Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: CL TDNH của NHTM đối với các DNVVN tại Việt Nam .3
1.1.Ngân hàng thương mại và tín dụng Ngân hàng . .3
1.1.1.Ngân hàng thương mại .3
1.1.2.Tín dụng Ngân hàng .4
1.2.Chất lượng TDNH của NHTM. 5
1.2.1.Tín dụng ngắn hạn. .5
1.2.2.Chất lượng tín dụng ngắn hạn. .9
1.3.Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. .18
1.3.1.Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ. .18
1.3.2.Vai trò của các DNVVN đối với phát triển KT - XH ở Việt Nam . 22
1.4.Vai trò của TD NH đối với sự phát triển của các DNVVN ở
Việt Nam hiện nay. .25
1.4.1.TD NH là một công cụ tích tụ và tập trung vốn để hỗ trợ cho các
DNVVN tái SX mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu . .25
1.4.2.TD NH là một công cụ để Nhà nước điều tiết KT vĩ mô, góp phần
chống lạm phát, ổn định TT và giá cả, tạo môi trường KD thuận lợi
cho các DN nói chung và các DNVVN nói riêng . .26
1.4.3.TD NH hỗ trợ cho các DNVVN trong việc tự do di chuyển
vốn từ ngành này sang ngành khác. 26
1.4.4.Lãi suất NH là đòn bẩy mạnh mẽ đối với việc huy động
vốn và cho vay của NH đối với cácDNVVN. . 27
Chương II : Thực trạng tín dụng ngắn hạn đối với các DNVVN
tại Techcombank .28
2.1.Khái quát chung về Techcombank . . .28
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển. 28
2.1.2.Hệ thống tổ chức. . .29
2.1.3.Các hoạt động. . .31
2.2.Thực trạng về TDNH đối với các DNVVN tại Techcombank . 35
2.2.1.Nguồn vốn để cho vay. .35
2.2.2.Hoạt động tín dụng. .38
2.2.3.TDNH cho các DNVVN . .41
2.2.4.Những khó khăn và thuận lợi của Techcombank trong việc
cấp TDNH cho cácDNVVN . .44
2.3.Đánh giá CL TDNH đối với các DNVVN . . 49
2.3.1.Những thành tựu đã đạt được. . .49
2.3.2.Những tồn tại. . 51
Chương III : Giải pháp nhằm nâng cao CL TDNH đối với các DNVVN tại Techcombank . . .58
3.1.Định hướng hoạt động TDNH tại Techcombank. . .58
3.1.1.Mục tiêu hoạt động của Techcombank. . 58
3.1.2.Định hướng hoạt động TDNH của Techcombank. . 58
3.2.Một số giải pháp nâng cao CL TDNH đối với các DNVVN
tại Techcombank. . .60
3.2.1.Một số giải pháp đối với Techcombank . 60
3.2.2.Một số giải pháp đối với các DNVVN . .71
3.2.3.Một số giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước .72
Kết luận .77
Danh mục tài liệu tham khảm
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bên cạnh hoạt động thanh toán quốc tế, bảo lãnh cũng là một điểm mạnh của Techcombank. Riêng năm 2001, hoạt động bảo lãnh đạt doanh số trên 256 tỷ đồng, tăng 82% so với năm 2000, mang lại 1,4 tỷ đồng doanh thu, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2000.
Cơ cấu KH sử dụng dịch vụ của Techcombank cũng đã có chuyển biến theo hướng ngày càng đa dạng, trong đó các KH là các DNVVN, các công ty cổ phần đóng góp tới 65% doanh số thanh toán của Techcombank.
Giao dịch trên thị trường liên NH
Techcombank luôn coi trọng hoạt động đầu tư trên thị trường liên NH và hoạt động này đang được Techcombank duy trì tốt, đặc biệt là giải quyết đầu ra bằng ngoại tệ trong điều kiện hoạt động TD bằng ngoại tệ đang gặp khó khăn. Trong thời gian qua, mặc dù đã rất cố gắng trong việc cho vay bằng ngoại tệ song Techcombank vẫn chưa thực sự thành công. Vì thế Techcombank coi thị trường liên NH là một trong những nơi giải quyết lượng vốn huy động bằng ngoại tệ của mình.
Tính đến cuối năm 2001, lượng vốn đầu tư trên thị trường liên NH và trái phiếu do các NH phát hành đã mang lại cho Techcombank 33,1 tỷ đồng doanh thu, tăng hơn 2 lần so với năm 2001. Doanh số giao dịch tiền gửi có kỳ hạn lên đến 7170 tỷ đồng, tăng 54,5% so với năm 2000, trong đó 76% là ngoại tệ nên trong những tháng cuối năm lãi suất ngoại tệ giảm mạnh đã ảnh hưởng đến kết quả KD của Techcombank.
Kết quả KD của Techcombank
Chỉ tiêu (tỷ VND) Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Tổng tài sản 1496 2388 4097
Vốn điều lệ và các quĩ 88,1 109,0 104,435
Tổng doanh thu hoạt động 80,19 149,03 225
Lợi nhuân trước thuế và
trích dự phòng rủi ro TD 5,84 17,5 52
Với nỗ lực trong nhiều năm, cộng với một chiến lược KD rõ ràng, Techcombank đã thu được kết quả tốt trong những năm qua, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng nhanh.
Các con số cũng cho thấy Techcombank đang đi đúng hướng và thực hiện tốt những cam kết của mình với cổ đông là tạo ra giá trị gia tăng cho vốn đầu tư.
Năm 2000 2001 2002
Lợi nhuận hoạt động/Tài sản có(%) 0,5 0,39 0,73
Lợi nhuận hoạt động/Vốn chủ sở hữu(%) 6,21 6,62 16,00
Với những kết quả đạt được, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng cao, Techcombank đang thể hiện tiềm năng PT lớn với sức cạnh tranh cao.
2.2.Thực trạng về TDNH đối với các DNVVN tại Techcombank.
2.2.1.Nguồn vốn.
2.2.1.1.Tổng NV huy động:
Techcombank có NV tăng trưởng mạnh và liên tục trong nhiều năm liền. Tính đến cuối năm 2002, tổng NV huy động được của Techcombank đạt 2735 tỷ VNĐ, tăng 22,5% so với năm 2001. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực, nên NV huy động được của Techcombank cũng không tăng trưởng được bao nhiêu trong những năm có khủng hoảng, chỉ có riêng năm 1998 là tăng mạnh đạt 529 tỷ VNĐ tăng 55,6% so với năm 1997. Năm 1999 NV huy động được tăng ít, khoảng 8% so với năm 1998. Trong vòng 8 năm tuy chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực nhưng NV mà Techcombank huy động được cũng tăng trưởng mạnh, từ năm 1995 đến 2002 NV huy động của Techcombank tăng hơn 18 lần. Điều này cho thấy sự PT rất mạnh mẽ của Techcombank trong những năm gần đây, đảm bảo cho NH có được NV đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của KH, đặc biệt là nhu cầu vốn cung cấp cho hoạt động TD. Riêng năm 2001 NV huy động tăng gần 1000 tỷ VNĐ. Ta sẽ thấy rõ hơn mức tăng trưởng NV huy động được của Techcombank qua thời gian, từ 1995 đến 2002 theo biểu đồ ở trên.
2.2.1.2.Cơ cấu NV theo nguồn huy động:
Bảng 02 : Cơ cấu NV của Techcombank
Đơn vị : Tỷ đồng; ngàn USD
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
So sánh(%)
VNĐ
USD
QĐ
VNĐ
USD
QĐ
VNĐ
USD
QĐ
Vốn điều lệ và các quỹ
110
0
110
140
0
140
27,3
0
27,3
Tiền gửi thanh toán
454
4,5
468
510
7
565
12,3
55
20
Huy động từ các TCTD
600
14
888
1025
30
1579
71
114
78
Tiền gửi tiết kiệm
398
34
880
693
50
1398
74
47
59
Tiền gửi khác
87
4
140
69
8
175
- 21
100
25
Vay
1160
20
1430
1590
40
2115
37
100
48
Tổng cộng
2809
81
3916
4027
135
5972
43
66,7
52,6
(Nguồn : Báo cáo kết quả KD của Techcombank)
+ Vốn điều lệ và các quỹ :
NV này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của Techcombank, chiếm khoảng 4% tổng tài sản. Điều này dẫn đến tính an toàn trong hoạt động của Techcombank chưa được cao, NH phải đối mặt với nhiều rủi ro trong hoạt động TD của mình. Tỷ lệ này thấp gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng mở rộng TD của NH. Tuy nhiên, ta có thể thấy mức độ tăng trưởng của vốn điều lệ cũng khá cao, năm 2002 tăng 27,3% so với năm 2001. So với cả hệ thống NHTM ở Việt Nam hiện nay thì tỷ lệ này vẫn không phải ở mức đáng lo ngại.
+ Vốn huy động :
Đây là một nguồn có tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng NV( Bao gồm: tiền gửi thanh toán; huy động từ các tổ chức TD; tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi khác) của Techcombank. Năm 2001 NV huy động chiếm 61% tổng NV. Đến năm 2002 tỷ lệ này đã tăng lên 62,25% tổng NV. Trong đó, NV huy động từ các TCTD vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 22,68% năm 2001 và 26,44% năm 2002.
- Nguồn tiền gửi thanh toán : Đây là NV có tỷ trọng tương đối trong các NV của NH, tuy nhiên mức độ tăng trưởng của nguồn này qua 2 năm là không nhiều khoảng 20%.
- Nguồn huy động từ các TCTD : Trong nhiều năm liền NV này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn huy động của Techcombank, đạt khoảng 37,4% tổng NV huy động được vào năm 2001và tăng lên 42,5% vào năm 2002. Trong nguồn này thì, nguồn huy động bằng ngoại tệ cũng chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 50% và có tốc độ tăng trưởng lớn nhất qua 2 năm đạt khoảng 114%.
- Nguồn tiền gửi tiết kiệm : Nguồn này có tỷ trọng không lớn trong tổng các nguồn huy động của NH. Tuy nhiên mức tăng trưởng qua 2 năm của nó cũng vào loại lớn nhất khoảng 59%.
- Nguồn vay : Bao gồm vay NHNN và vay các TCTD khác, đây là nguồn có tỷ trọng lớn nhất trong tổng NV của Techcombank.
2.2.1.3.Cơ cấu NV theo thời hạn
Bảng 03 : Cơ cấu NV của Techcombank theo thời hạn
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
TG không kỳ hạn
47
219
328
378
TG có kỳ hạn
524
1160
1962
2357
Tổng
571
1379
2290
2735
(Nguồn : Báo cáo kết quả KD của Techcombank)
Từ bảng trên ta thấy cơ cấu vốn của Techcombank theo thời hạn là có sự khác biệt lớn giữa tiền gửi không kỳ hạn với tiền gửi có kỳ hạn.
Năm 1999 tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng NV chỉ đạt khoảng 47 tỷ đồng chiếm 8,23%; trong khi đó thì tiền gửi có kỳ hạn đạt 524 tỷ đồng chiếm 91,77%. Sang đến năm 2000 tiền gửi không kỳ hạn có sự tăng trưởng rất lớn so với năm 1999 tỷ lệ tăng trưởng khoảng 466%, tuy nhiên so với nguồn tiền gửi có kỳ hạn thì đây vẫn là nguồn có tỷ trọng nhỏ chỉ bằng 0,189 lần ( 219 so với 1160 tỷ đồng) và chiếm 18,88% trong tổng NV.
Năm 2001 nguồn tiền gửi không kỳ hạn tuy có đạt được mức tăng trưởng đáng kể khoảng 50% so với năm 2000 nhưng tỷ trọng của nguồn tiền này vẫn chiếm một khối lượng nhỏ trong tổng NV đạt 328 tỷ đồng chiếm khoảng 14,32%. Vào năm 2002 thì tỷ trọng nguồn tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm đi, tuy về lượng thì có sự tăng lên 378 tỷ đồng so với 328 tỷ đồng nhưng về cơ cấu thì lại giảm đi chỉ chiếm khoảng 13,82% trong tổng NV.
Nhìn chung, qua một vài năm gần đây cơ cấu NV của Techcombank không có sự chuyển biến nhiều, NV huy động có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng NV, điều này tạo cho NH có được sự chủ động trong việc sử dụng NV này dùng để cho vay và có những biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. NH chủ động dùng những nguồn có thời hạn dài để cho vay các khoản có cần nhiều thời gian. Việc sử dụng hợp lý NV để cung ứng vốn cho nhu cầu của các đối tượng KH là điều rất quan trọng đối với mọi NH.
2.2.2.Hoạt động TD.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã gây ảnh hưởng lớn đến KT trong khu vực. Việt Nam không nằm ngoài tác động đó. Không chỉ các DN bị thiệt hại nặng nề mà các NHTM cũng bị giảm sút trong KD. Sức hấp thụ vốn của nền KT yếu, dư nợ TD tăng tăng trưởng chậm. Mặc dù đứng trước tình hình đó nhưng năm 1998, hoạt động TD của Techcombank vẫn được cải thiện trên nhiều mặt như quy trình thẩm định quyết định đầu tư, cơ chế kiểm tra, kiểm soát... nên Techcombank vẫn tìm được những hợp đồng TD có nhiều triển vọng, đặc biệt là các đối tượng KH là DNVVN, nhiều khoản TDNH đã được cấp để đảm bảo cho hoạt động của các DNVVN ở nước ta đạt được hiệu quả trong hoạt động SXKD.
Bảng 04 : Hoạt động TD của Techcombank
đơn vị : Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Doanh số cho vay
540
530
950
1620
3040
4800
Doanh số thu nợ
430
460
830
1300
2420
3880
Dư nợ
330
400
526
848
1430
2150
(Nguồn : Báo cáo kết quả KD của Techcombank)
Năm 1999, tổng dư nợ cho vay nền KT đạt 526 Tỷ VND, tăng 31% so với năm 1998, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 97% trong tổng doanh số cho vay; doanh số cho vay đạt 950 tỷ VND, tăng 80%; doanh số thu nợ đạt 830 tỷ VND, tăng 80% so với năm 1998.
Năm 2000, tổng doanh số cho vay đạt 1620 tỷ VND, tăng 70% so với năm 1999, doanh số thu nợ tăng 58% so với năm 1999, đạt 1300 tỷ đồng; đưa tổng dư nợ TD toàn hệ thống đạt 848 tỷ VND, tăng 322 tỷ VND so với năm 1999 đạt mức tăng trưởng 61%, hoàn thành 100% kế hoạch của năm 2000, trong đó dư nợ TD bình quân trong năm đạt mức tăng trưởng 45% mang lại 52 tỷ đồng doanh thu TD, tăng 44% so với năm 1999.
Năm 2001, tổng doanh số cho vay của Techcombank đạt 3040 tỷ đồng tăng 88% so với năm 2000, đưa tổng dư nợ đến cuối năm đạt 1430 tỷ đồng, tăng 69% so với dư nợ cuối năm 2000; doanh số thu nợ đạt 2420 tỷ đồng, tăng 86% so với năm 2000.
Năm 2002, tổng doanh số cho vay của Techcombank đạt 4800 tỷ đồng tăng 58% so với năm 2001, doanh số thu nợ đạt 3880 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2001, tổng dư nợ đến cuối năm đạt 2150 tỷ đồng, tăng 50% so với dư nợ năm 2001.
Nhìn chung trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng trong hoạt động TD của Techcombank đạt mức cao nhất trong các NHTM ở Việt Nam. Để đạt được mức tăng trưởng cao như vậy là do Techcombank đã thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu TD theo hướng tăng tỷ trọng cho vay đối với các DN ngoài quốc doanh, đặc biệt là đối với các DNVVN. Để thấy rõ hơn điều này ta có thể tham khảo bảng sau đây về cơ cấu dư nợ theo thành phần KT :
Bảng 05 : Cơ cấu dư nợ theo thành phần KT tại Techcombank
Đơn vị : %
Thành phần KT
1999
2000
2001
2002
DN Nhà nước
53
39
24
17
DN tư nhân, Cổ phần, TNHH
30
50
52
59
DN có vốn đầu tư nước ngoài
2
6
4
8
Đối tượng khác
15
5
20
15
Tổng
100
100
100
100
(Nguồn : Báo cáo kết quả KD của Techcombank)
+ Hoạt động TDNH tại Techcombank :
Trong những năm gần đây tỷ trọng cấp TDNH tại Techcombank ngày càng tăng, chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay của NH. Cơ cấu cho vay nói chung, cũng như TDNH nói riêng chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh cho vay các DN ngoài quốc doanh, đặc biệt là đối với các DNVVN. Tổng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2001 đạt 1970 tỷ đồng, chiếm 65% trong tổng doanh số cho vay tại NH; doanh số thu nợ đạt 1675 tỷ đồng, đạt 69% tổng doanh số thu nợ trong năm; tổng dư nợ chiếm 68% trong tổng dư nợ, đạt 974 tỷ đồng.
Bảng 06 : Cơ cấu TD tại Techcombank
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Cho vay
Thu nợ
Dư nợ
Cho vay
Thu nợ
Dư nợ
+ TDNH
1970
1675
974
3354
2698
1630
- VNĐ
1542
1460
718
2350
1822
1246
- Ngoại tệ
428
215
256
931
803
384
+ TD trung, dài hạn
1070
745
456
1546
1300
702
- VNĐ
784
574
324
1025
871
478
- Ngoại tệ
286
171
132
521
429
224
(Nguồn : Báo cáo kết quả KD của Techcombank)
Năm 2002, tỷ trọng TDNH có mức tăng đáng kể so với năm 2001. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng 65% so với năm 2001, đạt 3254 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt 2698 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2001; doanh số dư nợ đạt 1630 tỷ, tăng 67,5% so với năm 2001.
2.2.3.TDNH cho các DNVVN :
Là một NH Thương Mại cổ phần, vốn điều lệ còn nhỏ, cùng với thời gian hoạt động chưa được nhiều, cho nên KH của Techcombank chủ yếu là các DN ngoài quốc doanh, trong đó thì DNVVN là đối tượng KH luôn có mối quan hệ thường xuyên với NH, tuy nhiên quy mô các giao dịch với các DNVVN là không lớn. Trong một vài năm gần đây, Techcombank đã có những thay đổi đáng kể nhằm đẩy mạnh mối quan hệ với nhóm KH này, đồng thời không ngừng nâng cao CL hoạt động để đạt được mục tiêu hiệu quả.
2.2.3.1.Cơ cấu TDNH của Techcombank theo đối tượng KH.
Bảng 07 : Cơ cấu TD theo đối tượng KH
Dư nợ theo TP
2001
2002
2001/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
+/-
+/-%
Dư nợ ng.hạn
814
100
1140
100
292
35,87
Nhà nước
135
16,6
131
11,5
-4
-2,96
Tập thể
473
58,1
757
66,4
284
60,04
Tư nhân
14
1,7
25
2,2
11
78,57
Cá thể
168
20,6
248
21,8
80
47,62
(Nguồn : báo cáo kết quả KD của Techcombank)
Bảng trên cho thấy khu vực Nhà nước có số dư nợ ngắn hạn giảm vì thế tỷ số tăng % cũng âm giữa hai năm 2001 và 2002. Trong khi đó, khu vực ngoài quốc doanh có sự tăng trưởng mạnh các khoản vay ngắn hạn, đặc biệt là các DN khu vực tư nhân, được thể hiện qua cả con số tuyệt đối và tương đối. Các DN được phân loại là tập thể (các công ty TNHH, công ty cổ phần) có đóng góp lớn trong số dư TDNH với 58,1% trong năm 2001 và 66,4% trong năm 2002. Sự tăng trưởng mạnh của dư nợ khối này (năm 2002 là 60,04%) là nhân tố chính làm cho dư nợ ngắn hạn Techcombank tăng trưởng 35,87% năm 2002.
Các DN khu vực tư nhân cũng là những người vay vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ chính, chiếm phần lớn trong cơ cấu cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ của Techcombank.
Bảng 08 : Cơ cấu TDNH bằng ngoại tệ theo đối tượng KH
Dư nợ ng.tệ ng.hạn
160
100
490
100
330
206,25
Nhà nước
45
28,12
120
24,49
75
166,67
. khác
13
8,13
51
10,41
38
292,31
Tập thể
102
63,75
319
65,1
217
212,75
(Nguồn : báo cáo kết quả KD của Techcombank)
2.2.3.2.Cơ cấu TDNH theo loại hình DNVVN
Bảng 09 : Cơ cấu TDNH cho các DNVVN theo từng loại hình
Dư nợ ngắn hạn theo loại hình DNVVN
Năm 2001
Năm 2002
2002/2001
Số tiền
%
Số tiền
%
+,-
+,- %
- Công ty TNHH
378
38,81
688
42,81
310
82
- Công ty CP, LD
255
26,18
379
23,25
124
48,63
- DN tư nhân
25
2,57
44
2,67
19
76
- Loại khác
316
32,44
519
31,84
203
64,24
Cộng
974
100
1630
100
656
(Nguồn : báo cáo kết quả KD của Techcombank)
Nhìn chung hoạt động TD đối với các DNVVN trong một vài năm gần đây có tốc độ tăng trưởng khá mạnh, do NH đã có những chiến lược thích hợp để thu hút loại KH này.
+ Công ty TNHH :
Từ khi Luật DN ra đời và được áp dụng, các loại hình KT ngoài quốc doanh đã có hành lang pháp lý để tiến hành hoạt động SXKD. Các công ty TNHH ra đời ngày càng nhiều hơn và có mặt trên hầu khắp các lĩnh vực như thương mại, dịch vụ, SX ... Chủ yếu quy mô của các DN này là quy mô vừa và nhỏ, loại hình KD đa dạng. Trong thời kỳ đầu mới thành lập, họ rất cần NV vay từ NH để đầu tư mở rộng hoạt động SXKD. Nắm bắt được nhu cầu này Techcombank đã tiếp cận và cho vay với doanh số ngày càng lớn. Dư nợ luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước. Sự tăng trưởng ấy được thể hiện ở dư nợ năm 2001 là 422 tỷ đồng, chiếm 29,5% tổng dư nợ đối với các thành phần KT. Trong đó riêng dư nợ ngắn hạn đối với các công ty TNHH chiếm 89,5% tổng dư nợ của thành phần này, đạt 378 tỷ đồng. Sang năm 2002 dư nợ đối với các Công ty TNHH tăng lên 784 tỷ đồng, tăng 85,7% so với năm 2001; chiếm 33,62% tổng dư nợ của các thành phần KT. Trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 87,8% tổng dư nợ, đạt 688 tỷ đồng, tăng 82% so với năm 2001. Nhìn chung với tốc độ PT như hiện nay của các Công ty TNHH, và sự tăng trưởng của TD nói chung và TDNH nói riêng đối loại hình DN này, thì đây là một thị trường rất lớn để Techcombank khai thác.
+ Công ty cổ phần, liên doanh :
Hiện nay, Nhà nước ta đã và đang tiến hành chủ trương cổ phần hoá các DN Nhà nước và đạt được những mục tiêu cơ bản. Số DN được cổ phần hoá phần lớn đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Trong quá trình PT của mình các DN đó luôn cần đến sự hỗ trợ của NH. Bên cạnh đó còn một số lượng lớn các công ty liên doanh với nước ngoài cũng có nhu cầu vay vốn NH. Techcombank đã có mối quan hệ với những đối tượng này, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong hoạt động của NH với nhóm KH này. Nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng TD đối với các Công ty cổ phần, liên doanh trong một vài năm gần đây khá cao. Và tỷ trọng TD cấp cho các DN này ngày càng lớn, trong đó chủ yếu là TDNH. Năm 2001, mức dư nợ của thành phần này là 283 tỷ đồng, chiếm 19,8% tổng dư nợ của Techcombank. Trong đó dư nợ ngắn hạn là 255 tỷ đồng, chiếm 90% tổng dư nợ của các Công ty cổ phần, liên doanh. Năm 2002, dư nợ tăng lên 508 tỷ đồng, chiếm 21,8% tổng dư nợ; tăng 79,5% so năm 2001. Mức dư nợ ngắn hạn của năm 2002 là 379 tỷ đồng, tăng 48,7% so với năm 2001 và chiếm 74,6% tổng dư nợ của thành phần KT này.
Để không ngừng phát huy thế mạnh của mình, thì Techcombank cần tiếp tục có những thay đổi cho phù hợp với sự PT của nền KT nói chung và các Công ty cổ phần, liên doanh nói riêng; nhằm thúc đẩy hoạt động TD đối với đối tượng này, không ngừng nâng cao CL mang lại hiệu quả cho nền KT và các DN này cũng như để hoạt động TD của Techcombank đạt được hiệu quả cao nhất.
+ DN tư nhân :
Do khó khăn của DN tư nhân là tài sản thế chấp, thông thường tài sản thế chấp của các DN này có giá trị nhỏ và cũ kỹ lạc hậu. Cho nên, cho vay DN tư nhân chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ của Techcombank (khoảng 1%-2%) và chủ yếu các DN tư nhân chỉ được NH cho vay vốn ngắn hạn.g Các DN tư nhân chủ yếu chỉ được vay bằng tiền đồng, ít khi được vay vốn bằng ngoại tệ. Mặt khác, NH cũng ngần ngại khi cho vay các DN này bởi tính rủi ro của các khoản cho vay này thường là rất cao. Do đó, đây là một thị trường mà Techcombank cần có những biện pháp phù hợp, linh hoạt hơn để nâng cao CL của hoạt động TD đối với các DN tư nhân, nhằm mở rộng và đem lại hiệu quả cho hoạt động TD của NH.
2.2.4.Khó khăn và thuận lợi của Techcombank trong cho vay các DNVVN :
+ Những khó khăn
Tuy DNVVN là một thị trường đầy tiềm năng cho các NH thương mại khai thác nhưng các NH cũng gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận đối tượng này. Đó là những vướng mắc về tài sản thế chấp, về uy tín, về khả năng trả nợ của KH ... Tương tự như các NH khác, Techcombank cũng phải đối diện với nhiều khó khăn trong cho vay DNVVN .
Thứ nhất, những cản trở từ môi trường vĩ mô :
- Trong các loại hình KD thì KD TT là một hoạt động đặc biệt nhạy cảm và chịu tác động mạnh mẽ từ các thay đổi của nền KT trong và ngoài nước. Mấy năm gần đây, nền KT nước ta cũng như các nước khác trong khu vực đang đứng trước những khó khăn nhất định như tình trạng thiểu phát kéo dài, hàng hoá SX ra không được tiêu thụ, chỉ số giá cả giảm, thêm vào đó là sự biến động liên tục của tỷ giá trên thị trường ngoại tệ ... Tình hình đó đã gây lên những tác động rất lớn đến hoạt động KD của các DN nói chung và các DNVVN nói riêng. Điều này như một phản ứng dây truyền đã tác động trực tiếp đến hoạt động KD của NH và đặc biệt là công tác TD.
Trước những khó khăn của nền KT, Nhà nước ta đang tiến hành điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện các chính sách vĩ mô nhằm cải thiện tình hình chung. Tuy nhiên các DN lại chưa kịp thích ứng với sự thay đổi đó, nên KD thua lỗ hoặc không đủ điều kiện để vay vốn NH.
- Sự ra đời của hai luật NH và luật các TCTD đã tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động của các NHTM, định hướng cho các NH hoạt động KD có hiệu quả. Tuy hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động của ngành NH đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn còn chưa đồng bộ và khoa học, chưa đủ sức điều chỉnh những diễn biến phức tạp trong hoạt động thực tế của các NH. Giữa hai luật NH và các luật khác có liên quan như Luật hình sự, dân sự, Luật đất đai, Luật DN, Luật thuế... lại đang có những điểm chưa đồng bộ. Luật đất đai liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, Luật dân sự liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, pháp lệnh phá sản không đảm bảkhông quyền lợi cho NH ... Nhiều trường hợp quan hệ TD bị hình sự hoá khi xảy ra rủi ro. Thêm vàkhông đó là NH bị khống chế mức dư nợ đối với KH dư Luật các TCTD quy định.
- Trong cơ chế cho vay do NHNN ban hành không có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần KT nhưng trên thực tế các quy định về cho vay như đảm bảo tiền vay lại là những cản trở đối với khu vực KT tư nhân khi tiếp cận NV NH. Nghị định về đảm bảo tiền vay quy định KH khi vay vốn NH phải có tài sản thế chấp có nguồn gốc xác định. Tài sản thế chấp của các DNVVN hiện nay chủ yếu là đất đai, nhà xưởng. Những tài sản này lại chưa được các cơ quan có trách nhiệm cấp chứng từ sở hữu cho chủ tài sản đó. Vì vậy, NH gặp nhiều khó khăn khi xem xét và xử lý tài sản thế chấp, thậm chí có thể bị ách tắc.
Thứ hai, Nguyên nhân từ phía KH :
Những khó khăn trong cho vay DNVVN của NH còn chịu tác động không nhỏ do chính từ phía DN. Các DNVVN trong thời gian vừa qua đã có nhiều thay đổi và có những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy sự PT này chưa vững chắc. Tăng trưởng mạnh về số lượng chưa đi cùng với tăng trưởng mạnh về CL. Môi trường KD ở nước ta còn khá nhiều rủi ro. Nên hoạt động của các DN có quy mô nhỏ còn gặp nhiều biến động.
Tình hình SXKD thường không ổn định. Bên cạnh đó còn tồn tại một số DN làm ăn phi pháp, buôn lậu, lừa đảo; trong quá trình KD thường chiếm dụng vốn của đối tác KD, đến khi mất khả năng thanh toán thì lừa đảo NH, giả mạo giấy tờ xin vay vốn rồi bỏ trốn. Vì vậy đã tạo lên một ấn tượng không tốt về đối tượng KH này.
Khó khăn lớn nhất của các DNVVN là không đủ điều kiện để vay vốn NH. Nhiều DN mới thành lập, uy tín chưa đủ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tình hình tài chính chưa ổn định ... nên chưa đáp ứng được các yêu cầu của NH. Nhiều DN có nhu cầu vay vốn nhưng không đủ tài sản thế chấp hoặc có tài sản nhưng lại thiếu giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tài sản đó.
Một nguyên nhân phổ biến xuất phát từ phía KH khiến NH từ chối cho vay là vấn đề lập dự án của DN. Do chưa có kinh nghiệm và trình độ năng lực hạn chế nên các dự án của DN nhiều khi không tính toán đầy đủ, rõ ràng, chính xác các yếu tố CP, đầu tư theo công nghệ nào, thị trường nào, thời gian triển khai, hiệu quả của dự án... nên làm mất nhiều thời gian bổ sung, phê duyệt dự án, cũng như làm ảnh hưởng đến thời gian của NH trong việc kiểm tra, thẩm định dự án và ra quyết định đầu tư. Trên thực tế ta thấy khả năng lập dự án đầu tư hoặc phương án SX của hầu hết các DNVVN còn rất yếu, chủ yếu là hình thức, nên kết quả là không thuyết trình được tính khả thi để có thể
vay vốn từ NH.
Bên cạnh đó các DNVVN còn chưa thực hiện hoạt động kế toán thống kê một cách nghiêm túc và đúng pháp luật, công tác hạch toán kế toán chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, nhiều khi mang tính chất gia đình. Chế độ kiểm toán bắt buộc đã được đưa vào áp dụng ở nhiều DN nhưng đa số các số liệu quyết toán và các báo cáo tài chính của DN lại chưa thực hiện chế độ này. Vì vậy, tình hình SXKD và tài chính của DN trên giấy tờ và trên thực tế có nhiều khoảng cách, không phản ánh chính xác tình trạng hiện có của DN. Điều này gây khó khăn cho NH khi tiến hành thẩm định xét duyệt cho vay.
Thứ ba, nguyên nhân từ NH :
Khó khăn cho vay không chỉ do từ phía KH, chính bản thân NH cũng có nhiều hạn chế làm cản trở công tác này.
Trước hết ngay bản thân chính sách TD của NH thường chú trọng vào các KH là DN lớn. Bởi cho vay các DN lớn được coi là an toàn hơn do họ nhận được sự bảo lãnh và trợ giúp của Nhà nước, có sức mạnh tài chính, lại có mạng lưới chi nhánh rộng rãi, dễ dàng nắm bắt thông tin. Trong khi đó các DNVVN hoàn toàn không có được các thế mạnh như vậy, do đo cho vay các DNVVN chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Trong khi các DN lớn mỗi lần vay thường có doanh số lớn làm dư nợ tăng lên nhanh chóng lợi nhuận lớn cho NH thì các DNVVN do khả năng tài chính hạn hẹp, giá trị tài sản đảm bảo không lớn nên mỗi lần vay chỉ vay từng món nhỏ khiến NH ngần ngại trong cho vay DNVVN.
Mặc dù hiện nay Techcombank đã đưa vào áp dụng nhiều hình thức cho vay như cho vay từng lần, cho vay theo món, cho vay theo hạn mức TD, cho vay trả góp ... Trên lý thuyết thì tất cả mọi đối tượng KH đều được áp dụng các hình thức cho vay trên, nhưng thực tế thì các DNVVN chỉ được vay theo món. Tuy hình thức này giúp NH quản lý chặt chẽ được các món vay nhưng lại gây khó khăn cho DN vì mỗi lần cần vay NH, các DNVVN lại phải lặp lại tất cả các thủ tục cần thiết, tốn nhiều thời gian và công sức. Việc ép các DN SX không mang tính thời vụ, thương mại phải vay từng lần, từng hợp đồng riêng biệt để mua từng đợt nguyên liệu, trả từng đợt CP... đã gây nhiều phiền toái cho cả DN và cán bộ TD. Trong khi đó, các hình thức cho vay khác có nhiều ưu điểm lại chưa được áp dụng, làm hạn chế khả năng của NH.
Bên cạnh đó theo quy định hiện nay, tài sản thế chấp là một điều kiện bắt buộc để một DNVVN vay vốn NH. Thông thường KH cũng chỉ nhận được một khoản vay từ 50% đến 70% giá trị tài sản thế chấp. Mà tài sản thế chấp lại là một vấn đề khó khăn đối với các DNVVN. Chính vì vậy, các DN này gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận được với NH.
Một nguyên nhân quan trọng nữa là do quy trình TD của NH. Các DNVVN chủ yếu có nhu cầu vay vốn ngắn hạn trong thời gian gấp, trong khi đó quy trình cho vay của NH lại trải qua nhiều bước, thời gian kéo dài. Trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100716.doc