NỘI DUNG TRANG
- Lời mở đầu : 3
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 3
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Kết cấu khoá luận 5
- Chương I : Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất và chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất . 6
I. Hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường 6
1. Khái niệm hộ sản xuất 6
2. Vai trò của của HSX trong nền kinh tế thị trường 7
3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế HSX 9
II. Tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế HSX 11
1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng 11
2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với HSX 13
3. Yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và HSX 16
III. Chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với HSX 17
1. Khái niệm chất lượng tín dụng Ngân hàng 17
2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với HSX 18
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với HSX 23
- Chương II : Thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHN0 & PTNT Hà Tây . 27
I. Giới thiệu về NHN0 & PTNT Hà Tây 27
1. Đặc điểm kinh tế xã hội tác động đến kinh doanh kinh doanh của NHN0 Hà Tây 27
2. Quá trình hình thành phát triển và chức năng của NHN0 & PTNT Hà Tây 29
3. Đặc điểm khách hàng của NHN0 & PTNT Hà Tây 31
II. Khái quát hoạt động kinh doanh của NHN0 & PTNT Hà Tây 32
1. Huy động vốn 32
2. Hoạt động cho vay 34
III. Thực trạng tín dụng đối với HSX tại NHN0 & PTNT Hà Tây 40
1. Tình hình thực hiện quy trình tín dụng tại NHN0 Hà Tây 40
2. Kết quả cho vay thu nợ đối với kinh tế hộ tại NHN0 Hà Tây trong thời gian qua 42
IV. Đánh giá về hoạt động tín dụng đối với HSX tại NHN0 & PTNT Hà Tây 58
1. Kết quả đạt được 58
2. Hạn chế trong hoạt động cho vay hộ sản xuất 62
- Chương III : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ sản xuất 68
I. Định hướng về hoạt động tín dụng đối với HSX 68
1. Chính sách tín dụng đối với HSX của Nhà nước 68
2. Định hướng chung của NHN0 & PTNT Việt Nam 68
3. Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Hà Tây 69
4. Định hướng về hoạt động tín dụng đối với HSX của NHN0 & PTNT tỉnh Hà Tây 70
II. Một số giải pháp cơ bản 71
1. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX 71
2. Giải pháp nhằm mở rộng cho vay HSX 81
3. Giải pháp bổ trợ 84
III. Kiến nghị 86
1. Kiến nghị với Nhà nước 86
2. Kiến nghị với chính quyền địa phương 88
3. Kiến nghị với NHN0 & PTNT Việt Nam 89
Kết luận 90
Tài liệu tham khảo 91
91 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng kinh doanh của NHN0 Hà Tây , có thể đánh giá sơ bộ hoạt động Ngân hàng là chất lượng, hiệu quả có sự phát triển ổn định và vững chắc đã dần chiếm được lòng tin của khách hàng. Đây là cơ sở thuận lợi cho Ngân hàng tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh trong những năm tiếp theo, khi hoàn cảnh kinh tế xã hội đang nảy sinh nhiều khó khăn cho hoạt động Ngân hàng .
Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài nghiên cứu sẽ đi sâu vào nghiên cứu về chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất, bởi vì vấn đề này có ý nghĩa quyết định đến sự an toàn cũng như lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Nhà nước thương mại hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn với tren 90 % khách hàng là nông dân.
III. thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHN0 & PTNT Hà Tây :
Trong vòng 2 - 3 năm trở lại đây, NHN0 Việt Nam thường xuyên có những thay đổi về cơ cấu, chính sách nhằm thu hút và phục vụ tốt hơn khách hàng của mình. Đồng thời nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cũng như phù hợp với nhu cầu đặc điểm kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Để phù hợp hơn với xu thế cho vay hộ Dân số - KHHGĐ , NHN0 Việt Nam ban hành quyết định 180 HĐQT- QĐ có hiệu lực từ 1/ 1/ 1999 để thay thế QĐ 499A - TDNT NHN0 về quy định cho vay đối với khách hàng là hộ sản xuất . Theo QĐ 180 HĐQT thì hộ sản xuất không phân chia thành hai loại như trong QĐ 499A nhưng gần đây nhất có QĐ 06/ HĐQT thay thế cho QĐ 180 trước đây về việc ban hành QĐ cho vay đối với khách hàng. Tuy nhiên do ở Hà Tây HTX hoạt động hiệu quả thấp, các công ty TNHH và DNTN hoạt động quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn hạn chế nên quan hệ tín dụng với NHN0 chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các thành phần kinh tế khác. Thành phần này chiếm 1 - 2 % tổng dư nợ, 2 - 3 % tổng dư nợ hộ sản xuất . Vì vậy, sử dụng cách phân chia như quyết định 180 - HĐQT ở NHN0 Hà Tây cho giai đoạn phân tích vẫn phản ánh đúng thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHN0 Hà Tây . Để đánh giá thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHN0 Hà Tây nói chung và chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHN0 Hà Tây nói riêng thì trước hết phải phân tích các chỉ tiêu chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHN0 Hà Tây .
1. Tình hình thực hiện quy trình tín dụng tại NHN0 Hà Tây :
Để đảm bảo chất lượng tín dụng phần lớn cán bộ tín dụng tại NHN0 Hà Tây đã thực hiện các quy trình sau :
- Về hồ sơ vay vốn : Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, đối chiếu danh mục hồ sơ như quy định của NHN0 Việt Nam , kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của từng loại hồ sơ, báo cáo trưởng phòng tín dụng .
- Quá trình thẩm định món vay được NHN0 Việt Nam quy định hướng dẫn cụ thể. Tại NHN0 Hà Tây khi khách hàng vay những món vay đến 5 triệu đồng (trước khi có quyết định 67/ QĐ - TTg) và hiện nay là đến 10 triệu đồng thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập kế hoạch theo yêu cầu trong đơn xin vay vốn. Trong nhiều trường hợp, cán bộ tín dụng đã thay khách hàng làm điều này. Bởi vậy trên thực tế đã có nhiều trường hợp cán bộ tín dụng không thực hiện bất kỳ một hoạt động phân tích nào khi thẩm định các dự án mà khách hàng "lập" với khoản vay đến 10 triệu đồng. Trên thực tế nhiều khách hàng đã sử dụng vốn vay không đúng mục đích như trong đơn xin vay. Cả cán bộ tín dụng và người vay vốn đều không biết chắc chắn về khả năng sinh lời của dự án. Các biện pháp thẩm định vốn vay hiện thời không thề đánh giá hoặc kiểm soát được hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay vốn.
Như vậy quá trình thẩm định nếu không được thực hiện tốt tại NHN0 Hà Tây thì sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất .
- Sau khi thẩm định xong nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết bằng văn bản.
- Nếu cho vay thì cùng khách hàng lập hồ sơ vay vốn, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán, thanh toán, cán bộ tín dụng vào sổ theo dõi cho vay thu nợ.
- Sau khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Căn cứ vào kết quả kiểm tra tuỳ theo mức độ vi phạm của khách hàng có thể xử lý tạm ngừng cho vay, chuyển nợ qúa hạn, chấm dứt cho vay, khởi kiện trước pháp luật .
- Khi món vay của khách hàng đến hạn thì cán bộ tín dụng phải thông báo cho khách hàng biết số tiền, ngày đến hạn trả trước khi đến hạn 10 ngày.
- Trường hợp nợ đến hạn nhưng khách hàng chưa trả được nợ do nguyên nhân khách quan và khách hàng có giấy đề nghị gia hạn nợ thì cán bộ tín dụng kiểm tra xác minh trình trưởng phòng tín dụng và giám đốc.
- Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn và đề xuất các biện pháp khi cần thiết, lưu giữ hồ sơ theo quy định của NHN0 Việt Nam
- Về xử lý rủi ro:
Vốn trong trường hợp bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh Nhà nước có chính sách xử lý thiệt hại cho người vay và Ngân hàng cho (xoá, miễn, khoanh, dãn nợ) tuỳ theo mức độ thiệt hại. Các tổ chức tín dụng phải lập hồ sơ đầy đủ như đã hướng dẫn tại thông tư liên tịch 03/ 1997 ngày 22/ 11/ 1997 của Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính và các văn bản hướng dẫn của NHN0 Việt Nam
2. Kết quả cho vay thu nợ đối với kinh tế hộ tại NHN0 Hà Tây trong thời gian qua :
2.1. Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất :
Với tính chất sản xuất ở quy mô gia đình nhỏ bé, việc mở rộng tín dụng đối với khu vực hộ sản xuất rất khó khăn, thể hiện ở doanh số cho vay không tăng trong 3 năm liền (98 - 2000) và thấp hơn năm 95. Năm 95 doanh số cho vay có mức tăng đột biến (dư nợ rất cao so với năm 94) Sau đó giảm xuống mức trung bình là khoảng 620 tỷ dồng/ năm .
Doanh số cho vay giai đoạn sau không tăng, phản ánh một điều là Ngân hàng càng chú trọng đến vấn đề chất lượng tín dụng khi mà môi trường kinh doanh còn chưa ổn định. Nhưng đây là điều không mong muốn của Ngân hàng bởi vì thu hẹp doanh số cho vay đồng nghĩa với giảm nguồn thu chính của Ngân hàng .
Xét về kỳ hạn cho vay, xu hướng dễ nhận thấy là doanh số cho vay ngắn hạn (<1 năm) giảm dân trong khi doanh số cho vay trung - dài hạn lại tăng dần.
Bảng số 5 : Doanh số cho vay hộ sản xuất phân theo loại cho vay
Năm
Ngắn hạn (%)
Trung, dài hạn (%)
Tổng cộng
1995
74,5
25,5
100
1996
82,4
17,6
100
1997
73,3
36,7
100
1998
67,8
32,2
100
1999
65,7
34,3
100
2000
48,8
51,2
100
Doanh số cho vay trung - dài hạn có xu hướng gia tăng, trừ năm 1996 có giảm so với năm 1995. Năm 1996 doanh số cho vay trung - dài hạn chỉ chiếm 17,6 % tổng doanh số cho vay hộ sản xuất. Tuy nhiên, trong 4 năm sau đó (từ 1997 đến 200), doanh số cho vay trung - dài hạn liên tục tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Đến năm 2000 doanh số cho vay hộ sản xuất trung - dài hạn đã đạt được 51,2% tổng doanh số cho vay hộ sản xuất. Như vậy tín dụng Ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của những hộ nông dân nhỏ, thông qua vốn đầu tư dài hạn, tuy tỷ trọng dư nợ cũng như tốc độ tăng rất nhanh so với 1999.
Những kết quả trên đây đã phần nào cho thấy chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất trong những năm qua. Để phân tích chính xác hơn ta xem xét số tiền vay mỗi lượt hộ của từng hộ.
Bảng số 6 : Số tiền vay mỗi lượt của hộ sản xuất
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Doanh số cho vay
Ngắn hạn
Trung - dài hạn
DS cho vay/ số lượt hộ vay
1995
564.944
4,00
8,89
4,5
1996
479.167
4,42
7,18
4,97
1997
546.428
4,97
6,12
5,06
1998
530.826
6,77
3,71
5,26
1999
521.913
6,05
3,93
5,16
2000
657.100
4,28
5,12
6,42
Nguồn : báo cáo kết quả hoạt động tín dụng HSX năm 96, 97, 98, 99, 2000.
Số tiền trung bình mỗi lượt vay của hộ sản xuất có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, với mức trung bình là 6 triệu đồng. Với số tiền vay khá nhỏ như vậy chỉ đảm bảo sản xuất ở quy mô như trước, khó tăng thu nhập cho hộ sản xuất .
Số tiền trung bình mỗi lượt vay trung - dài hạn của hộ sản xuất có xu hướng tăng lớn : Năm 1999 là 3,93 triệu/ lượt, năm 2000 là 5,12 triệu/ lượt; trong khi đó năm 1995 là 8,89 triệu đồng/ lượt. Điều này chứng tỏ hộ sản xuất nhỏ, manh mún, kỹ thuật lạc hậu ít quan tâm tới đầu tư thiết bị, kỹ thuật mới vào sản xuất , do đó sản xuất kém hiệu quả. Trong quá trình đầu tư tín dụng hộ sản xuất NHN0 Hà Tây luôn quan tâm đến việc mở rộng quy mô đầu tư tín dụng HSX đồng thời trú trọng đến việc nâng cao chất lượng các khoản vay.
Tại NHN0 Hà Tây có sự khác biệt rất lớn về doanh số cho vay giữa các huyện thị . Doanh số cho vay hộ sản xuất cao chủ yếu tập trung ở một số huyện Phú Xuyên, Mỹ Đức, Sơn Tây, Hà Đông . Năm 2000 NHN0 huyện Phú Xuyên đạt doanh số rất cao là 121 tỷ đồng so với mức trung bình 14 Ngân hàng huyện thị là 48 tỷ cho thấy đây là một thị trường rất hấp dẫn và có hiệu quả (doanh số thu nợ năm 2000 trên 69 tỷ, bình quân dư nợ một hộ sản xuất đạt khoảng 6,5 triệu đồng). Trái lại một số Ngân hàng huyện khác doanh số đạt thấp, như NHN0 Quốc Oai chỉ đạt 51 tỷ, Đan Phượng 48 tỷ mặc dù tiềm năng trên địa bàn rất lớn.
2.2. Doanh số thu nợ .
Đối với một Ngân hàng kết quả thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng Ngân hàng , bảo đảm kinh doanh Ngân hàng an toàn và có lãi.
Các số liệu thu được cho thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng liên tiếp trong 4 năm từ 1995 đến 1998, (năm 1999 có sụt giảm so với năm 1998) cho đến năm 2000 doanh số cho vay tăng lên doanh số thu nợ chứng tỏ Ngân hàng đều coi trọng 2 mục tiêu (cho vay - thu nợ).
Bảng số 7 : Tỷ lệ (%) doanh số thu nợ HSX/ DS cho vay HSX tại NHN0 Hà Tây .
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
% DSTN/ DSCV
Năm
DS cho vay
Ngắn hạn
T- D hạn
DS thu nợ
Ngẵn hạn
T - D hạn
Ngắn hạn
T - D hạn
1995
557.697
415.358
142.339
394.812
368.272
26.540
89
19
1996
474.456
390.797
83.659
412.223
338.132
74.091
80
71
1997
491.673
359.286
132.387
447.097
348.410
98.687
96
73
1998
522.145
351.963
170.182
520.069
384.794
135.272
108
84
1999
534.467
355.920
178.547
510.928
347.015
163.913
91
78
2000
810.786
510.700
300.086
666.968
480.058
186.910
94
82
Năm 2000 doanh số thu nợ tăng, tuy nhiên tỷ lệ doanh số thu nợ/ doanh số cho vay vẫn đạt được 89 %. Trong 6 năm, tỷ lệ doanh số thu nợ/ doanh số cho vay liên tục tăng và đạt trung bình là 88 %. Đây là dấu hiệu đáng mừng về chất lượng tín dụng hộ sản xuất . Đặc biệt tỷ lệ doanh số thu nợ/ doanh số cho vay trung - dài hạn tăng từ 19 % năm 1995, năm 2000 đạt 82 %.
Từ doanh số thu nợ hộ sản xuất tính chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng một năm. Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả vốn tín dụng Ngân hàng . Vòng quay vốn tín dụng cao cho thấy tốc độ thu nợ cũng như hiệu quả vốn tín dụng Ngân hàng cao.
Bảng số 8 : Vòng quay vốn tín dụng HSX giai đoạn 95 - 2000.
Chỉ tiêu
Vòng quay VTD
Ngắn hạn
1995
0.97
1.2
1996
0.83
1.12
1997
0.91
1.15
1998
0.94
1.18
1999
0.8
0.98
2000
0.86
0.96
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài, thường các món vay ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm. Do đó, vốn tín dụng có tốc độ quay vòng thấp. Kết quả cho thấy vòng quay vốn ngắn hạn luôn đạt trên 1 lần, chỉ riêng năm 1999 : 0,98 %, năm 2000 đạt 0,96 lần. Như vậy là đạt yêu cầu, tuy nhiên, Ngân hàng phải tập trung nâng cao chất lượng tín dụng trong những năm tới để vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn luôn đạt trên 1 lần.
2.3. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất :
Dư nợ là thước đo tầm vóc của một ngân hàng nên bất kỳ NHTM nào cũng chú trọng tăng trưởng dư nợ. Do xác định kháchh hàng phục vụ chính là các hộ nông dân, NHN0 Hà Tây luôn phấn đấu tăng dư nợ cho vay hộ sản xuất. Đến cuối năm 2000, dư nợ cho vay hộ sản xuất đạt trên 857,1 tỉ đồng, gấp gần 25 lần năm 1995, là mức cao trong toàn hệ thống NHN0 Việt Nam . Trong 3 năm 1997 đến 1999 dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng không đáng kể, tốc độ tăng trưởng thấp (năm 1998 là 15 %).
Năm 2000, dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng đáng kể so với năm 1999 tốc độ tăng trưởng là 27 %. Tuy nhiên, dư nợ cho vay hộ sản xuất năm 2000 tăng không phải là do doanh số cho vay tăng mà do doanh số thu nợ giảm đáng kể.
Số hộ còn dư nợ cuối năm 2000 , 19,4 vạn hộ tăng hơn so với năm 1999 (10.825 hộ), phản ánh xu hướng ngân hàng mở rộng cho vay hộ sản xuất, đặc biệt là hộ nghèo nhằm thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn có khuynh hướng cho vay trung - dài hạn với số khách hàng còn dư nợ trung - dài hạn là 85.205 hộ, tăng 32,2 % so với năm 99, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 675 tổng số dư nợ. Dư nợ bình quân 1 hộ sản xuất tăng dần qua các năm nhưng số tiền còn ở mức thấp.
Bảng số 9 : Dư nợ bình quân một hộ sản xuất :
Đơn vị : triệu đồng :
Chỉ tiêu
Dư nợ BQ/ hộ
1995
3,69
1996
3,7
1997
4,6
1998
4,9
1999
5,1
2000
5,9
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng HSX năm 95 đến 2000
Dư nợ bình quân 1 hộ sản xuất đến năm 2000 mới đạt 5,9 triệu đồng. Dư nợ bình quân 1 hộ sản xuất trung bình trong 5 năm từ 1995 - 2000 mới đạt được khoảng 4,7 triệu, tức là dưới 5 triệu đồng. Như vậy là dư nợ bình quân 1 hộ sản xuất còn rất thấp. Tăng được dư nợ bình quân một hộ là một cố gắng rất lớn của Ngân hàng, song muốn nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với sự phát triển kinh tế Ngân hàng thì phải tăng hơn nữa dư nợ bình quân một hộ sản xuất cũng như quy mô vay của hộ sản xuất .
Cơ cấu dư nợ cho vay hộ sản xuất cũng có sự thay đổi xét theo nhiều khía cạnh đánh giá. Để thấy rõ điều này phải phântích thực trạng dư nợ cho vay hộ sản xuất theo kỳ hạn cho vay, ngành nghề cho vay, thu nhập của hộ vay và phương thức cho vay .
a. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất phân theo kỳ hạn nợ .
Bảng số 10 : Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất theo kỳ hạn
Chỉ tiêu
Ngắn hạn (%)
Trung - dài hạn (%)
Tổng số
1995
60
40
100
1996
63,2
26,8
100
1997
60
40
100
1998
55
45
100
1999
54
46
100
2000
53
47,6
100
Các khoản cho vay ngắn hạn dùng để tài trợ cho các chi phí theo thời vụ để sản xuất mùa màng và chăn nuôi gia súc như mua hạt giống, phân bón, thức ăn gia súc gia cầm. Dư nợ ngắn hạn tăng liên tục trong nhiều năm. Tính trung bình cả giai đoạn 95 - 2000 đạt hơn 528 tỷ đồng với số hộ dư nợ tính đến 31/ 12/ 99 là 102.269 hộ góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương giai đoạn này đạt trung bình 10 %. Tiền trả nợ vay ngắn hạn Ngân hàng thường lấy từ tiền bán sản phẩm hàng hoá (doanh thu bán hàng) sau kỳ thu hoạch nhưng giá cả hàng hoá nông nghiệp vẫn ở mức thấp và luôn biến động, do đó làm tăng trưởng khả năng không trả được vốn và lãi vay ngắn hạn của hộ sản xuất . Mức giảm dư nợ ngắn hạn trong năm 1999 là dấu hiệu cho thấy còn những khó khưan trong hoạt động tín dụng ở khu vực này. Mặc dù dư nợ ngắn hạn năm 2000 tăng so với năm 1999 nhưng doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2000 lại sụt giảm nhiều so với năm 1000, điều này càng chứng tỏ sự khó khăn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng . Do đó, Ngân hàng phải tập trung hơn nữa để nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nói chung và chất lượng cho vay ngắn hạn nói riêng. Giải quyết mâu thuẫn giữa mục tiêu lợi nhuận và an toàn trong kinh doanh là vấn đề rất phức tạp .
Ngược lại với tình hình cho vay ngắn hạn, dư nợ trung - dài hạn tăng trưởng một cách vững chắc, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong dư nợ cho vay hộ sản xuất : năm 1996 là 36,8 %, năm 1997 là 40 %, năm 1998 là 45 % và năm 1999 đạt được 46 %, năm 2000 đạt 47%. Đây là kết quả đáng mừng vì doanh số thu nợ trung - dài hạn cũng liên tục tăng qua các năm, tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay trung - dài hạn cũng liên tục tăng. Các khoản cho vay trung - dài hạn được dùng để mua các tài sản có tính lâu dài như gia súc, máy móc và đầu tư chiều sâu. Một điều đáng lưu tâm là hầu hết số tiền vay là của những hộ sản xuất nhỏ bó hẹp ở quy mô gia đình nhỏ, chứng tỏ nhiều hộ đang vươn lên vượt ra khỏi mức sản xuất thấp. Tuy nhiên, nếu tính số tiền vay trung - dài hạn lại rất thấp, trung bình 1 lần vay chỉ có 4,6 triệu đồng và cũng tương tự với dư nợ trung - dài hạn bình quân giai đoạn này chưa đến 5 triệu đồng (năm 2000).
Về lý thuyết, tiền trả nợ trung - dài hạn ngân hàng lấy từ lợi tức kinh doanh ở người sản xuất . Điều này rõ ràng chỉ thực hiện được với những nhu cầu vay hàng chục triệu đồng, mỗi lần trong khi số khách hàng như vậy ở NHN0 Hà Tây là không nhiều. Số tiền bình quân thấp như vậy bảo đảm nguy cơ thất th oát vốn do không trả được nợ là nhỏ nhưng không kích thích mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất .
b. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất phân theo chi nhánh trực thuộc .
Tính đến năm 2000, NHN0 huyện thị trên địa bàn tỉnh đều tăng dư nợ cho vay hộ sản xuất qua từng năm nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa các Ngân hàng, phản ánh đặc điểm kinh tế - xã hội riêng của từng khu vực cũng như chất lượng kinh doanh của các Ngân hàng cơ sở. Một số khu vực tập trung nhiều làng nghề thủ công truyền thống như huyện Thường Tín, CHương Mỹ, Hà Đông; hay sản xuất nông sản như rau quả xanh chung cấp cho Hà Nội ở Hoài Đức. Số tiền mỗi lần vay của các hộ này khá cao, có hộ đến hàng chục triệu đồng để mua nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất. Do vậy, dư nợ cho vay hộ sản xuất ở các Ngân hàng này khá cao. bình quân dư nợ / cán bộ trên 1,2 tỷ đồng cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả chi nhánh. Các Ngân hàng khác có dư nợ cho vay hộ sản xuất không lớn. Hai năm 95, 96 có 9 Ngân hàng và 2 năm 97, 98 có 8 ngân hàng, năm 2000 có 6 Ngân hàng, có dư nợ cho vay hộ sản xuất thấp hơn mức trung bình cộng của 14 Ngân hàng huyện thị, trong đó có một số Ngân hàng như Ngân hàng thị xã Hà Đông , Mỹ Đức, Đan Phượng đạt thấp.
Với phương châm đề ra hiện tại là "An toàn - Chất lượng - Hiệu quả" rõ ràng là các Ngân hàng huyện thị đã cho vay có phần chặt chẽ hơn, năm 2000 số lượt hộ được vay vốn Ngân hàng tăng đáng kể, chủ yếu là hộ nghèo, do vậy hạn chế sức sản xuất của nhiều hộ cần nhưng không được vay. Điều này dễ dẫn đến tình trạng vay mượn lẫn nhau, vay hộ, cho vay lại vốn Ngân hàng với lãi suất cao kiếm chênh lệch (tín dụng ngầm), vì vậy chỉ tiêu định tính "bảo đảm nguyên tắc cho vay" không được thực hiện tốt. Điều đáng lo hơn là những khách hàng tiềm năng có thể chuyển sang vay ở những tổ chức tín dụng khác như quỹ tín dụng nhân dân, mặc dù NHN0 vẫn có uy tín và là chỗ dựa chủ yếu của người nông dân trên địa bàn nông thôn.
c. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất phân theo thu nhập hộ vay.
Bảng số 11 : Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất theo thu nhập hộ vay .
Chỉ tiêu
Hộ nghèo (%)
Hộ khác (%)
Tổng số
1995
2,5
97,5
100
1996
9,9
90,1
100
1997
12,0
88,0
100
1998
14,6
83,6
100
1999
18,25
81,8
100
2000
21,30
78,7
100
Nhằm thực hiện chính sách "Xóa đói giảm nghèo" của Đảng và Nhà nước , NHN0 Việt Nam phát triển , mở rộng cho hộ nghèo vay vốn với những ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay, tài sản thế chấp... NHN0 Hà Tây trong 6 năm qua đã mở rộng số hộ nghèo được vay vốn trên địa bàn tỉnh giúp nhiều hộ thoát khỏi đói nghèo, vươn lên. Dư nợ hộ nghèo liên tục tăng qua các năm. Từ chỗ năm 1995 dư nợ hộ nghèo là 10.542 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,5 % trong tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất , thì năm 2000 dư nợ hộ nghèo đã là 138.055 triệu đồng (gấp hơn 12 lần năm 1995), chiếm tỷ trọng 21,3 % trong tổng dư nợ hộ sản xuất. Năm 2000, NHN0 Hà Tây đã cho 42,620 lượt hộ nghèo vay với số tiền 21 tỷ, đưa số hộ còn dư nợ lên 106.866 hộ với số tiền là 138.055 tỉ đồng, nhiều hộ vay sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện trả nợ Ngân hàng đúng hạn vốn vay và lãi. Tín dụng Ngân hàng đã giúp 14.217 hộ phát triển sản xuất ổn định đời sống, vượt qua ngưỡng đói nghèo, thực hiện xây dựng nông thôn mới.
d. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất phân theo hình thức chuyển tải vốn.
Theo quyết định 499A, NHN0 thực hiện 2 hình thức chuyển tải vốn là cho vay trực tiếp hộ sản xuất và cho vay thông qua tổ vay tốn (tổ, nhóm). Theo quyết định 180- HĐQT, NHN0 có thêm hình thức chuyển tải vốn thứ 3 là cho vay thông qua doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp Nhà nước . Do QĐ 180 - HĐQT có hiệu lực từ 01/ 01/ 1999 và sau đó có QĐ 06 của HĐQT trừ việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng do đặc điểm kinh tế xã hội riêng của Hà Tây , NHN0 Hà Tây mới chỉ thực hiện 2 hình thức chuyển tải vốn là cho vay trực tiếp và cho vay thông qua tổ vay vốn .
Bảng 12 : Dư nợ vay đối với hộ sản xuất theo hình thức chuyển tải vốn .
Chỉ tiêu
Cho vay trực tiếp
Cho vay qua “nhóm”
Tổng số
1995
84,67
15,33
100
1996
80,52
19,48
100
1997
78,35
21,7
100
1998
72,2
27,8
100
1999
69,6
30,4
100
2000
57,2
32,8
100
Trên 80 % doanh số cho vay năm 1999, 2000 được thực hiện bằng hình thức vay trực tiếp, cho vay thông qua các tổ tín chấp đạt kết quả khả quan. Dư nợ cho vay qua nhóm ngày càng tăng, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ trọng 30 % trong tổng dư nợ hộ sản xuất. Đến năm 2000 dư nợ cho vay qua nhóm đã đạt được 299.757 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 32,8 % tổng dư nợ. Đây là dấu hiệu tốt vì hình thức cho vay qua nhóm đang được đánh giá là hình thức có hiệu quả cao thông qua kinh nghiệm của các nước đang phát triển . Mặc dù vậy, số khách hàng vay vốn qua nhóm chỉ chiếm 23 % tổng số hộ gia đình. Tính trung bình mỗi nhóm có khoảng 15 thành viên và món vay trung bình chỉ khoảng xấp xỉ 2 triệu (bảng số 14). Trong khi đó món vay trung bình vay trực tiếp xấp xỉ 6 triệu. Vì vậy, Ngân hàng cần tăng hơn nữa hình thức cho vay qua nhóm và quy mô 1 món vay để giảm nhẹ công việc cho cán bộ tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất .
Bảng số 13 : Dư nợ cho vay qua "nhóm" tại NHN0 Hà Tây .
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu : 1998
1999
2000
Tổng số hộ : 515.114
537.875
644.741
Tổng số nhóm : 4.647
4.959
6.212
Tổng số thành viên :
Tỷ trọng trong tổng số hộ gia đình :
1998
1999
2000
80.873
88.249
106.866
15,7 %
16,4 %
23 %
Tổng số thành viên 1 nhóm : 17
18
19
Tổng dư nợ : 159.090
195.474
299.757
Dư nợ / 1 thành viên : 1,97
2,2
2,8
Ngân hàng đã hợp tác với rất nhiều các tổ chức xã hội khác như Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội làm vườn, Đoàn thanh niên... để tổ chức cho vay qua tổ nhóm. Số nhóm được vay năm 2000 đã lên tới gần 5.500 nhóm trong đó cho vay hộ nghèo 100 % thông qua nhóm. Đây là một hướng đi mới đúng đắn thể hiện công tác xã hội hoá hoạt động cho vay, nâng cao sức tương trợ lẫn nhau giữa các hộ nông dân, nhất là giúp hộ nghèo có được vốn để sản xuất, thoát khỏi đói nghèo.
2.4. Dư nợ quá hạn cho vay đối với hộ sản xuất :
Để đánh giá tình hình dư nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất Ngân hàng thường sử dụng chỉ tiêu : Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ hộ sản xuất .
Bảng 14 : Tỷ lệ dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ hộ sản xuất giai đoạn 95 - 2000
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ HSX
Dư nợ quá hạn HSX
NQH/ Tổng
1995
413.892
4.508
1,1
1996
517.346
6.554
1,27
1997
572.899
6.801
1,19
1998
572.505
6.530
1,14
1999
643.131
8.039
1,25
2000
857.100
10.200
1,10
Kết quả trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất của Ngân hàng ở mức thấp. So với tỷ lệ nợ quá hạn chung (năm 2000 là 1,10%). Dư nợ quá hạn hộ sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ quá hạn. Trong 2 năm 99 và 2000 dư nợ quá hạn hộ sản xuất chiếm tới 94 % tổng dư nợ quá hạn. Đây là kết quả tất yếu vì với hàng ngàn hộ vay vốn và hàng vạn lượt vay, đồng thời các hộ sản xuất vay vốn đều sản xuất , kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, mức độ rủi ro tín dụng trong khu vực này sẽ cao hơn nhiều những khu vực khác. Mặt khác, hộ sản xuất thường có dư nợ chiếm tới trên 80 % tổng dư nợ cho nên tỷ trọng dư nợ quá hạn hộ sản xuất trong tổng dư nợ luôn ở mức cao.
Kết quả nổi bật của Ngân hàng trong hoạt động cho vay hộ sản xuất những năm qua là tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm rất thấp, nhỏ hơn rất nhiều mức trung bình của NHN0 Việt Nam (hơn 5% năm) và nhỏ hơn mục tiêu phấn đấu của NHN0 Việt Nam là tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn 3% năm. Xét riêng khu vực đồng bằng sông Hồng gồm những tỉnh có điều kiện sản xuất tương đối gần gũi với tỷ lệ nợ quá hạn tới 10 % (98, 99) thì có thể thấy chất lượng tín dụng NHN0 Hà Tây là cao. Tuy nhiên, nợ quá hạn hộ sản xuất cũng như nợ quá hạn chung năm 2000 của Ngân hàng bắt đầu giảm hơn so với 2 năm 98, 99 cả về số tuyệt đối và số tương đối, cùng với dư nợ hộ sản xuất tăng không đáng kể, doanh số thu nợ tụt xuống, thì đó là dấu hiệu để Ngân hàng quan tâm hơn nữa tới chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất . Mặc dù vậy, nhìn vào khối lượng cho vay hộ sản xuất mà Ngân hàng đang quản lý là mức cao trong hệ t hống NHN0 thì đây là sự cố gắng lớn của NHN0 Hà Tây .
Để đánh giá đầy đủ hơn về dư nợ quá hạn hộ sản xuất phải phân loại nợ quá hạn theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi cách phân loại nợ quá hạn giúp Ngân hàng tìm ra các biện pháp để hạn chế tới mức thấp nhất dư nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất .
a. Dư nợ quá hạn cho vay đối với hộ sản xuất phân theo thời gian.
Cách phân loại nợ quá hạn theo thời gian giúp Ngân hàng tính toán được khả năng thất thoát vốn (nợ khó đòi) trên cơ sở đó lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đồng thời hỗ trợ công tác chỉ đạo điều hành trong Ngân hàng .
Trong tổng số nợ quá hạn, thông thường nợ quá hạn > 360 ngày chiếm tỷ trọng khá cao, năm 1997 là 50 %, năm 1998 là 35 %, năm 1999 là 25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2134.doc