Lời nói đầu 1
Chương 1 3
Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại 3
1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại (NHTM) 3
1.1.1 Khái niệm NHTM. 3
1.1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 4
1.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng của NHT 6
1.2.1. Dự án đầu tư 6
1.2.2. Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư tại các NHTM 7
1.2.3. Thẩm định Tài chính Dự án đầu tư của NHTM 9
1.2.3.1. Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu tư 9
1.2.3.2. Nội dung thẩm định của tài chính Dự án Đầu tư 10
1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng. 23
1.3.1. Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 23
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án. 24
1.3.2.1. Nhóm yếu tố chủ quan 24
1.3.2.2. Các yếu tố khách quan 27
Chương 2 29
Thực trạng chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ngoại thương Việt Nam 29
2.1. Khái quát về ngân hàng ngoại thương Việt Nam 29
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 29
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 30
2.2.1 Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư 34
2.2.1.1. Những căn cứ để tiến hành công tác thẩm định 34
2.2.1.2. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại VCB 35
2.2.1.3. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VCB 37
2.2.2. Thẩm định tài chính dự án “Đầu tư mới dây chuyền sản xuất tôn tráng kẽm dạng cuộn và tấm tại công ty Thái Nam.” 43
II. Tài sản cố định 44
III. Tài sản lưu động 45
IV. Cơ cấu tài sản 45
2.3 Đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng tại VCB 54
2.3.1. Kết quả đạt được 54
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 59
2.3.2.1 Hạn chế 59
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan 62
2.3.2.3. Nguyên nhân khách quan 66
Chương 3 69
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ngoại thương Việt Nam 69
3.1. Định hướng trong hoạt động tín dụng của VCB trong thời gian tới. 69
3.1.1. Định hướng chung của VCB 69
3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của VCB trong thời gian tới 70
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam 71
3.2.1. Khắc phục nhược điểm trong nội dung thẩm định 72
3.2.1.1.Nâng cao tính chính xác của việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính. 72
3.2.1.2. Cần linh hoạt hơn trong các dự tính mức thay đổi của giá bán sản phẩm 73
3.2.2. Nâng cao hơn nữa trình độ cán bộ và đạo đức nghề nghiệp 74
3.2.2.1. Coi trọng chất lượng công tác tuyển dụng cán bộ 75
3.2.2.2. Bố trí cán bộ một cách hợp lý 75
3.2.2.3. Xây dựng chính sách bồi dưỡng, đào tạo cán bộ phù hợp 75
3.2.2.4. Có được chế độ đãi ngộ thích hợp 76
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin. 77
3.3. Một số kiến nghị 79
85 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ các thông tin mà chủ đầu tư cung cấp (bao gồm các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thông tin về dự án, các yếu tố đảm bảo tiền vay) có hợp lý và đáng tin dậy hay không?
2.2.1.2. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại VCB
Dự án được chủ đầu tư gửi đến Ngân hàng thông qua phòng Đầu tư Dự án. Theo văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về quy chế cho vay đối với khách hàng, việc tiếp nhận hồ sơ xin vay, quyết định cho vay, và thanh lý hợp đồng tín dụng được chia làm hai khâu.
- Kiểm tra, thẩm định, theo dõi và hồi vốn.
- Xét duyệt và ra quyết định cho vay.
Ngân hàng Ngoại thương quy định quy trình xét duyệt tín dụng theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm các bên liên đới giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay. cụ thể, bộ phận trực tiếp cho vay sẽ kiểm tra toàn bộ những tài liệu mà khách hàng gửi đến, thẩm định tính khả thi, hiệu quả của dự án (chủ yếu xét về hiệu quả kinh tế), khả năng trả nợ của khách hàng, mức độ đảm bảo tiền vay và các yếu tố khác có liên quan. Từ đó đề xuất ý kiến của mình về quyết định tài trợ, sau khi được phê duyệt, ra quyết định bởi cấp có thẩm quyền, nếu đủ điều kiện tài trợ thì tiến hành giải ngân, theo dõi quá trình hoạt động của khách hàng và công việc cuối cùng là thu nợ.
Chức năng ra quyết định tài trợ lại được tách riêng ra khỏi bộ phận thẩm định, việc thông qua quyết định đó thuộc thẩm quyền của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc ra quyết định tài trợ - cấp quyết định tài trợ. Trong các trường hợp cần thiết hoặc pháp luật có quy định, cấp quyết định có thể thuê cơ quan tư vấn liên quan hoặc có thể chỉ định một hoặc một số cán bộ có kinh nghiệm (được gọi là bộ phận tái thẩm định) để tiến hành thẩm định lại dự án, hoặc thông qua Hội đồng Tín dụng trước khi quyết định cho vay.
Trong các khâu kiểm tra, thẩm định, theo dõi và thu hồi nợ, khâu thẩm định là khâu quan trọng có tính quyết định với chất lượng của khoản cho vay của ngân hàng.
Việc thẩm định, xét duyệt cho vay được dựa trên mức phán quyết và hạn mức tín dụng của các Chi nhánh và Sở giao dịch theo quy định thống nhất từ trước. Hiện nay mức phán quyết và hạn mức tín dụng được quy định cụ thể như sau:
Bảng 2.5. Mức phán quyết và hạn mức tín dụng của các chi nhánh VCB
Đơn vị: Tỷ VND
Mức phán quyết
Hạn mức 1 lần cho vay trung và dài hạn
Sở giao dịch
160
35
VCB HCM
160
35
VCB HN
70
25
Các chi nhánh khác
50
25
(Nguồn: Tập huấn hướng dẫn tín dụng VCB)
Đối với các dự án với số vốn đầu tư vượt mức phán quyết và hạn mức tín dụng của chi nhánh, chi nhanh đó phải gửi dự án lên trung ương để tái thẩm định.
Một dự án bất kì có thể gửi đến chi nhánh hoặc gửi trực tiếp lên phòng Đầu tư Dự án tại trung ương để thẩm định. Khi nhận được dự án, cán bộ thẩm định tiến hành các công việc.
Điều tra thực tế: Cán bộ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng xin vay để yêu cầu thêm thông tin cần thiết chưa được trình bày một cách đầy đủ trong hồ sơ xin vay. Thông tin đó có thể là thông tin thêm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, điều hành quản lý, các mối quan hệ về cung cấp và các đối tượng khác có quan hệ với chủ dự án hiện nay và trước đây, uy tín của chủ dự án... thông qua đó cán bộ tín dụng sẽ có được cái nhìn tổng quát về tình hình của chủ dự án. Ngoài việc tiếp xúc với chủ đầu tư, cán bộ thẩm định có thể có được các thông tin cần thiết thông qua các nguồn khác như từ phòng thông tin tín dụng, từ các báo, tạp chí chuyên ngành, hay từ các nguồn thông tin khác.
Kiểm tra tính hợp lệ của các hồ sơ về khách hàng, dự án vay vốn và các biện pháp đảm bảo tiền vay.
Trên cơ sở những thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích, tổng hợp và đưa ra kết luận của mình về dự án thông qua Báo cáo thẩm định. Trong bảo Báo cáo thẩm định đó cán bộ thẩm định dự án ghi rõ kết luận kiến nghị có tài trợ hay không, tiếp theo Báo cáo thẩm định được trưởng hay phó phòng Đầu tư Dự án thông qua, nếu dự án được chấp nhận tài trợ thì nó sẽ được trình lên giám đốc chi nhánh hay Tổng giám đốc phê duyệt.
Những dự án vượt quá mức phán quyết của chi nhánh, sau khi dự án được chi nhánh thẩm định sẽ được gửi lên Phòng đầu tư Dự án của trung ương để tái thẩm định. Quyết định có tài trợ hay không được thông qua bởi Hội đồng tín dụng.
Đối với một dự án cho vay trung và dài hạn, các Chi nhánh phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay trong thời gian không quá 45 ngày làm việc kể từ thời điểm Chi nhánh nhận đủ hồ sơ vây vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Chi nhánh.
2.2.1.3. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VCB
Dựa trên hồ sơ mà chủ đầu tư trình lên, Ngân hàng Ngoại thương tiến hành thẩm định những nội dung.
- Thẩm định về tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay
- Thẩm định về mặt kĩ thuật của dự án
- Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh
Xác định công suất của thiết bị có thể đạt được trong thời gian vay ngân hàng: công suất lý thuyết, công suất thiết kế, công suất khả dụng.
Xác định doanh thu theo công suất dự kiến.
Xác định chi phí đầu vào theo công suất có thể đạt được trong thời gian trả nợ.
- Thẩm định điều kiện an toàn vốn vay.
Ngân hàng quy định, để đảm bảo nguyên tắc giá trị tài sản thế chấp lớn hơn số tiền xin vay ít nhất 30% (tùy theo tính chất và độ rủi ro của dự án, tỷ lệ giá trị tài sản thế chấp có thể phải cao hơn mức quy định chung, có thể yêu cầu 50% để đảm bảo khi phát mại có thể thu hồi đủ cả vốn và lãi vay), người đi vay phải cam kết dùng toàn bộ giá trị công trình đầu tư mới bao gồm toàn bộ văn văn, nhà xưởng, kho tàng, công trình xây dựng, thiết bị máy móc, giá trị thuê đất của dự án,... để thế chấp. Trong trường hợp toàn bộ giá trị công trình đầu tư mới vẫn không đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn vay, người đi vay phải có tài sản khác kèm theo để thế chấp cho ngân hàng. Trong mọi trường hợp, tổng giá trị tài sản thế chấp phải lớn hơn tổng tiền vay.
- Thẩm định tài chính dự án
Đây là một nội dung được đặc biệt chú trọng trong công tác thẩm định dự án, bởi vì vai trò quan trọng của nó đối với sự thành công trong việc xác định được tính hiệu quả của dự án. Khi thẩm định tài chính dự án, ngân hàng thẩm định các yếu tố sau:
* Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư bao gồm:
+ Vốn cho xây lắp (bao gồm cả chi phí khảo sát, thiết kế, tiền thuê đất,...)
+ Vốn cho thiết bị: bao gồm thiết bị nhập khẩu bằng ngoại tệ, thiết bị mua trong nước, tận dụng thiết bị hiện có,... trường hợp thiết bị nhập khẩu theo phương thức trả chậm thì cần ghi rõ giá trị và lãi suất hoa hồng trả chậm.
+ Vốn lưu động cho dự án
Nguồn vốn đầu tư
Các nguồn có thể tài trợ cho dự án có thể là
+ Vốn tự có của chủ dự án
Đối với các dự án mới NHNT chỉ xem xét cho vay đối với các dự án có mức vốn tự có tối thiểu bằng 30% tổng mức vốn đầu tư. Đối với trường hợp cho vay theo chương trình tài trợ xuất khẩu bằng vốn vay của các ngân hàng nước ngoài thì vốn tự có phải lớn hơn 15%. Trong trường hợp cho vay đầu tư cải tiến kĩ thuật mở rộng sản xuất, ngân hàng tài trợ khi số vốn vay không vượt quá tổng giá trị tài sản hiện có của đầu tư, cộng với dự án mở rộng đó có hiệu quả cao, khả năng trả nợ là chắc chắn. Đối với các dự án mà tỷ lệ vốn tự có của chủ dự án không đạt mức yêu cầu thì cần phải được sự đồng ý thông qua của Tổng Giám Đốc.
+ Nguồn vốn vay: trong phần này cần ghi rõ tổng số tiền xin vay, tỷ trọng vốn vay trong tổng dự toán đầu tư, các nguồn vốn vay bao gồm:
* Vốn vay của NHNT: số tiền, thời hạn, lãi suất, đối tượng đầu tư.
* Vốn vay các ngân hàng khác: số tiền, thời hạn, lãi suất, đối tượng đầu tư.
* Vốn vay nước ngoài: số tiền, thời hạn, lãi suất, đối tượng đầu tư.
+ Các nguồn vốn khác (nếu có): ghi rõ số tiền, tỷ trọng trong tổng dự án vốn đầu tư gồm: vốn ngân sách cấp (đối tượng đầu tư), vốn góp liên doanh, phát hành trái khoán, bán cổ phần, vay cán bộ công nhân viên...
Đồng thời, ngân hàng cũng thẩm định về mục đích sử dụng vốn vay và phương thức cho vay dự kiến. Ngoài ra khi thẩm định về phần nguồn vốn, ngân hàng cũng chú ý tới việc xác định tiến độ bỏ vốn của các nguồn vốn đó.
Thẩm định khả năng trả nợ
Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập = Lợi nhuận sau thuế
Phần lợi nhuận dùng để trả lãi ngân hàng: tùy theo tính chất của từng doanh nghiệp, đối với Doanh nghiệp nhà nước thì lợi nhuận dùng để trả lãi có thể là phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi doanh nghiệp đã trích quỹ khen thưởng và phúc lợi theo quy định của nhà nước, hoặc quyết định của Hội đồng Quản trị.
Tỷ lệ lợi nhuận ròng dùng để trả nợ =
Nguồn dùng để trả nợ vay
x 100%
Tổng lợi nhuận sau thuế
Nguồn trả nợ vay = Số khấu hao cơ bản + Phần lợi nhuận sau thuế dùng để trả nợ + Các nguồn khác như thu nhập được để lại, lợi nhuận kinh doanh phụ khác...
Từ các thông tin đã xác định ở trên có thể xác định được chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn vay và thời gian thu hồi vốn đầu tư theo phương pháp tĩnh.
Thời gian thu hồi vốn vay t với
S Nguồn trả nợ vay
= 1
Tổng số vốn đầu tư của dự án
Thời gian thu hồi vốn đầu tư t với
S Lợi nhuận sau thuế + KHCB + Các nguồn khác
=1
Tổng số vốn đầu tư của dự án
Từ các thông tin thu thập được có thể lập được bảng tổng hợp sau
Bảng 2.6. Bảng phân tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án
Khoản mục
Đơn vị tính
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
I. Công suất thiết bị
II. Doanh thu
1. Sản lượng
2. Đơn giá bình quân
III. Chi phí sản xuất
1. Tổng định phí
2. Tổng biến phí
IV. Các khoản nộp ngân sách
1. VAT
2. Thuế TNDN
V. Nguồn trả nợ ngân hàng
1. Từ KHCB
2. Từ lợi nhuận sau thuế
3. Từ nguồn khác
VI. Nợ trung và dài hạn trả ngân hàng
1. Nợ gốc
2. LãI
VII. Thừa/ Thiếu (V – VI)
VIII. Nguồn vốn khác bù đắp thiếu hụt và trả nợ vay.
Nguồn: Mẫu báo cáo thẩm định VCB
Từ bảng phân tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án trên đây, có thể biết được thời gian vay vốn, dự án có thể trả nợ đúng hạn được hay không, bao lâu thì thu hồi được vốn cho vay, kì hạn nào trả được nợ, kì hạn nào còn thiếu, biện pháp bù đắp thiếu hụt như thế nào?
Phân tích điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí. Tại điểm hòa vốn, tổng doanh thu bằng tổng chi phí, dự án không có lãi nhưng cũng không bị lỗ. Doanh nghiệp muốn có lãi phải tổ chức sản xuất sao cho đạt trên mức điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn càng đạt thấp thì dự án có hiệu quả và tính rủi ro càng thấp. Các dự án đầu tư có điểm hòa vốn đạt dưới 60% là chấp nhận được.
Xác định giá trị hiện tại thuần - NPV
Khi chỉ tiêu NPV = 0 thì thu nhập ròng của dự án vừa đủ bù đắp chi phí đầu tư, khi NPV 0, NPV càng lớn càng tốt. Khi so sánh hai hay nhiều dự án độc lập nhau ta chọn dự án nào có NPV lớn nhất.
Đối với các dự án đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngân hàng, lãi suất chiết khấu được sử dụng là lãi suất vay trung và dài hạn của ngân hàng. Trường hợp dự án được tài trợ bởi nhiều nguồn khác nhau, lãi suất chiết khấu là lãi suất bình quân gia quyền.
Vì thời hạn cho vay dự án của các ngân hàng là có hạn và thường ngắn hơn rất nhiều so với tuổi đời của dự án hoặc giấy phép đầu tư, do vậy, để đảm bảo an toàn khả năng trả nợ đúng hạn của dự án, tính thêm NPV với thời gian t bằng thời gian vay vốn của ngân hàng. Trường hợp NPV âm thì dự án không có khả năng trả nợ đúng hạn, do vậy chủ đầu tư cần phải giải trình các nguồn bù đắp khác để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Xác định tỷ suất nội hoàn - IRR
Để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư ta có thể kết hợp tính hệ số IRR. Hệ số IRR là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản thu của dự án bằng đúng giá trị hiện tại của các khoản chi phí đầu tư. Việc tính giá trị IRR cho phép đánh giá hiệu quả của dự án nói chung. Nếu IRR bằng lãi suất tiền gửi thì nhà đầu tư nên gửi tiết kiệm với độ an toàn cao hơn. Nếu IRR bằng lãi suất cho vay thì việc đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn vay thì lợi nhuận của dự án chỉ đủ để trả lãi vay ngân hàng. Do vậy, IRR phải lớn hơn lãi suất cho vay thì việc đầu tư mới có ý nghĩa về mặt kinh tế. Ngoài ra, việc tính IRR còn cho phép ta so sánh các phương án đầu tư khác nhau và giữa các chủ đầu tư khác nhau.
Phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy ra đối với dự án
Phân tích các trường hợp có thể xảy ra bằng cách đưa ra các giả thiết thay đổi sản lượng, đơn giá bán, tăng chi phí sản xuất... Để kiểm tra tính hiệu quả, khả thi, độ ổn định, và khả năng trả nợ của dự án. Cụ thể xem xét các trường hợp.
- Trường hợp sản lượng giảm 5%, 10% hoặc 15%... (mức giảm nhiều hay ít tùy thuộc vào tính chất của dự án, khả năng tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ...) ngân hàng tính lại tổng doanh thu và tính lại các chi phí biến đổi để kiểm tra kinh doanh lỗ hay lãi, khả năng trả nợ, tính NPV, IRR của dự án khi có trường hợp rủi ro xảy ra.
- Trường hợp biến phí tăng 5%, 10%... do giá nguyên vật liệu, tiền công tăng nhưng sản lượng, doanh số tiêu thụ được giữ nguyên không thay đổi, kiểm tra tình hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, tính lại NPV, IRR.
Dự đoán các thay đổi về các chính sách kinh tế của nước ngoài, các chính sách về thuế, về khuyến khích phát triển sản xuất, việc hình thành các khu công nghiệp, xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh ngành nghề và thị trường... có ảnh hưởng tích cực hay bất lợi đến dự án đầu tư.
Tóm lại, trên cơ sở các thông tin của chủ dự án gửi lên ngân hàng, cán bộ thẩm định kiểm tra tính hợp lí chính xác của các số liệu được cung cấp, từ đó xác định được các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án. Dựa trên những chỉ tiêu đó cán bộ thẩm định nêu rõ ý kiến của mình về quyết định tài trợ cho dự án, nếu tài trợ thì tài trợ với mức vốn như thế nào, trong thời gian bao lâu, mức lãi suất cho vay?
2.2.2. Thẩm định tài chính dự án “Đầu tư mới dây chuyền sản xuất tôn tráng kẽm dạng cuộn và tấm tại công ty Thái Nam.”
Công ty Thái Nam là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập được thành lập từ năm 1964 bởi Bộ Nghề nghiệp và Phát triển nông thôn, sau chuyển sang hạch toán kinh tế phụ thuộc Công ty CK Lâm Nghiệp. Trong quá trình chuyển đổi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, Công ty đã chuyển sang hoạt động theo hình thức cổ phần hóa từ tháng 5/2001 với các chức năng chủ yếu là sản xuất chế tạo các sản phẩm cơ khí, cán kéo thép, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm phục vụ sản xuất cơ khí, nông lâm sản và một số hoạt động dịch vụ khác. Mặc dù chức năng kinh doanh đa dạng song lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty là cán kéo thép, kinh doanh xăng dầu và gần đây mới hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu máy móc thiết bị, gỗ và xây dựng công trình dân dụng.
Trong quá trình hoạt động tại Ngân hàng trước và sau cổ phần, Công ty luôn vay trả đầy đủ, đúng hạn tạo được uy tín với Ngân hàng.
Dự án xin vay vốn: Đầu tư mới dây chuyền sản xuất tôn tráng kẽm cuộn và tấm.
+ Tổng vốn đầu tư cho dự án: 5.280.000.000 đồng.
Trong đó: - Mua sắm thiết bị: 4.400.000.000 đồng.
- Xây lắp: 840.000.000 đồng.
- Chi phí khác: 40.000.000 đồng.
+ Nguồn vốn:
- Vốn vay: 4.400.000.000 đồng.
- Vốn tự bổ sung: 880.000.000 đồng.
+ Quy mô đầu tư: Dây chuyền sản xuất tôn tráng kẽm cuộn và tấm, dày 0.15 - 2mm, rộng 700 - 1219 mm, công suất 1200 - 1750 tấn/ tháng. Công suất thiết kế bình quân 16.255 tấn/ năm.
* Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty:
Bảng 4: Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
9/2001
2000/1999
9.2001/2000
+/-
%
+/-
%
I. Nguồn vốn CSH
1.403
592
378
1. Vốn kinh doanh
2.221
1.041
348
-1.180
-53
-693
-66,5
1.1 Vốn cố định
2.221
1.041
348
Ngân sách cấp
2.221
666
0
Tự bổ sung
0
357
348
1.2. Vốn lưu động
0
0
0
Ngân sách cấp
Tự huy động
2. Các quỹ
0
0
30
Quỹ đầu tư phát triển
Quỹ khen thưởng PL
II. Tài sản cố định
1.973
1.416
1.260
-557
-28
-156
-11
1. Nguyên giá
3.435
2.967
2.979
-468
-14
12
2. Hao mòn
1.461
1.551
1.719
3. Giá trị còn lại
1.973
1.416
1.260
-557
-156
III. Tài sản lưu động
5.331
3.398
4.846
53
1. Tiền
35
88
47
-351
-26
-41
2. Các khoản phải thu
1.360
1.009
1.456
-1.575
-41
447
44
3. Hàng tồn kho
3.850
2.275
2.982
707
31
4. Tài sản lưu động khác
85
25
360
IV. Cơ cấu tài sản
TSCĐ/ Tổng tài sản (%)
27
29
22
TSCĐ Tổng tài sản
73
71
78
Nguồn: Báo cáo thẩm định - Phòng Đầu tư dự án - Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
Qua bảng số liệu ta thấy:
- Tình hình sản xuất kinh doanh trước khi cổ phần hóa của Công ty thường xuyên lỗ (năm 1999 lỗ 9 triệu đồng, năm 2000 lỗ 173 triệu đồng, 4 tháng đầu năm 2001 lỗ 226 triệu đồng). Dẫn đến nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp giảm nhanh, nguồn vốn kinh doanh qua các năm chỉ có vốn cố định, không có vốn lưu động chủ yếu là do bù lỗ lũy kế các năm trước.
Tháng 4/2000, nguồn vốn kinh doanh là 1.041 triệu giảm 1.180 triệu đồng so với năm 1999.
Đến tháng 9/2001, chỉ còn 348 triệu đồng, giảm 693 triệu đồng so với năm 2000.
Tuy nhiên, từ tời điểm cổ phần hóa tháng 5/2001 đến hết quý III/2001, sản xuất kinh doanh đã có lãi, lợi nhuận chưa phân phối đã đạt được 31 triệu đồng.
- Cơ cấu tài sản: Với ngành nghề hoạt động chính là sản xuất cơ khí nhưng cơ cấu tài sản cố định và lưu động của doanh nghiệp qua 3 kỳ quyết toán cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tỷ lệ vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp. Tài sản cố định chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số tài sản (từ 22% đến 29%), điều này cho thấy tuy là một CÔng ty có ngành nghề kinh doanh đa năng song mới chủ yếu sản xuất cơ khí mà chưa chú trọng đến việc đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.
Bảng 5: Tình hình công nợ của CÔng ty:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
9/2001
2000/1999
9.2001/2000
+/-
%
+/-
%
1. Các khoản phải thu
1.360
1.009
1.456
-351
-26
447
44
- Phải thu của khách hàng
1.011
653
719
-358
-35
66
10
- Trả trước người bán
14
11
319
-3
-21
308
- Phải thu nội bộ
76
89
210
13
17
121
136
- Phải thu khác
258
256
207
-2
-1
-49
-19
2. Các khoản phải trả
* Nợ ngắn hạn
5.927
4.216
5.788
-1.711
-29
1.572
37
- Vay ngắn hạn
4.104
2.173
2.848
-1.931
-47
675
31
- Phải trả người bán
1.582
1.537
1.843
-45
-3
306
20
- Người mua ứng trước
4
257
705
253
448
174
- Thuế và khoản nộp N.N
144
187
175
43
30
-12
-6
- Phải trả CNV
23
23
35
12
52
- Phải trả đơn vị nội bộ
0
9
0
- Phải trả phải nộp khác
68
37
180
-31
-46
143
386
Vay dài hạn
0
0
0
3. Một số chỉ tiêu tài chính
- Nợ phải trả/ Tổng tài sản (%)
81
88
94
- K/ năng TT hiện hành (lần)
0,9
0,8
0,8
- Vòng quay VLĐ (Vòng)
1.3
1,1
0,7
- Vòng quay của các phải thu (Vòng)
5
5
2
- Vòng quay hàng tồn kho (Vòng)
1,9
0,9
- Kỳ thu tiền bình quân (Ngày)
53
75
144
Nguồn: Báo cáo thẩm định - Phòng Đầu tư dự án - Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình công nợ của doanh nghiệp tại thời điểm tháng 9 năm 2001 các chỉ tiêu đều tăng so với năm 2000.
- Các khoản phải thu nhỏ hơn các khoản phải trả. Về tổng thể năm 2000 giảm 26% so với năm 1999. Tuy nhiên do hàng tồn kho lớn làm cho vòng quay vốn lưu động thấp chưa đạt được 2 vòng 1 năm. Khoản phải thu của khách hàng giảm 35% song kỳ thu tiền dài hơn 22 ngày do doanh thu năm 2000 giảm chỉ đạt 68% năm 1999.
Chín tháng đầu năm 2001 các khoản phải thu tăng 44% so với năm 2000 do tăng khoản trả trước cho người bán và công nợ nội bộ. Kỳ thu tiền trung bình dài song việc thanh toán thường dồn vào cuối năm nên số liệu 9 tháng chưa phản ánh đầy đủ tình hình thanh toán của Công ty.
- Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty còn thấp, năm 1999 là 0,9; năm 2000 là 0,8; 9 tháng năm 2001 là 0,8.
- Nợ ngắn hạn: Tình hình công nợ năm 2000 có giảm so với năm 1999 và 9 tháng đầu năm 2001. Tuy nhiên tại thời điểm tháng 9/2001 hầu hết số dư các khoản mục lại tăng lên tương đối chủ yếu là người mua ứng trước, vay ngắn hạn và phải trả CBCNV.
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN:
Nhìn chung, tình hình thanh toán với NSNN của CÔng ty chưa tốt, còn để nợ đọng thuế doanh thu. Đến 30/9/2001, doanh nghiệp còn nợ NSNN là 175 triệu đồng.
Bảng 6: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Chỉ tiêu
1999
2000
9/2001
2000/1999
9.2001/2000
+/-
%
+/-
%
I. Giá trị sản lượng và doanh thu
- SL SXCN (tấn)
809
357
217
-452
-56
Doanh thu thực hiện
7.091
4.840
2.728
-2.25
-32
II. Kết quả sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế
-9
-173
31
Lợi nhuận sau thuế
Lỗ lũy kế
-795
-449
0
Nguồn: Báo cáo thẩm định - Phòng Đầu tư dự án - Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
Về tổng thể sản lượng sản xuất và doanh thu năm 2000 giảm so với năm 1999. Tuy nhiên mức độ giảm sản lượng nhiều hơn mức độ giảm doanh thu, điều đó cho thấy năm 2000, giá bán sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn so với năm 1999.
Tổng hợp tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của công ty:
Cũng như các doanh nghiệp thuộc ngành nghề cơ khí nói chung, những năm qua Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong SXKD, quy mô sản xuất không đáp ứng kịp thời được nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, do không xác định được hướng đầu tư cho mình, không đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ do vậy SXKD ngày càng giảm.
Tuy nhiên, từ tháng 5/2001, sau khi cổ phần hóa, tình hình tài chính còn nhiều khó khăn, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mới có thay đổi nhưng công ty đã có những xu hướng phát triển tiến bộ. Và mặc dù có nhiều khó khăn trong kinh doanh song Công ty vẫn là khách hàng có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng, vay trả đúng hạn, không có lãi treo và nợ quá hạn.
Về phía dự án:
Cùng với sự đánh giá tình hình tổ chức doanh nghiệp, phòng Đầu tư dự án thẩm định dự án trên để có kết luận về tính khả thi của dự án. Bên cạnh nội dung chủ yếu là thẩm định tài chính dự án, phòng Đầu tư dự án cũng xem xét một số khía cạnh khác của dự án như mục đích và sự cần thiết đầu tư dự án, thị trường, công nghệ...
* Mục đích và sự cần thiết đầu tư dự án:
Hiện nay, thị trường tấm lợp tôn tráng kẽm được cung cấp bởi nhiều nguồn như: các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp trong nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Công ty Posivina, Nhà máy Trường Phú... với hình thức mẫu mã đa dạng. Tại miền Bắc hiện nay có 02 cơ sở sản xuất tôn tráng kẽm là Công ty TNHH Khải Hưng tại Hà Nội và một cơ sở tại Thái Bình song công suất nhỏ và sản phẩm là tôn tấm. Với nhu cầu tiêu thụ từ 3.000 đến 3.500 tấm một tháng như hiện nay thì nhu cầu tấm lợp tôn tráng kẽm tại Miền Bắc được cung cấp chủ yếu bởi trong Nam do đó làm cho giá bán sản phẩm tại Hà Nội tăng lên vì phải chịu phí vận chuyển.
Như vậy, với một thị trường trong nước còn nhiều tiềm năng và lợi thế lớn, Công ty đã xây dựng dự án với mục tiêu: Đầu tư sản xuất tôn tráng kẽm dạng cuộn và tấm phục vụ nhu cầu tôn tráng kẽm cho xây dựng, sản xuất và tiêu dùng khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. DAĐT đi vào hoạt động, thị trường vật liệu xây dựng miền Bắc sẽ được cung cấp thêm sản phẩm không phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp từ trong Nam với giá cả phải chăng.
Mặt khác, theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì trong nhiều năm qua, doanh nghiệp không đầu tư tài sản cố định do vậy công nghệ sản xuất của Công ty lạc hậu, sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu thị trường, hiệu quả sản xuất kinh doanh kém.
Chính vì vậy, việc đầu tư dây chuyền sản xuất tôn sẽ tạo được một sản phẩm mới cho Công ty phù hợp với nhu cầu thị trường, tạo được công ăn việc làm, bước đầu đổi mới hướng sản xuất, tạo đà cho Công ty phát triển.
* Tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn:
Tổng vốn đầu tư: 5.280 triệu đồng.
Trong đó: - Thiết bị: 4.400 triệu đồng
- Xây lắp: 840 triệu đồng.
- Chi phí khác: 40 triệu đồng.
Để có đủ số vốn cần thiết trên, Công ty đã huy động từ các nguồn sau:
- Vay Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 4.400 triệu đồng, chiếm 83%, lãi suất 0,65%/ tháng (7,8%/ năm), thời gian vay trả là 5 năm (60 tháng).
- Phần vốn tự huy động và tự có của doanh nghiệp là 880 triệu đồng, được huy động từ CBCNV để thời gian vay có thể dài hơn.
Như vậy, nguồn vốn đầu tư của dự án chủ yếu là dùng vốn vay, đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư.
* Về thị trường và khả năng tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ đầu ra:
Tôn tráng kẽm là loại nguyên liệu đa năng, đảm bảo được độ bền vững của công trình chịu được mọi thời tiết, vật liệu loại nhẹ chịu được co giãn lớn, giá lại rẻ so với các loại vật liệu khác.
Hà Nội là đầu mối trung tâm giao dịch quan trọng, là nơi cung cấp các chủng loại tôn tráng kẽm chủ yếu cho các tỉnh phía Bắc thông qua các doanh nghiệp thương mại.
Với xu thế phát triển mạnh của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bị hạn chế về vốn và chủ trương đầu tư thấp nhất để nhanh thu hồi vốn nên thường bao che, lợp nhà xưởng bằng tôn tráng kẽm vì giá rẻ. Tôn tráng kẽm còn là vật tư cho sản xuất và tiêu dùng... Theo ước tính, riêng miền Bắc, nhu cầu tiêu thụ tôn tráng kẽm lên tới 3.300 - 3.500 tấn/ tháng. Tuy nhiên, hiện nay, kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0082.doc