Lời nói đầu 1
Chương 1: Những lý luận về tớn dụng và chất lượng tín dụng . 3
1.1. Tớn dụng ngõn hàng và vai trũ của tớn dụng ngõn hàng trong nền kinh tế thị trường 3
1.1.1. Hoạt động tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường . 3
1.1.2. Vai trũ của tớn dụng ngõn hàng trong nền kinh tế thị trường 4
1.2. Chất lượng tín dụng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng 5
1.2.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng . 5
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng . 6
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng . 11
1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng 18
1.3. Kinh nghiệm của một số ngõn hàng trờn thế giới và bài học cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm của một số ngõn hàng trờn thế giới 19
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 20
Chương 2:Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 21
2.1. Khỏi quỏt chung về NHNo&PTNT Bắc Hà Nội . 21
2.1.1. Giới thiệu về NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 21
2.1.2. Tỡnh hỡnh kinh tế xó hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH. 23
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội . 24
2.2.1. Khỏi quỏt tỡnh hỡnh hoạt động kinh doanh . 24
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng . 28
2.3. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng . 34
2.3.1. Những kết quả đạt được 34
2.3.2. Một số tồn tại và nguyờn nhõn . 35
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhắm nâng cao chất lượng tín dụng 39
3.1. Định hướng của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội về hoạt động kinh doanh tớn
dụng và nâng cao chất lượng tín dụng 39
3.1.1. Định hướng về hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng . 39
3.1.2. Định hướng về nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng 40
3.2. Những giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT
Bắc Hà Nội 41
3.2.1. Giải phỏp về nguồn vốn . 41
3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng 42
3.2.3. Tăng cường chất lượng công tác thu thập và xử lý thụng tin . 42
3.2.4. Mở rộng quy mụ cho vay bằng tài sản hỡnh thành từ vốn vay 43
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay . 44
3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngõn hàng . 45
3.2.7. Giải phỏp về nhõn sự . 49
3.2.8. Thiết lập và duy trỡ mối quan hệ với cỏc ngõn hàng bạn 51
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng . 51
3.3.1. Những kiến nghị với Nhà Nước . 51
3.3.2. Những kiến nghị với ngân hàng nhà nước . 52
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 53
3.3.4. Kiến nghị với uỷ ban nhõn dõn Thành phố Hà Nội . 54
Kết luận 55
Danh mục tài liệu tham khảo
64 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh độ B.
* Về tin học: 100% cán bộ tác nghiệp đã có trình độ tin học cơ bản, trong đó có 08 cán bộ có trình độ Đại học tin học.
Giám Đốc
Phó Giám Đốc 1
Phòng KTKT nội bộ
CN Hoàng Quốc Việt
CN Kim Mã
Phòng giao dịch số 2
Phòng giao dịch số 4
Phòng giao dịch số 5
Phó Giám Đốc 2
Phòng NV- KHTH
Phòng Thẩm định
Phòng Tín dụng
Phòng Kế toán- Ngân quỹ
Phòng Thanh toán quốc tế
Phòng Hành chính nhân sự
Phòng giao dịch số 1
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.1.2.1. Thuận lợi.
Năm 2005, tình hình Kinh tế – Chính trị của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung vẫn tiếp tục ổn định và đạt nhiều thành tựu quan trọng:
- Tốc độ tăng trưởng GDP cả nước đạt 8,4%( mức cao nhất trong nhiều năm qua ). Riêng thủ đô Hà Nội đạt mức tăng trưởng trên 12% và duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm từ 2001-2005 là 11,1%. Cơ cấu kinh tế dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp đã hình thành rõ nét với tỷ trọng các ngành trong GDP là: dịch vụ 57,5%, Công nghiệp 40,5%, nông nghiệp 2%.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNN Thành phố có nhiều văn bản chỉ đạo các NHTM chuyển dần hướng kinh doanh theo hướng hội nhập và phù hợp với thông lệ Quốc tế. Đặc biệt là NHNo&PTNT Việt Nam chọn năm 2005 là năm Hội nhập, do vậy tích cực triển khai các đề án chiếm lược, từng bước tạo lập uy tín, vị thế và khẳ năng cạnh tranh trong nước và quốc tế; kịp thời chỉnh sửa, ban hành mới nhiều cơ chế chính sách cụ thể sát với điều kiện kinh doanh của các chi nhánh trên địa bàn Thủ đô.
- Trình độ cán bộ đã có tiến bộ nhất định, góp phần nâng cao uy tín của chi nhánh trong kinh doanh. Thị trường và thị phần từng bước mở rộng. Cơ sở vật chất, năng lực cạnh tranh đã được cải thiện.
2.1.2.2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi, năm 2005 cũng là năm có nhiều khó khăn thách thức đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đó là:
- Tình hình cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng ngày càng gay gắt hơn. Các NHTM đồng loạt tăng lãi suất, áp dụng nhiều hình thức khuyến mại để huy động vốn, đã đẩy chi phí đầu vào tăng làm giảm hiệu quả kinh doanh.
- Giá cả một số mặt hàng tiêu dùng,vật tư phục vụ sản xuất tăng đột biến đã ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp, đặc biệt là các DN thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Mức trượt giá cao gây tâm lý đối với người gửi tiền và làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn.
- Những tác động của thiên tai, dịch cúm gia cầm cùng với những thay đổi trong cơ chế chính sách Ngân hàng cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung và của Chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng.
- Trụ sở của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc hoàn toàn đi thuê.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT BẮC HÀ NỘI.
2.2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
Trong hơn 4 năm hoạt động, vừa qua chi nhánh đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những chi nhánh hoạt động có hiệu quả. Với mục tiêu trở thành một chi nhánh vững mạnh, chi nhánh đã tiến hành nhiều biện pháp để xây dựng nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
Một trong số các hoạt động chủ yếu của chi nhánh là tìm kiếm thêm khách hàng mới bằng việc thu hút nhiều loại khách hàng: Từ dân cư, doanh nghiệp, tổng công ty…cụ thể đến 31/12/05 đã có 587 doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với Chi nhánh( tăng 187 doanh nghiệp so với 31/12/04) gồm 95 DN Nhà nước, 462 DN ngoài Quốc doanh và 30 các tổ chức đoàn thể khác. Trong khách hàng của chi nhánh có nhiều Tổng công ty thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động có hiệu quả. Hiện nay Chi nhánh đã và đang đa dạng các hình thức huy động vốn, cho vay, thanh toan quốc tế…,nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
Nhìn chung uy tín và niềm tin của khách hàng với Chi nhánh đã được nâng lên rõ rệt, nhiều khách hàng lớn chủ động lựa chọn Chi nhánh là ngân hàng phục vụ chính.
Cụ thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh như sau:
2.2.1.1. Tình hình huy động vốn.
Huy động vốn được xem là một trong những hoạt động quan trọng đối với NHTM nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội nói riêng. Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong chi nhánh cùng sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, chi nhánh đã đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, Chi nhánh không những mở rộng vốn nội tệ mà còn đa dạng hoá huy động vốn bằng ngoại tệ. Để thấy nguồn vốn của Chi nhánh đã tăng mạnh trong những năm qua cả về nội tệ và ngoại tệ ta hãy xét qua bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
N/vốn huy động
+ Bằng VND
+ USD,EUR
2.275.972
1.899.085
376.887
100%
83,44%
16,56%
3.421.215
2.683.443
737.772
100%
78,43%
21,57%
4.046.156
3.443.650
602.506
100%
85,11%
14,89%
(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005 )
Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động có những biến đổi đáng kể. Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng VND và ngoại tệ có sự biến động: Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng USD, EUR năm 2003 chiếm 16,56%, nhưng đến năm 2004 là 21,57%( tăng 185,7% so với năm 2003) và đến năm 2005 chiếm 14,89%( chỉ bằng 81,67% năm 2004). Ngược lại tỷ trọng của nguồn vốn huy động bằng VND năm 2003 là 83,44%, đến năm 2004 giảm xuống còn 78,43%( nhưng vẫn tăng 141,3% so với năm 2003) và đến năm 2005 là 85,11%.
Thực chất của sự thay đổi đó là do tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới trong những năm gần đây là bất ổn định, kéo theo nó là giá trị đồng tiền cũng thường xuyên biến động. Đây có thể coi là một nguyên nhân khách quan tác động đến việc huy động vốn của Chi nhánh.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị:Triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
2005 so với 2004
Tuyệt đối
Tương đối
1
TG các TCKT+ TK cá nhân
Tỷ trọng(%)
865.780
38,04
1.335.502
39,03
1.740.852
43,02
+405.350
30,35%
2
TG các TCTD
Tỷ trọng(%)
785.210
34,5
1.215.674
35,53
1.248.530
30,86
+32.856
2,70%
3
TG của dân cư
Tỷ trọng(%)
284.491
12,5
457.822
13,38
567.776
14,03
+109.954
24,01%
4
Vốn tài trợ UTDT
Tỷ trọng(%)
333.658
14,66
400.000
11,69
470.000
11,62
+70.000
17,5%
5
Tiền ký quỹ TCKT
Tỷ trọng(%)
6.830
0,3
12.216
0,37
18.998
0,47
+6.782
55,52%
Tổng NV
2.275.972
3.421.215
4.046.156
(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005 )
Như vậy qua các năm hoạt động, nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã tăng lên. Tính từ 31/12/05 nguồn vốn đạt 4.046.156 triệu đồng, so với năm 2004 tăng 624.941 triệu đồng( tăng 18,26%) và so với năm 2003 tăng lên 1.770.184 triệu đồng( tỷ lệ là 77,78%). Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm các nguồn chính sau:
- Tiền gửi các TCKT: Nguồn vốn huy động từ các TCKT thường chiếm tỷ trọng cao và
với tỷ trọng năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2003 nguồn này chiếm tỷ trọng 38,04%( 865.780 tr đồng) thì đến năm 2004 chiếm 39,03%( 1.335.502 tr đồng)và đến năm 2005 chiếm 43,02%( 1.740.852 tr đồng) trong tổng nguồn vốn huy động. Nhìn chung nguồn vốn huy động từ TCKT của Chi nhánh có bước tiến mạnh, điều này chứng tỏ trong ba năm qua Chi nhánh không ngừng thiết lập quan hệ với các TCKT trong địa bàn.
- Tiền gửi của dân cư: Đến năm 2005 nguồn vốn huy động từ dân cư tăng lên 283.285 tr đồng, nguồn vốn này liên tục tăng lên trong sau các với tỷ trọng năm sau cao hơn năm trước; điều này cũng phần nào khẳng định hơn nữa uy tín của Chi nhánh.
- Các nguồn vốn còn lại đều tăng qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động thì không ổn định : có năm tăng, có năm giảm. Do tiền gửi của TCKT và của dân cư tăng mạnh dẫn tới tỷ trọng của các nguồn vốn khác giảm.
Để đánh giá tính ổn định của nguồn vốn huy động được ta xem xét hình thức huy động vốn theo thời gian.
Bảng 3: Nguồn vốn huy động phân theo thời gian Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Tổng NVHĐ
+ TG không kỳ hạn
+ TG kỳ hạn < 12t
+ TG kỳ hạn >= 12t
2.275.972
534.171
1.264.758
477.043
23,47%
55,57%
20,96%
3.421.215
858.933
1.784.675
778.327
25,10%
52,16%
22,74%
4.046.156
1.101.911
1.856.291
1.087.954
27,23%
45,88%
26,89%
(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005)
Thông qua bảng trên ta thấy:
* Tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng cao cụ thể: Năm 2003 thì tiền gửi không kỳ hạn là 534.171 tr đồng( chiếm 23,47% ), đến năm 2004 là 858.933 tr đồng ( chiếm 25,1%) và đến năm 2005 tỷ lệ là 27,23% tức là 1.101.911 tr đồng. Đây là điều hết sức thuận lợi cho Chi nhánh vì nguồn tiền gửi không kỳ hạn có chi phí vốn nhỏ nhất so với các nguồn huy động theo thời hạn khác. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã có những biện pháp thích hợp để nâng cao công tác thanh toán.
* Tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng: Năm 2003 là 1.264.758 tr đồng , đến năm 2004 là 1.784.675 tr đồng và đến năm 2005 là 1.856.291 tr đồng. Như vậy lượng tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng mà Chi nhánh huy động được liên tục tăng qua các năm.
* Tiền gửi kỳ hạn > 12 tháng: Năm 2003 Chi nhánh huy động được 477.043 tr đồng(chiếm 23,47%), đến năm 2004 là 778.327 tr đồng và đến năm 2005 là 1.087.954 tr đồng( chiếm 26,98%). Như vậy sau 2 năm thì nguồn vốn này đã tăng 610.911 tr đồng tương ứng với mức tăng là 128,06%. Việc gia tăng nguồn tiền gửi có kỳ hạn là một thuận lợi cho bản thân Chi nhánh bởi sự gia tăng này giúp Chi nhánh có nguồn vốn ổn định dồi dào để đầu tư vào các dự án mang tính chất dài hơn, lãi suất cao hơn, mang đến cho Chi nhánh nhiều lợi nhuận hơn và có kế hoạch thu hồi vốn đúng hạn.
Trên đây là những nét khái quát về cơ cấu nguồn vốn huy động và mức biến động của từng loại nguồn vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
2.2.1.2. Tình hình sử dụng vốn.
Huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt hoạt động chủ yếu trong kinh doanh của các NHTM nói chung và của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội nói riêng. Công tác tín dụng của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội được thể hiện qua các mặt sau: Tập trung vốn để cho vay thực hiện các chương trình kinh tế, các dự án, cho vay có trọng tâm trọng điểm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành Phố. Đa dạng hoá phương thức đầu tư ngoài phương thức cho vay trực tiếp, ngân hàng từng bước mở rộng cho vay theo nhóm thông qua các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội, cho vay tiêu dùng thông qua các doanh nghiệp…Với những nỗ lực trên hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã không ngừng được mở rộng, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Tình hình dư nợ
Đơn vị: Triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng dư nợ
646.921
1.028.240
1.163.600
1
Cho vay NH
337.240
52,13%
554.858
53,96%
647.000
55,6%
2
Cho vay TDH
309.681
47,87%
473.382
46,04%
516.600
44,4%
( Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005 )
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được công tác tín dụng đã đạt được những thành tích sau: Tính đến ngày 31/12/05 dư nợ là 1.163.600 tr đồng, tăng 135.360 tr đồng ( tăng 516.679 tr đồng so với thời điểm 31/12/03), tỷ lệ tăng 13,16% so với thời điểm 31/12/04. Quy mô tín dụng tăng rât nhanh, một phần do giá bất động sản biến động tăng nên, việc cho vay tiêu dùng được mở rộng hơn trong thời gian này hơn nữa trong thời gian này doanh nghiệp được thành lập có nhiều nhu cầu về vốn… Tính đến thời điểm 31/12/05 so với thời điểm 31/12/04 thì cho vay ngắn hạn tăng cả về số tuyệt đối và cả số tương đối, tăng 92.142 tr đồng, tỷ lệ tăng 16,6%( so với 31/12/03 tăng 309.760 tr đồng tương ứng với 91,85%) và cho vay trung dài hạn tăng 43.218 tr đồng với tỷ lệ tăng là 9,13% ( so với 31/12/03 tăng 206.919 tr đồng tương ứng với 66,82%).
Nhìn chung dư nợ của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh việc tăng dư nợ thì nợ quá hạn cũng tăng theo.
2.2.1.3. Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
* Thanh toán hàng nhập khẩu: Với tổng số món 1.055 món và tổng giá trị 88.274.058 USD, tăng 169 món, tăng trị giá 27.021.239 USD( tăng 44% so với năm 2004).
* Thanh toán hàng xuất khẩu: với tổng 45 món và tổng giá trị là 3.279.628 USD( tăng 277% so với năm 2004)
* Doanh số mua bán ngoại tệ: Với tổng giá trị 87.873.792 USD, tăng 17%.
* Chi trả kiều hối:
+ Kênh Western Union: 342.527 USD, tăng 784%.
+ Qua tài khoản cá nhân: 373.362 USD, tăng 4%.
* Phục vụ dự án: Rút vố về TK đặc biệt phục vụ dự án với tổng số 3.772.257 USD
2.2.1.4. Thanh toán trong nước.
Doanh số chuyển tiền điện tử: Với 6.102 món, số tiền là 14.923 tỷ đồng.
Doanh số thanh toán điện tử liên ngân hàng: Số món 16.234, số tiền là 31.609 tỷ đồng.
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
2.2.2.1. Thực tế tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
Hội nhập với sự phát triển của cả nước trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội cũng diễn ra hết sức sôi động, dư nợ tín dụng tăng nhanh. Ta sẽ đi sâu vào xem xét cụ thể dư nợ tăng đối với thành phần kinh tế nào. Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng tăng, điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: Triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng dư nợ
646.921
1.028.240
1.163.600
1
Dư nợ cho vay DNNN
Tỷ trọng (%)
336.722
52,05%
434.446
42,25%
317.500
27,29%
2
Dư nợ c/vay DNNQD
Tỷ trọng (%)
259.739
40,15%
501.968
48,82%
712.100
61,19%
3
Dư nợ c/vay tư nhân cá thể
Tỷ trọng (%)
50.460
7,8%
91.348
8,93%
134.000
11,52%
(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005 )
Như vậy trong thời gian qua dư nợ doanh nghiệp Nhà nước giảm: Năm 2005 dư nợ là 317.500 tr đồng so với thời điểm năm 2004 thì dư nợ giảm là 116.946 tr đồng( tỷ lệ giảm là 26,92% ). Nguyên nhân một phần do lãi suất cho vay của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội cao hơn so với ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư do vậy các doanh nghiệp đã chuyển sang ngân hàng bạn làm dư nợ giảm. Hơn nữa đang trong thời kỳ các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hoá, nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc sát nhập.
Thời kỳ này có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời vì thế dư nợ cũng tăng đáng kể. Năm 2005 dư nợ đạt 712.100 tăng 210.132 tr đồng ( tỷ lệ tăng là 41,86% ) so với thời điểm 31/12/04 và tăng 452.361 tr đồng so với năm 2003. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đa dạng được loại hình sản phẩm, từng bước chuyển kịp cơ chế thị trường chính vì thế nguồn vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng. Việc cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tuy đa dạng và phong phú nhưng cũng đầy tính phức tạp. Cho vay đối với thành phần kinh tế này đòi hỏi phải có tài sản thế chấp làm đảm bảo tiền vay nhưng giấy tờ pháp lý thế chấp lại không đầy đủ hoặc cho vay mà doanh nghiệp gặp sự cố thì việc chuyển hoá tài sản thế chấp lại gặp khó khăn do thủ tục pháp lý.
Tư nhân, cá thể luôn là mục tiêu tập trung và mở rộng tín dụng của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội chính vì thế kinh tế tư nhân,cá thể có quan hệ vay vốn ngân hàng ngày một nhiều hơn và trở thành khu vực để ngân hàng đầu tư vốn. Điều này thể hiện qua tỷ trọng dư nợ của khu vực kinh tế tư nhân, cá thể trong tổng dư nợ: Năm 2005 dư nợ là 134.000 tr đồng chiếm tỷ trọng 11,52% so với năm 2004 thì dư nợ tăng là 42.652 tr đồng, tỷ lệ tăng 46,69%. Dư nợ khu vực kinh tế này liên tục gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng, đây là một xu hướng mở rộng cho vay rất tốt cho ngân hàng.
Mở rộng đầu tư cho vay, phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế là một yêu cầu cần thiết song một yêu cầu đặt ra là cần phải quan tâm đúng mức đến chất lượng tín dụng và hiệu quả tín dụng. Chất lượng, hiệu quả đầu tư cho vay của ngân hàng phải thực sự đầu tư cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tăng thêm sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đơn vị, tổ chức vay vốn phải làm ăn có lãi trả được nợ cho ngân hàng theo đúng quy định.
NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ, có chiếm lược kinh doanh, chiếm lược khách hàng đúng đắn…nên đã đạt được nhiều thành công theo chủ trương đề ra trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn nhưng để đánh giá được chất lượng tín dụng thì phải xem xét tỷ trọng nợ quá hạn cao hay thấp, việc cho vay và thu hồi nợ có phù hợp với thời hạn quy định không.
Cũng như mọi doanh nghiệp khác, ngân hàng cũng cần đến khách hàng, lấy đó là lý do tồn tại và phát triển. Trong quá khứ, hiện tại và tương lai khách hàng luôn là vấn đề lớn cần quan tâm có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển lâu dài của ngân hàng. Đối với NHNo&PTNT Bắc Hà Nội cũng vậy, khách hàng luôn là một vấn đề quan trọng bởi lẽ trên địa bàn thành phố có rất nhiều ngân hàng: Ngân hàng công thương, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng đầu tư…Đây là các ngân hàng có nhiều lợi thế về vị trí, cơ sở vật chất… vì vậy để có được khách hàng đáng kể về phía mình NHNo Bắc Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp, bằng nhiệt tình, bằng uy tín để thu hút khách hàng.
Ta hãy xét bảng số liệu sau:
Bảng 6 : Cơ cấu khách hàng
stt
Loại hình kinh tế
Năm 2004
Năm 2005
Tuyệt đối
Tương đối
1
DNNN
- Tỷ trọng(%)
99
8,85
95
5,52
-4
-4,04%
2
DNNQD
- Tỷ trọng(%)
274
24,51
462
26,83
+188
+68,6%
3
Tổ chức đoàn thể khác
- Tỷ trọng(%)
27
2,42
30
1,74
+3
+11,1%
4
Cá nhân, hộ sản xuất
- Tỷ trọng(%)
718
64,22
1.135
65,91
+417
+58,07
Tổng số
1.118
1.722
+604
+54,02%
(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005 )
Qua bảng trên ta thấy: Năm 2005 số lượng khách hàng tăng lên là 604, tỷ lệ tăng 54,02% so với năm 2004. Như vậy số lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày một tăng lên chứng tỏ ngân hàng đã tạo được sự tín nhiệm của minh đối với khách hàng.
Khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước có số lượng giảm là do các doanh nghiệp giải thể và sát nhập. Ngân hàng cần có biện pháp để thu hút lượng khách hàng này vì đây là những đơn vị thường có nhu cầu vốn lớn cho sản xuất kinh doanh và do tỷ trọng khách hàng này quá nhỏ bé so với tổng số khách hàng của ngân hàng.
Khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh về số lượng: năm 2004 là 274 doanh nghiệp và đến năm 2005 là lên tới 462 doanh nghiệp, tăng 188 doanh nghiệp( với tỷ lệ tăng 68,6%); tuy nhiên tỷ trọng của khách hàng này trong tổng số khách hàng vẫn chưa cao.
Khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng: Năm 2004 có 718 khách hàng chiếm tỷ trọng là 64,22%, đến năm 2005 số khách hàng tăng thêm là 417 với tỷ lệ tăng là 58,07%. Đây vốn là những khách hàng truyền thống của NHNo, vốn tín dụng của ngân hàng đã giúp hộ sản xuất, cá thể đảm bảo đáp ứng hoạt động kinh doanh, dịch vụ thương mại và dịch vụ du lịch, mở rộng các ngành nghề, tạo thêm nhiều việc làm. Ngoài việc cho vay đảm bảo bằng tài sản thế chấp, NHNo&PTNT Bắc Hà Nội còn cho vay theo quyết định 67 không phải thế chấp thông qua tổ tín chấp, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… để tổ chức giải ngân.
Khách hàng là lý do tồn tại và phát triển của ngân hàng, tuy nhiên khách hàng cũng mang lại rủi ro cho ngân hàng: những khách hàng có biểu hiện yếu kém, chây ỳ, thậm chí lừa đảo… là nguyên nhân gây ra những khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi và rủi ro cho ngân hàng.
2.2.2.2. Tình hình nợ quá hạn.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong đánh giá chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ. Nợ quá hạn là vấn đề được quan tâm số một trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nợ quá hạn là tồ tại cơ bản nhất nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ đe doạ trực tiếp đến sự lành mạnh và an toàn của ngân hàng cũng như nền kinh tế. Nợ quá hạn luôn là vấn đề nhức nhối đòi hỏi phải có nhiều biện pháp tập trung công sức và thời gian để xử lý.
Bảng 7: Diễn biến nợ quá hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm
2003
Năm
2004
Năm 2005
2004/ 2003
2005/ 2004
1
∑ Dư nợ
646.921
1.028.240
1.163.600
381.319
135.360
2
Nợ quá hạn
130
387
1.868
257
1.481
3
Nợ quá hạn/ ∑ Dư nợ
0,02%
0,038%
0,16%
Dư nợ của NHNo Bắc Hà Nội tăng rất cao nhưng bên cạnh việc tăng dư nợ đó thì nợ quá hạn cũng tăng nhanh không kém. Năm 2004 so với năm 2003 trong khi dư nợ tăng 381.319 tr đồng, tốc độ tăng là 58,94% thì nợ quá hạn tăng 257 tr đồng, tốc độ tăng 197,7%. Năm 2005 so với năm 2004 thì dư nợ tăng 135360 tr đồng, tỷ lệ tăng là 13,16% còn nợ quá hạn tăng đến 1481 tr đồng với tỷ lệ tăng là 382,68% một con số khá lớn. Theo quy định của NHNN Việt Nam thì các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ dưới 3% . Như vậy tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội so với quy định là tốt nhưng việc tăng quá nhanh tỷ lệ nợ quá hạn cần phải được xem xét để tìm ra nguyên nhân cụ thể từ đó tìm ra biện pháp hữu hiệu xử lý nợ quá hạn.
Bảng 8: Cơ cấu nợ quá hạn theo loại tín dụng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Ngắn hạn
0
0
280
72,35
1335
71,47
Trung, dài hạn
0
0
107
27,65
533
28,53
Tổng cộng
0
0
387
100
1.868
100
(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005)
Qua số liệu trên ta thấy nợ quá hạn tăng cả trong cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn. Xét về tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn giảm và trung dài hạn tăng. Tính đến thời điểm 31/12/04 nợ quá hạn là 387 tr đồng gồm 13 khách hàng, đến 31/12/05 nợ quá hạn là 1.868 tr đồng; đa phần số nợ này đều do vay tiêu dùng và có khả năng thu hồi được.
Bảng 9: Cơ cấu nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Doanh nghiệp Nhà nước
0
0
0
0
Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh
0
0
0
0
Tổ chức đoàn thể khác
0
0
0
0
Cá nhân, hộ sản xuất
387
100
1868
100
Cá nhân, hộ sản xuất luôn là khách hàng truyền thống của NHNo Bắc Hà Nội. Tuy nhiên năm 2005 nợ quá hạn của gia đình, cá thể lại tăng rất nhanh so với năm 2004. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì còn có cả nguyên nhân chủ quan gây ra nợ quá hạn. Để đánh giá một cách chính xác nợ quá hạn người ta còn xem xét nợ quá hạn theo thời gian.
Bảng 10: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Dưới 3 tháng
157
40,57
790
42,29
Từ 3 – 6 tháng
120
31,01
586
31,37
Từ 6 – 12 tháng
110
28,42
388
20,77
Trên 12 tháng
0
0
104
5,57
Tổng cộng
387
100
1.868
100
Các khoản nợ quá hạn trên 12 tháng là những khoản nợ có khả năng thu hồi thấp. Năm 2004 không có nợ quá hạn trên 12 tháng nhưng đến năm 2005 đã xuất hiện nợ quá hạn trên 12 tháng với số tiền là 104 tr đồng, tuy không phải là số tiền lớn nhưng nó cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
Các khoản nợ còn lại đều tăng rất nhanh đặc biệt là khoản nợ dưới 3 tháng. Nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động tín dụng, song khi nợ quá hạn xẩy ra dù lớn hay nhỏ với tính chất phức tạp khác nhau đều có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động kinh doanh đến thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy ta phải tìm nguyên nhân để có biện pháp thu hồi nợ quá hạn cũng như có biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu.
2.2.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả.
Chỉ tiêu về tốc độ luôn chuyển vốn
Doanh số cho vay trong kỳ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân trong kỳ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
04/03
05/04
Doanh số cho vay
254.100
628.185
1.632.000
+374.085
+1.003.815
Dư nợ bình quân
423.460
837.580
1.095.920
+414.120
+258.340
Vòng quay vốn TD
0,6
0,75
1,5
0,15
+0,75
Năm 2003 vòng quay vốn tín dụng là 0,6 vòng/ năm, đến năm 2004 tăng lên 0,75 vòng/năm ,sở dĩ vòng quay tín dụng năm 2003 và năm 2004 nhỏ là do các khoản vay từ những năm trươc chưa đến hạn. Năm 2005 thì vòng quay vốn tín dụng là 1,5 vòng/năm chứng tỏ doanh số cho vay trong năm tăng rất mạnh. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng NHNo&PTNT Bắc Hà Nội cần quan tâm hơn nữa và có biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng trong những năm tới để vòng quay vốn tín dụng cao hơn, sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT BẮC HÀ NỘI.
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân.
Tuy mới được thành lập chưa lâu xong hoạt động kinh doanh tiền tệ của chi nhánh có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô cũng như chất lượng. Cùng với sự phát triển toàn của ngân hàng, hoạt động tín dụng đã đạt được những bước tiến mới góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế.
Thứ nhất: Để đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tế, an toàn vốn đồng thời thực hiện chủ trương đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhà nước nên trong đầu tư tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội luôn ưu tiên đối với những dự án đầu tư theo chiều sâu vào những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực có tiềm năng, tránh đầu tư tràn lan, kém hiệu quả. Nguồn vốn tín dụng của chi nhánh đã thực sự giúp những doanh nghiệp giải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0099.doc