Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG.3

1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thơng mại (NHTM).3

1.1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động của NHTM.3

1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.3

1.1.1.2. Các hoạt động của ngân hàng.7

1.1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.12

1.1.2.1. Tín dụng – Sự cần thiết của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế.12

1.1.2.2. Các loại hình thức tín dụng.14

1.2. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thơng mại.17

1.2.1. Khái niệm.17

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.19

1.2.2.1. Hoạt động tín dụng xét ở góc độ hoạt động của ngân hàng.19

1.2.2.2.Chất lượng tín dụng ngân hàng dưới góc độ họat động của doanh nghiệp.21

1.2.3. Các nhân tố ảnh hởng đến chất lợng tín dụng ngân hàng.21

1.2.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng.22

1.2.3.2. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp.23

1.2.3.3. Các nhân tố khách quan khác.24

CHƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT TÂY HÀ NỘI.26

2.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.26

2.1.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh.26

2.1.1.1. Sự hình thành NHNo&PTNT Việt Nam và Chi nhánh NHNo & PTNT Tây Hà Nội .26

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội.27

2.1.1.3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội .32

2.1.2. Thực trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ.36

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.39

2.2.1. Cho vay theo dư nợ.39

 2.2.1.1. Dư nợ tín dụng đến /06/2004 .39

2.2.1.2. Dư nợ tính đến hết 31/12/2004.41

2.2.2. Chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.42

2.3. Đánh giá về chất lượng tín dụng của Chi nhánh với doanh nghiệp vừa và nhỏ.43

2.3.1. Những kết quả đạt được.43

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.45

2.3.2.1. Những hạn chế.45

2.3.2.2. Những nguyên nhân.46

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT TÂY HÀ NỘI.49

3.1. Định hướng phát triển tín dụng của Chi nhánh.49

3.1.1. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004.49

3.1.1.1. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2004.49

3.1.1.2. Dư nợ đến 31/12/2004.50

3.1.1.3. Kết qủa tài chính.50

3.1.2. Định hướng mục tiêu giải pháp năm 2005.51

3.1.2.1.Định hướng chung.51

3.1.2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2005.51

3.1.2.3. Các giải pháp thực hiện.52

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.53

3.2.1. Công tác huy động vốn.53

3.2.2 .Công tác tính dụng điều hành hoạt động kinh doanh.53

3.2.3. Giải pháp phát triển thị phần.54

3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ.54

3.3. Một số kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam.54

3.3.1. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam.54

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nớc.55

3.3.3 Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nớc.

KẾT LUẬN.57

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng cấp tiền vay cho bên đi vay và sau một thời hạn nhất định người đi vay phải thanh toán vốn gốc và lãi. Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay ( cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có đặc trưng sau: + Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản). Trong những năm 1960 trở về trứơc hoạt động tín dụng của ngân hang chỉ có cho vay bằng tiền. Xuất phát từ tính đặc thù đó mà nhiều lúc thuật ngữ tín dụng và cho vay được coi là đồng nghĩa vơi nhau. Từ những năm 1970 trở lại đây, dịch vụ cho thuê vận hành và cho thuê tài chính đã được ngân hàng hoặc các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng. Đây là một sản phẩm kinh doanh của ngân hàng, một hình thức tín dụng bằng tài sản thực. + Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng. Trong thực tế khi một số nhân viên tín dụng khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm về khách hàng mà lại chú trọng đến các đảm bảo, chính quan điểm này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. + Giá trị hoàn trả thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài gốc. Để thực hiện được nguyên tắc này phải xác định lãi xuất danh nghĩa lơn hơn tỷ lệ lạm phát, hay nói cách khác lãi xuất thực phải dương (Lãi suất thực = Lãi xuất danh nghĩa- Tỷ lệ lạm phát). Tuy nhiên, vì lãi suất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, nên trong một số trường hợp cụ thể lãi suất danh nghĩa có thể thấp hơn tỷ lệ lạm phát, ngoại lệ này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. + Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp động tín dụng, khế ước... thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 1.2.2.1. Hoạt động tín dụng xét ở góc độ hoạt động của ngân hàng Các khoản tín dụng của ngân hàng có chất lượng tốt khi hiệu quả sử dụng vốn cao, an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ thể sử dụng đồng thời mang lại một mức lợi nhuận nào cho ngân hàng. Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với ngân hàng: a) Các chỉ tiêu về an toàn tín dụng và mức độ rủi ro - Tỷ lệ nợ quá hạn. Dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ Nợ quá hạn là phần còn lại mà đến hạn hoặc có thêm thời gian gia hạn vẫn chưa đủ thu hồi được. - Tổng dư nợ quá hạn trong kỳ và tổng dư nợ quá tích lũy. - Cơ cấu nợ quá hạn “theo tuổi”: Phân nhóm nợ quá hạn theo thời gian quá hạn và theo khách hàng, ước tính tỷ lệ nợ quá hạn chuyển sang nợ khó đòi. Chi tiết nợ quá hạn theo tuổi sau: +) Tên khách hàng. +) Tổng dư nợ. +) Qúa hạn dưới 3 tháng. +) Qúa hạn dưới 3-6 tháng. +) Quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm +) Quá hạn trên 1 năm - Tỷ lệ phần trăm nợ quá hạn theo tuổi. - Tỷ lệ nợ quá hạn trong kỳ: Cùng với tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn cho ta biết mức độ quản lý nội bộ đối với nợ quá hạn. Nếu tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn nhỏ thì thực tế Ngân hàng có thể đang đứng trước một rủi ro mất một lượng vốn lớn cho vay. Tỷ lệ này có thể xác định bằng công thức: Doanh số thu nợ quá hạn trong kỳ Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn đầu kỳ+Dư nợ quá hạn trong kỳ Một tỷ lệ nợ quá hạn được coi là chấp nhận được là dưới 3% b) Các chỉ tiêu về sử dụng vốn - Lương dư nợ tích lũy đến thời điểm hết kỳ và cơ cấu dư nợ (ngắn, trung và dài hạn) - Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn dư nợ Tổng dư nợ đến kỳ hạn Tỷ lệ cho vay = Tổng lượng vốn huy động tích lũy Tỷ lệ này cho biết khả năng ngân hàng tận dụng nguồn vốn huy động trong hoạt động tín dụng. - Cơ cấu cho vay theo mức lãi suất và lãi suất cho vay bình quân. Chỉ tiêu này cho thấy được mức lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng. Nói chung, lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy động bình quân thì ngân hàng mới hoạt động và có lãi. - Vòng quay vốn tín dụng trong năm Dư nợ trong năm Vòng quay vốn tín dụng trong năm = Dư nợ bình quân năm Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn của ngân hàng được cho vay bao nhiêu lần trong năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ ngân hàng thu được nhiều nợ và chứng tỏ rằng nguồn vốn mà ngân hàng đã đầu tư vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả. c) Các chỉ tiêu về doanh lợi - Tổng doanh thu của ngân hàng từ hoạt động tín dụng - Cơ cấu thu nhập từ các hoạt động tín dụng của ngân hàng và từ trong hoạt động kinh doanh khác. - Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của ngân hàng. 1.2.2.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng dưới góc độ họat động của doanh nghiệp Doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý và sử dụng vốn nên đối với họ chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng là doanh thu từ khỏan vay ngân hàng, lợi nhuận tăng lên nhờ việc sử dụng vốn vay ngân hàng... Ngoài ra nó còn thể hiện ở chỗ nhờ có số tiền vay ngân hàng mà doanh nghiệp có thể đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh, củng cố vị thế doanh nghiệp trên thị trường, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống công nhân. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng Để có thể nâng cao được chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ( cả về ngân hàng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh) ta phải hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng để từ đó phát huy những ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực. Mặt khác cả ngân hàng và doanh nghiệp phải cố gắng linh hoạt để phù hợp với quy định của Nhà nước trong hoạt động tín dụng. Có như thế thì cả ngân hàngvà doanh nghiệp mới để ra các biện pháp đúng đắn, cụ thể, linh hoạt để đạt được mục tiêu hoạt động của mình một cách tốt nhất. Sau đây chúng ta lần lượt nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng thuộc về ngân hàng và doanh nghiệp. 1.2.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng - Chính sách tín dụng Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Chính sách tín dụng phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nước, đồng thời kết quả hài hòa giữa quyền lợi của người gửi tiền, của ngân hàng và người sử dụng vốn vay. Muốn vậy, chính sách tín dụng phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn. - Thông tin tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả tín dụng. Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ nguồn thông tin sẵn có của ngân hàng từ thông tin tín dụng(CIC), từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh hoặc nói cách khác từ nguồn trực tiếp hay gián tiếp, từ các nguồn thông tin của cơ quan pháp luật... - Công tác tổ chức Ngân hàng Nhân tố này không chỉ tác động đến chất lượng tín dụng mà tác động đến mọi hoạt động của Ngân hàng. Một Ngân hàng có cơ cấu tổ chức đựơc sắp xếp một cách khoa học, sự phân công công việc được tiến hành một cách cụ thể, có sự liên kết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiện kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, quản lý có hiệu qủa và an toàn các khoản tín dụng. - Chất lượng nhân sự. Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung, còn nói đến hoạt động Ngân hàng thì nó lại càng quan trọng. Vì cán bộ công nhân viên của Ngân hàng là bộ mặt, hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng. Hơn nữa nghiệp vụ ngân hàng càng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao. Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp ngân hàng ngừa tối đa những sai phạm có thể xẩy ra để đem lại một khoản tín dụng có chất lượng. - Công tác kiểm soát nội bộ. Đây là công tác mà Ngân hàng nào cũng cần tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì chất lượng, hiệu quả kinh doanh của mình phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụ này và có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh. Có như thế, công tác tín dụng mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng tín dụng 1.2.3.2. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp -Năng lực của doanh nghiệp: Không một doanh nghiệp nào đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả. Nhưng nhiều khi do năng lực có hạn chế, họ không thực hiện được mục đích của mình và làm ảnh hưởng đến khoản tín dụng mà họ đã nhận từ ngân hàng. - Trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp: Do trình độ của nhiều nhà lãnh đạo còn nhiều hạn chế về học vấn, kiếm thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên nhiều khi họ không dự đoán được những biến động của thị trường, yếu kém Marketing sản phẩm... Do sự bảo thủ của nhiều nhà quản lý không dám đổi mới khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có hiệu quả, dẫn đến tình trạng không thu hôi hết được vốn và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp từ đó ảnh hưỏng đến chất lượng của khoản tín dụng đã sử dụng. - Đạo đức của người đi vay: Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố có liên quan đến khả năng của người vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức sử dụng vốn vay. Nhưng thông tin này có thể bị thay đổi sau khi doanh nghiệp nhận được tiền vay. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay không hợp lý dẫn đến không đạt đựơc hiệu quả sản xuất kinh doanh. Còn có nhiều ngừơi có ý tham nhũng và kết quả là hiệu quả sử dụng vốn vay Ngân hàng kém thậm chí không thu hồi được. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát của ngân hàng là rất quan trọng 1.2.3.3. Các nhân tố khách quan khác Ngoài những nhân tố chủ quan trên còn nhiều nhân tố khách quan mà tác động của nó cũng không nhỏ đến chất lượng của các khoản tín dụng ngân hàng. - Tác động của môi trường kinh tế. Đây là nhân tố luôn ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người vay hay nói rõ hơn là nếu môi trường kinh tế xấu làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ và khả năng hoàn trả món vay cho ngân hàng đo đó ảnh hưởng đến chất lượng của khỏan tín dụng đó của ngân hàng. Ngược lại nếu môi trường kinh tế thuận lợi sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, thu hồi được vốn nhanh đồng thời lợi nhuận thu được sẽ cao và từ đó khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khỏan vay sẽ được trả đúng hạn, khoản tín dụng ngân hàng sẽ có chất lượng tốt. - Tác động của môi trường pháp lý: Ngân hàng là một doanh nghiệp luôn phải hoạt động trong hành lang pháp lý hẹp hơn bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất hay thương mại nào. Vì vậy, một hệ thống pháp lý càng hoàn chỉnh, đồng bộ thì sẽ càng đem lại hiệu quả hoạt động của ngân hàng, của các doanh nghiệp và đảm bảo đựơc chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp đó với ngân hàng. Còn nếu môi trường pháp lý không hoàn chỉnh, có nhiểu lỗ hổng thì kết quả sẽ ngược lại cho cả ngân hàng và các doanh nghiệp từ đó làm cho chất lượng của các khỏan tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ xấu và khó có thể thu hồi. - Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước bao gồm các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đối ngoại... có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng, các doanh nghiệp nói riêng. Chính sách kinh tế trong hoàn cảnh này thì có tác dụng cho cả ngân hàng và doanh nghiệp nhưng trong hoàn cảnh khác thì lại ngược lại. Các chính sách này nhằm ưu tiên phát triển hay hạn chế một ngành nào đó để đảm bảo cân đối cho nền kinh tế. Do vậy các chủ trương, chính sách của Nhà nước phải đúng đắn thì mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là điều kiện cần để đạt được chất lượng và hiệu quả của các khoản tín dụng ngân hàng. - Các yếu tố thiên tai gây lên. Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhiều khi mang tín thời vụ. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước có thành phần kinh tế Nhà nước, trong đó doanh nghiệp trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp lại chiếm một tỷ lệ không nhỏ thì yếu tố này rất quan trọng. Khi thiên tai xẩy ra như: lũ lụt, hạn hán, mưa bão, hỏa hoạn,... làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đổ bể, dẫn đến khả năng hoàn trả các khoản nợ là khó khăn hoặc không thể, làm cho chất lượng của các khoản tín dụng bị giảm sút. Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội 2.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh 2.1.1.1. Sự hình thành NHNo&PTNT Việt Nam và Chi nhánh NHNo & PTNT Tây Hà Nội Năm 1988, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra đời theo theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ). Theo hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã xó những bước phát triển mới, cùng với các Ngân hàng thương mại quốc doanh khác, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế trên cả nứơc mà đặc biệt là trong lĩnh vức Nông nghiệp và nông thôn. Quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nứơc Việt Nam được thủ tướng Chính phủ uỷ quền đổi tên Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty 90. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại (NHTM) , Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đựơc xác định thêm nhiệm vụ: Đầu tư phát triển đối vơi khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng duy nhất có mạng lưới rộng khắp tại tất cả các đô thị và vùng nông thôn. Với công nghệ ngày càng tiên tiến bao gồm hơn 25.000 nhân viên được đào tạo, hệ thống làm việc ở hơn 2000 Sở giao dịch, Chi nhánh tỉnh, thành phố, huyện, xã. Kể từ năm 1993 đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng Việt Nam đầu tiên được kiểm toán quốc tế do công ty kiểm toán úc Cooper and Lybrand thực hiện và xác nhận “ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là tổ chức Ngân hàng lành mạnh, đáng tin cậy”. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà Nội có trụ sở chính tại Số 115 Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa, Hà Nội được thành lập vào ngày 05/06/2003 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 21/07/2003. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà Nội (NHNo&PTNT Tây Hà Nội) trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT VN), hoạt động theo luật các Tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT Tây Hà Nội là một đơn vị hoạch toán độc lập nhưng vẫn có phần phụ thuộc vào NHNo&PTNT Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( NHNN ) cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Kể từ ngày thành lập đến nay, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã và đang hoạt động kinh doanh trên cở sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội Theo quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội, Giám đốc là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Chi nhanh NHNo&PTNT Tây Hà Nội, Giám đốc được sự giúp đỡ của 03 Phó giám đốc. Dưới ban giám đốc, Chi nhánh gồm có 06 phòng ban chức năng và các phòng giao dịch. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh được thể hiện bằng sơ đồ 1: Sơ đồ 1: P. Giám đốc: Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ P.Giám đốc: Kế hoạch kinh doanh và TT Quốc tế Giám Đốc Ban Giám Đốc Phòng thanh toán quốc tế Phòng thẩm định Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán – Ngân quỹ Phòng Hành chính – Nhân sự Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ P. Giám đốc: Phòng thẩm địn và phòng Giao dịch a) Phòng thanh toán quốc tế - Thực hiện công tác thanh toán ngoài nước của Chi nhánh, nghiên cứu, xây dựng và áp dụng kỹ thuật thanh toán hiện đại. - Tạo điều kiện cho việc thanh toán nhanh nhất, chính xác đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - áp dụng công nghệ thanh toán hiện đại. - Tổng hợp báo cáo, kiểm tra chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao. b) Phòng thẩm định - Ban thẩm định tại Trụ sở chính là đơn vị trực thuộc bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ của NHNo&PTNT Việt Nam có chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHNo&PTNT Tây Hà Nội trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động quản trị và trực tiếp thẩm định các dự án, phương án đầu tư tín dụng, bảo lãnh vượt quền phán quyết của Giám đốc chi nhánh cấp I; các món vay do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc quy định, chỉ định, nhằm mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả cho NHNo&PTNT Tây Hà Nội. - Phòng (Tổ) thẩm định tại các chi nhánh là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của chi nhánh, có chức năng tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động thẩm định tại chi nhánh và trực tiếp thẩm định các dự án, phương án đầu tư tín dụng, bảo lãnh vượt quền phán quyết của Giám đốc chi nhánh cấp dưới, các món vay do Tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh quy định, chỉ định. - Điều hành Ban thẩm định tại trụ sở chính là Trưởng ban, giúp việc trưởng ban là một số Phó trưởng ban. - Theo dõi và quản lý các món vay như: Hoàn thiện các thủ tục để giải ngân, kiểm tra món vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi, xử lý nợ Do cán bộ tín dụng đảm nhiệm theo quy chế hiện hành. - Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao. c) Phòng hành chính – nhân sự: - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt. - Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh và các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp do Giám đốc Chi nhánh. - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tong, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của NHNo&PTNT Tây Hà Nội - Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. - Lưu trữ các văn bản có liên quan đến Ngân hàng và các văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam. - Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội. - Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư lễ tân , phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội. d) Phòng kế toán ngân quỹ - Trực tiếp hoạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam. - Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn NHNo cấp trên phê duyệt. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. - Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. - Thực hiện các khoản nộp NSNN. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn kho theo quy định. - Quản lý sử dụng thiết bị thông tin điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT. - Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệmv vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. e) Phòng kế hoạch kinh doanh: - Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Tây Hà Nội. - Tổng hơp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết định kế hoạch đến các Chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn. - Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhanh NHNo&PTNT trên địa bàn. - Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết. - Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và sử lý rủi ro tín dụng. - Tổng hợp báo cáo chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội giao. f) Phòng kiểm tra - kiểm soát nội bộ. - Kiểm tra công tác điều hành của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội và các đơn vị trực thuộc theo nghị quyết của Hội đồng quản trị và chỉ đạo của Tổng giám đốc NHNo. - Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của NHNo&P&NT VN. - Giám sát việc chấp hành các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. - Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc, chế độ về chính sách kế toán của Nhà nước, ngành Ngân hàng. - Báo cáo tổng giám đốc NHNo, giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp sử lý, khắc phục khuyết điểm, tồn tại. - Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo. - Tổ chức giao ban thường kỳ về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với các Chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn, sơ kết, tổng kế công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định. - Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm soát của ngành Ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác đến làm việc với Chi nhánh NHNo&PTNT. - Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT, trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ giao. 2.1.1.3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội Trên cơ sở nhận thức sâu sắc những khó khăn, khai thác một cách có hiệu quả những thuận lợi cộng với sự đoàn kết nhất chí của Ban giám đốc, BCH Công đoàn, cùng toàn thể CBCNVC và sự quan tâm giúp đỡ của NHNo&PTNT Việt Nam; NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã xác định cho mình một hướng đi phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh; Và đã đạt được những kết quả bước đầu: 1.1.3.1. Nguồn vốn: Công tác nguồn vốn được đặc biệt coi trọng, trong thời gian đầu chú trọng khai thác các nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ hỗ trợ phát triển, các tổ chức tín dụng, nhằm tạo lập tiền đề ban đầu về nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, song cũng quan tâm một cách đúng mức đến việc khai thác các nguồn vốn trong dân cư. Thông qua việc tiếp thị, triển khai dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, xử lý lãi xuất, tác phong giao dịch, đa dạng và các hình thức huy động vốn, tuy nhiên kết quả thu được còn hạn chế: Bảng 1: Phân loại nguồn vốn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 12/2003 03/2004 06/2004 Tỷ trọng 1.Tổng nguồn vốn 852 1642 2126 100 - Nguồn nội tệ 600 1325 1566 73,66 - Nguồn ngoại tệ 252 317 560 26,34 2. Nguồn vốn phân theo TPKT 852 1642 2126 100 -TG của các TCKT 53 49 44 2,07 - TG của dân cư 62 587 614 28,88 - TG Tiền vay của các TCTD 738 1007 1,469 69,05 3. Nguồn vốn phân theo thời hạn 852 1,642 2,126 100 - TG không kỳ hạn 49 48 36 1,69 - TG < 12 tháng 530 709 1,179 55,46 - TG > 12 tháng 273 885 911 42,85 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh) Mục tiêu phấn đấu đến 31/12/2004 nâng tỷ trọng nguồn vốn huy động trong dân cư lên 32% tổng nguồn vốn. 1.1.3.2- Dư nợ: Với phương châm tăng trưởng vững chắc, hạn chế thấp nhất rủi ro xẩy ra, Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội đã từng bước tiếp cận thị trường, từ đó xác định cho mình hướng đầu tư phù hợp với trình độ cán bộ, khả năng quản lý chú trọng đầu tư vốn cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây được xác định là định hướng chiến lược về công tác tín dụng của chi nhánh, thông qua việc phân tích thị trường, thị phần, chủ động tiếp cận khách hàng; tuy bước đầu mới đạt đựơc kết quả khiêm tốn, nhưng về lâu dài đây là hướng đầu tư mang lại hiệu quả cao, rủi ro thấp. Chất lượng tín dụng được đặc biệt coi trọng, sau một năm hoạt động hầu như không phát sinh nợ quá hạn. Kết quả công tác tín dụng thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Bảng 2: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 03/2004 06/2004 Tỷ trọng 1. Tổng số KH có quan hệ tín dụng 157 477 547 2. Doanh số cho vay, thu nợ - Doanh số cho vay 559,280 1,095,041 1,392,426 - Doanh số thu nợ 150,260 530,426 708,083 3. Dư nợ 409,020 511,894 684,343 100 Trong đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3701.doc
Tài liệu liên quan