Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Thái Bình

Lời mở đầu 1

Chương I: Những vấn đề cơ bản về tín dụng và Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Ngân hàng thương mại 3

I. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nền kinh tế 3

1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp 3

2. Phân loại doanh nghiệp 3

3. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 4

II. Tín dụng Ngân hàng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 6

1. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại . 7

1.1. Hoạt động nhận tiền gửi 8

1.2. Hoạt động cho vay. 9

1.3. Hoạt động trung gian 9

2. Các hình thức tín dụng ngân hàng. 10

3. Những qui định chung về tín dụng. 12

4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp doanh nghiệp ngoài quốc doanh 14

III. Chất lượng tín dụng Ngân hàng 16

1. Quan niệm về chất lượng tín dụng Ngân hàng 16

2. Các chỉ tiêu biểu hiện chất lượng tín dụng Ngân hàng 18

2.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ trong hạn 18

2.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn 18

2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi 19

2.4. Chỉ tiêu thời hạn hoàn vốn và vòng quay vốn tín dụng 19

2.5. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay 20

3. Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng . 21

3.1. Những nhân tố khách quan . 21

3.2. Những nhân tố chủ quan (từ phía Ngân hàng). 22

3.3. Những nhân tố về phía khách hàng. 25

Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Thái Bình . 27

I . Khái quát về Ngân hàng công thương Thái Bình 27

1. Giới thiệu về Ngân hàng Công thương Thái Bình. 27

1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 27

1.2. Cơ cấu tổ chức 28

2. Những kết quả đã đạt được của NHCT Thái Bình 30

2.1. Về công tác huy động vốn 30

2.2. Về công tác đầu tư tín dụng. 30

2.3. Hoạt động kinh doanh đối ngoại. 31

2.4. Công tác tiền tệ kho quĩ . 32

2.5. Công tác kế toán thanh toán. 32

II. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Thái Bình 32

1. Tình hình huy động vốn. 33

2. Tình hình cho vay. 34

2.1. Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế . 34

2.2. Tình hình cho vay theo thời hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 36

2.3. Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo VND và ngoại tệ 37

3. Tình hình thu nợ và dư nợ 39

3.1. Tình hình thu nợ 39

3.2. Tình hình dư nợ 40

3.3. Vòng quay vốn tín dụng . 42

4. Tình hình nợ quá hạn 43

4.1 Tỷ trọng nợ quá hạn của các doanh nghiệp 45

4.2. Tỷ lệ nợ quá hạn của các doanh nghiệp 46

III. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NHCT Thái Bình 47

1. Những kết quả đạt được trong công tác tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh . 47

2. Những hạn chế về chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 48

2.1. Những vấn đề tồn tại. 49

2.2 Nguyên nhân 50

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NHCT Thái Bình. 53

I. Định hướng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NHCT Thái Bình. 53

II. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NHCT Thái Bình. 55

1. Nâng cao chất lượng thẩm định đối với khách hàng và dự án vay vốn. 55

2. Tăng cường phân tích tài chính doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm cơ sở quyết định cho vay. 57

3. Phân loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh để xác định mức cho vay hợp lí, đảm bảo chất lượng tín dụng. 59

4. Tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 61

4.1. Thành lập bộ phận thẩm định tín dụng hoạt động độc lập với phòng tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định với doanh nghiệp . 61

4.2. Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh . 62

4.3. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực cho vay . 62

5. Tiêu chuẩn hoá cán bộ, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ Ngân hàng từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng . 63

5.1. Nâng cao trách nhiệm thưởng phạt nghiêm minh đối với cán bộ tín dụng 63

5.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ tín dụng để gián tiếp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 64

III . Một số kiến nghị 65

1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt nam . 65

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 67

2.1. Hoàn thiện qui chế cho vay của các tổ chức tín dụng 67

2.2. Hoàn thiện qui chế đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh . 68

2.3. Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 69

3. Kiến nghị đối với Nhà nước 70

4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 72

Kết luận 73

Danh mục tài liệu tham khảo 74

 

doc78 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o động giản đơn nhưng lại đòi hỏi phải có tính cần cù, liêm khiết, trung thực và là một nghiệp vụ không thể thiếu được của hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Với khối lượng thu chi tiền mặt ngày càng lớn, năm sau cao hơn năm trước song đội ngũ cán bộ ngân quĩ trong những năm qua luôn chấp hành tốt chế độ và qui trình kiểm đếm bảo đảm an toàn tuyệt đối. Năm 2002 với doanh số thu chi trên 2200 tỷ đồng, bội thu 170 tỷ đồng nhưng luôn được bảo đảm an toàn, chính xác. Bên cạnh đó, cán bộ kho quĩ kiểm ngân còn phát hiện thu hồi dược 4030 ngàn đồng tiền giả và trả lại 104 món tiền thừa cho khách hàng với tổng số tiền là 166.500 ngàn đồng. 2.5. Công tác kế toán thanh toán. Công tác kế toán thanh toán không ngừng được mở rộng, đã thu hút hàng trăm khách hàng đến giao dịch, chuyển tiền qua hệ thống với doanh số thanh toán hàng năm trên 2.000 tỷ đồng và thu dịch vụ bình quân hàng năm trên 500 triệu đồng. Đặc biệt năm 2002 với tổng số 361 ngàn món chuyển tiền đi và đến, gấp 2 lần năm 2001; doanh số thanh toán là 9.762 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2001. Riêng thanh toán điện tử với số món nhiều, doanh số thanh toán lớn đạt 2.281 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2001 nhưng vẫn bảo đảm an toàn, chính xác kịp thời tạo niềm tin đối với khách hàng. II. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoàI quốc doanh tạI Ngân hàng Công thương Thái Bình Dưới sự lãnh đạo của Ngân hàng Công thương Việt nam, với phương châm kinh doanh đúng đắn, Chi nhánh NHCT Thái Bình đã có mối quan hệ tín dụng với hơn 70 doanh nghiệp trong đó có đến 60 % là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là những doanh nghiệp truyền thống, có quan hệ uy tín lâu năm với Ngân hàng không chỉ là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn như Công ty XNK Hương Sen, Công ty xuất nhập khẩu Bình Minh, Xí nghiệp Dệt Hồng Quân, công ty liên doanh men sứ... mà còn có cả những doanh nghiệp nhà nước lớn như công ty xây dựng Phương Bắc, Công ty Thương Nghiệp, Công ty xây lắp Phúc Khánh... Vốn đầu tư của Ngân hàng cũng được đầu tư vào tất cả các ngành, các lĩnh vực đặc biệt ưu tiên lĩnh vực sản xuất công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác mọi tiềm năng sẵn có của tỉnh thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh. 1. Tình hình huy động vốn. NHCT Thái Bình vẫn duy trì và ổn định ở 12 điểm huy động vốn gồm các quĩ tiết kiệm và các sở giao dịch Nhìn chung tình hình huy động vốn của Ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm: năm 2000 đạt 384.688 triệu, năm 2001 đạt 505.772 triệu, năm 2002 đạt 656.313 triệu đồng. Nếu xét tình hình huy động vốn theo VND và ngoại tệ ta nhận thấy Ngân hàng có mức huy động bằng VND và ngoại tệ là tương đương nhau. Có thể nói đây là một thế mạnh về ngoại tệ của Ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng huy động bằng ngoại tệ lại giảm dần theo thời gian. Bảng 1 : Tình hình huy động vốn ( Đơn vị tính : Số tiền: triệu đồng) Huy Động vốn 2000 2001 2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) VND 181.688 47,27 241.988 47,84 334.201 50,92 Ngoại tệ 202.645 52,73 263.784 52,16 322.112 49,08 Tổng cộng 384.333 100 505.772 100 656.313 100 Tiền gửi dân cư 343.181 89,29 437.644 86,53 518.487 79 Tiền gửi tổ chức 24.253 6,32 44.052 8,71 55.130 8,4 Kì phiếu, trái phiếu.. 16.899 4,39 24.076 4,76 82.696 12,6 ( Nguồn : Phòng nguồn vốn NHCT Thái Bình ) Nếu xét tình hình huy động vốn theo đối tượng huy động ta thấy huy động vốn từ tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm dần theo thời gian. Cụ thể, năm 2000 tiền gửi của dân cư chiếm 89,29%, năm 2001 chiếm 86,53%, năm 2001 chiếm 79%. Tuy nhiên nguồn huy động bằng kì phiếu, trái phiếu lại tăng dần theo thời gian do đó nguồn huy động của Ngân hàng vẫn chủ yếu là những nguồn ổn định với lãi suất huy động lớn. Điều này sẽ dẫn tới chi phí huy động lớn, làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng nếu Ngân hàng không có cơ cấu cho vay hợp lí. 2. Tình hình cho vay. Nhận thức được vai trò chủ đạo của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế, NHCT Thái Bình luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn kinh doanh có hiệu quả dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, thông qua quan điểm : NHCT Thái Bình lấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp làm mục tiêu cho Ngân hàng, luôn tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong hoạt động tín dụng luôn ưu tiên các dự án trọng điểm, có tính khả thi cao, góp phần phát triển kinh tế tỉnh. Luôn thực hiện chính sách ưu đãi với những khách hàng là doanh nghiệp truyền thống có uy tín và độ tin cậy cao, có mối quan hệ tín dụng sòng phẳng. Đa dạng hoá các loại hình tín dụng và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng. 2.1. Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế . Tổng doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một thời kì nào đó. Doanh số cho vay càng lớn phản ánh nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế càng lớn và khả năng thu hút khách hàng của Ngân hàng. Bảng 2 : Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế ( Đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh số cho vay 394.871 763.028 804.392 DNQD 178.723 45,26 366.495 48,03 337.397 41,94 DNNQD 140.331 35,54 257.895 33,80 280.760 34,90 ( Nguồn: Phòng kinh doanh NHCT Thái Bình ) Nếu xem xét tình hình cho vay tại NHCT Thái Bình ta thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng tương đối đồng đều giữa DNQD và DNNQD. Tổng doanh số cho vay của Ngân hàng tăng dần theo thời gian. Cụ thể, năm 2000 doanh số cho vay là 394.871 triệu, năm 2001 là 763.028 triệu, tăng 368.157 triệu tương đương 93%, năm 2002 doanh số cho vay cũng tăng 41.364 triệu đạt 804.392 triệu. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy Ngân hàng đang mở rộng đầu tư tín dụng vào tất cả các ngành nghề đang là mục tiêu kinh tế trọng điểm của tỉnh. Đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng tăng cường công tác tiếp thị nên thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng. Mặt khác là do trong 2 năm gần đây Thái Bình có nhiều chính sách đổi mới, khuyến khích đầu tư nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Doanh số cho vay tăng mạnh nhất vào năm 2001 chủ yếu do doanh số cho vay đối với DNNN tăng mạnh từ 178.723 triệu (năm 2000) đến 366.495 triệu (năm 2001) nhưng sang năm 2002 thì doanh số cho vay đối với DNNN lại giảm xuống còn 337.397 triệu do trong thời gian này hoạt động kinh doanh của DNNN không đạt hiệu quả cao, theo đánh giá ở Thái Bình có đến 35% DNNN kinh doanh thua lỗ. Doanh số cho vay của DNNN lớn hơn so với DNNQD là do vốn hoạt động kinh doanh của DNNN hầu như bị động vào tài sản cố định hoặc hàng ứ đọng còn vốn tham gia vào kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay Ngân hàng. Còn doanh số cho vay đối với DNNQD tăng trưởng ổn định và vững chắc qua các năm, cụ thể năm 2001 tăng 117.564 triệu (tương đương 83,5 %) so với năm 2000, năm 2002 tăng 22.836 triệu (tương đương 8,85%). Doanh số cho vay tăng mạnh nhất nhất vào năm 2001 là do ảnh hưởng bởi Luật doanh nghiệp đã khiến ra đời hàng loạt các DNNQD. Xét về tỷ trọng, cho vay đối với DNNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn, thường là trên 40%. Tuy nhiên tỷ trọng này lại biến động thất thường, cụ thể năm 2000 chiếm 45,26%, năm 2001 chiếm 48,03% nhưng năm 2002 lại giảm xuống còn 41,94%. Trong khi đó tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNNQD lại giảm vào năm 2001 (từ 35,54% xuống còn 33,8%) và tăng vào năm 2002 (34,9%). Tỷ trọng này là khá đồng đều giữa DNNN và DNNQD. Đây là một điều đáng khích lệ, trong khi các Ngân hàng quốc doanh khác thì hầu như doanh số cho vay đối với DNNN bao giờ cũng lớn hơn rất nhiều so với doanh số cho vay DNNQD. 2.2. Tình hình cho vay theo thời hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Trong hoạt động tín dụng Ngân hàng, cho vay ngắn hạn là nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tạm thời cho các khách hàng, các khoản cho vay ngắn hạn được coi là có tính thanh khoản cao hơn các khoản cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận mà nó mang lại cho Ngân hàng lại không cao. Trong khi đó, nguồn huy động của NHCT Thái Bình chủ yếu là nguồn dài hạn, tiền gửi của dân cư chiếm đến 80 % nguồn huy động. Do đó nếu không có cơ cấu cho vay ngắn - trung và dài hạn hợp lí Ngân hàng sẽ không khai thác được tiềm năng vốn có của mình, cơ cấu chi phí nguồn và lãi thu được từ hoạt động cho vay không hiệu quả, lợi nhuận của Ngân hàng giảm. Trong cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ trọng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng luôn ở mức cao, đặc biệt là năm 2000 chiếm 95,69% nhưng có dấu hiệu giảm vào năm 2001 là 63,44%, năm 2002 là 56,72% có phần hợp lí hơn Bảng 3 : Thực trạng cho vay DNNQD theo thời gian ( Đơn vị : triệu đồng ) Sử dụng vốn 2000 2001 2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 131.475 93,69 163.610 63,44 159.247 56,72 Trung và dài hạn 8.856 6,31 94.285 36,56 121.513 43,18 Tổng cộng 140.331 257.895 280.760 ( Nguồn : Phòng kinh doanh NHCT Thái Bình ) Xét về doanh số thì cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng vào năm 2001 nhưng lại giảm vào năm 2002, cụ thể năm 2000 là 131.475 triệu, đến năm 2001 là 163.610 triệu (tăng 24,5%) nhưng đến năm 2002 doanh số cho vay ngắn hạn chỉ có 159.247 triệu (giảm 4,2 tỷ). Trong khi đó doanh số cho vay trung dài hạn tăng đều qua các năm. Năm 2000 doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ có 8.856 triệu nhưng đến năm 2001 con số này đã là 94.285 triệu và 121.513 triệu là doanh số của năm 2002. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đã dần dần hợp lý hơn. Năm 2002, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng là 43,18%. Đây là một bước tiến đáng kể trong việc tiến tới cơ cấu cho vay hợp lý, hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn. Có thể lí giải việc cho vay trung và dài hạn tăng mạnh và tăng đều qua các năm như sau: Ngân hàng đã khuyến khích và có chính sách cho vay trung và dài hạn hợp lý đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn có ý định đầu tư mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, hợp lí hoá sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, tiết giảm chi phí để tăng năng suất Trên thị trường luôn xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp mới khiến nhu cầu đầu tư mua sắm tài sản cố định lớn. 2.3. Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo VND và ngoại tệ Cho vay bằng VND đã có tăng trưởng qua các năm, cụ thể từ 104.911 triệu (năm 2000) lên 201.095 (năm 2002) và 230.760 triệu năm 2002. Doanh số cho vay bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đặc biệt tỷ trọng còn tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2000 doanh số cho vay VND chiếm 74,76%, năm 2001 là 77,97% và năm 2002 là 82,2 %. Còn doanh số cho vay băng ngoại tệ lại biến động thất thường, tăng mạnh vào năm 2001 (từ 35.420 triệu lên 56.800 triệu) nhưng lại giảm vào năm 2002 (50 tỷ). Năm 2002 doanh số cho vay bằng ngoại tệ giảm là do tỷ giá ngoại tệ biến động lớn, để tránh rủi ro về tỷ giá các khách hàng không muốn vay muốn vay bằng ngoại tệ. Bảng 4 : Tình hình cho vay DNNQD theo VND và ngoại tệ ( Đơn vị : triệu đồng ) Sử dụng vốn 2000 2001 2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) VND 104.911 74,76 201.095 77,97 230.760 82,2 Ngoại tệ 35.420 25,24 56.800 22,13 50.000 17,8 Tổng cộng 140.331 257.895 280.760 ( Nguồn: Phòng kinh doanh NHCT Thái Bình ) Xét về tỷ trọng, tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ giảm dần qua các năm, năm 2000 tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ còn chiếm 25,24 %, nhưng chỉ còn 22,13 % năm 2001 và 17,8 % năm 2002. Tỷ trọng này là tương đối thấp, điều này có thể lý giải như sau : các doanh nghiệp XNK trên địa bàn Thái Bình là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn hạn chế, thường xuyên bị ép giá, bị động trong việc tìm và giữ thị trường nên doanh số xuất nhập khẩu không ổn định, giá trị lô hàng thường nhỏ. Trong khi đó, Thái Bình là một tỉnh có nhiều con em đi xuất khẩu lao động làm ăn ở nơi xa, do đó nguồn huy động bằng ngoại tệ tương đối dồi dào, tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ tương đương với vốn huy động bằng nội tệ. Đây chính là một thế mạnh về ngoại tệ của NHCT Thái Bình. Thế nhưng Ngân hàng lại sử dụng không hiệu quả tiềm năng này, những năm vừa qua Ngân hàng thường xuyên phải gửi vốn điều hoà bằng ngoại và nhận vốn điều hoà bằng nội tệ về để cho vay do đó hiệu quả sử dụng vốn không cao. 3. Tình hình thu nợ và dư nợ 3.1. Tình hình thu nợ Tổng doanh số thu nợ cho ta biết số tiền vốn mà Ngân hàng cho vay đã thu về từ lưu thông, nó là số tiền vay đến hạn phải trả mà Ngân hàng thu hồi được. Điều cơ bản là số liệu này phải phù hợp với tình hình cho vay và các khoản nợ đến hạn, nếu số này quá lớn có thể làm giảm dư nợ vì thế làm giảm lợi nhuận trong tương lai của Ngân hàng. Ngược lại, nếu số này quá nhỏ sẽ làm tăng nợ quá hạn, nợ khó đòi gây khó khăn đến tình hình hoạt động của Ngân hàng. Bảng 5 : Tình hình thu nợ ( Đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh số thu nợ 341.710 583.154 621.052 DNQD 173.302 50,72 265.409 45,51 243.233 39,16 DNNQD 120.948 35,39 224.393 38,48 195.262 31,44 ( Nguồn: Phòng kinh doanh NHCT Thái Bình ) Tổng doanh số thu nợ tăng dần qua các năm, năm 2000 tổng doanh số thu nợ là 341.710, năm 2001 doanh số thu nợ là 583.154 triệu đồng (tăng 241.444 triệu), năm 2002 doanh số thu nợ là 621.052 triệu (tăng 37.898 triệu). Ta thấy tổng doanh số thu nợ tăng tương ứng với tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân dẫn đến tổng doanh số thu nợ năm 2001 tăng mạnh như vậy là do doanh số cho vay tăng mạnh (tăng 66,5 % so với năm 2000) mà các khoản cho vay lại chủ yếu là ngắn hạn nên khả năng thu hồi vốn nhanh. Xét về tỷ trọng, doanh số thu nợ DNQD giảm dần theo thời gian, năm 2000 chiếm 50,72%, năm 2001 chiếm 45,51%, năm 2002 chiếm 39,16%. Còn doanh số thu nợ đối với DNNQD lại biến động thất thường, năm 2000 là 35,39%, năm 2001 là 38,48%, năm 2002 là 31,44%. Năm 2002 doanh số thu nợ đối với DNQD và DNNQD đều giảm về cả doanh số và tỷ trọng. Nguyên nhân do năm qua Ngân hàng thực hiện giải ngân nhiều dự án lớn, các dự án chưa hoàn thành hoặc đang trong thời gian ân hạn nên Ngân hàng chưa thu hồi được vốn. Xét doanh số thu nợ đối với DNNQD thì doanh số thu nợ lại biến động thất thường, tăng vào năm 2001 nhưng lại giảm vào năm 2002. Cụ thể năm 2000 doanh số thu nợ là 120.948 triệu, sang năm 2001 là 224.393 triệu (tăng 103.445 triệu) và 195.262 triệu năm 2002 (giảm 29.131 triệu). Trong khi đó doanh số cho vay như đã nghiên cứu ở trên đối với DNNQD lại tăng dần qua các năm. Điều này liệu có chứa đựng rủi ro nợ quá hạn hay không, hay là do các khoản nợ chưa đến hạn thu hồi. Ta hãy xét tình hình thu nợ của Ngân hàng đối với DNNQD theo thời gian : Bảng 6: Tình hình thu nợ DNNQD theo thời gian ( Đơn vị : triệu đồng ) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh số thu nợ 120.948 224.393 195.262 Ngắn hạn 110.642 91,48 153.597 68,45 155.936 79,86 Trung và dài hạn 10.306 8,52 70.796 31,55 39.326 21,14 ( Nguồn: Phòng kinh doanh NHCT Thái Bình ) Ta thấy tỷ trọng thu nợ trong ngắn hạn đối với DNNQD luôn chiếm tỷ lệ cao nhưng lại biến động thất thường, năm 2000 chiếm 91,48 %, năm 2001 chiếm 68,45 %, năm 2002 chiếm 79,86 %. Trong khi đó doanh số cho vay ngắn hạn lại giảm dần theo thời gian (như số liệu bảng 2 đã trình bầy). Như đã nói ở trên, năm 2002 Ngân hàng thực hiện giải ngân nhiều dự án lớn. Chúng ta hãy phân tích tiếp. 3.2. Tình hình dư nợ Dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng vốn mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu nợ, nó được đo bằng tổng doanh số cho vay năm nay và số dư nợ năm trước sau khi trừ đi số thu nợ năm nay. Nó là chỉ tiêu phản ánh thực trạng quan hệ tín dụng tại một thời điểm của Ngân hàng với khách hàng tức là tại thời điểm đó Ngân hàng còn cho vay bao nhiêu. Từ đó ta tính được số tiền lãi có thể thu được trong tương lai. Con số này càng lớn thì càng tốt đối với Ngân hàng nếu như bỏ qua khả năng xảy ra rủi ro. Nếu Ngân hàng nào theo đuổi mục tiêu lợi nhuận thì sẽ mở rộng dư nợ, còn nếu theo đuổi mục tiêu an toàn thì sẽ thận trọng trong việc gia tăng dư nợ tín dụng. Trong bài viết này các số liệu về tình hình dư nợ đều tính tại các thời điểm 31/12/2000, 31/12/2001, 31/12/2002 nghĩa là tại 31/12 các năm Ngân hàng còn cho khách hàng vay bao nhiêu. Ta có bảng tình hình dư nợ tại thời điểm 31/12 các năm như sau : Bảng 7 : Tình hình dư nợ ( Đơn vị : triệu đồng ) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 308.975 488.849 672.189 DNQD 51.738 16,74 152.824 31,26 246.988 36,74 DNNQD 184.498 59,71 218.000 44,59 303.498 45,15 ( Nguồn: Phòng kinh doanh NHCT Thái Bình ) Tổng dư nợ tín dụng có tốc độ tăng trưởng khá ổn định trong các năm qua. Năm 2000 đạt 308.975 triệu đồng, năm 2001 đạt 488.849 triệu đồng tăng 179.953 triệu (tương đương 58,26%) và năm 2002 đạt 672.189 triệu tăng 37,5%. Trong tổng dư nợ tín dụng thì tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNNQD luôn chiếm tỷ lệ cao trên 44%. Vì sao doanh số cho vay của DNNQD luôn chiếm tỷ lệ thấp mà dư nợ tín dụng lại chiếm tỷ lệ cao so với DNQD ? Phải chăng vì khả năng hoàn trả khoản vay của DNNQD thấp ? hay kì hạn dài ? Không hẳn thế. Mà bởi vì cho vay đối với DNNQD chủ yếu cho vay có bảo đảm do đó khi đến hạn phải trả tiền thì doanh nghiệp mới trả Ngân hàng. Còn cho vay đối với DNQD chủ yếu cho vay không có tài sản đảm bảo, vòng quay vốn nhanh do đó khi có tiền là doanh nghiệp trả Ngân hàng ngay. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNNQD lại biến động thất thường: năm 2000, dư nợ DNNQD còn chiếm 59,73%; năm 2001 chiếm 44,59 % và năm 2002 lại tăng lên 45,15%. Trong khi đó tỷ trọng dư nợ của DNQD lại tăng dần theo thời gian do những năm gần đây tình hình chính trị ở Thái Bình bắt đầu ổn định lại thì hoạt động kinh doanh của DNQD lại bắt đầu mở rộng. Điều này làm cho tỷ trọng dư nợ DNNQD giảm đi tương đối so với DNQD. Ta xét cơ cấu dư nợ DNNQD theo thời gian : Bảng 8 : Tình hình dư nợ DNNQD theo thời gian ( Đơn vị : triệu đồng ) Dư nợ DNNQD 2000 2001 2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 74.795 40,54 93.784 43,02 96.998 31,96 Trung và dài hạn 109.703 59,46 124.216 56,98 206.500 68,04 Tổng cộng 184.498 218.000 303.498 ( Nguồn: Phòng kinh doanh NHCT Thái Bình ) Xét về cơ cấu dư nợ, doanh số dư nợ ngắn hạn và dài hạn tăng dần theo thời gian, trong đó dư nợ trung và dài hạn tăng với tốc độ mạnh, năm 2001 tăng 13,2 %, năm 2002 tăng 66,3 %, trong khi đó năm 2002 dư nợ ngắn hạn chỉ tăng 3,4 %. Dư nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể năm 2000 chiếm 59,46%, năm 2001 chiếm 56,98 %, năm 2002 chiếm 68,04 %. Điều này cho ta thấy các DNNQD đang đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, tích cực đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm hơn là việc mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy uy tín của DN NQD đang ngày càng được nâng cao trên thương trường. Người ta không còn quan niệm chỉ có DNNN mới đáng tin cậy. 3.3. Vòng quay vốn tín dụng . Vòng quay vốn tín dụng được xác định bằng tỷ lệ Thu nợ / Dư nợ. Vòng quay vốn tín dụng thể hiện một đồng vốn thu về thì cho vay được bao nhiêu đồng nữa. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ thu nợ nhanh, nợ quá hạn thấp. Bảng 9 : Vòng quay vốn tín dụng (Đơn vị : vòng) Vòng quay vốn tín dụng 2000 2001 2002 Tổng thu/ tổng dư nợ 1,18 1,19 0,92 DNQD 3,35 1,73 0,98 DNNQD 0,64 1,03 0,64 ( Nguồn : Phòng kinh doanh NHCT Thái Bình ) Nhìn vào bảng 8 ta có thể thấy được sự vận động của vốn. Vòng quay vốn tín dụng đối với DNQD luôn cao vòng quay vốn tín dụng của toàn Ngân hàng và cao hơn hẳn so với DNNQD. Tuy nhiên, vòng quay vốn tín dụng đối với DNNN lại có xu hướng giảm dần theo thời gian. Còn vòng quay vốn tín dụng đối với DNNQD lại biến động thất thường và luôn nhỏ hơn vòng quay vốn của toàn Ngân hàng. Cụ thể, năm 2000 vòng quay vốn tín dụng là 0,64 vòng, năm 2001 là 1,03 vòng, năm 2002 là 0,64 vòng. Những con số này là hơi nhỏ, cho thấy hoạt động cho vay đối với DNNQD chưa đạt hiệu quả cao. Ngân hàng cần chú ý nâng cao khả năng sử dụng vốn hơn nữa nhất là đối với các DNNQD. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng thể về thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NHCT Thái Bình thì cần phải có những đánh giá về tình hình nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian qua để từ đó có những chiến lược kinh doanh thích hợp trong tương lai. Song trước hết chúng ta hãy phân tích, đánh giá về tình hình nợ quá hạn của toàn Ngân hàng để từ đó có thể hiểu sâu sắc hơn về tình hình tín dụng DNNQD. 4. Tình hình nợ quá hạn Nợ quá hạn là hiện tượng đến thời hạn thanh toán khoản nợ người đi vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình đối với khoản vay như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa người đi vay và người cho vay. Nợ quá hạn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo. Nợ quá hạn là vấn đề của tất cả các Ngân hàng, không có Ngân hàng nào là không có nợ quá hạn. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này quá cao sẽ gây nên thiệt hại lớn cho Ngân hàng có thể dẫn đến đổ vỡ trong hoạt động Ngân hàng Bảng 10 : Tình hình nợ qúa hạn toàn Ngân hàng ( Tỷ lệ: % ) Năm 2000 2001 2002 Tổng dư nợ (triệu đồng) 308.975 488.849 672.189 Nợ quá hạn (triệu đồng) 39.230 27.864 18.485 Nợ quá hạn / tổng dư nợ 12,7 5,7 2,75 ( Nguồn: Phòng kinh doanh NHCT Thái Bình ) Nhìn vào những số liệu ở trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng khá cao, cụ thể năm 2000 tỷ lệ nợ quá hạn là 12,7%, năm 2001 tỷ lệ nợ quá hạn là 5,7 % và năm 2002 tỷ lệ nợ quá hạn còn 2,75%. Năm 2000, 2001 tỷ lệ nợ quá hạn còn cao là do : Hậu quả của cơn bão số 2 và số 4 năm 1996 gây thiệt hại nặng nề về tài sản của Nhà nước và nhân dân, trong đó có nhiều tài sản hình thành từ vốn vay Ngân hàng, khách hàng không đủ khả năng trả nợ. Do cơ chế chính sách việc sắp xếp giải thể các doanh nghiệp thua lỗ, phá sản (nhất là các DNQD) tiến hành chậm nên nợ quá hạn không xử lí được. Quá trình phát mại tài sản thế chấp nhất là đất và tài sản nằm trên đất rất vướng mắc về thủ tục nên không bán được. Những thay đổi của luật đất đai, nghị định 17, các qui định về mốc lộ giới giao thông và xử lí về thủ tục đất đai trước đây cũng ảnh hưởng làm phát sinh nợ quá hạn ... Nợ quá hạn là vấn đề của tất cả các Ngân hàng, là hoạt động tự nhiên phù hợp với qui luật phát triển kinh tế, song mức độ sẽ nghiêm trọng nếu mức độ nợ quá hạn vượt quá mức cho phép. Ngưỡng an toàn cho các Ngân hàng là duy trì tỷ lệ này trong phạm vi từ 3% đến 5%. Như vậy năm 2000, 2001 Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá mức cho phép, cho thấy hoạt động của Ngân hàng kém hiệu quả. Nhưng điều đáng nói là sang năm 2002, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng là 2,75 % thuộc ngưỡng an toàn. Có thể nói Ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Đạt được kết quả này là do : Thực hiện chỉ thị 01/2002/CT-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước và công văn hướng dẫn số 44O /Cv- NHCT 7 của Tổng giám đốc NHCT Việt nam về xử lí nợ tồn đọng Chi nhánh NHCT Thái Bình đã thành lập ban xử lí nợ tồn đọng do đồng chí giám đốc làm trưởng ban và tổ chức quán triệt tới tất cả cán bộ nhân viên trong Chi nhánh, xác định rõ nhiệm vụ xử lí nợ tồn đọng là một trong những nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm của Chi nhánh trong năm 2002 và những năm tiếp theo Các phòng ban trong Chi nhánh đều phân loại chi tiết, lên kế hoạch, xây dựng phương án cụ thể xử lí các đối tượng có nợ tồn đọng. Đăng kí nhiệm vụ với ban giám đốc để theo dõi đánh giá kết quả thực hiện. Việc xử lí nợ tồn đọng được thực hiện một cách cương quyết và đúng đối tượng theo qui định . Tuy nhiên đây mới chỉ là kết quả bước đầu, Ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy để giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống hơn nữa . 4.1 Tỷ trọng nợ quá hạn của các doanh nghiệp Trong tổng số nợ quá hạn của toàn Ngân hàng thì tỷ trọng nợ quá hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn chiếm môt tỷ lệ cao, cụ thể năm 2000 nợ quá hạn của DNNQD chiếm 66%, năm 2001 nợ quá hạn chiếm 57,2 %, năm 2002 nợ quá hạn chiếm 53,65%. Tuy nhiên tỷ trọng này giảm dần theo thời gian. Xét về doanh số thì nợ quá hạn của DNNQD cũng giảm dần theo thời gian, năm 2000 là 25.891 triệu, năm 2001 là 15.938, năm 2002 là 9.917 triệu. Trong khi đó dư nợ của DNNQD ngày một tăng (như số liệu bảng 6 đã trình bầy). Bảng 11 : Tình hình nợ quá hạn đối với DNQD và DNNQD ( Đơn vị : triệu đồng ) Nợ quá hạn 2000 2001 2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) DNQD 2.385 6,08 5.536 19,87 6.412 34,69 DNNQD 25.891 66 15.938 57,2 9.917 53,65 Tổng nợ quá hạn 39.230 27.864 18.485 ( Nguồn : Phòng kinh doanh NHCT Thái Bình ) Còn đối với DNNN, xét về doanh số, nợ quá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37037.doc
Tài liệu liên quan