Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4

1. 1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1.1 Khái niệm. 4

1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại: 4

1.1.3 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại : 7

1.1.3.1 Tạo lập nguồn vốn. 7

1.1.3.2 Sử dụng và khai thác các nguồn vốn: 8

1.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ ngân hàng: 10

1.2- CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 10

1.2.1- Khái niệm chất lượng tín dụng . 10

1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ảnh chất lượng tín dụng ngân hàng. 13

1.2.2.3 - Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. 18

1.2.2.4-Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với NHTM trong nền kinh tế thị trường. 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 28

2.1. TỔNG QUAN VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 28

2.1.1.Tổng quan về NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội. 28

2.1.2 Hoạt động huy động vốn 29

2.1.3. Hoạt động tín dụng 32

2.1.4 Hoạt động thanh toán – ngân quỹ 33

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 34

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội 34

2.2.1.1 . Doanh số cho vay. 35

2.2.1.2 Doanh số thu nợ. 37

2.2.1.3. Dư nợ cho vay . 38

2.2.2. Thực trạng chất lượng Tín Dụng tại chi nhánh NHNo& PTNT chi nhánh Tây Hà Nội. 41

2.2.2.1. Dư nợ quá hạn 41

2.2.2.2 Vòng quay vốn tín dụng 46

2.2.2.3 Lợi nhuận ngân hàng. 47

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA 47

2.3.1. Kết quả đạt được 47

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 49

2.3.2.1. Hạn chế 49

2.3.2.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 50

- Nguyên nhân khách quan 50

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 53

3.1- PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 53

3.2- MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 55

3.2.1 Mở rộng đối tượng cho vay kết hợp với lựa chọn khách hàng tốt. 55

3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay 56

3.2.3.Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả. 57

3.2.4.Xây dựng chiến lược con người và sử dụng nguồn nhân lực 58

3.2.5.Chiến lược khách hàng : 60

3.2.6. Chính sách quảng cáo: 61

3.2.7. Giải pháp hỗ trợ 62

3.2.7.1. Chính sách huy động vốn: 62

3.2.7.2.Biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro: 65

3.3 KIẾN NGHỊ 68

3.3.1.Kiến nghị đối với Nhà Nước 68

3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 69

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g với sự phát triển của cơ chế thị trường ngân hàng Hà Nội đã thành lập các chi nhánh ngân hàng ở các Quận để phục vụ các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Do vậy NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội đã được thành lập theo quyết định số 126/QĐ/HĐQĐ_TCCB (quyết định của hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam). Theo đó quyết định: Mở NHNo&PTNT Tây Hà Nội –chi nhánh cấp 1 phụ thuộc vào NHNo&PTNT Việt Nam có: Tên gọi: Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội. Trụ sở giao dịch: Đặt tại nhà số 335 đuờng Trường Chinh, Quận đống đa, thành phố Hà Nội. Chi nhánh Tây Hà Nội được chính thức thành lập ngày 21/7/2003 cho tới nay đă gần 3 năm nhưng chi nhánh đã hoạt động tương đối tốt và hiện nay chi nhánh có 3 chi nhánh cấp 2 (chi nhánh Hùng Vương, chi nhánh Nhân Chính, chi nhánh Trường Chinh) và 05 phòng Giao dịch (PGD Hoàng Văn Thái, PGD Hàng Trống, PGD Bùi Thị Xuân, PGD Hàng Lược, PGD Nguyễn Du). Sau một thời gian hoạt động đã có kết quả góp cho NHNo & PTNT nói riêng và góp phần ổn định nền kinh tế thủ đô Hà Nội nói chung và đã đạt được nhiều thành công. 2.1.2 Hoạt động huy động vốn NHTM là một trung gian tài chính, một trong những vai trò quan trọng của nó là chuyển tiền từ những người muốn tiết kiệm sang những người có nhu cầu vay vốn. Để hoạt động tín dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức cá nhân ngân hàng phải có đủ vốn, phải không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, mở rộng thị trường, đa dạng hoá các hình thức huy động, phát triển các công cụ nợ mới nhằm thu hút mọi nguồn tiền gửi từ thị trường. Vốn là nguồn để đảm bảo hoạt động và luôn chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, nó là tiền đề cho các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng, cũng như việc mở rộng qui mô hoạt động. Việc thu hút nguồn vốn đầu tư với lãi suất đầu vào rẻ sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong hoạt động sử dụng vốn tín dụng, tăng thêm lợi nhuận của Ngân hàng điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Hoạt động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của các tầng lớp dân cư luôn có các mức lãi suất thay đổi theo từng thời kì nhằm thu hút lượng tiền vào ngân hàng bằng VNĐ và ngoại tệ phục vụ cho việc kinh doanh của mình. Ngân hàng luôn bám sát định hướng chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, chủ động tích cực khai thác nguồn vốn trên cơ sở tăng các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng khác nhằn huy động nhiều nguồn vốn. NHNo&PTNT chi nhánh Tây HàNội đã triển khai kịp thời, đồng bộ chương trình giao dịch trực tiếp trên máy tính đảm bảo an toàn thuận tiện cho khách hàng gửi và rút tiền tại ngân hàng. Nhận thức được điều này, NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội xác định phương châm "Đi vay để cho vay" đã tạo ra chuyển biến căn bản trong suy nghĩ và hành động của mỗi cán bộ. NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt kết hợp với điều hành lãi suất phù hợp theo diễn biến của thị trường trong từng thời kỳ cụ thể, tăng cường công tác tiếp thị, coi trọng chiến lược khách hàng, vận động khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng còn trang bị phương tiện làm việc hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, lịch sự , hoạt động giao dịch được xử lý tức thời trên máy tính. Tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân viên cao, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo hết lòng vì khách hàng, nên đã thực sự tạo được niềm tin và uy tín của chi nhánh đối với khách hàng gửi tiền tạo niềm tin cho khách hàng. Chính vì vậy số lượng khách hàng đến với ngân hành ngày một tăng. Do đó công tác huy động đã đạt kết quả tương đối khả quan. Biểu 1: Tình hình huy động vốn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Số dư đến 31/12/2004 Số dư đến 31/12/2005 Số dư đến 31/12/2006 Tổng nguồn vốn 2150,56 4182,86 6859,72 1, Tiền gửi các TCKT 545,03 2199,13 3536,85 Tiền gửi các TCKT 334,59 2197,5 3306,97 Tiền gửi KBNN 210,44 1,56 15,9 2, Tiền gửi các TCTD 236 156 257 3, Tiền gửi dân cư 1369,53 1827,73 3065,87 Tiền gửi tiết kiệm 153,61 1529,97 2489,45 Tiền gửi kỳ phiếu 654,61 125,43 178,6 Tiền gửi ngoại tệ 201,31 172,33 397,82 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2006 Tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT tính đến 31/12/2005 là 4026,86 tỷ đồng, tăng so với năm 2004 là 2112,30 tỷ đồng. -Tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 2199,13 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 54,5% trong tổng nguồn vốn, đây là nguồn vốn lãi suất đầu vào thấp có lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mặc dù nguồn vốn này tính ổn định không cao, nhưng xét ở một chừng mực nào đó thì nó lại có tính ổn định. - Tiền gửi dân cư năm 2005 đạt 1827,73 tỷ đồng tăng so với năm 2004 là 458,20 tỷ đồng. Điều đó cho thấy đời sống của nhân dân trong vùng ngày càng được nâng cao, tiền nhàn rỗi trong dân cư ngày càng nhiều, và việc ngân hàng có được kết quả như vậy chứng tỏ niềm tin tưởng của nhân dân trong huyện đối với ngân hàng.Hơn thế nữa nó còn khẳng định được công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Tóm lại, qua số liệu trên có thể đánh giá được rằng công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội đang từng bước hoàn thiện và tăng trưởng qua mỗi năm. Tổng nguồn vốn huy động ngày một tăng điều này chứng tỏ ngân hàng đã có uy tín lớn trong khu vực,tạo lên niềm tin cho khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng này. Ngoài ra việc tổng nguồn vốn tăng còn quyết định đến quy mô, quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nguồn vốn càng dồi dào thì càng tạo điều kiện đảm bảo khả năng thanh toán, từ đó tạo uy tín cho Ngân hàng trên thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh, nguồn vốn dồi dào tạo điều kiện để thực thi chính sách tiền tệ, từ đó đảm bảo sự ổn định của tiền tệ, giữ vững giá trị đồng tiền góp phần làm ổn định kinh tế, chính trị xã hội. 2.1.3. Hoạt động tín dụng Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn là điều sống còn của Ngân hàng, từ nhận thức đó NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội xác định chất lượng tín dụng là quyết định sự nghiệp của toàn Chi nhánh. NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội đã đa dạng hoá các hình thức tín dụng phù hợp với nhiều loại vay như cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho vay ưu đãi hộ nghèo. Quan điểm của NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội đầu tư theo hướng chọn lọc và phân loại khách hàng. Do đó tạo được hiệu quả rõ rệt thúc đẩy tín dụng phát triển mạnh và vững chắc. Đến 31/12/2004 tổng dư nợ đạt 197,862 tỷ đồng, tăng so với năm 2002 là 1,497 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 72,522 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư trung và dài hạn năm 2005 là 41,100 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 32,7%, đến năm 2005 là 59,628 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 30,1% trong tổng dư nợ. Bên cạnh việc qui mô tín dụng được mở rộng ,thì chất lượng tín dụng cũng ngày càng được nâng cao. Năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ lệ 0,4% trong tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm nhiều so với những năm trước.Điều đó chứng tỏ việc quản lý các khoản nợ của cán bộ ngân hàng ngày càng có hiệu quả.Để đạt được những điều đó cán bộ NH No&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội đã không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, học hỏi để ngày một nâng cao chất lượng tín dụng. Hoạt động tín dụng của chi nhánh đã có những đóng góp to lớn vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cũng như đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước nhà theo đường lối đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. 2.1.4 Hoạt động thanh toán – ngân quỹ Cùng với nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng, hoạt động thanh toán của chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội đã đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo toàn, phát triển vốn, nâng cao hiệu quả quay vòng vốn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Để thực hiện tốt nhiệm vụ thanh toán, chu chuyển vốn kịp thời cho nhu cầu phát triển kinh tế, Chi nhánh đã đưa vào khai thác công nghệ thanh toán hiện đại như hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, từ chỗ một món thanh toán của khách hàng trước đây thời gian luân chuyển vốn giữa các ngân hàng mất từ 3 đến 5 ngày, đến nay được thực hiện tức thời trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút. Song song với hoạt động thanh toán, hoạt động ngân quỹ cũng đã có bước phát triển đáng kể. Công tác kho quỹ, điều chuyển vốn được đảm bảo an toàn nghiêm ngặt. Doanh số thu chi tiền mặt bình quân hàng năm đạt 900 tỷ đồng, nhưng không để xảy ra thiếu hụt, nhầm lẫn, kho quỹ luôn trong tình trạng an toàn tuyệt đối, số tiền thừa trả lại cho khách hàng năm 2002 là 11,221 ngàn đồng, năm 2003 là 2,948 ngàn đồng, năm 2004 là 9,084 ngàn đồng, số tiền thừa trả lại cho khách cao nhất là 2 triệu đồng. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội Nhận thức rõ chính sách tín dụng đối với việc phát triển Nông nghiệp, Nông thôn của Đảng và Nhà nước trong giai đoan đất nước đang trong thời kỳ CNH-HĐH là quan trọng và có ý nghĩa kinh tế chính trị hết sức sâu sắc. Đối với NHNo&PTNT chính sách tín dụng vừa là trách nhiệm chính trị vừa là cơ hội thuận lợi để mở rộng kinh doanh, khắc phục những trở ngại khó khăn do các điều kiện đặc thù của Nông nghiệp , Nông thôn. Trên cơ sở một nền kinh tế thuần nông sản xuất nhỏ, hiệu quả thấp thì đây là cơ hội thuận lợi để mở rộng tín dụng, NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội đã bám sát các chương trình mục tiêu kinh tế xã hội của thành phố, để đầu tư đúng hướng, nhạy cảm trước những vấn đề mới của nền kinh tế trong thành phố góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu mạnh Nắm bắt được đặc thù về kinh tế của địa bàn. Đối với khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất nhỏ, Ngân hàng một mặt đã tiếp tục mở rộng nâng suất đầu tư, mặt khác không ngừng mở rộng tìm kiếm thị trường trong lĩnh vực khác như các doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH. Số liệu dưới đây cho thấy tình hình sử dụng vốn của NHNo & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội trong thời gian qua. 2.2.1.1 . Doanh số cho vay. Biểu 2: Doanh số cho vay. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền TL% Số tiền TL % Số tiền TL % 1.DSCV theo loại vay 1343,23 100% 2087,39 100% 3158,65 100% 1.1 Tại NHNo 1280,28 95,3% 2025,03 97% 3045,52 96,4% Cho vay NH 868,16 64,6% 1474,51 70,6% 2368,97 75% Cho vay Trung dài hạn 412,12 30,6% 550,52 26,3% 676,55 21,4% 1.2 Tại NHCSXH 62,95 4,7% 62,36 3% 113,13 3,5% Cho vay hộ nghèo 62,95 4,7% 62,36 3% 113,13 3,5% 2.DSCV theo TPKT 1343,23 100% 2087,39 100% 3158,65 100% 2.1 Tại NHNo 1280,28 95,3% 2025,03 97% 3067,49 97,1% DNNN 80,53 5,9% 62,34 2,9% 920,47 3% DNNQD 316,07 23,5% 578,98 27,7% 8588,72 28% Hộ SX 883,68 65,7% 1383,71 66,2% 19938,82 65% 2.2 Tại NHCSXH 62,95 4,7% 62,36 3% 91,16 3% Hộ nghèo 6.295 4,7% 6.236 3% 91,16 3% (Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm 2004, 2005 ) Qua biểu 2 ta thấy tổng doanh số cho vay năm 2005 đạt 2087,39 tỷ đồng tăng so vối năm 2004 là 1173,18 tỷ đồng: */Doanh số cho vay theo loại vay. Cho vay ngắn hạn năm 2005 đạt 1474,51 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 70,6% trong tổng doanh số cho vay. Cho vay trung và dài hạn năm 2005 đạt 550,52 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 26,3% trong tổng doanh số cho vay. Điều đó chứng tỏ NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội đã quan tâm đến cả hai lĩnh vực đầu tư ngắn hạn và đầu tư trung và dài hạn . */Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế trong nhưng năm gần đây đang có xu hướng tăng nhanh,đặc biệt là cho vay hộ nông dân có xu hướng phát triển mạnh cụ thể như sau: Đối với doanh nghiệp nhà nước năm 2005 doanh số cho vay đạt 62,34 tỷ đồng chiếm 2,9% trong tổng doanh số cho vay, năm 2004 doanh số cho vay đạt 80,53 tỷ đồng chiếm 5,9 % trong tổng doanh số cho vay, năm 2004 doanh số cho vay đạt 189,55 tỷ đồng chiếm 20,7 % trong tổng doanh số cho vay. Như vậy năm 2005 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh.So với năm 2004 giảm3%. Đối với doanh nghiệp ngoài Quốc Doanh năm 2005 doanh số cho vay đạt 578,98 tỷ đồng chiếm 27,7% trong tổng doanh số cho vay, năm 2004 doanh số cho vay đạt 316,07 tỷ đồng, chiếm 23,5% trong tổng doanh số cho vay. Qua đó ta thấy năm 2005 tăng so với năm 2004 là 4,2%=>Như vậy, doanh số cho vay của doanh nghiệp nhà nước xu hướng giảm.Trong khi đó doanh số cho vay của doanh nghiệp tư nhân có xu hướng tăng. Năm 2005 doanh số cho vay đạt 62,36 tỷ đồng chiếm 3,0% trong tổng doanh số cho vay. Qua đó cho thấy NHNo& PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội đã triển khai triệt để và kịp thời vốn ngân hàng giúp người nghèo vượt khó, góp phần tích cực vào việc phát triển sản xuất, ổn định đời sống, giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho những hộ gia đình gặp khó khăn. 2.2.1.2 Doanh số thu nợ. Biểu 3 : Doanh số thu nợ. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Số tiền % Số tiền % 1.DSTN theo loại vay 932,52 100% 1362,17 100% 1.1 Tại NHNo 87,313 93,6% 1310,65 96,2% Cho vay NH 602,46 65,3% 945,41 69,4% Cho vay Trung dài hạn 270,67 29% 365,24 26,8% 1.2 Tại NHCSXH 59,39 6,4% 51,52 3,8% Cho vay hộ nghèo 59,39 6,4% 51,52 3,8% 2.DSTN theo TPKT 932,52 100% 1362,17 100% 2.1 Tại NHNo 873,13 93,6% 1310,65 96,2% DNNN 46,21 4,9% 80,32 5,8% DNNQD 219,15 23,5% 281,40 20,6% Hộ SX 607,77 65,1% 948,93 69,6% 2.2 Tại NHCSXH 59,39 6,4% 51,52 3,8% Hộ nghèo 59,39 6,4% 51,52 3,8% (Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm 2004, 2005,2006) Biểu 3 cho ta thấy doanh số thu nợ năm 2005 đạt 1362,17 tỷ đồng, tăng so với năm 2004 là 429,65 tỷ đồng, trong đó: +Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Qua bảng ta thấy doanh số thu nợ đối với Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài QD là tốt,không có quá hạn. Đối với hộ sản xuất doanh số thu nợ năm 2004 đạt 948,93 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 69,6% trong tổng doanh số thu nợ. Qua đó ta thấy NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội cho vay hộ sản xuất là đúng hướng. Doanh số thu nợ theo lãi vay STT Chỉ tiêu Tổng số % % đầu năm BQ lãi suất đầu vào, đầu ra so KH 1 Tổng thu: 232,206 112,40% 0,30% - Thu lãi 228,968 113,20% - Thu dịch vụ 2,159 53,50% 2 Tổng chi 199,262 111,30% - Chi trả lãi 162,213 107,20% - Trong đó: Trả phí - Chi khác 3,332 91,80% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2006) 2.2.1.3. Dư nợ cho vay . Dư nợ là thước đo tầm vóc của một ngân hàng nên các ngân hàng thương mại luôn quan tâm đến mức dư nợ cho vay. Mức tăng trưởng dư nợ cho vay trên tổng tài sản có, một mặt thể hiện khả năng sinh lời của các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng thương mại, mặt khác thể hiện khả năng phát sinh tổn thất từ danh mục cho vay đối với khách hàng. Thời gian qua NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trên địa bàn kinh doanh nhưng mức dư nợ cho vay vẫn tăng cụ thể dư nợ đến 31/12/2005 đạt 1978,62 tỷ đồng tăng so với năm 2004 là 725,22 tỷ đồng. Biểu 4: Cơ cấu dư nợ Đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Dư nợ % Dư nợ % 1. Tổng dư nợ theo loại vay 1253,40 100% 1978,62 100% 1.1 Tại NHNo 1112,90 88.7% 1827,28 92,3% Dư nợ ngắn hạn 701,90 55,9% 1231,00 62,2% Dư nợ trung dài hạn 411,00 32,7% 596,28 30,1% 1.2 Tại NHCSXH 140,50 11,3% 151,34 7,7% Dư nợ hộ nghèo 140,50 11,3% 151,34 7,7% 2. Tổng dư nợ theo TPKT 1253,40 100% 1978,62 100% 2.1 Tại NHNo 1112,90 88.7% 1827,28 92,3% Dư nợ DNNN 108,53 8,6% 90,55 4,5% Dự nợ DNNQD 165,39 13,1% 462,97 23,3% Dư nợ hộ sản xuất 838,98 66,9% 1273,67 64,3% 2.2 Tại NHCSXH 140,50 11,3% 151,34 7,7% Dư nợ hộ nghèo 140,50 11,3% 151,34 7,7% (Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm 2004,2005 ) Nhìn vào biểu 4 ta thấy tổng dư nợ năm 2005 đạt 1978,62 tỷ đồng, tăng so với năm 2004 là 725,22 tỷ đồng, cụ thể. + Cơ cấu dư nợ theo loại vay. Năm 2004 đạt 701,90 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 55,9% và năm 2005 đạt 1231,00 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 62,2% trong tổng dư nợ . Dư nợ trung và dài hạn năm 2004 đạt 411,00 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 32,7% và năm 2005 đạt 596,28 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 30,1% trong tổng dư nợ. Như vậy qua các năm gần đây NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội đã điều chỉnh theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương một cách hợp lý, có hiệu quả. Nên đã làm cho mức dư nợ trung và dài hạn tăng.Mức tăng trưởng như vậy chứng tỏ HĐKD của ngân hàng là tốt. + Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế. Nhìn vào biểu 4 ta thấy trong tổng dư nợ năm 2005, dư nợ hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất là 64,3%, dư nợ này tăng dần đều qua các năm, năm 2004 chiếm tỷ trọng 66,9%, năm 2005 chiếm tỷ trọng 64,3%. Đây là lượng khách hàng lớn ổn định và lâu dài của NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội . Còn dư nợ hộ nghèo năm 2004 chiếm tỷ trọng 11,3% và năm 2005 chiếm tỷ trọng 7,7% trong tổng dư nợ. Dư nợ hộ nghèo tăng, giảm về tỷ trọng là do nguồn vốn nhiều hay ít mà Ngân hàng Người nghèo uỷ thác cho NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội giải ngân. Hơn thế nữa dư nợ hộ nghèo tăng chứng tỏ chính sách đãi ngộ người nghèo của Đảng và nhà nước ngày càng được ưu đãi.Ngân hàng người nghèo giúp vốn cho người nghèo phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho các hộ và làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong thành phố. Số hộ còn dư nợ ngân hàng đến 31/12/ 2005 là 15.668 hộ.Điều đó cho thấy nhu cầu về vốn của các hộ trong thành phố vẫn cao. Mặt khác do đặc thù của thành phố là thành phố thuần nông cho nên cho vay hộ sản xuất là nguồn thu nhập chính của NHNo &PTNT chi nhánh Tây Hà Nội. Chính vì vậy việc mở rộng cho vay hộ sản xuất là mục tiêu và chiến lược lâu dài của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội trong thời gian tới. 2.2.2. Thực trạng chất lượng Tín Dụng tại chi nhánh NHNo& PTNT chi nhánh Tây Hà Nội. 2.2.2.1. Dư nợ quá hạn Biểu 5: Dư nợ quá hạn. Đơn vị: tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2004 Năm 2005 TỔNG DƯ NỢ 1253,40 1978,62 Trong đó nợ quá hạn 965 802 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,76% 0,4% I- Phân theo loại cho vay 1- Tại NHNo 1112,90 1827,28 1.1 Dư nợ ngắn hạn 701,90 1231,00 Trong đó nợ quá hạn 376 340 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,53% 0,27% 1.2 Dư nợ trung dài hạn 411,00 596,28 Trong đó nợ quá hạn 285 326 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,69% 0,54% 2- Tại NHCSXH 140,50 151,34 Dư nợ hộ nghèo 140,50 151,34 Trong đó nợ quá hạn 304 136 Tỷ lệ nợ quá hạn 2,16% 0,89% II- Phân theo TPKT 1- Tại NHNo 1112,90 1827,28 1.1 Dư nợ DNNN 108,53 90,55 Trong đó nợ quá hạn 0 0 Tỷ lệ nợ quá hạn 0 0 1.2 Dư nợ DNNQD 165,39 462,97 Trong đó nợ quá hạn 0 0 Tỷ lệ nợ quá hạn 0 0 1.3 Dư nợ hộ sản xuất 838,98 1273,76 Trong đó nợ quá hạn 965 802 Tỷ lệ nợ quá hạn 1,15% 0,63% 2- Tại NHCSXH 140,50 151,34 Dư nợ hộ nghèo 140,50 151,34 Trong đó nợ quá hạn 304 136 Tỷ lệ nợ quá hạn 2,16% 0,89% (Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm 2004, 2005) Biểu 5 cho ta thấy dư nợ quá hạn đến 31/12/2005 là 802 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 0,4% trong tổng dư nợ, giảm so với năm 2004 là 163 tỷ đồng, tỷ lệ giảm là 0,36%. -Dư nợ quá hạn phân theo loại vay Dư nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2005 là 326 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 0,54% trong tổng dư nợ trung và dài hạn, so với năm 2004 giảm 41 tỷ đồng, tỷ lệ giảm là 0,15%. Như vậy tỷ lệ nợ quá hạn của cả nợ ngắn hạn, nợ trung và dài hạn năm 2005 giảm so với năm 2004, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của nợ ngắn hạn là 0,27 % thấp hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn chung là 0,4%.tỷ lệ nợ quá hạn của nợ trung và dài hạn cao hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn chung là 0,4%. Qua đó ta thấy tiềm ẩn rủi ro nợ trung và dài hạn ngày cao hơn nợ ngắn hạn. - Dư nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế. + Đối với DNNN và DNNQD cả 3 năm không phát sinh nợ quá hạn.Điều đó chứng tỏ các thành phần kinh tế này đã thực hiện tốt các nội dung đã ký với ngân hàng. + Đối với hộ sản xuất dư nợ quá hạn đến 31/12/2005 là 802 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,63% trong tổng dư nợ hộ sản xuất và chiếm tỷ trọng là 100% So với tổng dư nợ quá hạn của toàn chi nhánh, so với năm 2004 giảm 163 tỷ đồng tỷ lệ giảm 0,52%. Cho thấy chất lượng tín dụng cũng như ý thức chấp hành của khách hàng theo hợp đồng đã ký với ngân hàng ngày càng được cải thiện. + Đối với hộ nghèo dư nợ quá hạn đến 31/12/2005 là 136 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 0,89% so với tổng dư nợ hộ nghèo, so với năm 2004 giảm 168 tỷ đồng tỷ lệ giảm là 1,27%.Điều đó cho thấy việc thu nợ quá hạn trong năm 2005 được xử lý tốt. Tóm lại, qua biểu 5 ta thấy hoạt động cho vay và thu nợ của chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội qua các năm ngày càng được chú trọng nghiệp vụ thu hồi nợ của các bộ tín dụng ngày càng được nâng cao, ý thức chấp hành hợp đồng của khách hàng được nâng cao. - Dư nợ quá hạn phân theo thời gian. Biểu 6: Dư nợ quá hạn phân theo thời gian. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Dư nợ % Dư nợ % Tổng dư nợ quá hạn 965 100% 802 100% NQH đến 180 ngày 652 67,6% 686.5 85,6% NQH từ 181-360 ngày 148,7 15,4% 105,8 13,2 % Nợ khó đòi 164 17,0 9,7 1,2 NQH trên tổng dư nợ 0,76% 0.4% (Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm 2004,2005) Nhìn vào biểu 6 ta thấy nợ quá hạn năm 2004 nợ quá hạn là 965 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 0,76% trên tổng dư nợ, năm 2005 nợ quá hạn là 802 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 0,4% trên tổng dư nợ, giảm so với năm 2005 là 163 tỷ đồng, tỷ trọng giảm 0,36%. Qua đó ta thấy NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội đã và đang rất quan tâm đến việc xử lý đối với nợ quá hạn, và đã đạt được những thành tựu to lớn giúp Ngân hàng hạn chế được tỷ lệ nợ quá hạn. Để làm sáng tỏ vấn đề này ta phân tích tỷ lệ nợ quá hạn theo thời gian quá hạn: + Nợ quá hạn đến 180 ngày năm 2004 là 652,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 67,6%, năm 2005 là 686,5 tỷ đồng, tỷ trọng 85,6%trong tổng dư nợ quá hạn Như vậy ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn đến 180 ngày chiếm tỷ trọng lớn Điều đó chứng tỏ cán bộ tín dụng chưa đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. + Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày năm 2005 là 105,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 13,2%, giảm so với năm 2004 là 42,9 tỷ đồng, tỷ trọng giảm 2,2% . Qua phân tích ta thấy nợ khó đòi có nguy cơ mất vốn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ quá hạn, chứng tỏ chất lượng tín dụng tương đối tốt. - Nợ quá hạn phân theo tài sản đảm bảo tiền vay . Toàn bộ nợ quá hạn của NHNo&PTNT chi nhánh là nợ quá hạn không có đảm bảo bằng tài sản, cụ thể là năm 2004 nợ quá hạn là 965 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 0,76% trong tổng dư nợ, năm 2005 nợ quá hạn là 802 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 0,4 % trong tổng dư nợ. Qua đó ta thấy nợ quá hạn đối với cho vay không có đảm bảo bằng tài sản có chiều hướng giảm. chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. - Nợ quá hạn đã được xử lý bằng quĩ dự phòng rủi ro qua các năm. Biểu 7: NQH đã được xử lý bằng quĩ dự phòng rủi ro. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Tổng dư nợ 1253,40 100% 1978,62 100% Dư nợ quá hạn 965 0,7% 802 0,4% NQH đã được xử lý 761 0,6% 329 0,16% NQH, NQH được xử lý 17,26 1,37% 11,31 0,57% (Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm 2004,2005 ) Qua biểu 7 ta thấy nợ quá hạn đã được xử lý rủi ro bằng quĩ dự phòng rủi ro, hạch toán ngoại bảng qua các năm, năm 2004 là 761 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 0,6% trong tổng dư nợ, năm 2005 là 329 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 0,16% trong tổng dư nợ. Và như vậy thì thực chất nợ quá hạn của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội sẽ cao hơn cụ thể là năm 2004 tỷ lệ 2,4%. Xong tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm dần qua các năm, điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện, ngân hàng đã có những biện pháp tích cực để xử lý những khoản nợ này. 2.2.2.2 Vòng quay vốn tín dụng Biểu 8: Vòng quay vốn tín dụng Đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu Dư nợ Doanh số thu nợ Vòng quay vốn TD Năm 2004 Năm 2005 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2004 Năm 2005 TỔNG CỘNG 1253,40 1978,62 932,52 1362,17 0,88 0,84 Cho vay ngắn hạn 701,90 1231,00 602,46 945,41 1.05 0.97 Cho vay tr. Dài hạn 411,00 596,28 270,67 365,24 0,79 0.72 Cho vay hộ nghèo 140,50 151,34 59,39 51,52 0.42 0,35 (Bảng vòng quay vốn tín dụng tổng hợp năm 2004,2005) Vòng quay Vốn tín dụng = Mà Dư nợ BQ = Qua biểu 8 ta thấy. Tổng vòng quay vốn tín dụng năm 2004 là 0,88 vòng, năm 2005 là 0,84 vòng. Trong đó vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn nhanh, năm 2004 đạt 1,05 vòng và năm 2005 đạt 0,97 vòng.Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn năm 2005 đạt 0,72 vòng, năm 2004 đạt 0,79 vòng. Song doanh số thu nợ,dư nợ tăng năm sau cao hơn năm trước cụ thể: +. Doanh số dư nợ năm 2004 đạt 1253,40 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1978,62 tỷ đồng. Năm 2005 tăng so với năm trước là 725,22 tỷ đồng. +. Doanh số thu nợ năm 2004 đạt 932,52 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1362,17 tỷ đồng. Năm 2005 tăng so với năm trước là 429,65 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng được đảm bảo.Nghiệp vụ thu nợ và quản lý khoản vay của cán bộ ngân hàng đã được nâng cao và cũng đã đạt được những thành tựu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.2.2.3 Lợi nhuận ngân hàng. Biểu 9: Lợi nhuận ngân hàng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 1.Tổng thu nghiệp vụ 162,93 249,98 Tr đó :+ thu lãi cho vay 106,63 154,78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3715.doc
Tài liệu liên quan