vừa đủ để đáp ứng nhu cầu làm việc tại Ngân hàng, các máy tính được nối mạng với nhau trong nội bộ Ngân hàng để mọi cán bộ ở các phòng ban khác nhau có thể tìm kiếm sử dụng các thông tin cần thiết trong nội bộ, điều này góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc của Chi nhánh, rút ngắn thời gian làm việc với độ chính xác cao. Ngoài ra, Ngân hàng đang thực hiện một số phương án nối mạng khác: như mạng I diện rộng.
Do đó Cán bộ Tín dụng phòng Kinh doanh trong quá trình tính toán các chỉ tiêu tài chính của Doanh ngiệp vay vốn đã sử dụng phần mềm cài đặt sẵn trên máy, không phải tính toán thủ công, vừa mang lại độ chính xác cao, vừa nhanh gọn và hiệu quả, giảm được rất nhiều công sức bởi vì phương pháp tính toán thủ công thì đơn giản nhưng công thức tính thì lại công kềnh, các con số lại nhiều và lớn, các chỉ tiêu cần phải tính toán cũng rất lớn, nếu thủ công việc tính toán đó phải thực hiện bằng máy tính kế toán thì mất rất nhiều thời gian, kết quả có thể bị nhầm. Một lợi thế khác là đa số Cán bộ Tín dụng thành thạo việc sử dụng máy móc nói chung và phần mềm nói riêng đang sử dụng tại Chi nhánh là đa số cho nên công việc dường như suôn sẻ và tiện lợi hơn. Một số Cán bộ Tín dụng còn lại mới biết sử dụng, sử dụng chưa thành thạo đang được Chi nhánh cử đi học thêm. Đây chính là một ưu việt rất lớn của Chi nhánh so với các Ngân hàng khác cũng như trong công tác nâng cao chất lượng phân tích, đánh giá tài chính doanh ngiệp vay vốn.
* Họp Hội đồng Tín dụng
Một ưu điểm rất lớn khác của Ngân hàng trong quy trình thẩm định cho vay là việc họp Hội đồng tín dụng, không phải khoản vay nào của Doanh ngiệp cũng phải thông qua Hội đồng tín dụng, chỉ có những khoản cho vay không có bảo đảm hoặc vượt quyền phán quyết của Cán bộ Tín dụng, Trưởng phòng Tín dụng hoặc cho vay không có tài sản bảo đảm (tín chấp) thì mới thông qua Hội đồng Tín dụng, nhưng những khoản cho vay phải thông qua quyết định cuối cùng của Hội đồng tín dụng thì việc rủ ro giảm đi đáng kể, trong đó Hội đồng thẩm định lại tình hình tài chính của Doanh nghiệp càng là một điều kiện tốt để giảm rủi ro xuống mức thấp nhất bởi vì, sau khi cán bộ tín dụng đã thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn, Hội đồng tín dụng gồm cả Trưởng, Phó phòng Tín dụng, Cán bộ lãnh đạo (Giám đốc, Phó giám đốc ) những người có kinh nghiệm, có năng lực và trình độ cao trong công tác đó, xem xét phân tích đánh giá lại một lần nữa. Mặt khác, khi sức mạnh của tập thể hội đồng tín dụng họp lại thì đương nhiên rủi ro giảm xuống rất nhiều, mỗi cán bộ đều có mặt mạnh và mặt yếu của riêng mình, mặt yếu của cán bộ tín dụng trong quá trình phân tích đánh giá sẽ được bù lại bởi điểm mạnh của cán bộ trong Hội đồng. Do đó, đây là ưu điểm lớn của Chi nhánh.
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình phân tích, đánh giá tài chính của Doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội, còn nổi cộm lên rất nhiều những hạn chế xung quanh những công tác phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp vay vốn.
* Thứ nhất, chưa có sự phân công rõ ràng theo hướng chuyên môn hoá đối với từng Cán bộ Tín dụng:
Từ thực tế hiện nay đòi hỏi, công tác phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp cần đựơc chuyên môn hoá, tức là mỗi Cán bộ Tín dụng chịu trách nhiệm phụ trách việc phân tích tài chính đối với một hoặc một số loại hình Doanh nghiệp, một số loại hình nghành nghề kinh doanh bởi vì không phải Cán bộ Tín dụng nào cũng có khả năng hiểu biết sâu về tất cả các nghành nghề kinh doanh hoặc hoạt động tài chính của tất cả các loại hình Doanh nghiệp, mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những thuận lợi và khó khăn riêng, và đều có những đặc thù riêng. Nếu thực hiện phân công theo loại hình Doanh nghiệp hoặc theo nghành nghề kinh doanh như vậy sẽ giúp cho các Cán bộ Tín dụng có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về từng ngành nghề, lĩnh vực hoặc loại hình Doanh nghiệp mà mình phụ trách, như vậy thì không chỉ riêng công tác đánh giá phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng sẽ được nâng cao chất lượng mà cả quá trình thẩm định cho vay, thao dõi sau khi cho vay và mở rộng quan hệ với khách hàng cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngoài ra, lãnh đạo quản lý cũng dễ dàng hơn.
Nhưng thực tế tại Chi nhánh hiện nay, chưa có một sự phân công rõ ràng nào đối với từng Cán bộ Tín dụng. Tất nhiên có Cán bộ Tín dụng có kinh nghiệm lâu năm, có Cán bộ Tín dụng còn rất trẻ, có Cán bộ Tín dụng có kiến thức cập nhật mới nhưng không có sự phân công cho phù hợp, bất kỳ Cán bộTtín dụng nào cũng có thể làm việc với loại hình Doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh mà không có sự cân nhắc, chọn lựa. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian và hiệu quả của công việc, cán bộ Tín dụng cũng mất thời gian để tìm hiểu, cập nhật để hiểu biết thêm về đặc điểm của từng loại hình Doanh nghiệp này hoặc lĩnh vực ngành nghề kinh doanh đó, nếu hiểu biết không đầy đủ sẽ phân tích một cách rời rạc, hời hợt qua loa. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu cũng là do Chi nhánh mới thành lập và đi vào hoạt động nên chưa được ổn định, còn nhiều các vấn đề khác phải giải quyết nên chưa ổn định về mặt này. Ban lãnh đạo cũng chưa nắm hết được tất cả khả năng năng lực của mỗi Cán bộ Tín dụng để có sự phân công cho phù hợp, một phần khác vì hầu hết các Cán bộ được điều động từ Trung tâm Điều hành ra, chưa va chạm với thương trường và một số chưa qua thực tế về nghiệp vụ kinh doanh cụ thể. Số cán bộ được điều động từ các Ngân hàng tỉnh, huyện lên thì bỡ ngỡ với môi trường kinh doanh mới, do đó để các cán bộ có thời gian làm quen chung với môi trường mới, một môi trường còn đây tiềm năng cần khai thác nhưng cũng đầy rủi ro và thử thách.
* Thứ hai, còn thiếu những văn bản cụ thể hướng dẫn công tác phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp và xếp hạng doanh nghiệp:
Hiện tại hệ thống NHNo&PTNT chưa có văn bản cụ thể nào quy định về quy trình phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn, do đó mà trong quá trình phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn, chủ yếu các Cán bộ Tín dụng dựa vào kinh nghiệm và những hiểu biết về kiến thức và thực tiễn để tiến hành phân tích, đánh giá, điều này một phần làm tăng thêm độ không chính xác và không thống nhất, đồng đều trong hoạt động Tín dụng của Ngân hàng và rủi ro xảy ra ở một vài món vay nào đó. Nguyên nhân của hạn chế này một phần là do các yếu tố khách quan, một phần khác là do yếu tố chủ quan. Trước tiên, về mặt chủ quan mà nói, do Ngân hàng là loại Doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh tiền tệ, do đó mà hoạt động của Doanh nghiệp hết sức phức tạp, Ngân hàng phải từng bước ban hành các văn bản pháp luật. Trong đó, chưa có điều kiện để ban hành một văn bản cụ thể cho hoạt động đánh giá tài chính doanh nghiệp, thứ hai là kể từ khi hệ thống Ngân hàng Việt Nam chuyển sang hoạch toán kinh doanh năm 1988, từ đó tới nay chưa đầy 15 năm, tất yếu là còn nhiều vấn đề cụ thể mà ngân hàng chưa đủ thời gian và điều kiện để quy định và hướng dẫn cụ thể. Mặt khác, nền kinh tế luôn luôn thay đổi và phát triển, đòi hỏi Ngân hàng cũng phải luôn vận động và và sửa đổi, bổ sung và quy định lại đối với từng loại văn bản cụ thể sao cho phù hợp với những văn bản đó, đặc biệt là chế độ Tài chính Kế toán ở nước ta hiện nay cũng đang từng bước thay đổi cho phù hợp với nhịp điệu phát triển kinh tế, do đó khó có thể có một quy định cụ thống nhất, cụ thể trong hoạt động phân tích tài chính khách hàng nói chung và Doanh nghiệp nói riêng.
* Thứ ba, chưa có hệ thống chỉ tiêu tài chính trung bình ngành làm tiêu chuẩn:
Như đã trình bày ở trên trong quá trình đánh giá, với bất kỳ loại hình Doanh nghiệp nào, hoạt động sản xuất kinh ở lĩnh vực nào thì Ngân hàng đều lấy một mức nhất định làm cơ sở, căn cứ cho việc đánh giá tài chính là tốt hay không tốt. Ví dụ, với hệ số thanh toán ngắn hạn thì tiêu chuẩn đánh giá là tình hình tài chính tốt là lớn hơn 1, hệ số thanh toán nhanh bằng hoặc lớn hơn 1, hệ số thanh toán tức thời là lớn hơn hoặc bằng 0,5. Thực ra, đây cũng chính là các tiêu chuẩn chung chung để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp cho mọi đối tượng muốn sử dụng nó. Hạn chế này trong nhiều trường hợp dẫn đến đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp một cách sai lầm bởi vì các loại hình Doanh nghiệp khác nhau có quy mô hoạt động khác nhau và kết quả xếp hạng khác nhau, do đó tiêu chuẩn của các chỉ tiêu là khác nhau. Đặc biệt các Doanh nghiệp kinh doanh ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau cũng có tiêu chuẩn tài chính khác nhau. Thí dụ như ngành sản xuất may mặc, tiêu dùng thì vòng quay vốn lưu động và hàng tồn kho rất nhanh, vốn lưu động cần nhiều ..... Nhưng ở những ngành sản xuất vật liệu xây dựng thì vốn đầu tư cho tài sản cố định rất lớn (nằm ở máy móc, trang thiết bị nhà xưởng, phương tiện vận chuyển... ), do đó cơ cấu TSCĐ/ Tổng tài sản lớn tức là TSLĐ/Tổng tài sản thấp.
Nguyên nhân của vấn đề này không phụ thuộc vào Ngân hàng mà chủ yếu do các cơ quan lãnh đạo quản lý hành chính chưa có những nghiên cứu tìm hiểu một cách chính thức, có hệ thống đối với toàn bộ lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế để đưa ra các tiêu chuẩn chung làm căn cứ không chỉ cho hoạt động của Ngân hàng mà cho rất nhiều đối tượng khác như: phục vụ cho việc quản lý tài chính, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành; tạo môi trường, mặt bằng cho các doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh lành mạnh; mặt khác, giúp cho cơ quan hữu quan thực hiện quản lý một cách có hệ thống và đơn giản hơn đối với mỗi ngành nghề; cung cấp các thông tin cần thiết cho các chủ nợ, các nhà đầu tư, các cá nhân tổ chức tham gia mua cổ phiếu, góp cổ phần, trong đó có Ngân hàng.
* Thứ tư, năng lực cán bộ tín dụng trong công tác phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp chưa cao: (Tin học, Ngoại ngữ).
Mặc dù chất lượng phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp vay vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau khác nhưng yếu tố về bản thân năng lực đánh giá của mỗi cán bộ tín dụng là rất quan trọng. Trong quá trình tiến hành tính toán phân tích và đánh giá, có những mặt tốt và chưa tốt về tình hình tài chính doanh nghiệp, nhưng cần có một nhận xét đánh giá tổng quát về tình hình tài chính doanh nghiệp để nêu bật được thế mạnh và điểm yếu của Doanh nghiệp, thế mạnh và điểm yếu ấy có đáp ứng đủ điều kiện cho vay của Ngân hàng hay không? Nhưng qua thực tế cho thấy, mặc dù trong báo cáo thẩm định tài chính doanh nghiệp vay vốn đã đánh giá tổng quát nhưng về nội dung thì chưa mang tính tổng quát toàn cục, chưa nêu bật được điểm mạnh tài chính Doanh nghiệp để có sức thuyết phục thực sự đối với công tác cho vay vốn.
Thực tế đó đã được trình bày sơ lược ở những phần trước đó, Chi nhánh Nam Hà Nội mới thành lập và đi vào hoạt động, hầu hết các Cán bộ đều được điều động từ Trung tâm Điều hành ra chưa va chạm với thương trưòng và một số chưa qua thực tế về nghiệp vụ kinh doanh cụ thể, số cán bộ được điều động từ Ngân hàng tỉnh, huyện thì bỡ ngỡ với môi trường kinh doanh, một số phải làm những công việc mới không phát huy được năng lực sở trường của từng người. Mặt khác, mặt bằng giữa các cán bộ là không đồng đều, có những cán bộ đã nhiều năm kinh nghiệm nhưng không được cập nhật mới với sự thay đổi của môi trường, những cán bộ còn trẻ có kiến thức hệ thống đầy đủ nhưng còn ít kinh nghiệm. Từ những khó khăn trên cho thấy cần có sự đoàn kết, đồng lòng và sức mạnh tập thể rất lớn trong phòng nói chung và toàn Ngân hàng nói riêng, có sự bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau trong kiến thức và kinh nghiệm nhưng vì điều kiện mới thành lập, thời gian các cán bộ tín dụng công tác cũng còn ngắn, trong khi đó một số cán bộ chuyển về và chuyển đi vì các lý do khác nhau nên các mối quan hệ trong phòng cũng chưa được ổn định, thân mật, vì thế mà sức mạnh tập thể chưa được phát huy.
* Thứ năm, tính trung thực của các báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn chưa cao.
Thực tế hiện nay, chỉ có các báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hoặc các Doanh nghiệp Nhà nước là có độ tin tưởng cao hơn, nội dung đầy đủ, chi tiết do hoạt động của các loại hình này được quản lý khá chặt chẽ bởi một hệ thống các quy chế quản lý tài chính của Nhà nước và các Doanh nghiệp này thực hiện tương đối đầy đủ các quy định về Kế toán, Tài chính của Nhà nước. Tuy nhiên, đối với Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, do cơ chế tài chính hiện nay đối với các loại hình Doanh nghiệp này còn khá lỏng lẻo, việc thực hiện các quy định về hoạch toán, kế toán của doanh nghiệp chưa đầy đủ, chính xác, các doanh nghiệp thường nộp cho Ngân hàng các báo cáo tài chính sao cho các báo cáo phản ánh một cách có lợi nhất cho mục đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0098.doc