Lời nói đầu
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng.
1.1.1. Khái niệm tín dụng.
1.1.2.Vai trò của tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
1.1.3. Một số hình thức tín dụng
1.2. Tín dụng đối với sự mở rộng và phát triển kinh tế hộ sản xuất.
1.2.1. Khái niệm hộ sản xuất.
1.2.2. Phân loại hộ sản xuất.
1.2.3. Đặc điểm của vốn cho vay hộ sản xuất.
1.2.4. Vai trò của tín dụng đối với kinh tế HSX.
1.2.5. Quy trình thủ tục cho vay đối với hộ sản xuất.
1.3. Chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất.
1.3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng.
1.3.2. Quan điểm chất lượng tín dụng.
1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất.
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NO&PTNT HUYỆN PHÙ CỪ.
2.1. Khái quát chung về NHNo&PTNT huyện Phù Cừ.
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ.
2.1.2. Hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Huyện Phù Cừ tỉnh hưng yên.
2.1.2.1. Tình hình kinh tế xã hội tại địa phương ảnh hưởng đến hoạt động NH.
2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn.
2.1.2.3. Hoạt động cho vay.
2.1.2.4. Các hoạt động khác.
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ.
2.2.1. Thể lệ tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất.
2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng No&PTNT Huyện Phù Cừ Tỉnh Hưng Yên.
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ tỉnh Hưng yên.
2.3.1. Kết quả đạt được.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN PHÙ CỪ TỈNH HƯNG YÊN.
3.1. Định hướng của NHNO&PTNT Huyện Phù Cừ Tỉnh Hưng yên.
3.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng no&ptnt Huyện Phù Cừ tỉnh hưng yên.
3.2.1 Chấp hành nghiêm túc quy chế cho vay.
3.2.2. Hoàn thiện công tác phân tích và hướng dẫn KH lập dự án vay vốn.
3.2.3. Nâng cấp hệ thống thu thập và xử lý thông tin cho hoạt động TD.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng.
3.2.5. Thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và xử lý nợ quá hạn.
3.2.6. áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với HSX.
3.2.7. Nâng cao vai trò của tổ vay vốn trong cho vay hộ sản xuất.
3.3.Một số kiến nghị.
3.3.1 Kiến nghị đối với các cơ quan quan lý Nhà nước.
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước.
Tài liệu tham khảo
Kết luận
66 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Phù Cừ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưởng rõ rệt qua các năm và cơ cấu nguồn vốn cũng có sự chuyển biến tích cực. Chi nhánh bằng nhiều biện pháp, phương thức linh hoạt, sáng tạo đã tích cực khai thác nguồn vốn rẻ để hạ lãi suất đầu vào, chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ tạo tính ổn định, bền vững. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là khối lượng vốn vẫn còn hạn hẹp và hình thức huy động vốn vẫn còn đơn điệu. Ngân hàng nên khuyến khích việc huy động vốn thêm bằng các hình thức mới như: phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng ngoại tệ; tiết kiệm quay số trúng thưởng, tiết kiệm trả góp.
2.1.2.3. Hoạt động cho vay.
Song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn. Vì là một Ngân hàng hoạt động tại địa bàn nông thôn, thị trường tài chính chưa phát triển nên ngoài phần đầu tư vào bất động sản, thiết bị và một số tài sản khác thì cho vay là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Hoạt động cho vay thường chiếm 80%-90% tổng tài sản của Ngân hàng. Kết quả hoạt động tín dụng đóng một vai trò quan trọng, nó không chỉ phản ánh sự phát triển của một Ngân hàng, uy tín của một Ngân hàng mà lợi nhuận thu được từ hoạt động này bao giờ cũng là nguồn thu chủ yếu và là cách để duy trì mọi hoạt động khác của Ngân hàng.
Nhận thức sâu sắc điều này, Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ luôn chủ trương mở rộng hoạt động cho vay với mọi đối tượng khách hàng thuộc tất cả các thành phần kinh tế, không có sự phân biệt. Mọi đối tượng khách hàng đến với Ngân hàng đều được thận trọng xem xét và được cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Chính vì vậy, dư nợ đối với nền kinh tế của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng trong những năm vừa qua.
Bảng 2: Cơ cấu dư nợ phân theo nguồn. Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/ 2001
31/12/ 2002
02/01
31/12/ 2003
03/02
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
%
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Tuyệt đối
%
1. Dư nợ bằng nguồn nội địa
23.713
60.19
35.962
64.63
12.249
51.66
45.246
65.65
9.284
25.82
- Dư nợ ngắn hạn
10.922
27.72
13.462
24.19
2.540
23.26
16.496
23.93
3.034
22.54
- Dư nợ trung hạn
12.791
32.47
22.500
40.44
9.709
75.90
28.75
41.71
6.250
27.78
2. Dư nợ bằng nguồn uỷ thác đầu tư
15.682
39.81
19.680
35.37
3.998
25.49
23.678
34.35
3.998
20.32
- Dư nợ ngắn hạn
7.004
17.78
8.413
15.12
1.409
20.12
10.258
14.88
1.845
21.93
- Dư nợ trung dài hạn
8.678
22.03
11.267
20.25
2.589
29.83
13.42
19.47
2.153
19.11
Tổng dư nợ
39.395
100
55.642
100
16.247
41.24
68.924
100
13.282
23.87
Tổng tài sản
49.018
67.030
81.032
(Nguồn: Phòng Kế toán- Ngân quỹ- NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ).
Nếu năm 2001, tổng dư nợ của Ngân hàng là 39.395 triệu đồng, năm 2002 đã là 55.642 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 41.24% (tương ứng với 16.247triệu đồng) thì đến 31/12/2003 dư nợ đối với nền kinh tế đã tăng lên đến 52.642 triệu đồng, so với năm 2002 tăng 23.87% (tương ứng với 13.282 triệu đồng). Đối chiếu với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ta thấy chúng rất cân đối với nhau.
Biểu đồ 1: So sánh giữa dư nợ và nguồn vốn
(Nguồn: Phòng Kế toán- Ngân quỹ- NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ).
Từ người nông dân, cán bộ hưu trí, CBCNVC hiện đang làm việc tại các cơ quan đóng trên địa bàn huyện đến các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu vay vốn đều được Chi nhánh đáp ứng đầy đủ, kịp thời với các hình thức tín dụng ngắn - trung và dài hạn như: cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay tiêu dùng, cho vay theo các dự án đầu tư phát triển. Hiện nay, Chi nhánh đang áp dụng hai phương thức cho vay chủ yếu là cho vay theo món và cho vay theo hạn mức tín dụng. Cho vay theo món là phương thức cung ứng tiền thích hợp đối với những khách hàng có vốn tự có dồi dào, nhu cầu vốn vay chỉ có tính chất tạm thời và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng mức luân chuyển vốn của người vay. Trong nền kinh tế thị trường thì tính chất thời vụ không phải là tiêu chí quyết định việc áp dụng cho vay từng lần mà khả năng tài chính và ý muốn của khách hàng mới là yếu tố quyết định. Cho vay theo hạn mức tín dụng là hình thức ưu đãi về vốn và về thủ tục vay vốn đối với những khách hàng sản xuất kinh doanh ổn định, tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn luân chuyển thấp nên họ có nhu cầu vay Ngân hàng thường xuyên liên tục. Tuy vậy phương thức này chi nhánh chỉ áp dụng đối với những khách hàng có tín nhiệm với Ngân hàng nên còn rất hạn chế.
2.1.2.4. Các hoạt động khác.
Ngoài các hoạt động chính của một Ngân hàng là huy động vồn và sử dụng nguồn vốn đã huy động được một cách có hiệu quả nhất, thì song song với các hoạt động đó Ngân hàng No&PTNT Huyện Phù Cừ còn thực hiện các hoạt động khác như: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc, hoạt động chuyển tiền điện tử. Một mặt các hoạt động này vừa đáp ứng được nhu cầu của người dân mặt khác các hoạt động này cũng tạo ra một phần lợi nhuận đáng kể cho Ngân hàng và đa dạng hoá hơn các loại dịch vụ thanh toán cho Ngân hàng.
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh nhno&ptnt Huyện Phù Cừ.
2.2.1. Thể lệ tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ .
Từ năm 1993 đến năm 1998 NHNo Huyện Phù Cừ đã đầu tư cho HSX vay vốn theo Quy định 499 A của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT VN .Sau khi 2 luật NHNN và luật các TCTD ra đời có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/98. Hiện nay NHNo&PTNT đang thực hiện theo quyêt định số 284/2001/QĐ- NHNN và cụ thể là quyết định số 06/QĐ-HĐQT về quy chế cho vay đối với khách hàng, quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 3/2/2002 và từ đó tới nay toàn hệ thống NHNo&PTNTVN thực hiện cho vay theo quyết định này. Mặc dù ngày 31/12/2002 NHNN vừa ban hành QĐ 1627/2002/NHNN1 để thay thế cho QĐ 284/1998/QĐ-NHNN. QĐ này có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày 1/2/2003. Đặc biệt là ngày 31/3/2002 chủ tich hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ban hành QĐ 72/QĐ - HĐQT - TD và ngày 24/9/2003 ban hành QĐ số 300/QĐ - HĐQT.
Qua thực tế cho vay các thành phần kinh tế tại NHNo Huyện Phù Cừ cho thấy phần lớn khách hàng vay vốn đều đã có ý thức chấp hành những quy định về thể lệ tín dụng của Ngân hàng, hầu hết các khách hàng đều SXKD có hiệu quả, sử dụng vốn vay đúng mục đích, có khả năng thanh toán cho Ngân hàng đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi. Bên cạnh đó cũng còn một số khách hàng do năng lực SXKD yếu, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không có hiệu quả cố tình chây ỳ không trả nợ, lợi dụng sơ hở trong cơ chế chính sách lừa đảo NH, hoặc bị rủi ro, ro thiên tại, dịch bệnh, mất mùa ... nên không có khả năng thanh toán và dẫn đến làm giảm chất lượng TD của NHNo Huyện Phù Cừ .
Mặt khác, hệ thống cơ chế chính sách của ngành ban hành nhiều, song cũng còn có những nội dung còn chưa phù hợp với thực tế, nhiều khi lại chồng chéo không thể áp dụng được, cộng thêm với năng lực phẩm chất đạo đức ngày càng xa sút của một số cán bộ, lợi dụng việc công để làm việc tư, thiếu trách nhiệm với công việc được giao, tư duy về TD còn hạn hẹp, cá biệt còn một số cán bộ thông đồng vơí khách hàng để làm lợi cho mình, biểu hiện tính tuỳ tiện, không chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín chất lượng tín dụng của NHNo Huyện Phù Cừ.
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất.
2.2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng hộ sản xuất.
Công tác cho vay.
Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh lấy nông thôn là địa bàn hoạt động chính, lấy nông dân là đối tượng khách hàng chủ yếu, trước những chính sách mới của Đảng và Nhà nước, hoạt động tín dụng hộ sản xuất của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ đã có những bước chuyển đổi phù hợp với thực tiễn đổi mới của cả nền kinh tế nhất là nền kinh tế nông nghiệp.
Từ chỗ Chi nhánh cho vay qua các hợp tác xã nông nghiệp là chủ yếu, chiếm tỷ trọng trên 90% cả về doanh số và số dư. Phương thức đầu tư mang nặng tính bao cấp, cần gì cho nấy, ít quan tâm đến việc khai thác vốn tự có cũng như hiệu quả kinh tế; việc đầu tư qua một đầu mối là Ban Quản trị Hợp tác xã nông nghiệp nên mất ít công sức. Một CBTD có thể dễ dàng phụ trách 2- 3 xã mà vẫn có khả năng thực hiện các quy trình từ khâu điều tra, thẩm định, tính toán mức vốn cần thiết cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn, thu hồi nợ. Khi chuyển sang cho vay trực tiếp đến từng HSX, chi nhánh đã phải tiếp cận với gần ba vạn hộ nông dân có trong huyện.
Hiện nay, hoạt động tín dụng hộ sản xuất của Chi nhánh đã cơ bản phủ kín các xã trong huyện, doanh số cho vay hộ sản xuất tăng liên tục qua các năm. Năm 2001, doanh số cho vay hộ sản xuất là 27.668 triệu đồng với 6.049 lượt hộ vay; năm 2002 là 37.545 triệu đồng với 7.162 lượt hộ vay tăng 9.877 triệu đồng so với năm 2001 (tốc độ tăng là 35,7%). Sang năm 2002, Chi nhánh đã thành lập được 95 tổ vay vốn tại 14 xã trong huyện với trên tám nghìn thành viên nên đã thực hiện giải ngân được cho 7.162 hộ vay với số tiền là 37.545 triệu đồng, tăng so với năm 2001 là 9.877 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng là 35.7%).
Kết quả đó đạt được là do những năm qua Chi nhánh đã tích cực tuyên truyền quảng bá về chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất, giúp họ hiểu và tiếp cận được với vốn vay Ngân hàng. Đồng thời Chi nhánh cũng bám sát chỉ tiêu kế hoạch được giao, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện để mở rộng cho vay phục vụ sản xuất cho phù hợp.
Bên cạnh đầu tư trên diện rộng để đông đảo mọi hộ nông dân, nhất là hộ nông dân đặc biệt khó khăn có nhiều cơ hội nâng cao đời sống, thoát khỏi đói nghèo, Chi nhánh còn tập trung cho những thế mạnh của huyện như chú trọng đầu tư vào diện tích cây ăn quả đặc sản như nhãn nồng, vải thiều; khuyến khích cho vay để chăn nuôi bò lai sind, lợn siêu nạc, cá chim trắng, ba ba, trồng nấm rơm, dâu tằm. Từ hình thức tín dụng truyền thống với đối tượng cho vay là các hộ sản xuất vay vốn chủ yếu để mua vật tư phục vụ sản xuất như: phân bón, giống, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc và các hộ kinh doanh cung ứng phân bón, giống, thuốc trừ sâu, thu mua lương thực, chế biến nông sản. Chi nhánh đã từng bước chuyển sang đầu tư theo chương trình dự án vừa tiết kiệm chi phí vừa nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng mức an toàn vốn.
Vì vốn trung và dài hạn đang là nhu cầu cấp bách của nền kinh tế địa phương để có thể phát triển theo hướng bền vững lâu dài nên qua biểu đồ ta thấy doanh số cho vay trung và dài hạn hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ tăng liên tục qua các năm và thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất. Năm 2001, con số này là 17.915 triệu đồng, chiếm 64,75% tổng doanh số cho vay hộ sản xuất; năm 2002 là 23.733 triệu đồng, chiếm 63,21% doanh số cho vay hộ sản xuất, tăng 5.818 triệu đồng so với năm 2001 với tốc độ tăng là 32,48%. Năm 2003 là 25.801 triệu đồng, chiếm 62,67% doanh số cho vay và tăng 2.068 triệu đồng so với năm 2002 tương ứng với tốc độ tăng là 8.71%.
Tuy nhiên ta thấy tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay trung và dài hạn hộ sản xuất và và tỷ trọng của nó trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất qua các năm có xu hướng giảm. Điều này Chi nhánh cần xem xét khắc phục để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng tăng của các hộ sản xuất trong huyện. Còn doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nhìn chung ổn định qua các năm.
Ngoài ra số lượt hộ vay tuy có tăng nhưng còn chậm và chưa tương xứng với quy mô dân số trên địa bàn huyện. Với gần ba vạn hộ sản xuất sinh sống trong huyện đa số còn nghèo và thiếu vốn để phát triển sản xuất mà mỗi năm chỉ có trên 6000-7000 lượt hộ xin vay là một con số quá nhỏ. Điều đó chứng tỏ nhiều hộ có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cải tạo vườn tạp. Nhưng lại ngại hoặc chưa có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay Ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới, mở rộng hoạt động tín dụng hộ sản xuất là việc làm cần thiết của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ.
Công tác thu nợ.
Sau khi cho vay, vấn đề quan trọng là phải thu đủ và thu đúng thời hạn trả nợ gốc và lãi. Đây là công tác rất quan trọng vì nó phản ánh kết quả của cả một quá trình tín dụng từ khi xem xét hồ sơ vay vốn, thẩm định hiệu quả của dự án, giải ngân đến việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay. Hiệu quả của hoạt động thu nợ liên quan đến lợi nhuận Ngân hàng, chất lượng tín dụng và thái độ của Ngân hàng đối với khách hàng sau này.
Tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ, hộ sản xuất có thể trả nợ gốc theo tháng hoặc quý hoặc vụ tuỳ theo thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng sao cho có lợi nhất cho cả hai bên: khách hàng có điều kiện tốt nhất để trả nợ và Ngân hàng thu được nợ gốc và lãi đúng hạn. Vì hộ trong huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên Ngân hàng cũng thường thu nợ theo chu kỳ kinh doanh. Do công tác kiểm tra trước khi cho vay, kiểm tra trên thực địa tài sản thế chấp, việc giám sát sử dụng vốn vay được làm chặt chẽ đồng thời CBTD cũng đi sâu đi sát thực tế nắm chắc tiến độ kinh doanh của khách hàng nên dù trong những năm vừa qua có thiên tai, bão lũ, rét đậm, liên tục xảy ra nhưng công tác thu nợ tại Chi nhánh vẫn thực hiện tương đối tốt.
Biểu đồ 2: So sánh dư nợ, số hộ dư nợ, số hộ sản xuất trong huyên.
Bảng 3: Kết quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
02/01
Năm 2003
03/02
Đvị
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
%
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tuyệt đối
%
1. Doanh số cho vay hộ sản xuất trong năm
27.668
100
37.545
100
9.877
35.70
40.953
100
3.408
9.08
Trđ
- Ngăn hạn
9.753
35,25
13.812
36,79
4.059
41.62
15.152
37.33
1.340
9.07
Trđ
- Trung dài hạn
17.915
64,75
23.733
63,21
5.818
32.48
25.801
62.67
2.068
8.71
Trđ
2. Doanh số thu nợ hộ sản xuất trong năm
23.397
100
25.013
100
2.575
12,37
31.350
100
6.337
25.33
Trđ
- Ngăn hạn
9..257
39,56
9.857
39.41
600
6.48
12.442
39.69
2.585
26.22
Trđ
- Trung dài hạn
14.140
60,44
15.156
60.59
1.016
7.19
18.908
60.31
3.752
24.76
Trđ
3. Dư nợ hộ sản xuất tính đến 31/12.
27.490
100
40.022
100
12.532
45.59
49.625
100
9.603
23.99
Trđ
- Ngắn hạn
10.120
36,81
14.075
35.17
3.955
39.08
16.785
33.82
2.710
19..25
Trđ
- Trung dài hạn
17.370
63,19
25.947
64.83
8.577
49.38
32.840
66.18
6.893
26.57
Trđ
4. Số hộ dư nợ
6.594
7.740
1.146
8.700
960
Hộ
5. Dư nợ bình quân 1 hộ
4,17
5.17
5.7
Trđ
6. Số tổ dư nợ
0
95
110
Tổ
7. Số lượt hộ vay
6.049
7.162
1.213
8.122
960
Hộ
8. Số hộ sản xuất có trong huyện
27.312
27.707
395
28.116
409
Hộ
9.GDP/Người/Năm
3,2
3.7
0,5
4.1
0.4
Trđ
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh- NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ).
Năm 2001, doanh số thu nợ hộ sản xuất của Chi nhánh là 23.397 triệu đồng; năm 2002 là 25.013 triệu đồng tăng 2.575 triệu đồng so với năm 2001 (tốc độ tăng 12,37%). Đến năm 2003, con số này tăng lên một cách đáng kể , đạt 31.350 triệu đồng, so với năm 2002 tăng 6.337 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 25.33%. Có thể do nhiều khoản vay trung và dài hạn của hộ sản xuất năm 2001 đã đến kỳ hạn phải trả, cho nên doanh số thu nợ của loại cho vay này chỉ là 18.908 triệu đồng, so với năm 2002 tăng 3.752 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 24.76%. Doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất nhìn chung tăng đều đặn qua các năm, năm 2001 là 9.257 triệu đồng; năm 2002 là 9.857 triệu đồng tăng 600 triệu đồng so với năm 2001 với tốc độ tăng là 6,48%; năm 2003 con số này là 12.442 triệu đồng, tăng 2.585 triệu đồng so với năm 2002 tương ứng với tốc độ tăng là 26.22%. Những khoản vay ngắn hạn đa số đều được trả đúng kỳ hạn quy định, phát sinh rất ít nợ quá hạn có lẽ vì đây là những khoản vay trong thời hạn ngắn nên ít chịu rủi ro như các khoản tín dụng trung và dài hạn.
Về công tác thu lãi hộ sản xuất, Chi nhánh đang tiến hành thực hiện thu theo quý. Khác với việc trả nợ gốc, khách hàng phải mang lên trụ sở của Ngân hàng nộp, chi nhánh tiến hành thành lập tổ thu lãi lưu động. Tổ này gồm một tổ trưởng, một thủ quỹ và các kế toán viên sẽ đến từng thôn xã trong huyện thu lãi của các hộ sản xuất vào các tháng cuối quý. Số tiền lãi, thời điểm và địa điểm thu lãi được cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn thông báo trước đến từng hộ vay. Vì thu tại thôn xã, không mất thời gian đi lại, chờ đợi, lại được thông báo chuẩn bị trước nên tỷ lệ thu lãi những năm qua của Chi nhánh đạt trên 90%, nhiều xã nông dân đã trả nợ khá tốt gần 100%.
Ngoài ra, Chi nhánh đã áp dụng những biện pháp linh hoạt để có thể thu được những khoản nợ tồn đọng từ những năm trước, cố gắng để không phát sinh nợ quá hạn mới, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
2.2.2.2. Chỉ tiêu phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Huyện Phù Cừ.
Về dư nợ.
Dư nợ được xem là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá quy mô tín dụng của một Ngân hàng. Một Ngân hàng có dư nợ bình quân thời kỳ cao có nghĩa là trong thời kỳ đó Ngân hàng có mức cho vay cao và là một dấu hiệu cho thấy Ngân hàng có một khoản thu nhập lớn trong tương lai. Cùng với thời gian, doanh số cho vay tăng lên nên dư nợ hộ sản xuất trong huyện cũng ngày càng tăng cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối.
Năm 2001, dư nợ hộ sản xuất là 27.490 triệu đồng; năm 2002 là 40022 triệu đồng, tăng 12.532 triệu đồng so với năm 2001 với tốc độ tăng là 45,59%; năm 2003 là 49.625 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 9.603 triệu đồng tương ứng với 23,99%. Ta thấy trong ba năm từ 2001 - 2003 dư nợ có tăng lên về giá trị tuyệt đối nhưng giá trị tương đối giảm một cách rõ rệt là do trong năm 2002 dư nợ hộ sản xuất tăng nhanh còn trong năm 2003 thì có phần chững lại. Đây là dấu hiệu chuyển đổi của Chi nhánh trong việc hướng tới một cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển của địa phương trong hiện tại và tương lai, phù hợp với mục tiêu xây dựng NHNo thành Ngân hàng chính phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Cùng với dư nợ tăng, số hộ dư nợ cũng tăng đều qua các năm. Năm 2001 là 6.594 hộ, năm 2002 là 7740 hộ tăng so với năm 2001 là 1.146 hộ, đến năm 2003 số hộ dư nợ là 8700 hộ tăng 960 hộ so với năm 2002. Dư nợ bình quân một hộ cũng tăng dần qua các năm: năm 2001 là 4,17 triệu đồng/hộ; năm 2002 là 5,17 triệu đồng/hộ; năm 2003 là 5,7 triệu đồng/hộ. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như hiện nay thì dư nợ bình quân một hộ như trên thật sự chưa đáp ứng nhu cầu về vốn cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các hộ sản xuất trong huyện.
Về cơ cấu dư nợ hộ sản xuất qua các năm tình hình thực hiện như sau (số liêu bảng 3):
Năm 2001: dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất là 10.120 triệu đồng chiếm 36.81% tổng dư nợ hộ sản xuất; dư nợ dài hạn là 17.370 triệu đồng chiếm 63.19%.
Năm 2002: dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất là 14.075 triệu đồng chiếm 35.17% tăng 3.955 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 39.08% so với năm 2001; dư nợ trung và dài hạn là 25.947 triệu đồng chiếm 64.83% và tăng 8.577 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 49.38% so với năm 2001.
Năm 2003: dư nợ ngắn hạn là 16.785 triệu đồng chiếm 33,82% dư nợ hộ sản xuất và tăng 2.710 triệu đồng so với năm 2002 tương ứng với tốc độ tăng 19.25%; dư nợ dài hạn là 32.840 triệu đồng chiếm 66.18% tăng 6.893 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 26.57% so với năm 2002.
Cũng giống như doanh số cho vay trung và dài hạn, dư nợ trung và dài hạn về số tuyệt đối tuy có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm dần và tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ hộ sản xuất ngày càng thấp. Vì vậy, để có thể bắt kịp được với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn thì ngay từ bây giờ Chi nhánh cần có những chiến lược hợp lý đối với khu vực kinh tế hộ.
về nợ quá hạn đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ.
Từ năm 2001 đến năm 2003, nợ quá hạn hộ sản xuất tuy có tăng về số tuyệt đối nhưng số tương đối có chiều hướng giảm đáng kể. Năm 2001, nợ quá hạn hộ sản xuất là 338,6 triệu đồng chiếm 1,23% tổng dư nợ hộ sản xuất; năm 2002 con số này là 355,4 triệu đồng, chiếm 0.89%; đến năm 2003 là 371,5 triệu đồng chiếm 0.75% tổng dư nợ hộ sản xuất. Đây là một cố gắng rất lớn của Ngân hàng trong các khâu cho vay, thu nợ đảm bảo mở rộng tối đa tín dụng hộ sản xuất nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của Ngân hàng.
Cơ cấu nợ quá hạn năm 2003 phân theo loại cho vay:
Trong cho vay ngắn hạn hộ sản xuất năm 2003, nợ quá hạn là 48,76 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,29% tổng dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất.
Trong cho vay trung và dài hạn hộ sản xuất năm 2003, nợ quá hạn là 322,74 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0.98% tổng dư nợ trung và dài hạn hộ sản xuất.
Bảng 4: Dư nợ quá hạn hộ sản xuất Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
02/01
31/12/2003
03/02
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
%
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Tuyệt đối
%
Tổng dư nợ quá hạn
379.23
0.963
395.56
0.711
16.33
4.31
412.43
0.6
16.87
4.26
Tổng dư nợ qúa hạn HSX
338.6
1.23
355.4
0.89
16.8
4.96
371.5
0.75
16.1
4.53
Ngắn hạn hộ sản xuất
46.19
0.46
47.56
0.34
1.37
2.97
48.76
0.29
1.2
2.52
Dài hạn hộ sản xuất
292.41
1.68
307.84
1.19
15.43
5.28
322.74
0.98
14.9
4.84
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh- NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ)
Cơ cấu nợ quá hạn năm 2003 phân theo thời gian như sau:
Nợ quá hạn đến 180 ngày có khả năng thu hồi là 33,15 triệu đồng, chiếm 0,067% tổng dư nợ hộ sản xuất.
Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày có khả năng thu hồi là 73,23 triệu đồng, chiếm 0,148% tổng dư nợ hộ sản xuất.
Nợ khó đòi là 21,62 triệu đồng, chiếm 0,044% tổng dư nợ hộ sản xuất.
Nợ khoanh và nợ chờ xử lý là 243,5 triệu đồng, chiếm 0,491% tổng dư nợ hộ sản xuất.
Trong cơ cấu nợ quá hạn ta thấy nợ khoanh và nợ chờ xử lý phát sinh từ những năm trước là chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm đồng thời tập trung nhiều nhất trong cho vay trung và dài hạn. Nghề Ngân hàng là một nghề kinh doanh rủi ro nên nợ quá hạn là điều không tránh khỏi, nhiệm vụ của những nhà Ngân hàng là phân tích những món vay có vấn đề đó, tìm ra nguyên nhân để khắc phục thiệt hại đến mức thấp nhất có thể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những món nợ quá hạn trên. Cụ thể:
Nguyên nhân từ phía khách hàng:
Do khách hàng khi vay đã không dự tính đúng kế hoạch kinh doanh nên khi đến hạn không thu hồi được sản phẩm bán để trả nợ.
Ví dụ: Nuôi lợn nái hoặc gà công nghiệp nếu hộ sản xuất nào chưa có kinh nghiệm làm ăn rất khó dự tính chính xác thời gian thu hoạch. Dẫn đến tình trạng tới thời hạn trả nợ chưa có sản phẩm để bán hoặc đã tiêu thụ nông sản trước đó một thời gian nên họ đã dùng số tiền đó sử dụng vào mục đích khác.
Hộ sản xuất thiếu kiến thức kinh nghiệm trong sản xuất và chưa được hỗ trợ kịp thời về dịch vụ khuyến nông nên khả năng xảy ra thiệt hại là rất lớn.
Ví dụ: Nuôi cá chim trắng là những hình thức sản xuất mới có ở địa phương. Người nông dân có sức lao động chưa đủ mà còn cần tiếp thu khoa học kỹ thuật nuôi trồng loại thuỷ sản đó, nếu không cá rất dễ nhiễm bệnh có thể chết hàng loạt dẫn đến trắng tay lúc nào không biết.
Giá cả nông sản thời gian qua biến động thất thường, nhiều khi gây thừa ứ sản phẩm không tiêu thụ được nên nông dân không có nguồn thu để trả nợ.
Ví dụ: Năm qua giá nhãn, vải giảm thấp nhất từ trước đến nay. Những năm trước khoảng 15.000- 17.000đ/kg, nhưng năm qua chỉ khoảng 5.000- 7000đ/kg, nếu xuất tại vườn giá còn thấp hơn rất nhiều. Thậm chí nhiều hộ còn không có đầu mối để tiêu thụ.
Nhiều khách hàng dù có nguồn thu nhưng vẫn không chịu trả nợ Ngân hàng, ý thức tự giác kém.
Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:
Chính sách tín dụng của Ngân hàng đôi khi chưa hợp lý, chậm cải tiến, nhiều trường hợp phát tiền vay không phù hợp với thời vụ sản xuất do thủ tục cho vay qua rườm rà, mất thời gian.
Khâu thẩm định của những món vay có vấn đề trên hầu như chưa được thực hiện tốt, còn qua loa đại khái mang tính chất hình thức.
Việc đôn đốc thu nợ ở một số xã chưa được thực hiện tốt do khối lượng công việc của CBTD còn nhiều nên chất lượng đạt được giảm.
Một trong những nguyên nhân gây nợ tồn đọng dây dưa từ nhiều năm nay ở Chi nhánh là do việc xử lý tài sản thế chấp đặc biệt là tài sản thế chấp là nhà đất còn rất nhiều khó khăn. Việc dùng nhà, đất thế chấp vay vốn được áp dụng khá phổ biến ở các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ nói riêng và coi đó là hình thức chính để bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, khi khách hàng không trả được nợ thì việc xử lý nó lại cực kỳ phức tạp.
Thực tế hiện nay do thiếu nguồn vốn trung- dài hạn nên các dự án vay vốn của hộ thường bị Ngân hàng gò ép về chu kỳ (vòng đời) sản xuất kinh doanh, trong đó thời hạn cho vay thường ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh của dự án.
Ví dụ: Đối với trồng nhãn vải, thời hạn cho vay theo tính toán phải từ 4-5 năm, trong đó thời gian ân hạn (chưa thu gốc và lãi) là ba năm. Trong khi đó Ngân hàng chỉ cho vay thời hạn tối đa là 3 năm, do đó việc định kỳ hạn không thể chính xác.
Ngoài những nguyên nhân chính trên thì những đợt sương muối, rét đậm kéo dài trong thời gian qua cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thu hoạch của bà con nông dân. Nhiều loại nông sản như su hào, bắp cải. do ảnh hưởng của đợt rét đậm không phát triển được..
2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng No&PTNT Huyện Phù Cừ Tỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0282.doc