Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước tại ngân hàng công thương Chương Dương

Lời nói đầu 1

Chương I : DNNN và vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNN trong nền kinh tế thị trường. 3

1.1 DNNN và vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường 3

1.2. Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế 5

1.3. Chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng 13

Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNN tại ngân hàng công thương chương dương 20

 

2.1. Khái quát về ngân hàng công thương chương dương

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của NHCT Chương Dương

2.1.2.Khái quát tình hình hoạt động của NHCT Chương Dương

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNN tại NHCT Chương Dương

2.2.1. Tình hình tín dụng ngắn hạn đối với DNNN

2.2.2. Tình hình tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN

2.2.3. Chất lượng tín dụng đối với DNNN

2.2.4. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNNN

Chương III : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNN tại NHCT Chương Dương

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của NHCT chương dương trong thời gian tới

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNN tại NHCT chương dương

3.2.1. Giải pháp về huy động vốn

3.2.2. Giải pháp về công tác tín dụng

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1.Kiến nghị đối với DNNN

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.3. Kiến nghị đối với chính phủ

Kết luận

 

doc56 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước tại ngân hàng công thương Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số liệu ta thấy nguồn vốn của ngân hàng có sự tăng trưởng ổn định qua các năm. Đến 31/12/2004 tổng nguồn vốn huy động đạt 2834.4 tỷ đồng tăng so với năm 2003 là 321.2 tỷ đồng , tốc độ tăng là 13%. Trong đó: Tiền gửi không kì hạn: 832,6 tỷ đồng, chiếm 29,33% tổng nguồn. Tiền gửi có kì hạn: 2.005,8 tỷ đồng, chiếm 70,67% tổng nguồn. Nguồn vốn huy động tăng trưởng khá, cơ cấu nguồn vốn từng bước có sự thay đổi hợp lý, đa dạng các nguồn tiền gửi, đảm bảo tính ổn định lâu dài. Tuy nhiên, năm 2003- 2004 nguồn vốn huy động về tốc độ tăng có dấu hiệu giảm so với tốc độ tăng của năm 2002- 2003, vì trong năm chỉ số giá cả tăng liên tục đã ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng gửi tiền, muốn đầu tư vốn vào các hình thức khác sinh lời hơn. Việc đấu giá đất đai đã thu hút một lượng tiền lớn vào ngân sách không qua kênh ngân hàng, chương trình phần mềm cho các sản phẩm huy động vốn chưa hoàn chỉnh kịp thời theo nhu cầu thị trường. Đối với nguồn tiền gửi Doanh nghiệp: Chiếm tỷ trọng lớn đạt 66,67% tổng nguồn vốn, đây là nguồn vốn có chi phí rẻ nhưng thường xuyên không ổn định. Đối với nguồn tiền gửi dân cư: Đây là nguồn tiền gửi có tính chất ổn định và lâu dài, nhưng hiện nay tại Chi nhánh nguồn vốn này đang bị mất thị phần do chính sách lãi suất của NHCT Việt nam trong một thời gian dài chưa sát với thị trường. Tại địa bàn của Chi nhánh có rất nhiều NHTM mở Chi nhánh và điểm giao dịch mới có nhiều chính sách cạnh tranh hơn, có nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hấp dẫn, và nhiều hình thức khuyến mại phong phú bên cạnh đó địa điểm các ngân quĩ tiết kiệm của Chi nhánh hầu hết thuê của nhà dân, chưa được khang trang, hiện đại chưa hấp dẫn được mọi đối tượng khách hàng. Đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn huy động đạt 3128 tỷ đồng tăng 293.6 tỷ đồng( tăng 10%) so với năm trước. Qua cơ cấu nguồn vốn huy động cho thấy tiển gửi doanh nghiệp tại ngân hàng chiếm tỉ trọng lớn, tuy nhiên từ năm 2003 đến năm 2005 thì tỉ lệ tăng không đáng kể, thậm chí năm 2004 tỉ lệ tiền gửi còn giảm 7%. Một phần do nguồn vốn của chi nhánh được tăng trưởng mạnh qua các năm, phần khác do trong năm chỉ số giá cả tăng liên tục đã ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng gửi tiền, muốn đầu tư vào các hình thức khác sinh lời hơn… Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ nhưng không ổn định, chính sách cạnh tranh và tiếp thị cũng hết sức khó khăn. Nguồn tiền gửi dân cư tăng mạnh đáng kể. Năm 2004 tỉ lệ tăng là 98.5% so với năm 2003. Và năm 2005 tỉ lệ tăng là 10%. Tuy tốc độ tiền gửi của dân cư năm 2004 tăng đáng kể tuy nhiên sang năm 2005 có sự chững lại. Nguyên nhân do địa bàn của Chi nhánh có rất nhiều NHTM mở Chi nhánh và điểm giao dịch mới, có nhiều chính sách cạnh tranh hơn, có nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hấp dẫn, và có nhiều hình thức khuyến mại phong phú bên cạnh đó địa điểm các quỹ tiết kiệm của chi nhánh hầu hết thuê của nhà dân, chưa được khang trang, hiện đại chưa hấp dẫn được mọi đối tượng khách hàng. Có thể thấy tình trạng này qua các năm vẫn chưa giải quyết triệt để cho nên Chi nhánh cần có nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng này. 2.1.2.2. Hoạt động cho vay của NHCT Chương Dương. Sử dụng vốn “an toàn- hiệu quả” là phương châm hoạt động của NHCT Chương Dương. Ngân hàng thực hiện đầu tư tín dụng cho mọi thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định cho khách hàng. Trong những năm qua quan hệ tín dụng của ngân hàng được mở rộng. Việc tập hợp thông tin, đánh giá, phân loại khách hàng được thực hiện thường xuyên đã tạo ra sự gắn bó giữa ngân hàng với khách hàng. Nhờ đó dư nợ tín dụng liên tục tăng trưởng lành mạnh qua các năm. Bảng 2 Tình hình tín dụng theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 A. Doanh số cho vay 1739,942 1949,839 2154,761 I. CV ngắn hạn. 1388,335 1795,623 1788,032 1. CV = VNĐ 1211,762 1185,446 1332,042 2. CV = ngoại tệ qui VNĐ 176,573 610,177 455,99 II. CV trung- dài hạn 349,191 154,150 366,729 1. CV= VNĐ 187,531 152,502 366,559 2. CV= ngoại tệ qui VNĐ 161,660 1,648 0,17 III. CV tài trợ uỷ thác đầu tư. 2,416 0,066 0 1. CV = VNĐ 0 0 0 2. CV = ngoại tệ 2,416 0,066 0 B. Doanh số thu nợ. 1420,737 1892,436 1579,176 I. Thu nợ ngắn hạn. 1276,063 1702,797 1369,381 1. Thu nợ = VNĐ 1128,351 1206,234 1368,918 2. Thu nợ = ngoại tệ 147,712 498,563 0,463 II. Thu nợ trung- dài hạn 134,418 183,208 209,795 1. Thu nợ = VNĐ 94,682 142,403 209,769 2. Thu nợ = ngoại tệ 39,736 40,805 0,026 III. Thu nợ = VTTUTĐT 10,256 4,431 0 1. Thu nợ = VNĐ 0,929 0,025 0 2. Thu nợ = ngoại tệ 9,327 4,406 0 C. Dư nợ 1480,839 1538,242 1649 I. Dư nợ ngắn hạn 678,772 769,598 769,395 1. Dư nợ = VNĐ 628,937 608185 569,695 2. Dư nợ = ngoại tệ 49,799 161,413 199,7 II. Dư nợ trung- dài hạn 790,920 764,983 878,888 1. Dư nợ = VNĐ 521,199 531,597 687,388 2. Dư nợ = ngoại tệ 269,721 233,386 191,5 III. Dư nợ CV= TTUTĐT 111,47 3,661 0 1. Dư nợ = VNĐ 0,324 0 0 2. Dư nợ = ngoại tệ 10,823 3,661 0 Qua bảng thống kê trên có thể thấy dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2004 đạt 1.539 tỷ đồng, tăng 59 tỷ đồng so với năm 2003 ( nếu tính cả giảm dư nợ một số khách hàng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, dư nợ tăng trên 100 tỷ đồng). Dư nợ bình quân đạt 1.600 tỷ. Năm 2004, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của NHCT Việt Nam về nâng cao chất lượng tín dụng. Ngay từ đầu năm, Chi nhánh đã xây dựng chiến lược định hướng hoạt động tín dụng và đề ra các giải pháp cụ thể trong điều hành hoạt động tín dụng. Thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá, phân loại khách hàng, nắm bắt thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực quản lý điều hành của từng khách hàng, đưa ra hội đồng tín dụng xét duyệt hạn mức tín dụng của từng khách hàng vay vốn. Giữ vững và từng bước tăng thị phần đối với ngành hàng, khách hàng có tình hình tài chính sản xuất kinh doanh ổn định, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tình hình tài chính lành mạnh, vay trả sòng phẳng, được xác định là khách hàng chiến lược. Năm 2004 dư nợ bình quân đạt 1.600 tỷ đồng, đạt chỉ tiêu kế hoạch giao và định hướng của Chi nhánh, nợ quá hạn không phát sinh, dư nợ luôn nằm trong tầm quản lý và kiểm soát của Chi nhánh. - Cho vay Ngắn hạn: Dư nợ đạt 770 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 92 tỷ đồng, tốc độ tăng 14%, tỷ trọng chiếm 50% trên tổng số dư nợ. - Cho vay Trung và dài hạn: Dư nợ đạt 764 tỷ đồng, giảm 26 tỷ đồng so với năm 2003, tỷ trọng 50% trên tổng dư nợ. Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2005 đạt 1.649 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay VNĐ là 1.257 tỷ đồng, dư nơ cho vay ngoại tệ là 391 tỷ đồng. So với năm 2004, tốc độ tăng 13,9%. Dư nợ bình quân đạt 1.577 tỷ đồng. Năm 2005, ngân hàng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ các khoản vay, tuân thủ đúng quy trình tín dụng. Các khoản vay hội tụ đầy đủ các điều kiện tín dụng theo qui định của NHNN và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Vì vậy trong 3 năm 2003, 2004, 2005 Chi nhánh không phải chuyển nợ quá hạn một món vay mới nào. Thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu dư nợ NHCT Việt Nam giao, Chi nhánh kiềm chế tăng trưởng dư nợ nóng, tập trung chú trọng vào chất lượng tín dụng và xử lý nợ tồn đọng. Năm 2005 dư nợ bình quân đạt 1.577 tỷ đồng, tuy chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch giao và định hướng của Chi nhánh, nhưng nợ quá hạn không phát sinh, nợ gia hạn giảm dần, dư nợ luôn nằm trong tầm quản lý và kiểm soát của Chi nhánh. Cơ cấu dư nợ đã có chuyển dịch tích cực, chú trọng mở rộng tín dụng ngắn hạn đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các hộ tư nhân cá thể, có khả năng cạnh tranh cao, có tài sản bảo đảm, có phương án khả thi. Dư nợ cho vay trung và dài hạn được tập trung đầu tư chủ yếu vào 3 tổng công ty lớn đó là Tổng công ty bưu chính viễn thông, tổng công ty điện lực và tổng công ty dầu khí, đây là những khách hàng có năng lực tài chính mạnh, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế có khách hàng chiến lược với sức cạnh tranh cao. 2.1.2.3. Về chất lượng tín dụng: Trong năm 2005 một mặt vừa làm tốt công tác thẩm định các khoản vay mới đúng quy trình và nguyên tắc, mặt khác Chi nhánh đã thành lập Ban thu hồi công nợ do đ/c giám đốc làm trưởng ban, đ/c phó giám đốc phụ trách kinh doanh làm phó ban cùng các đ/c trưởng phòng kinh doanh và các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm, luôn tích cực, bám sát trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, xử lý các khoản nợ xấu và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro cụ thể: Thu hồi nợ tồn đọng: 3.998 triệu đồng Trong đó: thu nợ nội bảng là 321 triệu đồng Thu nợ ngoại bảng là 3.677 triệu đồng Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ là 0%. 2.1.2.4. Hoạt động kinh doanh đối ngoại. Những biến động chính trị và kinh tế thế giới nêu trên đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế của NHCT Chương Dương. Với những cố gắng, nỗ lực làm tốt chính sách khách hàng, sự vận dụng uyển chuyển và điều hành tốt quy định của NHCT Việt Nam, nên hoạt động kinh doanh đối ngoại đạt được kết quả tốt. Cụ thể: a) Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Doanh số mua bán các loại ngoại tệ chủ yếu năm 2005: - Mua đồng USD: 78,9 triệu USD, bán đồng USD 78,4 triệu bằng 110% so với năm 2004. - Mua đồng Yên Nhật: 972 triệu JPY, bán đồng JPY 972 triệu bằng 150% so với năm 2004 - Mua, bán đồng EUR: 6 triệu EUR. Ngoài việc kinh doanh ngoại tệ đáp ứng cho thanh toán XNK, Chi nhánh còn kinh doanh một số loại ngoại tệ khác như Bảng Anh, Dollả úc... mang lại lợi nhuận là 738 triệu đồng tăng 29% so với năm 2004 b) Nghiệp vụ thanh toán quốc tế năm 2005. - Mở được 533 L/C nhập khẩu với trị giá 65,6 triệu USD, thực hiện 86 L/C xuất khẩu với trị giá 3,74 triệu USD. - Nhờ thu nhập khẩu 212 bộ chứng từ, trị giá 6,4 triệu USD. - Phát hành 384 thư bảo lãnh trong và ngoài nước với trị giá 103 tỷ VND và 2 triệu USD. - Tổng phí dịch vụ thu được năm 2005 đạt 5.882 triệu đồng. Trong đó chi nhánh thu phí dịch vụ từ TTTM và phí bảo lãnh đạt 4.184 triệu đồng. 2.1.2.5. Kết quả kinh doanh Nhờ mức tăng trưởng nhanh về vốn huy động, cho vay và các khoản thu dịch vụ phí nên lợi nhận trong năm 2005 đạt 37,4 tỷ đồng tăng 16,079 tỷ đồng so với năm 2004. Năm 2005 Chi nhánh luôn chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, đảm bảo tính trung thực, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ. Nghiệp vụ kế toán được thực hiện tốt, các giao dịch được xử lý chính xác, nhanh chóng, an toàn không để xảy ra sai sót, nhầm lẫn. Chất lượng công tác thanh toán bù trừ, điện tử và thanh toán liên ngân hàng tại chi nhánh ngày càng cao, các chứng từ thanh toán điện tử đi, đến đều được thanh toán chính xác kịp thời. Trong năm 2005, số lượng giao dịch chuyển tiền cụ thể: - Chuyển tiền trong hệ thống: 13.775 món, trị giá 12.063 tỷ đồng. - Chuyển tiền ngoài hệ thống: 13.345 món, trị giá 4.580 tỷ đồng. - Chi trả kiều hối: 290 món trị giá 540.000 USD - Chuyển tiền ngoại tệ đi: 600 món trị giá 30.207.000 USD - Chuyển tiền ngoại tệ đến: 900 món trị giá 37.302.000 USD 2.1.2.6. Công tác tiền tệ kho quỹ. - Tổng thu, chi tiền mặt VND đạt 2.216 tỷ đồng, tốc độ tăng 11% so với năm 2004. Bội thu tiền mặt 326 tỷ đồng - Tổng thu, chi tiền mặt ngoại tệ đạt 13.918.000 USD. Trong những năm gần đây bộ phận tiền tệ kho quỹ có nhiều tiến bộ, đội ngũ cán bộ cũng có những bước chuyển mình trong tác phong phục vụ khách hàng với thái độ nhiệt tình chu đáo, chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình thu chi tiền mặt đảm bảo thu nhanh, thu đủ, chính xác kịp thời. Công tác điều hoà tiền mặt cũng luôn được chú trọng, đảm bảo đúng mức tồn quỹ tiền mặt VND và Ngoại tệ, nhưng vẫn đáp ứng khả năng chi trả kịp thời cho khách hàng mà không để đọng vốn. 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNN tại NHCT Chương Dương . Trên cơ sở nguồn vốn huy động, NHCTCD thực hiện nghiệp vụ cho vay tới các tổ chức cá nhân có nhu cầu vốn. Mục tiêu của hoạt động này là đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn có hiệu quả, hợp pháp của khách hàng đem lại sự phát triển kinh tế xã hội. NHCTCD luôn quan tâm tới chất lượng tín dụng mà đặc biệt là chất lượng tín dụng đối với DNNN vì đây là nhóm khách hàng chính, đem lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. 2.2.1. Tình hình tín dụng ngắn hạn đối với DNNN 2.2.1.1. Tình hình tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế NHCTCD chú trọng việc đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho nền kinh tế. Nhìn vào bảng thống kê tình hình tín dụng ngắn hạn ta có thể thấy doanh số cho vay vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Bảng 4 Tình hình tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 +/- số TĐ I Doanh số cho vay 1214,561 1628,632 1788,009 159,377 - DNNN 1014,173 1346,757 1432,96 86,203 - Ngoài QD 200,38 281,875 355,049 73,174 DNNN/ tổng số 83,5% 82,9% 80,14% II Doanh số thu nợ 1129,809 1177,752 1742,349 564,597 - DNNN 986,071 946,529 1295,325 348,796 - Ngoài QD 143,738 231,223 447,024 215,801 DNNN/ tổng số 87,2% 80,3% 74,34% III Dư nợ 593,104 610,744 769,554 158,81 - DNNN 509,038 472,526 614,76 142,234 - Ngoài QD 84,066 138,218 154,794 16,576 DNNN/ tổng số 85,8% 77,4% 80% Doanh số cho vay DNNN năm 2004 là 1346,757 tỷ đồng, tăng 332,584 tỷ đồng so với năm 2003. Năm 2005 doanh số cho vay DNNN đạt 1432,96 tỷ đồng, tăng 86,203 tỷ đồng tốc độ tăng 64% so với năm trước. Tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNNN trong 3 năm luôn chiếm xấp xỉ 80% tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Doanh số thu nợ đối với DNNN cũng tăng dần qua các năm. Điều đó cho thấy các khoản cho vay ra đều có khả năng thu hồi tốt. Năm 2005 doanh số thu nợ là 1742,349 tỷ đồng tăng 564,597 tỷ đồng. Năm 2005 doanh số thu nợ đối với DNNN là 1295,325 tỷ đồng, tăng 348,796 tỷ đồng, tốc độ tăng là 36,85%. Dư nợ đối với DNNN tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Cụ thể là năm 2005 dư nợ đối với DNNN đạt 614,76 tỷ đồng, tăng 142,234 tỷ đồng, tốc độ tăng 30%% so với năm trước. Về tỷ trọng dư nợ của DNNN qua 3 năm đã tăng nhanh, từ 77,4% năm 2004 lên tới 80% năm 2005. Như vậy, doanh số cho vay , thu nợ , dư nợ của DNNN chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng về số lượng trong 3 năm. Điều đó xuất phát từ những lý do: - Trong nền kinh tế thị trường DNNN đã khẳng định được vai trò của mình. DNNN với ưu thế về vốn, kỹ thuật, đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm hàng hoá dịch vụ được thị trường chấp nhận, đủ khả năng chiếm được ưu thế không chỉ trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. DNNN đã tự chủ trong hoạt động kinh doanh, tự quyết định đầu vào, đầu ra cho sản phẩm của mình, kinh doanh có hiệu quả, có tín nhiệm với ngân hàng, trong quan hệ tín dụng trả nợ đầy đủ và đúng hạn. - Thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, NHNN liên tục điều chỉnh lãi suất cho vay cơ bản tương ứng với từng thời kỳ để áp ứng nhu cầu của nền kinh tế nói chung và của DNNN nói riêng. Đây là động lực thúc đẩy các DNNN tích cực tìm kiếm mở rộng quan hệ với các đối tác, đưa ra những phương án khả thi. Do đó mà doanh số cho vay và dư nợ đối với DNNN tại ngân hàng tăng mạnh. - DNNN là khách hàng truyền thống, đã gắn bó lâu dài với ngân hàng. Do đó, ngân hàng đã hiểu về doanh nghiệp nên thuận lợi hơn trong việc xét duyệt cho vay với những khách hàng này. Ngân hàng chủ động tìm đến khách hàng. Trước khi tìm tới khách hàng, ngân hàng đã tìm hiều, nắm bắt trước về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và đáp ứng vốn vay đúng lúc khách hàng có nhu cầu vay vốn. Do đó, ngân hàng không chỉ giữ được nhóm khách hàng cũ mà còn có quan hệ tín dụng với nhiều khách hàng mới. Nhu cầu vay ngắn hạn của DNNN tại ngân hàng là rất lớn. Đặc điểm của hoạt động tín dụng ngắn hạn với DNNN đó là cho vay và thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và thu nợ. 2.2.1.2. Tình hình tín dụng đối với DNNN theo thời gian. Bảng 5 Tính hình tín dụng đối với DNNN theo thời gian Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % I Doanh số cho vay 1346,936 100% 1694,184 100% 1957,147 100% - Ngắn hạn 1014,173 75% 1346,757 79% 1432,96 73% - Trung-dài hạn 332,763 25% 347,427 21% 524,187 27% II Doanh số thu nợ 1061,329 100% 1116,157 100% 1507,23 100% - Ngắn hạn 986,071 93% 946,529 85% 1295,325 86% - Trung-dài hạn 75,258 7% 169,628 15% 211,905 14% III Dư nợ 1154,358 100% 1224,109 100% 1420,533 100% - Ngắn hạn 509,038 44% 472,526 39% 614,76 43% - Trung-dài hạn 645,32 56% 751,583 61% 805,773 57% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHCTCD) Năm 2004 doanh số cho vay đối với DNNN là 1694,184 tỷ đồng trong đó cho vay ngắn hạn là 1346,757 tỷ đồng chiếm trọng là 79%. Năm 2005 doanh số cho vay đối với DNNN là 1957,147 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn là 1432,96 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 73%. Tại ngân hàng hoạt động cho vay và thu nợ diễn ra rất sôi động . Doanh số thu nợ đối với DNNN luôn chiếm tỷ trọng rất cao trên 85% trong 3 năm qua. Qua số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn đối với DNNN tăng đều nhưng có xu hướng giảm về mặt tỷ trọng so với dư nợ trung và dài hạn. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ đối với DNNN năm 2003 là 44%, năm 2004 là 39%, đến năm 2005 là 43%. - Tỷ trọng doanh số cho vay, dư nợ ngắn hạn rất cao trong khi tỷ trọng dư nợ lại chỉ giữ ở mức trên dưới 40% là do đặc thù của tín dụng ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh. Tín dụng ngắn hạn đầu tư cho vốn lưu động của khách hàng. Đây là nguồn vốn mà khách hàng tạm thời thiếu hụt. Vốn này chủ yếu được sử dụng để mua hàng dự trữ chuẩn bị cho chu kỳ sản xuất tới trong khi doanh nghiệp chưa tới kỳ thu tiền bán hàng hóa, dịch vụ. Khoản vay này thông thường sẽ được hoàn trả sau một thời gian ngắn. Do đó doanh số cho vay, thu nợ cao hơn nhiều số dư nợ . - Dư nợ ngắn hạn tăng trưởng ổn định qua các năm là bởi DNNN hoạt động có hiệu quả. Nhiều phương án sản xuất kinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp hợp lý, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và có khả năng trả vốn, lãi vay nên ngân hàng đã xét duyệt cho vay. Ngân hàng áp dụng phổ biến hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình cấp tín dụng. Vì vậy, dư nợ luôn tăng trưởng lành mạnh. Trong những năm qua, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ của DNNN giảm xuống. Đó là do ngân hàng đang thực hiện chuyển hướng trong cơ cấu đầu tư, giảm tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, tăng dần tỷ trọng trung và dài hạn nhằm đảm bảo cân đối trong hoạt động tín dụng. Bởi các khoản vay ngắn hạn có tính thanh khoản cao hơn cho vay trung dài hạn nhưng lợi nhuận từ nó đem lại không cao. Do đó, ngân hàng duy trì tỷ trọng cho vay hợp lý cân đối nhằm đem lại tính thanh khoản cao cho các món vay, phân tán rủi ro, đem lại lợi nhuận cao. 2.2.2. Tình hình tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN NHCTCD chủ động khai thác nguồn vốn để cho vay trung và dài hạn. Vốn vay trung dài hạn được đầu tư vào đổi mới trang thiết bị, dây truyền công nghệ, xây dựng cơ sở sản xuất...Nguồn vốn vay trung dài hạn có vai trò quan trong đối với sự phát triển của DNNN. Nhờ có vốn vay trung dài hạn mà doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm làm ra đa dạng, có chất lượng cao gái thành hợp lý, được thị trường chấp nhận. Lợi nhuận thu về cho doanh nghiệp lớn hơn, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng Bảng 6 Tình hình tín dụng trung dài hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 +/- số TĐ +/- % I DS cho vay 351,857 454,061 652,921 198,86 43,8% - DNNN 332,763 347,427 524,187 176,76 51% - Ngoài QD 19,094 106,791 128,734 21,943 20,5% DNNN/ tổng số 94,5% 76,5% 80,28% II DS thu nợ 133,984 187,639 225,769 38,13 20,3% - DNNN 75,258 169,628 211,905 42,277 24,9% - Ngoài QD 58,726 18,011 13,864 -4,147 -23% DNNN/ tổng số 56,2% 90,4% 93,8% III Dư nợ 802,067 768,644 878,077 109,433 14% - DNNN 645,32 751,583 805,773 54,19 7,2% - Ngoài QD 156,747 17,061 72,304 55,243 323% DNNN/ tổng số 80% 97,7% 91,7% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHCTCD) Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay, thu nợ của DNNN tăng trưởng mạnh qua các năm. Doanh số cho vay đối với DNNN năm 2005 là 524,187 tỷ đồng tăng 176,76 tỷ đồng, tốc độ tăng là 51% so với năm 2004. Tỷ trọng doanh số cho vay DNNN trong tổng doanh số cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 70% nhưng có biến động trong ba năm qua. Tỷ trọng này là 94,5% vào năm 2003 nhưng chỉ chiếm 80,28% trong năm 2005. Dư nợ của DNNN trong tổng số dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ lệ cao và tăng liên tục trong ba năm, Năm 2005 dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với DNNN đạt 805,773 tỷ đồng, tăng 54,19 tỷ đồng, tốc độ tăng là 7,2% so với năm trước. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn đối với DNNN năm 2004 đạt 97,7%. Năm 2005 tỷ lệ này đạt 91,7% so với tổng dư nợ trung dài hạn của toàn ngân hàng. Dư nợ trung dài hạn đối với DNNN tăng và chiếm tỷ trọng cao là do. - NHCTCD thực hiện đầu tư trung dài hạn trên cơ sở phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Quá trình CNH-HĐH cần đầu tư lớn cho cơ sở vật chất, trang thiết bị dây truyền công nghệ trong các doanh nghiệp. ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường năng lực sản xuất, sản phẩm phải có sức cạnh tranh. - Đối với DNNN máy móc dây truyền sản xuất cũ, lạc hậu, năng suất thấp. Đổi mới là vấn đề bức thiết. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, đánh giá năng lực của mình DNNN đã có những dự án khả thi và được ngân hàng xét duyệt, quyết định cho vay vốn. - Ngân hàng bước đầu đã đổi mới quan niệm trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng không thụ động ngồi chờ khách hàng đến đề nghị vay vốn mà chủ động tìm kiếm, đặt quan hệ với khách hàng mà đặc biệt là DNNN có tình hình tài chính lành mạnh. - Đối với DNNN có dự án vay vốn vượt quá khả năng vốn của bản thân ngân hàng, NHCTCD đã phối hợp cùng với các ngân hàng bạn thực hiện đồng tài trợ. Trong những năm qua ngân hàng đã tham gia đồng tài trợ cho một số dự án lớn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Dự án khí Nam Côn Sơn với tổng dư nợ hiện nay là 74,7 tỷ đồng. Đồng tài trợ cho dự án đổi mới dây truyền sản xuất gạch của Công ty gạch Thạch Bàn là 10 tỷ đồng. Như vậy dư nợ tín dụng đối với DNNN chiếm tỷ trọng lớn trên 90% tổng dư nợ cho vay và đầu tư của ngân hàng. Chất lượng tín dụng đối với DNNN có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh. Vấn đề đặt ra là phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng mà đặc biệt là đối với DNNN. 2.2.3. Chất lượng tín dụng đối với DNNN 2.2.3.1. Tình hình nợ quá hạn Rủi ro là hiện tượng vốn có khách quan trong KTTT. Nó diễn ra, vận động ở bất kỳ lĩnh vực nào, kinh doanh tiền tệ của ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chính vì vậy rủi ro tín dụng mà biểu hiện của nó là nợ quá hạn đã và đang là vấn đề quan tâm lo lắng của các ngân hàng. Bởi hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của ngân hàng và đem lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Do vậy phải đối mặt với những khoản nợ quá hạn là điều bất lợi đối với ngân hàng. Đồng vốn cho vay không thu về được theo đúng kế hoạch sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do vậy khi xem xét đánh giá chất lượng tín dụng ta phải lưu ý tới tình hình nợ quá hạn. Bảng 7: Tình hình thu nợ quá hạn toàn Ngân hàng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năn 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nợ quá hạn 346,23 100 384,31 100 254,98 100 - DNNN 74,044 21,38 65,32 17 23,287 9,1 - Ngoài QD 272,186 78,62 318,99 83 231,693 90,9 Tổng dư nợ đối với DNNN 1154,358 1124,109 1420,533 Tỷ lệ nợ quá hạn DNNN 6,4% 5,8% 1,6% Trong ba năm qua nợ quá hạn của DNNN có xu hướng giảm đi. Năm 2003 dư nợ quá hạn DNNN là 74,044 tỷ đồng chiếm 21,38 % tổng số nợ quá hạn , năm 2005 là 23,287 tỷ chiếm 9,1%. Như vậy, nợ quá hạn DNNN đã giảm cả về mặt số tuyệt đối và tỷ trọng. Đạt được kết quả trên là do ngân hàng đã thu hồi 8,1 tỷ nợ quá hạn của DNNN trong năm 2005, số nợ quá hạn được thu hồi trong năm 2005 đã tăng lên đạt 10,861 tỷ đồng. Nợ quá hạn của DNNN giảm xuống trong khi đó dư nợ tăng lên rất nhanh. Do đó tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ của DNNN giảm mạnh. Tỷ lệ này năm 2003 là 6,4% , năm 2004 là 5,8%, năm 2005 tỷ lệ này là 1,6%. Đây là kết quả khả quan đối với ngân hàng. Tuy vậy, ngân hàng không thể chủ quan nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ này bởi dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng nhanh trong đó gần 60% tổng số là do tăng dư nợ trung dài hạn . Trên thực tế các khoản cho vay trung dài hạn chứa đựng rủi ro lớn hơn. Do đó ngân hàng còn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn từ những khoản cho vay này. Vấn để đặt ra đối với ngân hàng là phải thường xuyên, tích cực theo dõi những dự án cho vay mà đặc biệt là các dự án trung dài hạn để tránh xuất hiện những khoản nợ xấu này. 2.2.3.2 Hệ số sử dụng vốn Huy động vốn và sử dụng vốn luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Vốn huy động tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0083.doc
Tài liệu liên quan