Chương 1: Tổng quan về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại 4
1. Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng thương mại 4
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 4
1.1.1. Vài nét về sự ra đời của ngân hàng thương mại 4
1.1.2. Một số hoạt động cơ bản của NHTM 5
1.1.3. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường 7
1.2. Hoạt động cho vay theo dự án của NHTM 8
2- Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 10
2.1. Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư 10
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về dự án đầu tư 10
2.1.2. Thẩm định dự án đầu tư 15
2.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 19
2.2.1. Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 19
2.2.2. Nội dung, phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư 21
3- Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại 36
3.1. Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 36
3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 37
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 38
3.3.1. Các nhân tố chủ quan 38
3.3.2. Các nhân tố khách quan 41
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế - VIB 43
1- Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP QT - VIB 43
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 43
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động 45
1.3. Hoạt động kinh doanh của VIB trong những năm gần đây 47
1.3.1. Hoạt động nguồn vốn 47
1.3.2.Hoạt động sử dụng vốn 48
1.3.3. Kết quả kinh doanh 50
2- Thực trạng Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VIB 53
102 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam - VIB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án ở trên, các ngân hàng thương mại có thể nâng cao chất lượng thẩm định bằng cách kiểm soát, điều chỉnh những nhân tố chủ quan và đưa ra những biện pháp để khắc phục, điều hoà các nhân tố khách quan, nhằm để cú thể tạo ra một hiệu ứng tổng hợp cú lợi nhất cho hoạt động thẩm định tài chớnh dự ỏn đầu tư của cỏc ngõn hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Quốc tế - vib
1- Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP QT - VIB
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam - Tên giao dịch đối ngoại: Vietnam International Commercial Joint Stock Bank (VIB) được thành lập và đi vào hoạt động ngày 18/09/1996.
Trong cơ cấu cổ đông có sự tham gia góp vốn của 02 Ngân hàng quốc doanh là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Từ khi thành lập đến hết năm 1997 VIB tập trung xây dựng các điều kiện cho hoạt động của ngân hàng. Đến cuối năm 2000, VIB đạt được một số thành tựu đáng khích lệ:
- Liên tục 3 năm liền (1998 - 1999 - 2000) VIB được ngân hàng Nhà nước xếp loại A theo các tiêu chí do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành; đánh giá về vốn, quản lý tài sản, khả năng thanh toán, lợi nhuận và năng lực quản trị điều hành.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động: Mở chi nhánh tại 92 Nam Kỳ Khởi nghĩa TP. Hồ Chí Minh (21/9/1999). Mở các phòng giao dịch trực thuộc Hội sở và chi nhánh.
- Liên tục tăng trưởng một cách an toàn và hiệu quả.
Năm 2001 là năm bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn ra không thuận chiều, kinh tế toàn cầu tăng trưởng ở mức thấp hơn dự báo, thị trường tài chính quốc tế có những biến động phức tạp, FED hạ lãi suất tới 11 lần, giá cổ phiếu lên xuống thất thường, đầu tư nước ngoài giảm sút... làm ảnh hưởng mạnh tới các nền kinh tế thị trường mới nổi và các nước đang phát triển.
Kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do thiên tai, bão lụt gây thiệt hại không ít về người và của, sức cạnh tranh thấp, môi trường đầu tư tuy được cải thiện nhưng chưa lành mạnh.
Trong bối cảnh đó, việc cải tổ và tăng cường cơ cấu quản trị, kiểm soát và điều hành được VIB tập trung thực hiện, đặc biệt là công tác củng cố, chấn chỉnh và phát triển hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHNNVN, tăng trưởng đi đôi với giám sát kiểm tra, hạn chế rủi ro. Những nỗ lực này đã mang lại kết quả nhất định: tổng nguồn vốn đến cuối năm 2001 đạt 1.276 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cuối năm 2000; dư nợ cho vay 621,5 tỷ đồng, tăng 23,2% so với cuối năm 2000. So sánh mức tăng dư nợ của VIB với mức tăng dư nợ bình quân của ngành ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt thì thấy rằng kết quả đạt được của VIB rất đáng được khích lệ.
Trong 6 năm qua, VIB từng bước trưởng thành và đã tự khẳng định mình. Đội ngũ cán bộ của VIB trong toàn hệ thống với số lượng chưa nhiều; tổng số 93 người. Quy mô của VIB còn rất khiêm tốn: 1 Hội sở, 1 chi nhánh cấp 1 tại TP. Hồ Chí Minh, 3 chi nhánh cấp 2 và 2 phòng giao dịch tại Hà Nội. Nhưng VIB đã từng bước phát triển và duy trì các hoạt động cơ bản của một ngân hàng trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, duy trì và củng cố các mối quan hệ với khách hàng đã có; mở rộng quan hệ, tìm kiếm các khách hàng mới. Bước đầu đã đa dạng nguồn thu nhập và phân tán rủi ro; nợ quá hạn thấp (1,1%/tổng dư nợ), đã trích lập quĩ phòng ngừa rủi ro; tham gia bảo hiểm tiền gửi; VIB đã tham gia góp vốn vào tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng của "Chương trình phát triển dự án Mekụng" của Tổ chức Quốc tế, với mục đích ngày càng nâng cao trình độ nghiệp vụ và quản lý của cán bộ.
Một trong những nhân tố quyết định sự thành công của quá trình đổi mới ngân hàng là yếu tố nhân lực. Đây là công tác trọng yếu, luôn dành được sự quan tâm hàng đầu của HĐQT; do đó nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực phải có sự chuyển biến mạnh mẽ, trong kế hoạch đào tạo và tuyển dụng nhân viên cần đạt được mục tiêu là hình thành đội ngũ kế thừa, có đẩy đủ kiến thức và năng lực để tiếp cận công nghệ mới trong lĩnh vực ngân hàng đang thay đổi hàng ngày, hàng giờ trên thế giới.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động
Là một Ngân hàng Thương mại cổ phần, VIB cùng có cơ cấu tổ chức bộ máy về cơ bản giống như các Ngân hàng TMCP khác, bao gồm Hội đồng quản trị, Ban điều hành, các phòng ban chức năng.
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản trị của VIB giữa 2 kỳ đại hội cổ đông. HĐQT do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm từ 3 - 12 thành viên. Nhiệm kỳ của mỗi thành viên HĐQT là 3 năm. Các thành viên HĐQT có thể được bầu lại. HĐQT bầu 1 thành viên làm chủ tịch, 2 thành viên làm phó chủ tịch thứ nhất và thứ hai. Chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên trong HĐQT phải được thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y. HĐQT có quyền nhân danh VIB quyết định các vấn đề liên quan đến quyền lợi, mục đích, các vấn đề cơ bản của VIB trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, và quản trị theo đúng pháp luật của Nhà nước, các pháp lệnh về ngân hàng, Điều lệ ngân hàng và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Bên cạnh HĐQT là ban chuyên viên giúp việc HĐQT (ban chuyên viên). Ban chuyên có từ 3-5 thành viên, trong đó có một trưởng ban do chủ tịch HĐQT bổ nhiệm. Nhiệm vụ của mỗi thành viên do trưởng ban phân công sau khi thông qua chủ tịch HĐQT.
Ban điều hành ngân hàng là cơ quan điều hành của VIB, đứng đầu là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc có các phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc và phó Tổng giám đốc ngoài chức năng điều hành còn thực hiện chức năng giúp HĐQT quản trị ngân hàng theo sự phân công của chỉ thị HĐQT.
Dưới Tổng giám đốc có các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ thực hiện tham mưu cho Ban giám đốc về các mặt chuyên môn nghiệp vụ. Thay mặt Ban giám đốc thực hiện các hoạt động trong phạm vị thẩm quyền.Trong đú Phòng Tớn dụng có chức năng tham mưu cho giám đốc thuộc lĩnh vực huy động vốn, tiếp thị, cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng VND hoặc ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, thẩm định và tái thẩm định các dự án đầu tư, bảo lãnh vượt thẩm quyềncủa các đơn vị trực thuộc, dịch vụ ngân hàng, đảm bảo an toàn vốn, có hiệu quả.
Ngoài ra VIB còn tổ chức thành các chi nhánh cấp I, cấp II, cỏc phũng giao dịch trực thuộc Hội sở và chi nhỏnh cỏc cấp.
Có thể hiểu rõ hơn cơ cấu tổ chức bộ máy của VIB qua sơ đồ sau:
Sơ đồ cỏc phũng ban chức năng của VIB :
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Ban chuyên viên
Tổng giám đốc
Kiểm soát nội bộ
Văn phòng
Phó TGĐ thứ nhất
Phó TGĐ thứ hai
Kiêm GĐ CN MN
Phó giám đốc
Tín dụng
Kế hoạch và DVNH
Phòng giao dịch số 1
Tin học
Tiền tệ - Kho quỹ
Kế toán
Thanh toán quốc tế
Hành chính
Tín dụng
Kế toán
Tiền tệ - Kho quỹ
Thanh toán quốc tế
Kiểm soát nội bộ
1.3. Hoạt động kinh doanh của VIB trong những năm gần đây
1.3.1. Hoạt động nguồn vốn
VIB đã triển khai huy động vốn trên bình diện rộng với các hình thức huy động linh hoạt về thời hạn, lãi suất và kỳ trả lãi tạo ra nhiều sự lựa chọn thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, đáp ứng đòi hỏi nhanh nhạy của thị trường.
Một yếu tố không kém phần quan trọng nữa là VIB đã chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ với đội ngũ cán bộ có trình độ tác phong giao dịch văn minh, lịch sự, vui vẻ, hoà nhã và thái độ tận tình có trách nhiệm hết lòng phục vụ khách hàng. Qua đó đã gây được thiện cảm, uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, thu hút được đông đảo khách hàng đến với VIB.
Chúng ta có thể thấy được hoạt động nguồn vốn của VIB qua bảng sau:
Bảng 2.1: Hoạt động nguồn vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Tăng so với các năm
Tỷ đồng
% TNV
Tỷ đồng
% TNV
Tỷ đồng
% TNV
2000
2001
Tổng nguồn vốn
1241,2
100
1276.1
100
1816.2
100
+46%
+42%
Tiền huy động dân cư (I)
456,6
36.8
484.6
38.0
526.0
29
+15.2%
+8.5%
Tiền huy động tổ chức kinh tế (II)
196.9
15.9
161.1
12.6
134.7
7.4
-31.6%
-16.4%
Tổng huy động (I+ II)
635.5
52.7
645.7
50.6
660.7
36.4
+4.0%
+2.3%
(Nguồn : Tài liệu Đại hội đồng cổ đụng năm 2003)
Có thể thấy tổng nguồn vốn huy động được đều tăng mạnh qua các năm. Tính đến 31/12/2002 toàn hệ thống VIB đã đạt tổng tài sản là 1.816,2 tỷ đồng tăng 46% so với 31/12/2001 (với 1.241,2 tỷ) và tăng 42% so với năm 2000 (với 1.276,1 tỷ).
Mặc dù huy động vốn từ các tổ chức kinh tế của năm 2002 có suy giảm so với năm 2001 và 2000 tuy nhiên với mức ổn định và tăng trưởng mạnh của nguồn huy động tiền gửi từ dân cư và trên thị trường liên ngân hàng nên tổng nguồn huy động của năm 2002 tăng mạnh so với 2 năm trước đó.
Qua kết quả trên cho thấy nguồn vốn ổn định là nguồn huy động tiết kiệm của dân cư. Nguyên nhân làm cho nguồn huy động từ tổ chức kinh tế suy giảm là
sự khan hiếm vốn của thị trường. Cạnh tranh hết sức gay gắt, các ngân hàng thương mại quốc doanh đồng loạt nhiều lần tăng lãi suất huy động với nhiều sản phẩm tiết kiệm kỳ phiếu, trái phiếu hấp dẫn. Mặt bằng lãi suất huy động tiết kiệm của VIB hiện cũng là khá cao, về nguyên tắc trong tình hình hiện nay có thể nâng cao lãi suất huy động hơn được nữa. Mặt khác mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của VIB vẫn còn quá mỏng chưa được mở rộng nên việc huy động vốn, đặc biệt từ các tổ chức kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, với những kết quả đã đạt được VIB là đáng ghi nhận, khích lệ để VIB có thể tiếp tục vững bước tiến lên hơn nữa trên con đường đầy thử thách sắp tới đối với VIB nói riêng và toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam nói chung.
1.3.2.Hoạt động sử dụng vốn
Trên cơ sở nguồn vốn lớn tăng trưởng ổn định VIB đã phân bổ nguồn vốn của mình hiệu quả, chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng cho vay và đầu tư.
Tổng tài sản có bình quân năm 2002 của VIB là 1.418,3 tỷ. Bình quân năm 2002 cơ cấu tài sản của VIB như sau:
- Vốn dự trữ thanh toán: 35,13 tỷ chiếm 2,48% tài sản có bình quân
- Vốn trong kinh doanh: 1.364 tỷ chiếm 96,17%
- Vốn trong TSCĐ: 507 tỷ chiếm 0,35%
- Vốn trong sử dụng khác: 14,1 tỷ chiếm 1%
1.3.2.1. Tín dụng
Đến ngày 31/12/2002 tổng dư nợ toàn hệ thống VIB là 877,3 tỷ đồng (hội sở chiếm 66,02%, VIB HCM 33,98%), bằng 97,46% kế hoạch năm 2002 và tăng 41% so với năm 2001 (hội sở tăng 31,41%, VIB HCM tăng 64,12%). Đây là tốc độ tăng trưởng khá so với tốc độ tăng trưởng 27,6% của ngành ngân hàng Việt Nam.
Về quản lý tín dụng: Năm 2002, VIB triển khai thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động cho vay như: ban hành và triển khai thực hiện các quy định, qui trình cho vay mới; áp dụng chế độ hội đồng tín dụng tham gia phán quyết cho vay, áp dụng cơ chế tổ định giá tài sản bảo đảm, tăng cường chất lượng thẩm định tín dụng, bảo đảm các điều kiện vay
vốn, coi trọng công tác quản lý khách hàng, quản lý khoản vay. Do vậy hoạt động cho vay củaVIB đã dần đi vào nề nếp và chất lượng dư nợ từng bước được nâng cao.
Để rõ hơn về tình hình hoạt động tín dụng của VIB ta xem xột bảng sau:
Bảng 2.2 : Hoạt động tín dụng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Tăng so với các năm
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
2000
2001
Tổng tài sản (TTS)
1241.2
100
1276.1
100
1816.2
100
+45.4
+41.4
Tổng dư nợ VIB
506.2
40.8 TTS
621.5
48.7 TTS
877
48.3 TTS
+73.2
+41.1
Nợ quá hạn, nợ khó đòi
10.96
2.16dư nợ
18.95
3.05 dư nợ
45.86
5.23dư nợ
+318.43
+142.01
Dư nợ Hội sở
305.2
25.7 dư nợ
440.0
70.8 dư nợ
579
66 dư nợ
+89.7
+31.6
Dư nợ VIB HCM
201
181.5
29.2 dư nợ
298
34 dư nợ
+48.3
+64.2
(Nguồn : Tài liệu Đại hội đồng cổ đụng năm 2003)
Tổng dư nợ toàn hệ thống đạt 877 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu 800 tỷ đồng mà đại hội đồng cổ đông đã đề ra, chiếm 48,3% tổng tài sản. Dư nợ toàn hệ thống tăng 41,4% so với năm 2001. Tuy nhiên, vẫn có thể thấy là tỷ lệ dư nợ chiếm 48,35 tổng tài sản của VIB hiện nay là chưa cao.
1.3.2.2. Hoạt động đầu tư, kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ khác
Trên cơ sở tranh thủ được các cơ hội về nguồn vốn trên thị trường VIB đã đầu tư vào các chứng từ có giá như kỳ phiếu trái phiếu là loại chứng khoán có độ an toàn vốn cao, lãi suất hấp dẫn, đầu tư hiệu quả. Tỷ trọng loại đầu tư này khá lớn chiếm 577 tỷ đồng, tương đương 32% tổng tài sản. Tính đến thời điểm 31/12/2002 VIB còn có 290 tỷ đồng thường xuyên gửi các TCTD khác vừa là đầu tư vừa để bảo đảm khả năng thanh toán, khoản này chiếm 16% tổng tài sản.
Kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động có tiềm năng, tuy nhiên hoạt động này mới chỉ thực hiện ở hội sở và kết quả còn chưa thật ổn định. Năm 2002 mới đạt lãi từ kinh doanh ngoại tệ là 1,2tỷ VNĐ, bằng 89% so với năm 2001.
1.3.3. Kết quả kinh doanh
Với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên VIB đã vượt qua được các khó khăn nội tại của một NHTM cổ phần cũng như khó khăn từ phía thị trường, kết quả kinh doanh của VIB vẫn đảm bảo có lãi.
Bảng 2.3 : Bảng cân đối kế toán
(Năm 2002)
Đơn vị: Triệu đồng
Tiêu thức
Kỳ này
Kỳ trước
Tài sản
1,816,198
1,265,805
I- Tiền mặt tại quỹ
14,531
11,046
II- Tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước
20,740
13,322
III- Tiền gửi tại TCTD trong nước và ở ngoài nước
293,422
517,896
IV- Cho vay các TCTD khác
190,750
163,462
V- Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước
680,410
454,884
VI- Các khoản đầu tư
588,146
87,267
VII- Tài sản
3,282
4,615
VIII- Tài sản có khác
24,913
13,309
Nguồn vốn
1,816,198
1.265,805
I- Tiền gửi của KBNN và TCTD khác
712,929
317,211
II- Vay NHNN, TCTD khác
99,274
55,315
III- Tiền gửi của các TCKT, cá nhân
660,754
645,797
IV- Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư
76,137
79,143
V- Phát hành giấy tờ có giá
0
0
VI- Tài sản nợ khác
175,563
76.906
VII Vốn và các quỹ
91,538
91.431
(Số liệu có chênh lệch chút ít do lấy đến hàng triệu)
(Nguồn : Tài liệu Đại hội đồng cổ đụng năm 2003)
Bảng 2.4 : Kết quả kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2001
Chênh lệch
Giá trị
%
Giá trị
%
1. Thu lãi tiền tửi
17,418
23,596
2. Thu lãi tiền vay
63,891
48,961
3. Thu khác về hoạt động tín dụng
537
19
4. Thu lãi trong hệ thống
0
0
5. Chi trả lãi tiền gửi
75,735
59,531
6. Chi trả lãi tiền vay
2,503
4,252
7. Chi khác về hoạt động tín dụng
0
0
A- Thu nhập lãi thuần
3,608
12.389
8,793
35.57
-5,184
8. Thu phí và dịch vụ
2,486
2,283
9. Thu phí thanh toán trong hệ thống
0
0
10. Chi trả phí và dịch vụ
740
1,284
11. Chi trả TT trong hệ thống
0
0
B- Thu nhập thuần từ dịch vụ
1,746
5.995
998
4.038
+747
12. Thu kinh doanh ngoại tệ
8,170
1,766
13. Chi kinh doanh ngoại tệ
6,717
185
C- Thu thuần từ KD ngoại tệ
1,452
4.987
1,581
0.635
-128
14. Thu nhập từ hoạt động đầu tư
21,602
13,311
15. Thu nhập từ hoạt động khác
669
887
16. Chi về các hoạt động khác
227
1,222
D- Thu nhập thuần từ các HĐKD
22,044
75.684
12,976
52.49
+9,068
17. Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí
287
242
18. Chi phí cho nhân viên
5,541
3,080
- Trong đó: Chi lương
4,206
2,844
19. Chi cho HĐ quản lý và công vụ
6,700
4,025
20. Chi về tài sản
5,346
4,178
21. Chi trích lập dự phòng rủi ro
2,599
2,692
22. Chi bảo hiểm tiền gửi
322
275
E- Chi phí hoạt động
19,797
0.936
14,495
1.496
+5,302
23. Thu nhập bất thường
274
370
-95
24. Chi phí bất thường
0
0
G- Lợi nhuận ròng trước thuế
9,329
10,225
(Số liệu có chênh lệch chút ít do lấy đến hàng triệu)
(Nguồn : Tài liệu Đại hội đồng cổ đụng năm 2003)
Bảng 2.5 : Doanh thu – Chi phớ – Lói(Lỗ)
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Tổng doanh thu
57,453
86,935
115,029
Tổng chi phí
40,365
76,780
105,700
Lãi (trước thuế)
17,088
10,155
9,329
(Nguồn : Tài liệu Đại hội đồng cổ đụng năm 2003)
1.3.3.1. Thu nhập (doanh thu)
Năm 2002, tổng thu nhập chung là 115 tỷ đồng trong đó thu lại tiền vay chiếm tỷ trọng 55,27%, tăng 36,58% so với năm 2001. Tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh là 28,8 tỷ đồng tăng 16,72% so với năm 2001. Trong đó thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng 12,4% thu nhập thuần từ dịch vụ chiếm 7,1%, thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiếm tỷ trọng 5%, thu lãi từ hoạt động hùn vốn và đầu tư chứng khoán chiếm tỷ trọng 74,5%.
1.3.3.2. Chi phí
Năm 2002 tổng chi phí chung là 105,7 tỷ đồng, trong đó, chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng 71,77%.
Tổng chi phí hoạt động là 19,8 tỷ đồng, trong đó chi cho nhân viên chiếm tỷ trọng 22,93% chi về tài sản chiếm tỷ trọng 26,75% (mở thêm chi nhánh trụ sở), chi phí quản lý và công vụ chiếm 33,52%.
So với năm 2001 tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng thu nhập nhưng trong mức tăng chi phí lại cân bằng với tổng mức tăng thu nhập (27,97 tỷ so với 27,08 tỷ).
1.3.3.3. Lợi nhuận (lãi)
Lợi nhuận trước thuế năm 2002 đạt 9,329 tỷ đồng bằng 91,24% so với năm 2001 (giao 826 triệu đồng). Tuy lợi nhuận năm 2002 giảm so với năm trước, song thực chất hoạt động kinh doanh của VIB năm 2002 đã bắt đầu đi vào ổn định và có chiều hướng tăng trưởng. Là một NHTM cổ phần còn rất non trẻ, ra đời năm 1998, mới ra đời đã phải bước vào một môi trường cạnh tranh thật khốc liệt, VIB đã trụ vững , mở rộng đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới đầu tư trong thiết bị để chuẩn bị lực lượng cho cuộc cạnh tranh mới khi đất nước bước vào hội nhập mở cửa theo lộ trình đã ký kết. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc suy giảm lợi nhuận của toàn bộ hệ thống VIB ngay cả khi thu nhập tăng rất mạnh với 115 tỷ đồng, tuy nhiên mức tăng thu nhập chưa đủ bù đắp các chi phí nên làm cho lợi nhuận của năm 2002 suy giảm một chút so với năm 2001 và năm 2000.
Mặc dù lợi nhuận năm 2002 suy giảm so với trước, song với việc đầu tư mở rộng mạng lưới hiện đại hoá công nghệ, trong năm tới VIB sẽ có mức tăng trưởng cao trong cả thu nhập lẫn lợi nhuận.
Hơn nữa, năm 2000, mặc dù lợi nhuận cao nhưng VIB chưa thực hiện phương pháp hạch toán dự thu, dự chi nên chi phí huy động vốn có kỳ hạn trong năm (trả lãi sau) chưa được phân bổ, ngược lại thu nhập từ mua kỳ phiếu, trái phiếu nhận lãi trước không được phân bổ cho các năm sau mà hạch toán hết vào năm 2000.
Năm 2001, VIB được hưởng khoản lợi nhuận 4,5 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu Sacom, đồng thời VIB chưa thực hiện triệt để cơ chế dự trù - dự chi, nên tương tự như năm 2000, chi phí huy động với kỳ hạn (trả lãi sau) chưa được hạch toán trong năm 2001 mà chuyển sang 2002.
Năm 2002, toàn hệ thống VIB đã trích đủ dự chi lãi tiết kiệm năm 2002, trong đó VIB HCM , VIB Đống Đa, VIB Cầu Giấy và phòng giao dịch số 2 đã trích dự chi của những năm trước 2002. Như vậy chi phí năm 2002 đã bao gồm một phần chi phí phải chi của các năm trước năm 2002 do dự chi thiếu.
2- Thực trạng Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VIB
2.1. Cơ sở pháp lý và nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VIB
2.2.1. Cơ sở pháp lý
Để đảm bảo chất lượng trong công tác thẩm định dự án ở các ngân hàng đòi hỏi cán bộ thẩm định cần căn cứ vào các tài liệu tham khảo có tính chấp pháp lý liên quan tới việc phân tích đánh giá như sau:
- Các tài liệu nói về chủ trương nhiệm vụ phát triển kinh tế của Nhà nước, địa phương, của ngành kinh tế, xu hướng phát triển. Đề án qui hoạch phát triển ngành, vùng kinh tế.
- Các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật của Nhà nước.
- Các văn bản pháp lý có liên quan:
+ Nghị định 52/1999/NĐ-CP của chính phủ về ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
+ Nghị định 12/2000/NĐCP ngày 05/05/2000 của Chính phủ về việc sửa đoỉo bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định só 52.
+ Nghị định 88/1999/NĐCP ngày 1/9/1999 củaChính phủ ban hành qui chế đấu thầu.
+ Nghị định 14/2000/NĐCP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 88.
+ Thông tư số 06/1999/TT-BKH ngày 24/11/1999 của Bộ Kế hoạchvà đầu tư hướng dẫn nội dung tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định dự án và báo cáo đầu tư.
+ Quyết định 166/1999-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
+ Quyết định số 2019/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 1/12/1997 ban hành qui định yêu cầu kỹ thuật đối với việc nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng.
+ Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật đất đai, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế VAT, Luật bảo vệ môi trường, Bộ lụât dân sự...
+ Thông tư số 1940/1997/TT-BKHCNMT ngày 15/11/1997 hướng dẫn thẩm định công nghệ các DAĐT.
+ Về bảo đảm tiền vay: Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999, Nghị quyết số 11/2000/NQ-CP ngày 31/7/2000 và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
+ Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo QĐ số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống Đốc NHNN.
+ Các văn bản hướng dẫn thẩm định DAĐT của VIB và các tài liệu chuyên ngành.
2.1.2. Nội dung, phương phỏp thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VIB
Trước khi tiến hành thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng cán bộ tín dụng cần phải thu thập đầy đủ những thông tin cần thiết. Sau khi thu thập được những thông tin này, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định dự án trên tất cả các mặt nội dung: thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính, kinh tế xã hội. Trên góc độ thẩm định tài chính dự án, cán bộ thẩm định thực hiện những công việc sau:
Thẩm định tổng mức vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư được xỏc định :
-Vốn cố định: Chi phí thuê chuyên gia tư vấn, soạn thảo dự án, chi phí khảo sát, thăm dò, chi phí tìm kiếm thông tin, tài liệu có liên quan, chi phí hành chính, đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ (trường hợp có chuyển giao công nghệ), chi phí xây dựng cơ bản và giá trị còn lại của công trình sẵn có, chi phí đất đai, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, chi phí lắp đặt, vận hành, sản xuất thử, chi phí dự phòng.
-Vốn lưu động: Bao gồm tiền, các khoản phải thu, phải trả khác, chi phí nguyên vật liệu chính, phụ, tiền lương, hàng dự trữ.
-Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:
Vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án: số tiền, tỷ trọng trong tổng dư của vốn đầu tư. Đối với dự án đầu tư xây dựng mới, VIB chỉ xem xét cho vay khi vốn đầu tự có của chủ đầu tư tối thiểu bằng 30% tổng mức đầu tư sau khi đã loại trừ phần vốn lưu động dự kiến ban đầu cho sản xuất dự án. Còn đối với dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất thì con số này là 10%.
Ghi rõ số tiền, thời hạn, lãi suất, tỷ trọng trong tổng dự toán vốn đầu tư.
Vốn vay: Tổng số tiền xin vay và tỷ trọng vốn vay trong tổng dự toán vốn đầu tư trong đó:
Vay VIB
Vay ngân hàng khác
Cán bộ thẩm định cần thẩm định tính khả thi và tiến độ tham gia của các nguồn vốn. Việc thẩm định dự toán vốn đầu tư dựa trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, mặt bằng giá cả hiện tại. Tổng dự toán sau khi thẩm định lại nếu có sự chênh lệch thì cần phải giải thích (chênh lệch do tăng tỷ giá, do tính lại lãi suất các khoản vay tựhc tế đã được cam kết so với dự tính ban đầu khi phê duyệt dự án...)
Thẩm định doanh thu, chi phí, kết quả sản xuất kinh doanh
Trong khâu này, cán bộ thẩm định thường phải tính toán lại các yếu tố như: công suất và khả năng tiêu thụ, tính lại giá thành, giá bán phù hợp với thời điểm vay vốn, tính mức khấu hao theo qui định hiện hành của Bộ Tài chính.
Tuỳ theo tính chất, đặc điểm của thiết bị đầu tư mà công suất của thiết bị trong những năm đầu sản xuất thường đạt thấp, do năng lực điều hành, tổ chức hoặc do yếu tố sản phẩm mới, thị trường... Đối với những dự án mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào trình độ tay nghề công nhân, ví dụ như ngành may, sản xuất giầy... qua thực tế cho thấy công suất trong năm đầu thường chỉ đạt 40-50% công suất thiết kế, năm sau đạt 70% , từ năm thứ 3 trở đi mới có thể đạt được mức công suất trên 70%, tuỳ thuộc vào điều kiện như cung cấp nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm....
Trên cơ sở đó, có thể tính được sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ trong năm từ đó xác định được doanh thu tiêu thụ trong năm. Doanh thu này có thể bao gồm doanh thu từ sản phẩm chính và từ sản phẩm phụ của dự án.
Trong đó: Pi: đơn giá bán sản phẩm i
Qi: số lượng sản phẩm i dự kiến bán trong kỳ i.
Chi phí sản xuất được xác định là:
Chi phí sản xuất hàng năm = ồ Chi phí cố định + ồ Chi phí biến đổil
Chi phí biến đổi = Biến phí cho một đơn vị sản phẩm x Sản lượng.
Từ đó, lập ra được bảng tổng hợp doanh thu, chi phí, tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh và quan trọng là cho thấy được dòng tiền của dự án qua các năm. Ngoài ra, cán bộ thẩm định còn lập thêm bảng tổng hợp khả năng trả nợ cho biết trong thời gian vay vốn, chủ đầu tư có trả nợ đúng hạn hay không, kỳ nợ nào được trả, kỳ nợ nào thiếu, biện pháp bù đắp thiếu hụt thế nào,...
Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án
Trên cơ sở dòng tiền đã được xác định ở trên, cán bộ thẩm định tiến hành tính toán, phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án. Thông thường, có hai phương pháp được sử dụng để phân tích tài chính dự án.
Phương pháp phân tích tài chính giản đơn: các chỉ tiêu được sử dụng là:
Lợi nhuận ròng = ồ doanh thu - ồ chi phí - ồ thuế.
Nếu lợi nhuận >0 thì dự án có lời, lợi nhuận <0 thì dự án bị lỗ. Chỉ tiêu này thườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37036.doc