LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
2
CHƠNG 1: Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 4
1.1 Lý luận chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ 4
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 4
1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 5
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sự phát triển kinh tế 6
1.1.3.1 Tạo công ăn việc làm 6
1.1.3.2 Khai thác, tân dụng nguồn lực xã hội 7
1.1.4 Khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tiếp cận vốn NH 8
1.2 Tín dụng Ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 9
1.2.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng 9
1.2.2 Các hình thức tín dụng Ngân hàng 10
1.2.3 Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ 17
1.2.3.1 Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 17
1.2.3.2 Đảm bảo cho hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đợc liên tục 18
1.3 Chất lợng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 19
1.3.1 Khái quát về chất lợng tín dụng 19
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lợng tín dụng 21
1.3.2.1 Chi tiêu nợ quá hạn 21
1.3.2.2 Chỉ tiêu tổng d nợ 23
1.3.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận 24
1.3.2.4 Chỉ tiêu lãi treo 24
1.3.3 Các nhân tố ảnh hởng đến chất lợng tín dụng 25
1.3.3.1 Về phía Ngân hàng 25
1.3.3.2 Về phía khách hàng 27
1.3.3.3 Nhân tố khác 29
CHƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NHCT BA ĐÌNH 31
2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh 31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh 31
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 34
2.2 Thực trạng chất lợng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHCT Ba Đình 40
2.2.1 Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 40
2.2.2 Tình hình thu nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 44
2.2.3 Tình hình nợ quá hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 45
2.3 Đánh giá thực trạng chất lợng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh 47
2.3.1 Kết quả đạt đợc 47
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 48
CHƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NHCT BA ĐÌNH 54
3.1 Định hớng tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới 54
3.1.1 Chủ chơng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhà nớc 54
3.1.2 Phơng hớng và mục tiêu tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHCT Ba Đình 56
3.2 Giải pháp nâng cao chất lợng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHCT Ba Đình 57
3.2.1 Nâng cao công tác thẩm định 58
3.2.2 Đổi mới cơ chế cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 62
3.2.3 Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát trớc, trong và sau cho vay 65
3.2.4 Phân bổ trách nhiện trong quan hệ cho vay 66
3.2.5 Coi trọng công tác cán bộ và bồi dỡng cán bộ 66
3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động Marketing trong cho vay 67
3.3 Kiến nghị 70
3.3.1 Đối với Nhà nớc 70
3.3.2 Đối với NHCTVN 73
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
75
77 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng tới nó để từ đó tìm ra các biện pháp tạo cơ sở cho sự thành công của hoạt động tín dụng đóng góp vào sự ổn định chung của NH.
chương 2: thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương ba đình
2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Ba Đình
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh
Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình - tiền thân là Ngân hàng Đội cấn được thành lập từ năm 1958, là một trong những đơn vị ngân hàng được thành lập đầu tiên trên địa bàn thủ đô Hà Nội, có trụ sở chính tại số nhà 126 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Trải qua 45 năm ra đời và hoạt động, với biết bao biến động thăng trầm của nền kinh tế đất nước, Chi nhánh NHCT Ba Đình cũng đã đạt được nhiều thành tựu.
Khi mới được thành lập, cơ sở vật chất của ngân hàng còn nhiều thiếu thốn. Biên chế cán bộ làm việc có 18 người, trong đó có 2 đồng chí lãnh đạo, còn lại là cán bộ nghiệp vụ hành chính. Bộ máy hoạt động gồm có ban lãnh đạo, phòng tín dụng, phòng kế toán giao dịch (bao gồm cả bộ phận quỹ nghiệp vụ) phòng hành chính và 2 đại lý quỹ tiết kiệm (số 6 và số 9) đặt tại phố Quán Thánh và phố Đội Cấn.
Bước sang những năm đầu của thập kỷ 90, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã dần rõ nét hơn do hoạt động thu chi ngân sách được chuyển giao về Ngân hàng Nhà nước thông qua việc hình thành phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại các quận huyện. Cũng trong thời gian này NH tiến hành đổi mới hoạt động để đáp ứng được với yêu cầu của thị trường và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên chi nhánh cũng gặp phải nhiều khó khăn: tổ chức bộ máy cồng kềnh, biên chế lao động quá đông, trình độ cán bộ còn nhiều yếu kém không đủ sức đáp ứng nhu cầu đổi mới của nền kinh tế và đổi mới hoạt động Ngân hàng. Hoạt động tín dụng cũng vấp phải những sai lầm nghiệm trọng trong bước đầu trải nghiệm cơ chế thị trường, do nôn nóng đổi mới, do hệ thống luật pháp chưa đầu đủ, chưa thích ứng được với yêu cầu đổi mới, do trình độ cán bộ còn non kém, không có kiến thức về lĩnh vực kinh tế thị trường. Những yếu kém, bất cập trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng tại chi nhánh NHCT Ba Đình trong những năm đầu tiến hành đới mới hoạt động NH đã cho chúng ta một bài học kinh nghiệm về công tác tổ chức, công tác quản lý điều hành, đó phải là kết hợp giữa đổi mới tổ chức với đổi mới phương thức quản trị điều hành, đổi mới với từng bước đi thận trọng và lộ trình thích hợp, đổi mới để bảo toàn và phát triển hoạt động kinh doanh, kinh doanh an toàn, hiệu quả, đúng định hướng, đúng pháp luật.
Với quyết tâm đổi mới, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình trong 10 năm qua (1994-2003) đã thành đạt, trở thành một trong những chi nhánh dẫn đầu của hệ thống NHCT Việt Nam, có nhiều đóng góp cho hệ thống NHCT. Uy tín của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình với xã hội, với Ngành và với địa phương luôn luôn được trân trọng, là địa chỉ tin cậy của khách hàng.
Chi nhánh NHCT Ba Đình với cơ cấu tổ chức:
NHCT khu vực Ba Đình có tổng số 283 cán bộ công nhân viên chức làm việc tại chi nhánh, phòng giao dịch và 11 quỹ tiết kiệm được đặt rải rác trên khắp địa bàn của quận. Ngân hàng hoạt động dưới sự điều hành của ban lãnh đạo gồm một giám đốc và bốn phó giám đốc phụ trách bốn mảng công việc khác nhau.
Căn cứ quyết định 151/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 20/10/2003 của hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc phê duyệt mô hình tổ chức của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình theo dự án hiện đại hóa Ngân hàng. Căn cứ vào thực tế hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình. Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình xây dựng chức năng và nhiệm vụ của 11 phòng ban tại chi nhánh theo mô hình hiện đại hóa như sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng khách hàng 1
Phòng khách hàng 2
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng kế toán giao dịch
Phòng kế toán tài chính
Phòng thông tin điện toán
Phòng tài trợ thương mại
Phòng tổng hợp thiết bị
Phòng kiẻm tra nội bộ
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tiền tệ kho quỹ
11 quỹ tiết kiệm
Với cơ cấu tổ chức như trên Chi nhánh thực hiện các chức năng nhiệm vụ:
Nhiệm vụ:
1. Huy động vốn từ các thành phần kinh tế như: Tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu với nhiều loại thời hạn: không kỳ hạn, có kỳ hạn.
2. Đầu tư tín dụng với mọi thành phần kinh tế cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cho vay đồng tài trợ, cho vay xuất khẩu.
3. Các dịch vụ thanh toán qua NH trong nước và ngoài nước, chiết khấu chứng từ xuất khẩu, phiếu dịch vụ khác.
4. Dịch vụ ngân quỹ, mua, bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, cất giữ vật quý, tài sản giá trị cũng như dịch vụ liên quan đến hoạt động NH.
Chức năng
1. Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình là một NH hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dung, dịch vụ NH, thông qua hoạt động này chi nhánh tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần, tích luỹ sản xuất lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
2. Đồng thời chi nhánh còn có nhiệm vụ làm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mở rộng sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề phù hợp. Mặt khác chi nhánh còn thực hiện tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các nguồn vốn tài trợ của cộng đồng quốc tế để tạo thêm công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ, đào tạo, cho vay, giúp người hồi hương ổn định cuộc sống.
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
2.1.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003
Với việc nghiên cứu các biện pháp khặc phục các khó khăn và phát huy tối đa những thế mạnh của NH trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn và thị trường tại chính tiền tệ có sự canh tranh gay gắt, để hoàn thành tốt các mục tiều đã đề ra trong năm 2003, toàn thể CBCNV của chi nhánh NHCT Ba Đình đã có sự nỗ lực và quyết tâm lớn ngay từ đầu năm nên đã đạt được kết quả như sau:
Công tác huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn hệ thống NHCT về huy động vốn, chi nhánh thường xuyên có số dư trên 1500 tỷ đồng điều chuyển vốn về NHCT VN.
Đến ngày 31/12/2003 tổng nguồn vốn huy động đạt 3192 tỷ VNĐ (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi ra VNĐ), so với cùng kỳ năm trước tăng 217 tỷ VNĐ, tương đương với 7.3%. Trong đó:
Tiền gửi VNĐ đạt 2718 tỷ , tăng hơn so với cùng kỳ năm trước là 365 tỷ VNĐ, tốc độ tăng 15.5%
Tiền gửi ngoại tệ (quy ra VNĐ) đạt 474 tỷ VNĐ giảm 148 tỷ VNĐ (-3.8%)
Cơ cấu vốn huy động
Tiền gửi TCKT: đạt 1408 tỷ VNĐ tăng 2 tỷ VNĐ so với cùng kỳ năm trước
Tiền gửi tiết kiệm đến ngày 31/12/2003 đạt 1495 tỷ VNĐ, tăng 180 tỷ VNĐ, tốc độ tăng 13.7% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này chủ yếu là tăng vốn huy động VNĐ.
Trong đó:
Huy động vốn VNĐ đạt 1062 tỷ VNĐ, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước
249 tỷ VNĐ, tốc độ tăng 30.6%
Huy động vốn bằng ngoại tệ đạt 433 tỷ VNĐ, so với năm trước giảm 69 tỷ VNĐ (-13.7%)
Những biện pháp thực hiện huy động vốn
- Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất kỹ thuật
- Khai trương thêm quỹ tiết kiệm số 22 tại 142 Thụy Khuê
Công tác tín dụng
Sau 15 năm thực hiện đổi mới, hoạt động tín của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đã có những bước phát triển vượt bậc. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, nợ quá hạn dưới 1% tổng dư nợ
Tiếp tục thực hiện phương châm “ phát triển - an toàn - hiệu quả” năm 2003 NHCT Ba Đình với mục tiêu kiểm soát và cho vay chọn lọc, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện mục tiêu từ các quy chế về tín dụng hiện hành. Chi nhánh đã đạt được các kết quả sau:
Cho vay và đầu tư kinh doanh khác:
Tính đến 31/12/2003 đạt 1717 tỷ, so với năm trước tăng 85 tỷ VNĐ (+5.2%). Trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1703 tỷ, tăng so với năm 2002 81 tỷ VNĐ tốc độ tăng 5%. Cho vay ngắn hạn đạt 1112 tỷ, so với năm trước giảm 122 tỷ (-11%), cho vay trung dài hạn đạt 591 tỷ tăng 203 tỷ tốc độ tăng 52.3%.
Về dư nợ có tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo và được Bộ tài chính bảo lãnh: 438 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26% trên tổng dư nợ, đạt chỉ tiêu kế hoạch nợ có tài sản đảm bảo NHCT VN giao.
Về nợ tồn đọng: tổng số nợ tồn đọng thu được trong năm 2003 là 17.406 tỷ VNĐ bằng 71.5% nợ tồn đọng
Nợ tồn đọng nhóm I: cuối năm 2002 chuyển sang 3.983 triệu đồng thu được 1771 triệu đồng. So với kế hoạch NHCT VN giao 1.5 tỷ VNĐ vượt 18%
Nợ tồn đọng nhóm II: cuối năm 2002 chuyển sang 816 triệu VNĐ, trong đó 318 triệu VNĐ liên quan đến vụ án chưa được xử lý của cơ quan thi hành án, số còn lại chủ yếu là nợ khoanh. Cuối năm 2003 thu được 388 triệu
Nợ tồn đọng nhóm III: thu được 15.247 triệu VNĐ. Nợ chủ yếu còn phụ thuộc vào cơ quan xét xử và thi hành án, tổ chức lại sản xuất của cơ quan chủ quản như công ty tiếp thị đầu tư và PT nông thôn có nợ 15 tỷ VNĐ.
Đến 31/12/2003 tổng số nợ tồn đọng chỉ còn 6.913 tỷ VNĐ chiếm 0.4% tổng dư nợ
Riêng nợ quá hạn đến 31/12/2003 chi nhánh chỉ còn 6.139 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 0.36% trong tổng dư nợ
Nghiệp vụ bảo lãnh:
Số dư bảo lãnh đến ngày 31/12/2003 là 5746 tỷ VNĐ, tăng hơn 218 tỷ VNĐ (+61.2%) so với cùng kỳ năm trước.
Không phát sinh món nợ nào phải thanh toán thay cho nhà thầu
Nhận xét: Về tốc độ tăng tín dụng thấp hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn, phù hợp với tinh thần chỉ đạo của công văn 115/CV - NHCT 3 ngày 14/3/2003 về cân đối vốn kinh doanh quý II năm 2003 của NHCT VN. Tốc độ tăng trưởng cho vay 6 tháng đâu năm thấp hơn so với mức chung của toàn hệ thống 9.4% do cho vay trong ngắn hạn phải xử lý thu nợ ngay ở một số doanh nghiệp, không tiếp tục cho vay thêm vì doanh nghiệp còn tồn kho lớn, chưa có hợp đồng tiêu thụ.
Công tác kinh doanh đối ngoại:
Kinh doanh ngoại tệ
Doanh số mua bán ngoại tệ cả năm 2003 đạt 205 triệu USD (kể cả ngoại tệ khác quy đổi USD) tăng 6% so với 2002
Doanh số mua đến ngày 31/12/2003 đạt 101580951 USD (kể cả ngoại tệ khác quy đổi ra USD)
Doanh số bán đến ngày 31/12/2003 đạt 103584934 USD
Nghiệp vụ thanh toán quốn tế:
Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh hiện nay đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của một ngân hàng hiện đại, với chất lượng dịch vụ, tiện ích cao đáp ứng được yêu cầu vận động của nền kinh tế.
Tính đến ngày 30/06/2003 tổng giá trị thanh toán 1462 món trị giá 111475000 USD
Trong đó: + Thanh toán hàng nhập khẩu 990 món trị giá 96070100 USD
+ Thanh toán hàng xuất khẩu 472 món trị giá 8045331 USD
Nhận xét: Mặc dù khối lượng nghiệp vụ TTQT phát sinh lớn, song chi nhánh vẫn đảm bảo an toàn không để xảy ra sai sót làm ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng cũng như uy tín của NHCT. Mặt khác chi nhánh còn tư vấn giúp khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán, điều tra thông tin khách hàng nước ngoài để tránh rủi ro trong qua trình thực hiện hợp đồng XNK.
Các hoạt động dịch vụ chi trả kiều hối, séc du lịch
Doanh số chi trả kiều hối đạt 400000 USD
Doanh số thanh toán séc du lịch, thẻ VISA, MASTER đạt 10000 USD
Nghiệp vụ bảo lãnh:
Do có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa phòng kinh doanh đối ngoại và phòng kinh doanh đối nội để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, nên nghiệp vụ này phát huy được hiệu quả rõ rệt, tổng số dư bảo lãnh đạt 574 tỷ đồng, phí bảo lãnh thu đươc trên 2 tỷ đồng.
Công tác kế toán thanh toán
Công tác thanh toán
Để phục vụ nhu cầu thanh toán ngày càng tăng về số lượng và chất lượng của khách hàng cùng với hệ thống thông tin điện toán hiện đại đã được triển khai trong toàn hệ thống, chi nhánh đã thực hiện tốt thanh toán điện tử liên ngân hàng và trong hệ thống. Đảm bảo nhanh chóng chính xác kịp thời, tạo điều kiện thúc đẩy luân chuyển vốn nhanh cho khách hàng.
Doanh số thanh toán trong năm 2003 đạt 5775 tỷ đồng, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước 2514 tỷ đồng, tốc độ tăng 19%. Trong đó: thanh toán bằng tiền mặt 3143 tỷ VNĐ tăng hơn so với cùng kỳ năm trước1857 tỷ VNĐ, tốc độ tăng 17.2%
Số món thanh toán 102299, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước 3044 món, tốc độ tăng 3.1%. Trong đó số món thanh toán bằng tiền mặt đạt 35836 món, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước 1876 món, tốc độ tăng 5.5%; số món thanh toán không dùng tiền mặt 66436 món tăng hơn so với cùng kỳ năm trước 1142 món, tốc độ tăng 1.7%
Công tác kế toán quản lý tài chính: nộp thuế cho nhà nước 374992669 VNĐ. Kiểm soát 338908 chứng từ phát sinh không có sai sót.
Công tác tiền tệ kho quỹ
Tổng thu bằng VNĐ đạt 5960 tỷ, tăng so với cùng kỳ năm trước 3543 tỷ, tốc độ tăng 22%. Thu bằng ngoại tệ 45 triệu USD tăng 19.3 triệu so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng 26%
Tổng chi VNĐ 1952 tỷ, tăng so với cùng kỳ năm trước là 343 tỷ, tốc độ tăng 21%. Ngoại tệ chi 45 triệu USD tăng so với cùng kỳ năm trước 19.5 triệu USD, tốc độ tăng 26%.
Chi nhánh đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 169 món với tổng số tiền là 122333000 VNĐ
Phát hiện và thu tiền giả 245 tờ trị giá 21800000 VNĐ
Công tác kiểm tra, kiểm soát
Để ngăn ngừa, phát hịên và chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm trong quá trình thực hiện các mặt nghiệp vụ nhằm đảm bảo an toàn vốn, bằng các hình thức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm soát từ xa, kiểm tra tại chỗ các ngiệp vụ: Nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ tài chính kế toán, nghiệp vụ nguồn vốn, nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ, nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
2.1.2.2. Kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình đã tiếp tục phát triển trên tất cả các mặt nghiệp vụ. Gặt hái được kết quả này trước hết phải kể đến sự đoàn kết, tinh thần lao động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao của tập thể ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV trong toàn chi nhánh với những chính sách khách hàng linh hoạt và thích hợp đảm bảo giữ vững được khách hàng truyền thống và nâng cao chất lượng trong công tác đầu tư vốn, tiết kiệm chi phí. Do vậy kết quả kinh doanh năm 2003 đạt kết quả khả quan.
Tổng doanh thu năm 2003 đạt: 236897 triệu VNĐ, so với năm 2002 tăng 73977 triệu VNĐ, tốc độ tăng 45.4%
Tổng chi phí đạt : 176066 triệu VNĐ, so với 2002 tăng 42.583 triệu VNĐ, tốc độ tăng 32%
Lợi nhuận hạch toán: 60831 triệu VNĐ, so với 2002 tăng102.2%, so với kế hoạch NHCT VN giao vượt 76.8%
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHCT Ba Đình
2.2.1. Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò khá quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững của nền kinh tế nước ta, đồng thời còn đáp ứng nhu cầu đa dạng về sản phẩm cho thị trường, tạo công ăn việc làm và phân phối thu nhập, thúc đẩy lưu thông hàng hoá, xuất khẩu, góp phần thực hiện dân chủ hoá nền kinh tế…Trên ý nghĩa đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ được Chính phủ quan tâm và trợ giúp phát triển. Vì vậy, cán bộ tín dụng tại Chi nhánh NHCT Ba Đình cũng đã tích cực có các biện pháp thích hợp trong hoạt động tín dụng với loại hình doanh nghiệp này. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã phần nào mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp này.
Bảng 2.1: Cơ cấu doanh số cho vay, dư nợ tại chi nhánh NHCT Ba Đình
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
31/12/2003
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tăng giảm (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tăng giảm (%)
DS cho vay
3063
100
3166
100
3.4
3236
100
2.2
D N vừa và nhỏ
153
5
190
6
2.4
226
7
18.9
Dư nợ
1165
100
1621
100
39.14
1703
100
5
D N vừa và nhỏ
175
15
243
14.92
38.85
255
14.97
5
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Chi nhánh NHCT Ba Đình)
Qua bảng số liệu cho ta thấy nhìn chung mặc dù doanh số cho vay và dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay và dư nợ, tuy nhiệm vẫn có sự tăng lên cả về số lượng và tốc độ. Cụ thể, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2001 là153 tỷ, sang năm 2002 tăng 37 tỷ so với năm trước (tốc độ tăng 6%) và sang năm 2003 tăng lên 226 tỷ, tăng so với năm trước 36 tỷ. Đối với tổng dư nợ xét về số tuyệt đối qua các năm dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tăng lên, nhưng tỷ trọng so với tổng dư nợ thì ổn định không có sự biến động. Năm 2001 đạt 175 tỷ, chiếm tỷ trọng 15%, năm 2002 đạt 243 tỷ tăng so với năm trước 68 tỷ, tốc độ tăng 38.85%, năm 2003 đạt 255 tỷ, chiếm tỷ trọng 14.97% tăng so với năm 2002 là 12 tỷ, tốc độ tăng 5%.
Để đánh giá chính xác khả năng sử dụng vốn của NH cần đặt nó trong tổng nguồn vốn huy động được.
Bảng 2.2: tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động được tại chi nhánh NHCT Ba Đình
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
31/12/2003
Tổng nguồn vốn huy động
2641
2975
3192
Tổng dư nợ
1165
1621
1703
D N vừa và nhỏ
175
243
255
Dư nợ/ Nguồn vốn huy động
44.11%
54.48%
53.35%
D N vừa và nhỏ
6.6%
8.16%
7%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Chi nhánh NHCT Ba Đình)
Qua số liệu trên bảng cho ta thấy tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn tại Chi nhánh tương đối cao và có xu hướng tăng. Năm 2001 là 44.11%, năm 2002 là 54.48%, năm 2003 giảm không đáng kể coi như xấp xỉ năm 2002 là 53.35%. Tuy nhiên, đôi với doanh nghiệp vừa và nhỏ mặc dù dư nợ có tăng lên nhưng vẫn chậm hơn so với tốc độ tăng của lượng vốn huy động. Điều này cho thấy hoạt động cho vay của Chi nhánh chưa tương xứng với lượng vốn huy động được, và hoạt động tín dụng của NH đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế mức dư nợ trung bình 15%. Thực trạng phản ánh trên phương diện tiềm năng thực tế, tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh chưa tương xứng với khả năng và vị thế của Chi nhánh trên thị trường. Nếu so sánh với các NHCT khác mức dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đạt tới 25%. Vì vậy đòi hỏi NH cần tích cực trong công tác tìm kiếm khách hàng, mở rộng cho vay đối với các dự án khả thi hiệu quả.
Bảng 3. 3: cơ câu dư nợ đối với cac doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thời hạn tại chi nhánh NHCT Ba Đình
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
31/12/2003
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tăng giảm (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tăng giảm (%)
Dư nợ
175
100
243
100
38.85
255
100
5
Ngắn hạn
143
81.7
185
76.13
29.37
166
65
-10
Trung dài hạn
32
18.3
58
23.87
81.25
89
35
53.4
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Chi nhánh NHCT Ba Đình)
Nhìn chung những năm qua, Chi nhánh chỉ tập trung phần lớn vào tín dụng ngắn hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thể hiện ở tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn trung bình chiếm 72%. Tuy nhiên căn cứ vào tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn chúng ta thấy tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn giảm dần, năm 2001 tỷ trọng chiếm 81.7%, sang năm 2002 chiếm 76.13%, tốc độ tăng 29.37%, đến năm 2003 tỷ trọng giảm mạnh chỉ chiếm 65%, tốc độ tăng giảm 10%, trong khi tỷ trọng của dư nợ trung dài hạn ngày càng tăng lên năm 2001 tỷ trọng chiếm 18.5%, năm 2002 chiếm 23.87% với tốc độ tăng mạnh 81.25%, năm 2003 chiếm 35%, tốc độ tăng 53.4% tuy nhỏ hơn năm 2002 nhưng so với năm 2001 vẫn lớn , điều đó thể hiện Chi nhánh đã có những bước chuyển hướng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Như vậy, tình hình tín dụng của Chi nhánh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được mở rộng qua các năm, đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn của các doanh nghiệp này. Tuy vậy, phần lớn hoạt động tín dụng này là tín dụng ngắn hạn, và như vậy Chi nhánh chưa tận dụng triệt để được nguồn vốn huy động. Chính vì điều này đòi hỏi Chi nhánh cần phải nỗ lực hơn để mở rộng hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay trung dài hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng vẫn duy trì được tỷ lệ thích hợp giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài sao cho vừa đảm bảo thanh khoản, an toàn vừa thoả mãn mục tiêu lợi nhận.
2.2.2. Tình hình thu nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
bảng 2.4: tình hình thu nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tài chi nhánh NHCT Ba Đình
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
31/12/2003
Số tiền
Số tiền
Tăng giảm (%)
Số tiền
Tăng giảm (%)
DS cho vay
153
190
2.4
226
18.9
DS thu nợ
110
158
43.63
201
27.21
DSTN/DSCV
0.72
0.83
0.9
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Chi nhánh NHCT Ba Đình)
Như trên đã phân tích doanh số cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh trong những năm qua đã tăng trưởng nhất định, tuy nhiên để đánh giá được chất lượng của sự tăng trưởng ấy thì cần phải xét đến khả năng thu nợ của Chi nhánh. Ba năm qua doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh luôn giữ được tốc độ tăng trưởng, nhất là năm 2002 doanh số thu nợ tăng 43.63% so với năm 2001, tăng 48 tỷ. Sang năm 2003 doanh số thu nợ chỉ tăng 27.21% giảm hơn năm 2002 nhưng so với năm 2001 đây vẫn là mức tăng trưởng cao. Tỷ lệ DSTN/DSCV trung bình 80% là đạt yêu cầu.
Để đạt được kết quả này là nhờ sự tích cực của cán bộ công nhân viên tại Chi nhánh, thẩm định và quyết định cho vay với phương án và kế hoạch trả nợ hợp lý, chủ động nắm bắt thời điểm thu nợ thích hợp, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trả nợ sòng phẳng và tiếp tục có quan hệ lâu dài với NH.
2.2.3. Tình hình nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu chủ yếu đánh giá chất lượng tín dụng của một NH bởi nợ quá hạn không chỉ gây thiệt hại cho NH mà còn cho cả doanh nghiệp, và rộng hơn là nền kinh tế. Chi nhánh NHCT Ba Đình bên cạnh việc không ngừng mở rộng doanh số cho vay, còn đặc biệt quan tâm đến sự an toàn của từng khoản vay, cũng như của toàn bộ hoạt động tín dụng. Trong thời giam qua Chi nhánh đã hạn chế đến mức tối đa nợ quá hạn và đồng thời còn thu hồi được một phần nợ quá hạn. Riêng năm 2003 tổng số nợ tồn đọng thu được là 17 tỷ đồng bằng 71.5% nợ tồn đọng.
Bảng 2.5: tỷ lệ nợ quá hạn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHCT Ba Đình
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
31/12/2003
Tổng dư nợ
175
243
255
Nợ quá hạn
1.85
2.1
0.92
NQH/ Dư nợ (%)
1.05%
0.85%
0.36%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Chi nhánh NHCT Ba Đình)
Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, trong ba năm qua khi dự nợ cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục tăng thì nợ quá hạn có xu hướng giảm, mặc dù về số tuyệt đối năm 2002 tăng so với năm 2001 nhưng tỷ lệ trên tổng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vẫn giảm. Có sự giảm mạnh khi sang năm 2003 cả về số tuyệt đối 0.92tỷ và tỷ lệ NQH/ Dư nợ 0.36%. Kết quả này đạt được do sự nỗ lực của các cán bộ công nhân viên tại Chi nhánh đã quản lý và giám sát chặt chẽ các khoản cho vay từ khâu thẩm định đến ký kết hợp đồng vay, giải ngân, quản lý khoản vay trong thời hạn vay đến việc đôn đốc việc trả nợ của các doanh nghiệp.
Tóm lại, qua nghiên cứu tình hình thực tế ta có cái nhìn khái quát về tình hình tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHCT Ba Đình thời gian qua. Bên cạnh việc mở rộng cho vay, Chi nhánh đã chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số hạn chế đòi hỏi phải có sự phân tích thật đầy đủ khách quan, thật chính xác, và rõ ràng để tìm ra các nguyên nhân, trên cơ sở đó đề ra giải pháp thích hợp đảm bảo cho sự phát triển của NH cũng như của toàn hệ thống.
2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh
2.3.1. Kết quả đạt được
Với phương châm “Phát triển - An toàn - Hiệu quả”, Chi nhánh phần nào phát triển cả về phạm vị, quy mô và chất lượng của hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần vào sự phát triển của các doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách cân đối và ổn định. Về cơ bản trong những năm qua chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh đã dần được nâng cao thể hiện ở một số điểm sau:
Quy mô của hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng được mở rộng, doanh số cho vay và dư nợ đối với các doanh nghiệp này có sự tăng lên nhất định. Đồng thời Chi nhánh đã tích cực tìm hiểu các dự án mới để có thể mở rộng hơn quy mô tín dụng giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vay vốn. Nhờ vậy, Chi nhánh đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, góp phần mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập đến nay, với những đổi mới không ngừng trong chất lượng quản lý và phục vụ khách hàng theo hướng văn minh, hiện đại thuận tiện. Chi nhánh đã tạo lập và duy trì những mối quan hệ tín dụng với nhiều khách hàng, và ngày càng chuyển dịch theo hướng tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp có uy tín cao, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Có thể nói đây là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh trong thời gian qua.
Công tác thẩm định tổ chức quản lý hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phần nào được nâng cao. Việc thẩm định từ chỗ ít ki
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0176.doc