Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lí luận về chất lượng tín dụng ngắn hạn NHTM 3
I. Ngân hàng thương mại (NHTM)và đặc trưng hoạt động kinh doanh của NHTM 3
1. Khái niệm NHTM 3
2. Đặc trưng hoạt động kinh doanh của NHTM 4
II.Khái niệm về tín dụng ngân hàng 4
1.Khái niệm về tín dụng 4
2. Đặc trưng của tín dụng 5
2.1.Yếu tố lòng tin: 5
2.2.Tính thời hạn và tính hoàn trả: 6
3. Bản chất và chức năng của tín dụng 7
4. Các loại hình tín dụng trong lịch sử 7
5.Tín dụng ngân hàng và các hình thức tín dụng ngân hàng 8
5.1. Khái niệm TDNH 8
5.2. Các hình thức TDNH 8
5.3. Nguyên tắc tín dụng 10
5.4. Lãi suất tín dụng 12
5.5. Quy trình tín dụng 13
III.Khái niệm và vai trò tín dụng ngắn hạn 14
1.Khái niệm 14
2.Vai trò tín dụng ngắn hạn 14
2.1.TDNH góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp 14
2.2. TDNH bổ sung vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. 15
2.3. TDNH giúp các doanh nghiệp tăng cường quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả 16
2.4. TDNH tác động tích cực đến nhịp độ phát triển, thúc đẩy cạnh tranh 17
2.5. TDNH góp phần thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các DN hiện nay 18
III-Chất lượng tín dụng ngắn hạn 19
1. Khái niệm chất lượng tín dụng 19
1.1.Khái niệm: 19
1.2.Sự tồn tại khách quan của vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng 20
2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 21
3.Hiệu quả của việc nâng cao chất lượng tín dụng 23
4.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 24
4.1. Các yếu tố chủ quan (hay nhóm nhân tố từ phía ngân hàng) 24
4.1.1. Chính sách tín dụng 24
4.1.2. Quy trình tín dụng 24
4.1.3. Kiểm soát nội bộ 24
4.1.4. Tổ chức nhân sự 25
4.1.5. Thông tin tín dụng 25
4.2. Các yếu tố khách quan 25
4.2.1.Nhóm nhân tố từ phía khách hàng 25
4.2.2 Nhóm nhân tố thuộc môi trường 26
Chương II: Thực trạng tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch-NHNTVN 29
I-Khái quát về NHNTTƯ 29
1. Quá trình hình thành và phát triển 29
2. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng ngoại thương hiện nay 29
3. Các nghiệp vụ của Ngân hàng ngoại thương 31
3.1. Huy động vốn 31
3.2. Tình hình hoạt động 32
II-Thực trạng tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch- NHNTVN 33
1.Nguồn vốn 34
1.1.Tổng quan về nguồn vốn 34
1.2.Cơ cấu nguồn vốn 34
1.2.1.Vốn điều lệ các qũy 35
1.2.2.Vốn huy động 35
1.2.3.Vốn huy động phân theo kỳ hạn 36
1.2.4.Tình hình huy động vốn trên thị trường I của chi nhánh 36
2.Sử dụng vốn 37
2.1 Sử dụng vốn trên thị trường I 37
2.1.1.Tổng quan về hoạt động tín dụng 37
III- Tình hình huy động vốn và đầu tư tín dụng tại Sở giao dịch: 46
1. Huy động vốn tại sở giao dịch 46
2. Tình hình đầu tư tín dụng tại sở giao dịch 47
3. Nợ quá hạn 49
IV-Đánh gIá chất lượng tín dụng ngắn hạn 50
1. Những thành tựu : 50
2. Những tồn tại : 51
Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch –NHNTVN 55
I-Định hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch- NHNTVN 55
1.Phương hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn 55
2. Mục tiêu của Sở giao dịch 56
II-Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch-NHNTVN. 57
1. Giải pháp để mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch- NHNT 57
1.1. Trái Phiếu Ngân hàng 58
1.2. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng ngắn dài hạn 59
2.1. Giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn 64
2.1.1 Đổi mới chính sách tín dụng 64
2.1.2 Đơn giản hóa các thủ tục cho vay 64
2.1.3.Nghiêm túc thực hiện quy trình cho vay, đặc biệt là khâu thẩm định. 65
2.1.4 Cho vay kịp thời đầy đủ đối với các dự án có hiệu quả kinh tê' 67
2.1.5 Ngân hàng phải xử lý linh hoạt các tình huống trong quá trình cho vay 68
2.1.6 Tăng cường các biện pháp thu nợ, đảm bảo trả nợ và lãi vay Ngân hàng 68
2.1.7 Luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng ngắn hạn và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu 69
2.1.8 Kế hoạch hóa công tác đào tạo cán bộ 70
2.1.9 Phát triển hình thức bảo hiểm quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 71
2.1.10.Tăng cường công tác quản lý và giải quyết nợ quá hạn. 72
III. Một số kiến nghị 76
1 Đối với Nhà nước 76
2. Đối với NHNN 81
4 Đối với doanh nghiệp 83
Kết luận 84
88 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n so với tốc độ tăng chung của toàn ngành ngân hàng (25%). doanh số cho vay đạt 38.731 tỷ VND,tăng 35,1%;doanh số thu nợ đạt 34.235 tỷ,tăng 23%. Thị phần tín dụng của NHNT trong tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế của toàn ngành ngân hàng đạt 8,8%,tăng hơn so với con số 8,3% của năm ngoái.Kết quả trên có được ,một mặt là do việc liên tiếp hạ lãi suất cho vay đã khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường vay vốn đầu tư,và nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản ,thu mua gạo xuất khẩu..tăng lên, mặt khác do NHNT đã tăng cường thực hiện các giải pháp về chính sách khách hàng như chủ động tích cực mở rộng đối tượng khách hàng,đa dạng hoá các hình thức cho vay(cho vay ưu đãi, cho vay hạn mức, cho vay đồng tài trợ..) đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng.
Bảng 3: Tổng quan về nguồn vốn (Đơn vị tỷ đồng)
Chỉ tiêu
31/12/1999
31/12/2000
Tăng giảm với
Tháng12/1999
Số dư
%Quá hạn
Tỷ trọng
Số dư
%Quá hạn
Tỷ trọng
Tổng dư nợ
11498
4%
100%
15634
3,2%
100%
36%
I. Tín dụng thông thường
10102
4,6%
87,9%
14317
3,5%
91,6%
41,7%
Phân theo thời hạn vay
. Dư nợ ngắn hạn
7586
4,6%
66,0%
11351
3,1%
71,6%
49,6%
Trong đó: - VNĐ
4817
3,4%
41,9%
7399
2,6%
47,3%
53,6%
- Ngoại tệ( USD)
198
6,7%
24,1%
273
3,9%
25,3%
37,9%
- Ngoại tệ quy VNĐ
2770
6,7%
24,1%
3952
3,9%
25,3%
42,7%
. Dư nợ trung dài hạn
2516
4,6%
21,9%
2966
5,4%
19,0%
17,9%
Trong đó: - VNĐ
844
5,4%
7,3%
1477
3,9%
9,4%
75,1%
- Ngoại tệ( USD)
119
4,2%
14,5%
103
6.9%
9,5%
-13,9%
Phân theo ĐVN & NTệ
Trong đó:- VND
5660
3,7%
49,2%
8876
2,8%
56,8%
- Ngoại tệ( USD)
317
5,7%
38,6%
375
4,7%
34,8%
18,4%
II. Nợ khoanh
1396
12,1%
1317
8,4%
-5,7%
(Nguồn báo cáo kinh doanh-NHNT)
Tín dụng thông thường
Dư nợ tín dụng thông thường là 14.317 tỷ VND,tăng 41,7%,chiếm 91,6% tổng dư nợ cho vay.Dư nợ cho vay bằng tiền đồng đạt 8.876 tỷ,chiếm tỷ trọng 57,8%,ttăng 56,8%,so với cuối năm 1999.trong khi đó dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chỉ tưng 18,4%,đạt 375 triệu USD.Lãi suất cho vay bằng VND trong năm qua thấp tương đối so với ngoại tệ ,hơn nữa tỷ giá USD/VND biến động tăng liên tục đã khuyến khích các doanh nghiệp tưng cường vay vốn VND.
Cho vay ngắn hạn đạt 11 351 tỷ, tăng 49,6% chiếm tỷ trọng 79,3%,dư nợ tín dụng thông thường .Các mặt hàng cho vay nhập khẩu chủ yếu gồm phân bón(số dư nợ %&* tỷ VND); sắt thép (491 tỷ VND); bông vải sợi (414 tỷ VND ); xăng dầu (254tỷ VND); các mặt hàng cho vay xuất khẩu chủ yếu là thuỷ sản (688 tỷ VND); gạo (375tỷVND) ; cà phê(207 tỷ VND)
Cho vay trung dài hạn đạt 2 996 tỷ VND có tốc độ tăng chậm (17,9%)nên đã làm giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn xuống chỉ còn 20,7%trong tổng dư nợ tín dụng thông thường.Ngoài việc cho vay giúp các doanh nghiệp nâng cấp và mở rộng sản xuất NHNT còn tham gia vào nhiều dự án lớn,các công trình trọng điêm của nhà nước:
Cho vay xây dựng đường Trường Sơn tổng hạn mức cấp cho các công ty xây dựng đường Trường Sơn(thuộc tổng công ty xây dựng công trìng 6)là 53,3 tỷ đồng,dư nợ hiện tai là 22,3 tỷ đồng .
Công trình Cái Lân(Quảng Ninh):đơn vị thi công là công trình 86.Hạnmức tín dụng do NHNT cấp là 53 tỷ,dư nợ hiện nay là 23,2 tỷ VND;
Tiếp tục ký hợp đồng tài trợ thứ hai cho dự án Khí Nam Côn sơn,tổng mức vốn cho vay là 80 triệu USD,trong đó NHNT là đầu mối với mức vốn tham gia là 50 triệuUSD.
Tuy nhiên các dự án lớn như khí Nam côn Sơn,dự án điện Phú Mỹ,công ty bia Hà Nội ,công ty cổ phần đầu tư xây dựng ..vẫn chưa được giải ngân là nguyên nhân dẫn đến việc dư nợ TDH tăng chậm.
Các công ty ,các DNNN hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả như TCT Bưu chính viễn thông ,Vinafood 1,Vinatea,TCT Xăng dầu ,công ty sữa Vinamilk..vẫn luôn là những khách hàng có dư nợ lớn tại NHNT.Ngoài ra NHNT còn tham gia cho vay hầu hết các chương trình kinh tế lớn của Chính Phủ như:cho vay khắc phục hậu quả cơn bão số 5(dư nợ 36,6 tỷ VND ),cho vay thu mua lương thực và lúa gạo, kể cả tạm trữ (404,7 tỷ VND), cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn theo chinh sách Nhà nước(33,8 tỷ).
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành và theo thành phần kinh tế:(năm 2000)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Tỷ trọng dư nợ
Tỷ lệ NQH/ dư nợ
Doanh nghiệp nhà nước
78,3%
3,0%
Cty cổ phần – Cty TNHH
13,2%
3,3%
Doanh nghiệp có vốn ĐTNN
4,4%
1,3%
Doanh nghiệp tư nhân, HTX, cá nhân
4,1%
7,6%
Dư nợ tín dụng NHNT được phân bổ lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành thương mại và dịch vụ ,chiếm 58,0 % tổng dư nợ,phản ánh đúng thế mạnh trong hoạt động tín dụng của NHNT là cho vay thu mua xuất khẩu,cho vay tài trợ nhập khẩu.Tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp tăng từ 24,4% năm ngoái lên 26,3% năm nay, dư nợ cho vay ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 15,7%.
Dư nợ tín dụng của NHNT tập trung chủ yếu (đến 78,3%)vào các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù đã giảm nhẹ so với cuối năm 1999.Các đối tượng khác còn chiếm những tỷ trọng khá khiêm tốn trong vốn đầu tư tín dụngcủa NHNT.
Dư nợ tín dụng phân theo chi nhánh:
Dư nợ tín dụng tại 2 đơn vị là Sở giao dịch và chi nhánh HCM đạt 6.605 tỷ VND chiếm 42,3 % tổng dư nợ toàn hệ thống,tuy nhiên tỷ trọng dư nợ của hai đơn vị này trong tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống có xu hướng giảm dần,từ 49,1% cuối năm 1998, còn 46,5% cuối năm 1999 và còn 42,3% vào thời điểm hiện nay. Chi nhánh HCM có dư nợ cho vay đạt 3.555 tỷ VND, tăng 791 tỷ VND, trong đó riêng cho vay chiết khấu chứng từ tăng 522 tỷ VND.Các chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ nợ quá hạn thấp đang khích lệ là Đà Nẵng, Qui Nhơn, Cần Thơ, Đồng Nai, Quảng Ninh và Thái Bình.
Bảng 5: Dư nợ tín dụng phân theo chi nhánh (Đơn vị tỷ đồng)
CHI NHáNH
TổNG DƯ Nợ
DƯ Nợ qh
% Nợ qH
+/- DNợ
SO 99
CHI NHáNH
TổNG DƯ Nợ
DƯ Nợ qh
% Nợ qh
+/- DNợ SO 99
SGD
Hà NộI
HảI Phòng
Đà nẵng
Quy Nhơn
Nha Trang
HCM
Vũng Tàu
Kiên Giang
Vinh
Cần Thơ
Đồng Nai
Quảng Ninh
3.050
445
296
769
602
534
3.555
630
273
210
862
739
392
136,0
22,1
26,2
3,7
0,4
70,8
59,4
0,6
4,5
31,7
5,4
1,3
0,1
4,5%
5,0%
8,9%
0,5%
0,1%
13,2%
1,7%
0,1%
1,6%
15,1%
0,6%
0,2%
0,0%
18,3%
10,4%
18,6%
69,1%
77,2%
10,1%
28,6%
19,2%
28,3%
2,0%
79,7%
51,4%
51,8%
An Giang
Huế
Tân thuận
Cà Mau
Hà Tĩnh
TháI Bình
Đắc Lắc
CT ĐT&KTTS
Bình Tây
CT thuê mua
Quảng NgãI
Bình Dương
511
280
356
329
311
153
430
0
575
42
198
91
0,5
13,0
46,6
7,9
46,9
1,1
0,0
0,0
30,0
0,2
0,0
0,0
0,1%
4,6%
13,1%
2,4%
15,1%
0,7%
0,0%
5,2%
0,5%
0,0%
0,0%
73,8%
22,6%
32,0%
56,9%
71,5%
112,8%
31,6%
100,0%
109,8%
403,6%
Tổng số
15.634
508
3,3%
36%
(Nguồn báo cáo kinh doanh-NHNT)
Chất lượng tín dụng
a.Tình hình nợ quá hạn
số dư nợ quá hạn đến cuối năm nay là 508 tỷ VND còn chiếm 3,3% trên tổng dư nợ,gỉm so với tỷ lệ 4,0% cuối năm 1999.Mặc dù vậy một điểm đáng lưu ý là có tới 377 tỷ là nợ quá hạn khó đòi.Các chi nhánh có tỷ lệ nợ quá hạn còn cao hơn trên 5% là Hà Tĩnh (15,1%)Vinh(15,1%),Nha Trang(13,2%)..
Nhìn chung các chi nhánh đã tích cực trong công tác thu hồi nợ quá hạn ,mặc dù gặp nhiều khó khăn do con nợ chây ỳ và việc xử lý của các cơ quan pháp luật nhiều khi còn chưa triệt để,tiêu biểu là các chi nhánh :Vinh thu được 23,7 tỷ VND trong đó nợ quá hạn khó đòi là 7,9 tỷ,Tân thuận thu được 43,5 tỷ trong đó 5,3 tỷ là nợ khó đòi,Hà Tĩnh thu được 9,5 tỷ VND.
Tuy nhiên do có khó khăn trong việc thu hồi nợ các khoản cho vay công ty lương thực An Giang,cho vay caphê,cho vay khắc phục hậu quả cơn bão số 5.
Tình hinh nợ tồn động
NHNT có số nợ tồn đọng lớn,hầu như không có khả năng thu hồi,bao gồm:nợ khoanh,nợ chờ xử lý và nợ cho vay do bảo lãnh.
Nợ khoanh
Số dư nợ khoanh tại 31/12/2000 là 1.317 tỷ VND,giảm 5,7%so với năm ngoái.Trong đó,nợ khoanh của các đơn vị giai thể (không có khả năng thu hồi ) chiếm 32%,số còn lại là nợ khó đòi.Nợ khoanyh giảm chủ yếu là do NHNT thực hiện xoá nợ đối với công ty Imexco(9,6 triệu USD)được Chính Phủ cho phép hạch toán vào chi phí hoạt động của NHNT.số nợ khoanh giảm do thu được trong năm chỉ có 4 tỷ VND và 340 nghìn USD,chiếm 0,6%nợ khoanh
Nợ khoanh có khả năng gia tăng trong thời gian tới do việc NHNT đang trình nợ khoanh theo chủ trương chung các khoản nợ bị thiệt hại do lũ lụt tại các tỉnh miền trung (khoảng 97.900USD và 5.788 trieeuj VND).Đối với khoản nợ được khoanh từ năm 1994,1995 đã hết thời hạn khoanh nợ , NHNT đã báo cáo với liên bộ trình Chính phủ có biện pháp xử lý hoặc cho phép gia hạn các khoản nợ khoanh này.
Nợ chờ xử lý
Số dư nợ chờ xử lý tại 31/12/2000 là 1300 tỷ VND.Tổng giá trị tài sản thế chấp được định giá thuộc số nợ này chỉ là 714 tỷ VND,bằng 54,9% tổng dư nợ chờ xử lý.Việc giảm nợ chờ xử lý hoàn toàn phụ thuộc vào việc hi hanh án và xử lý tai sản thế chấp,tuy nhiên kết quả còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân.Số it tài sản là đất và nhà đã được bán nhưng hầu hết là những tài sản có giá trị thấp.
Nợ cho vay do bảo lãnh
Số dư nợ cho vay do bảo lãnhhiện là 287 tỷ VND,tưng 71 tỷ so với cuối năm trước.Nợ cho vay do bảo lãnh tăng do trong năm NHNT phải thực hiện trả thay khoản nợ của efic số tiền gàan 4 triệu USD và khoản nợ của Sanhshinsoos tiền tương đương hơn 1 triệu USD.
Có tới 23,2%số nợ cho vay do bảo lãnh chưa được các doanh nghiệp nhân nợ,chủ yếu là nợ thuộc các doanh nghiệp tai chi nhanhns Nha Trang và công ty Imexco tại chi nhánh HCM.
Như vậy,tình hình nợ khó đòi có khả năng thu hồi của NHNT vào thời điểm hiện nay như sau:
Nợ khoanh: 1.317 tỷ VND
Nợ chờ xử lý: 1.300 tỷ VND
Nợ cho vay do bảo lãnh: 287tỷ VND
Nợ quá hạn khó đòi: 377 tỷ VND
Tổng số 3.281tỷVND
Tổng số nợ khó có khả năng thu hồi chiếm tới 21% so với tổng dư nợ, lớn gấp gần 1,8 lần Vốn điều lệ và các quỹ của NHNT. Với quyết tâm lớn nhằm giải quyết nợ cũ, lại thêm điều kiện kinh doanh khá thuận lợi, song trong những năm gần đây NHNT mới trích lập được 971,6 tỷ quỹ dự phòng rủi ro. Đây thực sự là vấn đề cấp bách, việc nghiên cứu xử lý trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của chương trình tái cơ cấu ngân hanàg trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 6: Sử dụng vốn trên thị trường cấp II (Đơn vị tỷ đồng)
Chỉ tiêu
12/1999
12/2000
+/- %
VND
NTệ
Quy VND
VND
NTệ
Quy VND
Tổng sử dụng
vốn thị trường
Tr.đó:
-Mua tín phiếu,
TP KBNN
-Tiền gửi tại
TCTD trong nước
-Tiền gửi tại
TCTD nước ngoài
-Cho vay TCTD trong nước
3627
1.180
2.447
0
290
1792
0
22
1690
0,07
28 743
1.180
2299
23.689
300
5388
1337
2775
0
1092
2626
0
13
2.538
0,07
43463
1.337
2.965
36.801
1093
51,2%
13,3%
29,0%
55,3%
264,6%
(Nguồn báo cáo kinh doanh-NHNT)
Tổng sử dụng vốn trên thị trường II đạt 43.465 tỷ VND vào cuối tháng 12/2000. Đây là bộ phận sử dụng vốn có tốc độ tăng cao nhất (tăng 51,2%) đã đưa tỷ trọng xử dụng vốn trên thị trường này trong tổng sử dụng vốn lên tới 65,2% so với mức 62,7% vào cuối năm 1999.
Sử dụng vốn tiền đồng trên thị trương II tăng 48,6 % so với cuối năm 1999 đạt 5.388 tỷ VND. Số tiền sử dụng để mua tín phiếu, trái phiếu Chính Phủ là 1.337 tỷVND, tăng 13,3 %. Bên cạnh đó NHNT đã linh hoạt điều chuyển vốn tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng. Đến cuối tháng 12/2000 số dư cho các tổ chức tín dụng vay đạt 1.092 tỷ VND, tăng 3,6 lần so với cuối năm 1999.
Sử dụng vốn ngoại tệ trên thị trường II đạt 2.626 triệu USD, tăng 834 triệu USD, hay 46,5%so với cuối năm 1999.Tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài đạt mức 2.538 triệu USD(tương đương 36.801 tỷ VND)tăng 50,2% chiếm tỷ trọng 55,2%trong tổng sử dụng vốn.Trong năm 2000 lãi suất trên thị trường quốc tế đã làm tăng hiệu quả hướng sử dụng vốn này,NHNT đã bắt đầu kinh doanh vốn dưới dạng đầu tư vào tín phiếu,trái phiếu Chính phủ,trái phiếu của các công ty có thứ hạng cao trên thị trường Mỹ thông qua ngân hàng đại lý có tín nhiệm.Bên cạnh đó ,để tăng hiệu quả sử dụng vốn,NHNT đã thực hiện cơ cấu kỳ hạn tiền gửi ở nước ngoài hợp lý-phù hợp với kỳ hạn vốn huy động ngoại tệ trong nước.
Một số mặt hoạt động kinh doanh khác
a. Công tác bảo lãnh nước ngoài
Tổng dư nợ bảo lãnh nước ngoài đến 31/12/2000 là 45,3triệu USD,giảm mạnh so với cuối năm 1999,giảm 30,6 triệu USD.Dư nợ bảo lãnh quá hạn còn 17,5triệu USD giảm 11,4triệu USD so với năm trước.Hỗu hết dư nợ bảo lãnh quá hạn (97%)là số dư phát sinh trong thời kỳ bao cấp từ năm 1990 về trước.
b.Thanh toán xuất-nhập khẩu
Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNT năm 2000 đạt 9.175 triệu USD, tăng 39,4% so với năm 1999, và chiếm thị phần33,1% trong thanh toán nhập khẩu của cả nước ,vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đầu năm đề ra là giữ thị phần thanh toán 28%.
Bảng 7: Thanh toán xuất, nhập khẩu (Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Doanh số thanh toán
Tăng/giảm
( % )
Thị phần
1999
2000
1999
2000
Tổng DS TT XNK
6.580
9175
39,4%
28,4%
31,1%
Doanh số TT Xuất khẩu
3263
4163
27,6%
28,3%
29,1
Doanh số TT Nhập khẩu
3317
5012
51,1%
28,5%
33,0%
(Nguồn báo cáo kinh doanh-NHNT)
c.Thanh toán phi mậu dịch
Bảng 8:Thanh toán mậu dịch (Đơn vị tỷ đồng)
Chỉ tiêu
1999
2000
+/- ( %)
Thu
1829
1798
-1,7%
Chi
796
682
-14,4%
Tổng số
2625
2480
-5,5%
(Nguồn báo cáo kinh doanh-NHNT)
d.Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng
Tổng số thẻ phát hành năm 2000 là 1.327 thẻ,tăng 2%so với cuối năm 1999,nâng tổng số thẻ phát hành từ trước tới nay lên 5.029thẻ.
Doanh số thanh toán thẻ năm 2000 đạt 712 triệu USD,bằng doanh số năm 1999.Hầu hết doanh số thanh toán các loại thẻ đều tăng do chất lượng phục vụ cải thiện.
e.Kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm 2000 của NHNT diễn ra trong tình hình khan hiếm ngoại tệ kéo dài.
f.Công tác Ngân quỹ
Bảng 9: Công tác ngân quỹ (Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
+/- (%)
VND: -Thu
-Chi
37.553
46.939
+ 25 %
37.374
47.281
+ 27 %
NPTT: -Thu
-Chi
22.146
18.514
- 20 %
22.092
18.270
- 21 %
Ngoại tệ: -Thu
-Chi
1.668
2086
+ 25 %
1617
2092
+ 29 %
(Báo cáo kinh doanh –NHNT)
g.Các hoạt động khác
Công tác đối ngoại
NHNT đã có những bước tiến đáng kể trong việc duy trì, củng cố và mở rộng quan hệ với các ngân hàng trên thế giới .
Công tác kiểm tra,kiểm toán nội bộ (KTKTNB)
Công tác KTKTNB đã và đang từng bước được hoàn thiện về chức năng ,nhiệm vụ cũng như tổ chức hoạt động.Cho đến nay tất cả các chi nhánh NHNT đã có bộ phận KTKTNB với tổng số lượng cán bộ toàn hệ thông trên 50 người.Hàng năm,bộ phận KTKTNB tại chi nhánh đều xây dựng kế hoạch KTKTNB,triển khai kiểm tra việc chấp hành qui định chế độ nghiệp vụ tại chi nhánh mình(tín dụng, thanh toán, kế toán)phát hiên kịp thời các sai sót báo cáo ban lãnh đạo để có biện pháp chấn chỉnh .trong năm 2000 bộ phận KTKTNB tại Trung ương đã tiến hành đi kiểm tra tại 9 chi nhánh,phát và chấn chỉnh một số thiếu sót trong việc thực hiện các quy định về kế toán đối chiếu số dư tiết kiệm và quy trình tín dụng tại chi nhánh này.
Công tác tổ chức cán bộ đào tạo
Công tác đào tạo cán bộ thường xuyên được coi trọng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ NHNT:trong năm 2000 đã tổ chức cho 170 lượt cán bộ tham gia các khoá đào tạo trong nước về nghiệp vụ chuyên môn, cử trên 300 lượt cán bộ đi công tác, học tập và khảo sát ngắn hạn ở nước ngoài.
Công tác kế toán
Công tác kế toán tài chính tại NHNT đã thực hiện tốt góp phần vào quản lý an toàn vốn và tài sản,nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trong năm NHNT đã hoàn thành tốt đợt tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản của ngân hàng tại thời điểm 01/01/2000 được NHNN đánh giá là một trong những đơn vị thực hiện đầy đủ các báo cáo không sai sót và đúng thời hạn.
III- Tình hình huy động vốn và đầu tư tín dụng tại Sở giao dịch:
1. Huy động vốn tại sở giao dịch
Năm 1999 là 17072,55 tỷ ; năm 2000 tăng đáng kể là 25711,26 tỷ, cùng với chi nhánh thành phố HCM, sở 1 đã chấp hành tốt kế hoạch huy động nguồn vốn, và là đơn vị có qui mô huy động nguồn vốn lớn . Có được như vậy là do:
NHNT đã kịp thời hạ lãi suất tiền vay, nhưng vẫn đảm bảo nguồn vốn huy động, lãi suất đầu vào thấp.
Đa dạng hoá các hình thức huy động, bổ sung các kỳ hạn lãi suất khác nhau, linh hoạt điều chỉnh lãi suất.
Lãi suất USD trên thị trường quốc tế tăng mạnh kéo theo việc tăng lãi suất của thị trường trong nước , điêù này đã khuyến khích dân cư tăng cường gửi USD trong khi đó Sở lại có thế mạnh trong việc huy động nguồn vốn này.
2. Tình hình đầu tư tín dụng tại Sở giao dịch
Bảng 10:Tình hình đầu tư tín dụng tại sở giao dịch1-NHNT
(Đơn vị :tỷ đồng)
Chỉ tiêu
31/12/98
31/12/99
31/12/200
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Tín dụng
Thông thường
Ngắn hạn
Dài hạn
10.338
7.234
3.104
100%
70%
30%
10.102
7.586
2.510
100%
75,1%
24,9%
14.317
11.351
2.966
100%
79,3%
20,7%
(Nguồn báo cáo kinh doanh-NHNT)
So với tín dụng trung và dài hạn, cho vay ngắn hạn của ngân hàng mặc dù có tỷ lệ sinh lời thấp nhưng luôn được coi là có tính thanh khoản hơn, ít rủi ro hơn.
Tín dụng ngắn hạn tăng dần theo từng năm. Năm 1998 là 7.234 tỷ, năm1999 là 7586, đến năm 2000 đã lên tới 11.351 tỷ (bảng 1). Tín dụng ngắn hạn luôn chiếm khoảng 70-80%. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn là một bộ phân quan trọng có ảnh hưởng lớn tới nghiệp vụ tín dụng của Sở vì vậy Sở cần dành cho một quan tâm xứng đáng. Bên cạnh đó dư nợ ngắn hạn cũng chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng.(bảng 2)
Bảng 11: Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ (Đơn vị:tỷ đồng)
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Dư nợ
Dư nợ
Dư nợ
Dư nợ ngắn hạn
1718,88
2022,15
2379
Tổng dư nợ
2455,54
2808,54
3050
Tỷ trọng
70%
72%
78%
(Nguồn báo cáo kinh doanh -NHNT)
Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ có xu hướng ngày càng tăng, năm 1998 là 1718,88 tỷ, năm 1999 là 2022,15 tỷ tăng 17,64% đến năm 2000 đã là 2379 tỷ tăng 17,6% điều này cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch-NHNT ngày càng cao. Có thể lý giải tình trạng này do mấy nguyên nhân:
Do ngân hàng không tiếp cận được với một số dự án trung và dài hạn khả thi.
Do quá trình hoạt động chưa lâu nên không có nhiều kinh nghiêm tiếp nhận các dự án loại này.trong đó trên thị trường có rất nhiều ngân hàng khác có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này như Ngân hàng Đầu tư.
Bên cạnh đó, nguồn huy động của Sở phần lớn là ngắn hạn.Theo quy định chung của toàn ngân hàng thì các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.
Bảng 12:Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành và thành phần kinh tế
Đơn vị :tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tỷ trọng dư nợ
Tỷ lệ NQH/Dư nợ
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Doanh nghiệp
Nhà nước
78,4%
77,4%
76,2%
4%
3,45%
3,0%
Công ty cổ phần
Cty TNHH
10,5%
10,75%
11,2%
4,2%
3,87%
3,3%
Doanh nghiệp có
vốn ĐTNN
4,25%
4,35%
4,4%
1,5%
1,4%
1,3%
Doanh nghiệp
tư nhân,HTX,cá nhân
4,02%
4,08%
4,1%
8,05%
7,79%
7,6%
(Nguồn báo cáo kinh doanh-NHNT)
Dư nợ tín dụng ngắn hạn tập trung chủ yếu vào DNNN
Nhìn chung dư nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước luôn là những con số ấn tượng, năm 1998 là 78,4 %.Năm 1999 là 77,4% năm 2000 là 76,2%.Hiện nay các ngân hàng đều ưa thích cho vay doanh nghiệp Nhà nước vì tâm lý thông thường ngầm định rằng Nhà nước sẽ đứng đằng sau lưng làm tấm bùa hộ mệnh. Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng đều làm việc vì lợi ích ngân hàng nhưng khi xảy ra các vụ việc lại chỉ qui kết cho cán bộ tín dụng mình chịu, vì vậy họ luôn co cụm lại, không muốn cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhiều rủi ro.nhưng chênh lệch về tỷ trọng cho vay ngắn hạn giữa DNNN và các thành phần ngoài quốc doanh như trên quá lớn, không phải là dấu hiệu tốt xét ở tầm vĩ mô.Vẫn có nhiều đơn vị ngoài quốc doanh hoạt đông tốt và cũng có nhiều DNNN hoạt động không có hiệu quả.
Tình trạng dư quá hạn trên tổng dư nợ tại Sở giao dịch giảm đáng kể .Đặc biệt là DNNN, vào năm 2000 tỷ trọng chỉ còn là 3%.Đây là dấu hiệu đáng mừng.
3. Nợ quá hạn
Bảng 13:Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn (Đơn vị :tỷ đồng)
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Nợ quá hạn
68,76
74,82
80,89
Dư nợ ngắn hạn
1718,88
2022,15
2379
Tỷ lệ
4,0%
3,7%
3,4%
(Nguồn báo cáo kinh doanh-NHNT)
Nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào tín dụng ngắn hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn giảm tương đối đáng kể. Tuy nhiên đây là con số tương đối. Thực ra nợ quá hạn tăng dần theo từng năm. Bởi vì:
Dư nợ ngắn hạn tăng theo từng năm và tỷ lệ dư nợ ngắn hạn của các năm cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn .Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn năm 1999/1998 là:17,64% so với tỷ lệ nợ quá hạn năm 2000/1999 là 8,8%.Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn năm 2000/1999 là 17,66% so với tỷ lệ nợ quá hạn năm 2000/1999 là 8,1%.
Do ngân hàng có thể chuyển một số nợ quá hạn sang các tài khoản khác như tài khoản liên quan đến vụ án chờ xử lý, tài khoản xiết nợ làm giảm đi con số thực về nợ quá hạn.
Một số doanh nghiệp có vốn tự có thấp, yếu kém về sản xuất, dự trữ hàng hoá không phù hợp với nhu cầu thị trường, thiếu kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, gặp khó khăn trong trả nợ ngân hàng.
Với địa bàn hoạt động tương đối rộng, bình quân mỗi cán bộ tín dụng phải theo dõi một lượng khách hàng lớn nên không nắm sát sao tình hình sử dụng tiền vay của khách hàng cũng như đôn đốc thu nợ kịp thời.Điều này đã làm tăng thêm rủi ro không thu hồi được nợ.Dẫn tới nợ quá hạn là không thể tránh khỏi.
IV-Đánh gIá chất lượng tín dụng ngắn hạn
1. Những thành tựu :
Vốn tín dụng ngắn hạn của Sở đã phục vị kịp thời các nhu cầu sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, góp phần vào tốc độ tăng trưởng cao của thủ đô Hà Nội.
Hoạt động tín dụng tăng trưởng nhanh,bám sát chủ trương kinh tế lớn của Nhà nước,cũng như các chủ trương của NHNT, tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong tín dụng.Dư nợ ngắn hạn tăng theo từng năm điều nay cho thấy chất lượng tín dụng tại sở giao dịch ngày càng tăng.Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ ngắn hạn giảm đáng kể.
Ngân hàng đã triển khai công tác tiếp cận doanh nghsiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn hợp lý đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành sớm các thủ tục xin vay đựoc nhanh chóng và thuận lợi.Ngân hàng đang từng bước gắn mình với doanh nghiệp qua vai trò tư vấn.
Hoạt động tín dụng đã làm tăng một phần thu nhập đáng kể cho sở giao dịch,giữ vững hơn về kinh tế, ổn định trong kinh doanh.
Tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với DNNN có xu thế giảm dần, cho vay đối với các thành phần kinh tế tăng dần góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế của địa bàn Hà Nội.
Nguyên nhân đạt được kết quả trên:
Được Đảng, Chính phủ ban hành kịp thời các chủ trương chính sách, tháo gỡ các khó khăn cho nền kinh tế, được thống đốc NHNN, Tổng giám đốc NHNT chỉ đạo cụ thể bằng các văn bản .Chỉ thị hướng dẫn sát thực tế kịp thời tạo cơ hội cho đơn vị tác nghiệp yên tâm thực hiện nhiệm vụ huy động vốn và đầu tư phục vụ kinh tế phát triển.
Nội bộ ban giám đốc đoàn kết thống nhất chỉ đạo điều hành các phòng tổ ,chi nhánh trực thuộc thực hiện nghiêm túc định hướng, mục tiêu kế hoạch kinh doanh cả năm và được cụ thể bằng chương trình chỉ đạo từng quý, tháng đồng thời kiểm điểm sát sao công viêc.
Ban giám đốc thường xuyên quan tâm đến việc sắp xếp lại lực lượng lao động trong cơ quan,đào tạo,bố trí việc phù hợp năng lực, sở trường nguyện vọng của cán bộ nhưng kiên quyết điều hành bằng các văn bản chỉ đạo cụ thể để nâng cáo chất lương công tác.
Trong quá trình cho vay, Sở đã thực hiên liên tục việc kiểm tra, bao gồm:
- Kiểm tra trước khi cho vay để Sở xem xét tính khả thi của dự án, từ đó có quyết định vay hoặc không.
- Kiểm tra trong khi cho vay: Sở thực hiện mỗi lần phát tiền vay nhằm đảm bảo số tiền vay phải có khối lượng, thiết bị hoặc chi phí công trình làm đảm bảo.
- Kiểm tra sau khi cho vay là khâu mà Sở rất chú trọng.Gồm:
+ Kiểm tra chứng từ vay vốn
+ Đảm bảo nghiệp vị cho vay đúng chế độ
+ Thể lệ Nhà nước ban hành
+ Kiểm tra xem đơn vị sử dụng tiền vay đúng mục đich hay không.
+ Tiền vay phát ra có thực sự đươc dùng để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh hay không.
Do thực hiện tốt các công tác kiểm tra trên nên Sở đã thực hiên tốt công
tác tín dụng ngắn hạn trong thời gian qua.
-luôn suy nghĩ về chiến lược khách hàng và tiếp thị thông qua công tác tổ chức, phân tích xếp loại doanh nghiệp, mở các hội nghị khách hàng để tuyên truyền các chủ trương, cơ chế phục vụ của ngành,xác định các tiêu chuẩn để quyết định chế độ ưu đãi lãi suất với khách hàng truyền thống.
2. Những tồn tại :
Tỷ lệ tín dụng ngắn hạn /nguồn vốn huy động của sở tương đối nhỏ, giảm liên tục trong những năm gần đây.Tổng dư nợ tăng lên theo từng năm Năm 1999 tăng 14,37%.Năm 2000 tăng 8,6%.Tuy nhiên hệ số sử dụng vốn vẫn giảm .Như vậy, Sở chưa sử dụng hiệu quả tối đa qui mô huy động vốn của mình .Đây là điểm yếu cần khắc phục.
Sử dụng vốn
Hệ số sử dụng vốn = * 100%
Huy động vốn
Bảng 14: Hệ số sử dung vốn (Đơn vị :tỷ đồng)
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6712.doc